Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

3 nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nó vào phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.1 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN...................4
1.1 . Quá trình phát triển của phép biện chứng.................................................4
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến..............................................................5
Chương 2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.........................................................................18
2.1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường......18
2.2. Môi trường ở Việt Nam đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng
kinh tế..............................................................................................................19
2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường.............................................................24
2.4. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do tăng trưởng
kinh tế..............................................................................................................25
KẾT LUẬN....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................28


MỞ ĐẦU
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các
mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối
liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến
nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó
thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa
các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái
riêng, bản chất và hiện tượng, v.v..
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh


chóng. Lồi người đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế không ngừng, đời sống
vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Song, bên cạnh
những thành tựu to lớn mà con người đã đạt được thì hiện nay con người đang
phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng có tính tồn cầu. Một
trong những vấn đề đó là vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Đây là một vấn đề cấp
thiết, đang đe doạ trực tiếp đến chính sự tồn tại của con người. Việc con
người khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, sự phát triển của
sản xuất không gắn liền với những giá trị đạo đức và nhân văn đã khiến môi
trường bị huỷ hoại một cách trầm trọng. Hàng loạt các hiện tượng biến đổi
môi trường sinh thái như: hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ơzơn, mưa axit, sa
mạc hoá... xuất hiện. Tất cả các điều này đặt con người trước những hiểm hoạ
mơi trường do chính con người gây ra. Như Ăngghen trong tác phẩm “Biện
chứng của tự nhiên” đã cảnh báo: “Tuy vậy, chúng ta không nên q khối trí
về những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Giới tự nhiên sẽ trả thù
chúng ta về mỗi thắng lợi đó” 1

1

Mác - Ăngghen tồn tập, tập 20. Biện chứng tự nhiên. NXBCTQG, Hà Nội, 1995


Mỗi người trong chúng ta đều sống trong một mạng lưới sự sống rộng
lớn. Giống như một mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng
bền vững. Chúng ta đã biết tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không
tồn tại và phát triển được nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ
phá hoại môi trường như hiện nay của con người, mơi trường của chúng ta
đang dần bị suy thối, mối liên kết của các mạng lưới sự sống đang dần bị phá
vỡ. Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống
của người dân nhưng mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi
trường tự nhiên.

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh
tế trong giai đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi sự bền vững của các
nguồn tài nguyên về lâu dài. Một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở việt nam đã
dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước và quan trọng hơn là gia tăng
mưc tiêu thụ, phân hoá giầu nghèo… mạng lưới sự sống đang dần mất đi sưc
mạnh của nó. Chính vì vậy tơi quyết chọn vấn đề “Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nó vào phân tích
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn góp một phần cơng sức nhỏ
bé của mình vào việc tìm kiếm con đường phát triển của việt nam trong
những năm tới nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển bền vững
trong khu vực và trên thế giới. Hồn thành tiểu luận này tơi đã gia tăng được
tri thức cũng như hiểu biết về các vấn đề cấp thiết của Việt Nam.


Chương 1
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1. Quá trình phát triển của phép biện chứng
Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, phép biện chứng có lúc phồn
vinh có khi suy vong. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ
nét trong thuyết “âm - dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học
thuyết của Hi Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương
pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông
được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình. Trong khoảng nửa sau thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình
thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là
Hêgen ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này.
Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện
chứng duy vât. Phép biện chứng duy vật được hình thành từ một loạt những

phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù
hợp với hiện thực. Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ vậy, nó đã khắc phục được
những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là
một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại,
thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ
phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. Tuy nhiên, sự
hạn chế của phương pháp biện chứng tự phát là tuy nó cho chúng ta thấy một
bức tranh về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm
rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động
và phát triển.
Phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng
duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc của


phép biện chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên
ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà thôi.
Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc
của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan,
do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức
của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan. Như vậy phép
biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động
và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy Ph.Ăngen đã định nghĩa:
“phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một trong hai ngun lý cơ bản và
đóng vai trị xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng.
Trong thế giới có vơ vàn các sự vật, các hiện tượng và các q trình

khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Trong lịch sử triết học, để trả
lời câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho
rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên
cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có sự ràng buộc và quy
định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những
quy định bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo
quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có
mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình
thức liên hệ khác nhau khơng có khả năng chuyển hố lẫn nhau. Chẳng hạn
giới vơ cơ và giới hữu cơ khơng có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập


không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo
thành xã hội đứng yên không vận động...
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự
vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định,
tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời
sẽ tác động đến từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong
đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế,
xã hội, giáo dục y tế.v.v; môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người không
chỉ trong một nước mà trên toàn thế giới và ngược lại, hoạt động của con
người cũng tác động, ảnh hưởng làm biến đổi môi trường.
Câu hỏi đặt ra là: nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định
mối liên hệ đó? Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm
cho rằng cái quyết định mối quan hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật
hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay do ý thức cảm giác
của con người. Đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Bécơli cho rằng cảm

giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Hêghen xuất phát
từ lập trường duy tâm khách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền
tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện
tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có
khác nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một
thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó,
chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua
lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó
triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong
thế giới .


Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình
thơng qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của
sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt
của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác.
Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ
thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với người khác, đối
với xã hội và tự nhiên thông qua hoạt động của chính người ấy. Ngay tri thức
của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt
động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
Nguyên lý này được dựa trên một khẵng định trước đó của triết học
Mác-Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của
mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành
thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng dều
chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới

vật chất. Ăng-ghen đã nhấn mạnh điều này “Tính thống nhất của thế giới là ở
tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh khơng phải bằng
ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó
khăn của Triết học và khoa học tự nhiên”
Nhờ có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập tách rời
nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những
quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng
định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác
động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các
mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Như vậy, có thể hiểu trong phép biện chứng, khái niệm mối liên dùng
để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Còn mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong mối liên hệ của các sự vật,


hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ giữa các mặt đối
lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái
riêng, bản chất và hiện tượng…
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ
đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định hoặc
mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những
mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định.
1.2.2. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan vì mối liên hệ là vốn có của sự
vật, hiện tượng. Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay
thần linh, thượng đế. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày
chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác (như ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm, áp suất khơng khí..., đơi khi cũng chịu sự tác động của con người). Con

người - một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên dù muốn hay không
cũng luôn luôn bị tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay
trong chính bản thân.
Ngồi sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động
của xã hội và của những người khác. Chính con người và chỉ có con người
mới tiếp nhận vô vàn các mối mối liên hệ. Do vậy, con người phải hiểu biết
các mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, giải quyết các mối
liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con
người .Chỉ có liên hệ với nhau thì sự vật, hiện tượng mới tồn tại, vận động,
phát triển. Ví dụ : con vật thì có mối liên hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi: con
hổ với con nai…, nếu khơng có mối liên như vậy thì con vật khơng thể tồn tại.
Cịn con người thì có các quan hệ xã hội giữa người này với người khác có
như vậy con người mới tồn tại, vận động và phát triển.
Mối liên hệ có tính phổ biến vì bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên
hệ với sự vật, hiện tượng khác. Khơng có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài
mối liên hệ. Xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới mỗi sự vật,


hiện tượng là một thể thống nhất, khơng có sự vật hiện tượng nào tồn tại một
cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất. Không chỉ trong tự
nhiên, mà cả trong xã hội, lẫn trong tư duy, các sự vật hiện tượng cũng liện hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
Khơng thể tìm bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào các sự vật, hiện tượng lại
tồn tại một cách cơ lập tách rời. Ví dụ: Trong tự nhiên, cây xanh có mối liên
hệ với mơi trường ( khơng khí, nhiệt độ…), cịn có mối liên hệ với con người
( con người chăm sóc cây xanh, chặt phá rừng…). Trong xã hội, khơng có
người nào mà khơng có các mối quan hệ xã hội như: quan hệ hàng xóm, gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp…; các hình thái kinh tế - xã hội cũng có mối liên
hệ với nhau, hình thái kinh tế - xã hội sau ra đời từ hình thái kinh tế - xã hội
trước (cơng xã nguyên thủy-chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,

