Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KHÔNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.01 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỒ LÊ HỒNG NGÂN
B2006462

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH
CỦA TÁC GIẢ HECTER MALOT

Niên luận Ngữ Văn
Ngành Văn học

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Nhung

Cần Thơ, 2022


Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung –
giảng viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn trường đại học Cần Thơ. Cơ đã hướng
dẫn tận tình, chu đáo giúp tơi thực hiện và hồn thành bài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đối với các quý thầy cô trường đại học Cần Thơ đã
giảng dạy giúp tơi tích lũy kiến thức trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài
này.
Niên luận với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector
Malot” là bài nghiên cứu đầu tiên của tơi cịn nhiều sai sót nên mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của q thầy cơ.


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Văn học Pháp là một trong những nền văn học lâu đời nhất trên Thế giới. Văn
học Pháp vừa lãng mạn, nhẹ nhàng mà vẫn chân thực phản ánh xã hội qua nhiều khía
cạnh khác nhau. Trong suốt quá trình vận động và phát triển nền văn học này cho ra
đời biết bao thế hệ tác giả tài ba, biết bao tác phẩm mang đậm các giá trị sâu sắc. Một
trong những ngôi sao sáng của nền văn học to lớn này là Hector Malot. Ông là nhà văn
nổi tiếng của Pháp với các tác phẩm để đời như Trong gia đình, Ẩu đả về hôn nhân ...
Nhắc đến Hector Malot không thể bỏ qua Khơng gia đình, một tiểu thuyết gối đầu nằm
của biết bao độc giả. Đây được xem như quyển tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào
người Pháp Hector Malot.
Theo dịng chảy khắc nghiệt của văn học, Khơng gia đình vẫn tồn tại và nhận
được sự yêu mến của biết bao độc giả không chỉ do các giá trị mà tác phẩm mang lại
mà còn do nghệ thuật xây dựng nhân vật tài ba của tác giả Hector Malot. Đây khơng
chỉ là quyển tiểu thuyết cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi người, nó mang đến các
bài học ý nghĩa như là tinh thần vượt khó khơng dễ dàng từ bỏ dù có bao khó khăn gian
nan, ngợi ca tình bạn trong sáng thuần khiết khơng chỉ ở mối quan hệ người với người
mà còn là giữa người và động vật. Quyển tiểu thuyết như một lăng kính thu nhỏ cho ta
thấy được cuộc sống bấp bênh vất vả của nhiều tầng lớp con người trong xã hội từ
người hát rong, kẻ lưu manh lợi dụng trẻ con người nông dân lao động chân tay cho
đến cuộc sống của những người giàu có quyền q. Dưới ngịi bút sắc sảo của Hector
Malot hình tượng nhân vật khơng chỉ mang tính lý tưởng mà cịn chân thực, chân thực
từ tính cách cho đến số phận của con người. Thơng qua đó người đọc có thể cảm nhận
được những mảnh đời những số phận khác nhau trong đời sống. Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Khơng gia đình vơ cùng đặc sắc. Đây là tiểu thuyết với nhiều loại
nhân vật khác nhau. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết này khơng q phức tạp mà
vẫn có vai trị vơ cũng quan trọng đối với tác phẩm. Hector Malot đã xây dựng một thế
giới nhân vật không chỉ là con người với các tính cách phẩm chất số phận khác nhau
1



mà còn là động vật. Trong tác phẩm các con vật đã được Hector Malot thổi một luồng
gió mới mang các nét tính cách tinh nghịch đáng yêu vào làm cho người đọc say đắm
ngay từ những vẫn chữ đầu tiên. Đọc tiểu thuyết người đọc như đang sống cùng nhân
vật, cảm thấy nghẹn ngào khi nhân vật gặp bất trắc và vỡ òa cảm xúc cùng nhân vật
trong khung cảnh trùng phùng. Thế giới nhân vật trong tác phẩm làm cho người đọc cứ
ngỡ các nhân vật không chỉ đang bước đi trên từng trang giấy mà như bước ra khỏi đó
đến với đời sống con người, điều đó đã để lại dấu ấn sâu đậm khó phai trong lịng khán
giả. Những điều đó đã góp phần tạo nên một Khơng gia đình tồn tại mãi mặc cho thời
gian cứ trôi.
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này không chỉ do các yếu tố trên mà còn do tiểu
thuyết Khơng gia đình mang lại cho chúng tơi một tình cảm sâu đậm khó tả, nó đã cho
chúng tơi được sống từng khoảnh khắc cùng nhân vật, chúng tôi như bắt gặp mình
trong tác phẩm, đặc biệt hơn là mảng đề tài thế giới nhân vật này. Mặc dù, đây là đề tài
chưa có người nghiên cứu và khơng có quá nhiều nguồn tài liệu tham khảo, nhưng
chúng tôi vẫn quyết định lựa chọn và cố gắng nghiên cứu một cách hồn chỉnh nhất có
thể. Vì vậy, chúng tơi mong muốn thơng qua đề tài này tìm ra những cái hay, cái đẹp
mà tác giả muốn thông qua nhân vật để truyền tải đến độc giả. Chúng tôi cũng hy vọng
bài nghiên cứu của mình được góp một phần vào công cuộc nghiên cứu về tác giả
Hector Malot và tác phẩm của ơng nói chung hay thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Khơng gia đình nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Để hiểu rõ hơn về một tác phẩm, có thể nghiên cứu trên nhiều phương diện. Một
trong những phương diện khơng thể bỏ qua đó là thế giới nhân vật. Thơng qua việc tìm
hiểu về thế giới nhân vật giúp cho người tiếp nhận không chỉ hiểu rõ hơn về những tư
tưởng, ý nghĩa được tác giả thổi vào trong các sáng tác của mình mà cịn những nét đắc
sắc khác của tác phẩm. Khi nghiên cứu đề tài này các nhà cứu sẽ lựa chọn những đặc
điểm nổi bật của từng nhân vật trong tác phẩm từ đó khái quát lên thành những đặc
trưng tiêu biểu về ngoại hinh, tính cách. Họ có thể thơng qua những bi kịch, số phận để

