Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Luận văn từ thanh phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 127 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hướng
dẫn của thầy Tiến sĩ Nguyễn Văn Hịa, Trưởng bộ mơn Giáo dục thể chất
Trường Đại học Cần Thơ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Từ Thanh Phong


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường
Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn Thầy TS Nguyễn Văn Hòa, Trường Đại học
Cần Thơ, đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tận tình hướng dẫn em
hồn thành luận văn.
Cảm ơn Lãnh đạo, Ban giám hiệu Trường Đại học FPT cơ sở Thành
phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Cảm ơn các em sinh viên khóa 15 Trường Đại học FPT cơ sở Thành
phố Cần Thơ đã tích cực tham gia góp phần trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn, kính chúc q thầy cơ và các bạn mạnh
khỏe và thành đạt.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hồn thiện
hơn và có thể ứng dụng rộng rãi.
TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng


Tác giả

Từ Thanh Phong

năm 2020


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

CHXH
CT
ĐH TDTT TPHCM

Thuật ngữ tiếng Việt
Cao đẳng
Chủ nghĩa xã hội
Chỉ thị
Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh

ĐC

Đối chứng

ĐH

Đại học


GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTC

Giáo dục thể chất

HCM

Hồ Chí Minh

HK

Học kỳ

PH

Phân hiệu

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

STT

Sau thực nghiệm

TDTT


Thể dục thể thao

TP

Thành phố

TN

Thực nghiệm

TT

Thứ tự

TTN

Trước thực nghiệm

TW

Trung ương

XPC

Xuất phát cao


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3

TÊN BẢNG
Chương trình giáo dục thể chất Trường Đại học FPT
cơ sở thành phố Cần Thơ
Đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất tại Trường Đại
học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy chương
trình giáo dục thể chất tại Trường Đại học FPT cơ sở
Thành phố Cần Thơ
Kết quả phỏng vấn để lựa chọn các chỉ tiêu để đánh

Bảng 3.4

giá thể lực chuyên môn cho sinh viên khóa 15 Trường
Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên khóa 15

Bảng 3.5

tại Trường Đại học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Kết quả kiểm tra thể lực của nữ sinh viên khóa 15 tại

Bảng 3.6

Trường Đại học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ giữa

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Kết quả phỏng vấn để lựa chọn một số bài tập

Bảng 3.7

Vovinam phát triển thể lực cho sinh viên Trường Đại
học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ
Chương trình thực nghiệm cho đối tượng thực

Bảng 3.8

nghiệm, tại học kỳ 1 thời gian từ tháng 9 đến tháng
12/2019
Chương trình thực nghiệm cho đối tượng thực

Bảng 3.9

nghiệm, tại học kỳ 2 thời gian từ tháng 02/2020 đến

Bảng 3.10

tháng 5/2020
Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của nam
sinh viên khóa 15 tại Trường Đại học FPT cơ sở
Thành phố Cần Thơ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm

TRAN
G



đối chứng
Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của nữ sinh
Bảng 3.11

viên khóa 15 tại Trường Đại học FPT cơ sở Thành
phố Cần Thơ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng
Kết quả nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Bảng 3.12

chung và thể lực chuyên môn của nam sinh viên khóa
15 tại Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Kết quả nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Bảng 3.13

chung và thể lực chuyên môn của nữ sinh viên k15 tại
Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Thể lực chung của sinh viên khóa 15 Trường Đại học

Bảng 3.14

FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ sau thực nghiệm theo
tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ


TÊN BIỂU ĐỒ
Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Biểu đồ 3.1

chung của nam sinh viên khóa 15 tại Trường Đại
học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Biểu đồ 3.2

chuyên môn của nam sinh viên khóa 15 tại
Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Biểu đồ 3.3

chung của nữ sinh viên khóa 15 tại Trường Đại
học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ
Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực

Biểu đồ 3.4

chun mơn của nữ sinh viên khóa 15 tại
Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần
Thơ
Thể lực chung của nam sinh viên khóa 15

Biểu đồ 3.5


Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần
Thơ sau thực nghiệm theo tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT
Thể lực chung của nữ sinh viên khóa 15

Biểu đồ 3.6

Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần
Thơ sau thực nghiệm theo tiêu chuẩn của Bộ

