Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phương pháp giải thích từ hán việt và phát triển k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.76 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH TỪ HÁN VIỆT VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ở bất kỳ thời đại nào, giáo dục luôn được nhà nước và nhân dân quan tâm nhất.
Giáo dục đào tạo tiểu học là bậc học quan trọng so với từng học viên và cũng là những
người chủ tương lai của dân tộc bản địa. Vì vậy, giáo dục tiểu học ln được nhà nước
chăm sóc và ủng hộ để tốt nhất cho việc dạy – học của giáo viên và học sinh. Trong
chương trình giáo dục tiểu học, mơn Tiếng Việt là một trong những mơn đóng vai trị
quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Môn Tiếng Việt giúp cho trẻ tăng trưởng
ngôn từ và tác động trực tiếp đến đời sống của những em cũng như việc tăng trưởng tư
duy của học viên, giúp giáo dục, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, … cho học viên một
cách đúng đắn nhất. Trong đó, sự góp phần của từ Hán Việt đã giúp học viên có vốn
từ vựng phong phú, phong phú, tinh xảo và lịch sự và trang nhã hơn.
Việc trau dồi kiến thức về từ Hán Việt để giáo viên nắm vững giúp cho việc giảng
dạy từ Hán Việt và phân tích nghĩa của từ là một điều rất quan trọng. Vậy chúng ta
hãy nhìn vào thực tế học tập từ Hán Việt ở trường Tiểu học là rất quan trọng. Nếu
trong giai đoạn vỡ lòng các em được trau dồi một vốn từ đủ để các em phát triển khả
năng cá nhân thì sẽ là một bước tiến quan trọng. Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên
Ân cho rằng: "... vốn xưa cổ điển nếu không được tiếp xúc khi ngồi trên ghế nhà
trường thì khi trưởng thành... nhiều người sẽ khơng có dịp tiếp xúc và khơng biết nó
là gì. Và đó là lỗ hổng văn hóa của họ..." (Báo Văn nghệ số 42, ngày 18/10/1997),
hay ý kiến của giáo sư Nguyễn Lân đăng trên báo Đại đoàn kết, số 28, ngày 7/4/1997
thì: "Một điều cần chú ý hơn nữa là ngay trong tiếng Việt hiện nay có bao nhiêu từ vốn
là Hán tự bị người ta xuyên tạc, làm sai cả ý nghĩa, ảnh hưởng đến sự trong sáng của
tiếng Việt... phải làm thế nào cho thanh thiếu niên ta phải biết chữ Hán thì mới dùng
đúng tiếng Việt".
Muốn cho học sinh sử dụng đúng những từ Hán Việt trong các ngữ cảnh khác nhau,
nên có một đội ngũ giáo viên tốt, có một vốn về từ Hán Việt đủ để hiểu một cách thấu
đáo, giải thích được những từ Hán Việt một cách thông thường để hiểu và sử dụng
chúng một cách thành thạo. Chính vì thế tơi chọn đề tài “Phương pháp giải thích từ


Hán Việt và phát triển kỹ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 3”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nghĩa của từ Hán Việt và áp dụng một số biện pháp giải
thích nghĩa trong quá trình dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 3.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng dạy và học từ Hán Việt, mức độ hiểu nghĩa và
phương pháp giải thích nghĩa từ Hán Viết cho học sinh lớp 3 tại nơi công tác
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu: thơng qua các
bài tập cụ thể, quan sát khả năng hiểu nghĩa từ Hán Việt của học sinh trong khi trả lời

1


giáo viên; phỏng vấn ngẫu nhiên một số học sinh khối 3 về hứng thú học cũng như
khả năng hiểu từ Hán Việt
- Phương pháp điều tra: sử dụng hình thức phiếu trưng cầu ý kiến với các câu hỏi
dạng đóng về ngữ nghĩa và cách sử dụng từ Hán Việt.
- Phương pháp thống kê: Khi đã thu thập đầy đủ phiếu điều tra, tôi tiến hành thống
kê để xác định về lượng, từ đó tổng hợp hóa và phân loại.
4. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở trường Tiểu học, tôi đặt vấn đề
nghiên cứu đề tài nhằm giúp giáo viên và học sinh nâng cao việc giảng dạy và học tập
từ Hán Việt trong nhà trường. Đồng thời nếu công trình có tính khả thi nó sẽ là tài liệu
tham khảo cho học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
II. NỘI DUNG
1. Cở sở lí luận và thực tiễn
1.1. Khái niệm từ Hán Việt
Bàn về từ Hán Việt, tác giả Nguyễn Như Ý “Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ
học”, đã giải thích về từ gốc Hán trong đó có từ Hán Việt như sau: “…Từ tiếng Việt
có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vâo hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối

của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc
Hán…”. Tác giả Đặng Đức Siêu viết trong cuốn “…Dạy và học từ Hán Việt ở trường
phổ thơng” có viết: “Từ Hán Việt là kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngơn ngữ
văn hóa Việt Hán diễn ra hàng ngàn năm, trong đó chủ trương “chủ động” và “Việt
hóa” là đường hướng chủ đạo, bộc lộ rõ tài trí thơng minh sáng tạo của tổ tiên ta…”.
Những định nghĩa trên có điểm giống nhau là từ gốc Hán mà có âm đọc đời Đường
(âm Trường An) làm gốc và chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm tiếng Việt, được
tiếp nhận và sử dụng trong từ vựng tiếng Việt thì sẽ là từ Hán Việt. Từ đó, chúng ta có
thể phát biểu một cách khái quát về khái niệm chung từ Hán Việt như sau: “ Từ Hán
Việt là một loại từ gốc Hán, được đọc theo cách đọc Hán Việt và được tiếp nhận vào
kho từ vựng tiếng Việt.”
1.2. Đặc điểm của từ ngữ Hán Việt
1.2.1.Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt
Từ Hán Việt đơn tiết thường có nghĩa từ vựng gọi tên những sự vật, đặc điểm, tính
chất mà tiếng Việt chưa có để gọi tên, nên khi đi vào kho từ vựng tiếng Việt chúng
vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do. Những từ Hán Việt đơn tiết khi vào tiếng
Việt, tuy cũng gặp những xung đột đồng âm và đồng nghĩa với từ tiếng Việt, nhưng
vẫn trở thành từ hoạt động tự do bên cạnh từ tiếng Việt là không nhiều và phần lớn
các đơn vị đó đã có sự phân cơng hoặc thay đổi ít nhiều về nghĩa để tạo ra giá trị
riêng.
Trong lớp từ Hán Việt, từ Hán Việt đa tiết chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với từ
Hán Việt đơn tiết (mà phần lớn là từ song tiết). Trong lớp từ Hán Việt, từ Hán Việt đa
tiết phần lớn là từ mượn Hán nên được cấu tạo theo cú pháp Hán. Không chỉ các từ
Hán Việt đơn tiết, mà sau này, các từ Hán Việt đa tiết cũng xuất hiện trong tiếng Việt
2


dưới hai hình thức: lẻ tẻ hoặc theo nhóm (trường từ vựng – ngữ nghĩa). Dựa vào
phương thức cấu tạo, từ Hán Việt đa tiết được chia thành hai loại: từ láy và từ ghép
(chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập).

