Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phòng, Chống Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
QUỐC PHÒNG AN NINH 2
Đề tài: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ,
AN TỒN GIAO THƠNG

Giảng viên bộ mơn:

Võ Viết Chiến

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Ngọc Tư

MSSV:

2210140040

Lớp:

22TXQT01

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................................................ 3
1. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ................... 3


1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................................ 3
1.1.2 Pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ ................................................... 3
1.1.2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thơng đường bộ .................................... 3
1.1.3. Phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng đường bộ. ............. 4
1.2. Nội dung của việc phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ........................................................................................................................................ 5
2. Thực trạng cơng tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay ............................................................................. 6
2.1. Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ. ..................................................................................................................... 6
2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
....................................................................................................................................................... 8
2.3. Tổ chức bộ máy ..................................................................................................................... 10
2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát .................................................................. 12
3.
Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay. ...................................................................................... 13
3.1.

Hồn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ............................ 13

3.2.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật .......................... 14

3.3. Tăng cường kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ................................................................... 15
3.4. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng đường bộ .................................................................................................................... 16
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 18


1


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của vấn đềGiao thơng, đi lại từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của
con người, là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới, đồng thời là
thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế - văn hóa của một xã hội. Ngày nay, giao
thông được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng khơng trong đó giao thơng đường bộ luôn là mảng quan trọng nhất,
xét trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phịng. Trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước hội nhập với thế giới,Việt
Nam luôn đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư phát triển giao thông vận tải cũng như đề
ra những quy tắc ứng xử chung khi tham gia giao thông nhằm nâng cao chất lượng vận
tải, đảm bảo quốc phòng an ninh và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.Tuy nhiên,
một thực tế là giao thông đường bộ ở Việt Nam ln chứa đựng những nguy hiểm khó
lường, gây nên những rủi ro, thiệt hại lớn về người và của cho xã hội. Trong những năm
gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế và đơ thị hóa ngày càng cao, đặc biệt là tại các khu
đô thị, các thành phố lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng nghĩa
với việc số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng và cơng tác quản lý
nhà nước về trật tự an tồn giao thơngcịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tình hình trật
tự an tồn giao thơng ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nạn ùn tắc giao thông ngày càng
phổ biến, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng nhanh kèm theo đó là sự gia tăng
các ca tử vong, thương tích do mất an tồn giao thơng. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn
tới tình hình an ninhtrật tự an toàn xã hội cũng như gây ra ảnh hưởng nặng nề tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ vấn đề trên, ta nhận rõ được tính cấp thiết của việc
bảo đảmtrật tự an tồn giao thơng đường bộ trong tình hình hiện nay đồng thời nghiên
cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về lâu dài để đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật
về an tồn giao thơng đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an tồn giao
thơng.


2


NỘI DUNG
1. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2 Pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
- Giao thơng đường bộ là một trong những nhu cầu tất yếu của con ngườitrong cuộc
sống, là thước đo văn minh của mỗi quốc gia. Dưới góc độ kinh tế,giao thơng đường bộ
được là huyết mạch kinh tế của quốc gia, là một trongnhững tiêu chí cơ bản phản ánh sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũngnhư năng lực tổ chức quản lý và văn minh
của một quốc gia.Vì vậy, đảm bảo trậttự an tồn giao thơng là chiến lược của bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới.
- Trật tự an tồn giao thơng đường bộ là trạng thái xã hội có trật tự đượchình thành
và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm
đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ thơng suốt. Đảm bảo trật tự an tồn giao
thơng đường bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng nhưbảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội của đất nước.- Pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ là tổng thể cácquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều
chỉnh các quan hệxã hội phát sinh trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng đường bộ
nhằm đảm bảohoạt động giao thông đường bộ được diễn ra thơng suốt, trật tự và an tồn.
1.1.2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
- Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ là hành vi do
cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm đến trật tự antồn giao
thơng đường bộ được pháp luật điều chỉnh bảo vệ, gồm vi phạm hànhchính và vi phạm
hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an tồn giao thơng), cụ thể như sau:
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định củapháp luật về bảo


