Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 120 trang )


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG



NGUYỄN THỊ THU HẰNG



PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG VÀ TÁC ĐỘNG
TỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH




HÀ NỘI - 2010

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG



NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG VÀ TÁC ĐỘNG
TỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

HÀ NỘI - 2010

iii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong luận
văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2010
Học viên



Nguyễn Thị Thu Hằng


iv


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà
khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã giúp
đỡ tận tình trong quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Hiệp hội kinh doanh Vàng
Việt Nam, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội và các cá nhân khác
đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2010
Học viên


Nguyễn Thị Thu Hằng






v




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG 5
1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI 5
1.1.1. Đặc điểm tính chất của vàng 5
1.1.1.1. Đặc điểm chung 5
1.1.1.2.Tính chất tiền tệ của vàng 6
1.1.2.Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 8
1.1.2.1.Lịch sử tiền tệ của vàng 8
1.1.2.2.Chế độ Bretton Woods 9
1.1.3.Dự trữ vàng của NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế 13
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 15
1.2.1. Cung cầu về vàng 15
1.2.1.1. Cung về vàng 15
1.2.1.2. Cầu về vàng 17
1.2.2. Các hình thức kinh doanh vàng 18
1.2.2.1. Kinh doanh vàng vật chất 19

vi



1.2.2.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản 19
1.2.2.3. Tín dụng vàng 20
1.2.3.Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG 24
1.3.1. Cung – cầu 25
1.3.2. Ảnh hƣởng của giá dầu 25
1.3.3. Tình hình kinh tế của các cƣờng quốc, nhất là Mỹ và Châu Âu 25
1.3.4.Chính sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia trong điều hành nền kinh tế -
Sức mạnh đồng USD 26
1.3.5. Lạm phát 27
1.3.6.Các tác động phụ 27
1.3.6.1. Chính trị 27
1.3.6.2. Đầu cơ 28
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG VÀ TÁC ĐỘNG
TỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 29
2.1. CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ VÀNG 29
2.1.1.Cơ chế định giá vàng trên thị trƣờng thế giới 29
2.1.2.Cơ chế định giá vàng trên thị trƣờng Việt Nam 31
2.2. BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THÊ GIỚI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 32
2.2.1.Tổng hợp biến động giá vàng thế giới 32
2.2.1.1.Biến động giá vàng thế giới trƣớc năm 2008 32
2.2.1.2. Biến động giá vàng thế giới trƣớc từ năm 2008 đến đầu năm 2010 35
2.2.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng thế giới 43
2.2.3.1. Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới 43
2.2.3.2. Sự biến động của đồng USD 47
2.2.3.3. Sự biến động của giá dầu 50
2.2.3.4. Lạm phát 52

vii



2.2.3.5. Động thái mua, bán vàng dự trữ của các quốc gia, các tổ chức tài chính
và quỹ đầu tƣ lớn 54
2.2.3.6. Yếu tố chính trị 56
2.3. BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẶC TRƢNG RIÊNG 58
2.3.1. Biến động giá vàng tại Việt Nam. 58
2.3.2. Những nhân tố tác động đặc trƣng riêng ảnh hƣởng đến giá vàng tại Việt
Nam 64
2.3.2.1. Tác động từ các chính sách của NHNN 65
2.3.2.2. Tác động từ tâm lý kinh doanh vàng của nhà đầu tƣ Việt Nam 70
2.3.2.3. Sự biến động của các thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản
71
2.3.2.4. Những tác động do môi trƣờng kinh doanh còn hạn chế 74
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI DOANH NGHIỆP
KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 75
2.4.1. Tác động tích cực 75
2.4.2. Tác động tiêu cực 78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ VÀNG VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 81
3.1. DỰ BÁO VỀ XU HƢỚNG GIÁ VÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 81
3.1.1. Cơ sở dự báo 81
3.1.1.1.Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu 81
3.1.1.2. Xu hƣớng biến động của đồng USD 84
3.1.1.3. Xu hƣớng giá dầu thế giới 86
3.1.1.4. Tình hình cung – cầu về vàng 87
3.1.2. Dự báo về xu hƣớng giá vàng trong thời gian tới 88
3.1.2.1. Dự báo về xu hƣớng giá vàng quốc tế 88
3.1.2.2. Dự báo về xu hƣớng giá vàng tại thị trƣờng Việt Nam 91


viii


3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 92
3.2.1. Những kiến nghị đối với chính sách tỷ giá 92
3.2.2. Những kiến nghị về vấn đề xuất nhập khẩu vàng 95
3.2.3. Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế 96
3.2.4. Xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia 96
3.2.5. Tăng cƣờng hiểu biết và hạn chế các yếu tố tâm lý trong kinh doanh vàng . 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102



ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ECB : European Central Bank: Ngân hàng trung ƣơng Châu Âu
ETFs : Exchange Traded Funds – Các quỹ đầu tƣ vàng trên thế giới
EUR : Đồng euro
FED : Federation Reserve System - Cục dự trữ liên bang Mỹ
GDP : Gross Domestic Production – Tổng sản phẩm quốc nội
GFMS : Gold Fields Mineral Services Ltd. – Công ty tƣ vấn về lĩnh vực kim
loại quý có trụ sở tại Luân Đôn – Anh
IMF : International Money Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại

PNJ : Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận
SBV : Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
SJC : Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn
USD : Đô la Mỹ
VND : Việt Nam đồng
VGTA : Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam
WGC : World Gold Council - Hội đồng vàng thế giới







x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách 15 quốc gia và tổ chức tài chính dự trữ vàng nhiều nhất thế giới
(tính đến tháng 6/2009) 14
Bảng 2.1: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 77
Bảng 2.2: Top 10 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam 78



xi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Biến động giá vàng thế giới trƣớc năm 2001 33
Biểu đồ 2.2: Biến động giá vàng thế giới từ năm 2005 đến năm 2009 34
Biển đồ 2.3: Biến động giá vàng thế giới năm 2008 35
Biểu đồ 2.4: Biến động giá vàng thế giới từ năm 2009 đến đầu năm 2010 38
Biểu đồ 2.5: Biến động giá vàng thế giới tháng 9/2009 39
Biểu đồ 2.6: Biến động giá vàng thế giới tháng 10 năm 2009 40
Biểu đồ 2.7: Biến động giá vàng thế giới tháng 11 năm 2009 41
Biểu đồ 2.8: Biến động giá vàng thế giới tháng 12 năm 2009 41
Biểu đồ 2.9: Biến động giá vàng thế giới tháng 01 năm 2010 43
Biểu đồ 2.10: Chính sách lãi suất của các NHTW từ năm 2000 - 2009 48
Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu từ năm 1971 - 2007 51
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ lạm phát và giá vàng trung bình hàng năm từ 1914 - 2009 53
Biểu đồ 2.13: Giao dịch mua bán vàng của các NHTW 54
Biểu đồ 2.14: Lƣợng vàng nắm giữ của các quỹ đầu tƣ vàng từ 1/2003 – 1/2009 55
Biểu đồ 2.15: Biến động giá vàng Việt Nam năm 2007 60
Biểu đồ 2.16: Biến động giá vàng Việt Nam 4 tháng đầu năm năm 2008 61
Biểu đồ 2.17: Biến động giá vàng Việt Nam năm 2009 63
Biểu đồ 2.19: Biến động chỉ số VN – Index từ 2006 - 2008 74


1




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một loại
tiền tệ có vai trò quan trong trong đời sống kinh tế - xã hội. Vàng luôn chiếm một vị trí

quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ƣơng các
quốc gia. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi tình hình nền kinh tế có nhiều bất ổn:
khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra toàn cầu, sự sụp đổ của các ngân hàng và tổ chức
tài chính lớn trên thế giới, sự mất giá của đồng USD và lạm phát luôn đe dọa khắp mọi
nơi thì các nhà đầu tƣ và các quốc gia đã tìm đến vàng nhƣ một kênh đầu tƣ thay thế
hiệu quả và là phƣơng tiện cất trữ giá trị an toàn nhất. Từ thời điểm năm 2001 đến nay,
giá vàng biến động với xu hƣớng tăng liên tiếp trong vòng chín năm và năm 2009 cũng
là năm chứng kiến nhiều kỉ lục về sự biến động giá vàng khi có thời điểm giá vàng tại
Việt Nam lên đến gần 30 triệu đồng/lƣợng.
Tuy nhiên, do vàng cũng là một thị trƣờng khá nhạy cảm với những biến động
mạnh, có thể đảo chiều trong thời gian rất ngắn khiến cho đây cũng trở thành kênh đầu
tƣ có mức độ rủi ro tƣơng đối cao. Giá vàng không thuần túy là một hàng hóa, nó còn
đóng vai trò là một loại tiền tệ đặc biệt và không đơn thuần đƣợc quyết định dựa trên
quan hệ cung cầu mà còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố liên quan đến tâm lý và dự đoán
– biện pháp xác định giá vàng dựa trên việc ngƣời tham gia thị trƣờng, đặc biệt là các
nhà đầu tƣ dựa trên một số cơ sở đƣa ra những nhận định về tình hình của nền kinh tế
và các thị trƣờng khác liên quan. Do đó, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến giá
vàng-một trong những hàng hóa đặc biệt đƣợc xem nhƣ là bảo vệ tài sản dài hạn khi rủi
ro tiền tệ xảy ra là một vấn đề cấp thiết. Việc nghiên cứu này không những đáp ứng
yêu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy tầm ảnh hƣởng
của các chính sách kinh tế quốc gia, từ đó giúp cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp

2




kinh doanh vàng dự đoán đƣợc giá cả biến động theo xu hƣớng nào trong thời gian sắp
tới để đầu tƣ vào vàng hay chuyển hƣớng kinh doanh.
Chính vì những lí do trên, tôi xin lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt
Nam” để tìm hiểu rõ hơn lý do nào đã ảnh hƣởng đến giá vàng, một loại hàng hóa
đƣợc cất giữ để tránh lạm phát và dự báo giá vàng biến động theo tỷ giá nhƣ thế nào để
phục vụ cho việc kinh doanh đƣợc hiệu quả trong từng giai đoạn.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực tế trong hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam đang tồn tại hai hình thức
chủ yếu là kinh doanh vàng vật chất và kinh doanh vàng tại các trung tâm giao dịch
vàng hay có thể gọi là sàn giao dịch vàng. Khối lƣợng giao dịch vàng vật chất nhỏ hơn
rất nhiều và không bám sát với giá thế giới nhƣ giao dịch vàng tại các sàn giao dịch.
Tuy nhiên, hiện tại do chƣa có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch qua sàn
và Chính phủ đang tạm dừng cấp phép giao dịch qua sàn nên trong luận văn này tôi xin
đề cập chủ yếu tới thị trƣờng vàng vật chất tại Việt Nam. Trong phạm vi hẹp của luận
văn thạc sỹ, tôi xin đƣợc đề cập một vài khía cạnh về vàng, biến động giá vàng và thị
trƣờng kinh doanh vàng ở Việt Nam trong mối liên hệ chặt chẽ với giá vàng thế giới,
trong đó, chủ yếu tập trung phân tích những yếu tố có liên hệ chặt chẽ và đóng vai trò
chi phối tới giá vàng trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó phân tích các tác động của các
yếu tố ảnh hƣởng này đến doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hƣởng đến
giá vàng thế giới và Việt Nam trong thời gian vừa qua, tập trung vào những thời điểm
có biến động mạnh, phân tích các ảnh hƣởng tới doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt
Nam. Ngoài ra, luận văn cũng đƣa ra một số dự báo và nhận định về giá vàng trong
thời gian tiếp theo, từ đó đƣa ra một số những khuyến nghị góp phần để thị trƣờng

3




vàng Việt Nam sát với thị trƣờng thế giới hơn, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tƣ và

kinh doanh hiệu quả.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá vàng, tìm hiểu thực trạng hoạt động của
các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam và tác động của các nhân tố ảnh
hƣởng đến các doanh nghiệp này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh
vàng tại Việt Nam
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài các nhân tố ảnh hƣởng đến giá vàng thế giới và
Việt Nam, dự đoán xu hƣớng giá vàng qua các nhân tố ảnh hƣởng và tác động của các
nhân tố ảnh hƣởng tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động của các Quỹ đầu tƣ và tổ chức tài chính
quốc tế, các sản phẩm kinh doanh vàng hiện có tại các ngân hàng thƣơng mại, Sàn giao
dịch vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp
với phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp
phân tích số liệu bằng hồi quy. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các số liệu, bảng biểu
và tài liệu tham khảo từ báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng để thu thập thông tin và phân tích
dữ liệu.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau:

4





Chƣơng 1: Lý luận tổng quan về vàng và kinh doanh vàng
Chƣơng 2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp
kinh doanh vàng tại Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm ổn định giá vàng và hoạt động của các doanh
nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam




5




CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ KINH DOANH
VÀNG
1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1. Đặc điểm tính chất của vàng
1.1.1.1. Đặc điểm chung
Vàng là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Au (tiếng Latinh là aurum nghĩa là
mặt trời, tỏa sáng).
Vàng là một kim loại khá mềm, dễ uốn dát nhất đƣợc biết cho tới hiện tại. Thực
tế, 1 gram vàng có thể đƣợc dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce vàng thành 300 feet².
Là một kim loại mềm nên vàng thƣờng tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho
nó cứng thêm để đạt đƣợc những tiện ích khác khi sử dụng.
Khi ở dạng khối thì vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng và có thể tạo hợp
kim với nhiều kim loại khác, mỗi hợp kim cho một màu khác nhau; hợp kim với đồng
cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với
bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Màu của

vàng rắn cũng nhƣ của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thƣờng tía) đƣợc tạo ra
bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy đƣợc, tạo ra ánh sáng
vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng nguyên thuỷ có chứa
khoảng 8 đến 10% bạc, nhƣng thƣờng nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần
bạc cao (hơn 20%) đƣợc gọi là electrum. Khi lƣợng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và
trọng lƣợng riêng giảm.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn
hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Vàng không bị ảnh
hƣởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích
hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn
nƣớc cƣờng toan thì hoà tan nó. Vàng không phản ứng với hầu hết hóa chất.

