Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.95 KB, 32 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
Mã phách:………………………………………

Hà Nội, 2023


BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
Mã phách:………………………………………

Hà Nội, 2023


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng biểu
1



2.1

2

2.2

Nội dung
Bảng đánh giá nhu cầu khi làm việc tại Công ty
Cổ phần Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà
Nội
Bảng đánh giá thể hiện quan điểm khi làm việc
tại Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh nước
sạch số 3 Hà Nội

Trang
14

18


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.......................3
1.1. Khái niệm................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm nghiên cứu.......................................................................3
1.1.2. khái niệm nghiên cứu định lượng.....................................................3
1.2. Mục đích của nghiên cứu định lượng......................................................4
1.3. Đặc trưng của nghiên cứu định lượng.....................................................5
1.4. Phân loại nghiên cứu định lượng............................................................5

1.5. Quy trình nghiên cứu định lượng............................................................6
1.6. Các phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................7
1.6.1. Phương pháp phỏng vấn tại nhà........................................................7
1.6.2. Phương pháp phỏng vấn tại một điểm tập trung...............................7
1.6.3. Phương pháp quan sát.......................................................................7
1.6.4. Phương pháp điều tra thông qua mẫu câu hỏi...................................7
1.7. Phương pháp xử lý dữ liệu khi nghiên cứu định lượng...........................8
1.7.1. Phân tích thống kê mơ tả...................................................................8
1.7.2. Phân tích nhân tố...............................................................................8
1.7.3. Phân tích độ tin cậy...........................................................................8
1.7.4. Phân tích hồi quy...............................................................................8
1.8. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng.....................................8
1.8.1. Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng...........................8
1.8.2. Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng................9
Tiểu kết............................................................................................................10
1


Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG...........11
2.1. Những ứng dụng của nghiên cứu định lượng trong thực tế..................11
2.2. Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng trong thực tế.....................12
2.3. Ví dụ thực tiễn về nghiên cứu định lượng.............................................13
2.4. Những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện ứng dụng nghiên
cứu định lượng.............................................................................................18
Tiểu kết............................................................................................................20
Chương 3: HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CẢI TIẾN NGHIÊN CỨU ĐỊNH
LƯỢNG...........................................................................................................21
3.1. Hướng phát triển và cải tiến trong việc nghiên cứu định lượng............21
Tiểu kết............................................................................................................23
KẾT LUẬN.....................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nghiên cứu các ngành khoa học xã hội có hai quan điểm chủ yếu
để tiếp cận các vấn đề. Quan điểm thứ nhất dựa trên hiện thực (positivism) và
người nghiên cứu đi tìm kiếm sự thật hoặc nguyên nhân của các yếu tố như là
những tác động bên ngoài đến con người. Quan điểm thứ hai dựa trên hiện
tượng (phenomenology) và người nghiên cứu tìm hiểu các quan điểm và trải
nghiêm thực tiễn của những người có liên quan để tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm
và nguyên nhân thúc đẩy họ hành động. Chính sự khác nhau về xuất phát
điểm và bản chất nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để thực hiện
nghiên cứu cũng khác nhau. Nghiên cứu tìm hiểu các tác động bên ngồi
thường sử dụng các mơ hình nghiên cứu và các dữ liệu thống kê thu thập từ
bảng câu hỏi khảo sát, số liệu kiểm kê, số liệu nhân khẩu học,…. để đưa ra
các kết luận được gọi là nghiên cứu định lượng. Những nghiên cứu định
lượng đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, xã hội đến
y tế và khoa học tự nhiên, giúp cho việc đánh giá và đo lường các yếu tố liên
quan đến một vấn đề cụ thể trở nên rõ ràng và chính xác hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên, để đạt được kết quả chính xác và có giá trị thực tế, việc chọn đề tài
nghiên cứu định lượng là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ
tìm hiểu về bản chất của nghiên cứu định lượng và tại sao thực tiễn áp dụng
nghiên cứu định lượng là cần thiết. Chúng ta cũng sẽ khám phá các lợi ích của
việc sử dụng phương pháp này và những lưu ý cần thiết khi thực hiện nghiên
cứu định lượng. Hãy cùng đi vào cuộc khám phá để hiểu rõ hơn về đề tài
"Bản chất của nghiên cứu định lượng và thực tiễn áp dụng nghiên cứu định
lượng".