3


đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ mà không phải là tộiphạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
+ Các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ là những hành vinguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm
vào những quy định của Nhà nước về an tồn giao thơngđường bộ mà theo quy định của
Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
- Các dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ.
+ Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự,an tồn
giao thơng đường bộ:
 Tính nguy hiểm cho xã hội.
 Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.Tính có lỗi.
 Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là
hành vi bị xử phạt hành chính.
+ Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an tồn giao thơng đường bộ:
 Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộo
 Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ
 Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ
 Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ
1.1.3. Phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng
đường bộ.
- Phịng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cơng dân bằng nhiều hình
thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ nhằm ngăn chặn, hạn chế và từng

4


bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ra khỏi
đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy
định của pháp luật, thực hiện các biện pháp theo quy định để phát hiện những hành vi vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ do cá nhân, tổ chứcthực
hiện. Qua đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử
lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự,an tồn
giao thơng đường bộ.
1.2. Nội dung của việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
- Đề xuất, tham mưu với Nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp luật để làm cơ sở cho cho cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm đề ra các chủ trương,
biện pháp hiệu quả về lâu dài về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp
với điều kiện thực tế tại từng địa phương.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn gioa thơng đường
bộ cho tồn thể nhân dân.
- Phát động các phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về
đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, vận động thực hiện phong trào“Toàn dân
tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ
sở tham gia phịng, chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường
bộ.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi pạm pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn
giao thơng đường bộ theo quy định của pháp luật.

5


- Các cấp, các ngành, các lực lượng và tổ chức xã hội phải phối hợp tốt với nhau
trong việc phịng, chóng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ.
2. Thực trạng cơng tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay
2.1. Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
Hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ của nước ta đã
dần bộc lộ những bất cập, hạn chế, thiếu ổn định, gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức
thực hiện cũng như chưa đủ mạnh về pháp lý để xử lý các vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ. Trong khi đó ý thức của người tham gia giao thơng
cịn kém; các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thơng vẫn diễn ra phổ biến; tình trạng
ùn tắc vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông ngày một gia tăng đã tạo áp lực lên việc điều
tiết, quản lý giao thơng đường bộ của Nhà nước. Vì vậy, việc rà soát, sửa đổi và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật hiệncó, xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh, đủ
sức răn đe để xử lý các vi phạm, khắc phục những tồn tại về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ là vơ cùng cần thiết.
Năm 2021, công tác xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quyphạm
pháp luật tiếp tục được các Bộ, ban ngành quan tâm chỉ đạo, đưa ra các khnkhổ pháp
lý đầy đủ, có hệ thống các quy định đảm bảo trật tự an tồn giao thơngđường bộ, qua đó
giảm thiểu hành vi vi phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ,giảm thiểu tai nạn giao
thơng nghiêm trọng. Cụ thể, thời gian qua, Chính phủ đã banhành 03 Nghị định về cơng
tác bảo đảm an tồn giao thơng trong đó Nghị định số03/2021/NĐ-CP ngày 15-1-2021
có quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dânsự của chủ xe cơ giới. Theo quy định
tại Khoản 4 Điều 6 NĐ 03, từ 1-3-2021, cánhân mua bảo hiểm bắt buộc được cấp Giấy
chứng nhận bảo hiểm điện tử. Ngườitham gia giao thông phải luôn mang theo Giấy
chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực(bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thơng,

xuất trình giấy tờ này khi cóu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức
6


năng có thẩm quyềnkhác theo quy định của pháp luật. Việc mua bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sựcủa chủ xe cơ giới nhằm hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông đường bộ
gây nên.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Đối với dự án luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Giao thông
vận tải đã và đang tiếp thu ý kiến của đa số Đại biểu Quốc hội (Thông báo số
4152/TTKQH-QPAN ngày 2/12/2020 của Tổng Thư ký Quốc hội) để hồn thiện Dựán
sửa đổi Luật Giao thơng đường bộ. Bộ Giao thơng vận tải đang trình dự thảo Luật Giao
thông đường bộ (sửa đổi) lên các cơ quan, đơn vị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các
địa phương xin ý kiến cũng như tiếp tục trình lên Chính phủ để xem xét, quyết định.Về
các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành theo hẩm
quyền 11 Thông tư liên quan đến cơng tác bảo đảm an tồn giao thơng. Bộ Giao thơng
vận tải cịn ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo,
sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an tồn giao thơng” nhằm đảm bảo chất
lượng của đội ngũ lái xe, phòng ngừa các hành vi viphạm pháp luật về an tồn giao thơng

