Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.72 KB, 67 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



NGUYỄN THU PHƢỢNG




THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC
CỦA GUNTER GRASS VÀ TRONG
THIÊN SỨ CỦA PHẠM THỊ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học




HÀ NỘI – 2014
Khóa luận tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN





NGUYỄN THU PHƢỢNG


THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC
CỦA GUNTER GRASS VÀ TRONG
THIÊN SỨ CỦA PHẠM THỊ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHÙNG GIA THẾ



HÀ NỘI - 2014
Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
Tiến sĩ Phùng Gia Thế - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn Lí luận văn học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khóa luận.
Khóa luận hoàn thành nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp, ý kiến từ phía thầy cô và các

bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục đƣợc hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thu Phượng
Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ
Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu đƣợc công bố nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thu Phượng
Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Mục đích nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục của khóa luận 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM 5
1.1. Khái lƣợc về văn học so sánh 5
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh. 5
1.1.2. Điều kiện hình thành văn học so sánh. 6
1.1.3. Lƣợc sử về văn học so sánh 7
1.2. Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam. 10
1.3. Cái trống thiếc của G.Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: một số vấn
đề về tác giả, tác phẩm. 11
1.3.1. Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc. 11
1.3.2. Phạm Thị Hoài và tiểu thuyết Thiên sứ 16
1.3.3. Phạm Thị Hoài - sự kế thừa và ảnh hƣởng từ Gunter Grass. 18
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG TRONG THẾ GIỚI
NHÂN VẬT CỦA CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ 20
2.1. Nhân vật ngƣời lùn, dị dạng - nhân vật gắn với yếu tố phi lí 20
2.1.1. Ngoại hình 20
2.1.2. Lứa tuổi chỉ là vỏ bọc 22
Khóa luận tốt nghiệp

2.1.3. Hiện thân của xã hội và văn hóa 24
2.1.4. Sự hóa thân 29
2.2. Nhân vật sa đọa - những thiên sứ bị bỏ rơi 30
2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin. 34
2.4. Nhân vật đám đông. 38
2.5. Nghệ thuật huyền thoại 42
CHƯƠNG 3. SỰ KHÁC BIỆT TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA

CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ 46
3.1. Đặc tính nhân vật 46
3.1.1. Oskar trong Cái trống thiếc, nhân vật phản nhân vật- một á hung thần46
3.1.2. Hoài trong Thiên sứ - một thiên sứ trinh khiết 51
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 54
3.2.1. Oskar trong Cái trống thiếc – kiểu nhân vật đƣợc xây dựng theo quan
điểm truyền thống 54
3.2.2. Hoài trong Thiên sứ và lối thiết tạo nhân vật phản truyền thống 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, văn học so sánh là một bộ môn có vị trí quan trọng trong
ngành nghiên cứu văn học. Trƣớc đây, văn học so sánh còn chƣa có một vị
thế xứng đáng nhƣng trong một vài năm trở lại đây, văn học so sánh đã đƣợc
đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học. Nó đã mở ra một
hƣớng tìm tòi mới và hấp dẫn hàng ngàn sinh viên. Văn học so sánh vì thế đã
chính thức đặt chân vào ngành nghiên cứu văn học và đòi hỏi sự quan tâm
hơn nữa của các nhà chuyên môn và ngƣời yêu thích văn học.
Việc giới thiệu văn học so sánh đã đƣợc thực hiện bằng một số chuyên
luận và bài viết, tiêu biểu là các bài trên Tạp chí văn học nhƣng mới chỉ dừng
lại ở lí thuyết chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn văn học. Gần đây, ở
Việt Nam có một vài công trình nghiên cứu nhƣ: “Nghiên cứu so sánh thơ
hai-cƣ, thơ lục bát và thơ tứ tuyệt”, “So sánh tình yêu trong tác phẩm Mái Tây
của Vƣơng Thực Phủ và Romeo và Giu-li-et của Sechxpia”, “Cốt truyện trong
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân và Đoạn trường tân thanh của

Nguyễn Du”….
1.2. Cái trống thiếc của Gunter Grass là tác phẩm đƣợc đánh giá nhƣ
“điểm mốc phục sinh nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị thời hậu chiến”. Bên
cạnh đó tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ra đời vào cuối những năm
80 của thế kỉ XX cũng đƣợc đánh giá là một tác phẩm xuất sắc của văn học
Việt Nam. Hai tác phẩm nổi tiếng này tiêu biểu cho hai nền văn học khác
nhau, hai nền văn hóa khác nhau là Phƣơng Đông và Phƣơng Tây. Hai tác
phẩm này đã đƣợc xem xét, nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau nhƣ yếu tố huyền thoại hay dấu ấn phi lí… Tuy nhiên, điều làm nên sức
sống của một tác phẩm văn học không gì khác đó chính là thế giới nhân vật.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
2
Vậy thế giới nhân vật của hai tác phẩm này có gì đặc biệt mà làm nên sức hấp
dẫn và sức sống kì diệu trong lòng bạn đọc nhƣ vậy? Việc tiến hành so sánh
thế giới nhân vật trong hai tác phẩm này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của G. Grass và
Phạm Thị Hoài mới chỉ mang tính chất giới thiệu, chƣa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu về tác giả, tác phẩm. Gần đây đã có một số công trình
tập trung tìm hiểu về hai tác phẩm trên, tiêu biểu trong số đó là các khóa luận,
luận văn nhƣ: “Dấu ấn phi lí trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài”
của Ngô Mai Liên hay “Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của
Gunter Grass” của Nguyễn Thị Huyền Trang. Trong công trình nghiên cứu
của mình, Ngô Mai Liên đã đi sâu phân tích các yếu tố phi lí đƣợc nhà văn sử
dụng trong tác phẩm nhƣ: dấu ấn phi lí trong nghệ thuật xây dựng nhân vật,
dấu ấn phi lí trong xây dựng cốt truyện… hay trong luận văn “Huyền thoại
trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass”, Nguyễn Thị Huyền
Trang đã giới thiệu chung về huyền thoại và tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ
XX, phân tích các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của

