Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Lý thuyết chung về quản lý xã hội tác động của bất bình đẳng đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội ở tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.76 KB, 31 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI
Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở TỈNH YÊN BÁI

MỤC LỤC
A – MỞ ĐÀU :......................................................................................................1
1. Lời nói đầu :..................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :........................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu :.....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu :.............................................................................2
5. Kết cấu đề tài :...............................................................................................2
B – NỘI DUNG.....................................................................................................3
CHƯƠNG I : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................3


1.1 Khái niệm bất bình đẳng xã hội...............................................................3
1.2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội........................................................5
1.3. Số dạng bất bình đẳng xã hội.................................................................6
1.3.1. Bất bình đẳng về giới......................................................................7
1.3.2. Bất bình đẳng về thu nhập...............................................................8
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội................................9
CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN
VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI.......10
2.1 Tổng quan về tỉnh Yên Bái :.................................................................10
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................10
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:.................................................................11
2.1.3. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:......................................................13
2.2. Thực trạng bất bình đẳng ở Yên Bái....................................................14


2.2.1. Bất bình đẳng giới ở Yên Bái........................................................14
2.2.2. Phân cực giàu nghèo giữa khu vực nơng thơn và đơ thị...............15
2.2.3. Bất bình đẳng giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc........................15
2.2.4. Bất bình đẳng, phân tầng xã hội về kinh tế...................................17
2.2.5. Bất bình đẳng phân tầng xã hội về giáo dục và y tế.....................18
2.3. Đánh giá tác động của bất bình đẳng đến thực hiện nhiệm vụ quản lý
xã hội...........................................................................................................18
2.3.1. Quản lý xã hội về phân cực giàu nghèo, bất bình đẳng, phân tầng
xã hội.......................................................................................................18
2.3.2. Tác động của bất bình đẳng đến thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội
.................................................................................................................19
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ BÂT BÌNH ĐẲNG TỈNH YÊN BÁI
.........................................................................................................................22
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng....................22
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội tỉnh Yên Bái...................23
3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức liên
quan.............................................................................................................24
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân.....................24


C – KẾT LUẬN..................................................................................................26
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO :............................................................................27


DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế


DTTS

Dân tộc thiểu số

QLXH

Quản lý xã hội


A. MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu :
Bất bình đẳng, phân cực giàu nghèo, phân tầng xã hội là những hệ quả
nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội (PTXH) và quản lý xã hội (QLXH) do
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng gắn liền với
sự phát triển kinh tế - xã hội chung. Khác biệt về tình trạng giầu - nghèo giữa
các nhóm vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả liên quan tới các vấn đề về bất bình
đẳng, phân tầng xã hội. Khi có sự khác biệt quá lớn về kinh tế-xã hội giữa các
nhóm dân cư từ những điều kiện điều kiện xã hội khác nhau, đặc biệt khi tình
trạng đói nghèo khơng được giải quyết bến vững, bất bình đẳng, phân tầng xã
hội sẽ gia tăng.
Việc giải quyết các vấn đề liên quan tới đói nghèo, bất bình đẳng, phân
tầng xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà
nước pháp quyền và hội nhập quốc tế là một trong những mục tiêu cơ bản của
Quản lý phát triển xã hội. Mục tiêu này chỉ có kết quả tốt khi có sự tham gia của
các tất cả các bên liên quan trong quá trình này.
Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc nước ta, xét về mặt tích cực, kinh tế tỉnh
Yên Bái những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế mội cách khá ổn định, các
chỉ số đều có xu hướng tăng đồng đều trên mọi lĩnh vực, điều đó cho thấy các
chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lí và mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, song song với những kết quả mà quá trình phát triển kinh tế
mang lại đó, tỉnh Yên Bái cũng là một trong những địa phương điển hình cho
những khó khăn bất cập đáng lo ngại, điển hình là vấn đề bất bình đẳng, có thể
kể đến như :bất bình đẳng giới, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng giãn cách
đặc biệt là thành thị và miền núi, nông thôn ; các chế độ, hệ thống an sinh xã hội
còn chưa đảm bảo ; tỉ lệ người nghèo, cận nghèo, mù chữ còn cao, việc học tập,
khám chữa bệnh , vui chơi giải trí đối với những người ở nơng thơn, khu vực
miền núi, dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế,chưa tiếp cận được. Chính những
1


