Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm “Nhà Nước Và Cách Mạng” và vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.2 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM MÁC-LÊNIN,
HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH TRỊ

Đề tài:
TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM
“NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” VÀ VẬN DỤNG
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

Hà Nội - 2023


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM “NHÀ
NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”....................................................................................4
1.1. Tiểu sử tác giả V.I.Lênin..........................................................................4
1.2. Về tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”...................................................6
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM
..................................................................................................................................10
2.1. Về nguồn gốc của nhà nước....................................................................10
2.2. Bản chất, đặc trưng của nhà nước...........................................................13
2.3. Sự tiêu vong của nhà nước......................................................................17
2.4. Về chun chính vơ sản và vấn đề dân chủ............................................19
CHƯƠNG 3. SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC CỦA V.I.LÊNIN
VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM......................23
3.1. Nhận thức về sự vận dụng những tư tưởng về nhà nước của V.I.Lênin
vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam........................................................23


3.2. Sự vận dụng sáng tạo những tư tưởng về nhà nước của V.I.Lênin vào
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam...............................................................27
KẾT LUẬN.............................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................32


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị trong xã hội có giai cấp.
Thực tiễn lịch sử sinh động đã cho thấy giai cấp nào muốn thống trị xã hội, cải tạo
xã hội phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình đều phải giành lấy cơng cụ quan trọng
nhất, đó là chính quyền nhà nước.
Tư tưởng cơ bản của lý luận khoa học về nhà nước là vấn đề về vai trò lịch
sử và ý nghĩa của nhà nước, được trình bày một cách cơ đọng và đầy sức thuyết
phục trong một số tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin như:
Phê phán cương lĩnh Gôta, Hệ tư tưởng Đức, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước. Đặc biệt lý luận chung về nhà nước được hoàn thiện trong
tác phẩm Nhà nước và cách mạng của V.I.Lênin. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta
đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước theo tinh thần các nghị quyết của các đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà
nước. Việc học tập, nghiên cứu về vấn đề nhà nước vì thế rất quan trọng, cần thiết
trong hồn cảnh hiện nay, góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam văn minh, giàu mạnh.
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “y, em xin chọn đề tài: “n đề tài: “ tài: “i: “ Tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm
“Nhà nước và cách mạng” và vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam” để nghiên cứu làm sáng tỏ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở giới thiệu chung về tác phẩm và tác phẩm “Nhà nước và cách
mạng”; đề tài tập trung phân tích nội dung tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm.
Qua đó liên hệ sự vận dụng tư tưởng này của Lênin vào xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát về tác giả V.I.Lênin và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”.


3
- Phân tích nội dung tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm.
- Liên hệ sự vận dụng tư tưởng này của Lênin vào xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm “Nhà nước
và cách mạng”.
* Phạm vi nghiên cứu: việc vận dụng lý luận, tư tưởng về nhà nước của
Lênin vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận: những nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương
pháp logic – lịch sử, thu thập tài liệu, phân tích – tổng hợp…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
đề tài gồm 03 chương chính sau:
Chương 1. Giới thiệu chung tác phẩm và tác giả “Nhà nước và cách mạng”
Chương 2. Nội dung tư tưởng về nhà nước trong tác phẩm

Chương 3. Sự vận dụng tư tưởng về nhà nước của V.I.Lênin vào xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam


4

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG TÁC GIẢ VÀ
TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”
1.1. Tiểu sử tác giả V.I.Lênin
V.I.Lênin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).
Từ nhỏ V.I.Lênin đã bộc lộ là Người có trí tuệ un bác, giàu nghị lực, có ý thức tự
giác học hỏi, là Người sớm đón nhận học thuyết chủ nghĩa xã hội, sớm tiếp cận chủ
nghĩa Mác và phương pháp cách mạng Nhân dân.
Mùa thu 1895, Người thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp cơng
nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Saint Petersburg. Năm 1900, Lênin đã tập
hợp những người Mácxít cách mạng để thành lập đảng, đồng thời cùng với
Plekhanov lập ra tờ báo “Tia lửa”.
Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga diễn ra vào tháng 4/1905,
tại London Người được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tháng 11/1905, V.I.Lênin trở về
Saint Petersburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 01/1912 V.I.Lênin lãnh đạo
Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng
6/1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này,
V.I.Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối tháng 7/1914,
bị cảnh sát Áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thụy Sĩ. Trong thời
gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế
quốc thành nội chiến cách mạng.
Ngày 16/4/1917, V.I.Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, thực
chất đây là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng
cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu: “Tồn bộ chính quyền về tay

các Xơ Viết!”. Hội nghị lần thứ VII tồn Nga (tháng 4/1917) của Đảng Công nhân
xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thơng qua đường lối do V.I.Lênin đề ra.
Đầu tháng 8/1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán
công khai ở Petrograd, V.I.Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội
tiến hành và thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Đầu
tháng 10/1917, V.I.Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd. Ngày 23/10/1917,
kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I.Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban Trung
ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.
Tối ngày 6/11/1917, V.I.Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi
nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7/11/1917, toàn thành phố Saint Petersburg nằm trong
tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười
Nga đã tồn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên
trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xơ
Viết tồn Nga lần thứ II, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên
nhân dân (Hội đồng Dân uỷ).