Gunter Grass trên các phƣơng diện: biểu tƣợng, mô-tip, huyền thoại trong xây
dựng nhân vật. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Huyền Trang cũng nghiên cứu, khai
thác một số thi pháp huyền thoại hóa nhƣ: sự lặp lại, không gian, độc thoại
nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức, những ẩn dụ và chất hài hƣớc đen… trong
tác phẩm Cái trống thiếc của Gunter Grass. Tuy nhiên, việc phân tích các tác
phẩm bằng phƣơng pháp của văn học so sánh vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
việc tiến hành so sánh thế giới nhân vật giữa một tác phẩm của nền văn học
Đức, một tác phẩm đã làm nên tên tuổi của G.Grass với một tác phẩm của nền
văn học Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của
những ngƣời yêu thích văn học và nghiên cứu văn học.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Việc tìm hiểu và so sánh hai tác phẩm văn học có thể đƣợc tiến hành
trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi tiến
hành so sánh trên một khía cạnh cụ thể đó là thế giới nhân vật trong hai tiểu
thuyết Cái trống thiếc (Gunter Grass của nền văn học Đức) và Thiên sứ
(Phạm Thị Hoài của văn học Việt Nam).
4. Mục đích nghiên cứu
Việc áp dụng các phƣơng pháp của văn học so sánh vào nghiên cứu tác
phẩm nhằm khẳng định tính đặc thù của các nền văn học dân tộc, tìm ra nét
đặc sắc cùng những giá trị của mỗi tác phẩm. Hai tác phẩm viết về cuộc sống
của con ngƣời ở hai đất nƣớc khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau, chính vì
vậy mà thế giới nhân vật trong mỗi tác phẩm cũng có những nét riêng biệt,
không trộn lẫn. Nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thiên
sứ của Phạm Thị Hoài và trong Cái trống thiếc của Gunter Grass” trên tinh
thần so sánh sẽ giúp ta hiểu rõ hơn nét đặc sắc trong cách thể hiện nhân vật
của mỗi tác phẩm cũng nhƣ hiểu rõ hơn về hai nền văn học độc lập, về quan
niệm của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa… Đồng thời, việc so sánh hai tác

phẩm cũng giúp ta dần xác định tính khái quát của văn học quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp hệ thống.
Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu là
phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để nghiên cứu ảnh hƣởng giữa các nhà văn
và nghiên cứu sự giao lƣu tiếp xúc giữa các nền văn học dân tộc.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, khóa luận có phần nội dung bao
gồm các chƣơng sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
4
Chương 1: Khái lƣợc về văn học so sánh và tình hình nghiên cứu văn
học so sánh ở Việt Nam.
Chương 2: Những điểm tƣơng đồng trong thế giới nhân vật của Cái
trống thiếc và Thiên sứ.
Chương 3: Sự khác biệt trong thế giới nhân vật của Cái trống thiếc và
Thiên sứ.

Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƢỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM

1.1. Khái lƣợc về văn học so sánh

1.1.1. Khái niệm văn học so sánh
Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ “văn học so sánh” đã trở nên rất quen
thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Văn học so sánh ban đầu
chỉ là một phƣơng pháp so sánh văn học. Trong nghiên cứu, nó là một phƣơng
pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tƣợng văn học trong mối quan hệ
giữa chúng với nhau.
Thuật ngữ “văn học so sánh” trong tiếng Việt bắt nguồn từ thuật ngữ
tiếng Pháp “litterature comparee” và thuật ngữ tiếng Anh “comparative
literature” xuất hiện từ thế kỉ XVIII. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào
năm 1816 trong “Giáo trình Văn học so sánh” của Noel và Lapace, nhƣng
ngƣời làm cho nó trở nên thông dụng là Villemain với giáo trình “Đại cƣơng
văn học Pháp” (1827) và Ampere với giáo trình “So sánh lịch sử văn học các
nƣớc”. Ngoài thuật ngữ “văn học so sánh” còn có các thuật ngữ khác nhƣ
“Lịch sử các nền văn học đƣợc so sánh” (Pháp, Anh), “Lịch sử văn học so
sánh” (Đức), “Nghiên cứu văn học so sánh” (Nga). Khi nói đến văn học so
sánh, chúng ta không nên hiểu đó là “một nền văn học đƣợc so sánh” mà thực
chất nó là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này
với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tƣợng của các nền
văn học khác nhau.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
6
Xuất phát từ các cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau, giới
nghiên cứu đã đƣa ra nhiều định nghĩa về văn học so sánh. Trong giáo trình
“Lý luận văn học so sánh”, Nguyễn Văn Dân đã đƣa ra định nghĩa: Về cơ bản có
thể hiểu: Văn học so sánh là một bộ môn văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các nền văn học dân tộc ( hay các nền văn học quốc gia) [4, tr.21].
Nội hàm của cụm từ “mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” bao
gồm:
- Các mối quan hệ tiếp xúc trực tiếp giữa các nền văn học khác nhau

