Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

(Tiểu luận) đầu tư quốc tế xu hướng đầu tư bền vững và ảnh hưởng của nó đến đầu tư quốc tế toàn cầu và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

TIỂU LUẬN
Mơn: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TỒN CẦU VÀ VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: 5
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hạ Liên Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN & ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ BỀN VỮNG ............................................ 2
1.1 Bối cảnh, nguồn gốc hình thành, khái niệm ....................................................... 2
1.2 Các yếu tố ESG chính........................................................................................... 3
1.3 Các công cụ đầu tư bền vững .............................................................................. 3
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư bền vững ...................................................... 5
1.5. Xu hướng đầu tư bền vững trên toàn cầu và Việt Nam ................................... 7
CHƯƠNG 2: FDI TRONG XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG HIỆN NAY ........ 8
2.1 Tác động của đầu tư bền vững đến mơ hình FDI hiện nay .............................. 8
2.2 Chính sách, chiến lược FDI trong đầu tư bền vững .......................................... 9
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG ĐẾN ......... 10
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM ........................ 10
3.1. Tác động của xu hướng đầu tư bền vững đến hoạt động đầu tư quốc tế toàn


cầu .............................................................................................................................. 10
3.2. Tác động của xu hướng đầu tư bền vững đến hoạt động đầu tư quốc tế của
Việt Nam .................................................................................................................... 15
LỜI KẾT ....................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH THÀNH VIÊN & ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

Họ và tên

MSSV

Mức độ tham gia

Nguyễn Thành Đạt

2111113054

100%

Trần Ngọc Anh Khoa

2111113126

100%

Lê Công Minh

2111113158


100%

Trần Như Ngọc

2111113181

100%

Dương Trung Nguyên

2111113184

100%

Trà Quỳnh Như

2111113198

100%

Thành Nguyễn Thảo Qun

2111113227

100%

Đinh Nguyễn Như Quỳnh

2111113232


100%

Dương Hồng Sang

2111113241

100%

Trần Hồng Tấn

2111113246

100%

Ngơ Anh Tuấn

2111113255

100%


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

TÊN HÌNH

1

Sự phát triển của đầu tư bền vững


2

Quỹ bền vững và tổng tài sản được quản lý giai đoạn 2010 – 2021

3

Dòng vốn đầu tư vào các quỹ bền vững giai đoạn 2010 - 2021

4
5

Sự tăng trưởng toàn cầu của các chiến lược đầu tư bền vững giai
đoạn 2016 - 2020
Thị phần khu vực theo tỷ trọng tài sản, trong việc sử dụng chiến
lược đầu tư bền vững trên toàn cầu năm 2020
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

GBP

Green Bond Principle (Nguyên tắc trái phiếu xanh)

ICMA
SBP
EUSFDR
VIOD


International Capital Market Association (Hiệp hội thị trường vốn
quốc tế)
Social Bond Principle (Nguyên tắc trái phiếu bền vững)
European Union Sustainable Finance Disclosure Regulation (Quy
định Công khai Tài chính Bền vững của Liên minh Châu Âu)
Vietnam Institute of Directors (Viện Thành viên Hội đồng Quản
trị Việt Nam)

PwC

PricewaterhouseCoopers

UNCTAD

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

SDGs

Các mục tiêu phát triển bền vững

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

CIEM

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương

TCTD


Tổ chức tín dụng

NHNN

Ngân hàng nhà nước


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ mở cửa, con đường hội nhập và phát triển luôn được chú trọng
trong các lĩnh vực. Điều đó vơ hình trung đã tạo ra một xu thế vận động, biến đổi không
ngừng trên thị trường. Việc làm thế nào để đứng vững và phát triển trên thị trường ln
chuyển mình liên tục là một bài tốn khó đối với doanh nghiệp. Hiện nay, quyết định
phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn chính là đầu tư vào những nguồn lực có thể
thỏa mãn nhu cầu thị trường hiện tại và không làm ảnh đến nhu cầu này trong tương lai.
Từ đó, người ta căn cứ vào tính chất, hình thức đầu tư, khái niệm “đầu tư bền vững’’ ra
đời.
Bên cạnh đó, lợi nhuận và đạo đức là hai yếu tố chính để thúc đẩy các nhà đầu tư
theo xu hướng bền vững. Về lợi nhuận, một nhà đầu tư có danh mục các cơng ty đang
hoạt động tốt, nhưng có vấn đề ở một trong ba trụ cột: Kinh tế, Mơi trường, Xã hội thì
sẽ có thêm rủi ro liên quan. Ví dụ, một cơng ty gây ra các vấn đề mơi trường có thể bị
ảnh hưởng nặng bởi luật pháp, làm tổn hại đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Nói chung,
tránh những tình huống như thế này, lợi nhuận bổ sung trong dài hạn chính là động lực
để đầu tư bền vững. Một động lực lớn khác để đầu tư bền vững là đạo đức. Chắc chắn
nhiều nhà đầu tư sẽ cực kỳ lo lắng nếu họ đầu tư vào các công ty đang gây ra các vấn đề
đạo đức. Nhiều nhà đầu tư cũng tin rằng: có rất nhiều vấn đề trên khắp thế giới chỉ có
thể được khắc phục nếu nguồn vốn đầu tư ngừng chảy vào các công ty đang tạo ra những
vấn đề đó. Mà chúng nên dành cho các công ty đang cạnh tranh với họ, nỗ lực để tạo ra
một thị trường kinh tế ngày càng phát triển hơn.
Nhận thức được sự tiềm năng và những giá trị mà đầu tư bền vững có thể mang

