Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài Tập Lớn Luật Shtt.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.35 KB, 16 trang )

1


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MÔN:

N03-TL1
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

MSSV:

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:.........................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM CHUNG...........................................................................3
II.

GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP........................3

1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước (điều
133 luật SHTT 2005)..............................................................................3
2. Quyền sử dụng trước sáng chế ( điều 134 luật SHHT 2005)..................4
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí( điều 135 Luật sở hữu
trí tuệ 2005)..............................................................................................6


4. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu( điều 136
Luật SHTT 2005)......................................................................................7
5. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế
phụ thuộc ( điều 137 luật SHTT 2005).........................................................8
III. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG...................................................................10
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………
…….13

3


MỞ ĐẦU:
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, thông qua
pháp luật, nhà nước cũng đảm bảo các quyền và lợi ích của
con người như quyền được sống, quyền được sáng tạo...
Quyền sở hữu công nghiệp là một dạng quyền được quy định
trong luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009
và 2019. Pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, tạo điều kiện cho
các sáng tạo về lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp; tuy nhiên, sự
bảo vệ đó cũng trên cơ sở những giới hạn nhất định để đảm
bảo các lợi ích chung của cộng đồng và tránh xâm phạm
quyền của các chủ thể khác. Để phân tích cụ thể về những
giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại luật
SHTT 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009 và 2019, em xin
phân tích đề bài số 01.
I.

KHÁI NIỆM CHUNG


Quyền sở hữu công nghiệp: theo khoản 4 điều 4 luật sở hữu
trí tuệ 2005,. Quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Giới hạn quyền sở hữu cơng nghiệp là gì: Trong trường hợp
nhằm bảo đảm lợi ích khác của nhà nước, xã hội, nhà nước có
quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực
hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một
số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Văn bản quy phạm liên quan: Luật SHTT 2005 sửa đổi và bổ
sung năm 2009 và 2019 (mục 2 chương IX)
II. GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước (điều
133 luật SHTT 2005).
4


Quyền này được áp dụng đối với trường hợp cấp thiết vì các lý
do mang tính chính trị, vì cộng đồng… trong trường hợp cần
thiết thì bộ, cơ quan ngang bộ nhân danh nhà nước sử dụng
hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các sáng chế
trong lĩnh vực mình quản lý nhằm mục đích cơng cộng, phi
thương mại, phục vụ cho quốc gia nhân dân… mà không cần
sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền theo
quy định tại điều 145 và 146 luật SHTT 2005.
Điều kiện áp dụng: Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh

Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử
dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình
Mục đích áp dụng: Cơng cộng, phi thương mại, phục vụ quốc
phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân
dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà
không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người
được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc
quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu
trí tuệ 2005.
Giới hạn của việc áp dụng quyền sử dụng sáng chế nhân danh
nhà nước: Việc sử dụng quyền sáng chế nhân danh nhà nước
quy định tại khoản 1 điều 133 luật sở hữu trí tuệ 2005 chỉ
được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền
sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ
2005. Điều kiện tại khoản 1 điều 146 cũng quy định rõ, trường
hợp chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được
bảo hộ để đáp ứng các nhu cầu về quốc phòng, an ninh và
các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội, khi chủ sở hữu khơng
thực hiện nghĩa vụ đó thì nhà nước có quyền chuyển giao sử
dụng sáng chế cho người khác mà không cần được sự cho
phép của chủ sở hữu sáng chế , trừ trường hợp sáng chế được
tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ
ngân sách nhà nước.

5


Theo ý kiến của cá nhân em, việc quy định và cách giới hạn
trường hợp áp dụng như trên của điều luật là chưa thực sự

