Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiết 39 ôn tập giữa kì 2 PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC TỪ BÀI 37 ĐẾN BÀI 44

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 49 trang )

TIẾT 39. ƠN TẬP GIỮA KÌ 2 – SINH – KHTN 8
Ngày soạn: 20/02/2024
Ngày dạy
Tiết TKB PPC Lớp/TS
HS vắng
T
39
8/9
I. MỤC TIÊU

Ghi chú

1. Kiến thức: Sau bài học, Hs sẽ:
- Hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu cần đạt các bài học trong:
CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THẾ NGƯỜI, từ bài 37 đến bài 44.
+ Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người (chỉ học 1 tiết, kì 2 học 1 tiết)
+ Bài 38. Hệ nội tiết ở người.
+ Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người.
+ Bài 40. Cơ quan sinh sản ở người.
CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MƠI TRƯỜNG.
+ Bài 41. Mơi trường và các nhân tố sinh thái.
+ Bài 42. Quần thể sinh vật.
+ Bài 43. Quần xã sinh vật.
+ Bài 44. Hệ sinh thái.
+ Nắm được kiến về hệ hô hấp, bài tiết, diều hịa mơi trường trong, hệ thần kinh giác
quan.
+ Các kiến thức liên quan vận dụng vào thực tế cách xác định các bệnh liên quan hệ hô
hấp, bài tiết, diều hịa mơi trường trong, hệ thần kinh giác quan.
+ Từ kiến thức để có cơ sở phân tích các biện pháp phịng tránh bệnh, biện pháp rèn
luyện cơ thể tốt, biết vệ sinh thân thể đúng cách, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia
đình.


+ Vận dụng kiến thức đã học nắm được các biện pháp phòng tránh bệnh, biện pháp rèn
luyện cơ thể tốt, biết vệ sinh thân thể đúng cách, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia
đình.
- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Vận dụng kiến thức đã học nắm được các biện pháp
phòng tránh bệnh, biện pháp rèn luyện cơ thể tốt, biết vệ sinh thân thể đúng cách, bảo
vệ sức khỏe của bản thân và gia đình; Hệ thống kiến thức ơn tập kiểm tra giữa học kì 2.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu thông tin SGK và hệ thống lại các nội dung kiến
thức đã học.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả khi thực hiện các nhiệm
vụ học tập
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
- Dành cho HSKT trí tuệ hịa nhập: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học


2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Cá nhân hệ thống lại được các kiến thức đã học.
- Tìm hiểu tự nhiên: Phát triển thêm nhận thức của bản thân thông qua việc trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết của bản thân để làm các
bài tập tự luận.
- Dành cho HSKT trí tuệ hịa nhập: Vận dụng kiến thức đã học nắm được các biện pháp
phòng tránh bệnh, biện pháp rèn luyện cơ thể tốt, biết vệ sinh thân thể đúng cách, bảo
vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
3. Phẩm chất: Thơng qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tịi tài liệu để hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học, vận
dụng được kiến thức vào làm bài tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Trung thực trong báo cáo, thảo luận hoạt động nhóm.
- Dành cho HSKT trí tuệ hịa nhập: Chăm chỉ, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ
học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- KHBD, GAĐT, SGK, Tivi, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.
- Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học từ bài 37 đến bài 44
- Dành cho HSKT trí tuệ hịa nhập: Ơn tập lại các nội dung kiến thức đã học từ bài 30
đến bài 37
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: Gv trình bày vấn đề, Hs quan sát thực hiện yêu cầu của Gv
c. Sản phẩm học tập: Hs lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Gv: Trong kiến thức chúng ta đã học được những nội dung kiến thức nào?
Hs: Nêu những nội dung đã được học trong chương VII
Gv: Nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động 2.1: Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ.
a. Mục tiêu: HS hệ thống lại được những kiến thức cần nhớ.
b. Nội dung: Học sinh cá nhân nghiên cứu thông tin SGK ơn tập theo nội dung kiến
thức tóm tắt từ bài 37 đến bài 44.
c. Sản phẩm học tập: Khắc sâu kiến thức đã học.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hệ thống kiến thức theo từng bài, có thể in đề