5
Ngày 11/3/1918, V.I.Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô viết trở về
Moskva lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô viết chống sự
can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước trong
việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I.Lênin thi hành
chính sách đối ngoại Xơ Viết, đề ra những ngun tắc cùng tồn tại hồ bình giữa
các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau. Tháng 3/1919, Đại hội lần thứ VIII của
Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I.Lênin được bầu là
Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh mùa xuân năm 1920. Thời gian này,
V.I.Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (cơng nghiệp hóa đất
nước, hợp tác hóa giai cấp nơng dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế
hoạch điện khí hóa tồn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế mới
(NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V.I.Lênin được thơng qua tại Đại hội lần

thứ X Đảng Cộng sản Nga.
Ngày 21/4/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki, gần Thủ đô Moskva.
Sự ra đi của V.I.Lênin để lại niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Xô viết và giai
cấp vô sản trên thế giới. 54 tuổi đời, gần 30 hoạt động vì sự nghiệp cao cả,
V.I.Lênin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng vô sản
thế giới, đấu tranh vì hịa bình, độc lập, tự do của các dân tộc, vì hạnh phúc của con
người.
1.2. Về tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Lênin có nhiều tác phẩm phát triển học thuyết về nhà nước của Mác như: Tai
họa sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai họa đó; Những người Bơnsêvích
sẽ giữ được chính quyền hay khơng?; Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ
viết; cách mạng vô sản và tên phản bội Causky; Bàn về Nhà nước, Kinh tế chính trị
trong thời kỳ chun chính vơ sản; Thà ít mà tốt; nhưng tác phẩm Nhà nước và
cách mạng là tác phẩm chủ yếu nhất, tiêu biểu nhất. Đây là toàn bộ lý luận về nhà
nước, những quan điểm về một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước vô sản đầu tiên trên
thế giới của Lênin.
Tác phẩm này được viết ra trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra Cách mạng
Tháng Mười (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để tránh sự bắt bớ của Chính phủ
lâm thời lúc bấy giờ, Lênin phải ẩn náu trong nhà một người cơng nhân ở ga
Rađơlít trên biên giới Nga - Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp lều tranh phía sau
hồ Rađơlít để hoạt động và viết tác phẩm này.


6
Sống trong hồn cảnh bí mật, Lênin khơng một phút nào ngừng hoạt động
cách mạng, Người vẫn giữ mối liên hệ với Trung ương Đảng. Thời gian ở đây,
Lênin viết thêm 60 bài báo, sách và thư từ. Trong số đó có tác phẩm Nhà nước và
cách mạng nổi tiếng, nó được viết ra như có sự hối thúc của thời cuộc, như dành
riêng cho giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền.

Trong tác phẩm này, Lênin khơng những đã khôi phục được quan điểm của
Mác và Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển một bước học thuyết của chủ nghĩa
Mác về nhà nước và chun chính vơ sản. Sau đó khơng lâu, Lênin có ý muốn viết
tiếp phần thứ hai của tác phẩm này - một bài tổng kết những kinh nghiệm của cuộc
Cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917; tổng hợp lại những kinh nghiệm mới của
chính quyền Xơ viết để tiếp tục phát huy và làm phong phú thêm học thuyết về nhà
nước của mình. Rất tiếc, Lênin chưa kịp làm cơng việc đó thì Người đã từ trần. Đây
là một thiệt thịi lớn cho nhân loại, cho những nước đi theo con đường của Lênin.
Vì sao trong hồn cảnh căng thẳng như vậy mà Lênin vẫn quyết định viết tác
phẩm Nhà nước và cách mạng ?
Có ba lý do:
Một là, trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này, Lênin cũng đã chỉ
rõ: “Hiện nay, vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương diện
lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn”.
Theo Lênin, vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng.
Đúng như Mác đã tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 - 1851 trong tác phẩm
Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapác đã viết: Các chính Đảng lần lượt
nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy tịa lâu đài Nhà
nước đồ sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng.
- Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì sức mạnh của đảng được
thực hiện thông qua nhà nước, đảng sẽ lãnh đạo được toàn xã hội.