1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa từ Hán Việt
Các từ ngữ Hán Việt khi được mượn vào tiếng Việt trở thành một bộ phận của từ
vựng tiếng Việt và chúng hoạt động theo quy luật tiếng Việt, vì vậy ngữ nghĩa của các
đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so với tiếng Hán. Sự thu hẹp nghĩa được hiểu như sau:
thứ nhất, từ ngữ Hán Việt khơng mang tất cả các nghĩa vốn có trong tiếng Hán vào
trong tiếng Việt; thứ hai, là việc bớt các nghĩa, cũng có khi là sự hạn chế phạm vi sử
dụng từ Hán Việt với nghĩa cụ thể. Mở rộng nghĩa có thể được hiểu là việc các nét
nghĩa cũng có khi được mở rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới. Có thể nhận ra
rằng, sự phát triển nghĩa này gắn với hồn cảnh xã hội, đó là sự phát triển của nhận
thức, tư duy đối với hiện thực khách quan, sự phát triển của khoa học – kĩ thuật,… Sự
biến đổi nghĩa xuất hiện khi có một số từ Hán khi trở thành yếu tố (hoặc từ) Hán VIệt
thì có xu hướng nghĩa của chúng chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn.
1.2.3. Vai trò của yếu tố Hán – Việt
Mặc dù từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt khi mà hệ thống từ vựng đã tương
đối ổn định về vốn từ cơ bản, nhưng chúng vẫn đóng một vai trị quan trọng trong vốn
từ vựng tiếng Việt. Lớp từ Hán Việt có mặt ở mọi cấp độ, trong mọi hoạt động của đời
sống ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng không chỉ dừng lại ở các từ mượn nguyên khối như:
độc lập, tự do, hạnh phúc, … hay các thành ngữ, tục ngữ như: thiên niên vạn đại,
bách chiến bách thắng,… mà chúng còn dùng để tạo nên hàng loạt các từ ngữ. Chúng
không chỉ dùng trong giao tiếp hàng ngày mà cịn có vai trị quan trọng trong ngơn
ngữ văn học, ngơn ngữ hành chính và đặc biệt là trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt.
Với tư cách là từ ngữ văn chương, từ Hán Việt góp phần tạo nên sắc thái trang trọng,
cổ kính; ý nghĩa trừu tượng, khái quát; cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn.
2. Từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt
2.1. Từ Hán Việt trong chương trình Tiểu học:
Chương trình tiếng Việt tiểu học được biên soạn có tính hệ thống, nằm trong
chương trình chung Giáo dục phổ thơng mơn ngữ văn. Tiếng Việt bao gồm nhiều
phân môn, nhằm trang bị nhiều kiến thức rộng (Tập làm văn, Luyện từ và câu, tập
đọc, kể chuyện, chính tả) và hình thành các kỹ năng: Đọc, viết, nghe, nói. Tiếng Việt
được dạy theo nhiều chủ điểm, từ chủ điểm gia đình đến chủ điểm xã hội, từ chủ điểm

nông thôn, miền núi tới chủ điểm thành phố, các chủ điểm về những hoạt động học
tập, lao động sản xuất, đạo đức nhân cách con người tới những chủ điểm về ước mơ
khám phá sáng tạo tương lai… Cho nên, các lớp từ ngữ được đưa vào sách tiếng Việt
với một số lượng phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lớp từ Hán
Việt. Mặc dù kiếm thức về từ ngữ Hán Việt đến Tiếng Việt 5 mới trực tiếp được giảng
dạy nhưng từ ngữ Hán Việt được đưa vào sách tiếng Việt, trong các phân môn ngay từ
sách lớp 1, và số lượng cứ tăng dần. Từ ngữ Hán Việt trong sách Tiếng Việt các lớp
tiểu học nhìn chung là những từ ngữ thơng dụng, phần lớn có nội dung ngữ nghĩa gắn
với nội dung chủ điểm của sách. Ngoài phần bài tập luyện từ và câu, các từ ngữ Hán
Việt xuất hiện trong các văn bản tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn đều được
các soạn giả sách giải thích nghĩa hoặc tạo ngữ cảnh để học sinh tự hiểu.
3


Từ đó, tơi cũng nhận thấy tỉ lệ từ Hán Việt được giải nghĩa quá thấp so với vốn từ
đọc cung cấp. Điều này làm cho sự tiếp nhận của học sinh khó khăn hơn. Hán Việt là
loại từ khó hiểu, khơng được giải nghĩa, học sinh khó nắm được nghĩa của từ và nội
dung bài học. Chất lượng học không cao. Tuy vậy, mức độ giải nghĩa từ Hán Việt nói
chung chính xác, phù hợp với ngữ cảnh mà nó được dùng.
2.2. Tìm hiểu vốn từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Số lượng từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt 3 lên đến hơn 370 từ trong đó
phần tập đọc và từ ngữ là 322 từ chiếm số lượng rất lớn. Phần tập đọc có 235 từ, số
lượng nhiều nhất ở chủ đề “Những trải nghiệm thú vị” với 69 từ, các chủ đề khác có
lượng từ ít và tương đương nhau. Sách giáo khoa đã giải nghĩa rất rõ ràng giúp cho
học sinh nắm được nghĩa của từ Hán Việt đã đưa ra trong phần từ ngữ được giải nghĩa
chính xác phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Sách giáo khoa giải nghĩa
theo nghĩa gốc và theo từng yếu tố Hán Việt, phần lớn các từ Hán Việt giải nghĩa gắn
liền với ngữ cảnh giúp học sinh hiểu được tác phẩm một cách đầy đủ.
Từ việc liệt kê số lượng từ Hán Việt trên chúng ta thấy lượng từ Hán Việt có
trong chương trình sách giáo khoa lớp 3 đã khá phù hợp với lứa tuổi của các em,