6




Vàng đƣợc dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nƣớc và cũng đƣợc sử dụng
trong các ngành trang sức, nha khoa, điện tử. Mã tiền tệ ISO của vàng là XAU (ISO
4217 là tiêu chuẩn quốc tế gồm những mã ba ký tự hay còn gọi là mã tiền tệ để định
nghĩa cho tên tiền tệ và kim loại quý bằng cách định nghĩa theo một troy ounce. Tất cả
những mã cho tên của kim loại quý đề bắt đầu với ký tự “X” cộng với ký hiệu hóa học
của kim loại đó – trong trƣờng hợp của vàng sẽ là XAU).
1.1.1.2.Tính chất tiền tệ của vàng
Vàng hàm chứa trong nó tất cả những điều kiện cần thiết của một phƣơng tiện
lƣu thông tiền tệ: vàng đƣợc công nhận rộng rãi, đƣợc chấp nhận trên toàn cầu, vàng
dễ dàng chuyển đổi và tồn tại dƣới nhiều hình thức tiền tệ. Thêm vào đó, vàng còn có
những lợi thế mà những loại tiền tệ khác không thể có. Một chính phủ không thể in
thêm vàng và gây ra tình trạng lạm phát, cũng không thể phá giá vàng bằng những
biện pháp quyết liệt. Vàng đảm bảo sức mua thực tế, chống lại những ảnh hƣởng của

lạm phát. Thêm vào đó, trong những thời kỳ bất ổn về chính trị và xã hội, vàng trở
thành biểu tƣợng của sự đảm bảo. Tóm lại, để thực hiện đƣợc các chức năng của một
phƣơng tiện lƣu thông tiền tệ, vàng đảm bảo những tính chất cơ bản nhƣ [30]:
Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của một loại tiền
tệ, loại tiền tệ chắc chắn phải đƣợc sẵn sàng chấp nhận trong lƣu thông, nếu mất đi tính
chất này nó sẽ không đƣợc coi là một loại tiền tệ nữa. Ngay trong trƣờng hợp một tờ
giấy bạc do NHTW phát hành cũng có thể mất đi bản chất là một phƣơng tiện lƣu
thông tiền tệ nếu không đƣợc chấp nhận nhƣ là một phƣơng tiện để trao đổi, ví dụ nhƣ
trong thời kỳ siêu lạm phát. Vàng hiện tại vẫn là một phƣơng tiện thanh toán đƣợc
chấp nhận trong hầu hết các giao dịch, từ giao dịch thƣơng mại đến những giao dịch
thƣờng ngày trong dân chúng.
Tính dễ nhận biết: Muốn dễ đƣợc chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, ngƣời
ta có thể nhận ra nó trong lƣu thông một cách dễ dàng. Nhờ những đặc tính lý hóa

7




riêng biệt, màu sắc đặc trƣng, vàng hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Giá trị của
vàng hoặc một món đồ có chứa vàng đƣợc xác định dựa trên hàm lƣợng vàng và độ
tinh khiết của vàng có trong đó, hiện tại, có nhiều phƣơng pháp để thử và xác định tuổi
vàng, độ tinh khiết của vàng, ví dụ nhƣ có những công ty chuyên giám định, phân kim
và xác định hàm lƣợng, chất lƣợng vàng. Trong những giao dịch thƣờng ngày, những
ngƣời có kinh nghiệm có thể căn cứ vào màu sắc, trọng lƣợng tƣơng đối để đƣa ra
nhận xét về vàng.
Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho
ngƣời bán đƣợc nhận đúng số tiền bán hàng còn ngƣời mua khi thanh toán bằng một
loại tiền có mệnh giá lớn thì phải đƣợc nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ
khắc phục đƣợc sự bất tiện của phƣơng thức hàng đổi hàng. Vàng là kim loại mềm và

rất dễ chia nhỏ.
Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện đƣợc chức năng cất trữ giá trị
cũng nhƣ mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền,
chính vì vậy những tờ giấy bạc đƣợc in trên chất liệu có chất lƣợng cao còn tiền xu thì
đƣợc làm bằng kim loại bền chắc.
Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con ngƣời trong việc cất trữ, mang theo,
tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có
kích thƣớc, trọng lƣợng rất vừa phải chứ tiền giấy không đƣợc in khổ rộng ví dụ nhƣ
khổ A4.
Tính khan hiếm: Để dễ đƣợc chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì
nếu có thể kiếm đƣợc nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất
trữ giá trị và không đƣợc chấp nhận trong lƣu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những
kim loại hiếm nhƣ vàng, bạc đƣợc dùng làm tiền tệ và ngày nay NHTW chỉ phát hành
một lƣợng giới hạn tiền giấy và tiền xu. Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tƣơng
đối dài, ít chịu ảnh hƣởng của năng suất lao động tăng lên nhƣ các hàng hoá khác. Sự

