UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO)
BÁO CÁO ĐẦU TƯ
DỰ ÁN “XÂY DỰNG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ -
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – e-HAPRO”
THÁNG 5/2006
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
NỘI DUNG
PHẦN I. CÁC CĂN CỨ ĐẦU TƯ 3
PHẦN II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI DỰ ÁN 4
2.1 Giới thiệu chung 4
Mục tiêu phát triển đến năm 2010 4
Tầm nhìn đến năm 2020 5
2.2 Mục tiêu của dự án e-Hapro 5
2.3 Phạm vi dự án 6
PHẦN III. MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ E-HAPRO 7
3.1 Mô hình kiến trúc thông tin 7
WBS 8
1.Hệ thống các phần mềm quản lý và hoạch định: 8
3.Hệ thống phần mềm điều hành và cộng tác 8
3.2 Mô hình các hệ thống phần mềm tác nghiệp 8
PHẦN IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG E-HAPRO 11
4.1 Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực 11
Cán bộ CNTT 11
Đội ngũ sử dụng 11
4.2 Cải tiến và hoàn thiện quy trình tác nghiệp 12
4.3 Hoàn thiện hạ tầng thông tin và truyền thông 12
Hệ thống máy tính cá nhân và máy chủ 12
Hệ thống mạng nội bộ (LAN) 13
Kết nối Internet và các hệ thống viễn thông công cộng khác 13
Thiết lập hệ thống mạng riêng ảo VPN 14
4.4 Các hệ thống phần mềm tác nghiệp 15
PHẦN V. LỘ TRÌNH XÂY DỰNG E-HAPRO 16
5.1 Lộ trình chung và xuất phát điểm của e-Hapro 16
5.2 Mục tiêu và chương trình hành động cụ thể của từng giai đoạn 16
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT- Lựa chọn ứng dụng ưu tiên làm khâu đột phá 16
Giai đoạn 2: Tăng cường các ứng dụng tác nghiệp và TMĐT 18
Giai đoạn 3: Tích hợp các hệ thống phần mềm và nhân rộng mô hình 19
Giai đoạn 4: Ứng dụng CNTT toàn diện và hoàn thiện e-Hapro 21
5.3 Kế hoạch thời gian thực hiện 22
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 23
PHẦN VI. DỰ TOÁN TÀI CHÍNH 24
6.1 Tổng hợp dự toán tổng mức đầu của dự án 24
6.2 Các bảng tổng hợp theo các hạng mục đầu tư 24
PHẦN VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 26
7.1 Giải pháp tài chính 26
7.2. Tổ chức thực hiện 26
PHẦN VIII. KẾT LUẬN 28
CÁC PHỤ LỤC 29
2/34
Bỏo cỏo u t d ỏn E-Hapro
PHN I. CC CN C U T
- Chỉ thi số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ thị nêu rõ Các cơ quan
Đảng, Nhà nớc, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công
nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phơng châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và
hiệu quả lâu dài.
- Chơng trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội ban hành ngày 22/5/2001 nhằm đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin của Hà Nội.
- Căn cứ Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ ngày 29/7/2005 về
việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội
nhập và phát triển giai đoạn 2005 2010
- Căn cứ công văn số 1293/UB-CN ngày 3/4/2006 của UBND thành phố Hà Nội về chủ tr-
ơng và hỗ trợ Đề án Tổng công ty điện tử của Tổng công ty Thơng mại Hà Nội
3/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
PHẦN II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI DỰ ÁN
2.1 Giới thiệu chung
Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – Hapro là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành
phố Hà Nội, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Công ty mẹ là Tổng Công Ty
Thương Mại Hà Nội và 18 công ty con là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các
công ty cổ phần và các công ty liên doanh.
Những hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Hapro bao gồm:
• Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng tiêu
dùng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
• Trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng.
• Bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống.
• Sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, nước giải khát, kem bánh các loại, hàng tiêu
dùng, gốm sứ mỹ nghệ
• Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, ăn uống giải khát.
• Kinh doanh bất động sản, dịch vụ văn phòng, đại diện thương mại
Hapro được thành lập năm 2004 với mục tiêu nhanh chóng tập trung nguồn lực để phát triển,
chiếm lĩnh và góp phần ổn định thị trường thương mại nội địa, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập
khẩu, tạo sự liên kết và hợp tác phân công lao động giữa các công ty thành viên và các công ty
vệ tinh nhằm phát huy lợi thế so sánh trong đầu tư sản xuất kinh doanh và đủ sức cạnh tranh
với các tập đoàn thương mại nước ngoài đang và sẽ vào Việt Nam.
Mục tiêu phát triển đến năm 2010
• Phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành về xuất nhập khẩu, thương mại,
sản xuất và dịch vụ.
• Là doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản, thực phẩm, tạp phẩm và thủ công mỹ nghệ.
• Xây dựng vững chắc thị trường nội địa: Thiết lập và kinh doanh có hiệu quả
o Các trung tâm thương mại và siêu thị tại.
o Hệ thống các cửa hàng kinh doanh tiêu chuẩn tại các khu vực dân cư trọng điểm.
o Hệ thống các nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ăn uống tại các tuyến phố trọng điểm
và các khu trung tâm thương mại lớn.
o Trở thành đại lý phân phối lớn cho nhiều nhà sản xuất trên thế giới.
• Thông qua xuất khẩu và mạng lưới bán buôn, bán lẻ để hình thành các cơ sở sản xuất tại
tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
• Đầu tư mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh bao trùm các sản phẩm và dịch vụ thiết
yếu.
4/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
• Thiết lập hệ thống các Văn phòng đại diện, đồng thời tham gia đầu tư trực tiếp và gián
tiếp để thành lập các công ty con và công ty liên kết tại các thị trường trọng điểm.
• Trở thành đầu mối giao dịch quốc tế và trung tâm thông tin đối ngoại lớn của Hà nội và
cả nước.
• Phấn đấu đến hết 2010 thương hiệu Tổng Công ty có uy tín lớn ở thị trường trong nước
và thị trường quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2020
• Đến 2020, Tổng Công ty Thương mại Hà nội cơ bản trở thành một tập đoàn đa quốc gia
mạnh hàng đầu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt nam
• Có mạng lưới công ty con và hệ thống các công ty liên kết ở tất cả các tỉnh, thành phố
trong cả nước, có hệ thống văn phòng đại diện và các công ty con tại một số các thị
trường trọng yếu trong khu vực và trên thế giới.
• Kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, sản xuất
và các loại hình dịch vụ khác bao gồm cả các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân
hàng, tài chính, giám định, bảo hiểm
• Có sức cạnh tranh cao với thương hiệu mạnh trong khu vực và quốc tế.
