Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề Tài Thi Thành Phố Cô Châu Ht.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở MÔI TRƯỜNG BÊN NGỒI TRƯỜNG HỌC
PHẦN I: Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ thơ là
tương lai của Đất nước, là hạnh phúc của mọi gia đình, chính vì vậy việc chăm
sóc và giáo dục trẻ ngay khi trẻ đang còn ở lứa tuổi mầm non là điều rất quan
trọng.
Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,…”
Trẻ thơ là độ tuổi cần được chăm sóc, bảo vệ, đùm bọc, chở che, dạy dỗ
của người lớn để hình thành những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội, chính
vì thế mà mục tiểu cuả giáo dục cấp học mầm non là giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mĩ, hình thành tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi
dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp
học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Thông qua các kết quả nghiên cứu thì mầm non là cấp học quan trọng
nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu
cho trẻ. Trong giáo dục mầm non mỗi một giáo viên có nhiệm vụ xây dựng
những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người, vì
thế để trẻ phát triển tồn diện về các mặt, đức, trí, thể, mỹ thì chúng ta cần cho
trẻ tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngồi, mơi trường xã hội bên ngồi
khơng chỉ là đối tượng để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm mà còn là
phương tiện để giáo dục. Việc tổ chức cho trẻ tích cực tham gia các buổi ngoại
khóa trải nghiệm với mơi trường xã hội bên ngồi trường học sẽ giúp trẻ hình
thành, củng cố và phát triển những kiến thức về sự vật, hiện tượng thiên nhiên,
các nghành nghề trong xã hội, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở
rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới bên ngoài. Đặc biệt, việc cho trẻ được tiếp xúc,


trải nghiệm về thực tế luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt
động, phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi, phát
triển óc quan sát, phán đốn và năng lực hoạt động trí tuệ, nhận được sự đón
nhận tích cực từ trẻ cũng như ba mẹ trẻ. Những giờ học trở nên thú vị và mới
mẻ hơn để trẻ cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Với những trăn trở đó, lịng u nghề mến trẻ trong tơi lại thơi thúc mình
phải làm điều gì đó để trẻ mở rộng thêm hiểu biết với mơi trường trải nghiệm
bên ngồi trường học nên tơi đã mạnh dạn đưa ra đề tài "Một số biện pháp giúp
trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi trường
học” tại trường mầm non Sơn Ca.
PHẦN II: Nội dung


1. Đánh giá thực trạng
Thực hiện sự chỉ đạo của Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đơng
Hà, Trường Mầm non Sơn Ca tiếp tục thực hiện chương giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, kết hợp các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới và đặc biệt
là phương pháp giáo dục trải nghiệm cho trẻ để trẻ tự tin mạnh dạn có những kỹ
năng cần thiết ở lứa tuổi mầm non 4-5 tuổi.
Nhưng trên thực tế, Trường Mầm non Sơn Ca có những thuận lợi và khó
khăn sau:
1.1. Thuận lợi
- Nhà trường ln đón nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Phịng
GD&ĐT TP Đơng Hà sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, mơi trường tinh thần
thân thiện, khơng khí làm việc trong nhà trường hăng say, đoàn kết và thể hiện
tình yêu thương với con trẻ.
- Trường trang bị đầy đủ trang thiết bị, áo quần, trang phục của các ngành
nghề trong xã hội.
- Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên và đa số là trẻ, nhiệt tình

trong cơng việc, u nghề mến trẻ.
- Giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, có trình độ chun mơn vững
vàng, nắm vững phương pháp, được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn về
giáo dục tiên tiến trên các thành phố lớn và tham quan trải nghiệm tại các
trường học của Singapore.
- Được sự hướng dẫn, giúp đở, chỉ đạo sát sao về chuyên môn và tạo điều
kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu trường mầm non Sơn Ca, sự giúp đở nhiệt
tình của các đồng nghiệp trong tổ.
- Được sự quan tâm đồng hành của ba mẹ trẻ
Bản thân tơi là một giáo viên ln có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng
nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ. Chính vì thế mà tơi ln xác định mục đích, ý
nghĩa của việc chăm sóc, giáo dục trẻ, từ đó tơi ln có ý thức tự học hỏi ở đồng
nghiệp trong trường và các trường bạn, học hỏi qua intenet từ cấp trên, thường
xuyên tìm những biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp trẻ lớp mình phát triển tồn
diện hơn trong tất cả mọi lĩnh vực.
1.2. Khó khăn
- Một số ba mẹ trẻ còn e ngại khi cho trẻ tham gia hoạt động bên ngồi
trường học.
- Trẻ lớp tơi chủ yếu là con em thành phố, được ba mẹ, gia đình bao bọc
nên khó khăn cho việc hoạt động trải nghiệm.
- Trường nằm trung tâm thành phố nên các hoạt động trải nghiệm trong
các chủ đề thế giới thực vật, thế giới động vật hay các làng nghề còn gặp khó
khăn.
1.3. Khảo sát tình hình của trẻ
Với mục đích thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp nhằm gây hứng
thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi trường