(Guyard, Tieghem cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
- Các mối quan hệ đồng đẳng, các hiện tƣợng văn học tƣơng đồng, đối
lập với nhau, không có quan hệ trực tiếp với nhau.
- Các mối tƣơng quan độc lập giữa các hiện tƣợng khác biệt, đặc thù
của các nền văn học khi chúng đƣợc đem ra so sánh để giải quyết một vấn đề
văn học hay của lịch sử xã hội.
Nói theo một cách khác, văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu mối
quan hệ văn học giữa các nƣớc.
1.1.2. Điều kiện hình thành văn học so sánh
Để hình thành nên bộ môn văn học so sánh cần rất nhiều điều kiện khác
nhau, trong giáo trình “Lý luận văn học so sánh”, Nguyễn Văn Dân nói đến
hai điều kiện hình thành văn học so sánh.
- Điều kiện văn hóa- xã hội:
Thế kỉ XVIII- XIX, chủ nghĩa tƣ bản đã phát triển rất mạnh ở Phƣơng
Tây. Sự trao đổi và giao lƣu kinh tế, văn hóa (trong đó có văn học) đƣợc thực
hiện trên phạm vi quốc tế. Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” Marx và
Engels đã đề xuất và hình thành một nền văn học thế giới. Nhƣ vậy, đến giai
đoạn này ở phƣơng Tây đã bắt đầu hình thành một nền văn học thế giới mà
điều kiện để cho nó phát triển là sự giao lƣu văn hóa.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
7
Cũng không phải ngẫu nhiên mà mà từ năm 1827, đại thi hào Đức J.W.
Goethe đã chủ trƣơng phát triển văn học thế giới. Ngày 31-1-1827, trong một
cuộc trò chuyện, Goethe đã nói: “Ở thời đại chúng ta, văn học dân tộc không
còn ý nghĩa gì nhiều; bây giờ là thời đại của văn học thế giới và mỗi chúng ta
phải góp phần làm cho thời đại đó hình thành càng sớm càng tốt…”. Ở đây,
theo ý của ông, văn học thế giới là văn học đƣợc hình thành dựa trên sự giao
lƣu văn hóa quốc tế. Nó đề cập đến những giá trị tốt đẹp chung của loài
ngƣời.

Ngày 15-7-1827, trong một cuộc nói chuyện khác, Goethe cũng khẳng
định: “Ngày nay, với các mối quan hệ chặt chẽ giữa ngƣời Pháp, ngƣời Anh,
ngƣời Đức, chúng ta đã có thể chỉnh lý lẫn nhau. Đây là lợi ích lớn mà văn
học thế giới đem lại, ích lợi này trong tƣơng lai sẽ càng lớn hơn nữa”.
Nhƣ vậy, khái niệm “văn học thế giới” của Goethe vừa có nghĩa là nền
văn học thế giới, vừa có nghĩa là bộ môn nghiên cứu lịch sử văn học thế giới.
- Ngoài điều kiện văn hóa- xã hội ta còn phải nói đến một điều kiện thứ
hai không kém phần quan trọng, đó là điều kiện về học thuật:
Từ đầu thế kỉ XIX, các ngành khoa học lịch sử đã phát triển cực thịnh
nhƣ ngƣời ta thƣờng nói thế kỉ XIX là thế kỉ của khoa học lịch sử, tạo điều
kiện dẫn đến sự hình thành và nở rộ của bộ môn khoa học sử, đồng thời
phƣơng pháp so sánh cũng đã đƣợc nhiều ngành khoa học lịch sử áp dụng,
đặc biệt là lịch sử ngôn ngữ học so sánh và lịch sử folklore so sánh.
1.1.3. Lược sử văn học so sánh
1.1.3.1. Những tiền đề lịch sử
Bộ môn văn học so sánh ra đời muộn nhƣng ý thức so sánh trong văn
học thì đã có từ lâu trong lịch sử. Từ trƣớc Công nguyên, trong “Nghệ thuật
thi ca” của Horace đã xem xét các nhà văn La Mã dƣới ánh sáng của các mẫu
mực Hi Lạp. Ta thấy toàn bộ hệ thống thần thoại La Mã là một sự tiếp thu và
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
8
cải biên hệ thống thần thoại Hi Lạp. Nhà lí luận Maropis đối chiếu tác phẩm
của Virgile với các sáng tác Hi Lạp cổ đại. Từ thời Phục Hƣng, các nhà nhân
văn chủ nghĩa chú ý đối sánh văn học trung đại với văn học cổ đại Hi- La.
Tới thời cổ điển, các nhà phê bình tiếp tục chú ý so sánh văn học chủ
yếu giới hạn vào việc chỉ ra sự vay mƣợn. Có thể kể tới một vài ví dụ nhƣ
Geogres de Scudery chê Pierre Cooc- nay sao chép đề tài từ “Thiếu thời của
Xit” của nhà soạn kịch Ghilende Castero (Tây Ban Nha) thành vở kịch Lơ-xit.
Sang thế kỉ XVIII, Sechxpia đã đƣợc giới thiệu vào Pháp, Đức. Vonte