thực trạng kể tên đang xảy ra và tồn tại ở Yên Bái gây ra tác động không nhỏ
đến việc quản lý xã hội ở địa phương.
Là học viên Khoa ....., sinh ra và lớn lên ở Yên Bái Tôi nhận thức được
vai trị và trách nhiệm của mình trong sự đi lên của tồn tỉnh. Chính vì thế tơi
quyết định chọn đề tài : “Tác động của bất bình đẳng đến việc thực hiện
nhiệm vụ quản lý xã hội ở tỉnh Yên Bái” làm tiểu luận nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
- Nêu ra một số lý luận về bất bình đẳng xã hội
- Làm rõ tác động của bất bình đẳng đến công tác quản lý xã hội ở tỉnh
Yên Bái.
- Tìm ra nguyên nhân và đánh giá đúng thực trạng dẫn đến mất bất bình
đẳng ở tỉnh Yên Bái, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng, cũng
như những tác động của nó đến cơng tác quản lý xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian : Đề tài nghiên cứu Giải quyết tác động của bất bình đẳng
đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội ở tỉnh Yên Bái.
-Về thời gian :Tiến hành phân tích số liệu từ năm 2016-2020 ( do năm
2021 chưa có đầy đủ số liệu thống kê, cũng như chịu nhiều ản hưởng dịch bênh
dẫn đến thiếu khách quan trong quá trình nghiên cứu của đề tài )

4. Phương pháp nghiên cứu :
Bài tiểu luận có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như :
phương pháp định tính, định lượng, hỏi đáp, phỏng ván, hỏi ý kiến chuyên gia,
phân tích và thống kê và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê,so sánh.
5. Kết cấu đề tài :
Chương I : Một số cơ sở lý luận
Chương II : Đánh giá Tác động của bất bình đẳng đến việc quản lý xã
hội ở tỉnh Yên Bái
Chương III : Đề xuất giải pháp
2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm bất bình đẳng xã hội
Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là q
trình mà con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế,
vai trị cùng những đặc điểm khác. Q trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã
hội, là điều kiện mà con người có cơ hội khơng ngang bằng nhau về sử dụng của
cải, quyền lực và uy tín. Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế thừa ở
mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình
đẳng không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa
các mối quan hệ trong xã hội, nó tồn tại “khi có một nhóm xã hội kiểm sốt và
khai thác các nhóm xã hội khác.”[1]
Trong sự vận động và phát triển của xã hội thì bất bình đẳng xã hội ln
là một vấn đề trung tâm. Bất bình đẳng xã hội hình thành nên một hệ thống tồn
tại song song với sự phát triển qua những xã hội khác nhau. Điều đó cũng cho ta
nhận biết được rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau trong những xã hội
khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chể chính trị và hồn cảnh, điều kiện
sinh sống của từng nơi quyết định.

Từ khái niệm bất bình đẳng đã nêu ở phần trên, ta có thể suy ra bất bình
đẳng xã hội là sự khơng bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau về những
lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như là thỏa mãn các lợi ích đó
của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Bất bình đẳng có thể được phân thành:
(i) Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt của cá nhân về
một hoặc một số đặc điểm sẵn có như giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, …
(ii) Bất bình đẳng mang tính xã hội: đó là sự phân công lao động dẫn đến
3


phân tầng, tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì
bất bình đẳng xã hội có vai trị hết sức quan trọng:
(i) Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội
(ii) Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
(iii) Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội
Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả cơng bằng
xã hội và bất công bằng xã hội.
Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào
sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng
lực (thể chất, trí tuệ), sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp
thực tế của mỗi cá nhân cho xã hơi.
Bất cơng bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không
dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra
do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi
người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt,
trộm cắp, bn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí
cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.
Như vậy, có thể kết luận rằng, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích

cực và tiêu cực. Một mặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp
phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác đây cũng là ngun nhân
gây tích tụ bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng. Do đó,
nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết nhằm củng cố, tổ chức
xã hội ngày một công bằng, dân chủ, văn minh.