nhưng theo chúng tôi thì ta có thể bổ sung thêm một số từ ngữ Hán Việt nữa để trau
dồi, mở mang thêm vốn từ, sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học.
2.2.1. Từ Hán Việt trong các văn bản Tập đọc
Qua khảo sát tôi thấy: từ Hán Việt được sử dụng hầu hết trong các văn bản Tập đọc
trong SGK Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức và nó có khả năng diễn đạt chính xác, cụ thể,
khái quát nội dung mà tác giả muốn đề cập tới. Không phải ngẫu nhiên mà từ Hán
Việt được sử dụng nhiều như vậy, đó là do từ Hán Việt có những giá trị phong cách
rất riêng so với từ thuần Việt như: tạo sắc thái trang trọng, tạo sắc thái cổ, diễn đạt nội
dung vừa cụ thể, vừa rõ ràng, vừa mang tính khái quát,… và từ Hán Việt trong mọi
loại văn bản, mọi lĩnh vực, diễn đạt được mọi vấn đề, mọi nội dung…Các văn bản
Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 bao gồm các loại văn bản: văn bản nghệ thuật
( truyện kể, thơ, văn miêu tả), văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản sinh
hoạt. Ở mọi loại văn bản từ Hán Việt đều xuất hiện nhiều. Ví dụ như : Văn bản hành
chính, văn bản khoa học, một số vản bản nghệ thuật. Từ Hán Việt xuất hiện ít trong
các văn bản thơ.
2.2.2. Từ Hán Việt trong phần chú giải.
Hầu hết trong phần chú giải của các bài Tập đọc đều xuất hiện các từ Hán Việt, đó
là những từ khó, nhiều từ xa lạ với học sinh, do đó giáo viên cần phải có nhiệm vụ
giúp học sinh hiểu chính xác, hiểu sâu và nhớ nghĩa của từ này.
Nói chung ta thấy, những từ Hán Việt trong phần chú giải đều xuất hiện trong câu
trả lời tìm hiểu bài và nó đa phần đều là những từ “then chốt” từ “trọng tâm” nói lên
nội dung của bài Tập đọc. Những từ Hán Việt này là những từ khó, xa lạ cần được
giáo viên trú trọng và giải nghĩa chính xác, rõ ràng cho học sinh hiểu. Ngồi ra, giáo
viên cũng có thể cho học sinh tìm hiểu phân tích giá trị sử dụng hay hiệu quả của việc
dùng từ Hán Việt đó trong văn bản Tập đọc (kết hợp với phần tìm hiểu bài).
4


2.2.3. Từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài.
Từ Hán Việt xuất hiện trong phần tìm hiểu bài với số lượng lớn. hầu hết các văn

bản Tập đọc đều có. Các từ Hán Việt ở phần tìm hiểu bài đa phần đều nhiều hơn so
với số lượng từ Hán Việt trong văn bản Tập đọc. Sở dĩ có như vậy vì chúng tơi khảo
sát ở cả câu hỏi và câu trả lời. Nhìn chung các từ Hán Việt trong phần tìm hiểu bài
đều ở trong văn bản Tập đọc và đó cũng đều là những từ then chốt, trọng tâm chứa
đựng giá trị nghệ thuật nói lên nội dung cơ bản của văn bản Tập đọc.
Tiểu kết: Việc nhận ra từ Hán việt riêng rẽ đã khó đối với các em, nên việc nhận ra
từ Hán Việt trong văn bản cịn khó khăn hơn. Vì các từ Hán Việt đã du nhập vào
nước ta từ rất lâu, nhiều từ đã mất đi yếu tố ngoại lai, nó hịa lẫn vào trong các từ
thuần Việt và trở thành một hệ thống từ vựng tiếng Việt. Và trong văn bản, cũng
như trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày, chúng ta dùng cũng rất phổ biến, nó đã
trở nên gần gũi và quen thuộc đối với các em, nó hịa lẫn vào trong các từ thuần Việt
về mặt ngữ âm nên xác định ra nó là khó khăn nên khơng tránh khỏi nhầm lẫn.
3. Phương pháp giải thích từ Hán Việt
Việc hiểu nghĩa từ Hán Việt để sử dụng một cách chính xác trong lời nói và viết
một vấn đề cần thiết và đang được nhiều người quan tâm, nhất là thầy cô giáo vào học
sinh trong nhà trường. Việc hiểu sai, dùng sai từ Hán Việt đang là hiện tượng phổ
biến, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học cùng với việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Để giải quyết tình trạng đó, tơi đi tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu các
cách giải nghĩa từ Hán Việt. Hi vọng nó sẽ có ý nghĩa tích cực đối với cơng việc dạy
và học từ Hán Việt nói riêng, dạy và học từ vựng tiếng Việt nói chung, giúp học sinh
am hiểu và cảm nhận cái hay, cái đẹp trong nội dung của các văn bản.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tơi có đưa ra một số phương pháp để giải
nghĩa từ Hán việt như sau :
3.1. Giải nghĩa từ Hán Việt theo cách “chiết tự”.
Việt người ta có thể dùng phương pháp chiết tự. Đây là cách thức thường áp dụng
nhiều nhất trong việc giải nghĩa một từ Hán Việt. Tức là: ta tách một từ Hán Việt
thành các yếu tố sau đó giải nghĩa từng yếu tố Hán Việt rồi ghép nghĩa từng yếu tố ta
được nghĩa của từ Hán Việt. Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách chiết tự
còn làm cho học sinh phân biệt được các từ ghép có dạng láy với các từ láy một cách
dễ dàng hơn. Mặt khác, việc chiết tự cịn có tác động đắc lực trong việc phân biệt hiện