lần đầu tiên so sánh loại hình sử thi trong công trình “Bàn về sử thi của ông”.
Cuối thế kỉ XVIII, mặc dù việc so sánh văn học đã đƣợc thực hiện ở nhiều
phƣơng diện nhƣng vẫn chƣa có công trình nghiên cứu so sánh tầm cỡ và theo
đúng phƣơng pháp so sánh một cách khoa học.
Từ đầu thế kỉ XIX, ở Pháp, tƣ tƣởng văn học so sánh xuất hiện trong
nhiều tác phẩm của nhiều học giả nhƣ Francois Guizot, Augustin Thiery,
Villemain… Tuy nhiên, theo Paul Van Tieghem, các học giả này vẫn chƣa có
quan điểm thực sự của một khoa học về văn học so sánh.
Sự so sánh các nền văn học tiếp tục đƣợc khai triển trong “Giáo trình
văn học so sánh của Noel, Laplace nhƣ “Tổng quan văn học Pháp thế kỉ
XVIII”, “Bàn về văn học Pháp” của Villemain, “So sánh lịch sử văn học các
nƣớc” của Ampere.
1.1.3.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của văn học so sánh.
Văn học so sánh đã trải qua quá trình phát triển hơn một trăm năm và
có thể đƣợc chia thành các giai đoạn sau:
- Nửa cuối thế kỉ XIX: Đây là giai đoạn hình thành và khẳng định.
Công lao xây dựng nền móng bộ môn phải kể đến các nhà nghiên cứu
lịch sử văn học các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Mỹ, Italia… Sau này, anh
em nhà Schlegel nghiên cứu những chiều hƣớng ảnh hƣởng và các đề tài quốc
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
9
tế để chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng qua các công trình giới thiệu văn học
Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với ngƣời Đức. Tuy nhiên, xu hƣớng của
hai anh em Schlegel chƣa đƣợc hƣởng ứng kịp thời.
Năm 1886, nhà nghiên cứu ngƣời Anh Macauly Posnett cho ra đời công
trình “Văn học so sánh”, công trình tổng hợp đầu tiên về lịch sử van học thế
giới (nâng thành lí luận vấn đề phƣơng pháp khoa học của văn học so sánh),
chính thức ghi dấu văn học so sánh với tƣ cách một bộ môn độc lập.
Năm 1887, Max Koch (Đức) bắt đầu xuất bản tạp chí “Lịch sử văn học

so sánh”- tờ tạp chí chuyên ngành đầu tiên. Năm 1896, Joseph Text thành lập
bộ môn văn học so sánh tại Đại học Lion. 1899, thành lập bộ môn văn học so
sánh tại Đại học Columbia (New York).
- Nửa đầu thế kỉ XX: Giai đoạn phát triển.
Giai đoạn này tập trung vào nghiên cứu ảnh hƣởng và vay mƣợn. Giai
đoạn này gắn với công lao của các nhà nghiên cứu thực chứng lịch sử ngƣời
Pháp nhƣ Baldenspenger, Tieghem, Guyard… Năm 1903, ở Hoa Kỳ xuất hiện
tạp chí Văn học so sánh. Năm 1921, ở Pháp xuất hiện tạp chí Văn học so
sánh.
- Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay: Giai đoạn hoàn chỉnh bộ môn văn học
so sánh.
Giai đoạn này văn học so sánh vƣợt qua chủ nghĩa thực chứng, khắc
phục lí thuyết vay mƣợn để nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế. Giai đoạn
này có sự góp công lớn của nhà nghiiên cứu Mỹ, Pháp nhƣ: Rên Wellek,
Etiemble (nghiên cứu tƣơng đồng không do ảnh hƣởng), nhà nghiên cứu Nga-
Xô nhƣ Zinmunsky, Meletinsky (nghiên cứu tƣơng đồng loại hình học).
Đến nay, hầu hết ở các Đại học phƣơng Tây đều có môn Văn học so
sánh (có nƣớc gọi là bộ môn “văn học thế giới và so sánh”). Năm 1954, hiệp
hội Văn học so sánh quốc tế thành lập, đến nay đã trải qua 15 kỳ Đại hội.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
10
1.2. Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam
Trong giáo trình “Lý luận văn học so sánh”, Nguyễn Văn Dân đã khẳng
định nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam chƣa có đủ bề dày lịch sử để có
thể đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, và lại càng không thể phân nó thành các
giai đoạn giống nhƣ các giai đoạn trong quá trình phát triển của văn học Việt
Nam nói chung.
Nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là nền văn học cổ đã phải trải qua một
thời gian dài nằm trong mối quan hệ gần gũi với văn học Trung Quốc. Đến

