Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT về bảo đảm TRẬT tự, AN TOÀN GIAO THÔNG và TRÁCH NHIỆM của SINH VIÊN TRONG GIỮ gìn TRẬT tự AN TOÀN GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.46 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-----------------  ---------------

TIỂU LUẬN
HP2 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT
TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
TRONG GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG

Sinh viên: VÌ ĐỨC TRUNG
Mã số sinh viên: 2155220057
Lớp GDQP&AN: 08
Lớp: XDĐ CQNN- Công Tác Tổ Chức

Hà nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

2


3
3

MỞ ĐẦU
An tồn giao thơng là vấn đề được tồn xã hội hết sức quan tâm.
Trong thời kỳ xã hội ngày càng tiến bộ, kéo theo là sự phát triển của nền kinh
tế, ở Việt Nam số lượng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông gia
tăng một cách nhanh chóng, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến vấn đề giữ gìn


trật tự, an tồn giao thơng.
Trước thực tiễn tình hình giao thơng hiện nay có rất nhiều vấn đề đang
đặt ra cần giải quyết: lưu lượng phương tiện ngày càng lớn trong khi cơ sở hạ
tầng giao thơng vận tải cịn hạn chế, nhiều yếu kém; tình trạng ùn tắc, vi phạm
trật tự, an tồn giao thơng, đặc biệt là trong giờ cao điểm ở các thành phố lớn
càng trở nên nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ vi
phạm. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp
hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thơng của nhiều người tham gia giao
thơng cịn rất kém; tình trạng coi thường pháp luật, văn hóa ứng xử tình
huống giao thơng xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, bất cập. Một số đối
tượng lợi dụng kẽ hở trong cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng để
thực hiện hành vi bất hợp pháp như vận chuyển ma túy, mua bán chất cấm;
đua xe trái phép, gây mất trật tự đô thị.
Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng vẫn cịn tiếp diễn có lẽ cũng do con người chưa từng quan tâm đến
“những con số tử” được thống kê và cảnh báo mỗi năm. Tai nạn giao thông là
thảm họa quốc gia vì đã từng có con số người chết lên tới 14.000 người mỗi
năm trong năm 2006, trong đó có đến 40% số người tử vong là thanh niên. Và
đến năm 2020, số người chết vì tai nạn giao thông đã giảm một nửa, cả nước
xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông. Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm
số người bị chết vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 7.000 người. Ta khẳng
định đây là một nỗ lực hết sức đáng ghi nhận, cần phân tích, đánh giá, rút
3


4
4

kinh nghiệm để triển khai các biện pháp giảm tai nạn giao thông hiệu quả
hơn. Song, những ca tử vong, những hành vi vi phạm vẫn còn tồn tại, ảnh

hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và
hình ảnh của Việt Nam.
Đối mặt với những vấn đề của thực tiễn, việc thực hiện Luật đảm bảo
trật tự an tồn giao thơng đường bộ và tuyên truyền mọi người chấp hành luật
là hết sức cấp thiết, đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của
người tham gia giao thông lên một bước quan trọng. Đặc biệt, cần triển khai
quyết liệt hơn nữa các biện pháp nhằm giải quyết được tình hình thực tiễn
đang đặt ra hiện nay.
Với cương vị là một sinh viên, cũng như một công dân của đất
nước, bản thân tôi cũng nhận thấy nghĩa vụ và trách nhiệm trong nhiệm vụ
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng. Chính
vì vậy, tơi chọn đề tài “Phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng và trách nhiệm của sinh viên trong giữ gìn trật tự an
tồn giao thơng” để nghiên cứu, làm rõ những vấn đề thực tiễn đặt ra, góp
phần đưa ra những biện pháp khắc phục, giải quyết tình trạng vi phạm pháp
luật để nâng cao việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong xã hội.