2



hiểu hơn về nhân vật của mình.
Đề tài nghiên cứu về thế giới nhân vật, người nghiên cứu có thể chọn nghiên
cứu thế giới nhân vật trong một tác phẩm của tác giả hay nhiều tác phẩm của tác giả. Ở
đây, chúng tôi sẽ chọn nghiên cứu trong một tác phẩm, cụ thể đó là tiểu thuyết Khơng
gia đình. Tiểu thuyết Khơng gia đình được sáng tác cách đây từ lâu là được khá nhiều
khán giả biết đến đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi. Cho đến nay, tiểu thuyết được dịch ra
tiếng Việt với các tên như Vô gia đình do Nguyễn Đỗ Mục và Đào Hùng dịch (1931),
Huỳnh Lý dịch với tên gọi Khơng gia đình. Mặc dù, đây là quyển tiểu thuyết được khá
nhiều bạn đọc biết đến nhưng những tài liệu liên nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm
này vẫn không nhiều, đa phần chỉ là những bài mang tính chất giới thiệu khái quát về
tác phẩm. Tiểu thuyết Khơng gia đình đã được Hồ Biểu Chánh phong tác thành Cay
đắng mùi đời (1923).
Việc nghiên cứu đề tài thế giới nhân vật của tác giả Hector Malot hay cụ thể là
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Khơng gia đình đến nay theo chúng tơi tìm hiểu vẫn
chưa thấy ai nghiên cứu. Trước tình trạng này, chúng tôi- người thực hiện đề tài nghiên
cứu này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận tài liệu để làm nền tảng cho bài
nghiên cứu của mình vì chưa tìm thấy kho báu nào do người đi trước để lại. Vì thế,
chúng tơi sẽ chọn những tài liệu về tác giả Hector Malot và tác phẩm Không gia đình,
trên nền tảng đó sẽ tự thân liên kết với những phát hiện riêng của bản thân để thực hiện
nghiên cứu đề tài này. Ngồi ra, chúng tơi cịn tìm kiếm được luận văn “Tìm hiểu tiểu
thuyết phóng tác Hồ Biểu Chánh” của Nguyễn Hồng Đạt (2010), trong đó có nói đến
tác phẩm Cay đắng mùi đời được phỏng tác từ tiểu thuyết Khơng gia đình từ đó có cái
nhìn mới hơn về quyển tiểu thuyết này. Mặc dù, khơng hồn tồn trùng khớp với đề tài
nhưng đây là những bài nghiên cứu nghiêm túc nên chúng tôi xem như một phần của
lịch sử vấn đề.
Tóm lại, dù khơng tìm kiếm được nhiều tài liệu đã được nghiên cứu từ trước
nhưng chúng tôi vẫn nghiêm túc thực hiện đề tài này với tất cả những nguồn tài liệu
mình tìm được và kết hợp cùng những phát hiện của bản thân với mong muốn hoàn


3


thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất có thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứ đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Khơng gia
đình của Hector Malot chúng tơi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tác giả Hector Malot
cũng như tác phẩm thành công vang dội của ơng. Ngồi ra, cịn khám phá ra sự đa dạng
của các nhân vật trong tiểu thuyết đã được tác giả khắc hoạ một cách phong phú, sinh
động, cũng như thông qua các nhân vật giúp người đọc tiếp nhận được các giá trị mang
đậm tính nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Hiểu thêm về nghệ thuật
đặc sắc, mới lạ mà tác giả dùng để miêu tả nhân vật của mình.
Mặt khác, thơng qua thế giới nhân vật chúng tôi cũng mong muốn cho người
đọc hiểu thêm về xã hội lúc bấy giờ, một xã hội mà ở đó con người ta đặt nặng đồng
tiền lên trên. Bên cạnh đó vẫn có những người dù cho có trải qua bao nhiêu khó khăn
thăng trầm đi nữa vẫn giữ được những phẩm chất cao q của mình, ln ln muốn
làm người có ích, khơng bao giờ muốn đánh mất đi phẩm giá của mình.
Khẳng định được tài năng và những đóng góp của văn hào người Pháp Hector
Malot đối với nền văn học Pháp cũng như thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này sẽ được chúng tôi tập trung vào phương
diện nhân vật của tiểu thuyết Khơng gia đình cùng với các nghệ thuật đặc sắc xây dựng
nhân vật.
Phạm vi nghiên cứu của niên luận này sẽ được chúng tôi tập trung vào tiểu
thuyết Không gia đình của tác giả Hector Malot do Phạm Văn Dĩnh dịch và nhà xuất
bản Hồng Đức chịu trách nhiệm xuất bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã vận dụng các phương
pháp sau đây để thực hiện


4


Phương pháp phân tích- tổng hợp: đây được xem như phương pháp chính của
niên luận này, chúng tơi dung phương pháp này để phân tích từng loại nhân vật sau đó
tổng hợp lại để có cái nhìn tổng qt hơn về thế giới nhân vật trong tác phẩm, giúp cho
người đọc dễ dàng nắm được nội dung chính của bài nghiên cứu.
Phương pháp thống kê- phân loại: chúng tôi dùng phương pháp này để thống kê
các loại kiểu nhân vật trong tác phẩm sau đó phân loại các nhân vật ra thành từng loại
thể khác nhau để bài nghiên cứu trở nên khoa học hơn.
Phương pháp loại hình: được dùng để xác định đặc điểm của từng loại hình
nhân vật, chia thành các tiểu loại phù hợp để nghiên cứu.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Một số vấn đề về nhân vật
1.1.1 Khái niệm nhân vật
Để góp phần tạo nên một tác phẩm văn học hồn chỉnh ngồi ngơn từ là chất
liệu chính thì nhân vật là một yếu tố khơng thể thiếu bởi đó là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng.
Nhân vật văn học luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm đến nên
cũng có nhiều quan điểm, nhận định được đề ra. Trong 150 Thuật ngữ văn học của Lại
Nguyên Ân biên soạn đã nêu ra “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ
thuật ngôn từ.Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi cịn là các con vật, các loài
cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người.”