lại đối với doanh nghiệp và thị trường kinh tế Việt Nam, nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài: “XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TỒN CẦU VÀ VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu và khai thác chi
tiết, đa chiều, đặc biệt là chú trọng đến ảnh hưởng, tác động của xu hướng này đến lĩnh
vực đầu tư quốc tế và thị trường tại Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ BỀN VỮNG
1.1. Bối cảnh, nguồn gốc hình thành, khái niệm
1.1.1. Bối cảnh, nguồn gốc hình thành
Từ những năm 1500, khi nền kinh tế thế giới chỉ đang tập trung đầu tư vào nâng
cao năng suất lao động sản xuất, một dạng đầu tư mới - “đầu tư có đạo đức” được hình
thành và đã làm thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Khi áp dụng cách đầu tư này, doanh
nghiệp sẽ cố gắng để cân bằng vấn đề đạo đức cho các hoạt động của một công ty (thường
là thông qua các quỹ tương hỗ hoặc quỹ tín thác đơn vị) và lĩnh vực cho lợi nhuận trên
đầu tư, đóng góp tích cực đến chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống.
Theo dòng thời gian, đến những năm 1960, khái niệm này được phát triển thành
“đầu tư có trách nhiệm xã hội”. Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm mà các doanh nghiệp
phải hành động để mang lại lợi ích cho xã hội, từ đó mơi trường xung quanh mới được
đảm bảo, người tiêu dùng mới an tâm về sản phẩm, dịch vụ,....Vì thế, tăng được lợi thế
cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.
Từ cuối những năm 1960, xu hướng này dần được hoàn thiện và đã tồn tại rất lâu
trong nhiều thập kỷ với đã một số thay đổi trong xu hướng này, tuy nhiên cho đến thời
điểm hiện tại, xu hướng này có tên gọi là “đầu tư bền vững” và được đánh giá dựa trên
3 yếu tố chính: Mơi trường (Environmental), Xã hội (Social), Quản trị (Governance).

Hình 1: Sự phát triển của đầu tư bền vững
(Nguồn: GSIA)


1.1.2. Khái niệm
Theo GSIA (2019), khái niệm đầu tư bền vững được định nghĩa như sau: “Đầu tư
bền vững, hay cịn được gọi là đầu tư có trách nhiệm hoặc đầu tư dựa trên giá trị, bao
gồm sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị khi thực hiện quyết định

2


Document continues below
Discover more
from:tư quốc tế
Đầu
DTU308
Trường Đại học…
356 documents

Go to course

Vở ghi đtqt - Vở ghi
33

đầu tư quốc tế cho…
Đầu tư
quốc tế

100% (6)

Đề cương đầu tư
16


quốc tế - Đề cương…
Đầu tư
quốc tế

100% (3)

ĐỀ THI CUỐI KÌ K58D
1

- ĐỀ THI CUỐI KÌ…
Đầu tư
quốc tế

100% (2)

Tiểu luận - Hoạt
34

động xúc tiến đầu t…
Đầu tư
quốc tế

100% (2)

Tác động của thu hút
28

FDI tới nguồn nhân…



Đầu tư
quốc tế

100% (2)

Môi trường đầu tư
QT tại Thái Lan final

đầu tư thay vì dựa hồn tồn vào sự cân nhắc tài chính.” Qua đó, việc đầu tư bền vững
23

Đầu tư
được đánh giá chính dựa trên 3 yếu tố chính với tên gọi là ESG.
1.2. Các yếu tố ESG chính

quốc tế

100% (1)

Môi trường (Environmental): thể hiện tác động của doanh nghiệp đối với mơi
trường trong q trình hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như quản lý lượng khí CO2 thải
ra, khối lượng rác thải, sử dụng nước hiệu quả hoặc bảo tồn các nguồn tài nguyên, cũng
như công nghệ sạch mà công ty sử dụng và tạo ra trong chuỗi cung ứng của mình.
Xã hội (Social): xem xét mối quan hệ giữa các bên liên quan (trong và ngồi cơng
ty). Nó hướng tới các yếu tố liên quan đến quan hệ với đối tác và khách hàng, với nhân
viên như đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật của khách hàng, các hoạt động đảm bảo
công bằng xã hội và đạo đức doanh nghiệp, chống phân biệt chủng tộc và giới tính,…
Quản trị (Governance): liên quan việc hoạt động minh bạch, tuân thủ quy định
kinh doanh. Trong đó gồm việc công bố thông tin hoạt động hàng năm công khai, bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ, lựa chọn ban lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước cổ đông.
1.3. Các công cụ đầu tư bền vững
1.3.1. Quỹ ESG
Quỹ ESG là một khái niệm rộng, dùng để chỉ những công cụ đầu tư bao gồm
những tiêu chí ESG (mơi trường, xã hội và quản trị). Thông qua quỹ ESG, các nhà quản
lý quỹ có thể trình bày cơng khai các thành tố cấu thành quỹ, chiến lược phân phối nguồn
lực và tài sản trong quỹ. Để xây dựng nên các quỹ này, nhà quản lý quỹ có thể sử dụng
nhiều phương pháp và chiến lược khác nhau.
Những kỹ thuật tiêu biểu thường được các nhà quản lý sử dụng khi xây dựng nên
quỹ ESG là sàng lọc tiêu cực, sàng lọc tích cực và đầu tư theo chủ đề:
Sàng lọc tiêu cực (Negative screening): Đơi khi cịn được nhắc đến như sự loại
trừ (exclusion), kỹ thuật này bao gồm việc xác định những đặc điểm “không mong
muốn” của nhà đầu tư (những đặc điểm này không phù hợp với những mong đợi hoặc
tiêu chí về tính bền vững). Một vài ví dụ về đặc điểm “không mong muốn” từ nhà đầu

3


tư có thể kể đến như nhà đầu tư có điểm đánh giá từ các cơ quan xếp hạng như Moody1
quá thấp, hoặc nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực dầu, gas sẽ khơng đạt tiêu chí tính
bền vững. Từ đó, nhà quản lý sẽ loại những nhà đầu tư này ra khi xây dựng quỹ.
Sàng lọc tích cực (Positive screening): Sàng lọc tích cực đơi khi được đề cập dưới
thuật ngữ sự bao gồm (inclusion). Trong kỹ thuật này, các nhà quản lý và nhà phân tích
quỹ sẽ tìm kiếm những nhà đầu tư hàng đầu (được đánh giá bởi các cơ quan xếp hạng),
đáp ứng được những tiêu chí ESG. Những nhà đầu tư có thể được xếp hạng hàng đầu nói
chung, hoặc họ có thể được đánh giá là nhà đầu tư hàng đầu trong từng lĩnh vực E, S, G.
Thông qua kỹ thuật này, những quỹ bền vững có thể tìm kiếm những nguồn đầu tư chất
lượng và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Đầu tư theo chủ đề: Kỹ thuật đầu tư theo chủ đề là việc các nhà quản lý quỹ xem
xét và nghiên cứu xem những xu hướng của kinh tế vĩ mơ sẽ có những tác động gì trong