NỘI DUNG
I. Nhận thức chung về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khi nghiên cứu về vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng và trách nhiệm của sinh viên, trước hết ta phải
hiểu được một số khái niệm nằm trong vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

4


5

5

Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ
thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh
vực bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
1.1.2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng có 2 dạng:
vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Do đó, chúng ta chia thành 2 khái
niệm cụ thể như sau:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng mà khơng phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an tồn
giao thơng mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
1.1.3. Phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng
- Phịng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng
nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều
kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng nhằm ngăn
chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
5



6
6

- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào các quy định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy
định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp
dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó,
góp phần bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
1.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng
Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
cũng được chia ra 2 loại:
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội.
+ Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
+ Tính có lỗi.
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
là hành vi bị xử phạt hành chính.
- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an tồn giao thơng:
+ Khách thể của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng
+ Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng.
+ Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
+ Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an tồn giao thơng.
1.3. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng

- Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
6


7
7

- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát,
Tịa án).
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản.
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thơng, văn hóa, giáo dục, dịch vụ,
du lịch.
- Các Cơng dân.
II. Thực trạng phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng hiện nay
2.1. Thực trạng
Đất nước đang trải qua giai đoạn khó khăn với những diễn biến phức
tạp, khó lường. Đại dịch covid – 19 ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế,
giáo dục, văn hóa – xã hội,…làm cho nhiều dự thảo, kế hoạch bị tạm hoãn,
chậm tiến độ khiến cho Đảng, Nhà nước phải đưa ra những chiến lược, quyết
sách tạm thời, luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu trong “thế trận khơng
tiếng súng”.
Tình hình hiện nay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng. Bám sát chỉ
đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, chính
quyền địa phương, lực lượng Cảnh sát giao thơng toàn quốc đã nỗ lực thực
hiện tốt chức năng tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa
phương phát huy vai trò nòng cốt, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống

dịch covid – 19; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an tồn các sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục
vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước.

7


8
8

Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm theo
các chuyên đề, đặc biệt là xử lý vi phạm nồng độ cồn sau khi Luật Phòng,
chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100 có hiệu lực thi hành. Cảnh sát
giao thơng đã tăng cường nắm tình hình, xây dựng, triển khai các kế hoạch,
phương án bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng, phịng, chống đua xe trái phép
và ùn tắc giao thơng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng thời
điểm.
Trong khoảng sáu tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2020 đến ngày
14/6/2021), theo như số liệu tổng hợp cho thấy, tồn quốc xảy ra 6.340 vụ tai
nạn giao thơng, làm chết 3.192 người, bị thương 4.475 người; so với cùng kỳ
năm 2020, giảm 580 vụ, giảm 90 người chết, giảm 570 người bị thương. Nhìn
vào những số liệu đang theo chiều hướng tích cực, chúng ta khơng khỏi cảm
thán trước tinh thần làm việc, sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chức năng
trong bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
Thái độ ứng xử, giải quyết khi có ùn tắc, va chạm giao thông nhân
văn, lịch sự hơn, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong chấp hành, hướng
dẫn, giúp đỡ người, phương tiện không may bị tai nạn. Từng bước khắc phục,
giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là ở trung tâm các đô thị lớn, tuyến
giao thơng chính vào ngày, giờ cao điểm.

Mặt khác, bên cạnh những cố gắng của lực lượng chức năng, tình
trạng chống lại người thi hành cơng vụ lại diễn biến phức tạp, mà vấn đề này
xuất phát từ chính những người tham gia giao thông. Nhận định của Cục cảnh
sát giao thơng cho thấy, tình trạng chống lại Cảnh sát giao thông khi thi hành
nhiệm vụ thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày
càng nghiêm trọng. Các đối tượng vi phạm hết sức manh động, liều lĩnh và
coi thường pháp luật khiến cho việc kiểm sốt, xử lý càng thêm khó khăn.
Để thực hiện nghiêm mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh covid
8