2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bản chất của nghiên cứu định
lượng và thực tế áp dụng nghiên cứu định lượng
1


3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có các
phương pháp như thu thập và phân tích tài liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, tiểu
luận có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để
phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận, đánh giá về bản chất của nghiên cứu định
lượng và thực tế áp dụng nghiên cứu định lượng. Ngoài ra tiểu luận cũng có
sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp giải thích,
so sánh, phân tích để có thể đưa ra những nhận định và đánh giá chính xác
hơn về tình hình thực tiễn áp dụng nghiên cứu định lượng hiện nay.
4. Ý nghĩa tiểu luận
Giúp hiểu và nắm rõ hơn bản chất của nghiên cứu định lượng và cung
cấp một cách đầy đủ nhận thức về thực tế áp dụng nghiên cứu định lượng
giúp học hỏi những cách thức làm việc để vận dụng vào quá trình học tập
cũng như phục vụ cho cơng việc sau này.
Tìm ra những điểm hạn chế trong bản chất của nghiên cứu định lượng và
thực tế áp dụng nghiên cứu định lượng. Từ đó nghiên cứu phương hướng phát
triển và cải tiến trong việc nghiên cứu định lượng.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bố cục của
bài tiểu luận được chia làm 3 chương.
Chương 1: Bản chất của nghiên cứu định lượng
Chương 2: Thực tiễn áp dụng nghiên cứu định lượng
Chương 3: Hướng phát triển và cải tiến nghiên cứu định lượng


2


Chương 1
BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm nghiên cứu
Nghiên cứu có nhiều định nghĩa khác nhau. Martyn Shuttleworth
cho rằng: "Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa của nghiên cứu bao hàm
bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nào nhằm thúc đẩy tri
thức." Creswell định nghĩa: "Nghiên cứu là một quá trình có các bước
thu thập và phân tích thơng tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta
về một chủ đề hay một vấn đề." Nó bao gồm ba bước: Đặt câu hỏi, thu
thập dữ liệu để trả lời cho câu hỏi, và trình bày câu trả lời cho câu hỏi
đó. Từ điển Trực tuyến Merriam-Webster thì chi tiết hơn: Nghiên cứu
là "một truy vấn hay khảo sát cẩn thận; đặc biệt: sự khảo sát hay thể
nghiệm nhắm đến việc phát hiện và diễn giải sự kiện, sự thay đổi
những lý thuyết hay định luật đã được chấp nhận dựa trên những dữ
kiện mới, hay sự ứng dụng thực tiễn những lý thuyết hay định luật mới
hay đã được thay đổi đó."
1.1.2. khái niệm nghiên cứu định lượng
Về khái niệm nghiên cứu định lượng thì bắt đầu từ những năm
1980 thì theo Cohen (1980) nghiên cứu định lượng được hiểu là
phương pháp nghiên cứu thực tiễn (khác với nghiên cứu lý thuyết
thuần). Cũng theo Cohen thì nghiên cứu định lượng là trình diễn số và
xử lý những quan sát mơ tả và giải thích hình thái những quan sát phản
ánh. Đến năm 1994 thì Creswell định nghĩa nghiên cứu định lượng là
giải thích hiện tượng bởi tập hợp dữ liệu dạng số và phân tích sử dụng
những phương thức tốn học (mà cụ thể ở đây là thống kê). Về mặt
thực hành, nghiên cứu định lượng đề cập chính tới phương pháo điều

