Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận lý luận tích lũy tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.52 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu. ------------------------------------------------------------trang 3
Phần II: Nội dung.---------------------------------------------------------------------5
Chương 1: Một số lý luận về tích luỹ tư bản.
1.1 Thế nào là tích luỹ.
1.1.1 Các khái niệm có liên quan.---------------------------------------------------5
1.1.2 Thực chất của tích luỹ tư bản.-------------------------------------------------6
1.1.3 Động cơ của tích luỹ tư bản.---------------------------------------------------8
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ của tích luỹ tư bản.------------------10
1.2 Các quy luật của tích lũy tư bản.
1.2.1 Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến
trình tích luỹvà tích tụ đi kèm theo tiến trình đó --------------------------------12
1.2.2 Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối.--------------14
1.2.3 Lượng cầu về sức lao động tăng cùng với tích luỹ tư bản
trong điều kiện kết cấu của tư bản khơng đổi.-----------------------------------15
Chương 2: Vai trị của tích luỹ tư bản trong quá trình hình thành và phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2.1 Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản.
2.1.1 Tích luỹ ban đầu điểm xuất phát của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.---------------------------------------------------------------17
2.1.2 Nội dung, đặc điểm của thời kì tích luỹ ngun thuỷ.--------------------19
2.2. Tích luỹ tư bản trong thời kì chủ nghĩa tư bản hiện đại.
2.2.1 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.-------------------------------------23
2.2.2 Xã hội hoá nền sản xuất ngày càng cao.------------------------------------24
2.2.3 Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản.---------------------------------------25
Chương 3: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tích luỹ tư bản.
3.1 Ý nghĩa về mặt lí luận.------------------------------------------------------27
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của tích luỹ đối với phát triển kinh tế ở nước ta.---28
Phần III: Kết luận.----------------------------------------------------------------30



PHẦN I:
LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn lại các năm đã qua và gần đây nhất của Việt Nam là năm 2006. So
với trước đổi mới chúng ta đã thu được một số thành tựu nhưng so với thế thì
chúng ta thấy được gì. Đó là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế.
Đây cũng là thách thức đặt ra trước mắt nước ta và yêu cầu phải giải quyết về
lâu dài. Nước ta là nước có bình qn thu nhập thuộc vào hàng thấp của thế
giới. Câu hỏi đặt ra bây giờ khơng cịn là "tại sao chúng ta nghèo" mà là "làm
thế nào để nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển này".
Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi nghiên cứu các yếu tố dẫn tới thàng
công về kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Có nhà kinh tế học đã nói 3 yếu tố quyết định thành công của mỗi
doanh nghiệp mỗi tổng công ty hay trên hết là của mỗi quốc gia là các yếu tố
sau: con người,vốn hay tư bản,thời cơ. Thiếu một trong 3 yếu tố này thì
khơng thể dẫn tới thành cơng được. Ví dụ như nếu con người tài giỏi, thời cơ
tốt nhưng thiếu tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng, để tiến hành sản xuất thì con
người đó sẽ cũng khơng làm được gì và cơ hội tốt sẽ bị bỏ qua. Việt Nam
chúng ta đang rơi vào tình trạng này. Việc thiếu vốn đẩu tư do nhiều lí do
khiến cho đất nước ta cứ luần quẩn mãi trong vịng nghèo đói. Một trong
những lí do đó là do chính sách của chúng ta cịn nhiều bất cập thủ tục rườm
rà. Salmýon cho rằng cần phải có cú huých từ bên ngồi vào để phá vỡ vịng
luẩn quẩn này nhưng điều quan trọng trên hết phải biết phát huy các nguồn
nội lực của nền kinh tế. Cụ thể là chúng ta phải biết phát huy và tận dụng vốn
trong nước sao cho chúng không ngừng phát triển. Vấn đề này ta tạm gọi là
tính luỹ vốn hay ở các nước TBCN gọi là tĩnh luỹ tư bản. Để hiểu dược tích
luỹ vốn trước hết chúng ta cần hiểu tích luỹ tư bản, nó làm sáng tỏ bản chất


của vấn đề nghiên cứu qua đó đưa lại những giải pháp và biện phápcho tình
trạng vốn của nước ta hiện nay.

Qúa trình ra đời và lớn mạnh của CNTB gắn liền với các q trình tích luỹ tư
bản, từ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ cho tới ngày nay. Tích luỹ tư bản có vai
trị to lớn trong q trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ở đề án lần này
em xin phép đi nghiên cứu một số mặt của tích luỹ tư bản qua đó thấy được
vai trị của nó trong q trình phát triển kinh tế của CNTB và rút ra được ý
nghĩa về mặt lí luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
để có thể áp dụng vào Việt Nam. Bài viết lần đầu cịn nhiều thiếu sót em
mong thầy giáo giúp đỡ em để vấn đề nghiên cứu này được sáng tỏ hơn. Em
mong qua đề án lần này sẽ trang bị cho em thêm những kiến thức về kinh tế
chính trị xã hội. Em xin thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề án lần
này.


