Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.75 KB, 83 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG
THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA
KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2023

Chủ nhiệm đề tài: Ngô Chí Hiếu

Vinh, 2023


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG
THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA
KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2023
Chủ nhiệm đề tài:

Ngơ Chí Hiếu

Cộng sự:

Nguyễn Khơi Ngun



:

Nguyễn Thị Nhung

Vinh, 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
American Diabetes Association
(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)
BN
Bệnh nhân
DKT
Diabetes knowledge test
DMSES Diabetes management self-efficacy
ĐTĐ
Đái tháo đường
HA
Huyết áp
Glucosylated Hemoglobin
HbA1c
(Hemoglobin gắn glucose)
High Density Lipoprotein Cholesterol
HDL-C
(lipoprotein tỷ trọng cao)
International Diabetes Federation
IDF
(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế)
Low Density Lipoprotein Cholesterol

LDL-C
(lipoprotein tỷ trọng thấp)
MARS Medication adherence report scale
MMAS Morisky medication adherence scale
World Health Organization
WHO
(Tổ chức Y tế thế giới)
ADA

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................3
1.1.

Tổng quan về ĐTĐ và điều trị..........................................3

1.1.1. Định nghĩa.............................................................................3


1.1.2. Dịch tễ...................................................................................3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán...........................................................4
1.1.4. Mục tiêu điều trị.....................................................................5
1.1.5. Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường típ 2.......................6
1.2. Tổng quan về tuân thủ dùng thuốc........................................11
1.2.1. Tổng quan về tuân thủ dùng thuốc.....................................11
1.2.2. Vai trò của tuân thủ dùng thuốc..........................................11
1.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của
bệnh nhân......................................................................................12
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc.................14
1.2.5. Tự tin vào khả năng tự chăm sóc........................................15

1.2.6. Kiến thức về bệnh đái tháo đường.......................................16
1.3. Một số nghiên cứu về mức độ tuân thủ điều trị trên bệnh nhân
đái tháo đường típ 2......................................................................17
1.3.1. Trên thế giới........................................................................17
1.3.2. Tại Việt Nam........................................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........21
2.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................21
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..........................22
2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.......................22
2.7. Nội dung nghiên cứu...............................................................23
2.7.1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu...............................23
2.7.2. Mô tả thực trạng tuân thủ thuốc hạ đường huyết trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2.............................................................24
2.7.3. Mô tả các đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ
dùng thuốc.....................................................................................24


2.7.4. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ dùng thuốc
ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.................................................24
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.......................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................28
3.1.

Khảo sát thực trạng tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết

trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.............................................28
3.1.1


Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu.............28

3.1.2.

Đăc điểm tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái

tháo đường típ 2............................................................................33
3.2.

Đặc điểm một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng

thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2...................................35
3.2.1.

Đặc điểm kiến thức về bệnh đái tháo đường...........35

3.2.2.

Đặc điểm về khả năng tự chăm sóc.........................39

3.3.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc

trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.............................................42
3.3.1.

Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến.....................42


3.3.2.

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.......................43

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..................................................................45
4.1. Bàn luận về tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân
đái tháo dường típ 2......................................................................45
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu.................................................................................................45
4.1.2. Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...45
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu.................................................................................................46
4.1.4. Đặc điểm dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
.......................................................................................................47
4.1.5. Đặc điểm về tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo
đường típ 2....................................................................................48


4.2. Bàn luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng
thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2...................................50
4.2.1. Bàn luận về kiến thức bệnh đái tháo đường của bệnh nhân
đái tháo đường típ 2......................................................................50
4.2.2. Bàn luận về tự tin vào khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân
đái tháo đường típ 2......................................................................51
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
điều trị đái tháo đường típ 2..........................................................53
KẾT LUẬN.......................................................................................54
KHUYẾN NGHỊ.........................................................................56