TRANG


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, có ý nghĩa
trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con
người, góp phần tích cực vào q trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh
nhằm thực hiện mục tiêu:
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại
bao gồm những giá trị do con người sáng tạo ra nhằm hoàn thiện về thể chất
của con người được gọi là văn hóa thể chất. Bao gồm hệ thống những nguyên
lý (lý luận khoa học) và phương pháp (thực hành) rèn luyện sức khỏe của con
người.
Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng vị trí con người, nguồn lực con
người là động lực của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi
sự sáng tạo, chủ thể của cải vật chất và văn hóa, để xây dựng một xã hội công
bằng, nhân ái. Con người cần phát triển tồn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần

và đạo đức.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Cơ thể cường tráng là
cơ sở của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội”, khơng có cơ thể khỏe
mạnh và cường tráng thì khó phát huy tài năng, tác dụng của mình trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể dục thể thao là những hoạt động
chuyên biệt phong phú và đa dạng. Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
mang lại cho chúng ta sức khỏe, nâng cao thành tích, cịn là nhịp cầu nối giữa
các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
Tháng 12/2011 Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số 08-NQ/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến
năm 2020. Trong đó xác định mục tiêu là tiếp tục hồn thiện bộ máy tổ chức,


đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng
cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng
phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao [25].
Thể thao trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộc
sống, góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Hơn nữa, thể thao
trường học - giáo dục thể chất cịn góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục
vụ xây dựng sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thuận lợi và giàu
tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. Trong
những năm qua, thể thao học đường đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp
phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển
nghành TDTT. Các môn thể thao được áp dụng nhiều hơn trong trường học
với nhiều nội dung phong phú, khiến cho các em phát huy hết tiềm năng và
ngày càng yêu thích thể thao hơn. Hơn nữa, thể thao trường học còn giúp học
sinh giảm bớt những áp lực, tăng cường thể chất, là một biện pháp giải trí tích
cực.
Để đạt được mục tiêu trên và tạo điều kiện cho các em học sinh có sức

khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường phổ
thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên
truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam, tổ chức tập huấn cho các giáo viên
thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong sự quan tâm với sự phát triển của phong
trào thể thao nói chung và thể thao dân tộc nói riêng trong nhà trường.
Năm 2006, Đại học FPT được thành lập, có trụ sở tại Khu cơng nghệ cao
Hịa Lạc, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, nhằm phát huy truyền thống dân


tộc, tinh thần thượng võ và nâng cao thể chất cho sinh viên, Đại học FPT đã
lựa chọn đưa môn Vovinam vào chương trình giáo dục thể chất chính khóa,
ngồi việc nâng cao thể chất cho sinh viên cịn thơng qua võ thuật rèn luyện
cho sinh viên tác phong, đạo đức để trở thành người hữu dụng cho xã hội.
Đại học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ là phân hiệu của Trường Đại học
FPT có trụ sở tại Thành phố Cần Thơ và bắt đầu hoạt động năm. Tại Đại học
FPT các sinh viên được học 3 học phần Vovinam chính khóa, mỗi học phần
có 60 tiết dạy (trong đó có 4 tiết kiểm tra và thi). Sinh viên được học 2-3 buổi
học/tuần (theo phân phối chương trình), mỗi buổi học 2 tiết (90 phút).
Môn Vovinam là môn học giáo dục thể chất quan trọng và chủ lực của
sinh viên Đại học FPT. Trong quá trình giảng dạy học phần Vovinam từ trước
đến nay, nhận thấy thể lực của sinh viên đầu vào còn thấp so với đánh giá các
test đánh giá chuyên môn Vovinam và các test theo quyết định số
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[6].
Từ thực tiễn nêu trên, bản thân là giảng viên phụ trách Bộ môn
Vovinam, là người trực tiếp giảng dạy Vovinam cho sinh viên. Tôi nhận thấy
việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực trong giảng dạy học phần Vovinam

cho sinh viên Trường Đại học FPT cơ sở thành phố Cần Thơ là vấn đề cấp
thiết và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập môn Vovinam phát triển thể lực
cho sinh viên Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ”


Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng lựa chọn một số bài tập môn
Vovinam phát triển thể lực cho sinh viên Trường Đại học FPT cơ sở Thành
phố Cần Thơ. Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất ngày
càng tốt hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết
3 nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất Trường
Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần Thơ;
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập môn Vovinam phát
triển thể lực cho sinh viên khóa 15 Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Cần
Thơ;
- Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập môn
Vovinam phát triển thể lực cho sinh viên khóa 15 Trường Đại học FPT cơ sở
Thành phố Cần Thơ.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC
Trong quá trình hội nhập tồn cầu, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng
tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe con người là nhiệm vụ hàng đầu và
quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển công tác TDTT
trong thời kỳ mới, đặc biệt là công tác GDTC cho HS, SV. Điều này thể hiện
rõ qua các văn bản của Đảng và Nhà nước.

