Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo dục phổ thông góp phần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 7 trang )

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC
VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nguyễn Thị Minh Phương
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới
chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong vòng 100 năm nữa, nếu thế giới
không tích cực có giải pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ trái đất nóng thêm 2
0
C
thì chắc chắn ở Việt Nam nước biển sẽ dâng lên chừng 1m. Trong trường hợp này, 3/4
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị ngập, sản lượng lương thực của chúng ta
bị mất ít nhất 10% và khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ mất công ăn việc làm. Việt Nam
có bờ biển dài hơn 3.000 km, 28 tỉnh thành phố giáp biển, mỗi năm xuất khẩu chừng 5
triệu tấn gạo, vài triệu tấn hải sản, hạt điều, cà phê nuôi một phần nhân loại. Nếu nước
biển dâng, chúng ta phải cắt phần xuất khẩu này. Ngoài ra hiện tượng này sẽ khiến 1,2
triệu ha đất bị nhiễm mặn và khoảng 0,23 triệu ha rừng ngập mặn bị xóa sổ,…. Nhưng có
nghịch lý là biến đổi khí hậu cũng sẽ gây hạn hán, nhiều vùng của nước ta, trước hết là ở
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, sẽ bị sa mạc hóa, không trồng trọt được. Biến đổi khí
hậu đã, đang và sẽ tiếp tục đe doạ môi trường sống của người dân Việt Nam. Đó là điều
mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người lao động, người làm chủ vận
mệnh đất nước trong tương lai cần phải biết và chuẩn bị ứng phó với hoàn cảnh đó.
Để chuẩn bị ứng phó với những diễn biến của thay đổi khí hậu, Chính phủ Việt
Nam đã thành lập Uỷ ban quốc gia về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Việt
Nam đã lập Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu-phòng chống
thiên tai với nhiều hoạt động đa dạng được tổ chức ở trong nước cũng như tham gia các
hội thảo quốc tế. Cho tới nay yêu cầu đưa giáo dục biến đổi khí hậu như một nội dung
giáo dục bắt buộc vào nhà trường phổ thông vẫn chưa được chính thức hoá. Bộ GDĐT đã
xây dựng và trình lên cấp trên chương trình hoạt động thực hiện giáo dục về biến đổi khí
hậu của ngành. Hiện bước đầu đã có một số hoạt động khởi động như một số đơn vị chức
năng của Bộ phối hợp với tổ chức Oxfam và tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức cuộc thi tìm
hiểu về biến đổi khí hậu cho học sinh, sinh viên (Theo công văn số 8225/Bộ GDĐT-


CTHSSV ngày 18/9/2009 về việc thi tìm hiểu biến đổi khí hậu).
Tuy nhiên trong nhiều chương trình, sách giáo khoa môn học của nhà trường phổ
thông đã đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu và hậu quả của nó như là một nội dung tất
yếu của giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là cơ hội để sớm triển khai giáo dục về sự biến
đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Báo cáo này sẽ trình bày một số vấn đề liên quan và kiến nghị tăng cường công
tác giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông nhằm góp thêm tiếng nói vào
việc nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với những hiện tượng biến đổi khí hậu ở
Việt Nam.
1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của GD về biến đổi khí hậu
1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Nhiệt độ của khí quyển quanh mặt đất nóng dần vỡ một hiệu ứng gọi là hiệu ứng
nhà kính. Năng lượng mặt trời đi qua một lớp khí (khí nhà kính – Green House Gas
GHG) gồm hơi nước, CO
2
, methane, NOx, ozone Bức xạ hồng ngoại (sóng điện từ với
bước sóng trong khoảng 0,000075 – 0,1 cm) trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất
ra vũ trụ song không dễ dàng đi qua lớp khí nhà kính và một phần bức xạ hồng ngoại bị
1
hất lại quả đất làm cho quả đất có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống. Song nếu nhiệt
độ tăng nhiều thì hiện tượng này sẽ gây nên những hệ quả có tính tai biến cho môi trường
và cho con người.
Con người đang ngày đêm thải các loại khí độc vào môi trường và nếu với tốc độ
thải như hiện nay thỡ đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 5,8 độ C, toàn
bộ hệ sinh thái bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả khó lường. Trái Đất
nóng lên sẽ làm băng tan chảy, nguyên nhân của mực nước biển dâng cao, sự nóng lên
của bề mặt Trái đất sẽ làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 1m, nhấn chìm hàng
loạt các đảo nhỏ và ăn sâu vào đất liền tới 30 km. Hiện nay nhiệt độ địa cầu đã tăng lên
khoảng 1
0