tra bằng bảng hỏi.
3


Như vậy có thể hiểu Crewell đã định nghĩa khá rõ ràng và đơn
giản, dễ hiểu bởi như sau:
Thứ nhất, Tập hợp dữ liệu số (lấy mẫu) bao gồm các công việc
như đi sưu tập dữ liệu, làm bảng hỏi, rồi đi lấy ý kiến những đối tượng
mà người nghiên cứu mong muốn.
Thứ hai, Sử dụng phương thức toán học. Phương thức toán học ở
đây được nhiều người hiểu rằng chỉ phải hiểu rất rõ thống kê. Điều này
cũng không hẳn đúng lắm và làm nhiều người sợ vì những con số, công
thức thống kê rắc rối. Câu hỏi đặt ra là nếu một người khơng biết thống
kê có làm được nghiên cứu định lượng không? Câu trả lời rằng khơng
cần q hiểu sâu để có thể làm nghiên cứu định lượng bởi vì hiện nay
có những cơng cụ làm thay như SPSS, Eviews, Stata… nhưng bạn cũng
nên hiểu ý nghĩa của những con số thống kê hơn là nhớ cơng thức máy
móc của nó.
Đặc trưng của nghiên cứu định lượng là gắn thu thập và xử lý dữ
liệu dưới dạng số (định lượng), thường dung để kiểm định mô hình và
các giả thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có (theo mối
quan hệ nhân quả) mà trong đó các biến số nghiên cứu sẽ được lượng
hố cụ thể. Các mơ hình tốn và cơng cụ thống kê sẽ được sử dụng cho
việc mơ tả, giải thích và dự đốn các hiện tượng. Tiến trình thơng
thường của nghiên cứu định lượng bao gồm việc xác định tổng thể
nghiên cứu và mẫu điều tra; thiết kế bảng câu hỏi; tiến hành điều tra và
thu thập bảng hỏi; phân tích dữ liệu; trình bày kết quả nghiên cứu và
cuối cùng là đưa ra các diễn giải và bàn luận về kết quả nghiên cứu.[1,
tr146]
1.2. Mục đích của nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng là phát triển và dùng các phương
pháp toán học để đưa ra giả thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
4


Trong quá trình nghiên cứu định lượng, trung tâm nghiên cứu sẽ thực
hiện bởi nó cung cấp tất cả các kết nối cần thiết giữa quan sát thực nghiệm và
biểu thức tốn học của quan hệ định lượng. Để có thể lượng hóa chính xác các
biến thì phương pháp này phải sử dụng các cơng cụ phân tích thống kê.
Việc nghiên cứu định lượng sẽ chỉ được áp dụng khi đảm bảo được 2
yếu tố sau:
- Hướng nghiên cứu chi tiết, rõ ràng, cụ thể và cần số liệu chính xác
- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã có được từ phần lý thuyết
1.3. Đặc trưng của nghiên cứu định lượng
Mục đích chính của việc nghiên cứu định lượng là sử dụng
phương pháp đo lường và kiểm tra sự liên quan giữa các biến với nhau.
Khi sử dụng phương pháp định lượng, kết quả sẽ được thể hiện
thành các mơ hình kinh tế lượng, mơ hình tốn học. Cách để thực hiện
phương pháp này là phân phối ngẫu nhiêu hoặc lấy mẫu vật thể. Mẫu
vật sẽ được thu thập dựa trên 2 yếu tố là cách lựa chọn và quy mơ mẫu.
Những nhân tố bên trong mơ hình phải được phân tích và đo lường
thành những con số.
Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng được thể
hiện rõ ràng ngay ở tính chất và đặc trưng của nó. Nghiên cứu định
lượng có tính khách quan khoa học, độ tin cậy cáo và phân tích nhanh
chóng. Tuy nhiên phương pháp này lại không làm rõ được hiện tượng
về con người, yếu tố chủ quan của người khảo sát, đơi khi sẽ có sai số
do ảnh hưởng của ngữ cảnh. Hơn nữa việc định lượng địi hỏi phải
phân tích chính xác nên sẽ tốn khá nhiều thời gian.
1.4. Phân loại nghiên cứu định lượng