phù hợp bởi nhà làm luật sử dụng cụm từ “nếu không thực
hiện nghĩa vụ sản xuất” chứ không phải là không đáp ứng
đáp ứng đủ, nó chưa phù hợp ở trường hợp nếu chủ sở hữu
vẫn sản xuất nhưng không đáp ứng đủ kịp thời thì theo ngơn
ngữ như đã quy định, Nhà nước không thể sử dụng quyền sử
dụng sáng chế nhân danh nhà nước được, cụm từ không
thực hiện là không thực sự linh hoạt trong nhiều trường hợp.
Theo quan điểm của em, nhà làm luật nên sử dụng một cụm
từ mang tính dự liệu và linh hoạt hơn như “nếu khơng thực
hiện hoặc không đáp ứng đủ kịp thời”.
2. Quyền sử dụng trước sáng chế ( điều 134 luật SHHT
2005).
Đã được quy định tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019. Quyền này được áp dụng
với cá nhân, tổ chức có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
tương tự với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng
ký bảo hộ nhưng được tạo ra một cách độc lập. Điều 134 Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 có
quy định về các khía cạnh liên quan, cụ thể như sau:
Điều kiện áp dụng: Sáng chế, kiểu dáng được sử dụng hoặc
được chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng trước ngày
ưu tiên hay ngày nộp đơn đầu tiên của đơn;Sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập so với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của chủ sở hữu.
Quyền của người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp: Quyền này được thể hiện như sau: Sau khi văn
bằng bảo hộ được cấp, người có quyền tiếp tục sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử
dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép
hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền này không bị coi là
xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp.

6


Việc đặt ra quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp đảm bảo được tình huống nhiều người cùng
nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật giống nhau nhưng
một trong số họ không đăng ký bảo hộ, trong khi người khác
nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Khi đó
chủ thể khơng đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu cơng nghiệp
vẫn được sử dụng sản phẩm của mình trong một phạm vi mà
mình đã chuẩn bị và khơng bị chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp đã được bảo hộ ngăn cấm.
Nghĩa vụ của người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp:
Không được chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường
hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở
sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng
chế, kiểu dáng cơng nghiệp. Người có quyền sử dụng trước
khơng được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không
được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho
phép.Quy định nêu trên như vậy vừa đảm bảo được quyền
của người có sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp vừa đảm bảo
được quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Cụ thể: Đảm bảo người có
sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp có quyền định đoạt đối với

sản phẩm trí tuệ của mình, được quyền chuyển giao sản
phẩm của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ được chuyển giao
toàn bộ, được mở rộng phạm vi, khối lượng kinh doanh nếu
dược chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp cho phép.
Vì để đảm bảo quyền khai thác sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp của chủ sở hữu đã được đăng ký bảo hộ. Bởi lẽ chủ thể
thực hiện đăng ký hộ sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp của
mình sẽ được sự bảo vệ, đảm bảo quyền chủ sở hữu của pháp
luật cao hơn so với người có quyền sử dụng trước sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp.
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí( điều 135 Luật sở
hữu trí tuệ 2005).
7


Thù lao cho tác giả là khoản tiền công bù đắp cho
sức lao động mà tác giả đã bỏ ra để thực hiện việc sáng tác
tác phẩm, thù lao này có thể áp dụng theo quy định pháp luật
hoặc theo thoả thuận giữa các bên.Trường hợp áp dụng việc
trả thù lao cho tác giả theo pháp luật thì ta áp dụng như sau:
điều 135 Luật sở hữu trí tuệ 2005
1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả
được quy định như sau:
a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng
sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần
nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế
bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại
khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả;
các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao
do chủ sở hữu chi trả.
4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Một sáng chế có thể do một hoặc nhiều tác giả cùng tạo ra vì
thế khi sử dụng các sáng chế này, chủ sở hữu có nghĩa vụ
phải trả thù lao cho tác giả và các đồng tác giả. Thù lao mà
các đồng tác giả nhận được cũng giống với một tác giả.
Theo quy định trên, thù lao mà tác giả có thể được nhận được
tính như sau:
- 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, có thể hiểu tiền
8


làm lợi là số tiền lợi tức mà người chủ sở hữu thu được từ việc
sử dụng những sáng chế, sản xuất ra của cải vật chất, cung
ứng ra thị trường. Trong số tiền lợi tức mà người chủ sở hữu
thu được, chủ sở hữu sẽ có nghĩa vụ trả cho chủ sở hữu số
tiền tương ứng với 10% số tiền lãi mà người đó được hưởng từ
việc sử dụng sáng chế.
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần
nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng

chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Theo đó, với
trường hợp người chủ sở hữu chuyển giao quyền sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho người khác sử dụng
thì sẽ phải trả cho tác giả, đồng tác giả số tiền tương ứng với
15% tổng số tiền mà chủ sở hữu quyền sử dụng nhận được.
Trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là
của các đồng tác giả thì số tiền đó sẽ do các đồng tác giả tự
thỏa thuận và phân chia với nhau.
Theo phân tích tại khoản 4 của điều 135 luật sở hữu trí tuệ
2005, quy định này chỉ được áp dụng khi sáng chế, kiểu dáng
cơng nghiệp, thiết kế bố trí cịn được bảo hộ, từ đó có thể hiểu
rằng, trong thời gian kết thúc thời hạn bảo hộ thì người sử
dụng các sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp và thiết kế bố trí
nói trên khơng cịn nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả nữa. Thời
hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn
( theo quy định tại khoản 2 điều 93 luật SHTT 2005) , bằng
độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp có thời hạn là năm năm và
có thể gia hạn thêm tới hai lần và mỗi lần là năm năm, đối với
thiết kế bố trí mạch bán dẫn có thể kết thúc thời hạn bảo hộ
sau 15 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc sau 10 năm kể từ ngày
thiết kế bố trí đó được người có quyền cho phép khai thác tại
bất kì nơi nào trên thế giới hoặc kết thúc 15 năm từ ngày tạo
ra thiết kế, bố trí.
Ở khoản 1 nhà làm luật quy định việc áp dụng mức trả thù lao
này chỉ được áp dụng khi khơng có thỏa thuận khác, điều đó
có nghĩa rằng pháp luật ưu tiên cơ chế tự thỏa thuận của các
chủ thể trên cơ sở pháp luật, các chủ thể có thể tự do yêu cầu
mức thù lao mà mình mong muốn để giao kết hợp đồng.
9



4. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu( điều 136
Luật SHTT 2005)
Khi một sáng chế hay nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ,
đồng nghĩa với việc chủ sở hữu phải có nghĩa vụ sử dụng các
chủ thể này bởi lẽ trên thực tế có thể có trường hợp một người
đăng ký sáng chế hay nhãn hiệu và được cấp bằng nhưng
không sử dụng trên thực tế hoặc cố tình khơng sử dụng trên
thực tế. Việc này sẽ gây ra ảnh hưởng tới các chủ thể có sáng
chế và nhãn hiệu sử dụng trên thực tế nhưng không đăng ký
được vì đã bị chủ thể khác đăng ký trước đó. Hậu quả của việc
khơng sử dụng, áp dụng sáng chế có thể gây ra cịn là làm
mất đi tính thúc đẩy với các sáng tạo của bản thân tác giả
sáng chế và các chủ thể khác, việc sáng chế khơng được áp
dụng cũng có thể làm cho khả năng cải thiện năng suất lao
động bị giảm sút.
Nhận thấy những hạn chế của việc sáng chế không được áp
dụng, sản xuất trên thực tế, tại Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam hiện hành quy định rất cụ thể về nghĩa vụ sử dụng
sáng chế và nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Thứ nhất, đối với sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ
sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được
bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh,
chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp
thiết của xã hội. Khi có các nhu cầu như nêu trên mà chủ sở
hữu không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho
người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế
theo quy định pháp luật.
Thứ hai, đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ

sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên
nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng
được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn
hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục
từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó
bị chấm dứt hiệu lực. Cụ thể, nếu nhãn hiệu không được chủ
10


sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong
thời hạn năm năm liên tục trước ngày có u cầu chấm dứt
hiệu lực mà khơng có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử
dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính
đến ngày có u cầu chấm dứt hiệu lực.
Nhà làm luật đã dự liệu và xử lý tốt các trường hợp người có
sáng chế được bảo hộ nhưng khơng sử dụng ( trừ một số hạn
chế nêu ở phần trên ), từ các trường hợp dự liệu đó thì nhà
nước có thể giao cho các chủ thể khác quyền sử dụng sáng
chế để đáp ứng nhiều nhu cầu về quốc phòng, an ninh, và các
lý do cấp thiết khác quan trọng.
5. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng
chế phụ thuộc ( điều 137 luật SHTT 2005)
Sáng chế phụ thuộc: là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác
(sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải
sử dụng sáng chế cơ bản.
Điều kiện áp dụng: áp dụng với những sáng chế được tạo nên trên cơ sở một
sáng chế khác và chỉ có thể sử dụng khi được kết hợp với sáng chế ban đầu.
Mục đích của việc áp dụng điều luật này đó là giúp cho những sáng chế phụ
thuộc có thể phát huy tính năng, cơng dụng của mình, tránh tình trạng sáng
chế phụ mất đi cơng năng của mình.

Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc mà khơng có lý do chính đáng thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế
cơ bản theo quy định tại Điều 145 về việc buộc chuyển giao quyền sử dụng
đối với sáng chế. Theo điều 146 luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện
hạn chế quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc, quyền sử dụng
được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền, chỉ được giới hạn trong trong
mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước trừ
trường hợp người nắm độc quyền sáng chế được coi là hành vi hạn chế cạnh
tranh, bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Nếu sáng chế nằm
trong lĩnh vực cơng nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ
được chuyển giao vì mục đích cơng cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý
hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của luật cạnh tranh. Trường hợp
người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế chính không được chuyển
11


nhượng lại quyền này cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cùng
với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ
cấp cho người khác. Người sáng chế ra sáng chế phụ phải trả cho người nắm
độc quyền sáng chế cơ bản một khoản tiền tùy đền bù thỏa đáng tùy vào thỏa
thuận hoặc phù hợp với khung giá đền bù do chính phủ quy định.
Ngoài các yêu cầu trên, trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ
thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và
có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ
sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá
cả và điều kiện thương mại và những điều kiên hợp lý, người được chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế phụ chỉ được chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế đó khi chuyển nhượng cùng với sáng chế phụ.

6. Kết luận.
Việc giới hạn quyền sở hữu công nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng
của pháp luật, giới hạn đó giúp cho các chủ thể xác định được rõ quyền và
nghĩa vụ của mình và những điều mà các chủ thể khác có thể yêu cầu. Bên
cạnh đó việc nhà nước quy định giới hạn quyền sở hữu cơng nghiệp cũng giúp
cho chính chủ thể này đảm bảo được rằng khi cần thiết, Nhà nước vẫn có thể
thay đổi lợi ích của một cá nhân trở thành lợi ích của cả một cộng đồng hoặc
bảo vệ an ninh, quốc phịng, tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ vẫn duy trì được
những quyền lợi phù hợp cho các chủ thể. Tuy về mặt ý nghĩa của những hạn
chế đã được thể hiện một cách rõ ràng, nhưng về mặt hình thức thì vẫn cần
được thay đổi và dự liệu nhiều trường hợp hơn ( đã được nêu cụ thể ở phần
1 ).
III.

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

Tóm tắt: Anh A là nhân viên Tòa soạn báo Đời sống - Pháp luật theo Hợp
đồng lao động số 789/2015/HĐLĐ với nhiệm vụ kiếm tin, viết bài cho Tòa
soạn và được hưởng chế độ theo quy định. Tòa soạn cung cấp tài chính, cơ sở
vật chất kỹ thuật cho anh A thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, anh A viết bài
báo có tiêu đề “Điều tra đường dây sản xuất xăng giả” được đăng trên báo
giấy của Tòa soạn ngày 07/04/2019.
a. Xác định tư cách chủ thể quyền tác giả của anh A, Tòa soạn báo Đời
sống - Pháp luật và phạm vi quyền mà các bên được hưởng trong tình
huống.
12


Trả lời:
b. Trang báo điện tử Vietnamnet muốn đăng bài báo “Điều tra đường dây sản