7
- Lênin dự đoán được cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
nhất định sẽ thành cơng, chính quyền Xô viết sẽ về tay công nông. Để giúp giai
cấp vô sản hiểu về nhà nước, biết cách quản lý nhà nước của mình, Người viết tác
phẩm Nhà nước và cách mạng.
Hai là, trong thời điểm này (1917), chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai

đoạn đế quốc chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản phân chia thị trường, xâm chiếm lãnh
thổ thuộc địa và chính chủ nghĩa đế quốc đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư
bản căng thẳng và sâu sắc cực độ. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra
hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của cơng nhân các nước,
nhưng kết quả thì ngược lại. Cuộc chiến tranh này đã tập trung tất cả mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản (mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc với
nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ
nghĩa đế quốc) đã làm tăng nhanh và sâu sắc thêm quá trình biến chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh (chủ nghĩa tư bản lũng đoạn) thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn
nhà nước (chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời đẩy nhanh thêm những tai họa chưa từng
có và làm tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân.
Kết quả là đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thêm nhanh và
thuận lợi:
- Phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển rầm rộ.
- Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã chín
muồi.
- Vấn đề giai cấp vơ sản và quan hệ đối với nhà nước được đặt ra.
- Việc giai cấp vô sản trực tiếp tổ chức vũ trang và cuộc cách mạng vơ sản
giành chính quyền bằng bạo lực đã trở thành vấn đề hành động thực tế trước mắt.
Lênin khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng vơ sản. Vì
vậy, vấn đề nhà nước được đặt ra một cách cấp bách. Tác phẩm Nhà nước và cách
mạng chính là sự chuẩn bị lý luận về nhà nước và cách mạng cho giai cấp vô sản
giành chính quyền và nắm lấy chính quyền, là cương lĩnh xây dựng nhà nước của


8
giai cấp vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng cách
mạng Nga, làm cho những hoạt động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo lý luận
mácxít.
Ba là, viết Nhà nước và cách mạng, Lênin muốn đập tan luận điệu của bọn

cơ hội ở Quốc tế II (điển hình là Bécstanh và Causky), mưu toan chống lại những
nguyên lý về nhà nước của Mác, chống lại việc xây dựng phương pháp cách mạng
để thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản. Bọn cơ hội, xét lại ở Quốc tế II
ra sức bảo vệ lý luận phát triển, bảo vệ hịa bình để chuyển từ chủ nghĩa tư bản
thành chủ nghĩa xã hội. Cịn bọn vơ chính phủ thì tìm cách chống lại bất kỳ một
nhà nước nào, kể cả nhà nước chun chính vơ sản.
Trước tình hình đó, Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh kiên quyết chống
những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà nước thì khơng thể đấu tranh giải
phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung. Những ý
tưởng đó đã thúc giục Người bắt tay viết Nhà nước và cách mạng.
Vì sao Lênin lấy tên tác phẩm là Nhà nước và cách mạng?
Tên tác phẩm Nhà nước và cách mạng nói lên rằng, để có một nhà nước vô
sản - nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do
họ làm chủ - thì chỉ có một con đường là dùng bạo lực cách mạng, mọi phương
pháp khác đều là cải lương cơ hội.
Vấn đề nhà nước của Lênin gắn liền với phương pháp bạo lực cách mạng.
b. Kết cấu nội dung tác phẩm
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng chia làm 6 chương, nội dung rất phong
phú, được trình bày một cách hệ thống và sâu sắc.
- Chương 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm 1848 - 1851.
- Chương 3: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Cơng xã Pari 1871. Sự
phân tích của Mác.
- Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ăngghen.


9
- Chương 5: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong.
- Chương 6: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác.



