Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương khóa luận tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh phú thọ trong bối cảnh đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.95 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có
tính chất tồn cầu, đây là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nhằm đảm
bảo sự phát triển bền vững. Tạo việc làm là một trong những chính sách quan
trọng của một quốc gia bởi nó không chỉ tác động đối với sự phát triển của
kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của quốc gia đó.
Những năm qua, vấn đề tạo việc làm cho người lao động ln được
Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng
vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn cịn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng
kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy
việc giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một
trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển
kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
Hiện nay, Tỉnh Phú Thọ cũng nằm trong thực trạng chung của đất nước.
Là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt cao, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng đa
ngành; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để các tiềm năng,
thế mạnh của địa phương. Tuy tỉnh có lực lượng lao động đơng đảo nhưng
phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn với chất lượng lao động còn
thấp, điều này khiến cho cơ hội kiếm việc làm của người lao động trong địa
bàn tỉnh gặp khơng ít khó khăn. Điều này gây ra nhiều trở ngại đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cho người
lao động trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả, đảm bảo cuộc sống ổn định cho
người lao động, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, đời sống xã hội bền
vững là một bài tốn khơng dễ giải quyết.
Đặc biệt, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kéo theo các
hệ luỵ ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là



2

lao động và việc làm. Chính vì vậy, việc tạo việc làm cho người lao động
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là vấn đề vô cùng cấp thiết, không chỉ đảm
bảo việc làm cho người lao động mà còn đảm bảo sức khoẻ cho cá nhân và
gia đình người lao động và đảm bảo phát triển phát triển kinh tế bền vững.
Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Tạo việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid19” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã
hội cấp bách, thời sự được nhiều nhà nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề
tạo việc làm cho người lao động đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau như:
TS. Trần Đình Chín, Ths. Nguyễn Dũng Anh (đồng chủ biên) (2014),
Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Nxb. Quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đề cập đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc làm, giải quyết việc
làm cho người lao động bị thu hồi đất trong q trình cơng nghiệp hố, đơ thị
hố; phân tích thực trạng chất lượng lao động, việc làm và tình hình giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở vùng kinh tế trọng điểm
Trung Bộ, từ đó các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm
cho người lao động bị thu hồi đất ở khu vực kinh tế trọng điểm Trung Bộ
trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Ánh (2012), Quản lý xã hội đối với giải quyết việc làm ở
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong q trình đơ thị hố hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận
văn đã đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết việc
làm trong q trình đơ thị hố ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.



3

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Tạo việc làm cho người lao động
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ quản trị nhân lực, Trường
Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực
trạng tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang để thấy được những kết quả đã đạt được và những hạn chế của cơng tác
này trong thời gian qua, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tạo việc
làm cho người lao động ở tỉnh trong thời gian tới.
Lưu Hồ An (2015), Việc làm cho lao động nông thôn trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Khoá luận
tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Khoá luận đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về việc làm
và giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, từ đó tác giả phân tích thực
trạng và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tạo việc làm và giải quyết việc làm
cho người lao động ở nơng thơn Hải Hậu trong thời gian tới.
Nguyễn Hồng Đức Anh (2015), Giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Khoá luận
tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Khoá luận đã làm rõ cơ sở lý luận về việc làm và giải
quyết việc làm, từ đó tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
Nguyễn Bá Lực (2010), Giải quyết việc làm cho nông dân ở huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong q trình đơ thị hoá hiện nay, Đề tài Khoa
học sinh viên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Đề tài đã làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân ở huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; từ đó tác giả đã phân tích thực trạng và đề xuất

những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động đó.