xuất xăng giả” của anh A trên trang web của họ thì cần xin phép, trả tiền
nhuận bút, thù lao cho ai?
a. xác định căn cứ, quyền của các chủ thể:
Thứ nhất, đây là một tác phẩm được thể hiện dưới dạng một bài báo và được
bảo hộ dưới hình thức tác phẩm báo chí theo quy định tại điều 9, nghị định
22/2018/NĐ-CP nghị định của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi thành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sử đổi, bổ sung một số
điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Quyền của anh A: Theo đó anh A là người trực tiếp viết ra bài báo với tiêu
đề “Điều tra đường dây sản xuất xăng giả” nên được xác định là tác giả của
bài báo nêu trên, anh A là một nhà báo, đã kí hợp đồng lao động với tòa soạn,
được hưởng lương, chế độ đãi ngộ lao động theo pháp luật. Việc sáng tác bài
báo nêu trên chính là thực hiện nhiệm vụ sáng tác nêu trong hợp đồng lao
động. Vì vậy anh A sẽ có quyền nhân thân đối với tác phẩm quy định tại
khoản 1,2,4 của điều 19 luật SHTT bao gồm:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm.
- Thứ hai, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố.
- Thứ ba, quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác
sửa chữa, cắt xém, hoạc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Trường hợp có thỏa thuận khác thì pháp luật tơn trọng thỏa thuận giữa các
bên.
Những quyền của anh A được nêu trên sẽ được bảo hộ vô thời hạn theo quy
định tại khoản 1 điều 27 luật sở hữu trí tuệ.
Về quyền của tòa soạn nêu trên: Điều 39 luật SHTT 2005 : “Chủ sở hữu
quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp
đồng với tác giả”.
Thứ hai, Từ quy định đã nêu, áp dụng với thực tế là tịa soạn nêu trên chính là
chủ thể đã kí hợp đồng lao động với anh A và giao nhiệm vụ viết bài cho tòa

soạn này, đối chiếu với quy định nêu trên, có thể khẳng định tịa soạn trên
chính là chủ sở hữu quyền tác giả với bài báo “Điều tra đường dây sản xuất
xăng giả” của anh viết A.
Tại khoản 1 điều 39 quy định về giới hạn quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
là tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức
mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của
Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
13


Trong trường hợp này, nếu như có một thỏa thuận nào khác về việc chuyển
giao quyền tác giả trong hợp đồng lao động thì pháp luật tơn trọng ý kiến và
thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp khơng có thỏa thuận khác, tịa soạn
nêu trên sẽ có quyền như sau:
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm:
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc
phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng
nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ
sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự
đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền làm tác phẩm phái sinh: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải, tuyển chọn.
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng:Quyền biểu diễn tác phẩm trước
công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc
cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc
thơng qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà
công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao
gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà cơng chúng có thể tiếp cận
được.

Quyền sao chép tác phẩm:Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu
quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc
tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm
cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Quyền phân
phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình
thức, phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được để bán,
cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm. Khác với nhập khẩu song song
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác:Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc
cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến
công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do
chính họ lựa chọn.

14


Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính: Quyền cho th bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho
phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền
trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác
cho chủ sở hữu quyền tác giả
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tại điểm b khoản 2 điều 27 luật SHTT
2005 quy định về thời hạn bảo hộ các quyền quy định tại khoản 3 điều 19 và
điều 20 của luật này, ngoài các tác phẩm như điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật

ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì các tác phẩm khác được bảo hộ quyền tác
giả suốt cuộc đời và năm năm tiếp theo sau khi tác giả chết.
b. Tình huống b.
Trường hợp tờ báo VietNamNet muốn đăng tải bài báo“Điều tra đường dây
sản xuất xăng giả” của anh viết A của tòa soạn nêu trên, tờ báo này có nghĩa
vụ xin phép tịa soạn sở hữu quyền tác giả nêu trên, nếu được tòa soạn cho
phép mới được quyền sử dụng quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản
sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 điều 20 luật SHTT 2005. Trường
hợp được sự đồng ý của tòa soạn nêu trên, tờ báo VietNamNet phải trả tiền
cho chủ sở hữu quyền tài sản nêu trên.
KẾT LUẬN: theo các quy định pháp luật Việt Nam, có năm
trường hợp giới hạn quyền sở hữu cơng nghiệp bao gồm có
quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước, quyền sử dụng
trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nghĩa vụ trả
thù lao cho tác giả sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí, nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu và nghĩa vụ cho
phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ,
các giới hạn trên có thể mang tính quyền hoặc nghĩa vụ cho
các bên, đặc biệt nó là sợi dây để bảo vệ quyền lợi thích đáng
cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
2. Nghị định của Chính phủ số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT Việt Nam năm 2005 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả,
quyền liên quan.


3. Giáo trình Luật Sở Hữu Trí Tuệ- chủ biên Phùng Trung
Tập
4. />5. />6. />7. />8. />
16



×