PHẦN II:
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ TÍCH LUỸ TƯ BẢN
1.1 Thế nào là tích luỹ tư bản
1.1.1Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1 Khái niện tư bản
Các nhà kinh tế học thường nói rằng, mọi cơng cụ lao đông, mọi tư liệu
sản xuất đều là tư bản. Định nghĩa như vậy nhằm mục đích che dấu thực chất
việc nhà tư bản bóc lột cơng nhân làm th, tư bản tồn tại vĩnh viễn, không
thay đổi của hết thảy mọi hình thái xã hội.
Thực ra bản thân tư liệu sản xuất khơng phải là tư bản, nó chỉ là điều
kiện cần thiết của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở
thành tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản, và được dùng để bóc lột
lao dộng làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xố bỏ thì tư liệu sản xuất khơng cịn
là tư bản nữa. Như vậy, tư bản không phải là một quan hệ sản xuất xã hội nhất
định giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó có tính lịch sử.
Qua nghiên cứu q trình sản xuất giá trị thặng dư ta có thể định nghĩa:

"Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột cơng nhân làm
th". Tư bản thể hiện quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và vơ sản trong
đó các nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất và bóc lột công nhân làm
thuê -người tạo ra giá trị thặng dư cho họ. Quan hệ sản xuất này cũng giống
các quan hệ sản xuất khác của xã hội tư bản đã bị vật hố.
1.1.1.2 Khái niệm tích luỹ tư bản
s (tư bản mới).
Muốn mở rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng
dư mà chia thành 2 phần :một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để
tiêu dùng cá nhân và gia đình nhà tư bản.


Ta sẽ làm sáng tỏ hơn về khái niệm tích luỹ sau khi đi nghiên cứu các
vấn đề sau.
1.1.2 Thực chất của tĩch luỹ tư bản
1.1.2.1 Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Dù hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế nào đi nữa, thì bao
giờ đó cũng phải có tính chất liên tục hay cứ từng chu kì một, phải khơng
ngừng trải qua cũng những giai đoạn ấy. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng,
thì xã hội cũng khơng thể ngừng sản xuất. Vì vậy xét trong mối liên hệkhơng
ngừng và trong tiến trình khơng ngừng của nó, mọi q trình sản xuất xã hội
đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất.
Nhưng điều kiện của sản xuất đồng thời cũng là những điều kiện của tái
sản xuất. Không một xã hội nào có thể sản xuất khơng ngừng tức là tái sản
xuất, mà lại khơng liên tục chuyển hố lại một phần sản phẩm nhát đinh của
nó thành tư liệu sản xuất, hay thành những yếu tố của quá trình sản xuất mới.
Nếu sản xuất mang hình thái TBCN thì tái sản xuất cũng mang hình thái đó.
Qúa trình lao động trong phương thức sản xuất TBCN chỉ là một phương tiện
cho quá trình tăng thêm giá trị, thì tái sản xuất cũng vậy nó cũng chỉ là một
phương tiện để tái sản ra giá trị ứng trước với tư cách là tư bản , tức là với tư

cách là giá trị tự tăng thêm giá trị. Một người nào đó sở dĩ mang cái mặt lạ
kinh tế đặc trưng của nhà tư bản thì đó chỉ là vì tiền của anh ta không ngừng
hoạt động với tư cách là tư bản. Và giá trị thặng dư anh ta thu đuợc mang hình
thức một thu nhập do tư bản đẻ ra. Nếu như thu nhập đó chỉ được dùng làm
quĩ tiêu dùng cho nhà tư bản, hay nếu như nó cũng được tiêu dùng theo từng
chu kì giống như người ta đã kiếm được nó thì trong những điều kiện khác
khơng thay đổi, sẽ chỉ diến ra có tái sản xuất giản đơn thơi.
Tái sản xuất là q trình sản xuất được lắp đi lắp lại không ngừng với
qui mô năm sau lớn hơn năm trước. Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản


phải mua thêm tư liệu sản xuất, thuê thêm công nhân do đó giá trị thặng dư
tích luỹ được phải chia làm hai phần: Một phần để thuê thêm công nhân, một
phần để mua thêm tư liệu sản xuất.
Tái sản xuất giản đơn khơng phải là hình thái điển hình của CNTB.
Hình thức tiến hành của CNTB là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất ra của
cải vật chất, quan hệ sản xuất, sức lao động của con người, mơi trường sống
của con người.
1.1.2.2 Tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng
mở rộng (tư bản hóa giá trị thặng dư).
Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hố giá trị thặng dư. Xét một
cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở
rộng.
Ở đây chúng ta không xét giá trị thặng dư và tương ứng với nó là sản
phẩm thặng dư, chỉ với tư cách là quỹ tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản mà
chúng ta xét nó với tư cách là quỹ tích luỹ. Thật ra giá trị thặng dư không phải
là quỹ tiêu dùng và cũng khơng phải chỉ là quỹ tích luỹ, mà là cả hai. Một
phần giá trị thặng dư được nhà tư bản tiêu dùng với tư cách là thu nhập còn
phần khác thì được nhà tư bản dùng làm tư bản, hay được tích luỹ lại.
Muốn tích luỹ, cần phải biến một phần sản phẩm thặng dư thành tư bản.