10
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM
2.1. Về nguồn gốc của nhà nước
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin đã trích dẫn tác phẩm
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ph.Ăngghen và
nhấn mạnh rằng, Ph.Ăngghen đã có những sự phân tích rất sâu sắc và đầy thuyết
phục về nguồn gốc của nhà nước. Đứng trên lập trường duy vật biện chứng,
Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế của sự ra đời nhà nước.
Ph.Ăngghen sau khi phân tích một cách chi tiết, đầy đủ về chế độ xã hội thời
tiền sử với những quan hệ sản xuất - xã hội cụ thể, đặc biệt là sự nảy sinh, phát
triển trong quan hệ gia đình, huyết thống, đã chỉ ra lơgíc phát triển tất yếu cho sự ra
đời nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗi thời. Theo đó, ở thời
đại dã man đó diễn ra hai cuộc phân công lao động xã hội. Cuộc phân công xã hội
lớn đầu tiên là tách chăn nuôi ra thành một lĩnh vực sản xuất riêng và chiếm vị trí
quan trọng dần lên theo tiến trình phát triển. Kết quả của sự phân công này là tạo ra
một bộ phận xã hội (những bộ lạc du mục), có nhiều của cải hơn (nhiều sữa, nhiều
sản phẩm làm bằng sữa, nhiều thịt, da thú, lơng dê...) hơn bộ phận cịn lại trong xã
hội. Cuộc phân công xã hội lớn thứ hai là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông
nghiệp. Kết quả của sự phân công này là tạo ra của cải tăng lên nhanh chóng,
nhưng với tư cách là của cải của cá nhân, từ đó trao đổi phát triển, thành thị - nông
thôn ngày càng cách xa nhau, sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo càng cách
xa cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới, xã hội thành các giai cấp khác
nhau.
Đó là những nhân tố cơ bản đưa đến sự sụp đổ của chế độ thị tộc, đó là
những lưỡi dao sắc bén được sản sinh từ bên trong lịng xã hội thị tộc, tự nó chọc
thủng cái kết cấu xã hội bền chặt ấy.
Hai cuộc đại phân cơng ấy đó tạo cơ sở cho viêc xác lập một hoạt động quan
trọng - hoạt động trao đổi: những người du mục có nhiều của cải hơn bộ phận còn
lại của xã hội sẽ trao đổi những sản phẩm mà họ làm ra với bộ phận còn lại: đến khi



11
tách thủ cơng nghiệp ra khỏi nơng nghiệp thì những sản phẩm riêng biệt làm ra
càng nhiều thì trao đổi cũng đã trở thành tất yếu của xã hội.
Đến thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả những hình thức phân
cơng có trước đó; đồng thời, thời đại văn minh cịn bổ sung vào đó một sự phân
công thứ ba, một sự phân công đặc trưng, có một ý nghĩa quyết định: tách thương
nghiệp ra thành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Sự phân công này sản sinh ra
một giai cấp khơng cịn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản
phẩm, đó là những thương nhân. Ở đây, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy
không tham gia sản xuất một tí nào nhưng lại chiếm tồn quyền lãnh đạo sản xuất
và bắt những người sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tê, nó tự đứng ra làm kẻ
trung gian không thể thiếu được giữa hai người sản xuất và bóc lột cả hai. Cứ thế
phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất, sự ra đời của đồng tiền, sự chuyển
hóa ruộng đất thành hàng hóa... thì giai cấp ấy, giai cấp có nhiều tiền ây được
người ta dành cho những vinh dự luôn luôn mới, và một quyền thống trị ngày càng
lớn đối với sản xuất.
Như vậy, với sự mở rộng của thương mại, với tiền và nạn cho vay nặng lãi,
với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố, sự tích tụ và tập trung của cải vào
trong tay một giai cấp ít người đó diễn ra nhanh chóng, cùng một lúc với sự bần
cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng thêm của đám đông dân nghèo.
Lao động cưỡng bức, sự nô dịch trở thành phổ biến, điều ấy tất yếu dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột lẫn nhau. Q trình phân hóa càng nhanh thì mâu thuẫn, xung đột
sẽ càng gay gắt.
Đó là những yếu tố mới phát sinh mà chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không thể
giải quyết được. Điều kiện kiên quyết của sự tồn tại của chế độ thị tộc là ở chỗ, các
thành viên của một thị tộc hoặc một bộ lạc là phải cùng chung sống trên cùng một
lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú thơi - điều kiện đó bị chế độ thương nghiệp phá
vỡ tan tành.