Nhân vật không nhất thiết phải là con người nhưng được nhà văn dùng ngịi bút của
mình thổi hồn vào một cách tỉ mỉ chi tiết và sáng tạo với các tính cách, phẩm chất của
con người. Chẳng hạn như trong Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tơ Hồi nhân vật
trong đó là Dế Mèn, Bọ Ngựa, hay trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn
người Chile Luis Sepúlveda nhân vật là chú mèo và cô hải âu. Tuy nhân vật là các loài
động vật nhưng chúng đã được nhà văn miêu tả với tác tính cách, tình cảm của con
người.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả tong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như (Tấm
Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể khơng có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ
nào” trong Truyện Kiều.” Nhân vật trong tác phẩm văn học có tính ước lệ và đa dạng
cả về tính cách lẫn tên gọi, có thể có tên riêng cụ thể cũng có thể khơng có tên hay lấy
nghề nghiệp, đặc trưng riêng ra làm cách gọi nhân vật đó.

6


Nhân vật là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn
về con người. Dù cho nhân vật có là con người hay con vật, cây cối, có tên cụ thể hay
khơng thì nhân vật vẫn là một yếu tố quan trọng đối với một tác phẩm văn học. Ngoài
ra “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của
một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách.” Nhân vật văn
học về những “con người nhỏ bé”, “con người thừa”,... là do những đặc trưng nổi bật
về nhân vật văn học được tổng hợp lại mà hình thành. Khi những nhân vật văn học
được tác giả xây dựng thành công và trở nên nổi tiếng rộng rãi có được chỗ đứng vững
vàng trong lịng độc giả sẽ thành những “hình tượng vĩnh cửu (như Prométhée, Faust,
Don Juan,...)” Nhân vật văn học không chỉ có vai trị quan trọng đối với tác phẩm mà
nó cịn góp phần chứng tỏ thế giới quan vơ cùng phong phú của một nhà văn. Thông
qua nhân vật cùng các bút pháp của mình nhà văn sẽ đưa thế giới khách quan vào trong
tác phẩm từ đó góp phần tạo nên khuynh hướng, trường phái tồn tại mãi theo dòng

chảy của thời gian.
1.1.2. Chức năng của nhân vật
Nhân vật văn học là phương tiện để phản ánh hiện thực, khái qt tính cách con
người. Có thể nói tính cách cũng là nhân vật, bởi tính cách là một hiện tượng xã hội
nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử. Trong truyền
thuyết, thần thoại nhân vật thường mang những nét siêu nhiên, điều đó thể hiện mong
muốn của tác giả thơng qua nhân vật để khái quát, lý giải những điều trong cuộc sống.
Trong truyện cổ tích thơng qua các nhân vật như Tấm và Cám hay Thạch Sanh và Lý
Thông người đọc có thể rút ra các bài học về lẽ phải hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nhân vật còn chứa đựng những tư tưởng,những hiện thực và cả những mong
muốn mà nhà văn muốn truyền tải đến người tiếp nhận. Chẳng hạn như đằng sau nhân
vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một hiện thực đau khổ,
người đọc có thể thơng qua nhân vật ấy đề phần nào biết được chính xã hội đương thời
đó đã nhào nặn Chí từ một con người lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Đại. Hay trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã phản ánh một xã hội bị tha hóa nặng nề

7


“Tây Tàu nhố nhăng”. Ngoài ra, Thúy Kiều trong Truyện Kiều là một người phụ nữ tài
sắc vẹn toàn nhưng lại chính những tư tưởng cũ, chính dịng đời đã đưa đẩy nàng đến
chốn lầu xanh. Ngồi ra, thơng qua nhân vật Thúy Kiều cũng là tiếng nói của Nguyễn
Du tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên quyền sống quyền được yêu
đương của con người. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật
không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình
tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". Nhân vật văn học chính là
người đã dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhưng nhân vật
được nhà văn dùng các phương tiện nghệ thuật tạo nên, không thể nào sao y con ngưởi
thực tại được, nên khi đọc tác phẩm ta không thể lấy nhân vật văn học ra làm thước đo
cho con người thực tế và ngược lại không thể lấy cuộc sống thực tế để gị bó nhân vật.

Tùy vào lựa chọn của nhà văn muốn phản ánh đời sống ở phương diện nào, muốn miêu
tả nhân vật như thế nào mà nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, những khía cạnh
mà mình muốn mang vào tác phẩm để phù hợp để quan niệm sáng tác của mình. Vì thế
nhà văn đã tạo nên các nhân vật nhằm tái hiện được nhiều khía cạnh của đời sống, càng
nhiều nhân vật thì càng khắc họa đựơc nhiều mặt của cuộc sống và càng làm cho tác
phẩm trở nên phong phú đặc sắc hơn. Việc sáng tạo được nhiều nhân vật cũng thể hiện
được tài năng và vốn sống phong phú của nhà văn. Thông qua nhân vật văn học cũng
góp phần cho người đọc thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn. Để tạo nên thành
công của một tác phẩm thì nhân vật văn học là một yếu tố không thể bỏ qua.