dài hạn, và lợi dụng những tác động đó trong đầu tư để tạo ra những giá trị về E, S, G.
1.3.2. Trái phiếu bền vững
“Tính bền vững” ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm cả thị trường trái phiếu. Một số loại trái phiếu bền vững tiêu biểu là:
Trái phiếu xanh: Các trái phiếu này được dùng để tài trợ cho các dự án mới và
hiện có với các tác động tích cực đến môi trường. Các trái phiếu này phải hoạt động theo
định hướng của Nguyên tắc trái phiếu xanh (Green Bond Principle - GBP) của ICMA.
Trái phiếu xã hội: Các trái phiếu này phải đạt điều kiện là được dùng để cấp vốn
hoặc tái cấp vốn những dự án hoặc hoạt động xã hội có tác động tích cực. Tương tự với
trái phiếu xanh, những trái phiếu xã hội được định hướng hoạt động theo Nguyên tắc trái
phiếu bền vững (Social Bond Principle - SBP) của ICMA.
Trái phiếu bền vững: Trái phiếu bền vững chỉ các loại trái phiếu được dùng để
cấp vốn hoặc tái cấp vốn những dự án hoặc hoạt động về xã hội và môi trường mới hoặc
đang tồn tại. Các trái phiếu này có thể được phát hành bởi các cơng ty, chính phủ hoặc

1

Xếp hạng Moody (Moody’s): là một tổ chức xếp hạng tín dụng trên thị trường chứng khoán, đánh giá khả năng
thanh khoản cũng như là rủi ro mà các tổ chức, công ty có, hay nói cách khác là đánh giá, xếp hạng độ tin cậy và
khả năng trả nợ của một công ty.

4


địa phương, các tài sản và dự án phải tuân theo Nguyên tắc trái phiếu bền vững
(Sustainability Bond Guideline), tương tự với GBP và SBP của ICMA.
Trái phiếu liên kết bền vững: Giá trị của loại trái phiếu này được liên kết về mặt
cấu trúc với hiệu suất hoạt động của tổ chức phát hành trong việc đạt được các mục tiêu
về khí hậu hoặc rộng hơn. Tiến độ nhanh hay chậm của tổ chức so với KPI đã đặt ra sẽ
khiến cho giá trị của trái phiếu tăng hoặc giảm coupon của cơng cụ tài chính này. Những

trái phiếu này đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy và khuyến khích các cơng ty
thực hiện những cam kết bền vững ở cấp độ doanh nghiệp.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư bền vững
Khía cạnh ESG đầu tiên là E – Environmental, tổ chức sẽ được xem xét về:
Biến đổi khí hậu: Tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết
quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương. Với vai trò tiên
phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp có
động lực và cơ sở rõ ràng khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.
Năng lượng: Doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng
nguồn năng hiệu quả. Bên cạnh việc tối ưu, các năng lượng tái tạo được khuyến khích
như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên,... Điều này sẽ giúp mơi trường tránh tình trạng
cạn kiệt năng lượng, tổ chức cũng có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các
nguồn bị giới hạn, thúc tiến quy trình sản xuất.
Tài nguyên thiên nhiên: Doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp
phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm
khi góp phần cải tạo, khơi phục các khu vực ơ nhiễm. Đặc biệt, thay vì giảm thiểu, một
bộ phận doanh nghiệp trong thời đại 4.0 cũng nghiên cứu và triển khai các loại cơng
nghệ mới có thể tự tạo ra tài ngun, mà hồn tồn khơng cần tác động đến môi trường.
Xử lý và tái chế chất thải: Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, doanh nghiệp cần
thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm. Sau đó tiến hành
thu gom, phân loại chúng và trữ một nơi riêng đảm bảo không gây ô nhiễm.
Khía cạnh thứ hai trong ESG là Social, doanh nghiệp sẽ xem xét về:

5


Quyền riêng tư và bảo mật: Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép
trước khi thu thập, sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của chủ sở hữu. Đặc biệt
tuyệt đối không tiết lộ thơng tin cá nhân, và cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.
Công nghệ và đổi mới: Những tiến bộ trong công nghệ và đổi mới cũng có thể tác

động đến các khoản đầu tư bền vững. Ví dụ, sự phát triển của các cơng nghệ năng lượng
tái tạo mới có thể tạo ra cơ hội đầu tư vào các công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Tính đa dạng, cơng bằng và hịa nhập: Pháp luật lao động sẽ là cơ sở để đánh giá
điểm ESG ở mục này. Theo luật, các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên
dù họ có giới tính, màu da, chủng tộc, tơn giáo, hay ở bất cứ tầng lớp xã hội, tổ chức nào.
Môi trường làm việc an toàn: ESG nghiêm cấm các trường hợp ép buộc lao động,
ngược đãi, bóc lột, quấy rối,… Tất nhiên tiêu chuẩn cũng khắt khe trong việc sử dụng
nhân lực dưới 18 tuổi, tổ chức cần thực hiện đúng giờ giấc cũng như tính chất cơng việc
được luật lao động cho phép.
Điều kiện làm việc: ESG dựa theo quy định luật pháp Việt Nam để xem xét doanh
nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm,…
Khía cạnh cuối cùng của ESG là Governance, đánh giá các hoạt động của tổ
chức để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định kinh doanh, cụ thể:
Công bố báo cáo ESG: Pháp luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp thực hiện
ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như khai thác và tiêu thụ tài
nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng,… Báo cáo này
cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán
một cách công khai.
Chống hối lộ và tham nhũng: đây là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, được
đánh giá theo quy định tại luật Phòng chống tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam,
dựa trên yếu tố này nhà đầu tư có góc nhìn bao qt về bộ máy quản trị của doanh nghiệp,
từ đó xem xét đánh giá để quyết định có đầu tư hay khơng.
Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị: Tiêu chí này đánh giá sự đa dạng
về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính, lý lịch. Theo luật

6


pháp Việt Nam, một số trường hợp còn buộc phải có hội đồng quản trị độc lập, ví dụ 1/5
thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

Văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo: Văn hóa và lãnh đạo của cơng ty cũng có thể
đóng một vai trị trong các khoản đầu tư bền vững. Các công ty ưu tiên phát triển bền
vững và có ban lãnh đạo mạnh mẽ cam kết phát triển bền vững có nhiều khả năng thực
hiện tốt các chỉ số ESG và hấp dẫn các nhà đầu tư bền vững.
1.5. Xu hướng đầu tư bền vững trên toàn cầu và Việt Nam
1.5.1. Xu hướng đầu tư bền vững trên toàn cầu
Đầu tư xanh: đề cập đến việc đầu tư vào các công ty, dự án và sản phẩm có tác
động tích cực đến mơi trường. Xu hướng này đang ngày càng phát triển trong bối cảnh
toàn cầu đang đối mặt với những vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Các khoản đầu
tư xanh có thể bao gồm các công ty sản xuất năng lượng tái tạo, các công ty công nghệ
xanh và các sản phẩm tái chế. Đầu tư xanh không chỉ mang lại lợi ích cho mơi trường
mà cịn có thể tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư thông qua các công ty hoạt động xanh.
Đầu tư xã hội: đề cập đến việc đầu tư vào các cơng ty và dự án có tác động tích
cực đến cộng đồng. Xu hướng này được quan tâm đặc biệt tại các khu vực phát triển
nhanh như châu Á và châu Phi, nơi các nhà đầu tư đang tìm cách đầu tư vào các dự án
xã hội để giúp cải thiện điều kiện sống người dân địa phương. Các khoản đầu tư xã hội
bao gồm các doanh nghiệp xã hội, các dự án cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhuận.
Tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý chất thải: Đầu tư vào các
công nghệ năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục được tăng cường trên toàn cầu. Đồng thời, việc
đầu tư vào các công nghệ quản lý chất thải hiệu quả như tái chế, sử dụng lại và xử lý an
toàn sẽ được tăng cường để giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.
Đầu tư chuỗi cung ứng bền vững: Đầu tư chuỗi cung ứng bền vững đề cập đến
việc đầu tư vào các cơng ty có chuỗi cung ứng đảm bảo tính bền vững, tức là chú trọng
đến các tiêu chuẩn lao động, an toàn và môi trường. Xu hướng này đang được quan tâm
đặc biệt trong các ngành công nghiệp như sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất hàng
tiêu dùng và sản xuất dược phẩm. Đầu tư vào chuỗi cung ứng bền vững có thể giúp các

7



nhà đầu tư tránh được các rủi ro liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn lao động, môi trường
và an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường độ tin cậy và uy tín của thương hiệu.
1.5.2. Xu hướng đầu tư bền vững tại Việt Nam
Xu hướng đầu tư bền vững tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với
sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư bền vững và các chính sách hỗ trợ đầu tư bền vững từ
các tổ chức chính phủ và quốc tế.
Một trong những xu hướng chính trong đầu tư bền vững ở Việt Nam là năng lượng
xanh. Các dự án năng lượng tái tạo đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài khi chính phủ
nhắm đến giảm sự phụ thuộc của đất nước vào năng lượng hóa thạch và đạt mục tiêu
giảm khí thải. Chính phủ cũng đưa ra các ưu đãi, như giá mua điện đảm bảo, khuyến
khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Một xu hướng khác là nông nghiệp bền vững. Việt Nam là một trong những nhà
xuất khẩu lớn nhất thế giới về cà phê, lúa gạo, thủy sản và có nhu cầu ngày càng tăng về
sản phẩm nông nghiệp được sản xuất bền vững. Điều này đã dẫn đến sự thu hút các nhà
đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp hữu cơ cũng như các phương pháp sản xuất bền vững
hơn. Nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất bền vững đang tăng lên
cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo bền vững: Đầu tư vào giáo dục và đào
tạo bền vững cũng sẽ giúp cung cấp nhân lực có kỹ năng cho các lĩnh vực liên quan đến
bền vững, như công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo. Điều này sẽ giúp Việt Nam đạt
được các mục tiêu bền vững một cách hiệu quả.
Việc đầu tư bền vững khơng chỉ có lợi cho mơi trường và xã hội, mà cịn có thể
đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Với xu hướng đầu tư bền vững ngày càng phổ
biến, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để phát triển kinh tế bền vững và giúp đất
nước tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn.
CHƯƠNG 2: FDI TRONG XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG HIỆN NAY
2.1. Tác động của đầu tư bền vững đến mơ hình FDI hiện nay
Đầu tư bền vững có thể có tác động tích cực đến dòng vốn FDI bằng cách tạo ra
nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn và tăng niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế của một
8



quốc gia. Đầu tư bền vững đề cập đến việc đầu tư vào các cơng ty hoặc dự án có trách
nhiệm với xã hội, bền vững với môi trường và khả thi về tài chính trong dài hạn.
Về khía cạnh kinh tế, đầu tư bền vững có thể tác động tích cực đến FDI. Điều này
là do các cơng ty ưu tiên các yếu tố ESG được đánh giá là có trách nhiệm hơn và thường
hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, kể cả những công ty đầu tư vào FDI.
Theo UNCTAD, vốn FDI đổ vào các lĩnh vực bền vững như năng lượng tái tạo,
nông nghiệp bền vững, công nghệ sạch đã tăng trong vài năm qua. Năm 2020, riêng vốn
FDI vào năng lượng tái tạo đã đạt mức cao kỷ lục 303 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước,
bất chấp đại dịch COVID-19.
Hơn nữa, đầu tư bền vững cũng có thể giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu
phát triển bền vững (SDGs), từ đó có thể thu hút nhiều vốn FDI hơn. Theo Báo cáo Đầu
tư Thế giới 2020, các quốc gia có điểm cao hơn trong chỉ số SDGs thường nhận được
mức FDI cao hơn. Ví dụ, vào năm 2020, Đan Mạch, quốc gia được biết đến với cam kết
mạnh mẽ về tính bền vững, đã nhận được dịng vốn FDI trị giá 11 tỷ USD, tăng 35% so
với năm trước, phần lớn là do đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Tóm lại, đầu tư bền vững có thể có tác động tích cực đến dịng vốn FDI bằng cách
tạo ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn, tăng niềm tin của các nhà đầu tư và giúp các quốc gia
đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Chính sách, chiến lược FDI trong đầu tư bền vững
Dưới đây là một vài ví dụ về những thay đổi trong chính sách, chiến lược FDI
nhằm thúc đẩy đầu tư bền vững:
Ưu đãi cho đầu tư bền vững: Nhiều quốc gia đang đưa ra các ưu đãi về thuế, trợ
cấp để khuyến khích các công ty đầu tư vào các dự án bền vững. Một số chính phủ cung
cấp các khoản tín dụng thuế cho các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, các tịa nhà
tiết kiệm năng lượng hoặc nơng nghiệp bền vững. Ví dụ như: chương trình Vùng Cơ hội
(Opportunity Zones Program) được thành lập dưới Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm
năm 2017 tại Hoa Kỳ là một chương trình cung cấp các ưu đãi về thuế cho các khoản
đầu tư vào các cộng đồng có thu nhập thấp tại Hoa Kỳ.