tượng đồng âm. Chẳng hạn chữ : tài trong tài chính khác với chữ tài trong tài năng…
Các từ Hán Việt đơn tiết tách thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Được sử dụng nhiều, hòa sâu vào trong tiếng Việt, được người Việt coi
như từ Thuần Việt, có thể độc lập kết hợp với các từ khác. Ví dụ: đơng, tây, huyện,
xã, hoa, …
+ Nhóm 2: Có nghĩa trọn vẹn là từ đơn tiết trong tiếng Hán vào tiếng Việt , khi cần
thiết nó có thể tách bạch đứng độc lập song ít có khả năng kết hợp tự do với các từ
Việt. Ví dụ: thiên địa, quốc gia, vương thất, …
Từ song tiết Hán Việt: Về cấu tạo từ bao giờ cũng cấu tạo theo cú pháp Hán. Các
cấu tạo từ thường dùng trong từ Hán Việt:
5


- Kết cấu chính phụ: + H-V: phụ - chính: thiên tử, quốc bảo, ngoại quốc, …
+ Thuần Việt: chính – phụ: hoa hồng, hoa mai, …
+ Bổ ngữ cho danh từ: “độc giả”: -chính: giả: người - phụ: độc: đọc
+ Bổ ngữ cho động từ: “bàng quan”: - chính: quan: xem - phụ: bàng: bên ngồi
→ Nhìn + đứng bên ngồi: thờ ơ
“Độc lập”: -chính: lập: đứng - phụ: độc: một
→ đứng 1 mình, khơng phụ thuộc vào ai
- Kết cấu đẳng lập: thành tố đứng sau vẫn đóng vai trị quan trọng hơn thành tố
đứng trước. Ví Dụ: + Danh từ - danh từ: quy củ, phụ nữ, phụ lão, quốc gia
+ Tính từ - tính từ: phú quý, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm
3.2. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đưa từ vào trong ngữ cảnh:
Đây là cách giải nghĩa từ Hán Việt cũng được áp dụng khá nhiều và đem lại hiệu
quả cao. Trong SGK Tiếng Việt lớp 3 có rất nhiều từ Hán Việt mà nếu giáo viên giải
nghĩa từ theo cách chiết tự thì sẽ khơng tìm được nghĩa của từ. Do đó giáo viên có thể
đưa từ cần giải nghĩa vào trong ngữ cảnh thì học sinh sẽ hiểu nghĩa của từ một cách dẽ
dàng và rõ nét hơn. Với cách giải nghĩa từ Hán Việt dựa vào ngữ cảnh còn giúp học
sinh phân biệt được hiên tượng đồng âm. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đặt từ đó