1.1.3. Phân loại nhân vật
Nhân vật là hình tượng khơng thể thiếu trong tác phẩm văn học, chính nhân vật
đã dẫn dắt người đọc vào thế giới của tác phẩm. Nhân vật văn học được xây dựng vô
cùng phong phú đa dạng để gây ấn tượng với người đọc. Từ những góc độ khác nhau
có thể chia nhân vật thành nhiều kiểu loại khác nhau.
Dựa vào vai trị nhân vật được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân
vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và giữ vai
trò quan trọng trong việc thể hiện đề tài, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính

8


thường được tác giả tập trung miêu tả khắc họa cả về ngoại hình lẫn tính cách để gây
ấn tượng sâu đậm với người đọc. Các sự kiện chính diễn ra trong tác phẩm hầu như đều
có sự tham gia của nhân vật chính nhằm làm nổi bật thêm vai trị của nhân vật chính
đối với tác phẩm. Nhân vật chính cịn giữ vai trị cốt lõi trong việc xây dựng cốt truyện
và quan điểm nghệ thuật của nhà văn, ngồi ra nhân vật chính cịn góp phần thúc đẩy
sự phát triển của cốt truyện. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Cải ơi của tác giả
Nguyền Ngọc Tư nhân vật chính là ơng Năm Nhỏ, hay trong Cây cam ngọt của tơi của
nhà văn José Mauro de Vasconcelos có nhân vật chính là cậu bé Zezes.Thơng qua nhân

vật chính giúp người đọc hiểu rõ được các giá trị, tư tưởng mà nhà văn muốn truyền
tải. Ngồi ra, cịn là những suy tư trăn trở của nhà văn về một vấn đề nào đó và muốn
đối thoại với người đọc. Trong một tác phẩm có thể có một hay nhiều nhân vật chính,
trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng các nhân vật chính là Xn Tóc Đỏ, cụ cố Hồng, cơ
Tuyết...hay Truyện Kiều của Nguyễn Du nhân vật chính là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ
Hải.... Ngồi nhân vật chính thì nhân vật phụ cũng có vai trị nhất định đối với tác
phẩm. Nhân vật phụ giữ vai trò thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt
truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Tuy
là nhân vật phụ nhưng vẫn được nhà văn khái quát về tính cách, xuất thân, ngoại hình...
Chẳng hạn như thằng Cị trong Đất rừng phương Nam của Đồn Giỏi, dì Poly trong
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain... Tuy là nhân vật phụ nhưng
các nhân vật này cũng góp phần hỗ trợ cho nhân vật chính và đằng sau đó có thể chứa
nội dung tư tưởng quan trọng. Như trong Cây cam ngọt của tôi của nhà văn José Mauro
de Vasconcelos nhân vật ông Bồ, xuất hiện không nhiều cũng khơng ít nhưng ơng Bồ
như một người chữa lành vết thương tâm hồn cho cậu bé Zezes. Hay người bán vải
trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, người bán vải, một nhân vật chỉ được
nhắc đến thoáng qua nhưng có vai trị nhất định. Người đàn ơng này đã góp phần làm
tan vỡ gia đình Nương khiến chị em Nương rơi vào cuộc sống trầm khuất, nếu khơng
có nhân vật này cốt truyện sẽ thay đổi. Nhân vật phụ tuy không được nhà văn quá chú
tâm miêu tả nhưng ln có vai trị khá quan trọng đối với tác phẩm, nhân vật này làm
cho cốt truyện trở nên trọn vẹn hơn, góp phần truyền tải giá trị tư tưởng và giá trị nội
9


dung của tác phẩm. Bên cạnh nhân vật chính và phụ cịn có nhân vật trung tâm. Đây là
nhân vật được thể hiện đặc biệt nổi bật, có ý nghĩa tư tưởng- thẩm mỹ sâu sắc nhất.
Như Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lão Hạc của Nam Cao, chị Dậu
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố... Tất cả những nhân vật ấy đều là nhân vật trung tâm,
các nhân vật xuất hiện xuyên suốt tác phẩm và những sự kiện trọng tâm đều được xoay
quanh kiểu nhân vật này. Nhân vật trung tâm thường được nhà văn xây dựng là nhân

vật điển hình trong một hồn cảnh nhất định chẳng hạn như Chí Phèo, thị trong Vợ
nhặt. Nhà văn thường dùng tên các nhân vật trung tâm đặt tên cho tác phẩm như Nhũng
cuộc phiêu luu của Tom Sawyer của Mark Twain, Lão Hạc của Nam Cao, Truyện Kiều
của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu...
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật
văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính
diện cịn được gọi là nhân vật tích cực. Đây là kiểu nhân vật hiện lên với những phẩm
chất tốt đẹp, những hành động cao cả được nhà văn miêu tả nhằm khẳng định những lý
tưởng, chuẩn mực xã hội theo từng thời đại. Bởi vì chuẩn mực xã hội đều thay đổi theo
thời gian nên từng giai đoạn văn học nhân vật chính diện sẽ được xây dựng khác nhau.
Theo giai đoạn văn học dân gian, nhân vật chính diện là hình ảnh cơ Tấm, chàng Thạch
Sanh, Thánh Gióng... đây là những nhân vật ln hiền lành, nhân vật chính diện nhằm
ca ngợi sức mạnh cộng đồng, tinh thần đoàn kết và lý giải những hiện tượng siêu
nhiên, thể hiện những ước mơ của con người về một thế giới siêu thực ở đó có ơng bụt,
bà tiên. Đến văn học trung đại nhân vật chính diện là những kẻ sĩ coi thường công
danh, người quân tử trung với vua, yêu dân như con như Lê Lợi trong Bình Ngơ đại
cáo, Quang Trung trong Hồng Lê nhất thống chí. Ngồi ra cịn là tài tử giai nhân như
Thúy Kiều, Lục Vân Tiên... Trong văn học hiện thực phê phán nhân vật chính diện là
những con người nhỏ bé luôn bị chèn ép áp đặt, đến cả quyền sống và làm người của
họ cũng bị tước đi. Chẳng hạn, như Chị Dậu trong Tắt đèn, Lão Hạc trong tác phẩm
cùng tên. Họ được tác giả xây dựng là nhan vật chính diện với những bản chất tốt đẹp
nhưng lại bị thế lực mạnh hon chà đạp khiến cho cuộc đời họ khơng cịn lối thốt. Văn
học kháng chiến nhân vật chính diện là những người anh hùng dám đứng len hy sinh
10