8




ổn định của giá trị vàng là do năng suất lao động sản xuất ra vàng tƣơng đối ổn định.
Ngay cả việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất
lao động lên nhiều. Điều này làm cho tiền vàng luôn có đƣợc giá trị ổn định, một điều
kiện rất cần thiết để nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ.
Tính đồng nhất: tiền tệ phải thực hiện đƣợc chức năng là đơn vị tính toán và
phƣơng tiện thành toán, muốn vậy, tiền tệ phải có giá trị nhƣ nhau trong những khoảng
thời gian khác nhau, không phân biệt thời điểm đƣợc tạo ra. Một đồng tiền vàng trị giá
5 USD chẳng hạn, sẽ không có gì khác biệt giữa hai đồng tiền nhƣ thế, thậm chí chúng
đƣợc làm ra cách nhau một khoảng thời gian rất lâu.

1.1.2.Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ
1.1.2.1.Lịch sử tiền tệ của vàng
Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một loại
tiền tệ có vai trò quan trong trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong các thế giới cổ đại,
vàng chủ yếu đƣợc sử dụng làm đồ trang sức, vàng còn là biểu tƣợng của thánh thần,
quyền lực, sự thịnh vƣợng của cả một đế chế. Cuối thời kỳ cổ đại, vàng bắt đầu xuất
hiện trong lƣu thông với tƣ cách là một tiền tệ khi những đồng tiền vàng đầu tiên đƣợc
sử dụng. Do đặc tính dễ dát mỏng, chia nhỏ đƣợc, tính hiếm, vẻ đẹp, khó bị ăn mòn,
trọng lƣợng riêng lớn, vàng đã dần thực hiện các chức năng tiền tệ và trở thành
phƣơng tiện trung gian trong lƣu thông khi hình thức thƣơng mại hàng đổi hàng qua
đi.
Năm 1816, nƣớc Anh quy định giá trị của một ounce vàng dựa trên đồng sterling
và hợp pháp hóa việc đấu giá vàng. Nƣớc Anh khiến vàng hoàn toàn có thể chuyển đổi
với đồng bạc giấy, cả trong mua bán quốc tế và giao dịch khác với thế giới. Những
nƣớc khác ở Châu Âu nhanh chóng đi theo phƣơng thức của nƣớc Anh lập ra và chế
độ Bản vị vàng đầy đủ đƣợc ra đời. Tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ cơ bản của
các quốc gia đƣợc ấn định dựa trên hàm lƣợng vàng đơn vị tiêu chuẩn. Chế độ bản vị

9




vàng đƣợc coi là hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế đầu tiên.
Để hỗ trợ cho các giao dịch thƣơng mại, hầu hết các quốc gia sử dụng một hệ
thống tiền xu bằng kim loại quý nhƣ vàng hoặc bạc. Khi những thƣơng nhân chuyển từ
một loại tiền tệ sang một loại khác, một tỷ giá sẽ đƣợc xác lập. Tỷ giá dùng trong giao
dịch đƣợc xác định dựa trên hàm lƣợng kim loại quý trong một loại tiền tệ so với loại
kia. Bất cứ hệ thống tiền tệ của một quốc gia nào – bạc, đồng bạc giấy hay những
khoản tiền gửi cũng có thể đƣợc chuyển đổi ra vàng.

Tới năm 1875, hầu hết các quốc gia châu Âu đều thực hiện chế độ bản vị vàng.
Hoa Kỳ thực hiện chế độ chuyển đổi sang vàng vào năm 1879. Trong thời gian đó, chế
độ bản vị vàng đã thực hiện các chế độ tiền tệ tƣơng đối tốt, một phần do tình hình
kinh tế chính trị thế giới cho tới chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc các tài khoản nƣớc
ngoài bị khóa, đặc biệt là tài khoản của các nƣớc thuộc phe Đồng minh đã dẫn đến
việc chế độ bản vị vàng bị rơi vào quên lãng vào năm 1914. Trong suốt cuộc chiến
tranh, hầu hết các quốc gia lại trở về với chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, do tỷ lệ lạm
phát tăng mạnh trên toàn thế giới và việc dự trữ và giá trị của vàng tiền tệ tăng lên
khiến cho cán cân thƣơng mại khác đi so với trƣớc chiến tranh. Thêm vào đó, sự khác
biệt quá lớn trong tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia do các hệ quả của chiến tranh đã
khiến cho tình trạng cán cân thƣơng mại của những cực thế giới khác nhau trở nên vô
cùng phức tạp.
Nƣớc Anh đã bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1931 sau những cuộc tấn công
mang tính đầu cơ liên tiếp vào đồng Bảng kể từ năm 1925. Vào năm 1933, vì những lý
do khác nhau, Mỹ cũng bỏ mối quan hệ giữa đồng đôla và vàng.
1.1.2.2.Chế độ Bretton Woods
Với nỗ lực tạo ra một chế độ tiền tệ mới cho thƣơng mại quốc tế, trong đó vàng
sẽ trở thành công cụ tiền tệ duy nhất. Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton
Woods – New Hamshire, Mỹ vào năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các

