Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.06 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
Đề 2: Em hãy chọn một chương trình nghệ thuật (hoặc ít nhất 3 văn bản thuộc
phong cách nghệ thuật) để phân tích, nhận xét, đánh giá về đặc điểm của phong
cách nghệ thuật được thể hiện trong chương trình đó (hoặc trong các văn bản ấy)
Họ và tên sinh viên:

Đinh Thị Mỹ Duyên

Lớp học phần:

LIN1102

Ngày sinh:

08/07/2002

Mã sinh viên:

20010334

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy

Năm 2023




Lời Cảm Ơn
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Nguyễn Thị Phương
Thùy bộ môn Phong cách học Tiếng Việt đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham
gia lớp học “Phong cách học Tiếng Việt ” của cô, em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Học phần Phong cách học Tiếng Việt là môn học thú vị, vô cùng bổ ích giúp em có
những kĩ năng, kiến thức về chuyên môn và năng lực . Tuy nhiên, do vốn kiến thức
còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc Nguyễn Thị Phương Thùy ln dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
gặt hái nhiều thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!”

1


Mục Lục
A.Phong cách nghệ thuật ...........................................................................................3
I. Khái niệm : ..........................................................................................................3
II. Những nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ....................................3
B. Đặc điểm phong cách nghệ thuật qua văn chương : .............................................7
Phần I : Phong cách nghệ thuật qua văn bản truyện ngắn “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân (Phụ lục 1) ........................................................................................8
1.Chức năng ngôn ngữ tác động hướng nhận thức, giáo dục :...........................9
2. Đặc điểm về tính hình tượng : .......................................................................10
3. Đặc điểm về tính thẩm mỹ: ............................................................................13
4.Tính sinh động và biểu cảm cao : ...................................................................16

5. Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật : .....................................................17
Phần II. Phong cách nghệ thuật qua đoạn trích trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du
(Phụ lục 2) .............................................................................................................17
1.Chức năng ngôn ngữ tác động theo hướng nhận thức, giáo dục: ..................17
2. Đặc điểm tính hình tượng : ............................................................................18
3. Đặc điểm tính thẩm mỹ:.................................................................................22
4. Tính sinh động và biểu cảm và tính tổng hợp : ............................................25
5. Đặc điểm về sử dụng từ ngữ : ........................................................................26
Phần III. Phong cách nghệ thuật qua đoạn trích chèo “Quan Âm Thị Kính” (Phụ
Lục 3) ....................................................................................................................27
1.Chức năng ngơn ngữ tác động theo hướng giải trí : ......................................27
2.Chức năng ngơn ngữ tác động theo hướng nhận thức,giáo dục : ..................29
3. Đặc điểm tính hình tượng : ............................................................................32
4. Đặc điểm tính thẩm mỹ :..............................................................................34
5.Tính sinh động và biểu cảm cao : ...................................................................37
6.Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật: .......................................................39
1


C. Kết luận : ............................................................................................................41
Tài liệu Tham Khảo .................................................................................................43
Phụ Lục ....................................................................................................................44

2


A. Phong cách nghệ thuật
I. Khái niệm :
Phong cách nghệ thuật là một phong cách chức năng được dùng để sáng tạo hình
tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống

tinh thần con người
Khi xem xét bất kì một loại phong cách chức năng nào , người ta đều cần chú ý đến :
- Các vai và đối tượng tham gia giao tiếp
- Đặc điểm ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp
- Các dạng thức tồn tại :
• Ca dao, hị vè, hồnh phi câu đối
• Thơ
• Kịch
• Tấu
- Là phong cách được dùng nhiều trong sáng tác văn chương
II. Những nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1. Vai giao tiếp
Tác giả, nghệ sĩ ↔độc giả yêu thích văn chương, nghệ thuật
2. Nội dung giao tiếp

3


Tâm tư tình cảm, hiện thực cuộc sống, bức tranh về đời sống tâm lý xã
hội được soi rọi, nhận thức qua lăng kính nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của
tác giả.
3. Mục mục đích giao tiếp : Giải bày tâm sự, phản ánh hiện thực, cảnh tỉnh,
thức tỉnh dộc giả, tâm tình, đối thoại với độc giả bằng tâm hồn, cảm xúc, lý trí.
4. Hồn cảnh giao tiếp
Trong môi trường thông tin nghệ thuật:đề cao cái đẹp,đề cao cảm xúc,
chấp nhận các nhân tố của mã nghệ thuật: hư cấu (fiction), hình tượng, lối nói
ẩn dụ, ám chỉ (allusion), … và sự mã hố ngơn ngữ (một dạng ngôn ngữ mật
mã).
Người đọc phải là những người giàu cảm xúc và phải có khả năng giải
mã ngơn ngữ nghệ thuật.