đường bộ.
Cơ sở đào tạo lái xe
7


Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo dảm trật tự an
tồn giao thơng đường bộ còn tồn tại nhiều bất cập , điển hình là tình trạng nợ đọng các
văn bản hướng dẫn, một số quy đinh xử phạt vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng áp dụng ở địa phương cịn chậm thậm chí là khơng thểáp dụng do không

phù hợp hoặc do thiếu nguồn lực. Một số cac cấp ủy Đảng tại cơ sở chưa quan tâm sâu
sát nên việc chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản bản về công tác bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng đường bộ cịn chậm. Ngồi ra, cơng tác lãnh đạo, đơn đốc cịn thực hiện chưa
thường xun, thiếu quyết liệt, chưa huy động được toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc,
coi trách nhiệm chỉ thuộc về Công an và Giao thông vận tải.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ.
Việc tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đường bộ là một trong những hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến hiện nay. Cùng
với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, nội dung công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn xã hội được tuyên truyền sâu
rộng, hướng dẫn nhân dân, nâng cao ý thức chấp hành đúng quy định pháp luật về bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Các cơ quan chức năng cũng chú trọng phổ
biến các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thơng đường bộ,
các quy trình, thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi vàlợi ích hợp pháp của người tham gia giao
thông.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xác định công tác tuyên, giáo dục nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trong nhân dân
là một trong những biện pháp trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm cơ bản chuyển
biến nhận thức người tham gia giao thông, làm giảmcác hành vi vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tư, an tồn giao thơng đường bộ, giảm tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn giao thông.
Bằng việc phối hợp với các Đài Phát thanh và Truyền hình,các cơ quan thơng tấn báo
chí trên địa bàn cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp các tỉnh thành phố đã phổ biến về văn
hóa giao thơng đường bộ, cung cấp thơng tin chính xác về tình hình trật tự an tồn giao
8


thông đường bộ và cung cấp các đoạn video về các hành vi vi phạm đến tồn thể cơng
nhân viên chức lao động, toàn bộ quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, hình thức tun
truyền về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ cũng ngày một đa dạng hóa, có

thể đến: tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ qua các
buổi sinh hoạt chibộ và tổ dân phố; phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng
như phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội; lắp đặt pano, áp phích, tranh cổ động
ở các tuyếnphố chính để người dân ý thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia
giao thơng.

Chương trình, hội thi tun truyền về an tồn giao thơng
Hoạt động tun truyền cịn hướng tới nhiều đối tượng khác như đội ngũ lái xe,
phụ xe, công nhân viên trong các cơng ty, xí nghiệp và đặc biệt là học sinh, sinh viên
trên địa bàn cả nước. Các cuộc thi tìm hiểu về an tồn giao thơng đường bộ được tổ chức
nhằm tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích để giáo dục thế hệ trẻ nhận thức rõ, chấp hành
nghiêm những quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
Cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố cũng được bốtrí đến các trường học để
chia sẻ, tuyên truyền về luật giao thông đường bộ, nâng cao sự hiểu biết về các biển báo
giao thông, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường
bộ.

9


Hoạt động tuyên truyền cho học sinh
Tuy nhiên, công tác giáo dục và tuyên truyền về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ cịn nhiều hạn chế, điển hình là các ngành các cấp đã tham gia thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền nhưng không thường xuyên; một số nội dung và hình thức tuyên truyền
chưa phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn. Người dân còn chưa ý thức được việc
chấp hành, phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường
bộ là trách nhiệm, là quyền lợi thiết thực của mình nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của
bản thân, gia đình và xã hội. Phương pháp giáo dục tác động chưa đủ mạnh tới nhận thức
của người dân trong việc tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ cũng
như thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Các phương tiện thông tin đại

chúng cịn chưa phân tích sâu ngun nhân gây ra tai nạn giao thông, chưa làm rõ trách
nhiệm của địa phươngtrong cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an tồn giao thơngđường bộ nên chưa tạo được sự đồng thuận trong thực hiện các biện
pháp mạnh, đồng tình ủng hộ của Nhân dân đối với các lực lượng chức năng.
2.3. Tổ chức bộ máy
Đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đảm bảo trật tự an tồngiao
thơng đường bộ đã được Nhà nước chú trọng kiện toàn. Các ban ngành đã chủ động tổ
chức bộ máy, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, bản
lĩnh nghề nghiệp đồng thời nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ, chiến sĩ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu về Luật An tồn giao thơng nói chung và Luật giao thơng đường bộ nói riêng
10


hay cử các cán bộ đến tập huấn nghiệp vu cho đội ngũ cán bộ chiến sĩ cũng đem đến hiệu
quả trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thơng đường bộ trên từng địa bàn.