cương cho HS.
- Dành cho HSKT trí tuệ hịa nhập: Vận dụng kiến thức đã học nắm được các biện pháp
phòng tránh bệnh, biện pháp rèn luyện cơ thể tốt, biết vệ sinh thân thể đúng cách, bảo
vệ sức khỏe của bản thân và gia đình; Hệ thống kiến thức ôn tập kiểm tra giữa học kì 2.
BÀI 37. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao Kiến thức cần nhớ:
nhiệm vụ học tập
1. Thần kinh và giác quan ở người.
Gv: Chiếu một số câu hỏi cho 1. Chức năng của hệ thần kinh ở người:
HS hệ thống kiến thức:
- Chức năng: Điều khiển, điều hòa và phối hợp
Nêu cấu tạo và chức năng hệ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể tạo thành
thần kinh ở người?
thể thống nhất.
- Cấu tạo:
+ Dạng hình ống, rất phát triển.
+ Gồm: Bộ phân trung ương: Não, tủy sống.
và bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần
kinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm 2. Cấu tạo và chức năng của thính giác:
vụ học tập
a. Thính giác bao gồm tai, dây thần kinh thính giác
+ Hs tiếp nhận nhiệm vụ, và vùng thính giác ở não bộ. Hãy cho biết thính giác
nghiên cứu lại thơng tin SGK.
có chức năng gì?
+ Gv quan sát, hướng dẫn Hs
Chức năng: thu nhận âm thanh từ môi trường,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt truyền lên não xử lỉ giúp ta nhận biết được â

động và thảo luận
– Sóng âm -> Vành tai -> Ồng tai -> Màng nhĩ->
Chuỗi xương tai -> màng của bầu -> rung màng và
+ Gv gọi Hs trả lời câu hỏi
dịch trong ốc tai -> Cơ quan thụ cảm hưng phấn ->
xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác ->
+ Hs khác nhận xét, bổ sung
Vùng thỉnh giác ở
3. Bệnh về thính giác
Bước 4: Đánh giá kết quả * Bệnh viêm tai giữa:
thực hiện nhiệm vụ học tập
- Biểu hiện: Đau tai, nhức đầu, suy giảm thính giác,
có dịch chảy ra từ tai, sốt, đau họng...
+ Gv đánh giá, nhận xét, chuẩn - Nguyên nhân chủ yếu: Nước bẩn lọt vào tai, ráy
kiến thức.
tai bị nhiễm trùng, lạnh, biến chứng bệnh vùng tai,
mũi họng...
- Biện pháp phòng tránh: Giữ vệ sinh tai sạch sẽ,
khơ ráo; xử lí kịp thời cách bệnh vùng họng tránh
để nặng gây biến chứng, ...
* Bệnh ù tai:
- Biểu hiện: Không nghe rõ âm thanh, luôn nghe
thấy tiếng “ù ù” trong tai.


- Nguyên nhân: Làm việc trong môi trưcmg tiếng
ồn lớn, nghe bom, mìn nổ, ráy tai nhiều, thiếu máu
não, dị vật trong tai...
- Biện pháp phịng tránh: Tránh nơi có tiếng ồn quá
lớn, tránh để dị vật, côn trùng vào tai, lấy ráy tai

đúng cách.
BÀI 38. HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI
I. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
- Chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể: Các tuyến nội tiết tiết ra hormone rồi
được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hịa hoạt động
của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Đặc điểm của hormone do tuyến nội tiết tiết ra:
+ Hormone có hoạt tính sinh học cao nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ
rệt.
+ Hormone có tính đặc hiệu cao, mặc dù hormone theo máu đi khắp cơ thể nhưng mỗi
hormone chỉ tác dụng lên tế bào nhất định thuộc cơ quan đích.
- Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên
thận, tuyến sinh dục,…

1. Tuyến yên
- Tuyến yên tiết ra các hormone kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong
cơ thể, đồng thời tiết ra các hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự
trao đổi nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.


2. Tuyến giáp
- Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (TH). Hormone này chứa iodine, có vai trị quan
trọng đối với q trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
- Ngồi ra, tuyến giáp cịn tiết hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium và
phosphorus trong máu.

3. Tuyến tụy
- Tuyến tụy là tuyến pha vì vừa tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng (chức năng ngoại tiết)
vừa tiết các hormone (chức năng nội tiết).


- Tuyến tụy tiết hai loại hormone là insulin và glucagon tham gia điều hòa lượng đường
trong máu:
+ Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng
tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể,


đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết
quả là lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường.
+ Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến tụy sẽ
tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen
thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên về mức
bình thường.

4. Tuyến trên thận
- Tuyến trên thận tiết ra adrenaline và noradrenaline có vai trị làm tăng nhịp tim, co
mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần làm tăng đường huyết khi đường
huyết giảm.
- Đồng thời, tuyến trên thận còn tiết ra các loại hormone khác có vai trị điều hịa nồng
độ glucose, muối sodium và potassium trong máu; điều hòa sinh dục nam, gây ra những
biến đổi đặc tính sinh dục nam.