Nhưng nếu không phải là có phép lạ thì người ta chỉ có thể biến thành tư bản
những vật nào dùng được vào quá trình lao động tức là những tư liệu sản xuất,
và sau đó là những vật phẩm có thể ni sống công nhân, tức là những tư liệu
sinh hoạt. Do đó, một phần lao động thặng dư hàng năm phải dùng để sản
xuất thêm một số tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt ngoài số cần thiết để
hoàn lại tư bản đã ứng ra. Nói tóm lại, sở dĩ giá trị thặng dư có thể biến thành
tư bản là chỉ vì sản phẩm thặng dư - mà giá trị của nó là giá trị thặng dư-đã
bao gồm các yếu tố vật thể của một tư bản mới rồi.


Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản ta có thể rút ra hai
kết luận vạnh rõ hơn bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
+Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản
tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.MAC nói rằng:
tư bản ứng trước chỉ là giọt nước trong dịng sơng tích luỹ mà thơi
+Qúa trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng
hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Việc trao đổi giữa người
lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm một
phần lao động của người công nhân, mà cịn là người sở hữu hợp pháp lao
động khơng cơng đó. Như vậy đã có sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở
hữu. Nhưng sự vi phạm đó không vi phạm qui luật giá trị.
1.1.3 Động cơ của tích luỹ tư bản
1.1.3.1 Tích luỹ tư bản là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định, một trong hai phần (tích
luỹ, tiêu dùng ) đó càng lớn thì phần kia càng nhỏ. Nếu những điều kiện khác
khơng thay đổi thì tỉ lệ phân chia đó quyết định đại lượng tích luỹ. Nhưng kẻ
thực hiện sư phân chia đó là người sở hữu giá trị thặng dư, tức là nhà tư bản.
Như vậy, nó là một hành vi phụ thuộc vào ý chí của nhà tư bản. Về cái phần
của món cống vật đó do hắn thu được và được hắn đem tích tuỹ, thì người ta
nói rằng nhà tư bản đã tiết kiệm phần đó, bởi vì hắn khơng ăn tiêu nó đi,

nghĩa là hắn làm cái chức năng của hắn là nhà tư bản, cụ thể là chức năng làm
giàu.
Chỉ chừng nào nhà tư bản là tư bản nhân cách hố, thì nhà tư bản mới
có một giá trị lịch sử và mới có cái quyền lịch sử được tồn tại và chỉ trong
chừng mực ấy tính tất yếu nhất thời của bản thân hắn mới được bao hàm trong
tính yếu nhất thời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng trong
chừng mực ấy thì động cơ của nhà tư bản khơng phải là giá trị sử dụng và


hưởng thụ mà là giá trị trao đổi và việc làm tăng thêm giá trị trao đổi. Là một
kẻ cuồng tín việc làm tăng thêm giá trị, nhà tư bản thẳng tay cưỡng bức loài
người sản xuất để sản xuất, do đó hắn cưỡng bức họ phải phát triển những lực
lượng sản xuất xã hội và tạo ra những điều kiện sản xuất vật chất, mà chỉ một
mình những điều kiện này mới có thể hình thành cái cơ sở hiện thực của một
hình thái xã hội cao hơn, một hình thái xã hội mà nguyên tắc cơ bản là mọi cá
nhân đều được phát triển đầy đủ và tự do. Nhà tư bản chỉ đáng kính trọng
chừng nào hắn còn là sự hiện thân của tư bản. Với tư cách này, hắn chia sẻ sự
say mê tuyệt đối muốn làm giàu với kẻ tích luỹ của cải. Những cái mà người
này chỉ là một thói cá nhân, thì đối với nhà tư bản nó lại là tác động của một
bộ máy xã hội trong đó nhà tư bản chỉ là một chiếc bánh xe. Ngoài ra, sự phát
triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho sự tăng thêm không ngừng
cuả một số tư bản bỏ vào một xí nghiệp, cơng nghiệp trở thành một sự tất yếu,
và cạnh tranh làm cho những quy luật bên trong của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa trở thành những quy luật bên ngồi có tính chất cưỡng chế đối
với mỗi nhà tư bản cá biệt. Cạnh tranh buộc nhà tư bản không ngừng mở rộng
tư bản để giữ được tư bản, và hắn chỉ có thể mở rộng tư bản cuả mình bằng
cách tích luỹ ngày càng nhiều hơn mà thôi.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới qui mơ của tích luỹ tư bản
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì qui mơ của tích luỹ
phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tiêu

dùng của nhà tư bản. Nếu tỉ lệ phân chia đó đã có sẵn thì rõ ràng đại lượng
của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. D
o đó những nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ chính là những nhân tố
quyết định quy mơ của gía trị thặng dư. Những nhân tố đó là :
1.1.4.1 Mức độ bóc lột sức lao động