12
Sự đảo lộn của những điều kiện của sản xuất và những biến đổi của cơ cấu
xã hội do sự đảo lộn ấy gây nên, đã đẻ ra những nhu cầu mới và những lợi ích mới,
khơng những xa lạ với chế độ đó về mọi phương diện - nhu cầu địi hỏi phải có
những cơ quan mới, những cơ quan mới đó phải hình thành ở bên ngồi tổ chức thị
tộc, ở bên cạnh thị tộc và do đó, đối lập với thị tộc. Nó đứng ra giải quyết những sự
xung đột đạt tới mức độ gay gắt giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nợ và
con nợ. Nó phân chia ra thành những kẻ giàu có đi bóc lột và những người nghèo
khổ bị bóc lột. Nó tồn tại trong cuộc đấu tranh không ngừng và công khai giữa các
giai cấp đó với nhau hoặc là tồn tại dưới sự thống trị như một lực lượng thứ ba, một
lực lượng tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau, dập tắt cuộc
xung đột công khai giữa các giai cấp ấy. Cơ quan ấy chính là nhà nước.
Ph.Ăngghen kết luận: "Tổ chức thị tộc đó lỗi thời. Nó đã bị sự phân cơng và hậu
quả của sự phân công ấy - tức là sự phân chia của xã hội thành giai cấp - phá tan.
Nó đã bị nhà nước thay thế".
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin đã viện dẫn và phân tích
kết luận của Ph.Ăngghen răng, "Nhà nước quyết khơng phải là một lực lượng được
áp đặt từ bên ngoài vào xã hội..., nhà nước là sản phẩm của xã hội trong một giai
đoạn nhất định, nhà nước là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị giam hãm trong vịng
mâu thuẫn với chính bản thân nó mà khơng sao giải quyết được; rằng nó bị phân
chia thành những cực đối lập khơng điều hịa mà xã hội đó bất lực khơng sao thốt
ra khỏi. Nhưng muốn cho những cực đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh
tế mâu thuẫn nhau đó, khơng đi đến chỗ nuốt nhau và nuốt luôn cả xã hội trong một
cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội,
có thể làm dịu sự xung đột, giữ cho sự xung đột đó nằm trong giới hạn của "trật tự"
và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đặt mình lên trên xã hội và ngày
càng trở nên xa lạ với xã hội - chính là nhà nước".
V.I. Lênin nhận xét rằng, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch

sử và ý nghĩa của nhà nước đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ ràng. Từ các


13
luận điểm của Ph.Ăngghen đã viện dẫn, V.I.Lênin thâu tóm thành hai điểm quan
trọng:
Một là, "nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách
quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được, thì nhà nước xuất hiện.
Hai là, "sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là
không thể điều hòa được"
Đây là luận điểm căn bản của V.I.Lênin về nguồn gốc của nhà nước. Có thể
nói, đây là sự kế thừa và khái quát một cách cô đọng hơn, súc tích hơn của
V.I.Lênin đối với chủ nghĩa Mác. Luận điểm này cho đến nay vẫn được coi là luận
điểm gốc, điển hình, mẫu mực và khoa học về nguồn gốc của nhà nước. Do đó,
luận điểm này cũng là cơ sở để chúng ta nhận thức, phê phán các quan điểm sai trái
về nguồn gốc của nhà nước, như quan điểm tôn giáo về nguồn gốc của nhà nước nhà nước cũng chỉ là sản phẩm phản ánh ý niệm từ bên ngoài, sản phẩm từ bên
ngoài áp đặt vào xã hội, sản phẩm làm theo ý Chúa, sản phẩm của Chúa, hoặc quan
điểm của các học giả tư sản cho rằng, nhà nước ra đời là sản phẩm của một khế ước
được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên khơng có nhà
nước, nguồn gốc của nhà nước là khế ước xã hội.
2.2. Bản chất, đặc trưng của nhà nước
a. Bản chất của nhà nước
Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác về nhà nước, V.I.Lênin đã khẳng
định lại một lần nữa rằng, nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với giai
cấp. Chính vì vậy mà nhà nước ln mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Từ đó ơng phản bác lại, lật đổ ngay tư tưởng tiểu tư sản phản động xuyên tạc
chủ nghĩa Mác và phủ nhận tính giai cấp của nhà nước.
V.I.Lênin đã dẫn quan điểm của C.Mác: "Nhà nước là một cơ quan thống trị
giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác".

Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này, V.I.Lênin đã chỉ ra sự xuyên


14
tạc chủ nghĩa Mác của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. Họ đã xuyên tạc luận
điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của nhà nước. Họ cho rằng, thiết lập
nhà nước tức là kiến lập một "trật tự", mà trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự
áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Vì vậy, theo họ, "trật tự" ấy
chính là điều hồ giai cấp chứ khơng phải là sự áp bức của một giai cấp này đối với
một giai cấp khác, và làm dịu xung đột giai cấp là điều hịa chứ khơng phải là tước
bỏ những phương tiện và thủ đoạn đấu tranh của giai cấp bị áp bức.
V.I.Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm của C.Mác
rằng, "nếu có thể điều hịa được giai cấp thì nhà nước khơng thể xuất hiện và cũng
không thể đứng vững được”. Thực ra, đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong
việc bảo vệ tính chính xác, khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước, khi
các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc, làm khúc
xạ đi, chệch đi điểm mấu chốt, quan trọng nhất về nguồn gốc, bản chất của nhà
nước là có ý đồ rất sâu xa. Bởi vì, nguồn gốc kinh tế - xã hội cho sự ra đời của nhà
nước, bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước... là những điểm tựa, là những xuất
phát điểm, tiền đề quan trọng liên quan đến hàng loạt các vấn đề lý luận nền tảng
tiếp theo là vấn đề chun chính vơ sản, vấn đề bạo lực cách mạng, vấn đề xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề có phá bỏ, đập tan nhà nước tư sản đi
hay không... Bởi vậy, với những lập luận xác đáng của mình, trong tác phẩm này,
V.I.Lênin đã khẳng định lại tính chính xác, khoa học các luận điểm của chủ nghĩa
Mác; đồng thời đã vạch rõ sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tình làm lệch lạc chủ nghĩa
Mác theo ý đồ cá nhân của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
b. Đặc trưng của nhà nước
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
chính Ph.Ăngghen đã khái quát thành hai đặc trưng cơ bản của nhà nước là: "Đặc
trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ phân chia thần dân của nó theo địa vực (quản