4

GS.TS. Đặng Nguyên Anh (2021), “Thị trường lao động - việc làm và
quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số
định hướng chính sách, Trang thơng tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung
ương”. Bài báo đã phân tích hiện trạng thị trường lao động – việc làm và quan
hệ lao động ở Việt Nam; đưa ra những tác động của hội nhập quốc tế, đại dịch
Covid-19 và Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư đến cơ cấu lao động – việc
làm; tác giả cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo, đáp
ứng các yêu cầu nảy sinh trong điều kiện hội nhập của hoạt động quản lý nhà
nước về lao động và quan hệ lao động trong tình hình mới.
Phạm Quang Minh, Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Quản lý phát triển xã
hội trên phương diện lao động, việc làm”, Tạp chí Cộng sản. Bài báo bàn về
vai trị lãnh đạo của Đảng và kết quả hoạt động quản lý phát triển xã hội trên
phương diện lao động, việc làm ở một số địa phương; phân tích những vấn đề
đặt ra liên quan đến lao động, việc làm ở các địa phương và nêu một số đề
xuất, giải pháp đối với các vấn đề này.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về
vấn đề tạo việc làm cho người lao động, mỗi công trình đều nghiên cứu vấn
đề ở những phương diện và xuất phát từ quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết vấn đề
tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại
dịch Covid-19. Các cơng trình nghiên cứu kể trên sẽ là những nguồn tài liệu
tham khảo quý báu giúp cho tác giả thực hiện đề tài được đầy đủ, khách quan
và hồn chỉnh hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm có hiệu quả cho người lao động
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khố luận thực hiện những nhiệm vụ:


5

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề tạo việc làm cho người lao động
trong bối cảnh đại dịch Covid-19;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề tạo việc làm cho người
lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay;
Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm cho
người lao động tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối
cảnh Covid-19.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016- quý I năm 2022.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Khoá luận nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về người lao động và
tạo việc làm cho người lao động.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và hệ thống quan điểm
đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Bên cạnh đó đề tài cịn sử dụng
các phương pháp chuyên ngành và liên ngành như:
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở thu thập được
những tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới xây dựng
được một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh. Phương pháp này được sử dụng


6

chủ yếu ở chương 1 khi chỉ ra tài liệu đã được cơng bố có liên quan đến đề tài
để sinh viên có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp quan sát,
tổng hợp nhuần nhuyễn mang lại nhiều lợi ích. Dựa trên việc phân tích tài liệu
đã có cũng như thực tế, chúng ta sẽ có cái nhìn tồn diện về vấn đề nghiên
cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng
được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu ở chương 2 khi phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay
nhằm quan sát, tổng hợp và phân tích các số liệu từ tình hình thực tế trên địa
bàn. Từ đó, có thể góp phần chỉ ra ưu điểm và hạn chế của từng nội dung
quản lý và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả tại chương 3.
5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Đây là một trong các phương pháp được áp dụng cho hầu hết các bộ môn
cũng như các lĩnh vực khoa học khi sử dụng những thơng tin đã sẵn có từ các
nguồn khác nhau cũng như thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn và đối mặt
trực tiếp với sự vật hiện tượng. Phương pháp này được nhóm sử dụng chủ yếu
ở chương 2 khi bắt đầu nghiên cứu sâu rộng và cụ thể hơn về tình hình tạo

việc làm cho người lao động trong quá trình đi thực tế tại địa bàn, một số sở,
ban, ngành liên quan để tìm hiểu và kiểm tra độ chính xác của thơng tin trước
đó.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài khố luận đóng góp cái nhìn tồn diện về tạo việc làm cho người
lao động, làm rõ những vấn đề lý luận về tạo việc làm cho người lao động,
đưa ra những mặt tích cực, hạn chế trong q trình tạo việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ trong thời gian tới.