Có nhiều kiểu phân loại nhưng có một số kiểu phân loại phổ biến nghiên
cứu định lượng đó là:
Phân loại theo thời gian: Nghiên cứu lịch sử, hiện tại và tương lai.
5


Phân loại theo ứng dụng của nghiên cứu: Một số cách phân loại theo loại
ứng dụng như sau nghiên cứu tìm cách ứng dụng, nghiên cứu tìm sự tương
quan, nghiên cứu tìm ra sự giải thích, nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu
định tính….
1.5. Quy trình nghiên cứu định lượng
Nhà khoa học thường phải bắt đầu với việc xác định vấn đề và mục đích
nghiên cứu của mình, được cụ thể hoá thành một hoặc vài câu hỏi nghiên cứu.
Vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu xứng đáng để nghiên cứu khi nó chưa
được các nhà khoa học trước đó giải quyết (tồn tại khe hổng lý thuyết) và có ý
nghĩa thực tiễn (kết quả góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoặc
có khả năng ứng dụng trong thực tiễn). Cần lưu ý là nhiệm vụ của người
nghiên cứu là đi tìm kiếm sự thật liên quan tới vấn đề nghiên cứu cịn các nhà
hoạch địch chính sách sẽ dựa trên sự thật đó để đưa ra các giải pháp hoặc
chính sách cụ thể.
Các nghiên cứu đều phải có tính kế thừa, vì vậy nhà khoa học phải tiến
hành tổng quan nghiên cứu. Nghĩa là, nhà khoa học cần phải đọc, tổng kết và
lĩnh hội kết quả của các nghiên cứu trước đó liên quan tới chủ đề nghiên cứu
của mình. Tổng quan nghiên cứu cần phải được tiến hành ngay từ đầu và
đồng thời với việc xác định câu hỏi nghiên cứu bởi chỉ có thơng qua tổng kết
các nghiên cứu trước đó thì nhà khoa học mới xác định được một cách tương
đối chắc chắn về vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết. Tổng quan nghiên
cứu cũng giúp cho nhà khoa học biết cách lựa chọn và sử dụng các lý thuyết
thích hợp để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. Việc lựa chọn này cần phải
được lý giải một cách rõ rang, tức là làm rõ tại sao nhà khoa học lại sử dụng

mơ hình hay lý thuyết này mà khơng phải mơ hình hay lý thuyết khác.
Bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu định lượng là xác định và lựa
chọn phương pháp nghiên cứu. Bước này bao gồm việc thu thập và phân tích
dữ liệu phù hợp với các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra. Cũng
6


ở bước này, nhà khoa học cần lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi, xác
lập cách thức chọn mẫu và điều tra, và sử dụng các công cụ thống kê phù hợp
để phân tích số liệu.
Bước thứ tư và thứ năm của quy trình nghiên cứu định lượng là trình bày
kết quả phân tích dữ liệu, diễn giải các kết quả này theo ngôn ngữ thống kế và
ngôn ngữ nghiên cứu; và bàn luận xem đâu là những kết quả khác hoặc những
đóng góp mới so với các nghiên cứu trước đây, cuối cùng là đưa ra các
khuyến nghị, những bàn luận về việc phát triển lý thuyết hoặc ứng dụng kết
quả nghiên cứu trong thực tiễn quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh,… [1,
tr151]
1.6. Các phương pháp nghiên cứu định lượng
Người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu định
lượng khác nhau tùy theo từng ngữ cảnh và trường hợp. Dưới đây là các
phương pháp nghiên cứu định lượng đang được mọi người sử dụng nhiều
nhất.
1.6.1. Phương pháp phỏng vấn tại nhà
Đây là trực tiếp mặt đối mặt để trao đổi với người nhận phỏng vấn tại
nhà của họ. Buổi phỏng vấn tại nhà thường sẽ kết thúc trong thời gian ngắn để
tránh mọi người thấy không đủ kiên nhẫn.
1.6.2. Phương pháp phỏng vấn tại một điểm tập trung
Tất cả những người tiếp nhận phỏng vấn sẽ được mời đến một địa điểm
nhất định. Tại đây, họ sẽ được phỏng vấn một số nội dung về vấn đề đang cần
nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được nhiều thời gian