Hình ảnh hội thi nâng cao kỹ năng lái xe ơ tơ an tồn cảu bộ công an
Tuy nhiên, công tác tổ chức bộ máy nhằm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ cịn tồn tại nhiều bất cập. Mạng lưới đảm bảo
trật tự an tồn giao thơng đã được phủ khắp tồn tỉnh, thị xã nhưng lực lượng thưc thi
cịn mỏng, cịn tình trạng buông lỏng quản lý. Đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ cịn thiếu tính chủ động trong
việc thực thi pháp luật. Các cán bộ còn chưa chủ động trong việc giải thích các quy định
của pháp luật, hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo
đảm trật tự an tồn giao thông đường bộ. Một số trường hợp cán bộ yếu về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, chưa nắm rõcác quy định cũng như không thường xuyên cập
nhật các văn bản mới quy định nên giải quyết công việc cho nhân dân cịn lúng túng, sai
sót. Một bộ phận các cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật gây khó
khăn cho cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thơng

đường bộ đã làm giảm đi lịng tin của nhân dân, tạo sơ hở để các đối tượng xấu lợi dụng
thực hiện cáchành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng

11


2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao
thông, công an các địa phương huy động tối đa các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị
để tăng cường tuần tra, kiểm soát, qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Không chỉ dừng lại ở công tác thanh
tra, kiểm tra thường xuyên, lực lượng chức năng còn tăng cường tuần tra, kiểm soát theo
từng chuyên đề như kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện; tổng kiểm
sốt xe ơtơ chở khách phịng trừ trường hợp trở quá số người quy định; kiểm tra các xe
chở khách nhằm rà soát các trường hợp nhậpcảnh trái phép, chưa khai báo y tế, lây lan
dịch bệnh COVID 19 vào trong nước…Siết chặt cơng tác tuần tra, kiểm sốt vừa góp
phần quan trọng vào việc giữ vững trật tự an tồn giao thơng đường bộ vừa góp phần
ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến rất phức tạp trong nước hiện
nay. Các biện pháp thanh, kiểm tra đồng thời góp phần rất lớn trong việc nâng cao ý thức
của người tham gia giao thông về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Bằng
việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng có thể kịp thời phát hiện các
hành vivi phạm nhằm thiết lập trật tự, nề nếp cho người tham gia giao thông đường bộ.
Đặc biệt, trong các dịp lễ Tết, Quốc khánh, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng
mạnh do người dân về quê, du lịch đòi hỏi các cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý,
bảo đảm an tồn vận tải. Thanh tra giao thơng đã tiến hành tuần tra, kiểm sốt tải trọng
xe cơng tơ nơ trên đường bộ bên cạnh đó bảo đảm an tồn giao thơng, tiến độ thi cơng
các dự án giải phóng mặt bằng, dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ. Cảnh sát
giao thông các tỉnh, thành phố chú trọng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thơng đường bộ, bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ
các ngày lễ lớn. Bằng việc áp dụng xử phạt qua hình ảnh thu được từ hệ thống camera

lắp đặt tại nhiều nút giao thông (phạt nguội), các cơ quan cơng an có được bằng chứng
xác thực, từ đó việc xử phạt các phương tiện vi phạm cũng dễ dàng, thuận tiện hơn

12


Hình ảnh CSGT đẩy mạnh xử phạt qua ảnh chụp xe vi phạm, phạt nguội hàng nghìn lái
xe.(Nguồn: Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam)
Mặt khác, cơng việc thanh, kiểm tra các phương tiện giao thông và người tham
gia giao thơng cịn chưa được thực hiện thường xun, chặt chẽ khiến các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ cịn xảy ra nhiều. Nguyên
nhân của vấn đề này một phần đến từ việc thiếu các thiết bị phục vụ việc kiểm soát tải
trọng cần thiết, trong một số trường hợp, người điều khiển phương tiện có biểu hiện q
khích, chống đối, gây gổ gây khó khăn cho q trình kiểm soát, thanh kiểm tra của lực
lượng chức năng.
3. Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ đã đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực nhưng bên cạnh đó q trình triển
khai thực hiện vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, việc đề ra nhữnggiải pháp hiệu quả
về lâu dài để khắc phục những vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng đường bộ là vơ cung cần thiết.
3.1. Hồn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
Một là, Nhà nước cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc vào Chương
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an, bao gồm 4 văn bản thuộc
13