9
9

– 19 vừa phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia đề
nghị Ban an tồn giao thơng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Duy trì
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân, yêu cầu cán bộ,
đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước
nêu cao gương tự giác chấp hành quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng và phịng chống dịch covid – 19; đối với người tham gia giao
thông sẽ yêu cầu kiểm tra về phòng chống dịch, vị trí và tổ chức giao thơng
tại khu vực các chốt kiểm soát dịch bệnh, phương án phân luồng từ xa đối với
các hoạt động giao thơng đường dài.
Trước tình hình đặc thù của dịch bệnh, mặc dù tỷ lệ tai nạn giao thông
đã giảm, song lại xuất hiện những vấn đề mới như tình trạng đua xe trái pháp
và vi phạm về tốc độ do lưu lượng giao thông giảm, đường vắng; tình trạng
ùn tắc giao thơng tại các chốt kiểm sốt covid – 19 của một số địa phương.
Tình hình trật tự an tồn giao thơng hiện nay ở nước ta còn rất phức tạp, đáng
lo ngại và tai nạn giao thông vẫn luôn hiện hữu, đe dọa sức khỏe, tính mạng,
tài sản…Đây là nỗi ám ảnh của xã hội và người dân mà trước tiên là do ý thức

tôn trọng, chấp hành pháp luật về giao thông, văn hóa giao thơng của một bộ
phận người dân, nhất là những người điều khiển xe cơ giới cịn thấp, có nhiều
vi phạm; sự tùy tiện, coi thường pháp luật gây tâm lý ức chế, bức xúc cho
người, phương tiện tham gia giao thông.
2.2. Ưu điểm và hạn chế trong công tác phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
Phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng có mục tiêu là bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia
giao thông, bảo đảm an ninh cho con người. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ quan trọng này, các ngành, các lực lượng liên quan đã có sự phối hợp, liên

9


10
10

kết cùng thực hiện, tạo ra những ưu điểm, kết quả đáng khen ngợi mặc dù vẫn
còn nhiều mặt hạn chế, bất cập.
Trước hết, ta khẳng định những điểm tích cực trong cơng tác phịng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, cụ thể:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng được thực hiện tốt, sâu rộng trong quần chúng nhân dân
dưới nhiều hình thức: phát thanh, báo mạng, vận động tại địa phương,..
- Các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội phối hợp
tốt, thực hiện nhiệm vụ hết mình, quyết liệt và đầy nỗ lực.
- Lực lượng chức năng tăng cường rà soát, kiểm tra, xử phạt nghiêm
minh những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Có sự tăng cường, đề xuất thêm các biện pháp phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế

ở từng địa phương cụ thể.
- Đã có những chính sách, đề xuất, sử dụng nguồn kinh phí để tu sửa
cầu, đường, cơ sở vật chất hạ tầng giao thông vận tải.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng được nâng cao. Đào tạo vừa trang bị, cập nhật kiến
thức, vừa bồi dưỡng kỹ năng, chun mơn nghiệp vụ. Có sự đổi mới trong
giảng dạy, chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
Song song với đó là một số vấn đề cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế
chưa thể khắc phục.
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng làm cịn hình thức, nặng “khẩu hiệu”, chưa thực sự thuyết phục.
- Một bộ phận cán bộ khi thi hành chức năng chưa làm tròn trách
nhiệm, chưa thực sự đứng trên lập trường cơng việc để kiểm sốt trật tự, xử lí
vi phạm cịn nhiều thiếu sót.
10