Tổng Công ty Thương mại Hà nội nhận thức rất rõ rằng một trong những yếu tố quan trọng để
bảo đảm sự thành công các mục tiêu đề ra là phải ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý,
điều hành và sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty, hình thành mô hình Tổng công ty điện tử
hiện đại ngang tầm với các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới. Với quyết tâm như vậy ngày
20/3/2006 Tổng công ty đã trình UBND Thành phố xin phép được lập Dự án đầu tư “Tổng
công ty điện tử - e-Hapro”. Ngày 3/4/2006 UBND Thành phố đã ra công văn số 1293/UB-CN
giao cho Sở Bưu chính, Viễn thông Hà Nội chủ trì cùng với các ngành liên quan (Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ) và Tổng công ty Thương mại Hà Nội nghiên cứu và cho ý
kiến thống nhất trình Thành phố.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố, trong thời gian vừa qua Sở Bưu chính, Viễn
thông, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cùng với các đơn vị tư vấn đã khẩn trương nghiên cứu
hoàn thành Báo cáo đầu tư với mục đích phân tích và dự kiến một kế haọch đầu tư tổng thể Dự
án đầu tư “Tổng công ty điện tử - e-Hapro”.
Sau đây chúng tôi xin được đi vào trình bày nội dung chính của Báo cáo.
2.2 Mục tiêu của dự án e-Hapro
Đến 2010, Hapro hoàn thành chương trình xây dựng Tổng công ty điện tử Hapro (e-Hapro) với
các đặc trưng sau:
• Công tác quản lý, điều hành, ra quyết định của các cấp lãnh đạo, công tác nghiệp vụ của
các bộ phận sản xuất, kinh doanh, đều được tiến hành trên môi trường mạng máy tính
• Xây dựng môi trường mạng máy tính trong toàn bộ công ty.
• Thống nhất trong toàn bộ Tổng công ty, giao dịch với các đối tác bên ngoài thông qua
kết nối Internet băng thông rộng cũng như với các hệ thống truyền thông công cộng
khác;
5/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
• Tiến tới XD một hệ thống thông tin điện tử hoàn chỉnh, các hệ thống thương mại điện tử
được xây dựng hoàn thiện ở các cấp trong toàn Hapro,
• Hình thành mô hình kinh doanh trên môi trường mạng với các loại hình giao dịch điện
tử: B2B, B2C, B2G.
2.3 Phạm vi dự án
e-Hapro là mô hình doanh nghiệp điện tử sẽ được cụ thể hóa thành Tổng Công Ty Điện Tử.
Đây là mô hình doanh nghiệp điện tử ở quy mô lớn với đầy đủ các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh được triển khai trên toàn thể các bộ phận thành viên của Tổng công ty Thương mại Hà
Nội, vì vậy phạm vi dự án có thể đánh giá ở các góc độ sau:
- Mức độ thẩm thấu: sẽ được triển khai ở các cấp từ Văn phòng Tổng công ty đến các đơn
vị thành viên.
- Lĩnh vực ứng dụng: ứng dụng CNTT trong toàn bộ các bộ phận, lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị thành phần của Tổng công ty.
- Phạm vi địa lý: hệ thống sẽ được bao phủ trên các đơn vị thành viên của Tổng công ty
do đó qui mô trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước (có thể có các chi nhánh, văn
phòng đại diện ở nước ngoài).
6/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
PHẦN III. MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ E-HAPRO
E-Hapro là tổng thể kết hợp các yếu tố con người, quy trình tác nghiệp, hệ thống công nghệ
thông tin bao gồm phần cứng, hạ tầng truyền thông và giải pháp phần mềm. Vì vậy để có thể
nhìn nhận đầy đủ, ta cần xem xét mô hình này trên nhiều phương diện. Dưới đây là một số mô
hình tổng thể theo các phương diện khác nhau về e-Hapro
3.1 Mô hình kiến trúc thông tin
Mô hình này tập trung xác định các cấp thông tin và cấp đối tượng được phục vụ theo từng
mảng hoạt động tác nghiệp.
Hình 1: Mô hình kiến trúc phân cấp hệ thống thông tin e-Hapro
Các cấp độ thông tin bao gồm:
• Thông tin cấp tác nghiệp: là những thông tin phát sinh trong từng hoạt động tác
nghiệp cụ thể, được ghi nhận và xử lý bởi đội ngũ nhân viên trong các bộ phận. Đây là
cấp độ thông tin sơ khai nhất, các công cụ chủ yếu tập trung vào ghi nhận và xử lý tính
toán cơ bản mang tính tự động hóa.
• Thông tin cấp điều hành: hướng tới phục vụ cán bộ phụ trách từng phòng ban nghiệp
vụ (Tài chính kế toán, Tổ chức cán bộ, Đầu tư, Kế hoạch tổng hợp …). Những thông tin
này thường được tổng hợp từ các thông tin tác nghiệp do nhân viên ghi nhận và vẫn gói
7/34
CẤP ĐỘ THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
Cấp chiến lược
Cấp quản lý
Cấp điều hành
Cấp tác nghiệp
Nhân viên
Cán bộ điều hành
Cán bộ quản lý
Ban giám đốc &
Lãnh đạo
Bán hàng &
Thị Trường
Sản xuất &
Dịch vụ
Tài chính &
Kế toán
Nhân sự &
Hậu cần
Điều hành
Tác nghiệp
Phần cứng Phần mềm CSDL Viễn thông
Các ứng
dụng tác
nghiệp
Hạ tầng
thông tin
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
gọn trong lĩnh vực mà cán bộ điều hành phụ trách.
• Thông tin cấp quản lý: được tổng hợp từ cấp điều hành và hướng tới phục vụ các cán
bộ phụ trách những đơn vị kinh doanh (ban giám đốc các đơn vị thành viên …). Đây là
cấp thông tin khá đầy đủ trong hoạt động của e-Hapro, cho phép người đứng đầu đơn vị
có cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp và có thể có những dự báo ngắn
hạn.
• Thông tin cấp chiến lược: phục vụ ban lãnh đạo của Tổng công ty trong việc đánh giá,
điều hành và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược của toàn Tổng công ty. Thông
tin ở cấp độ này thường ngắn gọn nhưng bao quát tất cả các hoạt động của các đơn vị
thành viên cũng như Tổng công ty. Nó là căn cứ để đưa ra những dự đoán trung và dài
hạn về kế hoạch bán hàng, thị trường, điều hành, ngân sách, lợi nhuận, nguồn lực ….