5. Tuyến sinh dục
- Tuyến sinh dục là tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ).

- Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; buồng
trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ. Cả hai
hormone này đều gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của cả nam và nữ.


II. MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN HỆ NỘI TIẾT

1. Bệnh đái tháo đường
- Đái tháo đường (hay tiểu đường, đái đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose
trong máu.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác
dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế
bào không hấp thụ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ
thải ra ngoài qua nước tiểu.

- Triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân,… Bệnh có thể gây nhiều
biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da,…

- Biện pháp phịng tránh: Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường,
chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;… luyện tập thể dục thể thao


thường xuyên; kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì; khơng
hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…;
thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.
2. Bệnh bướu cổ do thiếu iodine
- Bệnh bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp.

- Nguyên nhân: do cơ thể thiếu iodine dẫn đến TH không được tiết ra, khi đó tuyến yên
sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến.
- Hậu quả: Làm cho trẻ chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển; giảm sút trí nhớ ở người lớn
và hoạt động thần kinh suy giảm.
- Biện pháp phịng tránh: Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng
cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…; kiểm
tra sức khỏe định kì;…
BÀI 39. DA VÀ ĐIỀU HỊA THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI

I. DA Ở NGƯỜI
a) Cấu tạo
- Da là lớp vỏ bọc bên ngoài cơ thể, được cấu tạo gồm lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ
dưới da.


Các lớp của
da

Thành phần cấu tạo

Chức năng

Có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia
Gồm tầng sừng, tầng tế tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ mơi
Lớp biểu bì
bào sống.
trường bên ngồi, ngăn ngừa sự mất nước
của cơ thể.
Gồm thụ quan, cơ co chân
Có chức năng giúp giảm sự tác động từ bên
lông, tuyến mồ hôi, lơng
Lớp bì
ngồi và làm lành vết thương, giúp ni
và bao lơng, mạch máu,
dưỡng biểu bì, loại bỏ chất thải.
tuyến nhờn, dây thần kinh.
Có chức năng cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ
Lớp mỡ dưới
Gồm các tế bào mỡ.

và đóng vai trị như một nguồn dự trữ năng
da
lượng.
b) Chức năng
Da có vai trị quan trọng đối với cơ thể:
- Có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố môi trường như sự va đập, sự xâm
nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và mất nước.
- Tham gia điều hịa thân nhiệt nhờ hoạt động của tuyến mồ hơi; hoạt động co, dãn của
mạch máu dưới da; co, dãn chân lơng.
- Có chức năng nhận biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan và chức năng bài
tiết qua tuyến mồ hôi.
2. Một số bệnh về da và bảo vệ da
a) Một số bệnh về da
- Bệnh hắc lào và bệnh lang ben:
+ Nguyên nhân: do nấm gây ra. Cả hai bệnh trên thường xảy ra trong điều kiện mơi
trường nóng ẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển.
+ Triệu chứng: Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện các vùng da tổn thương dạng
trịn, đóng vảy; ngứa ở vùng mơng, bẹn, nách. Bệnh lang ben gây ra các vùng da lốm
đốm trắng hơn bình thường.


+ Biện pháp phòng tránh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ; không dùng
chung đồ dùng cá nhân; mặc quần áo sạch sẽ, khơ ráo và thống mát; hạn chế ra mồ hôi
quá mức; tránh động vật bị nhiễm bệnh;…
- Mụn trứng cá:
+ Nguyên nhân: Có thể do nang lơng bị bít tắc bởi tế bào chết hoặc chất nhờn tiết ra quá
nhiều, vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thương trên da,… Bệnh thường xuất hiện nhiều
ở độ tuổi dậy thì, gồm các dạng mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,…

+ Biện pháp phòng tránh: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ; sinh hoạt điều độ; ăn nhiều rau

xanh và trái cây; uống nhiều nước; hạn chế trang điểm và vệ sinh da sau khi trang điểm;
chống nắng đúng cách; giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng; rèn luyện thể dục, thể
thao hợp lí,…
b) Chăm sóc, bảo vệ da và làm đẹp da an tồn
- Da sạch có khả năng diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da nhưng da bẩn chỉ diệt được
khoảng 5%. Da bị xây xát là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây các bệnh nguy hiểm
cho da và cơ thể. Bên cạnh đó, trang điểm cũng có thể gây tổn thương da nếu lạm dụng
và khơng vệ sinh đúng cách.

- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ da và làm đẹp da an toàn:
+ Tránh làm da bị tổn thương.


