Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Skkn Nho Da Sua.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.9 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
( Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp Huyện)
Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH LỚP 3 CHUYỂN CÂU KỂ THÀNH
CÂU HỎI.
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHỚ

Năm sinh: 1972

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Cử nhân giáo dục tiểu học
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường TH Lê Văn Tám
II. NỘI DUNG:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp trong công
tác; đề tài nghiên cứu:
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo mục
tiêu chủ yếu đối với cấp tiểu học là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông,
biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt
đời, xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân
cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Môn Tiếng Việt giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất
chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, q hương; có ý
thức đối với cội nguồn; u thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh;
có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và
đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và
mơi trường xung quanh.
Luyện từ và câu còn rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử
dụng một số dấu câu.


Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức
sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
Xuất phát từ thực tế trên, với những năm kinh nghiệm dạy lớp 3, tôi suy
nghĩ và chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 3 chuyển câu kể
thành câu hỏi”.


2

1.1. Thực trạng
1.1.1. Về thuận lợi
- Đối với nhà trường: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám
Hiệu nhà trường, các cấp quản lí ngành.
- Cơ sở vật chất: Trường lớp khang trang, sạch đẹp, được trang bị đầy đủ
về điều kiện, phương tiện dạy học như: tivi,… đảm bảo đủ điều kiện học 2 buổi/
ngày.
- Giáo viên: Nhiệt tình, năng nổ, thích học hỏi, tìm tịi sáng tạo, được sự hỗ
trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp. Tập thể giáo viên trong tổ đoàn kết, sẵn sàng giúp
đỡ lẫn nhau về chuyên môn.
- Phụ huynh: Đa số phụ huynh học sinh đều hợp tác tốt với giáo viên chủ
nhiệm trong việc giáo dục các em.
- Học sinh: Hầu hết các em học sinh đều chăm ngoan, có cố gắng trong
học tập. Các em biết nghe lời, phối hợp với giáo viên. Có vốn từ tiếng Việt khá
tốt.
1.1.2. Khó khăn
* Giáo viên:
- Thực tế nhiều giáo viên cịn lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm các
bài tập về dấu câu nói chung và bài tập về dấu chấm hỏi nói riêng. Hầu như rất
ít sáng tạo, chưa tạo ra các tình huống giao tiếp sinh động để cuốn hút học sinh.
Giáo viên chỉ thực hiện đầy đủ các bước, các hoạt động theo quy trình; ít chú ý

đến quá trình hoạt động và hiệu quả tổ chức từng hoạt động. Việc đổi mới
phương pháp dạy học còn mang tính hình thức.
* Học sinh:
- Học sinh lớp 3 vốn từ còn nghèo và khả năng hiểu nghĩa, sử dụng từ ngữ
trong văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể chưa chính xác, diễn đạt điều cần
nói, sử dụng kiểu câu còn sai, khi làm bài tập nhiều học sinh cịn máy móc, thụ
động dẫn đến việc viết câu chưa biết sử dụng dấu câu cho thích hợp.
- Học sinh chưa biết cách dùng từ khi chuyển câu kể thành câu hỏi.
- Trong quá trình thực hiện đặt câu học sinh đặt vị trí của từ thêm vào chưa
phù hợp.
- Đặc biệt học sinh hay quên đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp trong công tác, đề
tài nghiên cứu:


3

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm viết về cách hướng dẫn học sinh
chuyển câu kể thành câu hỏi.
- Phạm vi biện pháp này đã được thực hiện tại lớp do tôi chủ nhiệm của
trường Tiểu học Lê Văn Tám, có thể nhân rộng các trường tiểu học trong
huyện.
2.2. Giải pháp thực hiện.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu
chấm hỏi khi chuyển câu kể thành câu hỏi
Dạng bài tập này chủ yếu luyện cho học sinh biết kết hợp các từ ngữ trong câu
có tác dụng rèn luyện tư duy hệ thống các từ cho các em. Như vậy khi các từ kết
hợp với nhau để tạo nên câu thì ở chúng hình thành mối quan hệ về ý nghĩa và
quan hệ về ngữ pháp. Do đó muốn “dùng từ đặt câu” đúng thì các em phải thiết

lập được mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ phải hợp lý.
Đối với kiểu bài tập này không chỉ liên quan đến vấn đề ngữ pháp nên yêu cầu
giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng “lựa chọn từ, kết hợp từ” để tạo thành câu.
Giáo viên lưu ý đến việc hướng dẫn cho các em biết dựa vào đặc điểm của sự
vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ; mỗi loại và mỗi nhóm từ này là
một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác hơn.
Khi dạy tôi cho các em đọc và xác định đúng yêu cầu của bài tập. Ngay từ tuần
6 các em đã bắt đầu tiếp cận với câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Câu 2 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 3:
Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó?
a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
b. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.
c. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.
Đáp án: a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
Đây là câu hỏi vì cuối câu có dấu hỏi chấm.
Bước đầu HS xác định được câu hỏi vì có dấu chấm hỏi.
Mở rộng hơn HS xác định được từ để hỏi là từ “làm gì”


4

Câu 4 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 3: Tìm dấu câu (dấu chấm, dấu chấm
hỏi, dấu chấm than) thay cho ơ vng.