thân mình vì đất nước, ln chiến đấu hết mình vì Tổ Quốc, họ sẵn sàng quyết tử để Tổ
Quốc quyết sinh, như hình ảnh chị Sứ trong Hịn Đất của Anh Đức, Tnú trong Rừng Xà
Nu của Nguyễn Trung Thành. Ngồi ra cịn là những người dan lương thiện đã biết
dứng lên chống trả lại sự áp bức bốc lột của xã hội, họ đã tìm được con đường để giải

thốt cho chính bản thân mình khơng cịn đứng im chịu đựng như trong văn học dân
gian nữa. Có thể nói nhân vật chính diện mang tính lịch sử bởi các nhân vật ấy vừa
phản ánh thời đại vừa thể hiện ước ao mong mỏi của con nguời trong xã hội đó. Khi
xây dựng nhân vật chính diện với những bản chất tốt đẹp theo chuẩn mực của thời đại,
họ đại diện cho cái đẹp cái tốt, nhà văn thường dùng các bút pháp lãng mạn để thi vị
hóa lý tưởng hóa họ. Nhưng những chuẩn mực đó sẽ thay đổi theo thời gian. Vì thế khi
xây dựng nhân vật chính diện nhà văn phải chú ý những chuẩn mực lý tưởng của thời
đại. Nhân vật phản diện còn được gọi là nhân vật tiêu cực. Nhân vật phản diện thường
mang những phẩm chất xấu xa, trái với tư tưởng chuẩn mực xã hội và được nhà văn
mieu tả với thái độ phê phán lên án. Nhân vật phản diện và nhân vật chính diện là hai
kiểu nhân vật luôn luôn đối lập với nhau. Hai kiểu nhân vật này tuy đối nghịch với
nhau nhưng chúng lại bổ sung hỗ trợ cho nhau để góp phần tạo nên giá trị cho tác
phẩm. Khơng có nhân vật phản diện thì các phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính diện
khó có thể nổi bật lên được, tác phẩm cũng khơng thể nào có tính hiện thực được. Nhân
vật phản diện cũng giống như nhân vật chính diện, tùy vào từng thời kì văn học, tùy
vào từng thời đại với các chuẩn mực lý tưởng khác nhau mà được tác giả xây dựng
khác nhau. Trong văn học dân gian nhân vật phản diện là những người ln mưu mơ vì
vật chất, ham muốn vật chất giàu sang, ỷ mạnh hiếp yếu như mẹ con Cám, Lý Thông.
Đến văn học trung đại thì nhân vật phản diện là lũ nịnh thần phản nước, là những tên
gian ác, sẵn sàng vì lợi ích của mình mà khơng từ thủ đoạn, sẵn sàng lừa người khác đê
đạt được thứ mình muốn như Mã Giám Sinh, Tú Bà trong Truyện Kiều, Trịnh Khâm
trong Lục Vân Tiên... Trong văn học hiện thực phê phán thì nhân vât phản diện được
nhà văn chăm chút nhiều hơn bởi chính kiểu nhân vật này phản ánh sâu sắc xã hội lúc
bấy giờ. Họ là những bọn cường hào ác bá chà đạp lên quyền sống còn, quyền làm
người của những người dân thấp cổ bé họng như Bá Kiến trong Chí Phèo, Nghị Quế
11


trong Tắt đèn. Đặc biệt trong văn học phê phán đơi khi khơng có sự phân định rạch rịi
giữa nhân vật chính diện và phản diện như Chí Phèo, Chí là một người nông dân lương