4


1.2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh
vực sản xuất vật chất. Nó gắn liền với phân cơng lao động xã hội. Do đó, bất
bình đẳng diễn ra khơng giống nhau ở các xã hội khác nhau. Đặc biệt, ở những
xã hội có quy mơ lớn và hồn thiện, nền sản xuất xã hội phát triển cao, sự phân
công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay
gắt.
Những ngun nhân tạo ra bất bình đẳng vơ cùng đa dạng và khác nhau
giữa các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới
tính, chủng tộc, tơn giáo, lãnh thổ,… Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình
đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên mạnh mẽ vào giai đoạn này
nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và đi liền với
những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù nguyên
nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy chúng
vào ba nhóm cơ bản, đó là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh
hưởng chính trị.
Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện
chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, cơng việc, lợi ích chăm sóc
sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế cho thấy những
lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm xã hội bất kể thành viên của
nhóm có nhận thức được điều đó hay khơng. Trong xã hội, một nhóm người có

thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại khơng. Đây là cơ sở khách
quan của bất bình đẳng.
Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do
quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là
sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm
hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm
khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc. Trong
5


một xã hội cụ thể, nếu sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên
nhân khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành
viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận. Nó có thể là bất kỳ thứ gì được
một nhóm xã hội cho là ưu việt và các nhóm xã hội cịn lại thừa nhận. Trong
thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của địa vị xã hội. Ngoài ra, các
thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chun mơn, mức
lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể
được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự
giác thừa nhận sự ưu việt đó.
Bất bình đẳng, phân cực giàu nghèo, phân tầng xã hội là những hệ quả
nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội (PTXH) và quản lý xã hội (QLXH) do
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng gắn liền với
sự phát triển kinh tế - xã hội chung. Khác biệt về tình trạng giầu - nghèo giữa
các nhóm vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả liên quan tới các vấn đề về bất bình
đẳng, phân tầng xã hội. Khi có sự khác biệt quá lớn về kinh tế-xã hội giữa các
nhóm dân cư từ những điều kiện điều kiện xã hội khác nhau, đặc biệt khi tình
trạng đói nghèo khơng được giải quyết bến vững, bất bình đẳng, phân tầng xã
hội sẽ gia tăng Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm
xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra
quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định. Trong thực tế,

bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ
ưu thế vật chất hay địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để
đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân
giữ chức vụ chính trị cao.
Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó.
Gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay
trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.
1.3. Số dạng bất bình đẳng xã hội
6


1.3.1. Bất bình đẳng về giới
Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật
chất hay tinh thần giữa hai giới trong xã hội. Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội
về vai trị của giới, trong đó, nam giới thường được đề cao và có quyền uy hơn
nữ giới. Đây là dạng bất bình đẳng phổ biến nhất.
Điều này thể hiện rõ ràng nhất từ sự phân công lao động diễn ra trong gia
đình hàng ngày. Nhiều người quan niệm việc nội trợ là trách nhiệm mà người
phụ nữ phải làm để phục vụ gia đình. Người chồng nếu có thì chỉ trợ giúp, tạm
thay hoặc động viên chứ không thực sự chủ động tham gia. Một người phụ nữ
không biết nấu ăn sẽ bị nhiều người chê trách, ngược lại đàn ơng khơng biết nấu
nướng thì lại được chấp nhận. Ngồi ra, người vợ cịn có thể là đối tượng của
nạn bạo hành, đàn ơng được cho là có quyền chi phối vợ mình trong khi phụ nữ
ít có quyền trong gia đình và do đó cũng hạn chế cơ hội tham gia vào quá trình
ra quyết định trong gia đình.
Thực ra, khi có sự khác biệt trong phân cơng lao động gia đình, nếu sự
chênh lệch ấy được thực hiện một cách tự nguyện thì khơng phải là bất bình
đẳng nhưng nếu cơng việc được làm trong trạng thái mệt mỏi, ép buộc thì đấy
chính là sự bất bình đẳng giới.
Khơng chỉ ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực

như việc làm, giáo dục, chính trị, … Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều
với quy mơ rộng. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự cơng bằng trong việc
tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo đột phá về cách tiếp cận
nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn cả là phải thay đổi
nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong nhận thức của con
người. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình độ phát triển của
xã hội, tránh tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, cực đoan.
Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định
nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình,
7


biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình,
cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.[8] Nhờ những nỗ lực của mình,
Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện bình
đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Đây là thành quả đáng khích lệ và địi hỏi
sự phấn đấu khơng ngừng để hồn thành những mục tiêu thiên niên kỷ mà chúng
ta đã đề ra.
1.3.2. Bất bình đẳng về thu nhập
Một trong những vấn đề xã hội quan trọng nhất liên quan đến phát triển
nhanh là bất bình đẳng về thu nhập. Cần nhấn mạnh rằng khơng phải tất cả hiện
tượng bất bình đẳng đều khơng tốt, vì ln có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và
bình đẳng. Trong một xã hội hồn tồn bình đẳng hay một xã hội bất bình đẳng
cao độ đều có rất ít động lực để các cá nhân vươn lên tầng lớp trên. Ngồi ra, do
có sự khác biệt giữa bất bình đẳng dựa trên nỗ lực và bất bình đẳng dựa vào
hồn cảnh, trong khi hoạch định chính sách, những đánh giá là rất quan trọng để
quyết định xem bình đẳng nào là cần thiết, bình đẳng nào cần loại bỏ vì ranh
giới giữa chúng đơi khi rất mong manh
Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng ở các nước
đang phát triển luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển, tuy

nhiên sự khác biệt tỏ ra rõ nét nhất kể từ những năm 1980. Mặc dù phép so sánh
giữa nhóm 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất hành tinh cho thấy
tình trạng bất bình đẳng về thu nhập đang giảm đi, khó có thể kết luận tình trạng
bất bình đẳng được đẩy lùi do khoảng cách giữa các nước nghèo nhất ngày một
tăng.
Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm
quốc gia có thu nhập trung bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Theo kết quả khảo sát mức
sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một người
một tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo nhất,
8


tăng so với các năm trước. Ngoài ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng
tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt
Nam từ năm 1993 – 2006 của Tiến sỹ Lê Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu
tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn hệ số Ghini theo thu nhập
tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006).[12] Mặc dù tình trạng bất bình
đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu nhập được
cho là còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do đó,
cần có những giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội.
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là vấn đề trung tâm của xã hội học hiện đại. Do đó,
nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội.
Ở phương diện cá nhân, nghiên cứu bất bình đẳng xã hội cho ta thấy được
điểm xuất phát của mỗi cá nhân, từ đó đánh giá tương đối chính xác q trình
phấn đấu vươn lên của mỗi người. Ngồi ra, nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội
cịn cho thấy giá trị đích thực của cá nhân trong cuộc sống.
Ở phương diện xã hội, nghiên cứu về bất bình đẳng tạo ra cơ sở lý luận,

tiền đề để các nhà quản lý đưa ra hệ thống chính sách phù hợp, đúng đắn nhằm
giảm bất công xã hội, thúc đẩy công bằng và nền tảng phát triển chung, hướng
đến việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

9


CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI
2.1 Tổng quan về tỉnh Yên Bái :
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du
Bắc Bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đơng
và Đơng Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tun Quang; phía Đơng Nam giáp
tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là
6.892,68 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về
quy mơ đất đai.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý:
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du
Bắc Bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đơng
và Đơng Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tun Quang; phía Đơng Nam giáp
tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là
6.892,68 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về
quy mơ đất đai.
Tồn tỉnh n Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm Thành phố
Yên Bái (thành phố Tỉnh lỵ); Thị xã Nghĩa Lộ; 07 huyện: Trạm Tấu; Mù Cang
Chải; Văn Chấn; Văn Yên; Lục Yên; Trấn n; n Bình với 173 đơn vị hành
chính cấp xã (gồm 150 xã, 13 phường, 10 thị trấn).
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một

trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phịng, có hệ thống giao thơng tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội
thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát
triển văn hóa xã hội… khơng chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế
lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các
tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