9


Quỹ đầu tư xanh: Chính phủ nhiều nước cũng đang thành lập quỹ đầu tư xanh để
thu hút đầu tư vào các dự án bền vững. Chẳng hạn, năm 2018, Liên minh châu Âu đã ra
mắt Quỹ phát triển bền vững châu Âu (EFSD) để huy động đầu tư tư nhân vào châu Phi
và khu vực lân cận của EU. Với Quỹ này, EU hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
được đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững.
Quy định về đầu tư: Một số chính phủ đã đưa ra các quy định để khuyến khích
đầu tư bền vững. Trong đó, một số quốc gia đưa ra các yêu cầu báo cáo ESG cho các
công ty để thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm. Điển hình như Pháp vào năm 2017
đưa ra luật yêu cầu các công ty công bố thông tin ESG trong báo cáo thường niên. Các
công ty được yêu cầu phải công bố báo cáo kết quả hoạt động phi tài chính, báo cáo này
phải tính đến hậu quả xã hội và mơi trường do các hoạt động của họ gây ra, chẳng hạn
như hậu quả của hoạt động đó đối với việc biến đổi khí hậu, phát triển bền vững,...
Sàng lọc đầu tư: Một số quốc gia đã đưa ra các cơ chế sàng lọc để đảm bảo rằng
các khoản đầu tư nước ngoài phù hợp với các mục tiêu bền vững của họ. Ví dụ, vào năm
2020, Liên minh Châu Âu đã đưa ra cơ chế sàng lọc để xem xét các khoản đầu tư nước
ngồi có thể đe dọa đến các lợi ích chiến lược của mình, bao gồm cả những lợi ích liên
quan đến tính bền vững. Cụ thể, các cơ chế sàng lọc này được thiết kế để bảo vệ các tài
sản và công nghệ quan trọng, chẳng hạn như những tài sản và công nghệ liên quan đến
an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc sức khỏe cộng đồng và để đảm bảo rằng các
khoản đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu bền vững của các quốc gia thành viên.
Theo UNCTAD, các quỹ dành riêng cho đầu tư vào phát triển bền vững đã đạt
1,2 - 1,3 nghìn tỷ đơ la ngày nay. Xu hướng này chỉ ra rằng đầu tư bền vững ngày càng
trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như chính phủ.
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG ĐẦU TƯ BỀN VỮNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM
3.1. Tác động của xu hướng đầu tư bền vững đến hoạt động đầu tư quốc tế toàn cầu

3.1.1 Thực trạng hiện nay trên toàn cầu
Thị trường quỹ bền vững toàn cầu tăng trưởng vượt bậc vào năm 2021, chủ yếu
nhờ các thị trường phát triển. Theo dữ liệu của Morningstar, số lượng quỹ bền vững đạt
10


5.932 vào cuối năm 2021, tăng 61% so với năm 2020. Tổng tài sản được quản lý (Assets
under management - AUM) của các quỹ này đạt mức kỷ lục 2,7 nghìn tỷ USD, tăng 53%
so với năm 2020.

Hình 2: Quỹ bền vững và tổng tài sản được quản lý giai đoạn 2010 – 2021
Nguồn: UNCTAD

Dòng vốn đầu tư vào các quỹ bền vững cũng ngày càng tăng. Cụ thể, đầu tư ròng
năm 2021 đạt 557 tỷ USD, tăng 58% so với năm 2020 và hơn 200% so với năm 2019.
Xu hướng này phản ánh việc các tổ chức đầu tư ngày càng coi trọng yếu tố bền vững
trong danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro khí hậu, mơi trường và xã hội; đồng thời,
khai thác lợi thế do q trình chuyển đổi năng lượng mang lại.

Hình 3: Dịng vốn đầu tư vào các quỹ bền vững giai đoạn 2010 - 2021 (tỷ USD)
Nguồn: UNCTAD

11


Phần lớn sự tăng trưởng của các quỹ bền vững vẫn tập trung ở các thị trường phát
triển. Trong đó, châu Âu thống trị thị trường với 81%. Vào năm 2021, tài sản trong các
quỹ bền vững ở châu Âu đã được thúc đẩy nhờ dòng vốn vào kỷ lục (tăng 63%), sự phát
triển mạnh mẽ của sản phẩm và giá cổ phiếu tăng. Các quỹ bền vững chiếm 18% tài sản
của thị trường quỹ châu Âu, phản ánh sự phát triển tương đối của thị trường và sự xúc

tác của quy định tài chính bền vững ở khu vực này.
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai; tuy nhiên, về mặt tài sản, các quỹ bền vững chỉ
chiếm khoảng 1% tổng thị trường quỹ của quốc gia. Ủy ban Giao dịch Chứng khốn
cơng bố những quy định mới về rủi ro khí hậu có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường
quỹ bền vững ở Hoa Kỳ.
Tại châu Á (ngoại trừ Nhật Bản), tài sản quỹ bền vững đã tăng lên 63 tỷ USD
(2021), tăng 70% so với năm 2020. 118 quỹ bền vững đã được ra mắt trong khu vực vào
năm 2021, nhiều hơn gấp đôi so với số lượng được ra mắt vào năm 2020 (55 quỹ). Sự
tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi Trung Quốc (49 quỹ) và Hàn Quốc (36 quỹ).
Mặc dù các quỹ bền vững tăng trưởng đột biến trong những năm gần đây, nhưng
các quỹ bền vững này chỉ chiếm khoảng 4% thị trường tài sản toàn cầu. Nguyên nhân do
việc thiếu tiêu chuẩn nhất quán, dữ liệu chưa có tính xác thực cao để đánh giá tính chất
bền vững các quỹ trên đã làm nảy sinh những lo ngại về vấn đề “tẩy xanh” và độ tin cậy.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển quỹ bền vững đã và đang diễn ra phần lớn tại
các quốc gia phát triển như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... Tuy nhiên, hầu hết các nền
kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế kém phát triển, phải đối mặt với
những rào cản to lớn để phát triển thị trường quỹ bền vững hoặc hưởng lợi từ thị trường
quỹ bền vững quốc tế, do quy mô thị trường hạn chế và rủi ro tương đối cao trên thị
trường vốn của họ.
3.1.2. Chiến lược đầu tư bền vững toàn cầu
Chiến lược đầu tư bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới là chiến lược
tích hợp ESG, với tổng tài sản trị giá 25,2 nghìn tỷ USD. Tiếp đó là sàng lọc tiêu cực/loại
trừ (15,9 nghìn tỷ USD) và hành động gắn kết doanh nghiệp/cổ đơng (10,5 nghìn tỷ
USD). Kết quả trên đã cho thấy sự thay đổi trong hoạch định chiến lược đầu tư bền vững
12