thiện luôn khao khát được hạnh phúc nhưng lại bị cái xã hội tàn ác đó đã biến hắn
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Việc phân chia đâu là nhân vật chính diện đâu là
nhân vật phản diện là một việc khá khó và nó chỉ mang tính ước lệ, tương đối. Chính
việc xây dựng các nhân vật phản diện với các bản chất như thế giúp cho nhà văn phản
ánh hiện thực vào tác phẩm một cách chân thực hơn và góp phần làm phong phú thế
giới nhân vật cho tác phẩm.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng,
nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Nhân vật chức năng hay còn
gọi là nhân vật mặt nạ đây là loại nhân vật xuất hiện trong tác phẩm chỉ để thực hiện
một chức năng nhất định và khơng có đời sống nội tâm. Kiểu nhân vật này thường xuất
hiện trong văn học dân gian. Trong truyện cổ tích nhân vật chức năng là các ông Bụt,
bà Tiên, các nhân vật này xuất hiện từ đầu đến cuối chỉ với một chức năng đó là hóa
giải khó khăn, giúp đỡ cho nhân vật gặp nạn để đi đén kết thúc có hậu. Chính vì xuất
hiện trong tác phẩm chỉ có chức năng như thé nên khi nhắc đến các nhân vật ấy người
đọc sẽ nghĩ ngay đến vai trò của các nhân vật này trong tác phẩm. Chẳng hạn như nói
đến người anh hùng trong truyện cổ tích thì nghĩ ngay đến một người ca to lực lưỡng
có sức mạnh phi thường diệt trừ yêu ma quỷ quái, cô Tiên sẽ là một người xinh đẹp
tuyệt trần xuất hiện kiêu sa lộng lẫy. Nhân vật chức năng tuy xuất hiện chỉ có một chức
năng nhất định nhưng vẫn có vai trị đặc biệt trong tác phẩm, góp phần phản ánh đời
sống như sự có mặt của ơng Bụt bà Tiên phản ánh niềm tin của con người vào một thế
lực thần tiên giúp đỡ con người trong lúc khó khăn. Tiếp đến là nhân vật loại hình cịn
gọi là nhân vật điển hình, đây là loại nhân vật tiêu biểu đại diện cho đặc điểm, tính
cách cho một loại người nhất định của một thời đại xã hội. Nhân vật loại hình đóng vai
trị mang tính điển hình. Chẳng hạn như nhân vật lão Apagong của Molie là một nhân
vật điển hình cho thói keo kiệt bủn xỉn. Hay Bá Kiến trong Chí Phèo được nhà văn xây
dựng đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ, một con người độc ác bốc lột chà đạp
lên tầng lớp thấp hơn, chính những con người như thế đã chèn ép và góp phần làm
12



những người nơng dân lương thiện như Chí Phèo dần đánh mất bản thân mình. Đơi khi
nhân vật loại hình không xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm nhưng lại là nhân vật
đại diện cho một lớp người, như nhân vật A Châu trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn
Tơ Hồi là nhân vật đại diện cho những người giúp đỡ và giác ngộ cách mạng đến mọi
người xung quanh. Khi xây dựng nhân vật loại hình nhà văn cần phải biết đâu là đặc
điểm, tính cách tiêu biểu của một một loại người của một thời đại để khắc họa nhân vật
cho hồn chỉnh nhất có thể. Kế đến là nhân vật tính cách, đây là kiểu nhân vật phức
tạp, có tính cách thay đổi tùy theo sự tác động của hồn cảnh. Nhân vật tính cách
thường có mâu thuẫn nội tại, tính cách thường có một q trình tự phát triển, thay dổi
là do có sự tác động và do cá nhân nhân vật, do sự cộng hưởng của nhân vật và mơi
trường. Chí Phèo là kiểu nhân vật tính cách, từ một anh nơng dân lương thiện do vào tù
mà trở thành một con người khác, khi ra tù trở thành tay sai cho Bá Kiến cũng là do
Chí muốn như thế. Khi Chí muốn quay trở lại làm người lương thiện không chỉ do sự
tác động bởi cuộc gặp gỡ với thị Nở mà còn do bản chất sâu bên trong con người của
Chí vẫn là một người lương thiện, khi gặp hoàn cảnh tác động no đã trỗi dậy. Ngồi ra
cịn có Thúy Kiều, hoàn cảnh thay đổi Thúy Kiều cũng thay đổi và dần trưởng thành
hơn theo thời gian.Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp, độc đáo, cá biệt
và kiểu nhân vật này phù hợp với xu hướng sáng tác chủ nghĩa hiện thực. Tiếp theo là
nhân vật tư tưởng, đây là kiểu nhân vật có hạt nhân cấu trúc khơng phải là chức năng,
tính cách hay số phận mà là tư tưởng nào đó nhà văn muốn gửi gắm vào trong tác
phẩm. Chẳng hạn như nhân vật ông già trong Ơng già và biển cả của Ernest
Hemingway, hình tượng ông già tượng trưng cho tư tưởng “con người có thể bị đánh
bại nhưng khơng thể bị khuất phục.” Hình tượng ơng già khơng khơng phải là hình
tượng đại diện cho người nào cả mà được miêu tả để tượng trưng cho một tư tưởng lớn.
Hay nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là một nhân vật với các
tính xấu như ham ăn, lười biếng mà vẫn giữ được tâm lành và đến cuối vẫn được Phật
Tổ ban thưởng. Qua nhân vật Trư Bát Giới chính là tư tưởng con đường tới Phật pháp
là dành cho mọi chúng sinh khi họ có tâm lành và lịng hướng Phật. Có thê nói nhân
vật tư tưởng chính là người phát ngơn cho những tư tưởng của nhà văn.
13



Ngồi ra có thể dựa vào thể loại văn học, nhân vật văn học được chia thành
nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Tuy nhiên các cách chia chỉ mang tính
tương đối. Bởi các nhân vật văn học vô cùng đa dạng phong phú, không phải lúc nào
cũng phân chia rạch ròi được, một nhân vật có thể thuộc kiểu nhân vật này lẫn kiểu
nhân vật khác. Việc phân loại nhân vật tuy mang tính tương đối nhưng rất có ích cho
người nghiên cứu, giúp người nghiên cứu dễ dàng hệ thống nhân vật và thuận tiện
trong việc phân tích thế giới nhân vật hơn.