cuối thế kỉ XIX, văn học nƣớc ta bắt đầu tiếp xúc với văn học Tây Âu, đặc
biệt là với văn học Pháp. Sau đó, vào đầu thế kỉ XX bắt đầu có sự ảnh hƣởng
của văn học vô sản cách mạng, rồi từ sau Cách mạng tháng Tám nó lại có
quan hệ với văn học Xô viết. Hiện nay, sự giao lƣu quốc tế rộng lớn đang là
một nét đặc trƣng của mối quan hệ đa phƣơng giữa văn học nƣớc ta với các
nền văn học trên thế giới.
Đó là một thực tế xã hội tạo tiền đề cơ sở cho văn học so sánh. Cũng
nhƣ trên bình diện thế giới, giao lƣu văn hóa- văn học quốc tế cũng dã diễn ra
ở nƣớc ta. Và cũng giống nhƣ ở các nơi khác trên thế giới, ý thức so sánh
cũng đã trở thành một yêu cầu rất tự nhiên trong nghiên cứu văn hóa- văn học
nƣớc ta. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa nƣớc ta luôn luôn có
nguy cơ bị đồng hóa và nô dịch. Đứng trƣớc tình hình đó, ý thức so sánh đã
đƣợc vận dụng để khẳng định sự độc lập của văn hóa nƣớc nhà, qua đó khẳng
định nền độc lập chính trị quốc gia.
Cụ thể, các học giả Việt Nam trƣớc đây thƣờng khẳng định giá trị
ngang bằng của văn hóa nƣớc ta so với văn hóa Trung Hoa. Từ thế kỉ XVIII,
nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng định: “Nƣớc Nam ta hai triều nhà Lý, nhà
Trần ngang vào khoảng nhà Tống, nhà Nguyên. Lúc ấy tinh hoa nhân tài, cốt
cách văn chƣơng không khác gì Trung Hoa nhƣng sách vở ghi chép sơ lƣợc,
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
11
thiếu sót, không tƣờng tận. Tôi thu nhặt những bài văn còn giữ đƣợc ở đồ
đồng và bia đá, đƣợc mấy chục bài. Thấy văn đời Lý lối biền ngẫu bóng bẩy,
đẹp đẽ giống thể văn thời Đƣờng, văn đời Trần lƣu loát, chỉnh tề giống kiểu
văn đời Tống” [4, tr.28].
Ý thức so sánh nói trên đã tồn tại thƣờng xuyên trong suốt quá trình
lịch sử văn hóa Việt Nam. Nhƣ vậy, do điều kiện lịch sử xã hội, cụ thể là do
tinh thần độc lập dân tộc, giới học giả Việt Nam đã ý thức đƣợc rằng chúng ta
có thể khẳng định chỗ đứng của mình trong quan hệ quốc tế thông qua

phƣơng thức so sánh mình với ngƣời khác. Và cái ý thức so sánh nói trên
cũng chính là cái tiền đề tƣ tƣởng rất quan trọng cho văn học so sánh của
nƣớc ta sau này.
1.3. Cái trống thiếc của Gunter Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài:
một số vấn đề về tác giả, tác phẩm
1.3.1. Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc
1.3.1.1. Tác giả Gunter Grass
Gunter Grass sinh ngày 6 tháng 10 năm 1927 tại Danzing-Langfuhr,
nay là Gdansk (Danzing) thuộc Ba Lan. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ
làm nghề buôn bán nhỏ, thành phố quê hƣơng ông cũng nhƣ những ngày thơ
ấu sống ở đây đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông.
Ở tuổi vị thành niên, ông từng tham gia phục vụ cho quân đội Hitler.
Ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông bị bắt làm tù binh tại Marienbad và đã ở trong
trại giam tù binh cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1946.
- Thời gian học tập và gia đình
Trong thời gian 1947 - 1948, Gunter Grass thực tập tại xƣởng nhà một
thợ đá ở Düsseldorf. Chính những năm tháng lao động ở đây đã cho ông
nhiều kinh nghiệm quý và ảnh hƣởng đến những tác phẩm của ông sau này.
Trƣớc khi chuyển sang viết văn, ông đã học hội họa và điêu khắc
ở Viện Nghệ thuật Düsseldorf (Kunstakademie Düsseldorf) từ năm 1948 cho
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
12
đến 1952 và tiếp tục học tại Đại học Mỹ thuật Berlin (Universität der Künste
Berlin) từ năm 1953 đến năm 1956, là học trò của nhà điêu khắc Karl
Hartung. Sau đó ông sống tại Paris cho đến năm 1959. Năm 1960, ông lại
chuyển về Berlin-Friedenau, nơi ông cƣ ngụ đến năm 1972. Từ 1972
đến 1987, ông sống tại Wewelsfleth ở bang Schleswig-Holstein.
Năm 1954, ông kết hôn với bà Anna Schwarz. Từ đầu năm 1956 cho
đến đầu năm 1960 ông cùng vợ sống tại Paris, nơi bản thảo của

quyển Cái trống thiếc ra đời. Hai anh em sinh đôi Franz và Raoul ra đời
tại đấy trong năm 1957. Năm 1961, sau khi trở về Berlin, ngƣời con gái Laura
chào đời và lần lƣợt sau đó là con trai Bruno và con gái Helene. Cuộc hôn
nhân với Anna Schwarz tan vỡ năm 1978. Năm 1979, ông kết hôn với Ute
Grunert và sống với bà ở Ấn Độ, phần nhiều là ở Kolkata từ tháng 8
năm 1986 cho đến tháng 1 năm 1987.
- Thời gian sáng tạo và hoạt động chính trị
Từ 1956 đến 1959, ông tham gia hoạt động điêu khắc, hội họa và cả
viết văn ở Paris, và sau đó là ở Berlin. Trong thời gian này, những tác phẩm
đầu tiên của ông đã ra đời: bài thơ đầu tiên đƣợc xuất bản năm 1956 và vở
kịch đầu tiên ông viết năm 1957. Thế nhƣng, phải đến 1959, với cuốn tiểu
thuyết đầu tiên – Cái trống thiếc (Die Blechtrommel), ông mới thực sự đƣợc
văn đàn thế giới nhìn nhận. Với tác phẩm xuất sắc này ông đã đƣợc trao Giải
Nobel Văn học năm 1999 – tuy hơi muộn nhƣng nó mang một ý nghĩa đặc
biệt bởi nó rơi vào năm bắc cầu giữa hai thế kỷ XX và XXI.
Vào năm 1955, ông tham gia Nhóm 47 (Gruppe 47) do Hans Werner
Richter và Alfred Andersch sáng lập ở München năm 1947 với khuynh
hƣớng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả chiến tranh do phát xít để
lại. Năm 1960, ông tham gia vào Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ở Đức và trở
thành một nhân vật quan trọng của đảng này. Ông đã tham gia vào chiến dịch
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
13
tranh cử của Đảng và là ngƣời phát ngôn của Đảng cũng nhƣ của Willy
Brandt – ngƣời lãnh đạo của Đảng. Trong thời gian này, ông đã có nhiều bài
phát biểu cũng nhƣ bài bình luận chính trị để ủng hộ cho một nƣớc Đức thoát
khỏi sự cuồng tín, cũng nhƣ những tƣ tƣởng chuyên chế. Thế nhƣng ông cũng
thƣờng làm mất lòng trong nội bộ của Đảng SPD vì những quan điểm của
mình. Năm 1992 Grass rút ra khỏi Đảng SPD nhƣng vẫn tiếp tục hoạt động
chính trị và ủng hộ cho những tƣ tƣởng của Đảng Dân chủ Xã hội.

