Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương khóa luận quản lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.39 KB, 11 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục là lĩnh vực có vai trị quan trọng đối với
mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày
nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng
đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo
nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về
thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ
đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi khơng có tri thức, hiểu
biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc,
bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất
nước mình.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay,
giáo dục còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri
thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài
sản quý giá nhất của con người và xã hội. Bên cạnh đó, Giáo dục và đào tạo
góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào
tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật
chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng
chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính q trình hội nhập quốc tế
và tồn cầu. Giáo dục bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ chun mơn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần
quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri
thức.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển, Đảng và Nhà
nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục


2


trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà
khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho
phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền
vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Những năm gần đây, đứng trước những khó khăn thách thức của dịch
bệnh Covid 19, ngành giáo dục nói chung và cơng tác quản lý xã hội về giáo
dục ở huyện Đơng Anh nói riêng vẫn đạt được những kết quả tích cực, duy trì
tốt việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đó, vẫn cịn tồn tại những hạn chế, bất cập cần được đầu tư và
cải thiện trong tương lai. So với yêu cầu hiện nay thì cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học cịn thiếu. Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất cịn hạn
hẹp; cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả mặc dù cơ sở vật
chất của các nhà trường đã được chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa, số
trường mầm non, trung học cơ sở, phổ thông đạt chuẩn quốc gia được tăng
lên. Phương thức dạy trong các trường phổ thơng vẫn cịn nặng về kiến thức
lý thuyết, việc phối hợp giữa nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, năng lực nghề
nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi
mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường học còn yếu,
chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Việc ban hành văn bản cịn chậm, chưa đồng
bộ; cơng tác xử lý vi phạm sau thanh tra ở một số địa phương chưa nghiêm.
Công tác truyền thông chưa thực sự chủ động, việc xử lý thơng tin có lúc
chưa kịp thời.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đó, tôi quyết định chọn đề tài:
“Quản lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sách đã được xuất bản:



3
Cuốn sách “Quản lý chất lượng trong giáo dục” của PSG.TS Nguyễn
Tiến Hùng, Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Nội dung cuốn sách được biên
soạn dựa trên một số nghiên cứu của tác giả và các cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu, cập nhật về chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục trong những năm
gần đây ở trên thế giới. Trong cuốn sách, tập trung phân tích mơ hình và
khung quản lí chất lượng trong giáo dục, từ khái qt các mơ hình quản lí chất
lượng bên trong, bên ngồi và mơ hình tương lai đến khung quản lí cũng như
quy trình đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, trình bày và
phân tích về chỉ số và đánh giá chất lượng trong giáo dục, thông qua việc
phân loại các chỉ số, khung chỉ số và đo/đánh giá chất lượng trong giáo dục
của nhà trường phổ thông, cơ sở đào tạo nghề và cơ sở giáo dục đại học.
Giáo trình “Quản lý xã hội về giáo dục đào tạo”, khoa Nhà nước và
Pháp luật, Học viện Báo chí và tun truyền. Giáo trình trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản về giáo dục đào tạo, mối quan hệ giữa giáo dục
và đào tạo; trang bị hệ thống các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước đối
với giáo dục và đào tạo.
Các luận án, luận văn được bảo vệ
Luận án tiến sĩ, ngành Quản lý giáo dục, của Đặng Trường Khắc Tâm,
bảo vệ năm 2019 tại trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đề tài:
“Quản lý chất lượng đào tạo tại các Học viện Chính trị khu vực theo quan
điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM)”. Luận án tập trung nghiên cứu lý
luận, khảo sát và đánh giá thực tiễn quản lý chất lượng đào tạo tại các Học
viện chính trị khu vực, luận án đề xuất hệ thống giải pháp quản lý chất lượng
đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể nhằm góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo tại các Học viện Chính trị.
Luận văn thạc sỹ, chun ngành Quản lý cơng do Lê Phương Dung bảo
vệ năm 2019, tại Học viện Hành chính Quốc gia với đề tài: “Quản lý nhà



4
nước về giáo dục tiểu học tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn
đã nghiên cứu lý luận, thực trạng, xác định rõ những thành tựu và hạn chế
trong quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học tư thục trên địa bàn thành phố
Hà Nội, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và hồn thiện hơn nữa
cơng tác quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học tư thục trên địa bàn thành
phố và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong tương lai.
Các bài viết đăng trên các tạp chí
Bài báo: “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục trong giai đoạn hiện nay” của PSG. TS Ngô Văn Hà, Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, đăng trên tạp chí Cộng Sản ngày 30/10/2021.
Bài báo đã chỉ ra thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nếu
rõ thành tựu và hạn chế cịn tồn tại. Qua đó, đã xác định Chiến lược phát triển
giáo dục và chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng và đưa ra các giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Bài báo: “Các giải pháp hữu hiệu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục” của tác giả Phạm Quang Trung đăng trên báo Giáo dục và thời đại
điện tử, ngày 12/8/2019. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục, đưa ra các nhóm giải pháp để tăng cường hiệu quả cho công
tác quản lý.
Bài báo: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo” của tác giả Võ Lâm, đăng trên báo Hà Nội mới vào ngày 17/4/2019.
Bài báo trình bày thực trạng giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội trong
thời gian đó, chỉ ra kết quả và các hạn chế cần khắc phục. Nhấn mạnh công
tác bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của
Trung ương, thành phố; tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với giáo dục; tích cực, chủ động phối hợp, huy