Nâng cao mức độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công.
Khi nghiên cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư, C.MAC giả định rằng sư trao
đỏi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá. Nhưng trong thực
tế, công nhân bị nhà tư sản chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén
một phần tiền công. Việc cắt xén tiền cơng giữ vai trị quan trọng trong q
trình tích luỹ tư bản.
Nâng cao mức độ bóc lột bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài
ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động rõ ràng
làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư được
tư bản hố tức là làm tăng tích luỹ.Anhr hưởng này còn thể hiện ở chỗ số
lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao
động và kéo dài ngày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách
tương ứng (khơng địi hỏi phải tăng thêm số lương cơng nhân, tăng thêm máy
móc thiết bị, mà hầu như chỉ cần tăng thêm sư hao phí ngun liệu )
1.1.4.2 Trình độ năng suất lao động
V iệc nâng cao năng suất lao động làm tăng thêm giá trị thặng dư, do
đó tăng thêm bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hóa. Song vấn đề ở đây là
tích luỹ khơng chỉ được quyết định bởi khối lượng giá trị thặng dư, mà còn
bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do khối lượng giá trị thặng
dư có thể chuyển hoá thành. Như vậy, năng suất lao động tăng sẽ làm tăng
thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới. Do đó
làm tăng quy mơ của tích luỹ.
Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao đọng

quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới,
chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản càng nhiều, do đó mà quy
mơ của tư bản tích luỹ càng lớn. Như vậy, năng suất lao động là nhân tố quan
trọng quyết định quy mơ của tích luỹ.


1.1.4.3 Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng
Tư bản tăng lên thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản
đã tiêu dùng cũng tăng lên. Nói một cách khác: khối lượng giá trị và khối
lượng vật thể của những tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, ống tiêu
nước, súc vật cày kéo, các thứ khí tài cúng tăng lên; những thứ đó, trong một
thời kì dài hay ngắn, những quá trình sản xuất thường xuyên lắp đi lắp lại, đều
hoạt động với quy mô của chúng hay được dùng để đạt tới một hiệu quả có
ích nhát định, nhưng lại chỉ hao mòn dần dần, và do đó chỉ mất giá trị từng
phần một, nghĩa là chỉ chuyển giá trị ấy từng phần một vào sản phẩm mà thơi.
Vì các tư liệu lao động được dùng làm những cái tạo ra sản phẩm nhưng lại
không nhập thêm giá trị vào sản phẩm, nghĩa là vì chúng được sử dụng toàn
bộ nhưng chỉ bị tiêu dùng từng phần thôi, cho nên như đã nhắc trên kia, các tư
liệu đó phục vụ khơng cơng giống như các lực lượng thiên nhiên: nước, hơi
nước, khơng khí, điện... nhưng sự phục vụ khơng cơng đó của lao động q
khứ, được lao động sống nắm lấy và làm sống lại, đang được tích luỹ lại cùng
với quy mơ ngày càng tăng của tích luỹ
Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại,
phần giá trị của nó chuỷen vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự
chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản bị tiêu dùng càng lớn. Do đó, tư bản
lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều.
1.1.4.4 Quy mơ của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột khơng đổi thì khối lượng giá trị thặng dư sẽ do
khối lượng cơng nhân bị bóc lột quyết định. Do đó, quy mơ của tư bản ứng

trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột
được và quy mơ tích luỹ cũng càng lớn.
1.2Các quy luật cuả tích luỹ tư bản


1.2.1 Lượng cầu về sức lao động tăng cùng với tích luỹ tư bản trong điều
kiện kết cấu của tư bản không đổi.
1.2.1.1Sự tăng lên của lượng cầu về sức lao động
Tư bản tăng lên thì cũng tăng thêm bộ phận khả biến của nó hay bộ
phận được biến thành sức lao động. Gỉa dụ rằng, cùng với những điều kiện
khác không thay đổi- nghĩa là để vận một khối lượng tư liệu sản xuất hay tư
bản bất biến nhất định,bao giờ cũng cần một khối lượng sức lao động như
trước ,thì rõ ràng là lượng cầu về lao động và quỹ sinh hoạt của công nhân sẽ
tăng lên một cách tỉ lệ với tư bản, và tư bản tăng lên càng nhanh bao nhiêu thì
lượng cầu đó cũng càng tăng lên nhanh bấy nhiêu. K hi quy mơ tích luỹ có thể
mở rộng đột ngột bằng cách chỉ cần thay đổi sự phân chia giá trị thặng dư hay
sản phẩm thặng dư thành tư bản và thu nhập, vì những lẽ đó nên nhu cầu tích
luỹ của tư bản có thể vượt quá sự tăng thêm cảu sức lao động hay số cơng
nhân, lượng cầu về cơng nhân có thể vượt q lượng cung về cơng nhân và vì
thế tiền cơng có thể tăng lên. Vì mỗi năm người ta sử dụng nhiều công nhân
hơn năm trước, nên sớm hay muộn ắt phải đến lúc mà nhu cầu của tích lũy bắt
đầu vượt q lượng cung bình thường về lao động, và do đó tiền cơng cũng sẽ
tăng lên. Tích lũy tư bản là làm tăng thêm giai cấp vô sản.
1.2.1.2 Sự tăng lên về tiền công không ngăn cản việc tăng tích lũy tư
bản .
Như ta đã thấy, do bản chất của nó, tiền cơng địi người lao động bao
giờ cũng phải cung cấp một số lượng lao động khơng cơng nhất định. Hồn
tồn khơng nói đến trường hợp tăng tiền công trong trường hợp giá cả lao
động hạ xuống...thì trong trường hợp tốt nhất tăng tiền cơng cũng có nghĩa là
giảm bớt về số lượng phần lao động không công mà người lao động phải cung