lý dân cư theo lãnh thổ), đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một quyền
lực công cộng".


15
Với đặc trưng thứ nhất, nhà nước ra đời đã quản lý dân cư theo lãnh thổ, tức
là "địa vực vẫn cịn đó, nhưng những con người đã trở nên di động".
Điều này khác hẳn với tổ chức thị tộc trước kia. Những liên minh thị tộc cũ
do quan hệ dòng máu tạo thành và các thành viên của chúng phải gắn liền với một
địa vực nhất định.
Nhà nước ra đời lấy sự phân chia theo địa vực làm điểm xuất phát, nhưng
những công dân mà nhà nước quản lý thì khơng kể họ thuộc thị tộc nào và bộ lạc
nào. Ở đặc trưng thứ hai của nhà nước - đặc trưng nổi bật, chỉ gắn liền với nó được
Ph.Ăngghen phân tích rất sâu sắc.
Theo Ph.Ăngghen, khi nhà nước ra đời nó gắn liền với sự xác lập một quyền
lực đặc biệt, quyền lực nhà nước, đó là đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa quyết định,
đặc trưng khơng thể có trong xã hội thị tộc: xã hội thị tộc với tính chất nhân dân tự
tổ chức ra lực lượng vũ trang của mình, thủ lĩnh quân sự của thị tộc, bộ lạc có
quyền hành trực tiếp đối với mỗi thành viên của cộng đồng.
Đến khi xuất hiện nhà nước thì quyền lực đặc biệt đó là cần thiết; bởi vì, từ
khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì khơng thể có tổ chức vũ trang tự hoạt
động của dân cư được nữa. Lúc này trong phạm vi một nhà nước đã tồn tại ít nhất
là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùng những tầng lớp dân cư khác nữa; vì vậy, để
có thể bắt cả những cơng dân phải phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên cần thiết
Quyền lực ấy đều tồn tại trong mỗi nhà nước, nó khơng chỉ gồm những
người được vũ trang, mà cịn gồm những cơng cụ vật chất phụ thêm nữa, như nhà
tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị tộc không hề biết đến.
Việc thiết lập một quyền lực công cộng đã trở thành một yêu cầu bức thiết đối với
nhà nước, vì lúc này khơng cịn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ
trang nữa. Và "để duy trì quyền lực đó, cần phải có sự đóng góp của cơng dân, đó

là thuế má". Sự phân tích đầy tính thuyết phục về vấn đề này của Ph.Ăngghen được
V.I.Lênin trích dẫn và phân tích ở luận điểm: "Nắm được quyền lực công cộng và
quyền thu thuế, bọn quan lại, với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên


16
trên xã hội. Lịng tơn kính khơng ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị
với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa, ngay cả
trong trường hợp họ có thể giành được sự tơn kính đó; họ là những đại biểu cho
một quyền lực đã trở nên xa lạ với xã hội, nên phải đảm bảo quyền này của họ bằng
những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh
và đặc biệt bất khả xâm phạm. Viên cảnh sát tôi nhất của một nhà nước văn minh
vẫn có "quyền uy" hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại; nhưng một
vương cơng có thế lực nhất, một chính khách hoặc một viên chỉ huy quân sự lớn
nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen tị với vị thủ lĩnh thị tộc nhỏ nhất về sự
tôn kính tự nguyện và khơng thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ây được hưởng. Đó
là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người kia thì bắt
buộc phải tìm cách đại biểu cho một cái gì ở bên ngồi và đứng trên xã hội".
V.I.Lênin đã dẫn lại những quan điểm căn bản ây trong tác phẩm Nhà nước
và cách mạng. Ông phân tích rất cặn kẽ và khẳng định rằng: "Quân đội thường trực
và cảnh sát là những công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhà nước.”
V.I.Lênin chỉ rõ rằng: "Xã hội phân chia thành những giai cấp không thể điều
hòa được... Sự vũ trang "tự động" của những giai cấp ấy sẽ dẫn tới một cuộc xung
đột vũ trang giữa họ với nhau. Nhà nước hình thành, một lực lượng đặc biệt, tức là
những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra, và mỗi cuộc cách mạng, khi phá huy bộ
máy nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đấu tranh giai cấp lộ liễu, đã chỉ ra hết
sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại những đội vũ trang đặc biệt
phục vụ nó, cịn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một tổ chức mới, cùng một loại như
thế, có thể phục vụ những người bị bóc lột, chứ khơng phục vụ bọn bóc lột".
Từ đó V.I.Lênin đã vạch trần sai lầm của các học giả tư sản bằng cách đặt