Từ 1983 đến 1986, ông giữ chức giám đốc Học viện Nghệ thuật Berlin.
Trong thời gian 1989–1990, ông đã có những quan điểm phản đối sự chia cắt
nƣớc Đức thành hai phần.
Ông đã đƣợc trao nhiều giải thƣởng, trong đó có thể kể nhƣ Giải
“Nhóm 47” (1950), giải Phê bình Đức (1960), giải “Sách nƣớc ngoài” của
Pháp (1962), giải Georg Büchner (1965), giải thƣởng Fontane (1968), giải
thƣởng Premio Internazionale Mondello (1977), huy chƣơng Alexander-
Majakowski ở Gdansk (1979), giải thƣởng Antonio Feltrinelli (1982), huy
chƣơng Hermann Kesten (1995) và đặc biệt nhất là Giải Nobel Văn
học năm 1999 cho tác phẩm Cái trống thiếc của ông.
Ông cũng là giáo sƣ danh dự của Đại học Kenyon và Đại học Harvard.
Ngày nay ông sống gần thành phố Lübeck, nơi có Nhà Günter Grass
với phần lớn các tác phẩm nguyên bản về nghệ thuật và văn học của ông.
- Một số tác phẩm
* Tiểu thuyết
 Cái trống thiếc (1959)
 Mèo và chuột (1961)
 Những năm chó (1963)
 Aus dem Tagebuch einer Schnecke ( 1972)
 Der Butt ( 1979)
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
14
 Die rattin ( 1986)
 Unkenrufe ( 1992)
 Bò ngang (2002)
 Bein Hautender Zwiebel ( 2006)
* Thơ
 Die Vorzüge der Windhühner (1956)
 Gleisdreieck (1960)

 Ausgefragt (1967)
 Letzte Tänze (2003)
 Gesammelte Gedichte (1971)
 Lyrische Beute (2004)
 Dummer August (2007)
* Kịch:
 Die bösen Köche. Ein Drama. (1956)
 Hochwasser. Ein Stück in zwei Akten. (1957)
 Onkel, Onkel. Ein Spiel in vier Akten. (1958)
 Die Plebejer proben den Aufstand. (1966)
 Theaterspiele (1970)
* Các tác phẩm khác:
 Briefe über die Grenze (1968, viết cùng với Pavel Kohout)
 Denkzettel (1978)
 Widerstand lernen (1984)
 Zunge zeigen (1988)
 Rede vom Verlust (1992)
1.3.1.2. Tác phẩm “Cái trống thiếc”
“Cái trống thiếc” viết năm 1959. Đến năm 1999 thì tác giả của nó,
Gunter Grass đƣợc nhận giải Nobel văn học, đánh dấu sự trở lại của ngƣời
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
15
Đức trên thảm đỏ của Viện Hàn Lâm Thụy Điển. Cái trống thiếc gây ám ảnh
bởi khả năng tạo nên chuỗi biểu tƣợng về thời Đức quốc xã mà nhờ nó, ta
hình dung rõ ràng cuộc trở về quá khứ nhƣ một nhu cầu lƣơng tri thƣờng trực
của ngƣời Đức hiện tại.
Vƣợt qua những mô tả, ghi chép thông thƣờng về thể chế Đức quốc xã,
Cái trống thiếc tiến hành dò thấu tâm tƣởng của con ngƣời Đức lúc đó mà
điểm nổi bật là cảm quan thế giới lố bịch, bất an. Thƣ ký Ủy ban Nobel,

Horace Engdahl đã xúc động phát biểu trong lễ trao giải: “Việc trao giải
Nobel Văn chương cho Gunter Grass tuy hơi muộn nhưng lại mang một ý
nghĩa đặc biệt, bởi 1999 là năm bắc cầu giữa hai thế kỷ”.
Tác phẩm đã đƣợc dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau. Ở Việt Nam,
Cái trống thiếc đƣợc Dƣơng Tƣờng dịch năm 2002.
Trong lời tựa tác phẩm Cái trống thiếc, dịch giả Dƣơng Tƣờng đã nói:
“Đến nay, 43 năm trôi qua kể từ khi tiếng trống ngỗ ngƣợc của Oskar
Matzerath đánh thức nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị thời hậu chiến. Nhiều
nhà phê bình đã có lí khi đánh giá sự xuất hiện của Cái trống thiếc nhƣ một
lần khai sinh thứ hai cho nền tiểu thuyết Đức thế kỉ XX”.
Cái trống thiếc là câu chuyện về những cuộc phiêu lƣu kỳ lạ của gã lùn
dị dạng Oskar Matzerath, ngay từ buổi sinh nhật lần thứ ba đã dứt khoát
khƣớc từ thế giới ngƣời lớn bằng cách quyết định thôi không lớn nữa. Nhƣ
một nhân chứng ngỗ ngƣợc của những sự kiện diễn ra ở Danzing từ 1924 đến
1950, nhìn thế sự từ tầm cao 94cm, nghĩa là từ gần sát mặt đất, lia con mắt
dao mổ dọc theo triền lịch sử nhƣ một tấm gƣơng làm méo hình, Oskar, dƣới
bề ngoài trẻ con, nhƣng với sự già dặn trí tuệ của ngƣời trƣởng thành, đã làm
nảy lên từ cái trống đồ chơi con nít một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm và bí
hiểm vùi lấp dƣới những đổ nát của lịch sử.

Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
16
1.3.2. Phạm Thị Hoài và tác phẩm “Thiên sứ”
1.3.2.1. Tác giả Phạm Thị Hoài
Phạm Thị Hoài sinh năm 1960. Bà là một nhà văn hiện đại, nhà biên
soạn và dịch giả có tầm ảnh hƣởng. Hiện tại bà đang sinh sống ở Đức. Phạm
Thị Hoài sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải Dƣơng. Năm 1977, bà đến Đông
Berlin và học ở Đại học Humboldt, nơi mà bà đã tốt nghiệp chuyên ngành
về văn khố. Năm 1983, bà trở về Việt Nam, sống ở Hà Nội, làm chuyên viên

lƣu trữ văn thƣ rồi bắt đầu viết văn một cách nghiêm chỉnh.
Phạm Thị Hoài chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ dấu ấn văn học phi lí
Phƣơng Tây. Phạm Thị Hoài cùng các nhà văn khác nhƣ Nguyễn Huy Thiệp,
Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng… đã làm
thay đổi một cách sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam đƣơng đại, đem
đến cho độc giả những tác phẩm mới mẻ, góp phần làm thay đổi cách đọc và
thị hiếu thẩm mĩ của công chúng. Năm 1988, cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà
đƣợc xuất bản tại Hà Nội với tựa đề Thiên sứ. Ngoài tác phẩm Thiên sứ đƣợc
ca ngợi trên bình diện quốc tế, Phạm Thị Hoài còn xuất bản những tiểu luận,
hai tuyển tập truyện ngắn. Đó là Mê Lộ (1989) và Man Nương (1995). Ngoài
ra, bà còn một tác phẩm khác là Marie Sến (1996).
Phạm Thị Hoài là một dịch giả nổi tiếng về văn chƣơng Đức. Bà đã
dịch những tác phẩm của Franz Kafka, Bertolt Brecht, Thomas
Bernhard và Friedriid Dürrenmatt sang tiếng Việt. Phạm Thị Hoài còn là
ngƣời biên soạn quyển Trần Dần – Ghi: 1954- 1960 (Paris, TD Mémoire,
2001), một tuyển tập các bài báo của Trần Dần. Những tiểu luận và truyện
ngắn của bà xuất hiện trong những tạp chí văn chƣơng ở Hoa Kỳ, Úc, Thụy
Sĩ và Đức. Không những thế, Phạm Thị Hoài còn có nhiều tác phẩm xuất hiện
trong một số tuyển tập về truyện Việt Nam đƣơng đại, gồm có: Night,
Again và Vietnam: A Traveler's Literary Companion. Riêng quyển Sunday
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
17
Menu, một tuyển tập truyện ngắn của bà do Tôn Thất Quỳnh Du dịch sang
tiếng Anh, quyển này đƣợc xuất bản lần đầu tại Pháp năm 1977 với tựa
đề Menu de dimanche, còn bản tiếng Anh Sunday Menu thì do Pandarus
Books xuất bản tại Úc năm 2006 và đƣợc University of Hawaii Press xuất
bản tại Hoa Kỳ vào năm 2007.
1.3.2.2. Tiểu thuyết “Thiên sứ”
Phạm Thị Hoài mang trong mình sứ mệnh trở thành một nhà văn, một

ngƣời mang đến những tƣ tƣởng mới cho văn học. Ngay từ những sáng tác
ban đầu đã thể hiện là một cây bút cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức cách tân
văn học một cách triệt để và quyết liệt.
“Thiên sứ” là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn, ngay từ buổi đầu mới ra
đời đã tạo sóng gió. Cũng giống nhƣ các tác phẩm nổi tiếng khác nhƣ “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai, “Bến không
chồng” của Dƣơng Hƣớng, “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp…
“Thiên sứ” đã khuấy động văn đàn. Những dƣ luận trái chiều xuất hiện trong
một khoảng thời gian dài. Và càng về sau, các ý kiến, nhận định đều khẳng
định đây là một trong những tiểu thuyết có giá trị của văn học hiện đại sau
1975, thể hiện một lối văn mở đƣờng cho một khuynh hƣớng tiểu thuyết mới
trong văn học Việt Nam đƣơng đại.
Thiên sứ đƣợc dịch sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức và
Phần Lan. Năm 1993, bản dịch Thiên sứ bằng tiếng Đức đã đoạt giải “Tiểu
thuyết nước ngoài hay nhất” của tổ chức Frankfurt Literaturpreis trao tặng
hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức. Riêng bản dịch tiếng Anh thì đoạt
giải Dinny O'Hearn cho thể loại văn học dịch vào năm 2000. Cũng trong năm
này, Phạm Thị Hoài rời Việt Nam sang Berlin, nơi bà đang sống và làm việc
hiện nay. Trong lời bạt bản dịch Thiên sứ, Tôn Thất Quỳnh Du viết:
“Ở Việt Nam, cách viết của Phạm Thị Hoài khiến độc giả và những nhà
phê bình hết lời ca ngợi và cũng lắm kẻ chê bai. Nhƣng, ngay cả những nhà
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
18
phê bình mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng bà là một nhà văn có con mắt u
ám trong việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hƣớc, song lại có thính giác tốt
về nhịp điệu của tiếng Việt”.
Thiên sứ là cuốn tiểu thuyết đƣợc xây dựng trên hồi ức của một cô bé,
trên dòng suy tƣởng chậm chạp và lắng đọng của một tâm hồn kiên định trƣớc
những biến động của xã hội và thời gian. Qua nhân vật Hoài- cô bé 14 tuổi