10




đồng tiền chính và cho phép NHTW đƣợc can thiệp vào thị trƣờng tiền tệ. Chế độ tiền
tệ Bretton Woods có ba điểm khác biệt lớn so với chế độ bản vị vàng cũ.
Thứ nhất, cơ chế này dựa trên hệ thống tỷ giá cố định có thể điều chỉnh tùy theo
hoàn cảnh. Theo thỏa ƣớc của IMF, mỗi đồng tiền quốc gia đƣợc ấn định một tỷ giá
trung tâm với USD và đƣợc phép dao động trong biên độ +/- 1%. Tỷ giá đồng USD tự

nó đƣợc cố định với giá vàng là $35/ounce.
Thứ hai, các nƣớc thành viên của hiệp định buộc phải cam kết chuyển đổi hoàn
toàn tài khoản vãng lai sang đồng nội tệ, việc kiểm soát ngoại hối và vốn đƣợc tiền
hành chặt chẽ để ngăn hiện tƣợng đầu cơ vốn.
Thứ ba, hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International
Monetary Fund – IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International
Bank for Recostruction and Development – IBRD) và thƣờng đƣợc gọi tắt là Ngân
hàng Thế giới (World Bank – WB).
Một đặc điểm cơ bản và nổi bật của chế độ này là chỉ đồng USD đƣợc chuyển
đổi trực tiếp ra vàng với một tỷ giá cố định – 0,888671g vàng nguyên chất, quy định
một ounce vàng có giá 35 USD, thực hiện cơ chế tỷ giá cố định đƣợc xác định trên cơ
sở “ngang giá vàng với USD.” Tất cả đồng bản tệ của các nƣớc khác sẽ quy đổi trực
tiếp qua đồng USD, và nhƣ vậy là chuyển đổi gián tiếp sang vàng. Trong thời kỳ này,
các nƣớc phụ thuộc nhiều và rất chặt chẽ vào lƣợng ngoại hối nắm giữ nhƣ là một
phƣơng tiện cất trữ quốc tế bên cạnh vàng. Việc giá vàng chính thức tăng lên sẽ khiến
cho đồng đôla giảm giá và ngƣợc lại. Vào năm 1945, chính phủ Mỹ nắm giữ gần 70%
lƣợng vàng dự trữ của thế giới. Do đó, có lý do để các NHTW nƣớc ngoài tin tƣởng và
sẵn sàng nắm giữ USD làm dự trữ của mình, bởi vì chính phủ Mỹ cam kết duy trì
chuyển đổi USD ra vàng không hạn chế tại mức giá cố định là $35/ounce; do đó các
NHTW biết rằng mỗi USD trong dự trữ đều đƣợc đảm bảo đổi ra vàng tại mức giá đã
cho.

11




Năm 1960, nhu cầu đầu cơ vàng tăng mạnh do những tin đồn về việc phá giá
đồng USD (tƣơng đƣơng với việc giá chính thức của vàng tăng lên). Nhu cầu sau đó
đối với vàng trên thị trƣờng vàng Luân Đôn và gánh nặng tạo ra với đồng USD tạo