WBS
1.Hệ thống các phần mềm quản lý và hoạch định:
• Hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM):
• Hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
• Hệ thống phần mềm hoạch định và quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP)
2.Hệ thống phần mềm Thương mại điện tử
3.Hệ thống phần mềm điều hành và cộng tác
• Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ:
• Hệ thống quản lý văn bản
• Hệ thống hỗ trợ điều hành và ra quyết định (ESS & DSS):
3.2 Mô hình các hệ thống phần mềm tác nghiệp
Mô hình này thể hiện tập hợp các hệ thống phần mềm hỗ trợ tác nghiệp trong chuỗi biến đổi giá trị
của quy trình kinh doanh tại Hapro. Với đặc thù là một tổng công ty thương
mại lớn với nhiều doanh nghiệp thành viên và ngành nghề kinh doanh đa dạng, việc thể hiện
được từng quy trình kinh doanh cụ thể sẽ rất khó khăn mà không đảm bảo bao quát được các
đơn vị.
8/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Hình 2: Mô hình các hệ thống tác nghiệp và TMĐT e-Hapro
Trong mô hình này, có 3 hệ thống phần mềm lớn hỗ trợ các nhóm hoạt động tác nghiệp lớn là:
Hệ thống các phần mềm quản lý và hoạch định:
Đây là những hệ thống phần mềm cơ bản nhất trong toàn bộ hệ thống phần mềm e-Hapro, tham
gia vào hầu hết các hoạt động kinh doanh, trực tiếp mang lại giá trị gia tăng trong các sản phẩm
và dịch vụ mà Hapro cung cấp. Các hệ thống này bao gồm:
• Hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM): Hỗ trợ Tổng Công Ty và các
công ty thành viên quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào; nguyên vật
liệu và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; hàng hóa bán ra cho các nhà phân phối
và đến tận tay người tiêu dùng. Hiện tại Hapro có một lượng lớn doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực lương thực và thực phẩm, yêu cầu quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng
càng cần được đề cao. Hơn nữa, khi quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ trong thời gian
ngắn sắp tới đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, việc quản lý chặt
chẽ nguồn gốc, quá trình sản xuất và phân phối là yêu cầu bắt buộc để tham gia các thị
trường trọng điểm (Châu Âu, Bắc Mỹ).
• Hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Là một Tổng công ty
thương mại với lượng giao dịch và số lượng đối tác rất lớn, Hapro cần có một hệ thống
quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả. Hệ thống này cho phép lưu thông tin chi tiết về
đối tác, ghi nhận và đánh giá cơ hội kinh doanh, theo dõi tình hình công nợ và đưa ra
những chế độ khuyến mại phù hợp để thúc đẩy công tác bán hàng. Hệ thống này sẽ
được triển khai trước tiên cho mô hình B2B nhằm hướng tới khách hàng lớn, có mối
quan hệ kinh doanh lâu dài với các thành viên của Hapro.
• Hệ thống phần mềm hoạch định và quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP): Là hệ
thống phần mềm xương sống của toàn bộ hệ thống phần mềm e-Hapro. Đây là nơi tập
trung đầy đủ nhất thông tin về các hoạt động kinh doanh và sản xuất của Hapro, là nơi
cung cấp nhiều thông tin nhất với các cấp độ và dạng thức khác nhau phục vụ công tác
điều hành, quản lý và chiến lược. Được kết hợp chặt chẽ với hệ thống SCM và CRM, hệ
thống ERP sẽ mang lại toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của toàn Hapro.
9/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Hệ thống phần mềm Thương mại điện tử
Áp dụng TMĐT cho phép Hapro nhanh chóng quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình
trên thị trường trong nước và quốc tế qua mạng thông tin toàn cầu Internet với chi phí thấp hơn
nhiều so với các hoạt động quảng bá sản phẩm hiện thời. Những tiện ích của CNTT còn cho
phép cung cấp thông tin về sản phẩm đa dạng và sống động; các giao dịch TMĐT theo quy
chuẩn chung sẽ rất đơn giản và nhanh chóng, giảm được yêu cầu về nhân sự với các thủ tục xử
lý tốn kém. TMĐT sẽ có ý nghĩa đặc biệt với hoạt động kinh doanh của Tổng Công Ty và các
đơn vị thành viên tập trung vào hoạt động thương mại.
TMĐT có thể được áp dụng ở đầu vào và đầu ra của chuỗi giá trị hàng hóa, dịch vụ tại Hapro.
Ở đầu vào là quá trình giao dịch TMĐT với nhà cung cấp nguyên liệu hoặc các sản phẩm đầu
vào. Ở đầu ra là mạng lưới các doanh nghiệp (B2B), khách hàng trực tiếp (B2C), hoặc các cơ
quan nhà nước (B2G).
Hệ thống phần mềm điều hành và cộng tác
Hệ thống phần mềm điều hành cộng tác có ý nghĩa quan trọng trong việc liên kết, điều phối và
chia sẻ các nguồn lực trong toàn mô hình e-Hapro. Hapro được thành lập từ một số lượng lớn
các công ty thành viên và đang trong quá trình hoàn thiện quy trình tác nghiệp, việc có những
công cụ hỗ trợ điều hành và cộng tác là rất cần thiết. Không chỉ tăng cường hiệu quả công việc,
hệ thống còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với hình thức điều hành dựa nhiều trên giấy tờ
hiện nay.
Các hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác điều hành và cộng tác được phân thành:
• Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ: Đây là những kênh thông tin hữu hiệu cho công
tác điều hành, quản lý và phổ biến các chính sách. Hệ thống này sẽ bao gồm: Website
thông tin nội bộ; Diễn đàn thông tin nội bộ; Hệ thống hội thảo trực tuyến.
• Hệ thống quản lý văn bản: Trong toàn Hapro hiện có khoảng 5000 văn bản
chứng từ phát sinh mỗi tháng. Các hệ thống điều hành và cộng tác khác sẽ
góp phần giảm bớt số lượng chứng từ này trong khi Hệ thống quản lý văn
bản sẽ giúp tổ chức và quản lý văn bản hiệu quả hơn. Việc tìm kiếm lưu trữ
sẽ rất đơn giản, tránh được tình trạng thất lạc và xáo trộn chứng từ. Hệ thống
này sẽ càng phát huy hiệu quả khi các văn bản được quản lý đưới dạng văn
bản điện tử.
• Hệ thống hỗ trợ điều hành và ra quyết định (ESS & DSS): Đây là hệ
thống cung cấp cho đội ngũ điều hành và ban lãnh đạo các cấp của Hapro.
Hệ thống này khai thác dữ liệu và tổng hợp dữ liệu của Hệ thống Phần mềm
Quá lý và Hoạch định và Hệ thống Phần mềm TMĐT để đưa ra những thông
tin ở các cập độ phù hợp. Với Hapro, đây là hệ thống đặc biệt quan trọng cho
ban lãnh đạo vì nó giúp cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của từng
đơn vị thành viên và toàn Tổng Công Ty một cách chính xác, đầy đủ và tức
thời.