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị.........................................................5
Bảng 1.2 Các thuốc dạng viên và thuốc tiêm khơng thuộc
nhóm insulin điều trị đái tháo đường típ 2.......................................7
Bảng 1.3 Các loại Insulin điều trị đái tháo đường típ 2...........10
Bảng 1.4 Một số nghiên cứu đánh giá tuân thủ trên đái tháo
đường trên thế giới........................................................................18
Bảng 1.5 Một số nghiên cứu đánh giá tuân thủ trên bệnh nhân
đái tháo đường tại Việt Nam..........................................................20
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân trong
nghiên cứu.....................................................................................28
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng, điều trị của bệnh nhân trong
nghiên cứu.....................................................................................29
Bảng 3.3 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên
cứu.................................................................................................30


Bảng 3.4 Đặc điểm về sử dụng thuốc của bệnh nhân trong
nghiên cứu.....................................................................................32
Bảng 3.5 Đặc điểm tuân thủ lĩnh/ mua thuốc của bệnh nhân
đái tháo đường típ 2......................................................................33
Bảng 3.6 Độ tin cậy Cronbach’s α của bộ câu hỏi đánh giá
tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.............................................33
Bảng 3.7 Đánh giá về tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái
tháo đường....................................................................................34
Bảng 3.8 Độ tin cậy Cronbach’s α của bộ câu hỏi đánh giá kiến
thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân................................35
Bảng 3.9 Đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường............37
Bảng 3.10 Độ tin cậy Cronbach’s α của bộ câu hỏi đánh giá
kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân........................39

Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan đến điểm tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân qua phân tích hồi quy đơn biến............................42
Bảng 3.12 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.......................43
Bảng 3.13 Các yếu tố liên quan đến điểm tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân qua phân tích hồi quy đa biến..............................44

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Điểm trung bình các trả lời bộ câu hỏi tự tin vào khả
năng tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường típ 2................41



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một trong những bệnh khơng lây nhiễm phổ biến
trên tồn cầu. Năm 2019, trên tồn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 2079) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo
đường. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu
người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo
đường. Tại Việt nam, năm 2017 có 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường,
đến năm 2045 tăng lên 6,3 triệu người. Đái tháo đường típ 2 chiếm phổ biến
nhất với tỉ lệ khoảng 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường 1.
Chế độ điều trị ĐTĐ là một quá trình rất nghiêm ngặt, cần được người
bệnh tuân thủ trong suốt cuộc đời. Sử dụng thuốc được coi là biện pháp chính
đối với hầu hết tất cả người bệnh, bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc
như chế độ ăn uống tập luyện và kiểm tra đường huyết. Tn thử sử dụng
thuốc đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, giảm
thiểu nguy cơ biến chứng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đái tháo đường đường là một bệnh mạn tính, do đó tn thủ ảnh hưởng
rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Không tuân thủ sử dụng thuốc có thể làm

tăng gánh nặng của bệnh ĐTĐ đối với người bệnh và hệ thống y tế. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó
các yếu tố mà có thể thay đổi được đó là nâng cao về kiến thức về bệnh đái
tháo đường và sự tự tin vào khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân. Nghiên cứu
trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Hàn Quốc 2 đã cho thấy yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới tuân thủ dùng thuốc là sự tự tin vào khả năng tự
chăm sóc. Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy kiến
thức về bệnh đái tháo đường có mối tương quan thuận với tuân thủ dùng
thuốc 3,4. Đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường và tự tin vào khả năng tự