tiền đề thành lập hội vàng Gold Pool – đại diện của một số quốc gia cố gắng bình ổn
giá vàng tại mức 35 USD/ ounce. Nếu mức cầu vàng tại những thị trƣờng này vƣợt quá
cung, giá vàng sẽ đƣợc kìm lại bằng cách bổ sung thêm cho nguồn cung của thị trƣờng
lƣợng vàng các nƣớc thỏa thuận từ dự trữ quốc gia của các nƣớc này.
Vào năm 1967, ngƣời ta phát hiện ra rằng tài sản nợ của Mỹ bằng USD đã vƣợt
quá số vàng dự trữ hiện có; do đó, nếu các NHTW nƣớc ngoài tiếp tục đổi USD dự trữ
của mình ra vàng thì đồng nghĩa với sự sụp đổ của Bretton Woods. Để tránh cho
Bretton Woods khỏi sụp đổ, các NHTW đã thỏa thuận với nhau rằng sẽ không tiếp tục
chuyển đổi USD dự trữ ra vàng nữa. Ngoài ra, các NHTW cũng quyết định từ bỏ can
thiệp lên giá vàng trên thị trƣờng tƣ nhân. Nhƣ vậy, từ đây đã hình thành hai loại giá
vàng: giá vàng chính thức vẫn duy trì $35/ounce và giá vàng tự do đƣợc thả nổi theo
cung cầu trên thị trƣờng.
Năm 1968, việc đồng USD bị mất niềm tin nghiêm trọng đã khiến cho nhu cầu
về vàng tăng quá mạnh, khiến hội vàng Gold Pool tan rã, thị trƣờng vàng Luân Đôn
phải đóng cửa. Một thị trƣờng vàng với hai cơ chế đƣợc hình thành, một cơ chế giữ giá
vàng ổn định ở mức 35 USD/ ounce để thực hiện các thanh toán quốc tế, và một cơ
chế khác cho thị trƣờng mở, mức giá đƣợc xác định dựa trên tình hình của thị trƣờng.
Năm 1971, Mỹ ngừng việc chuyển đổi đồng đôla sang vàng, và trong cùng năm
đó, phá giá đồng đôla bằng cách tăng giá vàng chính thức từ 35 đôla/ ounce lên 38
đôla/ ounce, vào năm 1973, tiếp tục tăng lên 42.22 đôla/ ounce. Nguyên nhân của việc
này là do trong những năm đầu 1960, cán cân thanh toán của Mỹ tƣơng đối ổn định,
nhƣng giữa những năm 1960 cán cân thanh toán trở nên ngày một xấu đi. Ngƣời ta bắt
đầu có cảm nhận rằng USD và một số đồng tiền khác đã đƣợc định giá quá cao; trong

12




khi đó một số đồng tiền còn lại đang đƣợc định giá quá thấp. Những toan tính đầu cơ

đƣợc nhen nhóm và trở thành hiện thực khi vào năm 1967, một loạt các đồng tiền của
các nƣớc phải điểu chỉnh tỷ giá. Cho dù một số đồng tiền đã lên giá, song những nhà
đầu cơ vẫn cho là chƣa đủ liều lƣợng. Hơn nữa giá vàng trên thị trƣờng tự do cao hơn
giá vàng chính thức làm cho các nhà đầu cơ tin tƣởng rằng một cộc phá giá USD là
không tránh khỏi. Một làn sóng đầu cơ khốc liệt tấn công vào USD bằng cách bán ồ ạt
USD để mua đồng Mác Đức và Yên Nhật. Trƣớc áp lực của đầu cơ ngày càng tăng,
buộc tổng thống Nixon vào ngày 15 tháng 8 năm 1971 phải chính thức tuyên bố “đồng
USD không tiếp tục đƣợc chuyển ra vàng nữa”.
Trong nỗ lực nhằm khắc phục chế độ tỷ giá cố định, các nƣớc G – 10 (gồm Bỉ,
Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ) đã cố gắng giải
quyết vấn đề đồng USD đƣợc định giá quá cao bằng cách phá giá USD đối với vàng từ
$35/ounce xuống $38/ounce và nâng giá các đồng tiền khác trung bình 8% so với
USD, ngoài ra còn cho phép mở rộng biên độ dao động của các đồng tiền so với USD
từ +/- 1% lên +/- 2,5%. Dù G-10 đã cố gắng duy trì sự ổn định trở lại của Bretton
Woods nhƣng phá giá và thả nổi đồng tiền lại trở nên hiện thực sau đó, đặc biệt là
chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa các nƣớc công nghiệp ngày càng lớn.
Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi đƣợc coi là chế độ tỷ giá ngƣợc với Bretton
Woods. Nhƣ vậy đã không có bất cứ một thỏa thuận chung nào đƣợc áp dụng cho chế
độ tỷ giá thả nổi và cũng không có thỏa thuận nào về những quy tắc áp dụng đối với
chính sách tỷ giá trong tƣơng lai dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống Bretton
Woods.
Hiện nay, vàng trở thành một loại hàng hóa đƣợc giao dịch trên thị trƣờng vàng
vật chất, tuy nhiên vẫn đƣợc coi là một loại tiền tệ trong chi trả trong giao dịch thƣơng
mại và là công cụ thanh toán nợ giữa các quốc gia trong trƣờng hợp không có phƣơng
thức khác; bên cạnh đó, giao dịch vàng với các hình thức đa dạng nhƣ giao dịch vàng

