Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phương pháp dạy học hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 13 trang )

1

Đề bài: Anh (chị) có những hiểu biết gì về PPDH hợp tác? Những khó khăn,
giải pháp khắc phục để vận dụng dạy học hợp tác hiệu quả? Phân tích qua ví dụ
cụ thể.
Bài làm
* Khái niệm dạy học hợp tác:
Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể gồm
nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dể đạt
mục tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt
động tương tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với
người học, giữa người học và môi trường. Phương pháp dạy học hợp tác mang
lại nhiều lợi ích trong dạy và học, đặc biệt là dạy mơn Tốn.
Học hợp tác là một phương pháp dạy học phức hợp áp dụng cho một
nhóm người. Cụ thể ở đây là các em học sinh sao cho các em trong nhóm sẽ học
tập, làm việc cùng nhau để cùng nghiên cứu, khảo sát một chủ đề bài học nhằm
đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Mỗi học sinh sẽ là một thành viên trong
nhóm có trách nhiệm riêng của mình, khơng liên quan đến các học sinh khác.
Trong nhóm, các thành viên sẽ tương tác và hợp tác với nhau để hỗ trợ
cho việc học tốt hơn. Mỗi nhóm học hợp tác thường gồm 4 đến 6 học sinh có
học lực khác nhau cùng học tập và làm việc hướng đến mục đích chung dựa trên
những nỗ lực đóng góp của từng thành viên trong nhóm.
Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác là giúp cho tất cả học sinh
tham gia có thể chủ động đóng góp hoạt động, trí tuệ của mình vào q trình học
tập vì mục tiêu chung của cả nhóm, tạo cơ hội cho mỗi học sinh chia sẻ những
kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề
có liên quan đến nội dung chủ đề của bài học mà giáo viên đưa ra. Đồng thời,
các em có cơ hội được học hỏi lẫn nhau, học hỏi những điểm tốt, những ưu điểm
từ các bạn khác cũng như giao lưu, hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung
của nhóm.



2

* Một số hình thức dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác gồm có nhiều hình thức, cách dạy và học
khác nhau đang được áp dụng. Cụ thể bao gồm:
- Phương pháp dạy học hợp tác theo hình thức thảo luận nhóm: Đây là
cách thức giải quyết vấn đề hay làm sáng tỏ một nội dung chủ đề cần tranh luận
bằng cách trao đổi, thảo luận ý kiến, trao đổi ý tưởng và bàn bạc giữa các thành
viên trong nhóm.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo hình thức hoạt động nhóm: Đây là
cách chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý tưởng và chung sức giải quyết một vấn đề,
một tình huống được giáo viên giao cho nhóm thông qua các hoạt động cụ thể.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo dạng hội thảo : Đây là hình thức thảo
luận nhóm mang tính chất nâng cao hơn. Vấn đề, chủ để trong hình thức này
thường phức tạp, chưa có những ý kiến rõ ràng nên cần có sự đóng góp, tranh
luận từ tập thể các thành viên tham gia đóng góp nhằm tìm ra hướng giải quyết
vấn đề đặt ra.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo hình thức dự án: Học sinh tham gia
trong nhóm sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ phức tạp hơn gắn với thực tiễn, biết kết
hợp với lý thuyết và thực hành, biết tự lập kế hoạch cũng như phải thực hiện và
đánh giá kết quả. Hình thức học này chủ yếu hoạt động theo nhóm. Kết quả của
dự án sẽ được trình bày và giới thiệu.
* Những đặc điểm của hình thức dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác khơng chỉ đơn thuần là học theo từng nhóm
nhỏ với nhiệm vụ cho từng học sinh mà còn đề cao tính hợp tác giữa các thành
viên. Do đó, sau đây là những yếu tố cơ bản giúp các bạn học sinh đảm bảo tốt
tính hợp tác trong q trình học tập và làm việc:



3

- Mỗi học sinh cần ý thức rõ ràng rằng mình là một thành viên trong
nhóm, là một bộ phận hợp thành nhóm. Tất cả học sinh trong nhóm cùng làm
việc với nhau hướng tới một mục đích học tập chung.
- Mỗi học sinh tham gia trong nhóm cần nhận thức rõ ràng rằng những bài
tốn mà mình giải, nhiệm vụ của từng thành viên là bài tốn của tồn thể cả
nhóm. Do đó, thành cơng hay thất bại của nhóm sẽ là thành quả của từng thành
viên đóng góp cùng. Thành quả sẽ được chia đều cho mọi thành viên trong
nhóm.
- Muốn hồn thành mục đích học tập của nhóm tốt nhất, tất các các thành
viên tham gia trong nhóm sẽ phải trao đổi với nhau, động viên nhau cùng thảo
luận tất cả các bài toán.
- Mỗi học sinh trong nhóm cần phải ý thức rõ ràng cơng việc của bản
thân, của mỗi cá nhân sẽ có tác động trực tiếp tới thành cơng của cả nhóm làm
việc.
* Mục đích của phương pháp dạy học hợp tác
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của phương pháp dạy học hợp
tác. Hiện nay, đây là phương pháp học đang được áp dụng rộng rãi vì có tính
thực tiễn cao, khắc phục được cách học một chiều thầy cô giảng bài – học sinh
ghi chép thụ động trước kia. Cách dạy học hợp tác góp phần nâng cao kết quả
học tập của học sinh khá hiệu quả, giúp các em ý thức được sức mạnh của tập
thể và làm việc nhóm. Sau đây là những mục đích của phương pháp dạy học hợp
tác mang tới, cụ thể như sau:
- Giúp các học sinh, các thành viên trong nhóm có cơ hội giao tiếp, trao
đổi tốt hơn. Từ đó thúc đẩy giao tiếp, mối liên hệ giữa các thành viên với nhau.
- Giúp học sinh có cơ hội trình bày vấn đề của mình cho những thành viên
khác cùng biết giúp củng cố cho việc học kiến thức hiệu quả hơn.



4

- Có thể tham khảo các ý tưởng, ý kiến đóng góp từ những thành viên
khác cùng giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn, khôn ngoan hơn so với suy nghĩ
của một người.
* Những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác
- Ưu điểm:
Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học sở hữu nhiều tính năng ưu
việt phù hợp với tình hình thực tế của cuộc sống hiện nay nên đang trở thành xu
hướng dạy và học rộng khắp. Sau đây là những ưu điểm của phương pháp dạy
học hợp tác:
Từng học sinh được làm việc, học tập cùng với các bạn khác nên sẽ học
được các kỹ năng hợp tác, cộng tác tốt với nhau trên nhiều phương diện.
Từng học sinh có thể nêu lên quan điểm, ý tưởng riêng của mình đóng
góp vào cơng việc chung của cả nhóm cũng như có thể lắng nghe những quan
điểm, ý kiến riêng của từng bạn trong nhóm, trong lớp để tham khảo, để lựa
chọn. Đồng thời, mỗi em học sinh được bàn bạc, trao đổi các ý kiến khác nhau,
có thể là trái ngược, sau đó lựa chọn giải pháp, ý kiến tối ưu sao cho phục vụ tốt
nhất nhiệm vụ mà nhóm được giao hoàn thành. Như vậy, kiến thức mà học sinh
tiếp nhận được sẽ mang tính khách quan khoa học hơn, hạn chế bớt tính chủ
quan, phiến diện của bản thân, đồng thời có thể phát triển tư duy phê phán trong
mỗi học sinh.
Các bạn học sinh có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ, thắc mắc cũng như
kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân một cách tự do, bình đẳng để
cùng nhau xây dựng nhận thức và học hỏi những ưu điểm, khắc phục những
nhược điểm từ những bạn khác tốt hơn. Khi kiến thức được học từ nhiều ý kiến
khác nhau sẽ giúp các em hiểu vấn đề sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt và lâu bền hơn.
Mỗi em sẽ được học hỏi, giao lưu tương tác giữa các thành viên khác cũng như
tham gia trao đổi, thảo luận và trình bày vấn đề được nêu ra. Từ đó, mỗi học