10/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
PHẦN IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG E-HAPRO
Doanh nghiệp điện tử là kết quả của việc kết hợp hoạt động kinh doanh với những phương tiện
của CNTT và con người, trong đó con người đóng vai trò trung tâm. Để xây dựng e-Hapro, các
hạng mục công việc sau cần được thực hiện:
• Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực
• Cải tiến và hoàn thiện quy trình tác nghiệp
• Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin và truyền thông
• Xây dựng các hệ thống phần mềm tác nghiệp
Các chương trình trên có mối liên hệ chặt chẽ, cần được phối hợp thực hiện theo từng giai đoạn
để từng bước xây dựng e-Hapro. Trong mỗi giai đoạn của quá trình xây dựng Hapro, mỗi
chương trình sẽ có một phần công việc được hoàn thành để đạt đến mục đích chung của giai
đoạn đó. Chi tiết về các chương trình xin được đề cập dưới đây.
4.1 Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực
Đây là chương trình quan trọng hàng đầu bởi con người là yếu tố quyết định nhất trong việc áp
dụng CNTT vào doanh nghiệp nói chung. Việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng với các ứng
dụng CNTT là một quá trình đi theo từng giai đoạn.Có 2 nhóm đào tạo chính:
• Nhóm các cán bộ CNTT phụ trách quá trình hợp tác xây dựng, triển khai và bảo trì hệ
thống. Nhóm này có vai trò như trung tâm CNTT của Tổng công ty.
• Nhóm các cán bộ trực tiếp sử dụng trong các hoạt động tác nghiệp và kinh doanh.
Cán bộ CNTT
Trong quá trình xây dựng e-Hapro, cần có một đội ngũ cán bộ có kỹ năng công nghệ và định
hướng chiến lược về thông tin doanh nghiệp. Hapro đã thành lập trung tâm CNTT của Tổng
công ty nhưng hiện nhân lực còn mỏng và cần có quá trình đào tạo bài bản để có thể đảm nhận
vai trò của mình.
Đội ngũ sử dụng
Trong mô hình kiến trúc thông tin của e-Hapro, các đối tượng tham gia vào quá trình xử lý
thông tin bao gồm:
• Cấp nhân viên tác nghiệp
• Cấp cán bộ điều hành
• Cấp cán bộ quản lý
• Cấp lãnh đạo
Các đối tượng trên sẽ có những chương trình đào tạo phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và tác
nghiệp trên hệ thống các ứng dụng CNTT cần triển khai.
11/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
4.2 Cải tiến và hoàn thiện quy trình tác nghiệp
Việc đưa CNTT vào phục vụ hoạt động của TCT không chỉ dựa trên những phương tiên cụ thể
hay kỹ năng sử dụng các công cụ mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự phù hợp của quy trình làm
việc. Việc xây dựng quy trình làm việc tại e-Hapro về cơ bản trải qua 2 bước:
1. Thống nhất quy trình làm việc theo mô hình chuẩn (ISO)
2. Cải tiến quy trình để đưa các ứng dụng CNTT, đặc biệt là hệ thống phần mềm quản lý
và hoạch định (ERP, SCM, CRM…) vào hoạt động.
Trong hai bước trên, bước đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một tổ chức có quy
mô lớn và hoạt động đa dạng như Hapro, nếu không thể thống nhất được quy trình làm việc
chung thì không thể đưa các ứng dụng CNTT vào phục vụ tác nghiệp. Kết thúc quá trình này,
Hapro sẽ có một quy trình tác nghiệp thống nhất sẵn sàng cho ứng dụng CNTT.
Bước tiếp theo của quá trình này là sự kết hợp giữa cải tiến quy trình với quá trình triển khai
các hệ thống phần mềm ứng dụng. Đây là quá trình xây dựng các hệ thống phần mềm tác
nghiệp tại các bộ phận. Hệ thống quy trình làm việc thống là tiền đề quan trọng cho việc đưa
phần mềm vào ứng dụng thành công.
4.3 Hoàn thiện hạ tầng thông tin và truyền thông
Các hạng mục công việc cơ bản cần thực hiện bao gồm:
1. Thiết lập hệ thống máy trạm và máy chủ
2. Thiết lập hệ thống mạng nội bộ (LAN)
3. Kết nối Internet và viễn thông
4. Thiết lập hệ thống mạng riêng ảo (VPN).
Hệ thống máy tính cá nhân và máy chủ
Hiện tại Hapro chưa có máy chủ theo yêu cầu của một hệ thống mạng thông tin và truyền thông
cho mô hình TCT điện tử. Có một số máy PC được thiết lập để làm máy chủ nhưng chức năng
không đảm bảo và thường xuyên gặp sự cố. Nhiều đơn vị thành viên chưa có mạng LAN và tỷ
lệ máy tính trang bị cho nhân viên còn khá thấp.
Hệ thống máy chủ và máy trạm cần được trang bị cho mỗi điểm văn phòng bao gồm:
• Máy trạm: Dành cho cho tác nghiệp văn phòng, điều hành và giao dịch. Chi tiết về yêu
cầu đối với từng loại máy sẽ được đề cập trong lộ trình xây dựng e-Hapro.
• Máy chủ quản lý domain & Internet: Quản lý toàn bộ hoạt động của mạng nội bộ và
mạng riêng ảo (quản lý người sử dụng, phân quyền và bảo mật, chia sẽ tài nguyên mạng
…)
• Máy chủ ứng dụng & CSDL: Chạy các phần mềm và CSDL tập trung.
• Máy chủ e-mail: Đảm nhận dịch vụ email cho toàn bộ Hapro. Tăng cường tính ổn định
và an toàn cho email.
• Máy chủ file: Nơi tập trung file và chia sẻ tài nguyên thông tin. Được kết hợp với khả
năng phần quyền và bảo mật, máy chủ file giúp việc chia sẻ thông tin an toàn và hiệu
quả hơn.
12/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Hệ thống mạng nội bộ (LAN)
Tại văn phòng TCT và các đơn vị chi nhánh đều cần có hệ thống mạng LAN. Trong mô hình e-
Hapro, hệ thống mạng LAN cho phép:
• Quản trị người sử dụng và phân quyền theo domain.
• Chia sẻ tài nguyên thông tin và các thiết bị dùng chung (truy cập Internet, máy in, file
server)
• Là nền tảng truyền thông để chạy các ứng dụng tác nghiệp (ERP, SCM, CRM…) và các
ứng dụng tăng cường khả năng cộng tác (website thông tin nội bộ, diễn đàn trao đổi,
email …)
Hình 3: Mô hình mạng nội bộ văn phòng TCT Hapro với kế nối Internet và hệ thống website
Kết nối Internet và các hệ thống viễn thông công cộng khác
Kết nối với Internet và các hệ thống viễn thông công cộng cho phép trao đổi thông tin với thế
giới bên ngoài (website, email, FTP…) và là nền tảng để thiết lập các hệ thống trao đổi trực
tuyến (tele-conferncing, video-conferencing). Trong giai đoạn hiện tại giải pháp kết nối Internet
bằng phương thức ADSL hoặc SHDSL là phù hợp cho Hapro là vì đảm bảo được băng thông
và chi phí không cao.