Ngày 31/3/1960, Bác Hồ tự tay viết thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn
miền Bắc. Trong thư, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, cơng tác và học
tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập luyện
thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao
cho rộng khắp”. Đồng thời, Bác cũng căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao phải
học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” nhằm phục vụ
sức khỏe cho nhân dân. Về vị trí TDTT, Bác Hồ khẳng định: “Là một công tác
trong những công tác cách mạng khác”. Vì vậy, việc chăm lo cho cơng tác
giáo dục thể chất trong trường học là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt
trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn bị con người cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều
41 năm 1992:“Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và
nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ
GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không
ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể
thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”[14]. Trước tình hình
mới, Đảng đã vạch ra định hướng cho sự nghiệp phát triển TDTT: “Phát triển


TDTT là một một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Cơng tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục
nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của
các lực lượng vũ trang” [14].
Ngày 24/3/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT - TW
về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đã nêu rõ: “Cải tiến Chương trình
giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng

trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực
hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học”[2].
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã
khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự
trở thành quốc sách hàng đầu ... chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước
vào thế kỷ 21 ...”. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định: “Sự cường tráng về thể
chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài
sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách
nhiệm của toàn xã hội, của cấc cấp, các ngành, các đoàn thể...” [26].
Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật có tính định hướng và chỉ đạo nói
trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế giáo dục thể chất
trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”, trong đó chỉ rõ:
- Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên,
được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học.
GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện,
góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
- Nhiệm vụ của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh,


có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
- Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành
có liên quan, tạo điều kiện để tất cả các học sinh, sinh viên được học tập và
tham gia các hoạt động TDTT, tham gia các giải thi đấu thể thao.
- Nội dung của hoạt động thể chất bao gồm: dạy và học mơn thể dục
nội khóa, hoạt động TDTT trong và ngồi nhà trường, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và
dinh dưỡng.
- Dạy và học môn thể dục là hình thức GDTC cơ bản trong nhà trường,

được tiến hành chủ yếu bằng giờ học nội khóa. Nhà trường phải đảm bảo dạy
đúng, đủ nội dung và thời gian môn học theo quy định của Bộ. Nội dung
Chương trình GDTC nội khóa gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự
chọn bao gồm các môn thể thao phù hợp với điều kiện từng trường.
Ngày 9/10/2000, Chủ tịch nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam cơng bố lệnh về việc ban hành Pháp lệnh TDTT đã được ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa X thơng qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 Chương, 59
điều. Trong đó, điều 14, 15 của Chương 1 quy định về TDTT trường học như
sau:
- Điều 14 của pháp lệnh: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt
động TDTT ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ
GDTC bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện
người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà
trường” [29].
- Điều 15 của pháp lệnh quy định: “Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với
ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện Chương


trình GDTC. Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giả kết quả rèn
luyện thân thể của người học. Đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên,
giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học” [29].
Tóm lại, qua những chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà
nước rất coi trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với
tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
của thời đại hiện nay, việc giáo dục và phát triển thể chất là một trong những
biện pháp tíchcực nhất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, cải tạo nịi
giống ... Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng
đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các

nước tiên tiến trên thế giới trong tương lai [29].
Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Thủ tưởng Chỉnh phủ ban hành Quyết
định số: 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Thể dục, Thể
thao Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát: Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến
năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để
nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ
của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội
nhập và phát triển [33].
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần
chúng, thể dục, thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói
quen hoạt động, vận động hợp lý suốt đời. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể
chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện,
làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống


lành mạnh trong tầng lớp thanh – thiếu niên.... Các chỉ tiêu phát triển: Thể
dục, thể thao quần chúng, số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao
thường xuyên đến năm 2015 đạt tỷ lệ 28% và năm 2020 đạt 33% dân số. Số
gia đình luyện tập thể dục thể thao đến năm 2015 đạt 22% và năm 2020 đạt
25% số hộ gia đình trong tồn quốc; Thể dục, thể thao trường học, số trường
phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa đến năm
2015 đạt 100%, số trường học phổ thơng có câu lạc bộ thể dục, thể thao, có hệ
thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao, có đủ giáo
viên và hướng dẫn viên thể dục, thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao
ngoại khóa đến năm 2015 đạt 45% và đến năm 2020 đạt từ 55 – 60% tổng số
trường, số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể đến năm 2015 đạt 75% và đến năm 2020 đạt 85% - 90% tổng