trong hệ thống các từ gần nghĩa.
Trong số các từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ Hán Việt có những từ ghép,
thành ngữ, tục ngữ không thể giải nghĩa bằng cách thuyết minh cấu tạo, quan hệ giữa
chúng như trên. Bởi lẽ có nhiều từ ghép Hán Việt mà nghĩa gốc của các hình vị Hán
Việt (trong từ ghép đó) bị mờ đi, khơng rõ ràng, khơng dễ nhận biết, có những thành
ngữ, tục ngữ ngồi nghĩa đen, nghĩa trực tiếp cịn có nghĩa bóng hoặc xuất phát nguồn
gốc một điển tích, điển cổ (câu truyện dân gian),... Do vậy để nắm được nghĩa của
chúng, ta cần phải đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để tìm hiểu nghĩa
của chúng, hoặc phải tìm hiểu nguồn gốc, điển tích, điển cổ chứa nó để hiểu được một
cách chính xác nghĩa biểu đạt của chúng. Ví dụ: nếu vận dung phương pháp chiết tự
để giải nghĩa từ giai nhân (giai: nhà, nhân: người → người nhà) thì sẽ giải nghĩa sai →
Nên đặt trong ngữ cảnh: Hắn sai gia nhân dọn dẹp đống đổ nát.
VD: hi sinh. Ngữ cảnh: Rất nhiều chiến sĩ bộ đội đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
=> hi sinh: Chết, sự mất mát
3.3. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách tìm từ đồng nghĩa thay thế, tìm từ trái
nghĩa để phủ định.
Khi giải nghĩa một số từ Hán Việt, người ta rất hay dùng cách này. Với việc giải
nghĩa từ Hán Việt bằng cách tìm từ đồng nghĩa cịn có tác dụng giúp học sinh huy
động vốn từ nhanh, thấy được mối liên hệ về nghĩa giữa các từ với nhau, biết nghĩ từ
này thì sẽ hiểu được nghĩa của từ kia ( cẩm – gấm, hải – biển, nguyên – nguồn, …)
Ví dụ: đồng nghiệp, đồng tâm hiệp lực, đồng bào, đồng dao (đồng: cùng/nhỏ)
+ đồng nghiệp: người làm cùng một nghề
+ đồng bào: người cùng 1 bọc, anh em cùng nhà
+ đồng tâm hiệp lực: cùng lịng góp sức, chung lịng
+ đồng dao: (dao: bài hát, đồng: nhỏ) bài hát dành cho trẻ em → khác
- Đồng âm Hán Việt với Thuần Việt:

6



Ví dụ: cổ: cổ (cổ xưa) - Từ Hán Việt: cổ (đánh trống): cổ động viên; cổ (1 phần
trong cái gì đó)
3.4. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng trực quan:
Tức là biện pháp đưa ra vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình cử chỉ, động tác, cách
mơ tả để giải nghĩa. Khi giải nghĩa từ Hán Việt bằng trực quan thì giáo viên vẫn phải
kết hợp với lời giảng giải, giải thích để giúp học sinh hiểu nghĩa rõ hơn của từ hơn.
Với một số từ Hán Việt nếu giáo viên giải nghĩa bằng cách này sẽ có tác dụng, hiệu
quả rất lớn đối với việc hiểu nghĩa từ của học sinh.
3.5. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng định nghĩa.
Cách giải nghĩa từ Hán Việt này thường áp dụng với các từ Hán Việt diễn tả các
khái niệm trìu tượng như các thuật ngữ văn học, triết học, pháp luật, chính trị…
3.6. Giải nghĩa từ Hán việt bằng cách lặp lại từ.
Đây cũng là phương pháp thường gặp trong việc giải nghĩa từ Hán Việt. Một số từ
Hán Việt khi giải nghĩa chỉ có cách là lặp đi lặp lại từ hoặc thêm các âm tiết thuần
Việt ở trước hoặc sau từ đó để làm rõ nghĩa hơn.
Trên đây là một số cách giải nghĩa từ Hán Việt thường gặp mà người viết đã nghiên
cứu, sưu tầm và tìm hiểu. Trong các cách giải nghĩa trên thì phương pháp giải nghĩa từ
Hán Việt theo lối chiết tự là được sử dụng nhiều nhất (khoảng 78%). Việc giải nghĩa
từ Hán việt theo lối chiết tự gúp học sinh nắm vững nghĩa gốc của từ, nghĩa của các
yếu tố cáu tạo nên từ. Qua đó giúp học sinh có thể luận ra nghĩa của một số lượng lớn
từ Hán Việt và có cơ sở hiểu nghĩa của từ một cách chắc chắn, thấy được quá trình
phát triển của từ. Mặt khác, việc chiết tự còn giúp học sinh phân biệt được các hiện
tượng đồng âm trong từ Hán Việt.
Sau cách giải nghĩa từ Hán Việt theo lối chiết tự là phương pháp giải nghĩa từ Hán
Việt dựa vào văn cảnh được áp dụng rất nhiều.Với cách giải nghĩa này không chỉ giúp
học sinh hiểu rõ nghĩa của từ mà còn giúp các em biết cách sử dụng từ Hán Việt trong
ngữ cảnh cho phù hợp. Một từ Hán Việt có thể có nhiều nghĩa khác nhau, do đó cần
phải dựa vào ngữ cảnh (tức đưa vào trong văn cảnh) để hiểu được chính xác nghĩa của
từ Hán Việt đó trong ngữ cảnh này là gì, tránh sự nhầm lẫn sai lệch. Còn phương pháp
giải nghĩa từ Hán việt bằng cách đặt câu được sử dụng ít hơn trong chương trình Tiểu