13/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Thiết lập hệ thống mạng riêng ảo VPN
Đây là mô hình kết nối hoàn thiện cho toàn bộ hạ tầng thông tin e-Hapro. VPN cho phép thiết
lập một hệ thống mạng riêng kết nối các mạng nội bộ LAN và các máy tính cá nhân trên nền
mạng viễn thông công cộng như Internet. Những mục tiêu cụ thể của việc thiết lập hệ thống
VPN là:
• Thống nhất một domain trong toàn TCT, từ đó dễ dàng kiểm soát được người sử dụng
và các vấn đề an toàn an ninh
• Các phần mềm ứng dụng có thể hoạt động như trong một mạng nội bộ, cho phép quản
lý và xử lý dữ liệu đồng bộ trên toàn bộ hệ thống. Từ đó phụ vụ tốt các hoạt động khai
thác dữ liệu và báo cáo tổng hợp, hỗ trợ điều hành và ra quyết định.
• Công tác an toàn an ninh được đảm bảo tốt. Công việc backup dữ liệu cung được thực
hiện dễ dàng với ít yêu cầu về nhân lực.
• Tiết kiệm chi phí đầu tư cho thiết bị và hạ tầng thông tin do xây dựng được CSDL và
các ứng dụng chạy tập trung.
Hình 4: Mô hình hệ thống mạng tổng thể e-Hapro kết nối qua VPN
Hệ thống VPN sẽ được thiết lập khi các hệ thống mạng LAN đã tương đối hoàn chỉnh và yêu
cầu cập nhật và trao đổi thông tin là tức thời. Giải pháp này được triển khai khá dễ dàng với
yêu cầu vừa phải về điều kiện đường truyền.
14/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
4.4 Các hệ thống phần mềm tác nghiệp
Các hệ thống phần mềm tác nghiệp được xây dựng như đã đề cập trong mô hình các hệ thống
phần mềm tác nghiệp. Chi tiết về quá trình xây dựng các hệ thống phần mềm này sẽ được đề
cập trong mục Lộ trình xây dựng e-Hapro.
15/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
PHẦN V. LỘ TRÌNH XÂY DỰNG E-HAPRO
5.1 Lộ trình chung và xuất phát điểm của e-Hapro
Tiến trình xây dựng doanh nghiệp điện tử phụ thuộc vào đặc thù sản xuất kinh doanh, định
hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, lộ trình xây dựng doanh nghiệp điện
tử bao gồm 4 giai đoạn. Tùy thuộc vào thực tế mỗi doanh nghiệp, hoạt động xây dựng doanh
nghiệp điện tử có thể được bắt đầu từ các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này bao gồm:
Những phân tích về hiện trạng ứng dụng CNTT tại Hapro cho thấy chương trình xây dựng e-
Hapro cần được bắt đầu triển khai từ giai đoạn đầu tiên – Đầu tư cơ sở cho CNTT. Mặt khác,
Hapro đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện tổ chức với mặt bằng ứng dụng CNTT
không đồng đều nên định hướng xây dựng e-Hapro phải thực hiện theo phương pháp:
• Triển khai thí điểm tại một đơn vị
• Điều chỉnh và hoàn thiện mô hình
• Nhân rộng mô hình ra toàn TCT
• Hoàn thiện e-Hapro
5.2 Mục tiêu và chương trình hành động cụ thể của từng giai đoạn
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT- Lựa chọn ứng dụng ưu tiên làm khâu đột phá
Giai đoạn 1 nhằm đạt một số mục tiêu chính sau:
- Tạo ra một nền tảng vững chắc cho xây dựng TCT điện tử Hapro tại Văn Phòng TCT về
con người, hạ tầng thông tin và thiết bị phần cứng và ứng dụng tin học vào một số bộ
phận nghiệp vụ (phần mềm nghiệp vụ).
- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên xây dựng chương trình ứng dụng CNTT tạo khâu đột phá làm
động lực thúc đẩy triển khai các chương trình ứng dụng CNTT cho các giai đoạn tiếp
theo.
Kết thúc giai đoạn này, những mục tiêu cụ thể cần đạt được gồm:
Nguồn nhân lực:
• Toàn bộ CBCNV tại Văn Phòng TCT đều hiểu rõ ý nghĩa và những chương trình hành
động chung và vai trò của mình trong xâydựng e-Hapro
• Có những kỹ năng cơ bản trong sử dụng các phần mềm cơ bản và phần văn phòng
• Các cán bộ thuộc Trung tâm CNTT có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp điện tử.
16/34
Đầu Tư
Cơ Sở Cho CNTT
Ứng Dụng CNTT
Nâng Cao
Hiệu Quả
Hoạt Động
Xây Dựng
Hệ Thống
Thông Tin
Tổng Thể
Xây Dựng HTTT
Hoàn Thiện
Tạo Lợi Thế
Cạnh Tranh Quốc Tế
Tích hợp các hệ thống PM
Hoàn thiện hệ thống KDĐT
Thống nhất CSDL toàn Cty
Hoàn thiện hệ tri thức KD
Hệ thống quản trị tài nguyên DN
Hệ thống quản lý khách hàng
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
Hệ thống giao dịch TMĐT (B2C, B2B, B2G)
Cổng thông tin điện tử
Website TMĐT (B2C, B2B)
Các phần mềm tác nghiệp
Nguồn nhân lực
Hạ tầng truyền thông
Phần cứng & PM hệ thống
Phần mềm văn phòng
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc
• Định hình được cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc. Đặc biệt là khâu điều hành và
kinh doanh.
Thiết bị phần cứng và phần mềm hệ thống
• Tăng số lượng trang bị máy tính cho nhân viên cần xử lý nhiều thông tin và giao dịch
(60 % CBCNV có máy tính). Cấu hình của máy tính sẽ đảm bảo có thể sử dụng được
trong 3 năm với sự tăng trưởng về yêu cầu của ứng dụng.
• Trang bị hệ thống máy chủ đảm bảo các ứng dung quản trị và cộng tác cơ bản.
• Thiết các hệ thống phần mềm cơ sở quản trị mạng, email và chia sẻ tài nguyên.
Hạ tầng thông tin:
• Hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ tại văn phòng TCT với khả năng kết nối dự phòng
20%.