câu hỏi: Tại sao lại nảy sinh ra sự cần thiết phải có những đội vũ trang đặc biệt
(cảnh sát, quân đội thường trực)? Các học giả tư sản lúng túng trả lời một cách
ngụy biện rằng, đó là do đời sống xã hội ngày càng phong phú và phức tạp, ngày
càng có nhiều chức năng... V.I.Lênin phê bình thẳng cánh rằng, câu trả lời đó xem


17
ra có vẻ khoa học nhưng nó chỉ ru ngủ tơt những kẻ phàm tục thơi. Thực chất nó đã
xóa nhòà mất điều chủ yếu và căn bản là xã hội phân chia thành những giai cấp đối
địch không thể điều hòa được.
2.3. Sự tiêu vong của nhà nước
Tiếp tục những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen: "đến một giai đoạn phát
triển kinh tế nhất định,.. "Xã hội biết tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hiệp tự
do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp
vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ: vào viện bảo tàng đồ cô, bên cạnh cái xa
kéo sợi và cái rìu bằng đồng.", V.I.Lênin đã làm rõ chính ngay thực chất của sự
xuyên tạc thường ngày của bọn cơ hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa Mác. Tiếp đến,
V.I.Lênin trích đoạn nghị luận nổi tiếng của Ph.Ăngghen về "cơng thức tiêu vong"
của nhà nước trong tác phẩm Chống Đuyrinh; theo đó, hoạt động đầu tiên, trong đó
nhà nước thật sự là đại diện của toàn thể xã hội...chiếm hữu các tư liệu sản xuất
cũng đồng thời là hoạt động độc lập cuối cùng của nó với tư cách là nhà nước. Lúc
đó...sự can thiệp của nhà nước vào xã hội trở nên thừa và biến dần đi, việc cai trị
người nhường cho việc chỉ đạo các quá trình sản xuất. Nhà nước khơng thể "bị xóa
bỏ" bằng ý chí chủ quan, nó chỉ có thể tiêu vong và tự tiêu vong”.
Như vậy, vấn đề là ở chỗ, không phải nhà nước nào cũng tiêu vong, các chế
độ nhà nước sinh ra từ chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp mà đỉnh cao là nhà
nước tư sản càng khơng thể tự tiêu vong. Chỉ có nhà nước vơ sản, nhà nước dựa
trên trình độ xã hội hóa cao độ của lực lượng sản xuất, nhà nước này lọt lịng trong
cách mạng vơ sản, và chính nó là hình thức lịch sử đặc thù có những cơ sở kinh tế chính trị - văn hóá - xã hội để đi tới sự tiêu vong.
Lý giải cặn kẽ những quan điểm của Ph.Ăngghen, đồng thời phát triển sáng

tạo tư tưởng quan trọng này, V.I.Lênin đã dành cả chương V của tác phẩm để trình
bày rành mạch những cơ sở kinh tế cho nhà nước tiêu vong.
Từ đó, V.I.Lênin đã khẳng định "Cơ sở kinh tế làm cho nhà nước tiêu vong
hoàn toàn là chủ nghĩa cộng sản đã đạt tới trình độ phát triển cao". Tức là "khi xã