5

sinh tham gia sẽ hào hứng đóng góp ý kiến của bản thân vào sự thành công
chung của cả lớp.
Do tất cả các học sinh tham gia đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình một
cách cởi mở tạo cơ hội tốt cho những học sinh nhút nhát, ít nói trở nên bạo dạn
hơn, học hỏi được kỹ năng giao tiếp với các bạn, học được cách trình bày ý kiến
từ các bạn khác nên sẽ giúp những học sinh này hịa nhập với nhóm, có hứng thú
trong học tập và sinh hoạt nhóm trên lớp cũng như tự tin vào bản thân hơn.
Dạy học hợp tác giúp các học sinh nâng cao hơn kiến thức, sự hiểu biết và
kinh nghiệm xã hội cho mình từ nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các thành
viên khác. Các em cũng rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác với
những bạn khác để cùng nhau phát triển.
- Nhược điểm:
Vì dạy học theo nhóm nhiều học sinh nên có những em vì nhút nhát hay
lý do nào khác không muốn tham gia vào hoạt động chung của nhóm. Do đó, vai
trị của giáo viên phân cơng rất quan trọng vì nếu phân cơng khơng hợp lý có thể
khiến một vài học sinh khá, nhanh nhẹn được tham gia cịn đa số các học sinh
khác khơng được hoạt động hay tương tác, bày tỏ ý kiến của mình rất thiệt thịi
cho các em.
Ý kiến đóng góp của mỗi học sinh trong nhóm có thể có sự trái ngược,
phân tán thậm chí là gay gắt với nhau. Đặc biệt trong thảo luận về các môn khoa
học xã hội, mỗi người một ý kiến thường hay gặp phải.
Thời gian học tập có thể phải kéo dài hơn
Gây bất tiện nếu lớp đơng học sinh hoặc khó di chuyển bàn ghế, khơng
gian lớp học hạn chế sẽ khó tổ chức hoạt động nhóm. Bởi khi các em tranh luận,
lớp học rất ồn ào, ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh.
* Các bước thực hiện phương pháp dạy học hợp tác



6

Khi dùng phương pháp dạy học này, lớp học sẽ được chia thành nhiều
nhóm. Tiêu chí phân chia nhóm sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đề học tập,
vào mục đích sư phạm. Thời gian hoạt động học hợp tác thường là một tiết học,
một buổi học hay một phần của tiết học. Sau đó, các nhóm sẽ tiến hành phương
pháp dạy học hợp tác theo các bước sau:
B1: Tiến hành làm việc chung cho cả lớp
+ Thầy cô giới thiệu chủ đề bài học và xác định nhiệm vụ cần đạt được.
+ Tổ chức các nhóm, quy định thời gian cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng
nhóm và phân cơng vị trí cụ thể cho mỗi nhóm.
+ Có thể hướng dẫn các nhóm cách làm việc, thảo luận ra sao.
B2: Tiến hành làm việc theo từng nhóm riêng
+ Xây dựng kế hoạch làm việc
+ Đưa ra quy tắc làm việc
+ Phân công công việc cho từng bạn trong nhóm với nhiệm vụ riêng
+ Thảo luận, trao đổi ý kiến trong nhóm
+ Cử bạn học sinh đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm
B3: Thảo luận, trình bày kết quả trước cả lớp
+ Trình bày kết quả thảo luận nhóm do đại diện nhóm đứng ra
+ Các nhóm khác lắng nghe, quan sát cũng như bình luận, chất vấn và bổ
sung ý kiến với nhóm đang trình bày.
+ Giáo viên nhận xét, tổng kết và đưa ra chủ đề cho bài tiếp theo cho học
sinh.
* Những khó khăn, giải pháp khắc phục để vận dụng dạy học hợp tác có hiệu
quả