C, tương đương với mức tối đa được dự đoán trong vòng hàng triệu năm qua.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng hiện tượng ấm lên đó ghi nhận tại Ấn Độ Dương và
phía tây Thái Bình Dương. Những đại dương này có ảnh hưởng lớn đến khí hậu, và sự
ấm lên của chúng có thể dẫn tới nhiều kịch bản El Nino làm thay đổi thời tiết. Nếu hiện
tượng ấm lên đạt mức 2- 3
0
C, chúng ta sẽ thấy những thay đổi biến Trái Đất trở thành
một hành tinh hoàn toàn khác so với những gì chúng ta biết. Lần cuối cùng nó bị ấm lên
như vậy vào khoảng thời gian 3 triệu năm trước (giữa Pliocene)- khi mà mức nước biển
được dự đoán cao hơn khoảng 25m so với ngày nay .
Như vậy có thể hiểu biến đổi khí hậu là hậu quả của hoạt động thải các chất khí
nhà kính vào khí quyển của loài người, gây nên hiện tượng nóng lên của bầu khí quyển
và của nước đại dương. Hệ quả là băng tại các địa cực, trên núi cao tan chảy, làm mực
nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều vùng đất ven biển; các hiện tượng của thời tiết, khí
hậu mang tính quy luật như vận động của các khối không khí, mưa, bão,… trở nên bất
thường bởi tác động của sự gia tăng nhiệt độ độ, kéo theo những tai biến trong môi
trường và gây tác hại đối với con người.
1.2. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục về biến đổi khí hậu
Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho học sinh có hiểu biết về hiện tượng
biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những
biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, có được những kỹ năng cần
thiết để ứng phó với tác động do sự biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó chuẩn bị cho học sinh
tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là “trồng người”, rèn
luyện và phát triển nhân cách người lao động. Giáo dục trong nhà trường đóng vai trò
quyết định đối với việc hình thành tư cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với
môi trường (MT), trong đó có cách ứng xử trước hiện tượng biến đổi khí hậu của mỗi cá
nhân. Một khi học sinh có được những hiểu biết về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên
nhân cũng như tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của người dân, với sự tồn
vong của đất nước Việt Nam thì trong mọi hành động các em sẽ cân nhắc để hạn chế

nguy cơ dẫn đến biến đổi khí hậu, chọn lối sống thân thiện với môi trường vì mục tiêu
phát triển bền vững. Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất
và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường cũng
như mục tiêu của giáo dục về biến đổi khí hậu.
Giáo dục cung cấp cho người học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương
pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, phát
triển năng lực của mỗi cá nhân và hình thành lối sống văn hoá. Qua giáo dục mỗi con
người trở thành người lao động tự chủ, năng động, thông minh và sáng tạo tham gia một
2
cách có ý thức trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển cộng đồng, đất nước.
Giáo dục thông qua các môn học và hoạt động, giúp học sinh có được sự hiểu biết đầy đủ
và khoa học về hiện tượng biến đổi khí hậu cũng như có điều kiện rèn luyện cho học sinh
cách ứng phó với những thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên. Vì vậy đứng trước nguy cơ
biến đổi khí hậu, giáo dục phổ thông có trách nhiệm và khả năng đóng góp một cách hiệu
quả vào việc tăng cường nhận thức và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu
Để thực hiện được mục tiêu của giáo dục về biến đổi khí hậu nêu trên cho các nhà
trường phổ thông Việt Nam, nội dung giáo dục trong lĩnh vực này cần đề cập đến:
 Nội hàm của biến đổi khí hậu (khái niệm/ thuật ngữ)
 Hệ quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và
khu vực - địa phương (trước mắt và tương lai)
 Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên nhân do con người
tạo ra, như phát thải khí nhà kính gây nên sự ấm lên toàn cầu,….
 Những biện pháp hạn chế tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu,
quốc gia và địa phương, biện pháp hành chính (chính sách), biện pháp kỹ thuật,…
 Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngập lụt ở
đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển; lũ và sạt lở đất ở vùng
núi,…
 Những kỹ năng cần thiết ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên ở địa
phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ, lụt, sạt lở đất, bão,….)