+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như
tay, mặt.
+ Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da
không bị tổn thương do tia UV.
+ Không nên lạm dụng mĩ phẩm và cần vệ sinh da sạch sẽ sau khi trang điểm.
+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh và bổ sung vitamin, chất
khống; uống đủ nước.
+ Giữ vệ sinh mơi trường để tránh mắc các bệnh ngoài da.

3. Một số thành tựu ghép da trong y học
- Ghép da là việc lấy một phần da trên cơ thể và di chuyển hoặc cấy ghép đến vùng khác
trên cơ thể cần chúng.
- Ghép da thành cơng giúp cứu chữa những người có da bị tổn thương nặng do bỏng,
nhiễm trùng da,…

- Một số thành tựu ghép da trong y học:
+ Bệnh viện Bỏng Quốc gia đã nghiên cứu, xử lí và sử dụng da ếch tươi, da ếch đông

khô tiệt trùng bằng tia Gamma hoặc sử dụng trung bì da heo tươi, da heo đông khô ở độ
lạnh sâu để ghép da, điều trị vết bỏng cho người bệnh.
+ Gần đây, công nghệ nhân nuôi tế bào sợi được chuyển giao từ Nga và Singapore giúp
Bệnh viện Bỏng Quốc gia thành công trong việc cấy nguyên bào sợi trong nghiên cứu
và điều trị bỏng.
II. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI
1. Khái niệm thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Thân nhiệt ở người bình thường khoảng 37 oC và dao


động khơng q 0,5oC.

2. Vai trị và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người
- Vai trị của việc duy trì thân nhiệt ổn định ở người:
+ Thân nhiệt của người được duy trì ổn định quanh một giá trị nhất định ngay cả khi
nhiệt độ của môi trường cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt duy trì ổn
định giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.
+ Nếu thân nhiệt dưới 35oC hoặc trên 38oC thì tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác có
thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

- Cơ chế duy trì thân nhiệt gồm cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch:
+ Cơ chế thần kinh: Sự tăng, giảm q trình dị hóa để điều tiết sự sinh nhiệt, cùng với
các phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông,… để điều khiển quá
trình tỏa nhiệt đều là các phản xạ được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần
kinh. Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
+ Cơ chế thể dịch: Lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm q trình chuyển hóa tăng
hoặc giảm, góp phần duy trì ổn định thân nhiệt.
- Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt: Da là cơ quan đóng vai trị quan trọng nhất
trong điều hồ thân nhiệt.
+ Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng

thời, tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
+ Khi trời lạnh, mao mạch ở da co lại, cơ chân lơng co để giảm sự tỏa nhiệt. Ngồi ra,
khi trời q lạnh, cịn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.


3. Một số phương pháp phịng chống nóng, lạnh cho cơ thể
a) Phịng chống nóng, lạnh cho cơ thể
- Biện pháp chống nóng: Khi thời tiết nắng nóng, cần giữ cơ thể mát mẻ; đội mũ, nón
khi làm việc ngồi trời và không chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp. Sau khi vận
động mạnh, mồ hôi ra nhiều, không nên tắm ngay hay ngồi trước quạt và ở nơi có gió
mạnh.

- Biện pháp chống lạnh cho cơ thể: Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các


vùng ngực, cổ, chân, tay.

- Ngoài ra, cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao khả năng chống
nóng, lạnh của cơ thể.

b) Phịng chống cảm nóng, cảm lạnh
- Hiện tượng cảm nóng:
+ Khi ở ngồi trời nắng quá lâu, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể (ở vùng gáy)
bị tác động, có thể làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, dẫn đến hiện tượng cảm nóng.
+ Để phịng chống cảm nóng, nên che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào
vùng sau gáy, hạn chế ra ngồi trời khi nắng nóng,…


- Hiện tượng cảm nóng:
+ Khi trời mưa, lạnh hay thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Tác nhân gây

bệnh cảm lạnh là virus gây bệnh ở đường hơ hấp.
+ Để phịng chống cảm lạnh, cần giữ vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước
muối sinh lí 2 đến 4 lần/ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,…

BÀI 40. SINH SẢN Ở NGƯỜI
I. HỆ SINH DỤC
- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nịi giống thơng qua q trình sinh sản.

- Hệ sinh dục ở nam và nữ có sự khác nhau về cấu tạo và chức năng.
1. Cơ quan sinh dục nam
- Chức năng chính của cơ quan sinh dục nam: Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất
tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosterone).
- Cấu tạo của cơ quan sinh dục nam: Cơ quan sinh dục ở nam gồm tinh hồn nằm trong
bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật.