cấp. Sự giảm bớt này khơng bao giờ có thể đi đến mức đe doạ sự tồn tại của
bản thân chế độ này. Theo cách nói của tốn học, có thể nói rằng: đại lượng


tích lũy là một biến số độc lập, đại lượng tiền công là một biến số phụ thuộc,
chứ không phải ngược lại .
Nếu khối lượng lao động không công do giai cấp công nhân cung cấp
và do giai cấp các nhà tư bản tích lũy, lại tăng lên khá nhanh đến mức nó chỉ
có thể biến thành tư bản khi nào có một sự tăng thêm khác thường của số lao
động được trả cơng, thì tiền cơng sẽ tăng lên, và nếu những điều kiện khác
khơng thay đổi, thì lao động không công sẽ giảm xuống một cách tương xứng.
Nhưng một khi sự giảm xuống này chạm tới cái điểm mà ở đấy lao động
thặng dư nuôi dưỡng tư bản khơng cịn cung cấp với một khối lượng bình
thường nữa, thì có ngay một sự phản ứng :một phần ít hơn của thu nhập sẽ
được tư bản hố, tích luỹ chững lại, và sự vận động đi lên của tiền công sẽ bị
đánh bật trở lại. Như vậy, sự tăng lên của giá cả lao động không vượt quá
những giới hạn bảo đảm không những giữ nguyên được những cơ sở của chế
độ tư bản chủ nghĩa mà còn đảm bảo cho tái sản xuất của chế độ đó được thực
hiện với quy mô mở rộng.
1.2.2 Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến trình tích luỹ
và tích tụ đi kèm theo tiến trình đó
Một khi đã có những có những cơ sở chung của chế độ tư bản chủ
nghĩa, thì trong tiến trình tích luỹnhất định sẽ đến lúc sự phát triển của năng
suất lao động xã hội trở thành đòn bẩy mạnh nhất của tích luỹ. Năng suất lao
động tăng thể hiện ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư
liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động hay là thể hiện ở sự giảm bớt
đại lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với các nhân tố
khách quan của quá trình đó.

Sự thay đổi đó của kết cấu kĩ thuật của tư


bản, sư tăng lên của khối lượng tư liệu sản xuất so với khối lượng sức lao
động đang làm cho các tư liệu sản xuất đó sống lại, lại phản ánh trở lại vào
trong kết cấu giá trị của tư bản, vào trong việc tăng thêm bộ phận bất biến của


giá trị tư bản, bằng cách lấy vào bộ phận khả biến của nó. Ví dụ: lúc đầu 50%
của một tư bản nào đó được chi cho tư liệu sản xuất, cịn 50% được chi cho
sức lao động; sau đó cùng với sự phát triển của năng suất lao động 80% được
chi cho tư liệu sản xuất và 20% được chi cho sức lao động...Các quy luật về
sư tăng lên của bộ phận bất biến của tư bản so với bộ phận khả biến, ở mỗi
bước đều được xác minh.
Tuy vậy sự giảm bớt phần khả biến của tư bản so với phần bất biến hay
là sự thay đổi kết cấu của tư bản, chỉ nói lên một cách gần đúng sự biến đổi
trong kết cấu của các bộ phận vật chất của tư bản mà thôi. Cùng với năng suất
đã tăng lên của lao động thì khơng những khối lượng tư liệu sản xuấtdo nó
tiêu dùng tăng lên, mà giá trị của tư liệu sản xuất so với khối lượng của nó lại
cịn giảm xuống nữa. Như vậy giá trị của tư liệu sản xuất tăng lên một cách
tuỵet đối, nhưng không tăng theo cùng tỉ lệ với khối lượng của nó. Vì vậy, sự
chênh lệch giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến tăng lên chậm hơn nhiều
so với sự chênh lệch giữa khối liệu tư liệu sản xuất do tư bản bất biến chuyển
hoá thành, và khối lượng sức lao động do tư bản chuyển hoá thành. Sự chênh
lệch trên cũng tăng lên với sự chênh lệch dưới, nhưng với một mức độ ít hơn.
Vả lại nếu sự tiến bộ của tích luỹ làm giảm bớt đại lượng tương đối của bộ
phận tư bản khả biến thì như vậy tuyệt nhiên khơng phải nó loại trừ sự tăng
lên của đại lượng tuyệt đối của nó. Gỉa định rằng một giá trị tư bản lúc đầu tự
chia ra thành 50% là tư bản bất biến và 50%là tư bản khả biến, về sau lại chia
thành 80% là tư bản bất biến và 20%là tư bản khả biến. Nếu trong thời gian
đó số tư bản lúc đầu gồm 6000 chẳng hạn, đã tăng lên thành 18000 thì phần
khả biến của nó đã tăng thêm. Trước kia nó là 3000, bây giờ là 3600. Nhưng,