3. Phương thức và phương pháp GD về biến đổi khí hậu, cơ hội
3.1 Phương thức: giáo dục về biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông được thực
hiện bằng phương thức tớch hợp những nội dung liờn quan vào một số mụn học, hoạt
động giỏo dục trong nhà trường phổ thụng. Việc tớch hợp giỏo dục về biến đổi khớ hậu
được triển khai ở ba mức độ.
 Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương trong sách
giáo khoa môn học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục về
biến đổi khí hậu.
 Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung của giáo dục
về biến đổi khí hậu.
 Mức độ liên hệ: Bài học cú điều kiện liên hệ một cách lôgic với các kiến thức,
các vấn đề của giáo dục về biến đổi khí hậu.
3.2. Nguyên tắc giáo dục về biến đổi khí hậu trong nhà trường
Giáo dục về biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam cần đảm bảo
các nguyên tắc sau:
 Đảm bảo mục tiêu giáo dục về biến đổi khí hậu phải phù hợp với mục tiêu giáo
dục của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.
 Hướng giáo dục về biến đổi khí hậu tới việc cung cấp cho HS những kiến thức
liên quan đến biến đổi khí hậu và những kĩ năng ứng phó với những thiên tai do
biến đổi khí hậu gây ra, phù hợp với tâm, sinh lí từng lứa tuổi.
 Nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu phải chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn
với địa phương, đất nước, trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng, phương pháp
hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng
3
chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra ở địa phương, đất nước phù hợp với lứa
tuổi học sinh.
 Phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh chủ
động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em phát hiện các vấn đề
liên quan đến biến đổi khí hậu và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và
hướng dẫn của GV.

 Tận dụng các cơ hội để giáo dục về biến đổi khí hậu nhưng phải đảm bảo kiến
thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung và không làm quá tải lượng kiến
thức và tăng thời gian của bài học.
3.3. Phương pháp
Đối với giáo dục về biến đổi khí hậu, phương pháp dạy học (PPDH) dùng lời là
không đủ, cần có những PPDH tác động trực tiếp tới người học, lôi cuốn người học cùng
tham gia ngay trong quá trình học tập cũng như tham gia các hoạt động thực hành tìm
hiểu về biến đổi khí hậu. Vỡ vậy trong giáo dục về biến đổi khí hậu, cần chú ý việc vận
dụng các PPDH tích cực, hướng người học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với
những yêu cầu như sau:
+ Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cường thảo luận, tranh luận.
+ Giảm ghi nhớ máy móc, tăng việc học ngoài hiện trường mang tính khảo sát
nghiên cứu
+ Giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Vận dụng sáng tạo các hiểu biết, tránh tiếp nhận xuôi chiều theo những kiến
thức có sẵn.
+ Tránh vụn vặt, cần xem xét thông tin một cách hệ thống.
+ Chú ý kinh nghiệm thực tế, khả năng vận dụng.
+ Tăng làm việc tập thể.
+ Chú ý dạy học theo kiểu dự án, nghiên cứu đề tài, khai thác các tình huống của
thực tiễn.
Tuy nhiên cần quan tâm tới đối tượng học sinh để lựa chọn các PPDH cho phù
hợp, trước hết do đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của các em khác xa nhau, tiếp đó do
mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của từng cấp học rất khác biệt.
Trong giáo dục về biến đổi khí hậu, ngoài các phương pháp chung như: giảng
giải/giải thích - minh hoạ, phương pháp thảo luận, phương pháp trò chơi nên chú ý sử
dụng một số phương pháp như :
 Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa: giúp học sinh kiểm
nghiệm các kiến thức về tác động của biến đổi khí hậu đã học trên lớp, đồng
thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hiện