5. Chức năng
Có 3 chức năng cơ bản.
+ Thơng báo
+ Thẩm mỹ (chức năng trung tâm,đặc thù)
+ Trao đổi tư tường tình cảm (giao tiếp)
5.1. Thơng báo
Ngơn ngữ văn chương phản ánh cuộc sống và con người, thể hiện nhận
thức của nhà văn, nhà thơ về thế giới cũng như về bản thân mình. Văn chương
cung cấp cho người đọc những hiểu biết phong phú, đa dạng về lịch sử, địa lý,
văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, tâm lý, tư tưởng, … của con người và xã

4


hội. Văn chương là một hình thức sắc bén giúp con người tiếp cận chân lý hiện
thực và chân lý đời sống.
5.2. Thẩm mỹ
Tạo dựng lên bức tranh về cái đẹp và giáo dục về cái đẹp cho con người.
Đây là chức năng trung tâm và là chức năng đặc thù của phong cách văn
chương.
Sự thưởng thức văn chương nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu
gắn với nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lý tưởng, vươn tới sự hoàn thiện về
tâm hồn, nhân cách. Văn chương có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu ấy thơng qua
phản ánh quan niệm thẩm mỹ của con người, quan hệ thẩm mỹ của con người
với thiên nhiên và cuộc sống xã hội, bồi dưỡng, phát triển cho con người năng
lực cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ.
5.3. Trao đổi tư tưởng tình cảm (giao tiếp)
Văn chương đáp ứng nhu cầu giãi bày, chia sẻ, trao đổi, đối thoại, … tâm tư
tình cảm giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả.
Văn chương là chiếc cầu nối giữa trái tim với những trái tim.

6. Đặc trưng:
6.1. Tính hình tượng
Theo “Từ điển văn học”, thì:
Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực
tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình nghệ thuật).

5


Hình tượng văn học là bức tranh sinh động nhất của cuộc sống được
xây dựng bằng ngơn ngữ nhờ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo và cách đánh
giá của nhà nghệ sĩ.
Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương thực hiện các chức
năng của mình thơng qua các hình tượng được xây dựng nên trong các tác
phẩm. Do đó ngơn ngữ văn chương phải làm thế nào để dựng nên được các
hình tượng trong tác phẩm.
Ngơn ngữ có tính hình tượng là ngơn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực,
làm xuất hiện ở người dọc những biểu hiện thị giác, xúc giác, khứu giác những
biểu tượng vận động của con người, vật, cảnh đời…
“Ngôn ngữ văn chương khác với lới nói thơng thường ở chỗ nó gợi ra
một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải
thích.”
(Lep Tơnxtơi)
6.2. Tính truyền cảm
Tác phẩm văn chương là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước
cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên. Bởi vậy, ngôn ngữ văn chương phải
biểu hiện cho được cảm xúc của tác giả và truyền được cảm xúc của tác giả
đến người đọc, dấy lên ở người đọc những cảm xúc như cảm xúc của tác giả.
6.3. Tính cá thể hóa (phong cách ngơn ngữ cá nhân)

Tính cá thể hóa là làm nổi bật lên cái vẻ riêng, cái đặc sắc riêng về ngơn
ngữ tác giả. Đó là lối phô diễn riêng (cái giọng riêng – tone) của nhà văn, nhà
thơ.

6


“Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả nào khơng có
lối nói riêng thì người đó sẽ khơng bao giời là nhà văn cả.”
(Sê-khốp)
6.4. Tính tổng hợp
Ngơn ngữ văn chương có khả năng sử dụng yếu tố ngôn ngữ của tất cả các
phong cách ngôn ngữ khác và “tái tạo lại” (Vinogradov) thành yếu tố riêng
của mình.
Trong ngơn ngữ văn chương, ta thấy đầy đủ bóng dáng các phong cách khác.
Ngơn ngữ văn chương tiêu biểu cho ngôn ngữ thời đại, đồng thời chứa đựng
những yếu tố dự báo của ngôn ngữ dân tộc trong tương lai.
Trong các phong cách ngôn ngữ, ngôn ngữ văn chương có quan hệ đặc biệt với khẩu
ngữ. Khẩu ngữ là cội nguồn tiếp sức cho ngôn ngữ văn chương. Tài năng của nhà
văn về mặt ngôn ngữ trước hết và lớn nhất là về phương diện sử dụng khẩu ngữ
sống động, cảm xúc, giàu hình ảnh của thời mình đang sống.