2

chăm sóc là một phương pháp để xác định các nguyên nhân cơ bản của việc
kiểm soát bệnh đái tháo đường kém và giúp tìm ra các mục tiêu để can thiệp
nâng cao kiến thức và hành vi tự chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay, chưa có
nghiên cứu nào đánh giá 2 yếu tố này ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc
trên bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là bệnh viện đa khoa hạng 2 tuyến
huyện với quy mô 500 giường bệnh, đang quản lý gần 3000 bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, việc khảo sát tuân thủ dùng thuốc và một
số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 vẫn chưa thực hiện
do đó chưa có cái nhìn tổng qt về tn thủ dùng thuốc của bệnh nhân và
một số yếu tố ảnh hưởng khác.
Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị ngoại trú đái tháo đường típ 2,
chúng tơi thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng tuân thủ dùng thuốc và một số
yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Khoa khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2023” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố

Vinh năm 2023
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Vinh năm 2023.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về ĐTĐ và điều trị

1.1.1. Định nghĩa
Định nghĩa đái tháo đường theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT về việc
ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị đái tháo
đường típ 2”: Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm
tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của
insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những
rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ
quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh 1.
1.1.2. Dịch tễ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 tồn thế giới
có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), dự
kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.
Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên
nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử
dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực ở trẻ em,
bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe
cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là

nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.
Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phịng hoặc làm
chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý,
luyện tập thể dục…) 1.
Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở
thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố
Huế), thì nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy:
tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%,


4

tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (tồn
quốc năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của
bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69,
cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ
được chẩn đốn là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9%. Trong số
những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%,
tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1%. Dữ liệu cập nhật của Liên đoàn Đái
tháo đường Quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người
trưởng thành mắc ĐTĐ 1.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo ADA 2022 và Bộ Y tế Việt Nam năm 2020, Tiêu chẩn chẩn đốn
đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung
nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực
hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn
tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL
(hay 11,1 mmol/L). Chẩn đốn xác định nếu có 2 kết quả trên ngư ng chẩn
đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với
tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất 1,5.
Lưu ý:
- Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (khơng uống nước ngọt,
có thể uống nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn
đói qua đêm từ 8 -14 giờ).


5

- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực
hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL
nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng
150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, khơng mắc các bệnh lý cấp tính và
khơng sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết
tương tĩnh mạch.
1.1.4. Mục tiêu điều trị
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị
Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp


Chỉ số
< 7% (53mmol/mol)
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Theo Bộ Y tế Việt Nam (2020)
- Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90
mmHg.
- Nếu đã có biến chứng thận, hoặc có yếu
tố nguy cơ tim mạch do xơ vữa cao: Huyết áp
<130/80 mmHg 1
Theo ADA (2022)
- Bệnh nhân mắc kèm tăng huyết áp có
nguy cơ tim mạch cao (bệnh tim mạch xơ vữa
hiện có [ASCVD] hoặc nguy cơ ASCVD 10
năm ≥15%), huyết áp mục tiêu <130/80
mmHg.
- Bệnh nhân mắc kèm tăng huyết áp có
nguy cơ tim mạch thấp hơn(nguy cơ bệnh tim
mạch do xơ vữa động mạch 10 năm <15%),
huyết áp mục tiêu <140/90 mmHg5.

Lipid máu

Theo Bộ Y tế Việt Nam (2020)
- LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6
mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch
- LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/


6


L) nếu đã có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có
thể thấp hơn <50 mg/dL nếu có yếu tố nguy
cơ xơ vữa cao
- Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
- HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0
mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở
nữ 1.
Theo ADA (2022)
- Khơng có mục tiêu điều trị cụ thể. Lựa chọn
thuốc và liều thuốc dựa trên BTMXV, nguy cơ
BTMXV 10 năm, yếu tố nguy cơ BTMXV,
tuổi, LDL cholesterol ban đầu, khả năng dung
nạp thuốc.
- Tăng cường thay đổi lối sống và kiểm soát
lipid huyết ở bệnh nhân có triglyceride (≥150
mg/dL [1.7 mmol/L]) và/hoặc L-HDL
cholesterol (<40 mg/dL [1.0 mmol/L] ở
nam, ,50 mg/dL [1.3 mmol/L] ở nữ) 5.
1.1.5. Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường típ 2
 Các thuốc dạng viên và thuốc tiêm khơng thuộc nhóm insulin
Tóm tắt các nhóm thuốc viên điều trị đái tháo đường típ 2 được trình bày ở
bảng dưới đây 1
Bảng 1.2 Các thuốc dạng viên và thuốc tiêm khơng thuộc nhóm insulin điều
trị đái tháo đường típ 2
Nhóm thuốc Cơ chế tác Ưu điểm
Nhược điểm
dụng
Sulfonylure Kích thích tiết
Được sử dụng lâu Hạ glucose máu