• Tăng dung lượng kết nối Internet băng thông rộng ADSL lên gấp 5 lần hiện tại (hiện chỉ
có 1 đường ADSL).
• Cải thiện dịch vụ hosting cho website và hệ thống email.
Phần mềm cơ bản:
• Thống nhất các phần mềm cơ bản, đặc biệt là các phần mềm cho môi trường cộng tác
(email nội bộ & toàn cầu, lịch làm việc).
• Hệ thống các phần mềm văn phòng (soạn thảo văn bản, bảng tính…).
Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên ứng dụng CNTT làm khâu đột phá:
Lý do lựa chọn lĩnh vực ưu tiên ứng dụng CNTT làm khâu đột phá:
- Đẩy nhanh tiến trình phát huy hiệu quả CNTT: nếu như giai đoạn 1 chỉ dừng lại ở mức
đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo lập một số ứng dụng văn phòng cơ bản, sẽ tạo ra tâm lý chưa
nhìn thấy hiệu quả CNTT một cách rõ rệt, đồng thời do chu kỳ đổi mới thế hệ công
nghệ thông tin khá nhanh, nếu chúng ta không cùng với sự trang bị hạ tầng phần cứng là
các ứng dụng thiết thực để khai thác tối đa năng lực của hệ thống thì vô hình chung đã
gây sự lãng phí tài nguyên. Do đó lựa chọn lĩnh vực ưu tiên ứng dụng CNTT làm khâu
đột phá sẽ khắc nhanh chóng phát huy hiệu quả, năng lực của hệ thống, đồng thời đẩy
nhanh tiến trình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp.
- Sớm có bài học rút kinh nghiệm cho các bước triển khai ứng dụng CNTT tiếp theo.
Phương pháp lựa chọn: Với các lý do trên đây việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên ứng dụng CNTT
làm khâu đột phá có ý nghĩa hết sức tích cực, tuy nhiên trong khi lựa chọn chúng ta phải cân
nhắc đến khả năng thực thi và mức độ quyết tâm của Ban Lãnh đạo doanh nghiệp và sự tham
gia nhiệt tình của đội ngũ người sử dụng trực tiếp.
Trên cơ sở những yếu tố xem xét bên trên, sau khi thảo luận với Lãnh đạo Tổng công ty, đồng
thời do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp chúng tôi đề xuất giai đoạn 1, ưu tiên ứng dụng
CNTT trong một số lĩnh vực sau:
17/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Phần mềm nghiệp vụ:
o Tài chính - Kế toán;
o Quản trị nhân lực và tiền lương;
o Quản lý kho hàng và các hệ thống bán lẻ.
Cổng thông tin và giao dịch TMĐT:
o Cổng thông tin cho TCT và giới thiệu về các đơn vị thành viên;
o Cổng giao dịch TMĐT.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2006
Kinh phí dự toán: 6.422.984.000, VNĐ
Giai đoạn 2: Tăng cường các ứng dụng tác nghiệp và TMĐT
Mục tiêu chung cho giai đoạn này là đưa hệ thống các phần mềm vào phục vụ các hoạt động
tác nghiệp và kinh doanh tại Văn phòng TCT Hapro. Những hệ thống phần mềm này đều có
chung một nền tảng thống nhất và sẽ sẵn sàng cho khả năng kết hợp thành các hệ thống phần
mềm quản trị (ERP, SCM, CRM…) và thương mại điện tử (B2B, B2C, B2G) thống nhất.
Các mục tiêu trên được thực hiện qua những chương trình hành động cụ thể trong giai đoạn
này:
Nguồn nhân lực
• Tăng cường kỹ năng làm việc theo quy trình chuẩn.
• Tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các phần mềm trong một số khâu tác nghiệp cơ bản.
• Hoàn thiện kỹ năng làm việc theo nhóm.
Hệ thống máy trạm, máy chủ ứng dụng và CSDL
• Nâng cấp cấu hình (thường chỉ cần nâng cấp RAM) các máy trạm chạy các ứng dụng
tác nghiệp, đặc biệt là các máy có tần xuất xử lý giao dịch cao.
• Máy chủ ứng dụng và CSDL với cấu hình đủ mạnh đề đảm bảo khả năng tích hợp các
ứng dụng thống nhất trong các giai đoạn sau.
Hệ thống phần mềm tác nghiệp
• Triển khai phần mềm quản lý tài chính kế toán mức cơ bản:
o Mở rộng để triển khai theo mô hình công ty mẹ, con
• Phần mềm quản lý kho
o Mở rộng để triển khai mô hình thống nhất tại các đơn vị thành viên.
• Triển khai hoàn thiện phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương
o Mở rộng để triển khai mô hình thống nhất tại các đơn vị thành viên.
o Quản lý các tổ chức và cơ quan đoàn thể.
18/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
• Triển khai hoàn thiện phần mềm quản lý tài sản
• Triển khai bước đầu hệ thống phần mềm quản lý sản xuất (tập trung vào chức năng kế
toán giá thành)
Cổng thông tin và TMĐT
• Cổng thông tin: giới thiệu và cung cấp tin tức về TCT và các đơn vị thành viên
• Cổng giao dịch TMĐT cơ sở (website TMĐT): Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ xúc tiến
giao dịch điện tử theo hai hình thức B2B và B2C.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2007
Kinh phí thực hiện: 8.388.420.000, VNĐ
Giai đoạn 3: Tích hợp các hệ thống phần mềm và nhân rộng mô hình
Mục tiêu của giai đoạn này là kết nối những phần mềm đã triển khai, bổ sung những phần mềm
mới để hình thành những hệ thống phần mềm tích hợp hỗ trợ xuyên suốt các quy trình tác
nghiệp, kinh doanh, điều hành và ra quyết định. Kết thúc giai đoạn này, hệ thống thông tin cộng
tác cung đã hoàn thiện tại Tổng Công Ty và mô hình bắt đầu được nhân rộng ra các đơn vị
thành viên.
Các chương trình hành động cụ thể sau cần được thực hiện để đạt được mục tiêu của giai đoạn
này:
Hoàn thiện hệ thống giao dịch TMĐT
• Hệ thống website TMĐT:
o B2C: Được tập trung xây dựng tại các đơn vị thương mại và dịch vụ hàng tiêu
dùng, hướng tới thị trường trong nước và phục vụ trực tiếp người tiêu dùng.
o B2B: Tập trung triển khai tại các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lớn.
Hướng tới mạng lưới các đại lý trong nước và đối tác xuất khẩu.
o B2G: Mô hình này sẽ được triển khai ở cấp TCT và các đơn vị thành viên lớn
nhằm phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước.