18
hội đã thực hiện được nguyên tắc: "làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu", nghĩa là
khi người ta rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung trong xã
hội và năng suất lao động của người ta đã lên cao đến mức người ta sẽ tự nguyện
làm hết năng lực". Nhưng sự phát triển ấy sẽ mau chóng như thế nào, lúc nào thì nó
sẽ đi đến chỗ đoạn tuyệt với sự phân công, sự đối lập lao động, biến được lao động
thành một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống là điều hiện nay khơng thế biết được.
Ơng khẳng định, chúng ta chỉ có quyền nói rằng, nhà nước tất yếu sẽ tiêu vong,
đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, cịn thời hạn bao lâu và
hình thức cụ thể của sự tiêu vong ấy thì chúng ta chưa có tài liệu để giải quyết
những vấn đề như vậy.
Biểu hiện về mặt chính trị - xã hội của sự tiêu vong nhà nước cũng được
V.I.Lênin luận giải rất sâu sắc. Ơng phân tích rằng, một khi đã thốt khỏi chế độ nơ
lệ tư bản chủ nghĩa, thốt khỏi những sự khủng khiếp, dã man của chế độ bóc lột ấy
thì người ta sẽ dần tơn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội,
tôn trọng mà khơng cần có bạo lực, khơng cần có cưỡng bức, trấn áp, không cần cái
bộ máy cưỡng bức đặc biệt gọi là nhà nước nữa. Mặt khác, nếu nhà nước tư sản là
nhà nước theo đúng nghĩa của nó là bộ máy trấn áp đặc biệt của thiểu số bọn bóc
lột với đa số người bị bóc lột, vì vậy phải hung ác, tàn bạo, gây ra hàng bể máu.
Trái lại, nhà nước vơ sản khơng cịn theo đúng nghĩa của nó nữa, vì việc đa số
người hơm qua là nô lệ làm thuê trấn áp thiểu số người bóc lột là việc tượng đối dễ
dàng, đơn giản, tự nhiên, ít tốn máu hơn, ít tốn kém hơn - sự trấn áp một thiểu số
những kẻ thù của nhân dân đồng thời là sự mở rộng dân chủ cho tuyệt đại đa số
nhân dân, vì thế bộ máy trấn áp đặc biệt ấy cũng bắt đầu mất dần.

Từ những lập luận xác đáng của V.I.Lênin: bọn bóc lột trấn áp nhân dân (số
đơng) do đó cần bộ máy phức tạp và hung ác, cịn nhân dân (số đơng) trấn áp bọn
bóc lột (số ít) sẽ cần bộ máy giản đơn hơn, dần dần đến hầu như không cần bộ máy
nữa. Có thể thấy, đây là tư tưởng có tính chất phương pháp luận nên tảng, định
hướng quan trọng cho sự vận dụng vào xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước. Và


19
trong điều kiện hiện nay cho thây, đây là tư tưởng tinh giản bộ máy nhà nước trong
thời kỳ quá độ - tư tưởng rất đặc sắc của V.I.Lênin được trình bày trong tác phẩm
này.
Trong vấn đề nhà nước "tiêu vong", bọn vơ chính phủ vin vào, khuếch tán
lên thành luận thuyết khơng chính phủ, khơng nhà nước, cần phải xóa bỏ ngay nhà
nước. Bọn theo chủ nghĩa cơ hội thì rêu rao luận điệu "nhà nước nhân dân tự do"tức là tiến lên chủ nghĩa xã hội dần dần, khơng cần cách mạng, khơng cần xóa bỏ
nhà nước tư sản.
V.I.Lênin đã có những khái quát rất đặc sắc khi vạch trần sự xuyên tạc trên.
Ông nhấn mạnh rằng, cách giải thích của bọn cơ hội đã biến chủ nghĩa Mác thành
chủ nghĩa cơ hội, "thành cái quan niệm mơ hồ về một sự thay đổi chậm chạp, đều
đều, tuần tự, khơng có đột biến, khơng có bão táp, khơng có cách mạng… “Cách
giải thích như vậy là xun tạc chủ nghĩa Mác một cách thơ bỉ nhất, chỉ có lợi cho
riêng giai cấp tư sản".
2.4. Về chun chính vơ sản và vấn đề dân chủ
Ngoài việc luận giải một cách khoa học về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và
sự tiêu vong của nhà nước, V.I.Lênin còn đưa ra những tư tưởng về chun chính
vơ sản. Theo ơng, một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yêu nhất của chủ
nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng chính là tư tưởng chun chính vơ sản.
V.I.Lênin đã chỉ ra một định nghĩa căn bản về nhà nước: "Nhà nước, tức là
giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị". Và nếu như vậy thì "chun
chính vơ sản là sự thống trị về chính trị của giai cấp vơ sản". Về vấn đề này,
V.I.Lênin đã phân tích rất sâu sắc quan điểm của C.Mác trong bức thư gửi

Vafdomaje - 1852. Theo đó, C.Mác khẳng định rằng; C.Mác khơng có cơng phát
hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, điều công hiến mới của ông là chứng minh:
+ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định
trong sự phát triển của sản xuất.
+ Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chun chính vơ sản.



×