cộng sản chủ nghĩa). Trong tư duy, có mối liên hệ giữa các sự suy đốn, các
tâm tư, tình cảm, các cách suy nghĩ khác nhau như: nhìn vào một cơ gái ta có
các suy đốn cơ ấy là người giàu có, cơ ấy khơng được tốt, cơ ấy rất khó
tính… Trong thời đại ngày nay khơng một quốc gia nào khơng có quan hệ,
khơng có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính
vì thế, hiện nay, trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng tồn cầu hố,
khu vực hoá mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn
đề tồn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, dân số và kế hoạch hoá gia
đình, chiến tranh và hồ bình.... Đặc biệt vấn đề môi trường sinh thái hiện nay
đang là một chủ đề được rất nhiều nước quan tâm.
Mối liên hệ có tính đa dạng, mn màu mn vẻ. Xuất phát từ tính đa
đạng muôn màu muôn vẻ của thế giới vật chất. Có nhiều hình thức mối liên
hệ, mỗi hình thức mối liên hệ có vai trị, vị trí, đặc điểm riêng của nó.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa
các bộ phận, giữa các thuộc tính, các mặt khác nhau của sự vật, nó giữ vai trị
quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ : trong xã hội tư
bản chủ nghĩa, có mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân giải quyết nó


làm cho xã hội phát triển. Trong bản thân con người có mâu thuẫn giữa hai q
trình đồng hóa và dị hóa giải quyết nó làm cho cơ thể phát triển….
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa một sự vật, hiện tượng này
với một sự vật hiện tượng khác, hoặc một sự vật, hiện tượng này với các sự
vật hiện tượng khác. Mối liên hệ này không quyết định sự tồn tại, vận động và
phát triển của sự vật mà nó chỉ đóng vai trị trung gian. Ví dụ : xét xã hội Việt
Nam hiện nay có mâu thuẫn giữa Việt Nam và các nước tư bản chủ nghĩa đó
là mối liên hệ bên ngồi giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa. Trong tự nhiên, xét một cây xanh thì mối mối liên hệ bên ngồi là là
giữa nó với mơi trường sống, với con người….
Ngồi ra cịn có các mối liên hệ khác như: mối liên hệ bản chất và

không bản chất; mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên v.v…. Chính tính đa dạng
trong q trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện
tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể
bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ chứ khơng phải chỉ có một cặp mối liên hệ
xác định. Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất định vừa có mối liên
hệ bên trong, vừa có mối liên hệ bên ngồi, vừa có mối liên hệ bản chất, vừa
có mối liên hệ khơng bản chất, vừa có mối liên hệ trực tiếp vừa có mối liên hệ
gián tiếp ...
Đương nhiên, mỗi cặp mối liên hệ có những đặc trưng riêng. Trong các
cặp mối liên hệ đó, nói chung, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên, mối
liên hệ chủ yếu giữ vai trò quyết định. Song tuỳ theo những điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, các mối liên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trị quyết
định. Nói cách khác, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp
một phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại
mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ
phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hố lẫn nhau tuỳ
theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động của chính


các sự vật. Chẳng hạn, nếu xem xét các doanh nghiệp tồn tại với tư cách là
các đơn vị độc lập thì mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngồi. Trong
q trình vận động và phát triển của mình, các doanh nghiệp kết hợp với nhau
tạo thành cơng ty, thành tổng cơng ty thì mối liên hệ giữa các doanh nghiệp
lại là mối liên hệ bên trong.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối ví
dụ như các lồi cá ,chim và thú đều có quan hệ với nước nhưng cá với nước là
mối liên hệ về môi trường sống, cá chủ yếu sống trong nước cịn chim và thú
thì khơng sống được trong nước .Nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi
vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trị xác định trong sự vận động và phát

triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách
tác động phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa
dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những
dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối
liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ
trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng khơng
chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật,
các hiện tượng, các q trình mà nó cịn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ
qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận
động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định.
Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một
sự vật, nó giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của
sự vật. Có mối liên hệ bên ngồi là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng
khác nhau, nói chung nó khơng có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải
thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy.
Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đơi khi cịn
giữ vai trị quyết định. Ngồi ra cịn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ


thứ yếu, có mối liên hệ chung bao qt tồn bộ thế giới, có mối liên hệ bao
quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên
hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được
thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất
và mối liên hệ khơng bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu
nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau
của cùng một sự vật.
Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn
khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch

sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Quan điểm
duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong
sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hố cho nhau. Sự
chuyển hố đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét
hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì
nó phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện
tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì
chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế
giới vật chất.
Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ
với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức
về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh quan điểm
phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận
về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối
liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối
liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận


thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của
khoa học triết học, chúng ta cịn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học
với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết
học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con
người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các
mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản
chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự

vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động,
chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những
điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta
phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với
một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác
nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông
cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà
cịn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng
thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác
nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu :
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng
ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ,
vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và tồn cầu hố kinh tế đưa lại.
Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc
đồng bộ trong hành động thực tiễn: để cải tạo một sự vât bao giờ chúng ta
cũng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định. Tuy
nhiên cũng như đã nói ở trên, đồng bộ khơng có nghĩa là dàn đều, bình quân


mà trong từng buớc, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu then chốt. Thực hiện
quan điểm tồn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện, một chiều chỉ thấy
một mặt mà khơng thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú ý đến nhiều mặt
nhưng khơng nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật. Quan điểm tồn diện
cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn.
Quan điểm toàn diện cịn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết
Trung mà đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm tồn diện để kết hợp một

cách vơ ngun tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp
với nhau được. Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác
(kể cả trực tiếp và gián tiếp).
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật
hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn
của con người. Quan điểm tồn diện đối lập với quan điểm phiến diện khơng
chỉ ở chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối kiên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt,
nhiều mối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá
ngang nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật được
thẻ hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm tồn diện chân
thực địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của
sự vật đến chỗ khái quát đẻ rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển
của sự vật hay hiện tượng đó.
Quan điểm tồn diện khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện.
Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau thế nhưng
lại kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau của sự vật. Chính vì vậy
hoàn toàn bất lực khi phải đưa ra một quyết sách đúng. Còn thuật nguỵ biện
cũng để ý tới những mặt khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ
bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất.Ví dụ: biện hộ
cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết giảm
nhẹ mà thơi-> vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Cả hai đều đưa đến nhứng
kết luận sai lầm.


Ngồi ra, cần có quan điểm lịch sử - cụ thể. Vì sự vật nào cũng có q
trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển, mỗi giai đoạn phát triển của sự
vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên khi xem xét sự
vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của nó, vừa phải xem xét trong từng
điều kiện. Do đó cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể.
Phép biện chứng của Hê-ghen nói rằng mọi sự trên thế gian này đều

luôn luôn vận động và phát triển. Trong q trình vận động, phát triển đó,
thì ở mỗi giai đoạn nhất định, tương ứng với một trình độ phát triển nhất
định, sẽ có những khái niệm, phạm trù, quy luật nhất định. Hết giai đoạn đó
thì các khái niệm, phạm trù, quy luật đặc thù của giai đoạn đó sẽ tiêu vong,
thay thế bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật khác, đặc trưng cho giai
đoạn mới. Cái đó chính là quan điểm lịch sử vậy. Ví dụ : Nét đặc trưng của
xã hội loài người là con người ta phải sản xuất thì mới có thể tồn tại và
phát triển. Thời đại nào cũng phải sản xuất hết. Như thế, nói theo ngơn ngữ
biện chứng thì sản xuất là một phạm trù “vĩnh viễn”, nghĩa là nó ln ln
xảy ra, bất kể trong hình thái xã hội nào, ở giai đoạn nào. Nhưng nền sản
xuất ở mỗi thời đại lại có những nét riêng biệt. Thời phong kiến, nét chủ
đạo của nền sản xuất xã hội là ở chỗ: xã hội gồm hai giai cấp chính – nơng
nơ và lãnh chúa. Nông nô lao động trên phần đất do lãnh chúa giao cho, và
phải nộp một phần hoa lợi cho lãnh chúa. Đó là phương thức sản xuất
phong kiến.
Phương thức sản xuất phong kiến này trước kia chưa tồn tại (thời cộng
sản ngun thủy, hay chiếm nơ). Nó chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất
định, ở giai đoạn nhất định của lịch sử phát triển xã hội. Khi những điều kiện
đó mất đi (cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của các lãnh
chúa) thì phương thức sản xuất này bị thủ tiêu, kèm theo nó là giai cấp lãnh
chúa và nơng nơ cũng biến mất. Ta nói rằng phương thức sản xuất phong
kiến, cũng như các khái niệm lãnh chúa, nông nô là những thứ mang tính lịch
sử (trái với sản xuất là phạm trù mang tính vĩnh viễn).