và chi phí.
1.6.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp này cho phép người nghiên cứu đưa ra nhiều mục
tiêu hơn sử dụng các câu hỏi. Khi sử dụng phương pháp này thì những

7


người đi khảo sát sẽ khơng dựa vào những gì mà người trả lời hoặc sẽ
nói mà sẽ tự điều tra.
1.6.4. Phương pháp điều tra thông qua mẫu câu hỏi
Sử dụng bộ câu hỏi để phát cho mọi người trả lời sau đó thu lại và phân
tích dữ liệu.
1.7. Phương pháp xử lý dữ liệu khi nghiên cứu định lượng
1.7.1. Phân tích thống kê mơ tả
Phân tích thống kê mơ tả là các kỹ thuật phân tích đơn giản nhất của một
nghiên cứu định lượng. Bất kỳ một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành
các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra (số lượng, nam
nữ, giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, vị trí cơng tác,…).
1.7.2. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là một trong những phương pháp phân tích
thống kê dung để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn
nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa
hơn những chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu.
1.7.3. Phân tích độ tin cậy
Trước khi kiểm định các giả thuyết khoa học, nhà khoa học cần
kiểm định thang đo các biến số trong mơ hình. Một trong các thủ tục
kiểm định thang đo là phân tích độ tin cậy của thang đo. Phương pháp
này sử dụng hệ số Cronbach anpha, kiểm định mức độ tin cậy và tương
quan trong giữa các biến quan sát thang đo.

1.7.4. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của
biến vào một hoặc nhiều biến khác. Phân tích này nhằm mục đích ước
lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước
giá trị của biến độc lập.

8


1.8. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng
1.8.1. Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng có tính khái qt cao, độ
tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mất ít thời gian hơn để
quản lý quá trình khảo sát. Thơng thường bằng việc tận dụng cơng nghệ
để thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ rất thuận tiện và
tiết kiệm thời gian.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng mang tính khách quan vì
các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê
dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi
là khá khoa học và hợp lý.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp cho quá trình phân
tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để giúp phân
tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng
thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật.
1.8.2. Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Chi phí nghiên cứu định lượng cao vì nhu cầu tổng qt hóa
lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi phí thực hiện một đề tài nghiên cứu
với phương pháp định lượng sẽ rất cao.
+ Có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến đối tượng được nghiên

cứu, nên đôi khi câu trả lời sẽ khơng chính xác.

9


Tiểu kết
Trong chương 1 này, chúng ta đã tìm hiểu về bản chất của nghiên
cứu định lượng và tại sao nó lại quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác
nhau. Nghiên cứu định lượng giúp cho việc đánh giá và đo lường các
yếu tố liên quan đến một vấn đề cụ thể trở nên chính xác và rõ ràng
hơn. Việc chọn đề tài nghiên cứu định lượng đòi hỏi sự cẩn thận và
chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được kết quả chính xác và có giá trị thực tế.
Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào cách thức áp dụng
chúng trong thực tiễn.