1.2. Tác giả Hector Malot và tiểu thuyết Khơng gia đình
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Hector Malot sinh ngày 20 tháng 5 năm 1830 tại La Bouille thuộc SeineMaritime miền Bắc nước Pháp và mất ngày 17 tháng 7 năm 1907 tại Fontenay sous
Bois. Ông là một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết nổi tiếng người Pháp, các tiểu thuyết
của ông được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới yêu mến. Ban đầu ông theo ngành luật
và học luật ở cả Paris và Rouen. Sau đó ơng khơng làm việc trong ngành luật mà trở
thành nhà phê bình văn học cho L'Opinion và nhà phê bình kịch tính cho Lloyd
Francais. Dần bắt đầu con đường sáng tác văn chương của mình.
Tác phẩm đầu tay của ơng ra mắt vào năm 1859 có tựa đề là Les Amants
(Những người tình), tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và thu hút được khá nhiều
độc giả. Trong suốt sự nghiệp sáng tác lâu dài của mình, ơng đã sáng tác hơn bảy mươi
tác phẩm. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Vợ chồng (1865); Những đứa trẻ
(1866); Quán trọ đời người (4 tập, 1875-76); Trong gia đình (1893)...
Hector Malot từng nói rằng sẽ từ giã việc viết tiểu thuyết vào năm 1895. Tuy
nhiên, chỉ một năm sau, ông trở lại với cuốn L'amour Dominateur. Ơng cũng đã tìm
cách kể lại cuộc đời mình trong văn học với tư cách là một tác giả.

1.2.2. Tiểu thuyết Khơng gia đình
Khơng gia đình (San Families) được xuất bản năm 1878 và là quyển tiểu thuyết
thành công, nổi tiếng nhất của Hector Malot. Quyển tiểu thuyết này được bình chọn

14


hay nhất về đề tài giáo dục ở Pháp. Tác phẩm đã nhận được giả thưởng của Viện Hàn
lâm Văn học Pháp, một giải thưởng danh giá của Pháp và mang lại vinh quang lớn cho
Hector Malot. Tiểu thuyết cũng được nhiều quốc gia dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau,
tái bản rất nhiều lần và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ khán giả ở khắp mọi nơi.
Ngoài ra, tác phẩm này còn được chuyển thể thành phim điện ảnh lẫn truyền hình.
Khơng gia đình mang lại cho người đọc có cái nhìn mới vè thế giới hiện thưc, ở
đó trẻ con khơng được nâng niu mà phải lăn lộn với dịng đời đầy những thử thách khó
khăn. Quyển tiểu thuyết còn là bài học về tinh thần hăng say lao động cố gắng không
ngừng nghỉ, dù là trong hồn cảnh nào cũng vươn lên tiến về phía trước. Khơng chỉ có
vậy, tác phẩm cịn là một bài ca về tình cảm gia đình, về nơi khao khát có được tình
u thương của gia đình trong mỗi đứa trẻ, dù có như thế nào thì nhà vẫn là nơi cuối
cùng mà nhưng đứa trẻ muốn tìm về với mong muốn có được hơi ấm từ tình thân.Tác
phẩm cịn ngợi ca tình bạn cao quý, từ những con người xa lạ không nơi nương tựa mà
dựa vào nhau và trở thành anh em trong nhà từ lúc nào không hay. Tình bạn giữa con
người và động, giờ đây khơng còn là quan hệ chủ tớ nũa mà trở thành bạn đồng hành
cùng nhau trên mọi nẻo đường.

1.2.3. Tóm tắt tác phẩm
Khơng gia đình là quyển tiểu thuyết về cậu bé Remi, từ nhỏ bị bắt cóc và được
ơng Barberin mang về ni vì nghĩ cậu là con nhà giàu. Từ nhỏ cậu được mẹ
Bacboranh nuôi dưỡng và dạy dỗ cho đến lúc tám tuổi, ông Barberin đi làm trở về và
quyết định mang cậu cho cụ Vitalis thuê. Từ đây cậu bé phải bắt đàu cuộc đời phiêu
bạc của mình cùng cụ chủ Vitalis và các bạn đồng hành là 3 con chó vầ 1 con khỉ.
Trong những tháng ngày đi cùng cụ Vitalis cậu phải chịu những lúc đói hơng có gì ă,
chị những trận bão tuyết. Đi với cụ tuy có vất vả những cậu cũng được cụ dạy đọc chữ,
dạy cách hành xử, dạy những điều hay lẽ phải. Nhưng rồi biến cố ập đến với cậu, khi
mà cụ Vitalis qua đời do rét,giờ đây cậu trở nên trơ trọi giữa dịng đời rơng lớn. May

mắn cậu được gia đình Acquin nhận về ni và làm việc, những tưởng cậu sẽ có mái
ấm mới cho mình, nhưng một lần nữa cuộc đời trêu đùa với cậu bé này, gia đình

15


Acquin phá sản. Lúc này cậu gặp được Mattia- một người bạn cũ, hai cậu bé cứ thế
cùng nhau cố gắng nương nhau mà sống. Những lúc này, cuộc sống Remi cũng khơng
dễ dàng gì, có những lúc thiếu ăn hay bị kẹt lại hầm mỏ vài ngày. Nhưng sau tất cả thì
mọi thứ cũng qua đi và cậu tìm được gia đình đích thực của mình, cậu có được tình yêu
thương từ những người ruột thịt, những người thật sự yêu thương cậu.
Suốt hành trình gian nan của mình cậu bé Remi đã có nhũng lúc tưởng chừng
như bị dịng đời xơ đẩy cho gục ngã, nhưng cậu vẫn cố gắng vươn lên trên số phận.
Cậu vẫn giữ được những phẩm chất đáng q của mình vẫn ln hăng say lao động và
sau tất cả cậu đã tìm được gia đình và tìm được những người bạn đáng quý thật sự của
mình