• Hệ thống xử lý giao dịch Thương mại điện tử:
o Thu nhận đơn hàng từ website TMĐT dưới định dạng theo chuẩn trao đổi thông
tin thương mại quốc tế (EDI).
o Kết hợp với hệ thống phần mềm quản trị và hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
để xử lý đơn hàng, ghi nhận giao dịch kế toán.
o Gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng theo chuẩn quốc tế (EDI).
Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản trị và hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
• Kết hợp và thống nhất các gói phần mềm tác nghiệp đã triển khai (Quản lý Tài chính kế
toán, Kho, Nhân sự, Tài sản, Sản xuất) với nền chung phần phềm quản lý tài chính kế
toán.
• Bổ sung các gói phần mềm:
19/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
o Quản lý bán hàng
o Quản lý mua hàng
o Quản lý sản xuất nâng cao
o Quản lý dịch vụ
o Quản lý dự án
Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và hỗ trợ bán hàng (CRM&SFA)
• Quản lý hệ thống khách hàng giao dịch thương mại dưới hình thức B2B, B2G.
• Triển khai hệ thống hỗ trợ bán hàng:
o Phân hoạch thị thị trường & chiến dịch tiếp thị.
o Khách hàng và cơ hội bán hàng tiềm năng.
o Các thương vụ đang thực hiện.
o Đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện các thương vụ.
o …
Triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
Áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lớn. Cho phép quản lý chặt chẽ
vòng luân chuyển của hàng hóa.
• Triển khai phần mềm quản lý vùng nguyên liệu và nguyên liệu đầu vào.
• Kết hợp với phần mềm quản lý sản xuất để kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất và chế
biến.
• Triển khai phần mềm quản lý chuỗi phân phối sản phẩm.
Bước đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ điều hành và ra quyết định
Đây là giai đoạn đầu của hệ thống hỗ trợ điều hành và ra quyết định. Hệ thống này khai thác
thông tin của hệ thống các phần mềm tác nghiệp và TMĐT cơ bản phục vụ công tác điều hành
và ra quyết định hàng ngày.
Nhân rộng mô hình sang một số đơn vị thành viên
• Nhân rộng mô hình hạ tầng thông tin và các ứng dụng cơ bản ra các đơn vị thành viên
có mức độ sẵn sàng cao.
• Đưa một số ứng dụng tác nghiệp vào sử dụng và tích hợp các phần mềm này.
• Triển khai website thông tin và website TMĐT của các đơn vị, kết nối chặt chẽ với
cổng thông tin và giao dịch TMĐT của toàn TCT.
Thời gian triển khai: Năm 2008
Kinh phí thực hiện: 8.046.410.000, VNĐ
20/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
Giai đoạn 4: Ứng dụng CNTT toàn diện và hoàn thiện e-Hapro
Đây là giai đoạn mà mô hình e-Hapro được triển khai đầy đủ nhất. Mục tiêu trong giai đoạn
này là:
• CBCNV ở mọi cấp đều được tiếp cận và có khả năng khai thác các ứng dụng của CNTT
trong phạm vi công việc mình phụ trách.
• Hoàn thiện quy trình làm việc trong phạm vi toàn TCT, thông nhất về quy trình báo cáo
và trao đổi dữ liệu. Mô hình làm việc trong môi trường cộng tác được xây dựng hoàn
thiện.
• Hạ tầng thông tin và truyền thông được triển khai đầy đủ trong toàn TCT, phục vụ các
hoạt động trao đổi và chia sẻ thông tin, chạy các ứng dụng tác nghiệp và xử lý các giao
dịch. Toàn bộ hệ thống máy tính trong TCT sẽ hoạt động trong một mạng riêng ảo duy
nhất như trong một mạng nội bộ.
• Kết nối toàn bộ hệ thống ứng dụng tác nghiệp và thương mại điện tử trên nền một hệ
CSDL thống nhất. Từ đó cho phép xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ
điều hành và ra quyết định.
Những mục tiêu trên sẽ được hoàn thành thông qua những chương trình hành động sau:
Nguồn nhân lực
• Phổ cập khả năng khai thác các ứng dụng CNTT trong môi trường cộng tác cho toàn bộ
CBCNV. Đào tạo chuyên sâu về những ứng dụng CNTT mà mỗi nhân viên sử dụng
trong tác nghiệp hàng ngày.
Quy trình tác nghiệp
• Thống nhất quy trình làm việc cơ bản, các hoạt động quản lý hành chính, các hình thức
xử lý số liệu kế toán và báo cáo tài chính trong toàn TCT.
Hạ tầng thông tin và truyền thông
• Tất cả các văn phòng và đơn vị thành viên đều có mạng nội bộ kết nối qua cáp và sóng
vô tuyến (công nghệ wifi, wimax). Băng thông và hạ tầng kết nối đảm bảo khả năng mở
rộng là 15% số máy có trong mạng.
• Quản trị tập trung người sử dụng trong tất cả các ứng dụng CNTT (single sign-on).
• Tất cả các văn phòng và đơn vị thành viên đều được kết nối Internet băng thông rộng,
đáp ứng yêu cầu kết nối vào mạng riêng ảo, xử lý giao dịch tác nghiệp qua Internet, sử
dụng các dịch vụ hội thao trực tuyến bằng âm thanh và hình ảnh (video-conferencing).
Hệ thống phần mềm tác nghiệp và TMĐT
• Hoàn thiện cổng thông tin giao dịch cho TCT, liên kết đến từng đơn vị thành viên. Kết
hợp chặt chẽ cổng thông tin với hệ thống website TMĐT.
• Tích hợp toàn bộ các hệ thống phần mềm tác nghiệp, phần mềm quản trị và hoạch định
(ERP, CRM&SFA, SCM …) và hệ thống phần mềm & website TMĐT.
• Đẩy mạnh giao dịch TMĐT cho tất cả các đơn vị thành viên. Xây dựng mô hình Trung
tâm giao dịch TMĐT (e-Marketplace) cho TCT và tất cả các đơn vị thành viên.
21/34
Báo cáo đầu tư dự án E-Hapro
• Hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ điều hành và ra quyết định với khả năng khai
thác và tổng hợp dữ liệu từ toàn bộ các chi nhánh của TCT tại bất kỳ thời điểm nào.
Những thông tin đưa ra sẽ giúp ban lãnh đạo có những quyết định chiến lược về đầu tư,
kinh doanh và tiếp thị, nguồn nhân lực… .
Thời gian thực hiện: năm 2009 và 2010
Kinh phí thực hiện: 6.582.066.000, VNĐ
5.3 Kế hoạch thời gian thực hiện
Bảng sau đây đưa ra lộ trình dự kiến thời gian triển khai tổng thể các giai đoạn. Kế hoạch được
xây dựng theo các nội dung đầu tư, bao gồm các hạng mục phần cứng, hệ thống mạng và phần
mềm ứng dụng, trên nguyên tắc chung việc mua sắm và xây dựng hạ tầng mạng được phát triển
song song với các tiến trình triển khai các chương trình ứng dụng, phần cứng được trang bị theo
yêu cầu của triển khai phần mềm.