a
insulin
năm
Tăng cân
↓ nguy cơ mạch máu
nhỏ
↓ nguy cơ tim mạch
và tử vong
Biguanide
Giảm sản xuất
Được sử dụng lâu Chống chỉ định ở
glucose ở gan
năm
BN suy thận (chống
Có tác dụng
Dùng đơn độc không chỉ định tuyệt đối
incretin yếu
gây hạ glucose máu
khi eGFR < 30
Khơng thay đổi cân mL/phút)
nặng, có thể giảm Rối loạn tiêu hóa:


7

cân
↓ LDL-cholesterol
↓ triglycerides
↓ nguy cơ tim mạch
và tử vong

Pioglitazone Hoạt hóa thụ Dùng đơn độc khơng
(TZD)
thể PPAR
gây hạ glucose máu
Tăng nhạy cảm ↓ triglycerides,
với insulin
↑ HDL-cholesterol
Ức chế
Làm chậm hấp Dùng đơn độc không
enzyme αthu
gây hạ glucose máu
glucosidase carbohydrate ở Tác dụng tại chỗ
ruột
↓ Glucose huyết sau
ăn
Ức
chế Ức chế DPP-4
Dùng đơn độc khơng
enzym
Làm tăng GLP1 gây hạ glucose máu
DPP-4
Dung nạp tốt

Nhóm
ức
chế
kênh đồng
vận
chuyển
Natriglucose

SGLT2

Ức chế tác
dụng của kênh
đồng vận
chuyển SGLT2
tại ống lượn
gần ở thận,
giúp tăng thải
glucose qua
đường tiểu

Dùng đơn độc ít gây
hạ glucose máu
Giảm cân, giảm
huyết áp
Giảm biến cố tim
mạch chính ở BN
ĐTĐ típ 2 có nguy
cơ tim mạch cao, rất
cao và tiền sử bệnh
lý tim mạch do xơ
vữa.
Giảm tỷ lệ nhập viện
do suy tim và tử
vong tim mạch đồng
thời dự phòng xuất
hiện suy tim bảo vệ
thận (thoái triển giảm
albumin niệu và giảm


đau bụng, tiêu chảy
Nhiễm acid lactic

Tăng cân
Phù/Suy tim
Gãy xương
K bàng quang
Rối loạn tiêu hóa:
sình bụng, đầy hơi,
tiêu phân lỏng
Giảm HbA1c 0,5 –
0.8%
Giảm HbA1c 0,5 –
1%
Có thể gây dị ứng,
ngứa, nổi mề đay,
phù, viêm hầu họng,
nhiễm trùng hô
hấp trên, đau khớp
Chưa biết tính an
tồn lâu dài
Giảm HbA1c 0,51%
Nhiễm nấm đường
niệu
dục, nhiễm trùng
tiết niệu, nhiễm
ceton acid (hiếm
gặp), mất xương
(canagliflozin)