16


CHƯƠNG 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT KHÔNG GIA ĐÌNH
2.1. Nhân vật mang những phẩm chất tốt đẹp
2.1.1. Nhân vật luơng thiện
Hector Malot đã viết nên một Không gia đình với các nhân vật mang các phẩm
chất khác nhau. Khi đọc Khơng gia đình khơng ít người đọc ấn tượng với các nhân vật
lương thiện trong quyển tiểu thuyết này. Nhân vật lương thiện là tuyến nhân vật xuất
hiện trải dài theo tác phẩm, trong suốt con đường thiên lý của mình Remi có cơ hội gặp
khơng ít người mang bản tính lương thiện sẵn sàng giúp đỡ và yêu thương cậu.
Mẹ Barberin của cậu bé Remi chính là một người như thế. Mặc dù không phải là

mẹ ruột của Remi nhưng bà ln u thương, chăm sóc cậu bé như chính đưa con ruột
mà mình đứt ruột sinh ra. Những điều ấy đã khiến cho môt cậu bé ngây thơ hồn nhiên
nghĩ bà chính là mẹ ruột của mình. Bà Barberin có một tấm lịng lương thiện, bà yêu
thương cậu bé như con cuả mình. Khi chồng bà đề nghị đưa Remi vào trại trẻ rơi, bà
bộc bạch “Một đứ trẻ ni bằng sữa mình, được mình thương u , vứt bo đi sao đành
lịng được.”, ngồi ra bà cịn khẳng định một cách chắc nịch “Nó là con tôi”. Chỉ là
mẹ nuôi nhưng bà Barberin luôn yêu thương, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho Remi, bà
sẵn sàng cãi lại chồng với mong muốn được giũ lại đứa con bé nhỏ này bên mình. Hay
khi Remi tìm trở về thăm bà, bà đã run rẫy xúc động, với bà cậu nhóc bé nhỏ này dù
cho có rời xa vịng tay của bà thì vẫn ln là đứa con bé bỏng của mình “Con tơi đây
mà”. Bà Barberin là một người có tấm lịng lương thiện, nếu khơng ít có ai có thể chấp
nhận ni một đứa trẻ xa lạ trong lúc nhà mình cũng chẳng giàu có là mấy. Chính bởi
tấm lịng lương thiện của mình mà bà có thể yêu thương và sẵn sàng bảo vệ đứa trẻ với
tình u thiêng liêng nhất mà khơng cần một sự đền đáp nào cả.
Cụ Vitalis cũng là một nhân vật mang bản tính lương thiện, mặc dù là chủ
nhưng luôn xem Remi như con và dạy cậu những đạo lý làm người. Cụ Vitalis đã
mướn Remi lại từ bố nuôi của cậu với giá bốn mươi francs và trả trước tám đồng năm
17


francs. Cụ Vitalis là chủ đồng nghĩa với việc Remi phải luôn phục tùng cụ nhưng ông
không xem như thế mà luôn ân cân chăm soc cậu bé và dạy những điều cậu chưa biết.
Chính sự lương thiện, hiền hậu của mình mà cụ Vitalis dần chiếm được tình cảm của
bé Remi, cậu có thể khẳng định chắc chắn rằng ông cụ này sẽ không thể nào là người
chủ tàn ác được. Cũng nhờ vào tình yêu thương dành cho Remi cụ Vitalis có thể kiên
nhẫn dạy cậu diễn kịch, đọc chữ, dạy viết và cả học hát. Mặc dù phải đi bộ trên mọi
nẻo đường nhưng cụ vẫn dành thời gian ra để khắc chũ lên từng mảnh gỗ để dạy cậu bé
học chữ. Cụ Vitalis dùng những lời nói của mình để rèn dạy Remi một cách nhẹ nhàng
mà vẫn khơng kém phần kích thích sự học hỏi của Remi “Ngu hơn một co vật ở trên
sân khấu là hay, nhưng ở ngồi đời mà thế thì xấu hổ.” Cụ Vitalis khơng chỉ là người

có tính lương thiện mà cịn là người có tính tự trọng cao ln biết đâu là quyền lợi của
mình. Cụ săn sàng chống trả lại viên cảnh sát để bảo vệ Remi, “Tôi cấm anh khơng
được đánh thằng bé này!” Ơng cụ ln yêu thương đứa trẻ này, luôn muốn dùng hết
sức của mình để bảo vệ nó khỏi những điều đau đớn “Nó khơng phải con tơi, nhưng tơi
thương nó như con. Khi trơng thấy nó bị đánh thì tơi có nổi nóng lên và nắm lấy tay
viên cảnh sát, khơng cho anh ta đánh nó nữa.” Trong giây phút kiệt sức nhất vì đói vì
rét mà cụ vẫn ln chăm lo cho Remi, cụ bảo cậu bé sát lại ngươi cụ để có hơi ấm. Cụ
biết mình khó có thể gắng gượng thêm được nữa, cụ hơn bé Remi. Điều đó chứng tỏ
tình yêu thương mà cụ dành cho Remi sâu đậm đến cỡ nào, tình cảm giữa ơng và Remi
khơng cịn là chủ tớ nữa mà là tình cha con, tình ơng cháu. Cụ ln chăm lo cho Remi,
dù khơng khá giả là mấy nhưng ông vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho cậu bé,
luôn dạy cậu bé mọi thứ trên đời này. Cụ Vitalis từng là một danh ca nổi tiếng nhưng
nay lại là chủ của một gánh xiếc rong nhưng trong cảnh khốn cùng đến mức nào đi
chăng nữa ơng vẫn ln kiêu hãnh với chính bản thân mình, với đời, ơng khơng chịu
khuất phục trước bất cứ điều gì trái với lẽ phải. Chính sự lương thiện từ sâu bên trong
cụ Vitalis mới có thể yêu thương bé Remi như thé, lâu dần tình cảm ấy đã trở thành
tình thân lúc nào khơng hay.
Ngồi ra, nhân vật bác Acquin cũng là một nhân vật có tính lương thiện. Bác
Acquin là người đã cứu Remi khỏi cái chết trong đêm gió rét phải gục ngã ngồi trời
18



×