Tương tự, phương thức sản xuất TBCN, với đặc trưng là chế độ lao
động làm thuê, với các phạm trù kinh tế như giá trị, giá trị thặng dư, lợi
nhuận, bóc lột, giai cấp tư sản, vơ sản… là những thứ mang tính lịch sử.
Nếu khơng hiểu điều này, người ta sẽ nghĩ rằng kinh tế thị trường, với
các phạm trù hàng hóa, giá cả, lợi nhuận, cũng như chế độ lao động làm th,

là cái gì đó rất tự nhiên, mang tính vĩnh viễn.
Quan điểm lịch sử cho rằng ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, trong
những điều kiện nhất định, thì các sự vật, hiện tượng có những thuộc tính,
phạm trù, khái niệm, quy luật nhất định, tương ứng với giai đoạn đó, điều
kiện đó. Vậy, mỗi khi xem xét một hiện tượng nào đó, ta phải xét xem nó
mang tính vĩnh viễn hay lịch sử, và nếu nó mang tính lịch sử, thì đâu là những
điều kiện đã khiến nó phát sinh, phát triển rồi tiêu vong (ngơn ngữ biện chứng
gọi các điều kiện đó là các “tính quy định lịch sử - tiếng Đức là geschichtliche
Bestimmungen”). Ví dụ, khi nói tới thị trường chứng khốn Việt Nam, thì
phải hiểu là nó đang ở giai đoạn sơ khai và do đó nó có những nét đặc
thù :chụp giựt, thiếu minh bạch, lừa đảo v.v…
Còn thế nào là quan điểm cụ thể? Cũng theo Hegel, mọi sự đều phát
triển dần dần, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ
thể. Vậy “cụ thể” ở đây là cái đối lập với “trừu tượng”. Hai cái này có ý
nghĩa gì?
Theo Hê-ghen thì “trừu tượng” nghĩa là sự vật đang ở mức độ phát
triển rất thấp, còn rất giản đơn, thiếu các nội dung, thuộc tính. Sự vật càng
phát triển thì nó càng có thêm nhiều nội dung, thuộc tính phong phú hơn, và
Hegel gọi là càng “cụ thể” hơn.
Như thế, khi đề cập đến bất kỳ vấn đề gì, ta cũng cần tránh lối nói
chung chung, trừu tượng, mà cần nói rõ ràng, cụ thể, tức là phải chỉ ra các
thuộc tính đặc thù của nó. Ví dụ, trên thị trường chứng khốn, câu hỏi kiểu
“hôm nay nên mua hay bán?” là một câu hỏi trừu tượng của người khơng hiểu
gì về TTCK, vì nó khơng có nội dung cụ thể. Bởi vì, cùng trong ngày hôm


nay, có những CP nên mua, và có những CP nên bán. Chưa hết, với cùng một
CP, thì với người này thì nên mua, với người khác lại nên bán. Như thế cần
đặt vấn đề một cách cụ thể như sau: “Tôi đang nắm giữ những cổ phiếu A, B,
C này, tơi đã mua chúng theo giá trung bình như thế này, vào các thời điểm