8

tiến triển bệnh thận
mạn và bệnh thận
giai đoạn cuối)
Thuốc đồng Kích thích sự
Đơn trị hoặc phối
vận thụ thể tiết insulin và
hợp với các thuốc hạ
GLP-1
làm giảm sự tiết đường huyết uống
glucagon khơng hoặc phối hợp insulin
thích hợp theo
Giảm HbA1c, đường
cách phụ thuộc huyết đói, đường
glucose.
huyết sau ăn,
Làm chậm sự
Tăng tí lệ BN đat
làm rỗng dạ
được HbA1c
dày, làm giảm
mục tiêu < 7% và <
cân nặng và
6,5%
khối lượng chất Cải thiện chức năng
béo trong cơ
tế bào beta

thể qua cơ chế
Giảm cân, giảm
bao gồm làm huyết áp Dùng đơn
giảm cảm giác
độc ít gây hạ glucose
đói và giảm
máu
năng lượng nạp Giảm nhu cầu sử
vào.
dụng insulin
Ngăn ngừa tiến Giảm biến cố tim
triển và giảm
mạch chính, biến cố
viêm mảng xơ
tim mạch mở rộng, tử
vữa động mạch vong do mọi nguyên
chủ
nhân, nhập viên do
suy tim và các kết
cục trên
 Các loại insulin điều trị đái tháo đường típ 2

Giảm HbA1c 0,61,5%
Buồn nơn, nơn,
viêm tụy cấp.
Khơng dùng khi có
tiền sử gia đình ung
thư giáp dạng tủy,
bệnh đa u tuyến
nội tiết loại 2


Các loại insulin điều trị đái tháo đường típ 2 được trình bày ở bảng sau [1]:
Bảng 1.3 Các loại Insulin điều trị đái tháo đường típ 2
Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn
- Aspart
- Lispro
- Glulisine
Insulin người tác dụng nhanh, ngắn
Regular Insulin- Insulin thường
Insulin người tác dụng trung bình, trung gian
NPH Insulin


9

Insulin analog tác dụng chậm, kéo dài
- Insulin Glargine
- Insulin Detemir Insulin Degludec
Insulin người trộn, hỗn hợp
- 70% insulin isophane/30% Insulin hòa tan
Insulin analog trộn, hỗn hợp
- 75% NPL/25% Lispro
- 50% NPL/50% Lispro
- 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan
- 50% Insulin Aspart Protamine/50% Insulin Aspart hòa tan
- 70% insulin Degludec/30% insulin Aspart
1.2. Tổng quan về tuân thủ dùng thuốc
1.2.1. Tổng quan về tuân thủ dùng thuốc
Vào năm 2003, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về sự
tuân thủ (adherence): là mức độ hành vi của người bệnh theo một chế độ ăn

và/hoặc thực hiện thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến nghị đã thống
nhất với nhân viên y tế 6.
Tuân thủ dùng thuốc được định nghĩa “mức độ bệnh nhân dùng thuốc
như đã được bác sĩ kê đơn” có nghĩa là “dùng thuốc như được kê về liều
dùng, thời gian dùng và tần suất dùng trong khoảng thời gian được kê đơn” 7.
Tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân mắc bệnh cấp tính cao hơn ở bệnh
nhân mắc bệnh mạn tính. Sự tuân thủ ở những bệnh nhân mạn tính sẽ giảm
dần và xuống thấp nhất sau 6 tháng bắt đâu điều trị 7.
1.2.2. Vai trị của tn thủ dùng thuốc
Khơng tuân thủ dùng thuốc là một thách thức với việc điều trị các bệnh
mạn tính. Trong một nghiên cứu cắt ngang về tuân thủ dùng thuốc ở hơn
24000 người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn lipid máu có 62% số bệnh nhân quên uống thuốc và 37% đã hết thuốc
trong vòng một năm8. Không tuân thủ dùng thuốc là nguyên nhân dẫn tới làm
tồi tệ tình trạng bệnh, tử vong và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe ở Hoa Kỳ.