7

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ một số khái niệm liên quan như: Khái niệm việc làm, khái
niệm tạo việc làm, khái niệm lao động, khái niệm tạo việc làm cho người lao
động; từ đó đưa ra được vai trị, những yếu tố tác động, nội dung của tạo việc
làm cho người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên cơ sở những
quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tạo việc làm nói
chung và tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19
nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá, phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động trong bối
cảnh đại dịch Covid-19, làm rõ những nguyên nhân về hoạt động tạo việc làm
cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 hiện nay. Từ đó, rút ra những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm
đẩy mạnh cơng tác tạo việc làm cho người lao động trong tương lai. Vì vậy,
đề tài có thể làm tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên – học viên chuyên

ngành Quản lý xã hội.
8. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung chính của đề tài khoa học gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tạo việc làm cho người lao động
Chương 2: Thực trạng tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới


8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Việc làm và sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm lao động
1.1.1.2. Khái niệm việc làm
1.1.1.3. Khái niệm tạo việc làm
1.1.1.4. Khái niệm tạo việc làm cho người lao động
1.1.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
1.1.2.1. Về mặt kinh tế
1.1.2.2. Về mặt chính trị - xã hội
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc cho người lao động
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.2.2 Cơ chế, chính sách
1.2.3. Vốn và cơng nghệ
1.2.4. Chất lượng nguồn lao động

1.3. Nội dung tạo việc làm cho người lao động
1.3.1. Xây dựng chính sách về việc làm và tạo việc làm
1.3.2. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế
1.3.3. Đào tạo nghề cho người lao động
1.3.4. Phát triển thị trường lao động
1.3.5. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động


9

Chương 2
THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động đến vấn đề tạo việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện
nay
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2. Cơ chế, chính sách
2.1.3. Vốn, cơng nghệ
2.1.4. Chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện
nay
2.1.5. Tác động của đại dịch Covid-19 đến vấn đề tạo việc làm cho
người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.2. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong việc tạo việc
làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 hiện nay
2.2.1. Thành tựu đạt được

2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc tạo việc làm
cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 hiện nay
2.3.1. Tồn tại, hạn chế
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế


10

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng, mục tiêu tạo việc làm cho người lao động ở
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm cho người lao động
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
3.2.1. Hồn thiện chính sách về việc làm và tạo việc làm
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội
3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề chất lượng cao cho người lao
động
3.2.4. Phát triển thị trường lao động trên địa bàn
3.2.5. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn

KẾT LUẬN


11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Đặng Nguyên Anh (2021), “Thị trường lao động - việc làm và
quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số
định hướng chính sách, Trang thơng tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung
ương” truy cập ngày
28/12/2021.
2. Nguyễn Thị Ánh (2012), Quản lý xã hội đối với giải quyết việc làm ở
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong q trình đơ thị hố hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Phú Thọ
(2021), Kế hoạch số 39/KH-BCĐ về Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao
động giai đoạn 2021 – 2025, Phú Thọ.
4. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2020), niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ,
Phú Thọ.
5. PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,
Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên) (1997), “Về
chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), “Tạo việc làm cho người lao động
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực, trường
Đại học Lao động – xã hội, Hà Nội.
8. Lâm Thanh Hiền (2018), “Việc làm cho người lao động trong q
trình đơ thị hố ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính
trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
9. Phạm Quang Minh, Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Quản lý phát triển xã
hội trên phương diện lao động, việc làm”, Tạp chí Cộng sản,


12


truy cập
ngày 29/12/2021.
10. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tun truyền
(2019), Giáo trình “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, Nhà xuất bản Tư pháp.
11. Quốc hội (2019, Bộ Luật Lao động, Hà Nội.
12. Thủ tướng Chính phủ (2020), Đề án số 1956/QĐ-TTg về “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.
13. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2020), “Báo cáo nhanh COVID-19
và Việc làm: Tác động và Ứng phó”
/>documents/briefingnote/wcms_740946.pdf, truy cập ngày 25/12/2021.
14. Tạp chí Ban Tun giáo Trung ương, “Việc làm bền vững trong bối
cảnh Đại dịch COVID-19”, truy cập ngày 25/12/2021.
15. Tổng cục Thống kê (2020), “Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến
tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020”,
truy cập ngày 25/12/2021.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2020, Báo cáo Kết quả thực hiện công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; thực hiện các
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến tháng 6/2020, Phú Thọ.



×