tượng thiên nhiên và rèn luyện kỹ năng ứng phó với những thiên tai do biến
đổi khí hậu gây nên.
 Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khai thác những
hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh về những hiện tượng liên quan đến biến
đổi khí hậu tác động đến địa phương, giúp học sinh hiểu vấn đề xung quanh
môi trường sống của các em và tạo cho các em thói quen chủ động trong việc
tìm cách tự ứng phó với những tác động xấu của biến đổi khí hậu.
4
 Phương pháp hoạt động thực tiễn: Hoạt động thực tiễn giúp HS ý thức được
giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen ứng phó với những tác động
xấu của biến đổi khí hậu cũng như rèn khả năng tham gia vào các hoạt động
ứng phó với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu ở điạ phương.
 Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng:
 Mỗi cộng đồng địa phương có thể chịu những tác động khác nhau của biến đổi
khí hậu. Ví dụ địa phương ở vùng biển thấp bị ngập lụt đe doạ; vùng ven sông
ở đồng bằng bị xói lở, lụt; vùng đồi núi thường có lũ, sạt lở đất, GV cần khai
thác tình hình thực tiễn ở địa phương để giáo dục HS, đảm bảo tính thiết thực
và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi GV phải thu thập số liệu, sự kiện và
tìm hiểu tình hình địa phương, tổ chức các hoạt động để các em biết, hiểu thực
tiễn và học cách ứng phó phù hợp.
 Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống
Kĩ năng sống ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu là khả năng ứng
xử một cách chủ động tích cực đối với các thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên.
Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển trong lĩnh vực này, bao gồm:
+ Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của biến đổi khí hậu tới cuộc sống, sản
xuất của con người;
+ Kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây
ra (lập kế hoạch hành động, ra quyết định hành động và kiên định thực hiện kế hoạch
hành động ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra).
Trong quá trình giáo dục cần chú ý rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai thông

qua việc luyện tập xử lí các tình huống cụ thể.
a. Cơ hội
 CT, SGK mới được triển khai từ năm học 2002- 2003 đến nay đã quán triệt quan
điểm gắn với yêu cầu thực tiễn, đã và đang thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường nên đã có những tiền đề để khai thác, phục vụ việc giáo dục về biến
đổi khí hậu. Ví dụ trong SGK Lịch sử- Địa lí lớp 5 đề cập đến khí hậu Việt Nam
thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán…; SGK
Địa lí lớp 9 nêu “bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm và các thiên tai khác như sương muối, rét hại,… gây tổn
thất không nhỏ cho nông nghiệp”; SGK lớp 11 “Lượng CO
2
tăng đáng kể trong
khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên…. ”;
SGK Địa lí lớp 12 có riêng 1 bài đề cập đến “Một số thiên tai chủ yếu và biện
pháp phòng chống”, trong đó trình bày về bão, ngập lụt, lũ quét và hạn hán ở Việt
Nam. Môn Vật lý ở lớp 8, 9 đề cập đến việc sử dụng năng lượng nhiệt khi đốt
cháy các nhiên liệu sẽ thải ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà
kính; lớp 10 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tác hại và nguyên nhân của
việc tăng khí nhà kính CO
2
của khí quyển. Môn Hoá học ở lớp 10 giúp học sinh
hiểu được một số vấn đề nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hoá học, sự ôxi hoá cháy
và gây ô nhiễm môi trường không khí, Môn Sinh học ở lớp 10 đề cập đến quá
trình quang hợp của thực vật làm cho hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic của khí
quyển Trái Đất được duy trì ổn định, đảm bảo cuộc sống của sinh vật. Đó là
những nội dung liên quan đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính, việc gia tăng nhiệt
độ của khí quyển và hậu quả của chúng, tạo điều kiện cho việc tích hợp giáo dục
về biến đổi khí hậu.
5
 Việc tổ chức bồi dưỡng về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên cốt cán ở