10


Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
2.1. Những ứng dụng của nghiên cứu định lượng trong thực tế
Nghiên cứu định lượng là một phương pháp tiếp cận khoa học
trong nghiên cứu, dựa trên sự thu thập và phân tích dữ liệu số lượng để
đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các biến số trong nghiên cứu. Thực
tế, nghiên cứu định lượng đã được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau, bao gồm y học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội
học, và khoa học máy tính.
Trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu định lượng có thể được áp
dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu như "tác động của thuốc trên
bệnh nhân", "ảnh hưởng của môi trường làm việc đến sức khỏe nhân

viên", "quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc", và "tầm quan trọng của
các yếu tố văn hóa trong định hướng sự nghiệp". Nghiên cứu định
lượng có thể sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu và
đưa ra kết luận khoa học về mối quan hệ giữa các biến số.
Các phương pháp định lượng phổ biến trong nghiên cứu khoa học
bao gồm mơ hình tuyến tính, mơ hình hồi quy, phân tích phương sai
(ANOVA), và phân tích con số. Những phương pháp này có thể được
sử dụng để phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát, thực nghiệm
và các dữ liệu cắt ngang (cross-sectional data), dữ liệu dọc theo thời
gian (longitudinal data), hoặc dữ liệu theo nhóm (panel data).

11


Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nghiên cứu định
lượng cũng đang được áp dụng trong các lĩnh vực mới như khoa học dữ
liệu, trí tuệ nhân tạo, và khai thác dữ liệu. Điều này giúp cho nghiên
cứu định lượng có thể đưa ra những kết luận chính xác và cung cấp
những thơng tin hữu ích cho các quyết định trong nhiều lĩnh vực của
đời sống.
Nghiên cứu định lượng được ứng dụng nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực khác nhau trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh để đánh giá độ
hài lòng của khách hàng, đánh giá lao động của tổ chức và đánh giá để
chấp nhận công nghệ dịch vụ mới. Nghiên cứu định lượng cũng được
sử dụng để đánh giá hành vi khách hàng và đánh giá thu hút đầu tư vào
địa phương,…
Ngoài ra, phương pháp này cũng được ứng dụng trong Y học:
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích các dữ liệu y tế và
đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các yếu tố như bệnh lý, thuốc,
liều lượng, và sức khỏe. Kinh tế học: Nghiên cứu định lượng được sử

dụng để phân tích các dữ liệu kinh tế và đưa ra các kết luận về mối
quan hệ giữa các yếu tố như tài chính, thị trường, doanh nghiệp, và tăng
trưởng kinh tế. Tâm lý học: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để
phân tích các dữ liệu tâm lý và đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa
các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi. Xã hội học: Nghiên cứu
định lượng được sử dụng để phân tích các dữ liệu xã hội và đưa ra các
kết luận về mối quan hệ giữa các yếu tố như văn hóa, giới tính, tơn
giáo, và địa lý. Khoa học máy tính: Nghiên cứu định lượng được sử
dụng để phân tích các dữ liệu số và đưa ra các kết luận về mối quan hệ
giữa các yếu tố như dữ liệu đầu vào, mơ hình dự đoán, và kết quả đầu
ra.

12


2.2. Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng trong thực tế
Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng trong thực tế thường
bao gồm:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Đây là bước đầu tiên và
quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cần phải xác
định rõ vấn đề cần nghiên cứu và đặt câu hỏi cụ thể.
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu: Sau khi đã xác định vấn đề nghiên
cứu, nhà nghiên cứu cần lên kế hoạch về phương pháp nghiên cứu, bao
gồm cách thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả. Thiết
kế nghiên cứu cần phải đảm bảo tính độc lập, khảo sát đủ mẫu, cách
chọn mẫu phù hợp, phân tích đầy đủ dữ liệu, đáng tin cậy và khách
quan.
Bước 3: Thu thập dữ liệu: Sau khi hoàn tất thiết kế nghiên cứu,
nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Có nhiều cách thu thập dữ
liệu định lượng, bao gồm khảo sát trực tiếp, khảo sát qua điện thoại,