13





trên tài khoản, vàng tƣơng lai, vàng kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm vàng… đƣợc phát triển
khá mạnh hiện nay.
1.1.3.Dự trữ vàng của NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế
Các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế luôn coi vàng là một phần không thể
thiếu trong danh mục dự trữ và đầu tƣ của mình. Hiện nay, các tổ chức này đang nắm
giữ khoảng 30 nghìn tấn vàng và theo Hội đồng vàng thế giới thì có rất nhiều nguyên
nhân khiến các tổ chức này dự trữ vàng [31].
Thứ nhất, các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế dùng vàng để đa dạng hóa
danh mục dự trữ tiền tệ bởi xuất phát từ thực tế giá trị của vàng đƣợc xác định bởi
cung và cầu trên thị trƣờng vàng thế giới trong khi các loại tiền tệ và chứng khoán
chính phủ lại phụ thuộc vào lời hứa và các biến thể trong chính sách tài chính, tiền tệ
của NHTW.
Thứ hai, không giống nhƣ các loại tiền tệ khác thƣờng bị mất giá trong một thời
gian dài thì vàng luôn giữ giá trị và tăng giá trị, do đó vàng rất thích hợp cho việc dự
trữ của NHTW để đảm bảo an toàn về kinh tế cho các tổ chức này.
Thứ ba, một số quốc gia trƣớc đây luôn kiểm soát tỷ giá và các tài sản có giá
khác, điều này dẫn đến việc NHTW và các tổ chức tài chính nắm giữ chứng khoán
nƣớc ngoài dễ bị tổn thƣơng khi các quốc gia có động thái thay đổi chính sách tiền tệ.
Khi đó, vàng với tính thanh khoản cao là yếu tố cần thiết để các tổ chức này nắm giữ
nhằm dễ dàng bán ra khi cần.
Thứ tư, vàng là một hình thức bảo hiểm đối với các biến động xấu của nền kinh
tế. Trong các trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ chiến tranh, lạm phát, cô lập kinh tế… thì vàng
là nguồn tài nguyên có tính thanh khoản cao, đƣợc chấp nhận nhƣ là một phƣơng tiện
thanh toán hay là vật thế chấp cho vay. Vì những lí do trên, nền kinh tế và dân chúng
sẽ tự tin khi biết NHTW của quốc gia họ có dự trữ vàng.

14





Vậy, các NHTW và tổ chức tài chính dự trữ vàng bao nhiêu là đủ? Đây là vấn đề
các nƣớc và các NHTW phải quyết định tùy thuộc vào từng hoàn cảnh tình trạng nền
kinh tế. Tỷ lệ dự trữ vàng trung bình quốc tế là 10,2% nhƣng trong EU là trên 50%,
Mỹ giữ khoảng 75% vàng trong tổng dự trữ tiền tệ. (Xem phụ lục 01)
Theo số liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), lần đầu tiên trong 21
năm qua, các ngân hàng trung ƣơng trên thế giới trở thành những nhà mua ròng vàng
trong năm nay, trong đó Trung Quốc là nƣớc mua nhiều nhất với 454 tấn.
Các nền kinh tế mới nổi khác nhƣ Nga và Ấn Độ giữ vị trí thứ hai và thứ ba về
mua vàng. Tháng 10/2009, Ấn Độ đã mua 200 tấn vàng từ IMF và đây là mức mua
vào lớn nhất của NHTW quốc gia này trong vòng 30 năm qua. Những nền kinh tế nhỏ
hơn nhƣ Phillipines, Kazakhstan, Sri Lanka và Mexico cũng đang chuyển đổi nguồn
dự trữ sang vàng.
Động thái mua vàng đƣợc coi là công cụ đầu tƣ hiệu quả nhất khi viễn cảnh đồng
USD chƣa thực sự sáng sủa. Bên cạnh đó, nhu cầu trên thế giới tăng khi nguồn khai
thác có hạn khiến vàng luôn là kim loại quý đƣợc chú ý nhiều nhất. Dòng vốn chảy
vào vàng trong năm qua đƣợc coi là điểm đánh dấu rất ấn tƣợng khi vàng đạt mức cao
nhất với 1126 USD/ounce và tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm qua.
Bảng 1.1: Danh sách 15 quốc gia và tổ chức tài chính dự trữ vàng nhiều nhất
thế giới (tính đến tháng 6/2009)
Xếp
hạng
Tên quốc gia, tổ chức tài chính
Số lƣợng
vàng dự trữ
(tấn)
Tỉ lệ dự
trữ
(%)

Trị giá
vàng dự
trữ
(tỷ USD)
1
Mỹ
8.133,5
68,7
271,1
2
Đức
3.407,6
64,6
113,6

×