11
11

- Một số vấn đề như ùn tắc giao thông, phương tiện chen lấn vào lề
đường trong giờ cao điểm…vẫn chưa thực sự có biện pháp giải quyết triệt để,
đơi lúc gây căng thẳng, áp lực cho môi trường trật tự giao thông đô thị, thành
phố lớn.
- Vấn đề nâng cao cơ sở hạ tầng giao thơng vẫn cịn nhiều hạn chế
(khơng đủ kinh phí, chất lượng thi cơng kém, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu
vùng xa, đường xá còn rất nhiều lỗi, “ổ gà”, “ổ voi” liên tiếp,…), thiếu đồng
bộ,…
- Pháp Luật Giao thơng đường bộ cịn bất cập, nhiều hạn chế, không
quy định rõ đơn vị trách nhiệm chính và chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt

ra trước thực trạng vi phạm, ùn tắc và tai nạn giao thông.
- Công tác kiềm chế tai nạn giao thông không đạt được kết quả cao.
Trên tinh thần phát huy những thành quả công tác, khắc phục những hạn chế
còn gặp phải. Với tinh thần nỗ lực, cố gắng khơng ngừng, chắc chắn trong
thời gian tới cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng sẽ có những bước tiến mới, đạt được những kết quả khả quan,
tích cực hơn nữa.
2.3. Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an tồn giao thơng
Nhìn vào thực trạng của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng hiện nay, chúng ta có thể nhận biết, phân tích một số
nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi vi phạm như sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về hoạt động giao thơng cịn nhiều yếu
kém, hạn chế.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải, quản lý kết cấu hạ
tầng, kiểm định phương tiện đường bộ cịn hạn chế. Việc rà sốt, khắc phục
dứt điểm các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông còn nhiều bất cập.
11


12
12

Một bộ phận cán bộ thực thi công vụ hạn chế về năng lực chun
mơn, chưa làm trịn trách nhiệm, thậm chí có hiện tượng dung túng, tiếp tay
cho các hành vi vi phạm lái xe, chủ xe.
Thứ hai, sự khơng tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt
động giao thông vận tải quốc gia.
Các yếu tố cấu thành hoạt động giao thông quốc gia như hạ tầng giao
thông, phương tiện giao thông, ý thức người tham gia giao thông, môi trường

pháp lý trong công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng chưa tương thích,
đang tạo ra những xung đột trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng nhưng
chưa có lời giải tối ưu.
Thứ ba, tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối
với người tham gia giao thông.
Mỗi vùng, miền lại có những kiểu khí hậu, thời tiết đặc thù khác
nhau. Do đó, điều kiện thời tiết, yếu tố địa hình, mơi trường cũng là một trong
những tác nhân gây ra tai nạn giao thông.
Ở một số địa phương, địa hình đèo, núi cao hiểm trở, nhiều khúc cua
gấp, dốc đứng che khuất tầm nhìn, dễ gây tai nạn giao thơng.
Bên cạnh đó, thời tiết mưa phùn, sương mù hoặc giơng, lốc lớn cũng
gây ảnh hưởng đến an tồn giao thông.
Thứ tư, ý thức của người tham gia giao thơng kém.
Có thể nói, mặc dù các cơ quan, tổ chức đã ra sức tuyên truyền, vận
động bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng. Song thực tế, có rất nhiều trường
hợp cố ý vi phạm, biết nhưng vẫn làm. Đơn giản từ vấn đề đội mũ bảo hiểm
để bảo vệ vùng đầu và tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao thông. Tuy
nhiên, phần lớn mọi người lại không quan tâm nhiều, chỉ đơn giản đưa ra các
lý do là đội vào hỏng tóc, khó chịu,…Hay cịn một loạt các hành vi vi phạm

12


13
13

khác như: vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, lạc lách, đánh võng,
chống đối người thi hành công vụ, đua xe trái phép.
Ý thức trước tiên thuộc về cá nhân và là yếu tố mang tính quyết định.
Ý thức giao thông kém là do nhận thức của bản thân kém, biểu hiện là sự cẩu