email, thư tín, thực nghiệm, quan sát, giám sát hoặc sử dụng cơ sở dữ
liệu có sẵn.
Bước 4: Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên
cứu sẽ tiến hành phân tích dữ liệu. Đây là bước quan trọng nhất để đưa
ra kết quả nghiên cứu. Có nhiều cơng cụ phân tích dữ liệu định lượng,
bao gồm phân tích đơn biến, phân tích đa biến, phân tích tương quan,
phân tích hiệu quả, phân tích hồi quy, phân tích phân nhóm...
Bước 5: Đưa ra kết luận và đánh giá: Dựa trên kết quả phân tích
dữ liệu, nhà nghiên cứu sẽ đưa ra kết luận và đánh giá. Kết luận và
đánh giá phải dựa trên dữ liệu định lượng đã được phân tích một cách
khách quan, đáng tin cậy và có tính thống kê.

13


Bước 6: Trình bày và báo cáo kết quả: Cuối cùng, nhà nghiên cứu
sẽ trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.3. Ví dụ thực tiễn về nghiên cứu định lượng
Để dẫn chứng về việc ứng dụng nghiên cứu định lượng em xin lấy ví dụ
bằng mẫu khảo sát như sau:
- Thưa quý vị!
Tôi hiện đang nghiên cứu đề tài luận văn “Tạo động lực làm việc
cho người lao động tại Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh nước
sạch số 3 Hà Nội”. Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các Anh/Chị
bằng việc điền vào phiếu câu hỏi này. Sẽ khơng có câu trả lời nào là
đúng hay sai, những câu trả lời của các Anh/Chị sẽ chỉ được sử dụng
cho công tác nghiên cứu đề tài và khơng được sử dụng với mục đích
nào khác.
I. Anh/Chị vui lòng đánh giá xếp theo thang điểm từ 1 đến 5 những
nhu cầu của Anh/Chị khi làm việc tại Công ty Cổ phần Sản xuất kinh

doanh nước sạch số 3 Hà Nội (5 là mức điểm đánh giá cao nhất hoặc
quan trọng nhất; mức độ quan trọng giảm dần cho tới 1).
Anh/Chị làm ở phòng: .............................................................................
Mức độ

1

Nhu cầu
Thu nhập cao và thỏa đáng.
Chế độ phúc lợi tốt.
Công việc ổn định.
Điều kiện làm việc tốt.
Quan hệ trong tập thể tốt.
Có cơ hội học tập nâng cao trình độ.
Có cơ hội thăng tiến.
Công việc phù hợp với khả năng sở
14

2

3

4

5


trường.
Được tham gia các hoạt động văn hóa,
văn nghệ.

Bảng 2.1. Bảng đánh giá nhu cầu khi làm việc tại Công ty Cổ phần Sản xuất
kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội
II.Anh/Chị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu (X)
vào ơ thích hợp (từ mức “Rất đồng ý” đến mức “Rất khơng đồng ý”).
STT

Tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong
công việc

1

Tôi luôn sẵn sàng đi
sớm về muộn để hồn
thành cơng việc.

2

Tơi ln sẵn sàng đi
cơng tác xa khi cơ quan
yêu cầu.

3

Tôi luôn sẵn sàng nhận
nhiệm vụ bất kể thời
gian nào.

4


Tơi ln suy nghĩ tìm ra
giải pháp tối ưu nhất để
hồn thành nhiệm vụ.
Sự gắn bó của người
lao động với đơn vị

1

Tôi luôn tin tưởng vào
cấp trên của mình.

2

Với điều kiện như hiện
nay, tơi sẽ tiếp tục làm
việc lâu dài tại Cơng ty.

Rất
đồng
ý

Đồng
ý

Bình
thường

Khơng
đồng ý


Rất
khơng
đồng ý

Rất
đồng
ý

Đồng
ý

Bình
thường

Khơng
đồng ý

Rất
khơng
đồng ý

15



×