B. Đặc điểm phong cách nghệ thuật qua văn chương :
Nghệ thuật mang đến sự thể hiện với các cá tính riêng của từng tác giả. Mỗi người
cho thấy một cách nhìn nhận, đánh giá hay nhận định về sự vật, thế giới xung quanh.
Vì vậy nó địi hỏi ở mỗi người sáng tác đều phải có những phong cách nổi bật, có
“chất” riêng. Từ đó làm nên tên tuổi cũng như đặc trưng trong phong cách của họ.
Phong cách nghệ thuật là cơ sở tạo hiệu ứng cho tác phẩm. Giúp thu hút người đọc,
tìm và quan tâm nhiều hơn về tác phẩm. Giúp ta nhận định tác phẩm với đặc trưng
của văn chương nghệ thuật, đó chính là sự độc đáo. Làm nên tên tuổi tác giả, thể

hiện phần tính cách hay phong cách trong sáng tác của họ.

7


Các phong cách nghệ thuật cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc sống. Có thể
thơng qua các giá trị lịch sử, qua cách nhìn đời, nhìn người. Quan điểm của mỗi
người là khác nhau khi đánh giá cùng một sự vật. Cho nên các phong cách nghệ
thuật cũng mang đến nét riêng không trộn lẫn.
Một số đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật :
1. Chức năng ngôn ngữ
1.1. Tác động theo hướng giải trí
1.2. Tác động theo hướng nhận thức,giáo dục
2. Đặc điểm vể tính thẩm mỹ
3. Đặc điểm về tính hình tượng
4. Tính tổng hợp của ngơn ngữ nghệ thuật
5. Tính sinh động và biểu cảm cao
6. Đặc điểm về từ, ngữ
So với phong cách chức năng khác, phong cách nghệ thuật ra đời rất sớm, chỉ sau
phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Hình thức sơ khai của-nó chính là những câu ca dao.
hị về. những câu chuyện cổ dân gian được kể theo lối truyền miệng, những hình
thức diễn xướng dân gian, biểu diễn sân khấu khơng có kịch bản viết sẵn(kịch
cương),...: Dân dân, trong quá trình phát triển của tư duy phong cách nghệ thuật
ngày càng hồn chỉnh, đạt đến trình độ tinh vi, sâu sắc.
Phần I : Phong cách nghệ thuật qua văn bản truyện ngắn “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân (Phụ lục 1)

8


1.Chức năng ngôn ngữ tác động hướng nhận thức, giáo dục :

Trong phong cách nghệ thuật , ngôn ngữ thực hiện được chức năng nhận thức và
giáo dục . Thông qua các hình thức ngơn ngữ nghệ thuật , người ta càng nhận thức
được cuộc sống một cách đầy đủ hơn . Đồng thời qua những nấc thang của nhận
thức , nó lại có tác dụng giáo dục người ta hướng đến “chân, thiện, mỹ” để hoạt
động đúng đắn với quy luật của thực tiễn
Ở văn bản “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã mang đến những giá trị nhân đạo qua
lớp ngôn từ . Chữ người tử tù trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài
hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài
ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những
tấm lòng thiên lương với nhau
Ví dụ một đoạn đối thoại giữa Huấn Cao với Viên Quản Ngục :
“– Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là
nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vng tươi tắn nó nói lên những cái
hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và
thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên khơng?... Tơi bảo thực đấy,
thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy
nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng
đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”
- Lời khuyên: “Ta khuyên... lương thiện đi” Huấn Cao khuyên quản ngục từ bỏ chốn
ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sử nguyện cao quý và giữ
thiên lương cho vững lành.Lời khuyên là lời di huấn thiêng liêng của người tử tù và
cũng là lời dự báo cho tương lai . Với quan niệm của Nguyễn Tuân: cái đẹp có thể ra