thả, chủ quan, thiếu trách nhiệm, không nghĩ đến những người xung quanh và
không nghĩ đến hậu quả tiềm ẩn đến từ hành động thiếu ý thức của bản thân.
Đây quả thực là vấn đề rất khó giải quyết, địi hỏi rất cao đối với các cơ quan,
tổ chức, các ban ngành liên quan phải có những giải pháp, đối sách khéo léo,
thích hợp.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn nhiều hạn chế.
Hạ tầng giao thông nước ta chưa đồng bộ, liên kết. Phần lớn thiên về
vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, biên giới…cơ sở hạ tầng giao thơng cịn
sơ sài, khơng được đầu tư nhiều, chưa đảm bảo an toàn, xuất hiện và tồn tại
nhiều điểm đen, khu vực nguy hiểm, địi hỏi phải cơ quan ban, ngành phải có
những chỉ thị, quyết sách phù hợp để có thể nhanh chóng khắc phục.
III.

Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an

tồn giao thơng và trách nhiệm của sinh viên trong giữ gìn trật tự giao
thơng
3.1. Đề xuất biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng
Thứ nhất, tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng.
Thứ hai, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ
trương, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể.

13


14

14

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng cho người dân. Trong đó, sử dụng những hình thức, nội
dung ngắn gọn, trọng tâm nhằm nâng cao sức thuyết phục.
Thứ tư, tổ chức phát động phong trào tồn dân tham gia phịng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng, gắn với vận
động thực hiện phịng trào “Tồn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm
bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
Thứ năm, tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng gắn với chức năng, nhiệm vụ
cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ
chức xã hội trong việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an tồn giao thơng.
Thứ tám, tập trung giải quyết các điểm đen tai nạn giao thông, xây
thêm nhiều đường tránh, thúc đẩy tiến độ xây dựng các tuyến cao tốc.
Thứ chín, xây dựng các văn bản pháp luật hoàn thiện, bám sát thực
tiễn. Các điều luật, quy định xử phạt rõ ràng, nghiêm minh để tránh trường
hợp người vi phạm lợi dụng lỗ hổng thoát tội.
Cuối cùng, thu hồi và loại bỏ xe cũ nát. Đây là biện pháp vừa giảm
được lượng khí thải gây ơ nhiễm mơi trường, làm đẹp đơ thị mà cịn làm giảm
tai nạn giao thơng, tránh những tiến ồn đô thị.

14



15
15

3.2. Trách nhiệm của sinh viên trong giữ gìn trật tự an tồn giao
thơng
“An tồn giao thơng là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả
chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An tồn giao thơng và bằng việc
làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông. Cũng là một người tham
gia giao thông, hơn nữa lại là sinh viên – đội ngũ tri thức trẻ, có ý thức đạo
đức cao, do đó chúng ta càng phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an tồn
giao thơng cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp
hành luật giao thơng, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thơng khơng
chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực. Dưới đây, tôi
xin liên hệ về vấn đề trách nhiệm của sinh viên trong giữ gìn trật tự an tồn
giao thơng, cụ thể:
- Chấp hành đúng quy định giao thông, của các biển hiệu khi đi
đường, đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định.
- Khi tham gia giao thông, đi đúng phần đường, làn đường; nhường
đường cho xe ưu tiên, đảm bảo đúng tốc độ, rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi
khi gặp đèn tín hiệu giao thơng hay tắc đường. Bên cạnh đó, hãy ln có thái
độ tham gia giao thơng tích cực, chấp hành luật lệ.
- Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chọn loại mũ đảm
bảo chất lượng, thực hiện đội và cài quai đúng cách.
- Giữ thói quen kiểm tra phương tiện trước khi tham gia gia thông, bảo
dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
- Biết giúp đỡ những người bị tai nạn, gặp khó khăn khi tham gia giao
thông. Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng
cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành
luật giao thơng ngay trong gia đình, nhà trường, cơ quan.