 Đặc điểm địa hình
n Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đơng
Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây
10


Bắc - Đơng Nam: phía Tây có dãy Hồng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa
sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sơng Hồng
và sơng Chảy, phía Đơng có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông
Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và
vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích
tồn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khống
sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao
dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44%
diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

 Đặc điểm khí hậu
Tỉnh n Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình là 18 - 200C (cao nhất từ 37 - 390C, thấp nhất từ 2- 40C). Gió thịnh hành là
gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Mưa nhiều nhưng phân bố khơng
đều, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.000mm/năm, cao nhất tới 2.204mm/năm và
thấp nhất cũng đạt 1.106mm/năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân
thường có mưa dầm triền miên.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:

 Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 689.268 ha, trong đó diện tích
nhóm đất nơng nghiệp là 617.149 ha, chiếm 89,6% tổng diện tích tự nhiên;
nhóm đất phi nơng nghiệp là 56.715 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích tự nhiên;
nhóm đất chưa sử dụng là 15.404 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ
che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong cả nước.
Tỉnh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mầu,
cây cơng nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và
trồng rừng kinh tế... tập trung vào các loại đất điển hình sau: Đất phù sa, chiếm
1,33% diện tích tự nhiên của tỉnh; đất xám, chiếm 82,57%; đất đỏ, chiếm 1,76%;
đất mùn alít, chiếm 8,1%.
11


Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng
là lợi thế lớn trong phát triển chăn ni các loại trâu, bị, dê... và các loại gia
cầm.

 Tài nguyên nước
Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa
bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.500mm đến 2.200mm, tùy theo từng vùng
khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đơng
Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sơng Chảy và khu vực phía Đơng Nam lưu vực
sơng Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió, như vùng trung
lưu ngịi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới
1.600mm; khu vực dọc theo thung lũng dịng chính sơng Thao từ ngịi Hút trở
lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600mm.


 Tài nguyên rừng:
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực
vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các
lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa,
vầu. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái năm
2020, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 522.959 ha, chiếm 75,93% diện tích tự
nhiên, trong đó diện tích có rừng là 433.550,7 ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh
đạt 63%.

 Tài ngun khống sản
Tỉnh n Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng.
Theo tài liệu thu thập về địa chất khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên
372 khu vực mỏ, gồm có khống sản nhiên liệu (than các loại), khống sản kim
loại (sắt, đồng, chì - kẽm, vàng,…), khống sản khơng kim loại (pyrit, barit,
phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, grafit, talc, đá vơi trắng làm ốp lát và làm
khống chất cơng nghiệp, đá làm vật liệu xây dựng, cát, sỏi…), khoáng sản quý
hiếm (đất hiếm, đá quý các loại) đến nước khống, nước nóng.
12


2.1.3. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông - lâm sản gắn với vùng
nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế
biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong
việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột
cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật,
sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
Yên Bái không chỉ nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, trên trục hành
lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Yên Bái còn

là địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thơng của các tỉnh miền núi phía
Bắc. n Bái có khí hậu nhiệt đới ôn hòa; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng; môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên trùng điệp, sơn
thủy hữu tình. Bên cạnh đó, n Bái cịn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng
cao; con người Yên Bái cần cù, chịu khó và mến khách. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái
có nhiều nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc…đã tạo nên hình ảnh một
Yên Bái giàu tiềm năng, thế mạnh, miền đất mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các
hoạt động đầu tư phát triển.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, sử
dụng, đã tạo điều kiện cho Yên Bái rút ngắn khoảng cách tới các vùng kinh tế
trọng điểm như Thủ đơ Hà Nội xuống cịn dưới 120 km; cửa khẩu Lào Cai
xuống còn dưới 130 km; cảng Hải Phòng xuống còn dưới 190 km, đồng thời
giúp cho việc giao lưu hàng hóa từ Yên Bái đến các vùng kinh tế phụ cận như
Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hịa Bình… trở nên
thuận tiện. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng quan hệ
hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc
tế.