10

Trong các trường hợp nhập viện do thuốc ở Hoa Kỳ, có từ 33 đến 69% do
khơng tn thủ dùng thuốc 7.
Theo các nghiên cứu, có đến 60% người mắc các bệnh mãn tính tuân
thủ điều trị kém. Trong một phân tích tổng hợp các tài liệu về tỷ lệ không tuân
thủ điều trị thuốc ở người cao tuổi đã chỉ ra rằng từ 29 đến 59% bệnh nhân
ngoại trú không tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 9.
Người bệnh đái tháo đường típ 2 thường được kê nhiều loại thuốc để
điều trị tăng đường huyết, các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường như tăng
huyết áp và rối loạn lipid máu và các bệnh đi kèm khác. Tuân thủ dùng thuốc
là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mắc
bệnh mạn tính. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, tuân thủ thuốc

có liên quan đến việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ, giảm tỷ lệ nhập
viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Các ước tính về tỷ lệ tuân
thủ các thuốc điều trị đái tháo đường rất khác nhau tùy thuộc vào dân số được
nghiên cứu và cách xác định sự tuân thủ. Một đánh giá cho thấy tỉ lệ tuân thủ
các thuốc trị đái tháo đường đường uống dao động từ 36 đến 93% trong các
nghiên cứu và tỷ lệ tuân thủ sử dụng insulin là ∼63% 10.
1.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh
nhân
Có thể dùng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để đánh giá tuân thủ
sử dụng thuốc 7. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
- Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này quan sát trực tiếp, đo nồng độ thuốc hoặc các chất
chuyển hóa hoặc các dấu ấn sinh học trong máu. 7. Phương pháp này được
đánh giá cao hơn phương pháp gián tiếp. Đối với một số loại thuốc, phương
pháp này phổ biến và được đánh giá là tốt để đánh giá sự tuân thủ. Ví dụ,
nồng độ trong huyết thanh của thuốc chống động kinh chẳng hạn như
phenytoin hoặc acid valproic có thể sẽ phản ánh việc tuân thủ chế độ điều trị


11

với các loại thuốc này. 7. Tuy nhiên cũng có những hạn chế hơn, q trình
chuyển hóa sẽ ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân từ đó
ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Mặt khác việc sử dụng phương pháp này sẽ
tốn thời gian và chi phí hơn phương pháp gián tiếp.
- Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này bao gồm phỏng vấn bệnh nhân, đếm thuốc, cơ sở dữ
liệu điển tử, hệ thống giám sát điện tử...
Trong đó, phỏng vấn bệnh nhân, nhật ký bệnh nhân và theo dõi đáp
ứng lâm sàng là những phương pháp tương đối dễ áp dụng. Nhưng bệnh nhân

có thể trả lời không thành thật và dẫn đến đánh giá quá cao sự tuân thủ của
người bệnh
Trong đó, phỏng vấn bệnh nhân, nhật ký bệnh nhân và theo dõi đáp
ứng lâm sàng là những phương pháp tương đối dễ áp dụng. Nhưng bệnh nhân
có thể trả lời khơng thành thật và dẫn đến đánh giá quá cao sự tuân thủ của
người bệnh 7.
Có nhiều bộ câu hỏi để đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh
như: thang tuân thủ dùng thuốc Morisky (MMAS, Morisky medication
adherence scale)

11

, thang báo cáo tuân thủ dùng thuốc (MARS, the

medication adherence report scale) 12.
- Thang tuân thủ dùng thuốc Morisky thường được biết đến là thang
tuân thủ dùng thuốc Morisky-4 (MMAS 4) hoặc thang tuân thủ dùng thuốc
Morisky-8 (MMAS-8) MAQ giúp đánh giá mức đội tuân thủ đúng thuốc và
những rào cản đối với tuân thủ.
- Thang báo cáo tuân thủ dùng thuốc (MARS) giúp đánh giá được
những rào cản với tuân thủ thuốc và niềm tin với thuốc điều trị. Thang báo
cáo tuân thủ dùng thuốc ban đầu gồm 10 mục (MARS-10) đã được chứng
minh đột tin cậy trong các nghiên cứu trước đây

13,14

. Sau đó được sửa đổi

thành thang báo cáo gồm 5 mục (MARS-5), tuy số lượng câu hỏi ít hơn




×