22/34
BÁO CÁO ĐẦU TƯ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Trên đây là những giai đoạn xây dựng e-Hapro với việc hoàn thành các công việc cụ thể của các chương trình xây dựng xuyên suốt.
Trong đề cương này, e-Hapro được thực hiện từ đầu quý II/2006 đến hết quý IV/2009.
Chương trình hành động
2006 2007 2008 2009
II III IV I II III IV I II III IV I II III IV
Đầu tư
cơ sở
Tăng cường các ứng dụng
tác nghiệp và TMĐT
Tích hợp các hệ thống phần mềm & nhân
rộng mô hình
Ứng dụng CNTT toàn diện
và hoàn thiện e-Hapro
I. Nguồn nhân lực
I.1. Phổ cập mô hình e-Hapro
I.2. Kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản
I.3. Kỹ năng ứng dụng CNTT tác nghiệp
I.4. Kỹ năng nâng cao
I.5. Kỹ năng quản trị
II. Quy trình tác nghiệp
II.1. Thống nhất mô hình tổ chức
II.2. Thống nhất quy trình làm việc
II.3. Cải tiến quy trình cho ứng dụng CNTT
III. Hạ tầng TT&TT
III.1. Hệ thống mạng nội bộ tài VP TCT
III.2. Kết nối Internet băng thông rộng
III.3. Máy chủ cho môi trường cộng tác
III.4. Máy chủ ứng dụng & CSDL
III.5. Máy trạm làm việc
III.6. Mạng riêng ảo (VPN) toàn TCT
IV. Công thông tin và giao dịch TMĐT
IV.1. Cổng thổng tin cho Hapro
IV.2. Cổng giao dịch TMĐT
V. Hệ thống phần mềm tác nghiệp
V.1. Phần mềm tác nghiệp
V.2. Các hệ thống phần mềm tích hợp
V.3. Hệ thống hỗ trợ điều hành và ra quyết định
V.4. Tích hợp toàn bộ hệ thống tác nghiệp và TMĐT
23/34
23
PHẦN VI. DỰ TOÁN TÀI CHÍNH
Dự toán tài chính sẽ được trình bày tại các bảng khái toán tài chính theo các khoản mục đầu tư
và các giai đoạn.
6.1 Tổng hợp dự toán tổng mức đầu của dự án
Bảng1. Tổng hợp kinh phí thực hiện dự án
TT Nội dung Tổng cộng Giá trị VAT Tổng chi phí
Chi phí mua sắm
I Chi phí xây lắp triển khai
Không có
II Chi phí thiết bị
1
Chi phí mua sắm các thiết bị CNTT và
các thiết bị phụ trợ
17,668,580,000
1,766,858,000
19,435,438,000
- -
2 Chi mua sắm tài sản vô hình
7,776,933,333 -
7,776,933,333
- -
3
Chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ
1,944,397,667
194,439,767
2,138,837,433
4 Chi phí triển khai lắp đặt thiết bị
2,049,969,000
204,996,900
2,254,965,900
Tổng giá trị thiết bị
29,439,880,000
2,166,294,667
31,606,174,667
Chi phí Khác
III Chi phí tư vấn
1 Tư vấn đầu tư xây dựng
540,964,743
54,096,474
595,061,217
2 Lệ phí thẩm định
63,040,65
5
-
63,040,65
5
3 Chi phí Quản lý dự án
93,289,09
2
-
93,289,09
2
Tổng cộng
32,357,565,631
Tổng mức đầu tư:
32,357,565,631
6.2 Các bảng tổng hợp theo các hạng mục đầu tư
Bảng 2. Tổng hợp kinh phí chung
ĐVT: VNĐ
TT
Khoản mục
Kinh phí giai
đoạn1
Kinh phí giai
đoạn 2
Kinh phí giai
đoạn 3
Kinh phí giai
đoạn 4
I. Đào tạo
982,923,333 261,200,000 393,873,333 306,401,000
II. Kinh phí thiết bị
3,758,880,000 6,040,400,000 3,285,400,000 4,583,900,000
III. Kinh phí phần mềm
1,298,466,667 1,552,000,000 3,654,666,667 1,271,800,000
IV. Kinh phí triển khai
382,714,000 534,820,000 712,470,000 419,965,000
Tổng kinh phí các giai đoạn
6,422,984,000 8,388,420,000 8,046,410,000 6,582,066,000
Tổng kinh phí (chưa bao gồm kinh phí tư vấn) 29,439,880,000
24/34 24
Bảng 3. Tổng hợp kinh phí theo cấp đầu tư
ĐVT: VNĐ
TT
Khoản mục
Kinh phí giai
đoạn1
Kinh phí giai
đoạn 2
Kinh phí giai
đoạn 3
Kinh phí giai
đoạn 4
I. Văn phòng Tổng công ty 1,973,636,667 3,119,840,000 2,131,289,333 2,609,279,400
1.1 Kinh phí đào tạo 157,200,000 31,440,000 36,156,000 41,579,400
1.2 Kinh phí thiết bị 687,520,000 1,536,400,000 667,800,000 1,295,900,000
1.3 Kinh phí phần mềm 981,666,667 1,552,000,000 1,427,333,333 1,271,800,000
1.4 Kinh phí triển khai 147,250,000
II. Các đơn vị thành viên (23 đơn vị) 4,449,347,333 5,268,580,000 5,915,120,667 3,972,786,600
2.1 Kinh phí đào tạo 825,723,333 229,760,000 357,717,333 264,821,600
2.2 Kinh phí thiết bị 3,071,360,000 4,504,000,000 2,617,600,000 3,288,000,000
2.3 Kinh phí phần mềm 316,800,000 2,227,333,333
2.4 Kinh phí triển khai 235,464,000 534,820,000 712,470,000 419,965,000
Bảng 4. Dự toán kinh phí đào tạo
ĐVT: VNĐ
TT Đối tượng đào tạo
Số
lượng Kinh phí/người Thành tiền
1 Giai đoạn I (đào tạo cơ bản) 918,000,000
Lãnh đạo cấp tổng công ty và công ty 50 1,400,000 70,000,000
Lãnh đạo phụ trách CNTT (CIO) 20 3,000,000 60,000,000
Quản trị hệ thống và chuyên viên CNTT 46 8,000,000 368,000,000
Người sử dụng 600 700,000 420,000,000
2 Giai đoạn II 183,600,000
3 Giai đoạn III 211,140,000
4 Giai đoạn IV 242,811,000
Tổng kinh phí đào tạo dự kiến 1,555,551,000
25/34 25