9


đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất
của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật khơng thể tách rời cái đẹp
của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương. Hành
động bái lạy trong lời nói nghẹn ngào của ngục quan trước lời di huấn của người tử

tù: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Sức cảm hoá mạnh mẽ của cái thiện, cái đẹp đối
với con người. Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.
Chính nhờ khả năng tác động mạnh mẽ của phương tiện ngơn ngữ và lịng chân thành
của Huấn Cao đã giáo dục người đọc cũng như Viên Quản Ngục . Ngôn ngữ nghệ
thuật ở đây đã góp phần làm cho nghệ thuật thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của
nó là “vị nhân sinh” . Nghệ thuật phục vụ con người và vì con người . Đây cịn là
tiếng nói tri âm , tri kỷ mà ngôn ngữ là đường dây, là cầu nối các đối tượng và các vai
giao tiếp. Huấn Cao và Viên Quản Ngục là họ là tri âm tri kỉ yêu cái đẹp nên họ hiểu
được tâm tư tình cảm của nhau .
2. Đặc điểm về tính hình tượng :
Có thể khẳng định rằng, nhân vật Huấn Cao là hình mẫu xuất chúng, là linh hồn, là
nhân tố tạo nên sự thành công của tác phẩm “Chữ người tử tù”. Để làm rõ chất xuất
chúng trong xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao nổi bật ba phương diện nổi
bật: Huấn Cao- Anh Hùng; Huấn Cao- Nghệ sĩ tài hoa và Huấn Cao – Thiên lương
trong sáng.
Nói đến vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trước hết phải nhắc đến cái tài. Tài của
Huấn Cao là tài viết chữ đẹp.Huấn cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Nguyễn
Tuân đã đẩy nhân vật của mình đến hồn hảo qua từng câu thoại , qua cách miêu tả.
“Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh sơn.”
Ngay cả viên quan quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “Chữ ông Huấn
10


Cao đẹp lắm, vng lắm! có được chữ ơng Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên
đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quan cai ngục này là có một ngày kia treo ở nhà
riêng mình một câu đối do ơng Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao,
viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà cịn phải liều
mạng. Bởi vì biệt đãi Huấn Cao một kẻ tử tù là việc làm nguy hiểm có khi phải trả
giá bằng tính mạng của mình.
Bên cạnh đó là khí phách của ơng trước hết thể hiện ở thái độ lạnh lùng và hành động

cương quyết của ông khi vừa được đưa đến nhà ngục. Mặc cho những tên lính áp giải
nói gì, “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang
gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Phải là người có bản lĩnh, quyết
đốn, tự chủ trước cường quyền, Huấn Cao mới có được hành động như vậy. Trong
những ngày ở tù, ông luôn làm chủ bản thân, không luồn cúi. “Suốt nửa tháng, ở trong
buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gị, đem rượu đến cho mình
uống trước giờ ăn bữa cơm tù”. “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi
đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm”. Thậm chí,
ơng cịn có thái độ khinh bạc đối với viên quản ngục. Khi viên quản ngục hỏi ơng xem
ơng có cần thêm gì thì cho viên quản ngục biết, ơng đã thẳng thắn trả lời: “Ngươi hỏi
ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Quá
thực, đó là một thái độ khinh bạc đến điều.“Ơng Huấn đã đợi một trận lơi đình và
những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cảnh chết chém ơng cịn chẳng
sợ nữa là những trị tiểu nhân thị oai này”. Huấn Cao rất cứng cỏi, khơng dễ dàng bị
mua chuộc.Dù chí lớn khơng thành tư thế của Huấn Cao lúc nào cũng hiên ngang, bất
khuất. Bị dẫn vào huyện ngục ông không chút run sợ trước những kẻ nắm giữ vận
mệnh của mình. Chắc hẳn ai đã từng đọc “chữ người tử tù” đều không thể nào qn
hình ảnh Huấn Cao thúc gơng xuống thềm đá, chỉ một chi tiết ấy cũng làm toát lên

11


khí chất kiên cường, có chút ngơng lạnh của người anh hùng khơng màng cái chết.
Hình ảnh đó thật đẹp, thật hào hùng khiến ta nhớ mãi không quên. Rõ ràng là một tử
tù chỉ đợi ngày ra pháp trường vậy mà Huấn Cao vẫn luôn ung dung, đạo mạo, tốt
lên khí chất coi cái chết nhẹ tựa lơng hồng, trước sau khơng thay đổi. Điều đó thật
đáng kính!