13


Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân
lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn…, là điều kiện quan
trọng để Yên Bái chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái để cùng hợp tác và
cùng phát triển.

 Tài nguyên du lịch:
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, mơi
trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là tiềm năng
cho việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

2.2. Thực trạng bất bình đẳng ở Yên Bái
2.2.1. Bất bình đẳng giới ở Yên Bái
Trong giai đoạn 2011-2020, Yên Bái đã quan tâm triển khai nhiều hoạt
động để thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo
lực trên cơ sở giới. Bình đẳng giới trong gia đình là một mục tiêu quan trọng cần
được quan tâm thúc đẩy thực hiện trong lộ trình thực hiện bình đẳng giới trên
địa bàn. Để góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước
xóa bỏ bạo lực trên cơ sở gới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo,
hướng dẫn triển khai tuyên truyền trên hệ hống loa thông tin lưu động, pano, áp
phích, băng zơn, khẩu hiệu, các văn bản phổ biến luật, xây dựng, sáng tác ca
khúc, tác phẩm, tiểu phẩm nghệ thuật có nội dung tuyên truyền về bình đẳng
giới và phịng chống bạo lực trong gia đình trên phạm vi toàn tỉnh, tham mưu
lồng ghép nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm đảm bảo các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới như: Tập trung tuyên truyền phổ biến, chính sách pháp luật về
bình đẳng giới thơng qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và
gia đình, đặc biệt là lồng ghép qua các hoạt động phong trào xây dựng đời sống
văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Năm 2019 tiếp tục chỉ đạo duy trì hoạt động
của 271 mơ hình phịng, chống bạo lực gia đình, duy trì tốt hoạt động của 1.662
tổ hịa giải, đã tiến hành hịa giải thành cơng 1.228 vụ bạo lực gia đình, 80% số
người gây bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về

14


phịng, chống bạo lực gia đình...qua đó đã góp phần ngăn chặn các hành vi bạo
lực gia đình trên địa bàn.
Mặc dù đã có nhiều chính sách, giải pháp giải quyết vấn đề bất bình đẳng
giới trong nhiệm vụ Quản lý xã hội, tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng giới vẫn
ln là điểm nóng của tồn tinh, khi mà chỉ tính riêng trong năm 2019, tồn tỉnh
xảy ra 129 vụ bạo lực gia đình trong đó bạo lực tinh thần 15 vụ, bạo lực thể chất

111 vụ, bạo lực về kinh tế 3 vụ; tệ nạn buôn bán trẻ em phụ nữ, trẻ em vẫn còn
xảy ra nhiều, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
2.2.2. Phân cực giàu nghèo giữa khu vực nơng thơn và đơ thị
Phân hóa giàu nghèo cũng diễn ra rõ nét khi so sánh giữa khu vực nông
thôn và khu vực đô thị ở tỉnh Yến Bái. Tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn thường
cao gấp từ 3-4 lần so với khu vực thành thị. Trong đó, tỷ lệ nghèo ở khu vực
nơng thôn thường cao gấp từ 3-4 lần so với khu vực thành thị. Năm 2019, tỷ lệ
nghèo ở khu vực đô thị[1] là 6,9% trong khi ở nông thôn là 17,4%. Năm 2020,
tỷ lệ nghèo chung ở 2 khu vực giảm nhưng khoảng cách lại có xu hướng gia
tăng. Tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị là 4,3% trong khi ở nông thôn là 14,1%. Đến
năm 2014, tỷ lệ nghèo chung và khoảng cách nghèo có xu hướng giảm. Ở khu
vực đô thị, tỷ lệ nghèo là 3%, trong khi ở nông thôn là 10,8%. Tại tỉnh Đắk Lắk,
năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 4,73%, trong khi ở khu vực
nông thôn lên tới 21,82%. Thậm chí, nếu tách riêng các khu vực nơng thôn ra
thành các khu vực vùng sâu, vùng xa, sẽ thấy tỷ lệ nghèo ở các vùng này có mức
chênh lệch rất lớn so với tỷ lệ nghèo chung. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo tại 4
huyện nghèo (chương trình 30a) vẫn trên 50%, gấp hơn 5 lần tỷ lệ chung của cả
tỉnh.
2.2.3. Bất bình đẳng giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc
Phân cực giàu nghèo giữa các huyện, giữa các khu vực, vùng miền
thực chất chỉ là biểu hiện bên ngoài của vấn đề phân cực giàu nghèo. Thực tế,
phần lõi chính của vấn đề phân cực giàu nghèo chính là tình trạng nghèo khác
nhau giữa các nhóm dân tộc. Cũng cần phải nói thêm rằng, khoảng 50% người
nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS). Tại tỉnh Yên Bái, tỷ lệ hộ nghèo người
15