số học sinh các cấp [33].
Nhiệm vụ phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường
học:
- Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa.
+ Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp với thể
dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh.
Xây dựng chương trình giáo dục thể chất kết hợp với giáo dục quốc phòng;
kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường;
+ Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia [33].
- Phát triển hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa.
+ Xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học;
khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2 – 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động
thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao. Củng
cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục, thể thao giải trí thích hợp với từng


cấp học, từng vùng, địa phương [33].
+ Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục
đào tạo có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động thể dục, thể thao trường học theo
quy chuẩn quốc gia,…
Quyết định số: 641/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 28/04/2011 quyết định về việc phê
duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2030” đã nêu rõ: [31].
Mục tiêu tổng quát :
Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe
mạnh của người Việt Nam [31].

Mục tiêu cụ thể:
Tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo các tiêu chí đánh giá
thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam lứa tuổi trưởng thành [31].
- Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng
trưởng ổn định [31].
- Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên
có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu
Á.
- Hình thành phong trào của tồn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam; mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải
trí lành mạnh, giúp con người phát triển hài hịa về thể lực, trí lực, tâm lực
[31].
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và
thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây


bất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống [31].
Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng
trưởng ổn định theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 167cm; năm
2030 chiều cao trung bình 168,5 cm.
- Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156 cm; năm
2030 chiều cao trung bình 157,5 cm.
Nghị quyết số 08-NQ/TW của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam ngày 01/12/2011 nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp để tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến 2020 là:
[25]
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể
thao Trường học. TDTT Trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể

dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên,
cần được quan tâm đúng mức. Đổi mới chương trình và phương pháp giáo
dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, giáo dục quốc phịng,
giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và
phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho
Trường học; Củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi
và thể dục thể thao Trường học [25].
2. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng. Nâng
cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ
vĩ đại ”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia TDTT, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện TDTT cơ
sở. Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa


dân tộc trong các hoạt động TDTT. Chú trọng phát triển TDTT trong lực
lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [25].
3. Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao. Dành nguồn lực thích
đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi
dào và có chất lượng, là tiền đề cho bước đột phá về thành tích trong một số
mơn thể thao. Đầu tư nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia,
các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại.
Cũng cố và phát triển các Trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành
phố với quy mơ phù hợp. Khuyến khích phát triển câu lạc bộ về các môn thể
thao hoạt động theo phương thức tự quản, có sự hỗ trợ của nhà nước. Đổi mới
tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp
với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Coi trọng giáo dục đạo đức,
ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên [25].
4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu, ứng

dụng khoa học và công nghệ. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các cơ sở đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học TDTT. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức xã hội và tư nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng VĐV,
HLV, trọng tài, cán bộ quản lý. Triển khai nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động TDTT trong điều kiện mới
[25].
5. Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát
triển các tổ chức xã hội về TDTT, tăng cường hợp tác quốc tế. Nâng cao năng
lực của các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT ở các cấp, đặc biệt là năng
lực triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch TDTT. Phát huy vai trị của Ủy
ban Olympic quốc gia, các liên đồn, hiệp hội thể thao trong việc điều hành
hệ thống tổ chức xã hội mang tính liên hiệp về TDTT từ cơ sở đến toàn quốc,


phù hợp và điều phối chung đối với các tổ chức xã hội về TDTT, hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, có sự quản lý và hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.
Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau để phát triển sự nghiệp TDTT, chú trọng hợp tác đào tạo VĐV thể thao
thành tích cao một cách bài bản ở nước ngoài [25].
6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền. Các cấp
Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần
quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác TDTT, trên cơ sở đó
có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT ở từng địa
phương. Đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ có phẩm chất và
năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác TDTT [25].
Sau nhiều nỗ lực của Đảng nhà nước và nhân dân, đến nay TDTT đã
trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người dân, phong trào TDTT trở
thành cầu nối giữa các cơ quan, đồn thể. Các câu lạc bộ thể thao đã có bước
phát triển lớn về số lượng lẫn quy mô.Thể thao đỉnh cao cũng có nhiều VĐV
đủ tầm thi đấu quốc tế và mang về những thành tích đáng kể [25].

Ngày 08/8/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số
2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành
Giáo dục và Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 ban hành
Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt
động thể thao và y tế trường học năm học 2019-2020 trong đó có nêu nhiệm
vụ cụ thể về công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học như
sau [5]:
- Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mơn học GDTC, đảm bảo
thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp theo hướng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×