Tuy nhiên, có lẽ vẻ đẹp đáng kính nhất ở Huấn Cao là vẻ đẹp của tâm hồn. Ơng là
người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp hiếm có, đáng trân trọng!Trong truyện

Chữ người tử tù khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý
nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại thì “thiên lương” là ý thức của ơng trong
việc sử dụng cái tài của mình. Huấn cao có tài viết chữ nhưng khơng phải ai ơng cũng
cho chữ. Ơng khơng bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ơng chỉ
trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài…. Ông chân thành khuyên Viên Quản
Ngục : “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải
là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vng tươi tắn nó nói lên những
cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và
thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên khơng?... Tơi bảo thực đấy,
thầy Quản nên tìm về nhà q mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy
nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến
nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

Cho nên suốt đời Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba
người bạn thân. Lúc đầu, ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có ý đồ đen tối
gì khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ơng “cảm cái lịng biết ơn liên tài” của
quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ơng quyết khơng phụ tấm lịng

12


của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù được tác giả gọi là “một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”.

Nguyễn Tn xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với tất cả những nét đẹp đáng
quý nhất. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài ba! Nếu
ai đã từng đọc “Chữ người tử tù” chắc hẳn đều ít nhất một lần rung động, cảm phục,
sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có
tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí. Đó là Huấn Cao . Ơng là kết tinh, là hội tụ phẩm chất
của một con người có nhân, dũng, trí; là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất,

cao đẹp nhất. Nhờ đó, Huấn Cao trở thành một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp
trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn tồn, vừa có tài văn, tài
võ, vừa là người có nghĩa khí. Nhân vật này được xây dựng một phần bởi nguyên
mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho văn võ song toàn mà tài văn đã
được người đời ca ngợi thần,Siêu thánh Quát hoặc Văn như Siêu Qt vơ tiền Hán.
Khơng chỉ có tài năng mà cịn có nhân cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng:
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa).Với hình tượng Huấn Cao, nhà văn đã kín đáo thể hiện
niềm ngưỡng mộ, sự ca ngợi những người anh hùng đã hi sinh vì nước, vì dân, mà
hồn cảnh lúc đó chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.

Qua cách miêu tả ta có thể thấy đặc trưng phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trong
xây dựng hình tượng nhân vật của mình thành hình mẫu lí tưởng , hết mực tài hoa
uyên bác. Đây cũng là dấu ấn riêng của Nguyên Tuân giữa nền văn học Việt Nam.

3. Đặc điểm về tính thẩm mỹ:

13


Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự sao
chép ,mô phỏng cái đẹp ngoài cuộc sống và thiên nhiên . Nó là cái đẹp được tái tạo
trong hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thiên về
hướng miêu tả ,có cách nói tượng trưng và so sánh.
Qua đó, tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
Nghệ thuật là sự thể hiện cái đẹp nhưng cái đẹp phải gắn với cái thiện. “Một nhân
cách xấu sẽ không bao giờ thưởng thức được cái đẹp”. ((Lời khuyên của Huấn Cao
với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất
chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ xứng đáng được thưởng
thức cái đẹp khi giữ được thiên lương)
Huấn Cao – người nghệ sĩ có cái “thiên lương” trong sáng, có cách ứng xử cao

thượng và đầy tinh thần văn hóa. Mấy trăm năm trước, thi hào Nguyễn Du đã viết :
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chính cái “tâm” sẽ làm cho cái tài được cất
cánh cao hơn nữa, tỏa sáng hơn nữa. Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đâu chỉ có
tài viết chữ mà cịn có đạo đức và văn hóa của một người nghệ sĩ thư pháp, một
nhân cách cao thượng trong đời sống.Đạo đức của Huấn Cao thể hiện trước tiên ở
lòng tự trọng, ở chỗ biết giữ lấy cái tài, biết trân trọng tài năng đích thực của mình
và biết dùng nó đúng lúc đúng chỗ. Con người ấy “nhất sinh khơng vì vàng ngọc
hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Cả đời Huấn Cao cho đến trước khi
cho chữ viên quản ngục mới chỉ “viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường”
cho “ba người bạn thân”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Huấn Cao cũng giữ trọn
“thiên lương” của mình. Khi chưa hiểu con người của quản ngục, Huấn Cao không
hề tỏ ra sợ hãi, càng khơng vì cái “uy vũ” đó để phải quỳ xuống viết chữ. Ơng cũng
khơng tỏ ra mềm lịng, thỏa hiệp, nhún mình viết câu đối trước sự “biệt đãi” của