Trả lời:
Mình là thành viên mới của lớp 3A. Minh vừa chuyển từ trường khác đến. Bạn
ấy vui vẻ giới thiệu:
- Tớ tên là Tuệ Minh. Tớ thích chơi cờ vua và múa ba lê.
Các bạn xôn xao đáp lại:
- Tên của cậu đẹp quá!

- Tớ cũng thích chơi cờ vua lắm.
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?
(Theo Việt Phương)
Trong câu:
- Cậu có muốn tham gia câu lạc bộ cờ vua cùng chúng tớ không?
Khi học sinh đã xác định được câu hỏi với từ để hỏi là từ “không” thì các
em sẽ điền dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Câu 2 trang 127 SGK Tiếng việt 3: Tìm từ ngữ dùng để hỏi trong mỗi câu
dưới đây:


5

Sau khi cho học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu. GV hướng dẫn làm
mẫu.
Mẫu:
Câu a: Từ để hỏi là từ “gì”.

HS lần lượt tìm đáp án và trả lời:
Câu b: Từ để hỏi là từ “vì sao”.
Câu c: Từ để hỏi là từ “à”.
Câu d: Từ để hỏi là từ “mấy giờ”.
Học sinh đã xác định được đúng từ để hỏi ở câu 2 học sinh sẽ vận dụng tốt
để làm câu 3 trang 127 SGK Tiếng việt 3: Chuyển những câu kể dưới đây
thành câu hỏi.
a. Nam đi học.
b. Cơ giáo vào lớp.
c. Cậu ấy thích nghề xây dựng.
d. Trời mưa.
Mẫu:

a. Nam đi học.


6

- Nam đi học chưa?
- Nam đi học à?
- Nam có đi học khơng?
- Bao giờ Nam đi học?
Qua câu mẫu GV hướng dẫn học sinh từ dùng để hỏi có thể đặt ở đầu câu, giữa
câu hoặc cuối câu. Các từ dùng để hỏi có thể là: chưa, à, khơng, phải khơng,
bao giờ, khi nào, mấy giờ, vì sao, sao…
Học sinh xác định được từ dùng để hỏi đưa vào câu cho phù hợp. Nhắc các em
luôn phải nhớ đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu hỏi.
Trả lời:
b. Cô giáo vào lớp.
- Cô giáo vào lớp chưa?
- Cô giáo vào lớp rồi à?
- Cơ giáo có vào lớp khơng?
- Sao cô giáo chưa vào lớp?
- Bao giờ cô giáo vào lớp?
c. Cậu ấy thích nghề xây dựng.
- Cậu ấy thích nghề xây dựng à?
- Cậu ấy thích nghề xây dựng khơng?
- Cậu ấy thích nghề xây dựng phải khơng?
- Vì sao cậu ấy thích nghề xây dựng?
d. Trời mưa.
- Trời mưa chưa?
- Trời mưa à?
- Trời mưa phải không?



7

- Trời sắp mưa ư?
- Trời không mưa chứ?
3. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến:
Có thể sử dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp
3 tại trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng cũng như những giáo viên đang
giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nói chung.
4. Thời điểm cơng nhận:
5. Hiệu quả mang lại:
Qua q trình giảng dạy ở lớp, tôi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết
học chính khóa và tiết ơn tập cho học sinh để giúp các em nắm vững, vận dụng
làm đúng các bài tập có liên quan câu hỏi.
Từ đó tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn, học sinh hăng hái phát biểu xây
dựng bài hơn bởi khi các em nắm vững kiến thức, nắm vững được từ dùng để
hỏi các em sẽ vận dụng làm đúng bài tập làm cho tiết học luyện từ và câu sinh
động hơn, khơng cịn nhàm chán và gây sợ sệt cho học sinh khi không làm được
bài tập và các em cũng khơng cịn tồn tại tình trạng qn dấu chấm hỏi ở cuối
câu.
Qua năm học 2022-2023 vận dụng biện pháp nêu trên, lớp 3A1 của tơi chủ
nhiệm có 24 em:
Tổng số HS
HS
đúng

làm

HS chuyển HS quên

câu
chưa ghi
dấu Ghi chú
đúng
chấm hỏi

Khi chưa
áp dụng
24
các biện
pháp

10

9

5

Khi đã áp
dụng các 24
biện pháp

24

/

/

/


Với kết quả như trên là sự nỗ lực của thầy và trò trong năm học qua. Điều
đó chứng tỏ giáo viên vận dụng các biện pháp nêu trên là phù hợp nên học sinh
làm được bài tập và đạt hiệu quả cao. Khi học sinh nắm chắc kiến thức về cách
chuyển câu kể thành câu hỏi các em sẽ làm bài đúng. Đồng thời khi dạy giáo
viên cũng linh hoạt phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học để giúp học
sinh hiểu, nhớ lâu, từ đó tạo hứng thú cho học sinh học tập. Bên cạnh đó cũng


8

khai thác đồ dùng học tập để hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức của bài học, vì
sử dụng đồ dùng trực quan góp phần giúp học sinh tích cực hơn, hứng thú hơn,
nhớ bài lâu hơn.
Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng nhằm giúp học sinh tích cực hơn
trong học tập cũng như góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy chuyển câu
kể thành câu hỏi. Tôi rất mong nhận được những ý kiến quý báu của quý lãnh
đạo và đồng nghiệp.
6. Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này (nếu có).
Áp dụng cho tất cả giáo viên lớp 3 Trường Tiểu học Lê Văn Tám.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

An Trạch, ngày…. tháng….năm 2024
NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Nhớ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×