Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo dục là điều kiện tiên quyết ứng phó với biến đổi khí hậu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.76 KB, 2 trang )

Giáo dục là điều kiện tiên quyết ứng phó với biến đổi
khí hậu
Xem tin gốc
Giáo dục Thời đại - 18 tháng trước 86 lượt xem
(GD&TĐ)-Biến đối khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của
thời đại chúng ta. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nhận thức về phát triển bền vững,
diễn biến của BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH trong xã hội và nhà trường ngày nay
dường như còn rất mờ nhạt.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Thực trạng GD BĐKH trong nhà trường
Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường (GDMT), BĐKH tuy không tổ chức thành
môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép
(dưới ba dạng: tích hợp toàn phần; tích hợp, lồng ghép bộ phận; liên hệ) ở các cấp học. Ở
Tiểu học, các đơn vị kiến thức này được tích hợp và lồng ghép ở các phân môn Địa lí và Lịch
sử, Kể chuyện, tìm hiểu Tự nhiên – Xã hội; Đạo đức,… Ở cấp THPT và THCS được tích hợp
trong các môn như Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, hướng nghiệp,… với nội dung và thời
lượng khá nhiều.
Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, nhà
trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới hình thức phong phú như tổ
chức thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, trồng cây xanh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn
viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa kể chuyện về môi
trường,…Các tổ chức phi chinh phủ và giáo dục không chính qui đã tiến hành nhiều hoạt
đông thiết thực về giáo dục môi trường cho nhiều cộng động dân cư khác nhau và đã thu đươc
nhiều kết quả có ý nghĩa.
PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) nhận định, mục tiêu khi đưa vào
chương trình giáo khoa được các nhà khoa học, các nhà sư phạm xác định khá rõ ngay từ
chương trình thí điểm cho đến giảng dạy đại trà. Ngoài mục đích chính là cung cấp kiến thức
tổng quát về những nội dung trên, các nhà giáo còn hướng đến việc hình thành các kĩ năng,
thói quen, các giá trị và hành vi tham gia bảo vệ môi trường cũng như xây dựng và hình thành
thái độ, chính kiến của các em đối với những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên, theo Ths. Trần Thị Huyền (ĐH An Giang), công tác giáo dục bảo vệ môi trường


trong những năm qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc và đầy đủ các kiến thức và có
những kỹ năng để hành động, giúp các em trở thành các công dân có trách nhiệm trong việc
tạo nên một xã hội bền vững.
Cùng nhận định như vậy, PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) cho rằng, một
số nội dung giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững,… triển khai chưa
đồng bộ, hệ thống, cập nhật và mang tính kế thừa giữa các lớp, các cấp học; trong một số
trường hợp, những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không đúng, gây hoang
mang trong người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó,
mỗi môn học được triển khai theo một hướng riêng nên nhiều khi, cùng một khái niệm nhưng
lại được định nghĩa, nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau. Thời lượng giảng dạy cho các
môn (Địa lí, Sinh học, Hướng nghiệp,…) được lồng ghép các đơn vị kiến thức này không
nhiều nên khi giảng dạy, giáo viên chỉ cố gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà
chưa chú trọng đến việc phân tích, mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng
các tri thức bản địa vào thực tế bài học, cuộc sống của học sinh
Giáo dục BĐKH vì sự phát triển bền vững không đơn thuần là dạy học về BĐKH
Khẳng định GDBĐKH vì sự phát triển bền vững không đơn thuần là dạy học về biến đổi khí
hậu, PGS. TS Trần Đức Tuấn Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự phát triển bền
vững, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, GDBĐKH thông qua các hoạt động đa dạng của mình
phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời giúp
cho người học có được những hành vi thái độ bảo vệ theo những định hướng cơ bản của giáo
dục vì sự phát triển bền vững (GDVSPTBV). Với tư cách là một bộ phận quan trọng của
GDPTBV, GDBĐKH không nên và không cần thiết phải làm cho người học hoảng sợ, bi
quan về tương lai với những rủi ro và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà cần thiết phải
giúp cho học sinh và các cộng đồng dân cư vững tin về triển vọng tốt đẹp của bảo vệ khí hậu
và thích ứng thành công với biến đổi khí hậu trong tương lai.
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho rằng, mục tiêu và định hướng cơ bản của GDBĐKH cần phải là
giúp người học quan tâm vấn đề bảo vệ khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của BĐKH;
giúp các cá nhân và cộng đồng tiếp cận được với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến
đổi khí hậu toàn cầu và tại các địa phương; phát triển năng lực hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kĩ năng liên quan đến BĐKH; thay đổi hành vi-

thái độ (đây được xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu GDBDKH); tăng cường các giá trị
và sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết kế những chương trình đổi mới về
GDBĐKH; phát triển xu hướng học toàn cầu trong GDBĐKH; liên minh các lực lượng giáo
dục để thực hiện thành công GDBĐKH…
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu - Viện NCGD- ĐHSP.TP Hồ Chí Minh kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần
có kế hoạch chiến lược cùng với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương thống
nhất về nhận thức và cộng đồng trách nhiệm, chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp khắc
phục và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu biến đổi khi hậu vì sự phát triển bền vững. Nhà
trường và các thầy cô giáo cần giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất, ý nghĩa của phát triển
bền vững; những hiện tượng môi trường tác động làm biến đổi khí hậu và hậu quả của chúng
với sự phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu
chủ yếu là do con người (90%) gây ra từ các hoạt động sản xuất đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội
triển khai các hoạt động (thi tìm hiểu, thực hành tại chỗ ) giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết
kiệm điện, trồng cây xanh khu cư trú… và sẵn sàng sống chung với biến đổi khí hậu…

×