14


ngục quan. Ngay cả khi đã hiểu rõ con người của quản ngục và đã cho chữ viên
quan này thì điều mà Huấn Cao khuyên bảo, mong muốn ở ngục quan là “giữ thiên
lương cho lành vững”, đừng để “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Đó đích
thực là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, một biểu tượng của “thiên lương” lành
vững mà thời đại nào cũng cần.
Cái tâm của Huấn Cao không chỉ hiện ra ở đạo đức của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ
ở cách ứng xử cao thượng và đầy tinh thần văn hóa. Đọc tác phẩm, ai cũng thấy
Huấn Cao đã phản ứng dữ dội như thế nào trước hành động muốn “biệt đãi” ơng của
quản ngục. Nhưng đó là khi ơng chưa thực sự hiểu được bản chất của con người này.
Đến khi đã hiểu được con người bên trong của ngục quan, khi đã “cảm” được “cái
tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quan coi ngục thì Huấn Cao đã nhanh chóng bỏ
qua những nghi kỵ trước đó, vui vẻ tự nguyện cho chữ. Lời của Huấn Cao : “Thiếu
chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” đã bộc lộ lẽ sống của ông : sống là

phải xứng đáng với những tấm lòng tri kỉ, phụ tấm lịng cao đẹp của người khác là
khơng thể tha thứ. Rõ ràng, đối với những người biết quý trọng cái tài, cái đẹp trên
đời, Huấn Cao đâu có nề hà, đã khơng biết thì thơi chứ biết thì nhất định khơng
“phụ tấm lịng trong thiên hạ”. Đấy chính là lẽ sống cao đẹp, là cách xử thể tràn đầy
tinh thần văn hóa ở Huấn Cao, cũng là bài học về đạo lý, lẽ sống cho mỗi người trên
đời. Xem ra, chuyện xin chữ – cho chữ ở đây khơng cịn là thú chơi nữa mà là
chuyện của lẽ sống và đạo đức của con người trong cuộc sống. Ở đây Nguyễn Tuân
đã làm hiện lên cái đẹp của lương tri, của tâm hồn con người ngay cả hoàn cảnh đối
lập “Đêm hơm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ cịn vắng có tiếng mõ trên vọng canh,
một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm
ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.Trong một khơng khí
khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái
đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc

15


toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.” Ngôn ngữ tác giả sử dụng phù hợp sử dụng
biện pháp đối lập hiện rõ trong ngôn từ làm bật lên vẻ đẹp thiên lương trong chính
nhân vật “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên
tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục
lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.
Và cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực.
Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác, là bất tử : Huấn Cao cho chữ trong nhà
giam và thái độ của quản ngục “bái lĩnh” Huấn Cao chứng tỏ cái đẹp đã chiến thắng.
Nhà giam dơ bẩn – nơi ngự trị của cái xấu lại là nơi cái đẹp khai sinh và thăng hoa.
Tử tù đi vào vào bất tử. Dầu ngày mai Huấn Cao sẽ phải về kinh nhận án chem. Nhưng
những gì Huấn Cao để lại cho đời vẫn còn mãi. Bằng cách ấy, cái đẹp trở thành bất
tử. Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của
dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện là một áng văn yêu nước, mang

tinh thần dân tộc đậm đà.
4.Tính sinh động và biểu cảm cao :
Ưu điểm của phong cách nghệ thuật là dễ đi vào lòng người,dễ chiếm được lòng
người,làm cho người dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu . Khi Viên Quản Ngục muốn thể
hiện sự ngưỡng mộ đối với Huấn Cao : “ Chữ ơng Huấn Cao đẹp lắm, vng lắm.
Tính ơng vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ơng ít chịu cho chữ. Có được chữ ơng Huấn mà
treo là có một vật báu trên đời” Hay những thay đổi cảm xúc của Huấn Cao từ thờ ơ
đến coi trọng đối với Viên Quản Ngục . Khi biết được tấm lòng của Viên Quản
Ngục , Huấn Cao thay đổi thái độ “Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười:
“Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút
và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh khơng vì vàng