không chịu lớn thêm một đốt ngón tay nào nữa, tác giả đã phơi bày thực tại xã
hội Việt Nam đƣơng thời, từ đó rung lên một hồi chuông đánh thức con ngƣời
khỏi cuộc sống tẻ nhạt và xơ cứng, đánh thức tâm hồn và tình cảm của con
ngƣời thoát khỏi quá trình xâm thực từ từ bào mòn các xúc cảm để bảo vệ
những gì quý báu nhất của nhân loại: tình yêu, niềm tin vào bản chất tốt đẹp
của Con Ngƣời.
1.3.3. Phạm Thị Hoài - sự kế thừa và ảnh hưởng từ Gunter Grass
Ngày nay, văn học Việt Nam đang chịu nhiều sự ảnh hƣởng đa dạng
của văn học thế giới. Có thể nói rằng chính sách mở cửa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của văn học nƣớc nhà. Nhờ có chính sách này mà
văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và đích thực hơn.
Ngày nay, ngƣời ta không tìm thấy ở Việt Nam một nền văn học theo
tiêu chuẩn mà giờ đây, chúng ta đã có một nền văn học phát triển đa sắc, các
tác giả có thể sống và viết tự do theo phong cách của riêng mình, không trộn
lẫn. Trong thời kì đổi mới, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là một yếu
tố quan trọng để đƣa văn học Việt Nam phát triển và hòa nhập cùng văn học
thế giới. Có thể thấy, nhiều hiện tƣợng cách tân của văn học phƣơng Tây đã
có cơ hội đƣợc thâm nhập vào văn học Việt Nam. Ta có thể nhận thấy dấu ấn
của Dostoevski, của Kafka, Camus, của kịch phi lí, thậm chí cả tiểu thuyết
mới của Pháp trong một số hiện tƣợng văn học Việt Nam hiện đại: Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn
19
Phạm Thị Hoài là nhà văn sống, học tập và làm việc tại Đức - nơi đƣợc
coi là một trong những trung tâm của những cách tân nghệ thuật đƣơng đại.
Sống trong một môi trƣờng nhƣ vậy, Phạm Thị Hoài tất nhiên đã chịu ảnh
hƣởng khá nhiều của những đợt sóng đổi mới, cách tân, đặc biệt là những ảnh
hƣởng của loại hình văn học phi lí độc đáo. Nhắc đến Phạm Thị Hoài ta
không thể không nhắc đến Thiên sứ - cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà. Đọc

Thiên sứ làm ta nhớ tới một tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Đức cũng
nhƣ nổi tiếng trên văn đàn thế giới: tiểu thuyết “Cái trống thiếc” của Gunter
Grass. Tiểu thuyết Cái trống thiếc có chuyện một cậu bé chủ ý ngã vào cái
trống và mang tật để luôn luôn là đứa trẻ lên 3 mà quan sát và phản ứng với
thế giới xung quanh. Và trong Thiên sứ cũng có một câu chuyện về cô bé
Hoài không muốn trở thành ngƣời lớn, đã “trút kinh nguyệt một lần cho mãi
mãi”, giữ nguyên tuổi mƣời bốn, một mét hai nhăm phân chiều dài sinh học
để quan sát thế giới và con ngƣời. Vậy Phạm Thị Hoài có học tập, tiếp thu gì
từ Gunter Grass không? Chính Phạm Thị Hoài đã viết: “Cuốn sách bắt đầu từ
một điển tích của nhà văn G.G. và những chuyện khó tin của nhà thơ F. ” −
đấy là lời đề từ mà ta có thể xem nhƣ ghi chú của tác giả.
Nói Phạm Thị Hoài học tập, tiếp thu cách viết của Gunter Grass không
có nghĩa Phạm Thị Hoài vay mƣợn hoàn toàn từ Gunter Grass. Việc Phạm
Thị Hoài học tập ở đây cũng giống nhƣ việc Nguyễn Du vay mƣợn cốt truyện
Truyện Kiều từ Kim – Vân - Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân, điều đó
không có nghĩa là nó sẽ làm giảm đi giá trị của tác phẩm mà ngƣợc lại nó
càng làm nổi bật sự sáng tạo từ phía chủ thể vay mƣợn. Việc mƣợn điển tích
từ Gunter Grass chỉ là sự tiếp thu về mặt nghệ thuật, cho nên nó vẫn đạt đƣợc
hiệu quả thẩm mĩ nhất định. Các nhân vật trong Thiên sứ thật sự là của Phạm
Thị Hoài chứ không phải của Gunter Grass. Chúng là những trạng thái nhận
thức của tác giả và mang ý nghĩa giả thiết triết lý.

×