Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề tài KHKT: NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG NGOẠI – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.91 KB, 5 trang )

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ của học sinh ở trường THCS Lương
Ngoại diễn ra rất phổ biến, điều đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự trong sáng
của tiếng Việt. Vì vậy chúng em muốn tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân vì sao mà
việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ hiện nay lại diễn ra thường xuyên và trở thành thói
quen đến như vậy. Đó là những lý do mà chúng em chọn đề tài “NGÔN NGỮ
GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG NGOẠI – THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH” nhằm giúp các bạn thấy
được những tiêu cực, những bất cập của ngơn ngữ này, có ý thức hạn chế hoặc
khơng sử dụng và đề ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Từ đó, giúp các bạn có thói quen sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, biết trân trọng vẻ
đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Câu hỏi nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu - Giả thuyết khoa học
I/ Câu hỏi nghiên cứu: Xuất phát từ hệ thống câu hỏi:
- Tại sao hiện nay vấn đề sử dựng ngôn ngữ chệch chuẩn ở giới trẻ ngày
một gia tăng?
- Tình trạng sử dụng ngơn ngữ thiếu chuẩn mực của các bạn gia tăng có
ảnh hưởng như thế nào đến bản thân các bạn và xã hội?
- Làm thế nào để có thể hạn chế dần dần và có thể chấm dứt tình trạng sử
dụng ngơn ngữ chệch chuẩn này của giới trẻ nói chung và các bạn học sinh
trong các nhà trường nói riêng?
- Các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì về việc sử dụng ngôn ngữ chệch
chuẩn của giới trẻ hiện nay?
- Làm thế nào để các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội chú ý tới việc sửa
hiện tượng ngôn ngữ chệch chuẩn ở giới trẻ hiện nay?
II/ Vấn đề nghiên cứu:
Để thực hiện dự án “NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG
THCS LƯƠNG NGOẠI – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU
CHỈNH”, chúng em tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau: Trên cơ sở lý luận
chung, chúng em tìm hiểu thực trạng sử dụng ngơn ngữ của giới trẻ với những


dạng thức biểu hiện cụ thể, chúng em chỉ ra những hậu quả của việc sử dụng
ngôn ngữ giới trẻ và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
III/ Giả thuyết khoa học
Dự án góp phần đưa ra đề xuất đối với việc dạy học tiếng Việt ở các
trường trung học hiện nay. Đó là khẳng định vai trị của việc rèn luyện ngơn ngữ
cho học sinh, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt. Đặc biệt, cần cho học sinh
hiểu những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm
bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và cần chú trọng hơn vào phương
pháp dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp.
Dự án góp phần thúc đẩy những thảo luận tiếp theo về tầm quan trọng
của gia đình, nhà trường, của công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng
1


trong giáo dục ngôn ngữ, cũng như những lo ngại về những tác động tiêu cực
của truyền thông, di động đối với hệ thống chữ viết của tiếng Việt.
C. Thiết kế và các phương pháp nghiên cứu
I/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu như: sách, báo, internet…
- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại, lập bảng biểu sơ đồ qua số
liệu điều tra phiếu kháo sát: chúng em quan sát cách nói chuyện của các bạn trẻ,
đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết và với những cứ liệu ngôn ngữ.
- Phương pháp điều tra ngôn ngữ học, điều tra bằng phiếu, khảo sát, phỏng vấn
trưng cầu ý kiến các bạn học sinh và các bậc phụ huynh, các thầy (cô) giáo: Để
phục vụ mục đích nghiên cứu, chúng tơi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ
học xã hội với bảnghỏi với ba nhóm đặc trưng:
1 Tuổi tác: Giới trẻ (10-24 tuổi), 25-39 tuổi, Từ 40 tuổi trở lên
2 Giới tính
3 Nhóm xã hội (Học sinh, giáo viên, phụ huynh)