của các quốc gia, khi chiến lược sàng lọc tiêu cực/loại trừ được sử dụng phổ biến nhất
vào năm 2018.


Hình 4: Sự tăng trưởng toàn cầu của các chiến lược đầu tư bền vững giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn: GSIA - Global Sustainable Investment Alliance

Theo dữ liệu thu thập được từ các vùng lãnh thổ/quốc gia mà đầu tư bền vững
phát triển mạnh, các tổ chức đầu tư có xu hướng vận dụng kết hợp các chiến lược thay
vì chỉ tập trung vào một chiến lược nhất định. Cụ thể, châu Úc kết hợp sàng lọc tích cực,
tiêu cực dựa trên chuẩn mực và không sử dụng cam kết của doanh nghiệp như một chiến
lược độc lập. Hoa Kỳ nắm giữ tỷ lệ tài sản toàn cầu khá lớn trong đầu tư theo chủ đề bền
vững, đầu tư vào tác động/cộng đồng, đầu tư tích cực/hiệu suất cao và tích hợp ESG.
Đặc biệt, theo EUSFDR yêu cầu các nhà quản lý đầu tư kết hợp rủi ro bền vững trong
các khoản đầu tư, tức sàng lọc tiêu cực/loại trừ, sàng lọc dựa trên các tiêu chuẩn và tích
hợp ESG trở thành thông lệ dự kiến của tất cả các sản phẩm tài chính trong khu vực.

Hình 5: Thị phần khu vực theo tỷ trọng tài sản, trong việc sử dụng chiến lược đầu tư bền vững
trên toàn cầu năm 2020
Nguồn: GSIA - Global Sustainable Investment Alliance

13


3.1.3. Tác động của đầu tư bền vững đến đầu tư quốc tế toàn cầu
3.1.3.1. Thị trường vốn
Theo thống kê của UNCTAD, vào năm 2021, các quỹ hưu trí cơng (PPF) nắm giữ
hơn 22 nghìn tỷ đơ la tài sản, tương đương gần 40% tài sản quỹ hưu trí tồn cầu. Tài sản
của các quỹ tài sản có chủ quyền (SWF) đã tăng lên 11 nghìn tỷ đơ la. Từ đó, có thể kết
luận rằng các nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối với những người được đầu tư và thị
trường đầu tư bền vững thông qua phân bổ tài sản và quyền sở hữu tích cực. Vì thế, gần
đây, các chính phủ ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đã tăng cường nỗ
lực hỗ trợ tăng trưởng tài chính bền vững bằng cách đưa ra các chính sách và khung pháp
lý cần thiết thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư nhằm mục đích tạo

ra một cơ sở tồn cầu mới cho sự phát triển của đầu tư quốc tế.
3.1.3.2. Trách nhiệm xã hội
Việc tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội trong đầu tư bền vững của doanh
nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
các dự án đầu tư FDI, phát triển kinh tế bền vững. Điển hình như Starbucks - một trong
10 công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng những công ty được ngưỡng mộ nhất năm
2022 của Fortune, công ty đã chi 12 triệu đô từ Quỹ Starbucks cho các tổ chức phi lợi
nhuận tại Trung Quốc. Ngồi ra, họ cịn đầu tư gần 4 triệu đơ vào các chương trình chuẩn
bị, ứng phó và phục hồi bởi ảnh hưởng nặng nề của tai họa thiên nhiên trên phạm vi toàn
cầu. Những hành động này của Starbucks đã ghi điểm trong mắt người tiêu dùng, dẫn
đến việc quảng bá thương hiệu đến khách hàng dễ dàng hơn, mở rộng đầu tư FDI nước
ngoài được thuận lợi hơn.
Ngồi ra, các doanh nghiệp cịn đẩy mạnh đầu tư bền vững vào ngành công nghệ
xanh. Nhận thức được vấn đề trên, Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều chính sách riêng
biệt ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp (về tài chính, hạ tầng, kỹ thuật,...) để thúc đẩy các doanh
nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư xanh. Hơn nữa, đầu tư bền vững vào cổ phiếu xanh
tạo điều kiện tạo ra nhiều ngành nghề hơn so với các khoản đầu tư truyền thống. Đầu tư
bền vững không những giúp tăng trưởng nền kinh tế xanh, một trong những lĩnh vực
14


phát triển nhanh nhất trên thế giới mà còn tạo ra nhiều công việc hơn dẫn đến thu hút
FDI và đẩy mạnh hoạt động đầu tư quốc tế toàn cầu.
3.1.3.3. Trình độ cơng nghệ
Theo ấn bản IV của Nghiên cứu về tương lai ngành công nghiệp tái tạo (2022)
của EY - một trong bốn cơng ty kiểm tốn hàng đầu thế giới, tiết lộ rằng các quyết định
đầu tư vào công nghệ mới nổi của các doanh nghiệp ngày càng được thúc đẩy bởi các
mục tiêu bền vững và ESG. Trong số 1.325 doanh nghiệp được khảo sát, 76% coi ESG
là tiêu chí đầu tư hàng đầu hoặc quan trọng, trong đó đầu tư 5G có nhiều khả năng liên
quan đến ESG như một nguyên tắc hàng đầu hoặc quan trọng (81%).