nếu trước kia chỉ cần tăng tư bản thêm 20%là đủ để tăng lượng cầu về lao
động lên 20% thì bây giờ điều đó lại đòi hỏi phải tăng tư bản lúc đầu lên gấp
3 lần.


Mọi tư bản đều là sự tích tụ nhiều hay ít tư liệu sản xuất với một sự chỉ
huy tương ứng đối với một đội quân lao động. Với mọi tích luỹ đều trở thành
phương tiện cho một tích luỹ mới.Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ với
nhau. Sự khác biệt này không chỉ về chất mà còn khác nhau về mặt lượng.
Tập trung tư bản tuy không làm tăng quy mô tư bản xã hội nhưng có vai trị
rất lớn trong q trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn TBCN và quá
trình chuyển CNTB từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao.
1.2.3 Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối
1.2.3.1.Nhân khẩu thừa sản phẩm tất yếu của tích lũy
Lượng cầu về lao động không phải do quy mô của tổng tư bản quyết
định mà do quy mô của bộ phận khả biến của tư bản quyết định; cho nên cùng
với sự tăng lên của tổng tư bản thì lượng cầu về lao động cũng dần dần giảm
bớt đi chứ không phải tăng lên theo tỉ lệ với sự tăng thêm của tổng tư bản,
như chúng ta đã giả định trước đây. Lượng cầu về lao động giảm xuống một
cách tương đối so với đại lượng của tổng tư bản và giảm xuống theo một cấp
số ngày càng nhanh cùng với sự tăng lên của đại lượng ấy. Thật ra cùng với
sự tăng lên của tổng tư bản thì phần khả biến của nó, hay sức lao động kết
hợp vào nó, cũng tăng lên, nhưng lại tăng lên theo một tỷ lệ khơng ngừng
giảm sút.
Cùng với sự tích luỹ tư bản do bản thân nó đẻ ra, nhân khẩu cơng nhân
cũng sản xuất ra với một quy mô ngày càng lớn những phương tiện làm cho
họ trở thành nhân khẩu thừa tương đối là quy luật nhân khẩu thừa riêng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cũng giống như trên thực tế, mọi
phương thức sản xuất đặc thù trong lịch sử đều có quy luật nhân khẩu đặc thù,
có hiệu lực trong lịch sử của nó. Một quy luật nhân khẩu trìu tượng chỉ tồn tại

đối với thực vật và động vật, chừng nào mà con người trong lịch sử chưa xâm
nhập vào lĩnh vực này.


1.2.3.2 Nhân khẩu thừa, địn bẩy của tích luỹ tư bản điều kiện tồn tại
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đội quân công nghiệp trừ bị .
Nhưng, nếu nhân khẩu công nhân thừa là sản phẩm tất yếu của tích luỹ,
hay của sự phát triển của cải trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, thì ngược lại nhân
khẩu thừa này lại trở thành một đòn bẩy của tích lũy tư bản chủ nghĩa và thậm
chí cịn là điều kiện tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nứa. Số
nhân khẩu đó tạo thành một đội qn cơng nghiệp trừ bị có sẵn, hồn tồn
thuộc về tư bản một cách tuyệt đối tựa hồ như thể tư bản đã bỏ công của ra
nuôi dưỡng lên số nhân khẩu thừa đó. Khối lượng của cải xã hội, ngày càng
phình ra cùng với sự tiến bộ của tích lũy và có thể biến thành tư bản phụ
thêm, điên cuồng đổ xô vào những ngành sản xuất cũ mà thị trường mở rộng
đột ngột, hoặc vào những ngành sản xuất mới...mà sự phát triển của những
ngành sản xuất cũ địi hỏi phải có. Trong tất cả những trường hợp như thế thì
cần làm thế nào để có thể tung một cách đột ngột những khối lượng người rất
lớn vào những điểm quyết định mà không phải giảm bớt quy mô sản xuất
trong những lĩnh vực khác. Nhân khẩu thừa cung cấp những khối lượng người
đó.
Việc mở rộng quy mô một cách đột ngột và nhảy vọt là tiền đề của việc
thu hẹp nó một cách đột ngột; bản thân sự thu hẹp này lại gây ra sự mở rộng
kia, nhưng sự mở rộng kia không thể nào thực hiện được nếu khơng có một
nguồn sức người bóc lột được, nếu khơng có sự tăng thêm khối lượng cơng
nhân một cách độc lập với số tăng tuyệt đối của nhân khẩu. Số tăng đó được
tạo bởi một q trình đơn giản thường xun "giải phóng" một bộ phận cơng
nhân, nhờ những phương pháp làm giảm bớt số công nhân đang làm việc so
với sản xuất đã tăng lên. Như vậy tồn bộ hình thức vận động đặc biệt của
nền công nghiệp hiện đại đều phát sinh trên sự thường xun biến một bộ

phận nào đó của nhân khẩu cơng nhân thành những cơng nhân khơng có việc


làm hay chỉ có việc làm một nửa. Việc sản xuất nhân khẩu thừa tương đối,
nghĩa là thừa so với nhu cầu trung bình của tư bản trong việc làm tăng giá trị
của nó, là điều kiện sống cịn của nền công nghiệp hiện đại.