4 Tần suất sử dụng (1 lần/ngày, nhiều lần/ngày, 1-2 lần/tuần, khác)
Kết quả thu thập được chúng em xử lý để phân tích số liệu
- Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục mọi người tin và làm
cùng dự án của chúng em.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: chúng em tiến hành phân tích những
phát ngơn của giới trẻ Việt Nam thường dùng trên các kênh thông tin như diễn
đàn của giới trẻ (forum), trang nhật kí cá nhân trực tuyến (page personnelle,
blog), trang mạng xã hội (facebook, twitter, zalo, Instagram, weibo, tik tok …),
các phần mềm trò chơi trực tuyến (Garena…) …
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của dự án là ngôn ngữ giới
trẻ hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là các tin nhắn, các đoạn hội thoại
hằng ngày trên mạng trên các phần mềm Messenger, các phát ngôn thường dùng
trên các kênh thông tin như diễn đàn của giới trẻ (forum), trang nhật kí cá nhân trực
tuyến (page personnelle, blog), trang mạng xã hội (facebook, twitter, zalo,
Instagram, weibo, tik tok và 176 bạn học sinh trường THCS Lương Ngoại. Chúng
em kết hợp quan sát các bạn học sinh vào một số thời điểm như trong giờ ra chơi,
lúc truy bài, trong các vở ghi chép (thông qua khảo sát sổ theo dõi của các bạn ban
cán sự lớp), quan sát các bạn trên đường đi học và về nhà. Chúng em còn phỏng vấn
trực tiếp một số bạn, đưa ra phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của các bạn, các bậc phụ
huynh trong trường.
III/ Kế hoạch nghiên cứu
Chọn đề tài, lập đề cương sơ bộ, biên tập và hồn chỉnh đề cương, tìm tài
liệu, lập mẫu câu hỏi, điều tra, xử lý số liệu, viết đề tài, đề ra các giải pháp khắc
phục và áp dụng vào thực tế, khảo sát kết quả sau khi áp dụng các giải pháp và
hoàn chỉnh đề tài.
D. Tiến hành nghiên cứu
I/ Cấu trúc của dự án
Dự án gồm 03 chương:

2


- Chương I: Cơ sở lý luận
- Chương II: Nguyên nhân hình thành và thực trạng ngơn ngữ giới trẻ Việt
Nam hiện nay.
- Chương III: Hậu quả của ngôn ngữ giới trẻ và những giải pháp nhằm giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II/ Tiến trình nghiên cứu (thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu)
- Nghiên cứu dựa trên tài liệu: Sách viết về ngôn ngữ tiếng Việt.
-Tham khảo kiến thức liên quan trên internet.
-Tiến hành nghiên cứu ở trường, và ở nhà.
III/ Các giai đoạn nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu trải qua 6 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Sưu tầm và chuẩn bị và xây dựng câu hỏi khảo sát các bạn.
(10 ngày từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 25 tháng 9 năm 2021).
* Giai đoạn 2: Lập các tài khoản trên mạng xã hội, trên các chương trình
trị chơi, tán gẫu trực tuyến... để thâm nhập tìm hiểu đời sống “ngơn ngữ teen”
của các bạn hiện nay, thời gian, địa điểm tiến hành (10 ngày từ ngày 26 tháng 9
đến ngày 05 tháng 10 năm 2021).
* Giai đoạn 3 : Tiến hành khảo sát thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của
ngôn ngữ giới trẻ (30 ngày từ ngày 06 tháng 10 đến ngày 06 tháng 11 năm
2021).
* Giai đoạn 4 : Tiến hành phân loại các thực trạng ngôn ngữ giới trẻ và đề
ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng ngơn ngữ này ở các bạn.
(25 ngày từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 05 tháng 11 năm 2021)
* Giai đoạn 5 : Áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng
ngơn ngữ giới trẻ trong phạm vi quan hệ cá nhân.
(15 ngày từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2021)
* Giai đoạn 6 : Đề xuất giải pháp với thầy cô, nhà trường và các cấp quản lý

và áp dụng các giải pháp trong phạm vi trường THCS Lương Ngoại nhằm
chung tay hạn chế tình trạng sử dụng “ngơn ngữ teen” ở các bạn.
(5 ngày từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 11 năm 2021)
IV / Kết quả nghiên cứu:
Qua khảo sát, ta có thể thấy lý do khiến các bạn dùng “ngôn ngữ teen” là
do tốc độ ghi chép nhanh (49,6%), lây lan tâm lí (78%), nhu cầu thể hiện cảm
xúc (38,8%), nhu cầu giữ bí mật (52, 3%), bắt chước tiếng địa phương (35,2%),
giảm sút tình yêu đối với tiếng Việt (15,4%).
V/ Phần nội dung, kết quả nghiên cứu:
Một số giải pháp để hạn chế tình trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ hiện nay:
1.Trách nhiệm của mỗi cá nhân các bạn trẻ.
1.1.Phải biết yêu và quý trọng tiếng Việt
1.2. Phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
1.3. Phải biết bảo vệ tiếng Việt.
1.4. Phải có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt.
3