15


16
16

Rèn luyện nếp sống văn hóa trong giao thơng và thực hiện tốt quy ước
“Bốn khơng, Ba có” mà Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia đã kêu gọi tồn
dân thực hiện khi tham gia giao thơng, cụ thể:
+ “Bốn khơng” gồm: Khơng uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu,
vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; khơng lấn
chiếm vỉa hè, lịng đường, hành lang bảo vệ an tồn giao thơng; khơng có thói
hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi
xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham giao thơng.
+ “Ba có” gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thơng; có ý thức
trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hóa,
hợp tác giúp đỡ người bị tai nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Đội ngũ sinh viên có thể thành lập các đội tình nguyện tham gia giữ
gìn trật tự an tồn giao thơng và các tổ tự quản an tồn giao thơng cùng phối
hợp với Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông tổ chức tuyên truyền và
tham gia giữ gìn trật tự ở những điểm, chốt, tuyến đường ngã ba, ngã tư,
những tuyến đường giao thông trọng yếu thường xuyên xảy ra tai nạn giao
thông. Tổ chức một số hoạt động tuyên truyền, giáo dục luật an tồn giao
thơng, nâng cao ý thức chấp hành trong chính nhà trường, sau đó mở rộng ra
các cụm, tổ dân phố, địa phương. Có thể tổ chức dưới nhiều hình thức như:
chương trình văn nghệ, các vở kịch ngắn; thực hiện hô khẩu hiệu; vẽ tranh
tuyên truyền, treo biển hiểu.

KẾT LUẬN

“An toàn là bạn, tai nạn là thù” từ lâu đã trở thành khẩu hiệu quen
thuộc, tích cực nhất kêu gọi người dân bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
cũng như sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình. Nhìn vào thực tiễn đang
diễn ra, chúng ta không khỏi lo ngại cho công tác bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng. Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, phân tích
16


17
17

những khía cạnh, những yếu tố ảnh hưởng để đưa ra những giải pháp thiết
thực giải quyết vấn đề thực tiễn.
Bài tiểu luận trước tiên nêu ra những vấn đề lý luận chung về cơng
tác phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng, để
từ lý thuyết chỉ ra thực tiễn hoạt động. Sau khi phân tích thực trạng, tơi đưa ra
những luận điểm làm nổi bật ưu điểm, khuyết điểm trong nhiệm vụ bảo đảm
trật tự an tồn giao thơng để nghiên cứu, vận dụng kiến thức tìm ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả cho cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng. Từ đó, liên hệ với trách nhiệm của đội ngũ
sinh viên nhằm góp phần giữ gìn trật tự an tồn giao thơng.
An tồn giao thơng là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và cả xã
hội, hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng để góp phần xây dựng
một mơi trường giao thơng tích cực, trật tự và an tồn. Điều đó địi hỏi tất cả
chúng ta phải có nhận thức sâu sắc và đúng đắn về an tồn giao thơng và
trong chính hành động, việc làm của mình khi chấp hành Luật Giao thơng
đường bộ. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý
nghĩa vơ cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hãy chấp hành đúng
pháp luật về an tồn giao thơng để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi
người và cho tồn xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục quốc phịng – an ninh (Tập một) – NXB Giáo
dục Việt Nam
2. “Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trong điều kiện dịch bệnh
covid – 19” – Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
(11/08/2021).

17


18
18

3. Chu Thanh Vân: “Tình hình trật tự, an tồn giao thông chuyển biến
mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021” – Bài đăng trên baotintuc.vn
(03/07/2021).
4. PGS. TS Nguyễn Ngọc Thế: “Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
bằng luật pháp là hết sức cần thiết” – Bài đăng trên trang Công an nhân dân
online (06/11/2020).
5. TS. Khuất Việt Hùng: “Giải pháp bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng” – Bài đăng trên trang Bộ Giao thông vận tải (28/04/2021).
6. “Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn trật tự an tồn giao
thơng” – Trang trường THCS Ngơ Gia Tự (20/05/2020).
7. Bùi Quang Anh Giao: “An tồn giao thơng là nhiệm vụ, trách
nhiệm của mỗi chúng ta” – Bài đăng trên trang Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước
(23/09/2019).

18




×