cấp độ trung ương và các giáo viên đứng lớp ở cấp độ địa phương trong giai đoạn
hiện nay đảm bảo những yêu cầu về giáo dục bảo vệ môi trường đã và sẽ được
phổ biến tới giáo viên các cấp học ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các
giáo viên được bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến môi trường, bảo vệ môi
trường và kỹ năng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học
và hoạt động giáo dục. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ
thông vẫn đang tiếp tục được quan tâm chú ý. Bộ GDĐT tiếp tục đầu tư cho việc
biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tài liệu tham khảo về bảo vệ môi
trường cho học sinh, tài liệu tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường cho các
giảng viên sư phạm,…. Đó là điều kiện thuận lợi để đặt vấn đề về tăng cường giáo
dục về biến đổi khí hậu. Một nội dung gắn bó mật thiết với giáo dục bảo vệ môi
trường.
b. Thách th ức
Tuy nhiên với việc triển khai các tài liệu bồi dưỡng tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường qua các môn học cụ thể cùng với cách tổ chức tập huấn theo các khoá học tập
trung trong thời gian qua, kết quả của hoạt động bồi dưỡng chủ yếu vẫn tập trung vào
việc nâng cao năng lực nhận thức của học sinh là chính. Việc hình thành kỹ năng tham
gia bảo vệ môi trường, tăng cường thái độ thân thiện với môi trường chưa đạt được như
mong muốn vì chưa có nhiều hoạt động tác động tới hành vi và thái độ của học sinh đối
với môi trường. Vì vậy hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được đa dạng hoá
hơn nữa để đạt được mục tiêu cả về kiến thức, thái độ lẫn kỹ năng và hành vi bảo vệ môi
trường. Đó cũng là kinh nghiệm cần chú ý khi triển khai giáo dục về biến đổi khí hậu.
4. Vấn đề và kiến nghị
Cho đến nay, chưa có một yêu cầu riêng, chính thức đối với việc đưa giáo dục về
biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Vì vậy những vấn đề cấp bách
như hậu quả của tác động biến đổi khí hậu tới cuộc sống, tới sự sinh tồn của người dân
Việt Nam, tới sự phát triển nền kinh tế đất nước; những kịch bản dự kiến khi nhiệt độ
tăng 1°C, 2°C, nước biển sẽ dâng cao làm ngập chìm bao nhiêu diện tích đất trồng, bao
nhiêu dân cư sẽ mất nơi cư trú, chưa được phân tích kỹ và lựa chọn cẩn thận như những
nội dung cấp thiết nhất để đưa vào trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ

thông. Mặt khác do cách thức tổ chức chương trình giáo dục của Việt Nam với những
quy định chặt chẽ về chuẩn kiến thức và kỹ năng nên khó có thể đan xen thêm những
kiến thức, kỹ năng gắn với cuộc sống thường nhật. Đó là vấn đề cần quan tâm khi quyết
định giao nhiệm vụ giáo dục về biến đổi khí hậu cho ngành giáo dục.
Các hoạt động yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục gắn bó mật thiết với nhu
cầu thường nhật của cuộc sống, hình thành nên kỹ năng, thói quen ứng xử phù hợp với
môi trường tự nhiên và xã hội, với chính bản thân học sinh liên tục được đặt ra. Tuy
nhiên cách thức tiến hành trong nhà trường vẫn thiên về giáo dục nhận thức. Việc tác
động tới hành vi, thói quen của người học chưa nhiều nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
Thay đổi cách thức tập huấn bồi dưỡng giáo viên, thay đổi cách thức tổ chức dạy học để
học sinh có được hành vi thói quen phù hợp cũng là một thách thức lớn đối với giáo dục
phổ thông Việt Nam.
Hiện nay cán bộ quản lý và giáo viên các trường phổ thông ở tất cả các cấp học
đều băn khoăn với những yêu cầu ngày càng nhiều đối với nhà trường về tích hợp các nội
dung giáo dục khác nhau như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng tiết kiệm và
6
hiệu quả nguồn năng lượng, phòng chống AIDS/ HIV và ma tuý trong học đường, an
toàn giao thông, dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống cúm A trong
khi chương trình giáo dục của các môn học đã được xác định với đầy ắp các kiến thức và
kỹ năng chuyên môn, với thời lượng dạy học hạn chế. Đó là một khó khăn không dễ gì
khắc phục của giáo dục phổ thông Việt Nam.
Chưa có tài liệu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện giáo dục về biến đổi
khí hậu cũng là những khó khăn không thể bỏ qua.
Những vấn đề nêu trên cho thấy chúng ta cần và rất mong sự chia xẻ kinh nghiệm
của các đồng nghiệp quốc tế dự hội thảo.
Về phía Việt Nam, rất mong Bộ GD ĐT sớm có được đề án đưa giáo dục về biến
đổi khí hậu vào nhà trường, trước hết cho nhà trường phổ thông, giúp cho học sinh trên
mọi miền đất nước sớm có được những hiểu biết về biến đổi khí hậu, về tác động của
chúng đến đời sống người dân, tới cuộc sống của nhân loại và những kỹ năng ứng phó
với những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu đưa lại.

Tài liệu tham khảo
[1]. Chương trình, sách giáo khoa môn Địa lí, Vật lí, Hoá học, Sinh học cấp trung học cơ
sở, trung học phổ thông. NXB GD
[2]. Lê Văn Khoa- Chủ biên- Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường- NXB GD 2009

7

×