Ngoài ra, mức đầu tư đang tăng lên đối với tất cả tám công nghệ mới nổi 2 được
theo dõi trong nghiên cứu, trong đó 5G và điện tốn biên cho thấy mức tăng lớn nhất –
cả hai đều tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở cấp khu vực, các doanh nghiệp châu
Mỹ dẫn đầu đầu tư 5G vào năm 2022, với 35% hiện đang đầu tư – tăng 15% so với cùng
kỳ năm trước. Mức độ đầu tư hiện tại và theo kế hoạch ở châu Âu và châu Á vẫn ổn định
hàng năm, với những phát hiện cho thấy những người được hỏi ở châu Á có thể đang trì
hỗn đầu tư.
Đầu tư bền vững đang là xu hướng đầu tư nổi bật nhất hiện nay và có nhiều tác
động tích cực đối với đầu tư quốc tế toàn cầu, thể hiện được trách nhiệm xã hội về đạo
đức lẫn môi trường và đặc biệt là thích nghi hồn tồn với sự thay đổi nhanh chóng trình
độ cơng nghệ. Do đó, cùng với sự phát triển không ngừng của đầu tư bền vững và những
tác động tích cực mà xu hướng này mang lại, thị trường đầu tư thế giới dự kiến sẽ phát
triển vượt bậc cũng như xuất hiện ngày càng nhiều giải pháp bền vững trong tương lai.
3.2. Tác động của xu hướng đầu tư bền vững đến hoạt động đầu tư quốc tế của Việt
Nam
3.2.1. Thực trạng hiện nay ở Việt Nam
3.2.1.1. Cơ hội
Sau giai đoạn chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, thế giới có sự dịch chuyển
2

Tám cơng nghệ mới nổi: trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo, cơng nghệ Blockchain, quần áo thông minh, in 3D, giải
thuật di truyền, vật liệu phỏng sinh học, robot công nghiệp.

15


dòng vốn quốc tế ưu tiên vào các dự án xanh, bền vững. Theo nhận định từ Financial
Times, bất chấp nhiều người vẫn đang "bán tín bán nghi" về xu hướng trên thì dịng tiền
đổ vào các doanh nghiệp tn thủ ESG đã mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh trên, các cơ quan Chính phủ đã và đang thực hiện chuỗi hoạt động

thiết thực nhằm hỗ trợ phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tại Hội nghị Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2021, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng
quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Nhờ những cam kết này,
nhiều nhà đầu tư quốc tế bắt đầu chú ý đến và xem Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn.
Các chuyên gia đầu tư và tổ chức quốc tế đã chia sẻ về tiềm năng tăng trưởng và
khả năng thu hút các nguồn tài chính cho phát triển bền vững tại Việt Nam. Theo đó,
tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước - SCIC đang tích cực kết nối với các
quỹ đầu tư quốc gia các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng đầu tư thu hút nguồn tài
chính xanh vào Việt Nam. Từ đó, tạo động lực, đẩy mạnh sức lan toả cho tăng trưởng
bền vững nói chung và nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư Việt Nam nói riêng.
Các cơ quan Chính phủ Việt Nam ngày càng có những động thái rõ ràng trong
việc nắm bắt cơ hội dịch chuyển dòng vốn vào các dự án xanh. Cụ thể chiều ngày
25/11/2022, tại Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy
động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”,
các mơ hình quỹ đầu tư cơng trên thế giới được thảo luận, đồng thời đề ra một số khuyến
nghị đối với Việt Nam. Để khuyến khích đầu tư xanh tại thị trường Việt Nam, Quốc hội
đã thông qua các Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 31 về kế hoạch cơ cấu lại nền
kinh tế nhằm huy động các nguồn lực phục hồi kinh tế - xã hội và phát triển trong bối
cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát hiệu quả.
3.2.1.2. Thách thức
Mặc dù xu hướng đầu tư bền vững đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, tuy
nhiên vẫn còn thách thức đối với việc thực hiện các dự án đầu tư bền vững như sau:
Thiếu thông tin và năng lực đánh giá: Do lĩnh vực đầu tư bền vững còn khá mới
tại Việt Nam nên nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm
16


để đánh giá các dự án đầu tư bền vững trong và ngoài nước. Theo báo cáo "Mức độ sẵn
sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022" do PwC và VIOD thực hiện, 71% doanh

nghiệp Việt chưa trang bị kiến thức về các dữ liệu cần thiết để xây dựng báo cáo ESG.
Chi phí đầu tư cao: Các dự án đầu tư bền vững thường địi hỏi chi phí đầu tư ban
đầu cao hơn so với các dự án truyền thống. Việc đầu tư vào các công nghệ mới và tiên
tiến cũng đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngồi nước phải có khả năng
tài chính và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể: việc áp dụng luật Đầu tư năm 2020,
gây chậm trễ cho vấn đề cấp phép một số dự án quy mô lớn của nhà đầu tư và khó khăn
trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất
lượng dịch vụ cơng cịn khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài quan ngại. Các khâu,
các bước trong thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn nhiều bất cập so với các nước khác.
Biến đổi khí hậu: Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo quốc gia về khí hậu
và phát triển nêu rõ Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhưng
đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, đe dọa
mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
3.2.2. Chiến lược đầu tư bền vững ở Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra
mắt Chỉ số Phát triển Bền vững Việt Nam (VNSI) gồm 20 cơng ty có điểm số phát triển
bền vững cao nhất được niêm yết trên sàn HOSE. Yếu tố ESG của một doanh nghiệp
đang ngày càng được cân nhắc đưa vào quyết định phân tích đầu tư ở thị trường Việt
Nam, là một trong những ưu thế giúp các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư lớn từ nước
ngoài với những ưu đãi về lãi vay và các điều khoản khác như nguồn vay từ Asian
Development Bank (ADB) hoặc phát hành trái phiếu xanh (Green bond).
Đầu tư trái phiếu xanh ngày càng trở nên phổ biến đối với các tổ chức phát hành
Việt Nam. Tính đến năm 2020, các công ty Việt Nam đã phát hành 4 đợt phát hành nợ
xanh với tổng giá trị gần 284 triệu USD. Phần lớn số tiền thu được từ việc phát hành trái