học vì yêu cầu này đối với học sinh Tiểu học là khá cao, chiếm nhiều thời gian trong
một tiết học. Cách giải nghĩa này thuộc trong chương trình giảm tải ở bậc Tiểu học.
4. Phát triển kĩ năng sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 3
Để hiểu rõ hơn về khả năng giải nghĩa từ Hán Việt của học sinh, tơi đưa thêm
loại bài tập khó hơn “ giải nghĩa yếu tố cấu tạo từ Hán Việt”. Loại bài tập này khó
hơn vì các yếu tố khơng có tính độc lập về nghĩa nên khả năng nhầm lẫn của
người dùng là khá nhiều. Hơn nữa các từ và các yếu tố Hán Việt có hiện tượng
đồng âm với nhau và có nhiều nghĩa. Với trình độ của các em chưa nhận biết được
các yếu tố này nên việc giải nghĩa các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt là một khó khăn
đối với các em học sinh. Tìm hiểu khả năng hiểu và giải nghĩa từ Hán Việt của học

7


sinh, từ những kết quả đó để chúng ta đưa ra được các phương pháp dạy và học từ
Hán Việt hiệu quả hơn, tôi đưa ra hệ thống phiếu điều tra gồm ba loại bài tập.
Loại thứ nhất là chúng tôi đưa là một số từ ở trong một số bài Tập đọc, bao gồm
các bài tập đọc ở cả tập 1 và tập 2 nằm trong chương trình lớp 3, để xem khả năng
hiểu nghĩa các từ Hán Việt của các em tới đâu. Qua quan sát cho thấy vẫn còn nhiều
em nhầm lẫn nghĩa của một hoặc hai, ba…từ Hán Việ. Trong tổng số học sinh thực
hành khảo sát chỉ có sáu đến bảy học sinh xác định nghĩa từ Hán Việt nhầm lẫn
nhiều. Việc xác định nghĩa từ Hán Việt cịn có nhiều trường hợp các em xác định
nhầm lẫn, sai do các em xác định nghĩa của từ Hán Việt chủ yếu dựa trên sự phán
đoán, cảm nhận mơ hồ hoặc học sinh nhớ nghĩa một cách máy móc mà các em chưa
thực sự hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rõ về nghĩa của các từ ngữ Hán Việt và nghĩa của
các yếu tố Hán Việt. Ví dụ:
+ từ “hiền minh” rất nhiều em xác định nhầm lẫn từ này là hiền lành,thơng minh
mà chính xác nghĩa của các từ này phải là có đức độ và sáng suốt
+từ “tinh thơng” có rất nhiều em xác định nhầm lẫn từ này là từ tinh khôn,
thông minh mà nghĩa chính xác của từ này phải là hiểu biết thấu đáo có khả