Chương trình chính thức là Thơng tư của Bộ trưởng Bộ Công an quyđịnh về phân cấp
trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự antồn giao thơng trên

tuyến đường cao tốc; 5 văn bản thuộc Chương trình chuẩn bị gồm Nghị định về cơng tác
thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông; Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày
28/12/2012 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông
đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ…
Hai là, các cơ quan ban ngành cần rà soát lại tồn bộ các văn bản quy phạmpháp
luật giao thơng đường bộ để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản khơng cịn
hiệu lực, khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại, ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật Giao thông đường bộ thực hiện một
các hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần tích cực, chủ động nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các
quy định về hành lang an tồn giao thơng đường bộ; về cơng tác tổ chức, quản lý giao
thơng cơng cộng; vai trị của các chính quyền cấp huyện, xã trong việc phịng chống vi
phạm pháp luật pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Các cơ quan
chức năng cần khuyến khích, hướng dẫn nhân dân đóng góp ý kiến để bổ sung, hoàn
thiện các dự thảo, pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Một là, công tác tuyên truyền pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự cần phảiđược
các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo và đảm bảo thực hiện thường xuyên, có kế hoạch.
Việc kết hợp giáo dục có tính cộng đồng và giáo dục theo đối tượng; kết hợp giáo dục
gia đình, nhà trường và xã hội; kết hợp giáo dục với cưỡng chế sẽ làm nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền và giáo dục về pháp luật tới người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng
đội ngũ tun truyền viên có trình độ hiểu biết pháp luật giao thông đường bộ, nhiệt
huyết trong công việc và tuân thủ nghiêm pháp luật về giao thông đường bộ.
Hai là, tập trung tuyên truyền đến từng cơ sở, đơn vị trục thuộc nhằm nâng cao ý
thức người lao động trong tham gia giao thông đường bộ. Hình thức tuyên truyền cần đa
dạng với các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để mang lại hiệu quả cao. Việc tổ chức
14


những sân chơi bổ ích với mơ hình sinh hoạt sinh động sẽ hướng thanh niên thành lực
lượng đi đầu trong việc chấp hành quy định cũng như trong công tác phòng chống vi

phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơngđường bộ.
Ba là, về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng đường bộ trong trường học cần phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hơn nữa.
Các nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải thường xuyên nhắc nhở con
em mình tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ như: đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy; không điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ
tuổi…Phụ huynh cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thơng khi đưa đón con em mình
cụ thể là quy định dừng, đỗ xe trên đường bộ để tránh tình trạng ùn tắc vào giờ tan học.
Bên cạnh đó, các đại phương cần tổ chức kí cam kết giữa chính quyền – nhà trường –
phụ huynh – học sinh trong cơng tác giáo dục về an tồn giao thơng cho học sinh, nhân
rộng mơ hình “Cổng trường an tồn giao thơng”, tích cực triển khai thực hiện “Tháng an
tồn giao thơng”.
Bốn là, đối với đội ngũ lái xe, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, cần phải có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các
quy định của Nhà nước trong kinh doanh vận tải cũng như tập huấn đểrèn luyện kỹ năng
lái xe an toàn và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, các đơn vị kinh doanh vận tải xe ôtô, xe
công tơ nơ cần phải thường xuyên kiểm tra kỹ năng của lái xe và các cấp, các ngành cần
xây dựng các chế tài đủ mạnh, nghiêm khắc đối với lái xe nhằm phòng chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thơng đường bộ.
3.3. Tăng cường kiện tồn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
Một là, hải chú trọng vào công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,chiến sĩ
không những hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật trong lĩnh vựcbảo đảm trật tự
an tồn giao thơng đường bộ mà cịn phải giỏi về chun mơn,nghiệp vụ, có đạo đức
trong sáng, tâm huyết với nghề và biết đặt pháp luật lên đầu khi thực thi nhiệm vụ. Giải
15


pháp này địi hỏi ngành Cơng an phải thực hiện đồng bộngay từ khâu tuyển dụng, phải
phổ biến ngay từ khi tuyển sinh đến q trình đào tạovà cơng tác. Đẩy mạnh phong trào