17



phiếu xanh (57%) được sử dụng cho phát triển năng lượng tái tạo – ngành được Việt
Nam quan tâm chính, bên cạnh lĩnh vực xử lý chất thải và nông nghiệp.
Vào năm 2021, BIM Land Real Estate (BIM Corporation) đã hồn tất thành cơng
đợt phát hành trái phiếu xanh trị giá 200 triệu đơ la sau đó đã được niêm yết trên Sàn
giao dịch chứng khoán Singapore. Đây cũng là trái phiếu doanh nghiệp xanh đầu tiên
của Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế. Theo thông tin công bố, vốn huy động
từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được BIM Land sử dụng để phát triển các dự án bất
động sản của cơng ty, trong đó có nhiều dự án xanh, bảo vệ môi trường.
Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang thực hiện một chương trình
xúc tiến đầu tư, dự kiến sẽ đưa khoảng 300 doanh nghiệp châu Âu trong các lĩnh vực
kinh tế xanh đến Việt Nam để tìm hiểu đầu tư. Với chính sách khuyến khích tăng trưởng
bền vững, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đi trước nhiều quốc gia khác trong khu vực
để đón nhận các dịng vốn chất lượng cao.
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời
kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2050. Trong khn khổ tham dự Hội nghị thường niên Diễn
đàn Kinh tế thế giới lần thứ 53 tại Davos, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn
mạnh, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan
trọng trong dài hạn, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn
khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, cơng nghệ xanh và khuyến khích hoạt
động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng,
chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, tăng trưởng xanh ở Việt Nam vẫn cịn nhiều khó
khăn và thách thức do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Song song với sự phát
triển của pháp luật, những giải pháp tổng thể cũng đang được nghiên cứu và đề xuất
nhằm bảo đảm hài hịa lợi ích quốc gia và cam kết tồn cầu, khơi thơng các nguồn lực
hướng đến mục đích bền vững trong thời gian tới.
3.2.3. Tác động của đầu tư bền vững đến đầu tư quốc tế ở Việt Nam.
3.2.3.1. Nguồn lực thị trường
Về vốn (thị trường tài chính)
18



Dưới tác động của xu hướng đầu tư mới, nhà nước đã có những chính sách khơi
thơng nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư phát triển bền vững, nguồn lực tài chính
cơng trong nước dần được sử dụng một cách triệt để, hiệu quả để tận dụng tối đa các
nguồn lực về vốn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, Việt Nam đã tích cực huy động vốn từ các thành phần ngoài nhà nước, các doanh
nghiệp thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, kỹ thuật theo hình thức đối tác cơng - tư (PPP).
Ngồi ra, nhiều cơng ty đa quốc gia dùng quy mô lớn và sức mạnh về tài chính
như một cơng cụ để đầu tư bền vững trong khi những hãng của nước ta không tiếp cận
được. Các cơng ty có hiệu suất ESG mạnh hiện đang dẫn đầu về cả hiệu suất tài chính
và rủi ro thấp, thể hiện sự mất cân bằng của thị trường và tạo ra một cơ hội đầu tư lớn.
Hệ quả là hiện nay, các tập đoàn lớn đang rót vốn để theo đuổi mục tiêu đầu tư bền vững
ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam để gia tăng vị thế thương hiệu và
mở rộng phạm vi đầu tư đa quốc gia.
Về công nghệ
Thông qua FDI, trình độ cơng nghệ sản xuất trong nước đã được cải thiện rõ rệt.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài giúp hạn chế việc nhập khẩu nhiều loại hàng
hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng điện tử gia dụng,
phương tiện giao thơng,… Từ đó giúp giảm thiểu sự tác động tiêu cực đối với môi trường
theo xu hướng đầu tư bền vững và kích thích xu hướng này phát triển ở Việt Nam.
3.2.3.2. Môi trường và sinh thái
Đầu tư bền vững tại Việt Nam làm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi
khí hậu, đẩy nhanh q trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, đồng thời đạt
được mục tiêu quốc gia trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Dự án FDI
trên 1 tỷ USD đầu tiên của năm 2022 tại Việt Nam là dự án nhà máy đồ chơi trao quyền
cho Công ty Lego Manufacturing Việt Nam (Đan Mạch) nhập khẩu, xuất khẩu, bán bn,
bán lẻ các mặt hàng tại Bình Dương. Dự án này sẽ có tác động đáng kể đến q trình
chuyển đổi sang trung hịa carbon và sẽ u cầu xây dựng lại toàn bộ nền kinh tế từ đó
tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quốc tế.


19


Trước xu hướng đầu tư bền vững, khu vực FDI ở Việt Nam đã tích cực tham gia
vào q trình chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây
dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế xanh cho người lao động và người tiêu dùng.
Cụ thể, tác động của FDI đối với việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam qua các dự án hệ
thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc
cài đặt hệ thống phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung quanh cơng ty,…
Ngồi ra, đầu tư bền vững tạo ra sự thay đổi đáng chú ý trong các sáng kiến FDI
tại Việt Nam. Một số dự án năng lượng bền vững gần đây đã được cấp phép như: Dự án
nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung tâm Nhiệt điện Bạc Liêu
(Singapore), Dự án được Tập đoàn Điện lực SP (Singapore) cam kết đầu tư 12.000 tỷ
đồng vào các giải pháp năng lượng bền vững tại Việt Nam cho đến năm 2025. Sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế xanh và sản xuất xanh tạo ra những tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
3.2.3.3. Xã hội
Trong lĩnh vực giáo dục, nhà đầu tư Kinderworld (Singapore) đã triển khai Dự án
Khu giáo dục kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam và Du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh
Phúc. Động thái này đã tiếp tục đánh dấu bước đi hướng tới bền vững của các nhà đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Ngồi ra cịn các dự án khác như:
dự án Trường liên cấp quốc tế Việt Nam - Singapore, chương trình “Trường học Xanh Sạch - Khỏe” do Unilever (Anh) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo,...
Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư xanh cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động
trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung
ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành
thâm dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng
cao hơn được đẩy mạnh để phù hợp với thực tế đầu tư bền vững ở Việt Nam.
Việc mở rộng nền tảng đầu tư bền vững với những tác động thông qua các sản
phẩm mới và danh mục đầu tư theo chủ đề sáng tạo đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

của khách hàng về các cơ hội mới từ đó làm thay đổi thói quen tiêu dùng, cho ra đời xu
hướng tiêu dùng xanh, bền vững,... đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng Việt.
20


×