dân tộc Tày và Dao qua các giai đoạn khác nhau chiếm khoảng 50% số hộ
nghèo của tỉnh. Thậm chí, xu hướng này tăng dần qua thời gian khi tỷ lệ hộ
nghèo ở nhóm người Kinh có xu hướng giảm thì ở đồng bào dân tộc Tày lại

tăng.
Trong 3p dân tộc, Dân tộc Kinh và dân tộc Hoa có mức sống khác hẳn so
với các nhóm DTTS. Đặc biệt, trong số các nhóm DTTS, lại có một số nhóm rất
nghèo. Các nhóm DTTS chiếm 45% dân số nhưng hầu hết lại ở các khu vực
vùng sâu, vùng xa. Trong khi người Kinh phân bố chủ yếu ở các đồng bằng,
trung tâm của tỉnh. Đa số người nghèo là nhóm DTTS. Thiếu hụt các nguồn lực
sản xuất, nhất là đất đai dẫn tới khả năng thoát nghèo của người DTTS hạn chế
và làm gia tăng thêm khoảng cách giữa người họ với nhóm người Kinh.
Nơng nghiệp là sinh kế chính của người DTTS. Có tới 77,6% hộ người
DTTS có nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người
Kinh chỉ là 26,9% (thấp hơn tới hơn 50%). Sự đa dạng trong nguồn thu của các
hộ gia đình người Kinh rõ rệt hơn. Nhóm DTTS tập trung chủ yếu ở sinh kế
nông nghiệp và tiền lương/tiền công. Trong khi đó, người Kinh có sự trải đều và
vượt trội hơn hẳn ở các khoản thu từ buôn bán, dịch vụ và lương hưu, trợ
cấp/phụ cấp. Đặc trưng về sinh kế này như đã nói cũng ảnh hưởng chính đến
mức độ ổn định về nguồn thu giữa các nhóm dân tộc.
Về chi tiêu, khoản chi cho hiếu hỷ, đầu tư cho học hành, chi cho khám,
chữa bệnh của người Kinh và người DTTS có phần tương đương nhau. Ngồi ra,
do sinh kế chủ yếu từ nông nghiệp, tỷ lệ hộ dân người DTTS chi cho sản xuất ở
mức cao 44,8% cao hơn 21% so với nhóm người Kinh. Trong khi đó, tỷ lệ người
Kinh chi tiêu cho mua sắm các đồ dùng, tiện nghi trong gia đình lại ở mức cao
51,5%, chênh cao hơn nhóm DTTS 12,2%.
Tình trạng nhà ở của các hộ gia đình người Kinh và người DTTS cho thấy
sự khác biệt khá lớn giữa các dân tộc. Đa phần các hộ người DTTS hiện đang cư
trú trong các ngơi nhà mái ngói/mái tơn/cấp 4 (chiếm tới xấp xỉ 70% hộ khảo
sát). Tỷ lệ hộ DTTS sinh sống trong các căn nhà tranh/tre/nứa/lá vẫn còn chiếm
tới gần 15%. Trong khi tỷ lệ này ở nhóm người Kinh chỉ là 2,3%. Mặt khác tỷ lệ
16




×