chống tiêu cữ trong thi hành công vụ, tăng cườngquán triệt cho cán bộ, công chức, viên
chức, chiến sĩ và lực lượng thanh tra chuyênngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính
chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụbên cạnh đó có những chính sách khuyến khích
đối với cá nhân, tập thể có thànhtích và phê bình đơn vị chưa hồn thành tốt nhiệm vụ.
Hai là, phải tích cực nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượnghoạt
động của đội ngũ cán bộ để từ đó kết hợp với chế độ khen thưởng, bổ nhiệm,kỷ luật phù
hợp. Việc coi trọng lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức sẽ khiếnhọ chuyên tâm vào
công việc. Trong thời gian tới, các chế tài, chính sách đặc thùđối với cán bộ như việc
hưởng lương, chế độ khen thưởng khi có thành tích xuấtsắc, các khoản hỗ trợ khi bị
thương… cần phải được hoàn thiện.
Ba là, thanh tra giao thông các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, cácđơn vị tổ
chức có liên quan nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao đồng thời
tăng cường các trang thiết bị và cải thiện các điều kiện làm việc.
3.4. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
Một là, các lực lượng chức năng cần tích cực đẩy mạnh cơng tác tuần tra, kiểm
soát để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng đường bộ. Lực lượng cơng an, cảnh sát giao thơng giữ vai trị nịng cốt, chịu trách
nhiệm thanh kiểm tra, xử lý vi phạm nên cần huy động tối đa lực lượng bao gồm lực
lượng tình nguyện viên, dân phịng… để tham gia vào cơng tác bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tiếp tục duy trì kết quả thực hiện bắt buộc đội
mũ bảo hiển khi đi xe gắn máy, hướng dẫn người dân thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng
cách để bảo đảm an toàn. Mặt khác, cần phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các
chuyên đề, đợt cao điểm nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót, rút
kinh nghiệm và phát huy kết quả đạt được. Tăng cường trang thiết bị cho lực lượng chức

16


năng đồng thời điều chỉnh biên chế cho các đơn vị sao cho phù hợp với tình hình phát

triển chung cũng đem lại hiệuquả cho công tác kiểm tra, rà sốt trên địa bàn.
Hai là, đảm bảo cơng tác phát hiện xử lý nghiêm hành vi uống rượu bia quánồng
độ cồn khi tham gia điều khiển phương tiện. Hằng năm đưa một số vụ tai nạn giao thông
đường bộ điển hình tại các địa phương ra xét xử lưu động, đặc biệt là cáchành vi gây ra
bởi các đối tượng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông nhằm mục đích giáo dục
chung. Lực lượng thanh tra giao thơng cần chú trọng vào công tác kiểm tra, xử lý các
trường hợp xe trở quá tải trọng theo đúng quy định của pháp luật. Trong tình hình dịch
bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp trên cả nước, việc huy động tối đa lực lượng
vào cuộc, kiểm tra các xe chở khách để tránh tình trạng nhập cảnh trái phép, lây lan dich
bệnh là vô cùng quan trọng.

17


KẾT LUẬN
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ có tác hại rất
lớn về nhiều mặt, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế mà còn trở thành mối
nguy hại lớn cho xã hội, cho an ninh trật tự của quốc gia. Bên cạnh đó, nó cịn là ngun
nhân trực tiếp dẫn tới những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về
người và của. Chính vì vậy mà việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ là vấn đề vô cùng cấp bách đốivới mỗi địa phương trên cả
nước. Trong những năm vừa qua, công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ
của các cấp, các ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn
cịn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những giải pháp
thiết thực, cụ thể về lâu dài; địi hỏi người tham gia giao thơng phải có ý thức nghiêm
túc chấp hành thì mới có thể tiến tới một xã hội có giao thơng an tồn, văn minh. Là một
người tham gia giao thông, sinh viên cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
đồng thời đóng góp hết sức mình vào cơng cuộc phịng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.Bài tiểu luận của em đã chỉ ra được những hiệu

quả và bất cập trong cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng đường bộ tại Việt Nam trong tình hình hiện nay đồng thời đưa ra một số giải
pháp để khắc phục tình trạng ấy. Bản thân em mong nhận được đánh giá, nhận xét của
thầy cô để những bài làm về sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

18


Tài liệu tham khảo
1, Giáo trình Quốc phịng an ninh. Nxb. Giáo dục Việt Nam
2, Báo Mới
/>3, Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam
4,
4, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an
tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
/>5, Khóa luận “Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ ở Việt
Nam” – Nguyễn Đình Nam – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

19



×