này, vậy thì lúc này nên mua thêm hay bán bớt chúng đi, vân vân”.
Vậy quan điểm cụ thể là khi đề cập tới một sự vật, hiện tượng nào đó, thì
khơng được nói chung chung, mà phải chỉ rõ: sự vật, hiện tượng đó đang ở
mức độ phát triển nào, trong điều kiện cụ thể nào, với những thuộc tính cụ thể
nào. Ví dụ: không nên hỏi “kinh tế thị trường” một cách chung chung, mà phải
nói rõ: “kinh tế thị trường tiền TBCN”, “kinh tế thị trường TBCN”, hay “kinh
tế thị trường XHCN”. Các loại KTTT đó có những thuộc tính rất khác nhau.
Tổng kết lại có thể thấy rằng quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta
khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hồn
cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát
triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng
sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường
thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt
độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ khơng
cịn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao
giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó.


Chương 2
MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường
Môi trường sinh thái là tồn bộ các điều kiện vơ cơ, hữu cơ của các hệ
sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội
lồi người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng
kinh tế nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người.
Vì vậy, giữa mơi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ
biện chứng chặt chẽ. Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và

tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc
lập với ý thức con người. Tuy nhiên sự phát triển của mơi trường lại hồn
tồn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể tác động làm cho
môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và
phát triển hồn tồn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan.
Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy mơi trường cũng chịu tác động
của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thơng qua
một thực thể đó là con người. Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt
động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên
thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của
môi trường không phải là vô hạn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ
đến việc cải tạo mơi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng
lại do môi trường bị suy thối. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do
chính con người gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà
con người chịu tác động trực tiếp vì con người khơng thể sống mà không chịu


sự tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc
bảo vệ mơi trường thì khơng những nó làm cho đời sống của con người ngày
càng được cải thiện mà nó cịn làm cải thiện cả mơi trường do kinh tế phát triển
nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên
bị khai thác được thay thế dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo
2.2. Môi trường ở Việt Nam đang bị huỷ hoại do các chính sách
tăng trưởng kinh tế.
2.2.1. Trong công nghiệp
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, kể từ năm
1986 Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới này được
tiến hành toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi mới
tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong lĩnh

vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
gần hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Chính sách đổi mới đã mang
lại những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn minh,
công bằng và dân chủ. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung bình hơn
7%/năm. Đặc biệt trong cơng nghiệp, tăng trưởng cơng nghiệp từ xuất phát
điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 19912000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ
tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm. Tỷ trọng cơng nghiệp đã có sự chuyển
dịch đáng kể theo hướng cơng nghiệp hố, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng
lên 36,6% năm 2000.
Sự phát triển của q trình cơng nghiệp hoá trong những năm qua một
mặt là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người
dân nhưng mặt khác nó đã ít nhiều bộc lộ những mặt trái của nó mà nếu


khơng có biện pháp bảo vệ cụ thể thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ
phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do chính chúng ta gây ra.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và
doanh nghiệp tư nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu
hộ kinh doanh cá thể. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và
cơ sở kinh doanh đó, hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính
khoảng 49.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn cơng nghiệp chiếm khoảng
27.000tấn/ngày. Việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều
khó khăn, khơng có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc
hại trước khi xử lí, khơng có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải
rắn nguy hại này thuần tuý chỉ được chôn chung lẫn lộn với rác thải sinh hoạt
hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây mối nguy hại rất lớn đối với mơi
trường sống.

Ngồi ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp
thường thải ra một lượng nươc thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ
sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí
nghiệp nếu có tiíen hành xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nghuồn nước
mặt, gây ô nhiễm trầm trọng đối với nhiều dịng sơng. Trong nhiều trường
hợp, nuớc thải ứ đọng lâu ngày cịn gây ơ nhiễm khơng khí, mất mỹ quan, lan
truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cưc khác. Nước thải cơng nghiệp
chính là một trong những ngun nhân gây ơ nhiễm cho mơi trường đơ thị
Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn
tới. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, cơng
ngiệp hố chất gây nên. Ví dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung
bình tại các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà
máy nhiệt điện ng Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m 3, gấp
13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO 2,
NO2, SO2… trong khơng khí xung quanh nhiều nhà máy và khu cơng nghiệp
đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần.



×