5
động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục, đào tạo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của quản lý xã hội về giáo dục, nghiên cứu đánh giá,
khảo sát thực trạng tình hình hoạt động quản lý xã hội về giáo dục huyện
Đông Anh nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạt động quản
lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện và tăng cường, đổi mới công tác quản
lý một cách khoa học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý xã hội về giáo dục, mối quan
hệ mật thiết của giáo dục và phát triển đất nước.
Thứ hai, sưu tầm, nghiên cứu và phân tích các số liệu, thực trạng quản
lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh
Thứ ba, dựa vào các thực trạng đã nêu, đề xuất các giải pháp hoặc
phương hướng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý xã hội về giáo
dục trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn huyện Đông Anh
Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2021
5. Phương pháp nghiên cứu


6
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó đề tài cịn sử

dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành như: Phương pháp phân
tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thu thập số liệu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đóng góp cái nhìn tồn diện về quản lý xã hội về giáo dục, làm
rõ những vấn đề lý luận về quản lý xã hội về giáo dục, và chỉ ra mặt tích cực,
hạn chế của hoạt động quản lý xã hội về giáo dục tại huyện Đông Anh. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tại trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này làm rõ một số khái niệm liên quan như: khái niệm quản lý,
khái niệm giáo dục, khái niệm quản lý xã hội về giáo dục; từ đó đưa ra được
những đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, phương pháp và nội dung của quản lý xã
hội về giáo dục trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước
ta về vấn đề giáo dục nói chung và quản lý xã hội về giáo dục nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá, phân tích thực trạng tình hình giáo dục, làm rõ những nguyên
nhân về hoạt động quản lý xã hội của huyện Đông Anh về giáo dục trong thời
gian qua. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác quản lý. Từ
đó, rút ra những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh cơng tác
quản lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương, 7 tiết.


7

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI

VỀ GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý xã hội về giáo dục
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.2. Đặc điểm quản lý xã hội về giáo dục
1.1.3. Vai trò của quản lý xã hội về giáo dục
1.2. Nguyên tắc, phương pháp và nội dung của quản lý xã hội về giáo dục
1.2.1. Nguyên tắc quản lý xã hội về giáo dục
1.2.2. Phương pháp quản lý xã hội về giáo dục
1.2.3. Nội dung quản lý xã hội về giáo dục


8
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠNG ANH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Đơng Anh hiện nay
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh
2.1.2 Đặc điểm giáo dục huyện Đông Anh
2.1.3 Bộ máy quản lý về giáo dục huyện Đông Anh
2.2. Kết quả và nguyên nhân của kết quả trong quản lý xã hội về
giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay
2.2.1 Kết quả
2.2.2 Nguyên nhân của kết quả
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý xã hội về
giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay
2.3.1 Hạn chế
2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế


9

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Phương hướng của huyện Đông Anh nhằm tăng cường công tác quản
lý xã hội về giáo dục trên địa bàn huyện trong thời gian tới
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội về giáo dục trên
địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới
3.2.1 Hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đối với quản lý xã hội về
giáo dục trong thời gian tới
3.2.2 Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục
3.2.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý xã hội về giáo dục trong thời gian
tới
3.2.4 Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý xã hội về giáo dục trong thời gian tới
3.2.5 Đổi mới tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đối với quản lý xã hội về
giáo dục trong thời gian tới
3.2.6 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kỷ luật đối
với quản lý xã hội về giáo dục trong thời gian tới
KẾT LUẬN


10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Hà Nội mới, “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo” của tác giả Võ Lâm, đăng trên vào ngày 17/4/2019.
2. Báo Giáo dục và thời đại điện tử “Các giải pháp hữu hiệu phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục” của tác giả Phạm Quang Trung, ngày

12/8/2019.
3. Cổng thông tin điện tử, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,
/>4. Cổng thơng tin điện tử, phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh,
/>5. Cổng

thông

tin

điện

tử,

Bộ

Giáo

dục



Đào

tạo,

/>6. Cổng thông tin điện tử huyện Đông Anh, />7. Huỳnh Thị Chuyên (2021), Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục
và đào tạo, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
8. Lê Phương Dung (2019), Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tư
thục trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành

Quản lý công, tại Học viện Hành chính Quốc gia.
9. PSG.TS Nguyễn Tiến Hùng (2014), “Quản lý chất lượng trong giáo
dục”, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà
Nội.
10.Khoa nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008),
Giáo trình Quản lý xã hội về Giáo dục và Đào tạo, Lưu hành nội bộ,
Hà Nội.
11. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.


11
12. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.
13. Quốc hội (2018), Luật Giáo dục Đại học, sửa đổi năm 2018.
14. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục.
15.Tạp chí Cộng Sản, “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay” của tác giả PSG. TS Ngô
Văn Hà, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, đăng trên ngày
30/10/2021
16. Đặng Trường Khắc Tâm (2019), Quản lý chất lượng đào tạo tại các
Học viện Chính trị khu vực theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
(TQM), Luận án tiến sĩ, ngành Quản lý giáo dục, trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Vũ Tiến (2010), Lý thuyết chung về quản lý xã hội, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
18. Nguyễn Vũ Tiến (2021), Khoa học quản lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội




×