7


- Khó khăn
Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn
tạo sự tương tác hỗ trợ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các
hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Ở hoạt động nhóm phương thức tự học, phương
thức hợp tác được phát huy tốt.
Tuy nhiên thực tế tại các giờ học ở trường không phải lúc nào giáo viên
cũng vận dụng phương pháp này thành cơng. Có nhiều lí do để lí giải cho vấn đề
này, việc áp dụng phương pháp này vào tiết dạy còn tồn tại những hạn chế như
sau:
- Sự hiểu biết về cơ sở lí luận của giáo viên về phương pháp này còn một
số hạn chế, cho nên việc vận dụng mang tính chất cảm tính. Thực tế cho thấy,
giáo viên xem nó như một phương pháp dung để đối phó. Hoặc xem nó là
phương pháp duy nhất để thể hiện sự đổi mới trong giảng dạy nên nó bị áp dụng
một cách “vơ tội vạ”. Họ cho là trong một tiết dạy mà khơng có hoạt động nhóm
là khơng đúng với tinh thần đổi mới nên tổ chức hoạt động nhóm càng nhiều
càng tốt (thậm chí có tiết từ 3 đến 4 hoạt động nhóm).
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc phân nhóm và điều hành nhóm. Học
sinh phân tán trong giờ thảo luận, chỉ một số ít làm việc, số cịn lại chỉ là “làm
chứng” và hưởng thành quả nhóm. Trung bình nhóm 8 học sinh thì có 2 đến 3
học sinh hoạt động.
- Giáo viên ngại ở vấn đề thời gian. Nếu làm đúng quy trình của nhóm,
đặc biệt là nhóm lớn thì mất thời gian. Một nhóm thực hiện đúng 3 bước thì mất
thời gian khoảng 15 đến 20 phút tùy theo năng lực nhóm (thường như thế thì sẽ
dễ dẫn đến cháy giáo án). Trong khi đó nếu hoạt động nhóm nhỏ (lược bỏ một
số bước) thì dễ sẽ rơi vào hình thức, làm cho có.
- Giáo viên khó tổ chức lớp học nếu lớp có khơng gian chật hẹp và học
sinh đông



8

- Học sinh chưa quen với thói quen chủ động tìm hiểu. Khi giao nhiệm
vụ, các em lúng túng trong việc tổ chức nhóm. Thường thì hiệu quả nhóm khơng
cao do cá nhân trong nhóm hoạt động độc lập nhiều hơn là hợp tác nhóm.
- Giải pháp
Một là: bản thân giáo viên phải hiểu rõ về cơ sở lí luận của phương pháp
này. Bởi vì lí thuyết chính là tiền đề cho thực hành.
Hai là: phải đưa phương pháp vào kế hoạch giảng dạy, tránh vận dụng
phương pháp này trong tình huống phát sinh. Vì đây là phương pháp địi hỏi sự
đầu tư của thầy và trò.
Ba là: phải định hướng câu hỏi thảo luận. Giáo viên phải biết đưa ra các
câu hỏi phù hợp với qui mơ nhóm và dự kiến các tình huống sư phạm có thể sảy
ra. Trong những tình huống đó cần có những câu hỏi phụ để giải quyết vấn đề
đặt ra.
Bốn là: giáo viên cần chú ý đến cách phân nhóm và điều hành nhóm
Có nhiều cách để phân nhóm, tuy nhiên chúng ta có thể căn cứ vào 2 tiêu
chí sau để phân nhóm:
+ Nhóm được chia theo số lượng: nhóm nhỏ, nhóm trung và nhóm lớn…
+ Nhóm được chia theo tính chất: nhóm ngẫu nhiên, nhóm tình bạn,
nhóm kinh nghiệm, nhóm hỗn hợp…
Phân nhóm theo tiêu chí nào cũng được (thường thì chúng ta kết hợp
nhiều tiêu chí), điều cốt yếu phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản sau:
+ Chia nhóm phải chú ý đến sự phát triển tính tích cực của từng cá nhân
trong nhóm
+ Số lượng và thành viên trong nhóm tương đối bền vững.
Giáo viên hướng dẫn phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm


9


Khi điều hành nhóm, giáo viên cần phải bao quát nhóm, khơng làm việc
riêng như cất, treo bảng phụ….
Khi hướng dẫn nhóm trình bày giáo viên có thể chọn các hướng trình bày
sau:
+ Chọn nhóm ngẫu nhiên, các nhóm khác nhận xét bổ sung( cách này
khoảng 1- 2 nhóm trên tổng 4 nhóm được trình bày)
+ Các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung (100% được trình
bày kết quả)
+ Đại diện nhóm treo kết quả, giáo viên và học sinh lần lượt cùng học
sinh hoàn chỉnh nội dung từng nhóm.
Năm là: sau mỗi hoạt động các nhóm phải tự đánh giá nhóm mình và
đánh giá hoạt động nhóm bạn, từ đó có điều chỉnh lại cho thích hợp với mỗi đối
tượng.
Để nâng cao chất lượng dạy- học mơn thì cần rất nhiều yếu tố. Tất nhiên
với một phương pháp thì chúng ta khơng thể hồn thành mục tiêu bài học của
mình nên việc phối hợp và vận dụng các phương pháp như thế nào để có hiệu
quả còn tùy thuộc vào tay nghề và sự học hỏi khơng ngừng của bản thân.
* Một số tình huống dạy học hợp tác
Tình huống 1: Tình huống dạy học hợp tác kiến thiết khái niệm số nguyên tố,
hợp số.
Ý tưởng: tổ chức cho học sinh xác định các ước của một số số nguyên dương, từ
đó có thể phân loại các số đã cho thành hai loại: loại thứ nhất gồm các số chỉ có
ước là 1 và chính nó, loại thứ hai gồm các số có nhiều hơn hai ước. Từ đó hình
thành kiến tạo nên khái niệm số nguyên tố, hợp số.
Tiến trình thực hiện


10


HĐ1: Phát hiện tính chất về số ước của các số ngun dương. Chia nhóm các số
ngun dương thơng qua dấu hiệu về số các ước của chúng.
GV: Tổ thức cho học sinh học tập hợp tác theo mơ hình thảo luận nhanh. GV
phát phiếu học tập cho nhóm gồm 2 phiếu học tập như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Em hãy viết các ước của các số tự nhiên dưới đây:
Số 2:………………………………..
Số 3:………………………………..
Số 4:………………………………..
Số 5:……………………………….
Số 12:………………………………
Số 15:………………………………
Bài 2: Hãy chia các nhóm số trên thành 2 nhóm, theo tính chất về
số ước của chúng:
+) Nhóm 1 gồm các số:…………………………..
Với tính chất là:…………………………………..
+) Nhóm 2 gồm các số:……………………………
Với tính chất là:……………………………………
Bài 3: Hãy viết các số sau vào 2 dãy sao cho thỏa mãn các tính chất
chung của mỗi dãy: 31, 35, 38, 41, 45, 49, 51, 63, 67, 97
HS: Làm việc độc lập khi giải bài 1, thảo luận với nhau khi giải bài 2, bài 3.
GV: Nhận xét và nêu định nghĩa về loại số mới: số nguyên tố và hợp số.
HĐ 2: Nhận dạng và thể hiện khái niệm số nguyên tố, hợp số
GV: Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS thực hiện giải các bài tập trong phiếu
học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào các số nguyên tố, khoanh ô
vuông vào các số là hợp số trong các dãy dưới đây:



11

a) 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 13; 36; 47; 67; 86
b) 77; 97; 98; 102; 155; 189; 200; 204
Bài 2: Em hãy viết hai dãy gồm 10 số thỏa mãn một trong
hai yêu cầu sau:
+) Dãy số là số nguyên tố:………………………………….
+) Dãy số là hợp số:………………………………………..
HS: Hoạt động độc lập từng cá nhân hoàn thành phiếu học tập. Hai hoặc bốn em
lên trình bày trên bảng các lời giải.
GV: Nhận xét, kết luận và tóm tắt lại các kiến thức.
Từ những phiếu học tập cho thấy, các nhóm HS có thể phát hiện được quy luật
chung về số các ước số của các số nguyên tố và hợp số, đồng thời các em có thể
từ đó nhận ra và cho ví dụ về các số nguyên tốt, hợp số.
Tình huống 2: Tình huống dạy học hợp tác xây dựng quy tắc nhân 2 số nguyên
trái dấu
Ý tưởng: Tổ chức cho HS thực hiện một số phép tính cộng liên tiếp các số
nguyên, thông qua xây dựng thành phép nhân, sử dụng tính chất của phép cộng
để tính. Từ đó HS trao đổi, thảo luận, tìm ra quy tắc nhân 2 số nguyên trái dấu
Tiến trình thực hiện
HĐ 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động
GV: Chia nhóm tùy theo sĩ số lớp, mỗi nhóm 6-8 học sinh, có trưởng nhóm và
thư kí.
HS: Nhận nhiệm vụ, bầu ra trưởng nhóm và thư kí
HĐ 2: Đề xuất quy tắc nhân 2 số ngun trái dấu thơng qua tính toán từ một số
trường hợp cụ thể
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Viết các tổng sau thành dạng tích:
a) 14+14+14+14+14+14



12

b) (-14)+ (-14) + (-14) + (-14) + (-14) + (-14)
Câu 2. Điền số thích hợp vào chỗ trống
a) (-14) + (-14) + (-14) + (-14) + (-14) + (-14)
= -(14+14+14+14+14+14)
= -…………………
b) 6. (-5) = ………………………..
= ………………………...
=…………………………
Câu 3. Em hãy đề xuất quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập. Sau đó các nhóm
viết lên bảng phụ, trình bày phần yêu cầu thứ ba trong phiếu học tập. Quy định
thời gian hoạt động nhóm là 5 phút.
HS: Nhóm trưởng nhận phiếu học tập phát cho các thành viên. Kết hợp với GV,
nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện yêu cầu của phiếu
học tập.
Đối với câu 1, câu 2: mỗi bạn hoặc từng đội bạn là một bài trong hai câu.
Riêng câu 3, cả nhóm dành để thảo luận. Thư kí nhận nhiệm vụ tổng hợp kết quả
của thành viên. Nhóm trưởng quan sát, đốc thúc các thành viên chưa tích cực,
cùng tham gia thực hành.
GV: Tổng hợp, phân tích câu trả lời của các nhóm, sau đó thống nhất chung
thành quy tắc trên bảng
HĐ 3: Vận dụng quy tắc nhân 2 số nguyên trái dấu trong tính tốn và giải bài
tập.
GV: Phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu các nhóm giải bài tập trong phiếu học tập,
yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày lời giải trên bảng



13

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau
6. (-5) = -(6.5) = -30
6. (-5) = +(6.5) = 30
Tích của hai số nguyên trái dấu ln là 1 số âm
Tích của hai số ngun trái dấu ln là 1 số dương
Tích của hai số ngun trái dấu ln mang dấu của thừa
số có giá trị tuyệt đối lớn hơn
Câu 2. Giải các bài tập 75, 76 SGK – tr 89
HS: Thực hiện giải các bài tập trên, ghi nhớ quy tắc, một số tường hợp đặc biệt
khi vận dụng quy tắc.
GV: Công bố đáp án, nhận xét hiệu quả hoạt động nhóm
HS: Tự rút kinh nghiệm cho học tập, hoạt động nhóm tiếp theo.
Kết luận: Như vậy, với các tình huống dạy học hợp tác đã đề xuất, học sinh
được ủy thác thực hiện các hoạt động học tập hợp tác rất đơn giản, HS đều phải
hoạt động, giao lưu và hợp tác: giữa HS với HS, GV với các nhóm HS. Dạy học
như vậy góp phần đem lại cho HS sự hứng thú, niềm vui, niềm tin vào khả năng
chiếm lĩnh tri thức, bước đầu cho HS làm quen với một cách thức khám phá, tìm
tịi tri thức mới.



×