CHƯƠNG 2:
VAI TRỊ CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN
TRONG Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TBCN
2.1 Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản
2.1.1Tích luỹ ban đầu, điểm xuất phát của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa
2.1.1.1 Hai điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Qúa trình phát triển của con người từ khi sinh ra cho tới nay gắn liền
với quá trình phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã
hội.Phương thức sản xuất đầu tiên là cộng sản nguyên thuỷ, phương thức sản
xuất này được thay thế bởi phương thức sản xuất nơ lệ tiếp đó là phuơng thức
sản xuất phonng kiến. Và từ giữa thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XVII là thời kì
bắt đầu tan rã của chế độ phong kiến và thay thế bởi chế độ phong kiến là chế
độ tư bản chủ nghĩa bắt đầu ra đời. Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng chế độ
phong kiến.
Hai điều kiện cần và đủ để hình thành chủ nghĩa tư bản
+Tập trung trong tay một số ít người số tiền của lớn để lập ra các xí
nghiệp TBCN
+Có một lớp người hồn toàn tự do về thân thể (quyền quyết định
thân thể mình) và đã bị mất hết tư liệu sản xuất.
2.1.1.1 Tích l ngun thuỷ tư bản,địn bẩy đẩy nhanh sư ra đời của
hai điều kiện

Gỉa định rằng trước tích luỹ tư bản chủ nghĩa đã có một sự tích luỹ
"ban đầu" -một tích luỹ khơng phải là kết quả của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, mà là xuất phát điểm của nó. Trong khoa kinh tế chính trị, sự
tích lũy ban đầu này đóng một vai trị cũng gần giống như vai trị của tội tổ
tơng trong thần học. Và từ thời cái tội tổ tơng đó đã bắt đầu sự nghèo khổ của


số đơng người, là những người dù có lao động hết sức cũng chẳng có gì để
bán trừ bản thân họ ;và bắt đầu sự giàu có của một số ít, dù đã thôi lao động
từ lâu mà vẫn cứ giàu mãi lên. Nhưng khi đã đụng đến vấn đề quyền sở hữu
thì người ta có nghĩa vụ thiêng liêng là phải theo đúng quan điểm của sách vở
vỡ lòng cho tẻ con, là quan điểm duy nhất đúng với mọi lứa tuổi mọi trình độ
phát triển. Như mọi người đều biết, trong lịch sử hiện thực thì sự xâm chiếm,
nơ dịch, cướp bóc, tóm lại là bạo lực đã đóng một vai trị lớn.
Tiền và hàng hố, cũng giống hệt như tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt, ngay từ đầu không phải là tư bản.Chúng cần được chuyển hoá thành tư
bản. Nhưng sự chuyển hoá này chỉ có thể diễn ra trong những hồn cảnh nhất
định thơi, những hồn cảnh đó quy lại là :"hai loại hàng hoá rất khác nhau
phải gặp nhau và tiếp xúc với nhau - một bên là người có tiền, có tư liệu sản
xuất và tư liệu sinh hoạt,cần mua sức lao động của người khác để làm tăng
thêm giá trị đã chiếm được; bên kia là những người lao động tự do,những
người bán sức lao động của bản thân mình, do đó là những người bán lao
động ". Với việc chia thị trường hàng hố thành hai cực như vậy, thì những
điều kiện cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng được tạo ra."Quan
hệ tư bản chủ nghĩa giả định phải tách rời người lao động với quyền sở hữu
những điều kiện thực hiện lao động" Qúa trình một mặt thì biến tư liệu sản
xuất và tư liệu sinh hoạt của xã hội thành tư bản, và mặt khác, biến những
người sản xuất trực tiếp thành những người lao động làm th. Do đó, cái gọi
là tích luỹ ban đầu chẳng qua chỉ là một quá trình lịch sử tách rời người sản
xuất ra khỏi tư liệu sản xuất(Nó là ban đầu vì nó là tiền sử của tư bản và của

phương thức sản xuất phù hợp với tư bản ). Cái đã đánh dấu thời đại trong
lịch sử của tích luỹ ban đầu là những sự đảo lộn làm đòn bẩy cho giai cấp các
nhà tư bản đang hình thành. Cơ sở của tồn bộ q trình này là sự tước đoạt
ruộng đất của những người sản xuất nông nghiệp, của nông dân .