1.5. Phải thường xuyên nhắc nhở lẫn nhau hạn chế hoặc không nên sử
dụng ngôn ngữ giới trẻ.
1.6. Báo lại với người lớn, gia đình, thầy cơ để xử lý.
2. Đề xuất trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với học sinh
2.1. Đề xuất trách nhiệm của gia đình
2.2. Đề xuất trách nhiệm của trường THCS Lương Ngoại
VI/ Kết quả đạt được:
Sau khi hoàn thiện dự án, bản thân chúng em thấy cơng việc này rất có ích
với cơng việc học tập của chúng em:
+ Phát huy tính năng động, sáng tạo, tìm tịi kiến thức, các kĩ năng thống
kê, đánh giá, hợp tác với các bạn, kĩ năng tự tổng hợp kiến thức.
+ Trau dồi ngôn ngữ, tự tin trong giao tiếp, thuyết trình trước tập thể.

+ Có nhiều kĩ năng trong việc giải quyết các tình huống ở cuộc sống.
+ Được thầy cô yêu, bạn bè mến, tự tin trong học tập.
+ Tạo được môi trường học tập trong sáng, lành mạnh.
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU:
Điều tra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp từ học sinh, các bậc
phụ huynh, các thầy (cô) giáo trong trường bằng phiếu khảo sát, bằng hình thức
phỏng vấn.
Tuyên truyền, huy động cả đội cờ đỏ, ban cán sự lớp, các bạn tuyên truyền
viên măng non trong trường, các thầy (cô) giáo, các bậc phụ huynh, người dân
trong xã và chính các bạn học sinh trong trường cùng vào cuộc để cùng nhắc
nhở, phê bình, xây dựng và khắc phục tình trạng sử dụng ngơn ngữ chệch chuẩn
trong giới trẻ hiện nay.
Điều tra thực trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, điều tra
phỏng vấn cả phụ huynh học sinh.
Đưa ra các giải pháp đã qua sàng lọc áp dụng vào ngay chính đối tượng
học sinh trong trường và dựa vào nhiều kênh để đánh giá, phân tích kết quả.
VII/ Kết luận khoa học:
1. Về mặt lí luận thực tiễn
Dự án cũng đã chỉ ra những nguyên nhân (chủ quan và khách quan) hình
thành ngơn ngữ giới trẻ. Những ngun nhân chủ quan bắt nguồn từ đặc trưng tâm
lí của độ tuổi giới trẻ, nhu cầu nhanh chóng giao tiếp, nhu cầu thể hiện cảm xúc,
nhu cầu giữ bí mật, cố tình bắt chước tiếng địa phương và do sự giảm sút tình yêu
đối với tiếng Việt. Xét về mặt khách quan, ngôn ngữ giới trẻ xuất hiện và trở nên
phổ biến là do các yếu tố xã hội như: xu hướng đổi mới, sự hội nhập, các trào lưu
xã hội, sự bùng nổ Internet và yếu tố gia đình.
2. Về mặt ý thức
Tóm lại, ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội lồi
người, chính vì vậy, người sử dụng ngôn ngữ không chỉ cần rèn luyện những kĩ
năng cần thiết mà phải biết vận dụng chúng sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh
giao tiếp riêng biệt.

E. Tài liệu tham khảo
1. Đào Thảo, Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thơng hiện nay – những
địi hỏi cấp thiết và những gì khơng thể địi hỏi; trong Tiếng Việt trên các
4


phương tiện truyền thông đại chúng, Hội Ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí
Minh – Viện Ngơn Ngữ học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
2. Đỗ Hữu Châu, Một số vấn đề trong việc giữ gìn và phát huy tính trong sáng
của tiếng Việt về mặt từ ngữ - ngữ nghĩa; trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt về mặt từ ngữ, T1, nhiều tác giả, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1981.
3. Hạnh Nhung, Các nghi thức giao tiếp trên Enternet, báo Sài Gịn Giải
Phóng, số 8822, 22/01/2002.
4. Hoàng Tuệ, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Văn nghệ, số 1, 1983.
5. Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Tạp chí Ngơn ngữ,
số 6, trang 1-7, 2000.
6.

5



×