16


ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ
tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm
ông biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản
đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một
tấm lịng trong thiên hạ”.Trong văn xi, tính biểu cảm của ngôn ngữ thể hiện qua
sự quan sát và khả năng tạo ra đường dây tiếp cảm giữa con người và thế giới vạn
vật Bên cạnh đó tính sinh động và biểu cảm thể hiện qua các câu cảm thán “Chữ
ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.”hay câu hỏi tu từ của Huấn Cao: “Thầy có thấy
mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...” đã tạo nên một tác phẩm đầy tính biểu
cảm và sinh động.
5. Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật :
Trong văn bản “Chữ Người Tử Tù” đã sử dụng linh hoạt hai hình thức kể chuyện là
ngôn ngữ của tác giả và ngôn ngữ đối thoại tạo tính đa dạng cho văn bản. Đặc điểm
về tính tổng hợp của ngơn ngữ nghệ thuật còn thể hiện ở việc tác giả đưa nhiều từ
ngữ nghề nghiệp , tiếng lóng .. :”hai bộ tứ bình và một bức trung đường” “ cất

những đồng tiền kẽm đánh dấu ơ chữ đặt trên phiến lụa óng.”

Phần II. Phong cách nghệ thuật qua đoạn trích trong “Truyện Kiều”
- Nguyễn Du (Phụ lục 2)
1.Chức năng ngôn ngữ tác động theo hướng nhận thức, giáo dục:
Ở Truyện Kiều ta thấy được Nguyễn Du gửi gắm nhiều bài học, châm lí và cả dự
đoán tương lai : “Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”

17


Bắt đầu truyện Kiều, tác giả nêu lên tư tưởng tài mệnh tương đố, tài năng và số
mệnh đố kỵ nhau. Cố nhiên, qua truyện Kiều, ta có thể thấy tác giả là một thi sĩ đại
tài. Nguyễn Du nói tới kinh nghiệm trực tiếp của mình chứ khơng phải nói tới một
sự thực ở ngồi. Câu này muốn nói rằng những người có tài thường có số mệnh
khơng tốt .Ở xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ không được tôn vinh, coi
trọng mà ngược lại, họ bị chà đạp không thương tiếc Mở đầu tác phẩm Nguyễn Du
đã dự đoán tương lai của nàng Kiều ,phản ánh được thực trạng lúc bấy giờ . Tác
động theo hướng nhận thức, giáo dục của ngơn ngữ nghệ thuật góp phần làm nghệ
thuật thực hiện một nhiệm vụ quan trọng “vị nhân sinh”. Nghệ thuật hướng đến con
người và xem họ là trung tâm .
2. Đặc điểm tính hình tượng :
Ở đây tác giả đã lấy hình tượng thiên nhiên bao gồm : trăng , hoa,ngọc , tuyết, mây
…. đã miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Vân Thúy Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,

20.Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

18


Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
25.Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
Để giới thiệu về vẻ đẹp của nàng, nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ và ẩn dụ rất
giàu sức gợi: cốt cách thì duyên dáng, yêu kiều, thanh tao như cây mai; phong thái
tinh thần thì trong trắng, tinh khơi như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện từ
trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn "mười phân vẹn mười". Như vậy, chỉ vài câu
thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật,
đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều. Bên cạnh đó ơng cũng lấy chính
thiên nhiên để dự báo số phận của hai chị em
Nguyễn Du tả Thuý Vân trước. Ông tả Thuý Vân bằng những hình ảnh rất cụ thể,
chỉ với bốn dịng thơ nhưng đủ gợi tả một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu và trẻ trung,
tươi tắn của một cô gái đang độ tuổi trăng rằm:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.”
Ta ngây ngất trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Thuý Vân: một khuôn mặt
đầy đặn, tròn trịa và sáng ngời như trăng tròn. Nguyễn Du lại vẽ lên một đôi mày
thật đẹp. Cùng với nét ngài nở nang ấy, nụ cười, mái tóc và màu da của Th Vân
cũng khơng gì sánh được:
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang

19



Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Nụ cười của Vân đẹp như hoa, thật tự nhiên và tươi tắn, giọng nói trong như ngọc.
Người ta thường nói “hàm răng, mái tóc là góc con người”. Mái tóc của Vân đẹp
diệu kì, đến cả mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua.
Mây không chỉ chịu thua mái tóc của Vân ở độ mềm mại mà cịn thua ở độ xanh
mượt của tóc. Tóc Vân xanh hơn mây cịn có ý muốn nói Vân đang ở độ tóc xanh
tức là trẻ trung, đang xuân. Làn da nàng trắng trẻo, mịn màng đến nỗi tuyết nhường
màu da.Ta thấy có sự khác biệt khi Nguyễn Du tả Thuý Vân và Thuý. Thuý Kiều .
Đầu tiên nói về nhan sắc, vừa mở đầu phần thơ nói về Thuý Kiều, Nguyễn Du đã có
một sự so sánh khéo:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Tiếp đến, Nguyễn Du miêu tả chi tiết hơn về sắc và tài của Thuý Kiều. Ở đây ta lại
thấy những nét mới trong thuật tả người của Nguyễn Du. Cũng là tả người nhưng
khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du dùng biện pháp khác, tả Thuý Kiều Nguyễn Du lại
dùng biện pháp khác. Điều này làm ta có những suy nghĩ khác về hai nhân vật. Đoạn
thơ tả Thuý Kiều sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều này:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Hai nét bút lượn trên giấy thanh thoát với gam màu xanh dịu nhẹ, trong trẻo, đầy ấn
tượng khiến ta có nhiều liên tưởng. Đôi mắt của Thuý Kiều trong như làn nước mùa
thu, đôi mày cong lượn, tươi non như núi mùa xuân. Như thế ta thấy với Thuý Vân,

20


Nguyễn Du đã tả chi tiết từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, tiếng nói, nước da.. Nhưng
với Kiều ơng chỉ cốt tả đơi mắt.Tất nhiên với ngịi bút thiên tài ấy, cách tả Thuý

Kiều không thể giống như tả Th Vân. Người ta thường nói: “đơi mắt là cửa sổ tâm
hồn”. Qua đơi mắt, Nguyễn Du muốn nói lên các vẻ đẹp khác của Thuý Kiều. Từ
đôi mắt xanh trong ấy, ta cảm nhận Kiều đang dạt dào sức sống thanh xuân và còn
thấy được, độ sâu thẳm trong tâm hồn nàng. Từ những dụng ý trên, Nguyễn Du đã
có được mạch chuyển tiếp thật tài tình cho câu thơ sau:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Những từ ghen, hờn được tác giả nhân hoá để dùng cho hoa và liễu là những loài
đẹp nhất, dịu dàng, tươi thắm nhất thế mà phải thua Thuý Kiều, vì vậy mà chúng đố
kỵ, ghen ghét với nàng, Mượn cây lá thiên nhiên, Nguyễn Du muốn dự báo và suy
ngẫm về tương lai, cuộc đời Thuý Kiều: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm
cho trời đất ghen” (ca dao). Đây được xem như là một quy luật, định mệnh khắc
nghiệt với con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Bên cạnh đó Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nói cho đúng hơn thì Truyện Kiều có
nguồn gốc từ Kim Vân Kiều truyện đời Thanh. Hình tượng của nàng Kiều bắt nguồn
từ Kim Vân Kiều truyện . Thế nhưng hai tác phẩm này lại có hai số phận hồn tồn
khác nhau. Nếu như Truyện Kiều của Nguyễn Du được nhiều người ưa chuộng và
được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau(khoảng 30 bản dịch ra 20 tiếng nước
ngoài.Cuốn sách của Thanh Tâm Tài Nhân bị vùi lấp hàng mấy thế kỉ trong văn học
sử Trung Quốc. Nó thất truyền và gần như khơng tồn tại trong lịch sử văn học Trung
Quốc.Điều gì đã làm ra sự khác biệt, khoảng cách về giá trị rất lớn giữa hai tác phẩm

21


ấy? Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ
thống nhân vật và cả kết cấu tự sự.
Và quan trọng Nguyễn Du đã đem tài năng của ông để thay đổi số phận tác phẩm từ
một hình tượng có sẵn . Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của
mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm

tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hồn tồn vắng bóng thiên nhiên.
Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tắc
cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng
tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm.
3. Đặc điểm tính thẩm mỹ:
Điều làm nên kiệt tác cho Truyện Kiều đó là ở vẻ đẹp ngôn từ. Khi tác động theo
hướng thẩm mỹ , ngôn ngữ nghệ thuật làm cho ta nhận thức được cái đẹp ở những
góc độ khác nhau và đầy đủ nhất. Đó chính là một q trình khám phá và tái tạo lại
hiện thực nhờ cách tổ chức ngôn ngữ theo kiểu tư duy nghệ thuật :
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục cịn truyền sử xanh.
Tác động theo hướng thẩm mỹ, ngôn ngữ nghệ thuật làm thức dậy ở người đọc sự
hòa đồng trên cơ sở những tiềm năng năng có sẵn hướng về cái đẹp ở cả hai mặt :
Mặt nội dung và Mặt hình thức

22


×