Ở Anh nó mang hình thức cổ điện, vì vậy nên chúng ta lấy nước Anh
làm ví dụ
2.1.2 Nội dung, đặc điểm của thời kỳ tích luỹ ngun thuỷ(Điển hình ở Anh)
2.1.2.1 Sự tước đoạt ruộng đất của dân cư ở nông thôn
Màn mở đầu của sự đảo lộn đặt nền tảng cho phương thức tư bản chủ
nghĩa đã diễn ra trong ba mươi năm cuối thế kỉ XV và mấy mươi năm đầu thế
kỉ XVI.
Biến đồng ruộng thành bãi chăn thả đã trở thành khẩu hiệu của các
chúa phong kiến. Nhà ở của nông dân và những chiếc nhà nhỏ của công nhân
bị phá huỷ đi bằng bạo lực noặc cho đổ nát để biến thành bãi chăn thả, ở đấy
chỉ cịn nhà của chúa đất mà thơi. Trong thời kì này, cơ quan lập pháp cũng
tìm cách duy trìmột mức tối thiểu 4 a-cơ đất đai cho mỗi căn nhà nhỏ của
người công nhân công nghiệp làm thuê và cấm không nhận cho ngưoừi khác
đến ở thuê trong nhà mình.
Trong thế kỉ XVI cuộc cải cách tơn giáo và sự cướp bóc hàng loạt
những tài sản của giáo hội tiếp theo sau nó đã đem lại một sự thúc đẩy ghê
gớm cho quá trình tước đoạt quần chúng nhân dân bằng bạo lực. Việc xoá bỏ
các nhà tu kín đã đẩy các người trong các nhà tu đó vào hàng ngũ vô sản.
Vấn đề "rào ruộng đất của công xã ", việc rào đất của công xã rất phổ
biến và phần lớn những lãnh địa mới do việc rào đất mà có, dã bién thành
đồng cỏ. Khơng phải chỉ những đất bỏ hoang, mà lắm khi cả những đất đai đã
trồng trọt cũng đều bị địa chủ lân cận sáp nhậpdưới cớ rào đất.
Tóm lại, cướp đoạt tài sản của nhà thờ, nhượng đất đai nhà nước một
cách gian lận, ăn cắp đất đai của công xã, biến sở hữu phong kiến và sở hữu

thị tộc thành sở hữu tư nhân hiện đại bằng cách chiếm đoạt và khủng bố tàn
nhẫn-đó là bấy nhiêu phương pháp thơ mộng của tích luỹ banđầu-Chúng đã
chinh phục đất đai cho nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đem ruộng đất gắn


vào tư bản và tạo ra một luồng cần thiết những người vơ sản bị đặt ra ngồi
vịng pháp luật để cung cấp cho công nghiệp thành thị.
2.1.2.2 Phương pháp đẫm máu từ cuối thế kỉ XV nhằm chống những
người bị tước đoạt. Những đạo luật nhằm hạ thấp tiền công.
Pháp chế về lao động làm thuê- nhay từ đầu đã nhằm vào sự bóc lột
cơng nhân và trong q trình phát triển của nó ln ln thù ddịch với công
nhân. Pháp luật đã quy định một biểu tiền công cho thành thị và nơng thơn,
cho cơng khốn và cơng ngày. Công nhân nông thôn phải làm thuê năm, công
nhân thành thị làm thuê "trên thị trường công khai". Cấm không được trả công
cao hơn mức quy định, trái lệnh thì bị phạt tù, những người lĩnh tiền cơng cao
hơn lại bị phạt nặng hơn người trả cơng.Ví dụ, theo điều 18 và 19 của quy chế
Ê-li-da-bet về người học việc thì người trả tiền cơng cao hơn bị phạt tù 10
ngày, cịn người nhận tiền cơng đó bị phạt 21 ngày.Quy chế năm 1360 lại tăng
mức trừng phạt hơn nữa và thậm chí cịn cho phép chủ được dùng quyền
cưỡng bức thân thể để bắt làm việc theo biểu tiền công do pháp luật quy
định.Các tổ chức liên kết công nhân bị coi là tội nặng kể từ thế kỉ XIV cho
đến tận năm 1825 .Những đạo luật nhằm làm giảm tiền cơng vẫn tiếp tục có
hiệu lực đồng thời với việc xẻo tai và dùng sắt nung đóng dấu vào "những
người mà không ai muốn thuê cả".
Trong suốt hơn bốn trăm năm, người ta sản xuất ranhững đạo luật chỉ
quy định mức cao nhất của tiền công tronh bất cứ trường hợp nào cũng không
được vượt quá. Những diều khoản trong các quy chế cơng nhân nói về giao
kèo giữa thợ và chủ, về thời gian xoá bỏ giao kèo... quy định rằng người chủ
bội ước chỉ bị truy tố về dân sự, còn người thợ bội ước lại bị truy tố về hình
sự.

2.1.2.3 Sự ra đời của người Phécmie tư bản chủ nghĩa.
Ta hãy tự hỏi: vậy thì lúc ban đầu do đâu mà có các nhà tư bản.



×