Cơ quan

Chức năng
Là nơi sản sinh ra tinh trùng, nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh
Tinh hồn
tinh trùng là khoảng 35oC.
Mào tinh
Là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.
Giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh, đó là nơi chứa và ni dưỡng
Ống dẫn tinh
tinh trùng.
Túi tinh
Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.
Ống đái

Là con đường giúp tinh dịch phóng ra ngồi.
Dương vật
Chứa ống đái.
Tiết dịch màu trắng hòa với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành
Tuyến tiền liệt
tinh dịch.
Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của
Tuyến hành
dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.

2. Cơ quan sinh dục nữ
- Chức năng chính của cơ quan sinh dục nữ: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng sản xuất
trứng; là nơi diễn ra q trình thụ tinh, thụ thai, ni dưỡng thai và sinh con; sản xuất
hormone điều hịa q trình sinh trứng.
- Cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ: Cơ quan sinh dục ở nữ bao gồm hai buồng trứng
nằm trong khoang bụng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
Cơ quan
Chức năng
Buồng trứng
Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.
Đón trứng, là nơi diễn ra sự thụ tinh, vận chuyển trứng hoặc hợp tử
Ống dẫn trứng
xuống tử cung.
Tử cung
Nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
Là nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ sơ sinh. Có tuyến
Âm đạo
sinh dục phụ như tuyến tiền đình tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo và
ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.



II. THỤ TINH VÀ THỤ THAI
1. Thụ tinh
- Khái niệm: Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
- Vị trí diễn ra: Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngồi của ống dẫn
trứng).
- Điều kiện: Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong
trứng.
- Quá trình thụ tinh: Khi trứng chín và rụng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử
cung. Tinh trùng sau khi phóng vào âm đạo sẽ bơi qua tử cung lên ống dẫn trứng. Dù có
rất nhiều tinh trùng tiếp cận nhưng chỉ có một tinh trùng kết hợp với một trứng để tạo
thành hợp tử. Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung, vừa di chuyển vừa phân chia
tạo thành phôi.

2. Thụ thai
- Khái niệm: Thụ thai là q trình phơi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử
cung để làm tổ.
- Vị trí diễn ra: Trong tử cung. Tại nơi phôi bám vào sẽ hình thành nhau thai để thực
hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ giúp phôi thai phát triển.
- Điều kiện: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.


III. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
1. Hiện tượng kinh nguyệt
- Cùng với sự phát triển của nang trứng, hormone estrogen từ buồng trứng tiết ra có tác
dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, xốp, chứa nhiều mạch máu để chuẩn bị
đón phơi xuống làm tổ.

- Khi đó, xảy ra 2 trường hợp:
+ Nếu trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung được duy trì trong khoảng 3 tháng nhờ

hormone progesterone tiết ra từ thể vàng.
+ Nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng
bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong
ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt. Ở phụ nữ không
mang thai, hiện tượng kinh nguyệt diễn ra theo chu kì.


2. Các biện pháp tránh thai
- Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn: Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở lứa
tuổi vị thành niên sẽ gặp rất nhiều nguy cơ như tỉ lệ sinh non và sẩy thai cao do tử cung
chưa phát triển hoàn thiện để mang thai đủ tháng; khi sinh thường sót nhau thai, băng
huyết, nhiễm khuẩn; con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao. Mang thai và sinh
con ở tuổi vị thành niên còn ảnh hưởng đến học tập, cơ hội phát triển bản thân,… →
Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong trường hợp có quan hệ tình dục nhưng
khơng muốn mang thai, khơng muốn bị lây bệnh qua đường tình dục.


- Ngun tắc tránh thai: Ngăn khơng cho trứng chín và rụng, tránh không cho tinh trùng
gặp trứng hoặc chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Một số biện pháp tránh thai thường được áp dụng như: sử dụng bao cao su, sử dụng
thuốc tránh thai hằng ngày, đặt vòng tránh thai,…

IV. MỘT SỐ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ BẢO VỆ SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1. Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục
* Bệnh giang mai:
- Tác nhân gây bệnh: Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
- Con đường truyền bệnh: Xoắn khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình
dục khơng an tồn, qua truyền máu, các vết xây sát hoặc truyền từ mẹ sang con.
- Triệu chứng: Xuất hiện vết loét ở cơ quan sinh dục, giai đoạn sau có thể bị tổn thương

tim, gan, hệ thần kinh.

* Bệnh lậu:
- Tác nhân gây bệnh: Do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
- Con đường truyền bệnh: Quan hệ tình dục khơng an tồn, có thể lây từ mẹ sang con.



×