năng vận dụng thành thạo
+ từ phị tá cũng là từ mà các em nhầm lẫn nhiều từ này có nghĩa là con rể vua,
do các em nhầm từ này là phị mã, mà chính xác nghĩa của từ này phải là theo bên
cạnh để giúp đỡ.
Loại thứ hai là giải nghĩa một số từ Hán Việt. Tôi đưa ra 5 từ Hán Việt sau: phân
giải, thuyết phục, lạc quan, đam mê, kiên nhẫn. Yêu cầu học sinh giải nghĩa những từ
này và tìm những từ đồng nghĩa với các từ đó. Những từ chúng tơi đưa ra đều là
những từ quen thuộc với học sinh, được lấy ra từ sách Tiểu học.
Để dạy từ Hán Việt đạt hiệu quả, cần phải tạo điều kiện cho các em tiếp xúc nhiều
hơn nữa với các từ Hán Việt, quan tâm hơn nữa với việc đi sâu vào ngôn ngữ văn hóa
của dân tộc đã hình thành trong một hồn cảnh lịch sử, đặc biệt thơng qua việc học tập
một cách có hệ thống từ vựng Tiếng Việt. Qua các bài học các em có điều kiện tiếp
xúc và hiểu được nghĩa nhiều từ Hán Việt.
Bên cạnh đó, tốt hơn nữa giáo viên cần hướng dẫn, tạo thói quen tích lũy vốn từ
Hán Việt một cách chủ động, có hệ thống tích lũy bằng việc biên soạn và hướng dẫn
học sinh biên soạn “Sổ tay từ Hán Việt”. Sổ tay này ghi lại tất cả các từ học trong các
giờ học môn Tiếng Việt, trong các môn học khác, trong sách giáo khoa…Mỗi từ có
một ví dụ tiêu biểu, giải thích rõ nghĩa và lấy ví dụ về từ đông nghĩa
III. PHẦN KẾT LUẬN
Như chúng ta thấy việc học từ Hán Việt là tối cần thiết nhưng hiện nay chúng ta
cịn chưa có nhiều thành tựu và kinh nghiệm dạy lớp từ này. SGK Tiếng Việt Tiểu học
không đề cập đến một kiểu dạy lớp từ này mà chủ yếu chú trọng đến việc giải nghĩa
của một số từ Hán Việt cịn khơng đề cập đến việc nhận biết hoặc cách giải nghĩa hay
hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản cũng như trong giao tiếp. Do
đó việc giúp các em học sinh học tập trung một số yếu tố Hán Việt nhất định nào đó
kèm theo những thao tác lắp ráp chúng với các yếu tố khác để tạo thành từ, nhận biết
được các từ Hán Việt, hiểu được nghĩa của từ và giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt,
tập vận dụng chúng vào lời nói trong cuộc sống và giao tiếp là rất cần thiết.

8



Với bất kì một từ Hán Việt nào đó, giáo viên và học sinh cần linh động trong việc
lựa chọn phương pháp giải nghĩa từ sao cho thích hợp để đạt được hiệu quả cao. Một
từ Hán Việt có thể có nhiều cách giải nghĩa khác nhau tùy vào khả năng, năng lực và
sự hiểu biết của mỗi người. Không có cách giải nghĩa nào là duy nhất, là vạn năng mà
giáo viên và học sinh cần áp dụng linh hoạt hoặc có thể phối hợp nhiều cách giải
nghĩa từ để chính xác, rõ ràng, sâu sắc và nhớ lâu nghĩa của từ. Từ đó có cách sử dụng
từ Hán Việt phù hợp, hiệu quả trong khi nói và khi viết.
Đối tượng học sinh Tiểu học có vốn từ ít, khả năng nhận thức còn non nớt nên việc
đưa từ Hán Việt vào dạy nhằm mục đích mở rộng vốn từ và nâng cao trình độ nhận
thức cho học sinh. Từ Hán Việt có giá trị biểu đạt như tạo sắc thái tao nhã, trang
trọng, trách tục, tránh gây ghê rợn cho người nghe nên nếu dạy ở Tiểu học sẽ phần
nào phát triển khả năng cảm thụ văn học cho các em, giúp các em nói và viết tốt hơn.
Từ Hán Việt hiện nay còn phát triển về số lượng nên việc đưa từ Hán Việt vào giảng
dạy cho học sinh Tiểu học là vô cùng cần thiết, giúp cho học sinh hiểu đúng và sử
dụng đúng các từ Hán Việt cũ và mới trong Tiếng Việt.
Như vậy, những kết quả của việc nghiên cứu về khả năng sử dụng từ Hán Việt của
học sinh Tiểu học thấy được thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở Tiểu học, đó là cơ sở
để có được phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ Hán
Việt nói riêng và từ tiếng Việt nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ Hán Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu
học,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Thiện Giáp (1987), Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên) - Trần Thị Hiền Lương (2022), Tiếng Việt 3,tập
một, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
4. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên) - Trần Thị Hiền Lương (2022), Tiếng Việt 3,tập hai,
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.

5. Nguyễn Văn Khang (2013), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nhà xuất bản
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
7. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thật ngữ ngơn ngữ học, Nhà xuất
bản
Giáo dục

9



×