học đạt kết quả cao và thực sự có chất lượng, đáp ứng được tình hình thực tế của
lớp tơi phụ trách độ tuổi 4 – 5 tuổi, tạo mọi điều kiện phù hợp với khả năng của

trẻ lớp mình thì đây là một việc rất quan trọng.
Để đánh giá được chính xác các kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cơ bản
của trẻ khi tham gia trải nghiệm thực tế, ngay từ đầu tháng 8 của năm học, bản
thân tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và
việc trao đổi với ba mẹ trẻ trong quá trình hứng thú khi trẻ hoạt động trải
nghiệm bên ngoài trường học.
Cụ thể kết quả khảo sát trẻ đạt được ở mức độ sau:
Các tiêu chí
Khả năng quan sát sự vật, hiện
tượng khi trẻ hoạt động trải
Khả năng truyền đạt
nghiệm ngoài trường học
Đ

Đ

Sỉ số trẻ 30
18
12
20
10
Tỷ lệ %
60
40
67
33
2. Trình bày các biện pháp
Từ thực trạng trên bản thân tơi ln suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để
xây dựng các nôi dung để trẻ hoạt động đạt hiệu quả.
2.1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ngoài trường

học
- Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm, tơi ln ln tìm tòi, trăn trở làm
sao để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi trường
học đạt kết quả cao, gắn kết được sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, ngay
từ đầu nhờ sự hướng dẫn của bộ phận chuyên môn nhà trường, bản thân tôi
cùng với cô giáo chủ nhiệm trong lớp đã xây dựng chương trình để cùng phối
hợp ba mẹ trẻ trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môi trường bên ngoài
trường học như sau:
2.1.1. Xây dựng kế hoạch theo chủ đề:
- Tôi căn cứ trên kế hoạch chủ đề của năm học để xây dựng hoạt động trải
nghiệm cho trẻ lớp tơi.
Ví dụ: - Chủ đề bản thân: tham quan trải nghiệm tại siêu thị
- Chủ đề Nghề nghiệp: tôi xây dựng cho trẻ trải nghiệm tại đơn vị công an
PCCC&CNCH công an tỉnh Quảng Trị. Các đơn vị bộ đội
- Chủ đề Thế giới thực vật: Tôi xây xựng cho trẻ trải nghiệm tại vườn dưa
Triệu độ; tại vườn rau của các chú bộ đội
- Chủ đề Quê hương – Đất nước Bác Hồ: Trẻ trải nghiệm tại Thành cổ
Quảng Trị; Khu tưởng niệm nhà cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn; công viên Lê Duẩn;
Bảo Tàng Quảng Trị.
2.1.2. Xây dựng kế hoạch thực hành trải nghiệm:
- Tôi cùng đồng nghiệp luôn học hỏi để nâng cao kỹ năng quản lý trẻ ở
mơi trường ngồi trường học trong cách tạo ra các trị chơi đội nhóm, gây sự
chú ý, đi theo hàng không chen lấn, không tự ý ra khỏi hàng,… Lên chương


trình kịch bản, trình Ban giám hiệu phê duyệt, liên hệ các địa điểm trẻ cần trải
nghiệm để kịp thời thông báo tới ba mẹ trẻ để ba mẹ trẻ đồng hành cùng các
con.
- Để một buổi hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho trẻ lớp tơi thì tơi và giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch từ khâu chuẩn

bị như: dụng cụ y tế, khăn ứt, khăn giấy, vòng dã ngoại, loa báo động, còi, dây
thừng, mũ, nước, bánh, sữa,…
- Kế hoạch đề xuất nhà trường mua sắm trang phục để trẻ được thực tế
đóng vai khi cho trẻ thực hành trải nghiệm như quần áo bà ba khi vào vai bác
nông dân, quần áo bộ đội khi làm chú bộ đội tí hon, hay chú lính cứu hỏa,…Khi
trẻ được mang trang phục đúng với nghề nghiệp trẻ được tiếp xúc là một trong
những phương tiện để giúp trẻ thực hành trải nghiệm với mơi trường ngồi
trường học một cách tích cực nhất và đạt nhiều kết quả tốt.
2.1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi
trường học cho trẻ:
- Tôi luôn trao đổi với ba mẹ trẻ kế hoạch hoạt động của các con trong và
ngoài trường học trong mỗi chủ đề của trẻ lớp tôi. Tơi ln cho trẻ làm quen với
mơ hình tại trường học trước, để trẻ có thể hình dung được khi trải nghiệm thực
tế. Có kế hoạch cụ thể chi tiết về lịch trình của trẻ giờ có mặt tại lớp, giờ tập
trung tại sân, giờ xuất phát và giờ về; trang phục của trẻ, giày có quai hậu để
tránh trường hợp trẻ ngã, mũ đồng phục của trẻ.
Ví dụ trong hoạt động Trải nghiệm tại siêu thị, để trẻ thực hiện tốt khi trải
nghiệm thực tế, trong quá trình các giờ hợt động tại trường, tôi đã giới thiệu cho
trẻ về siêu thị trong chủ đề bản thân ở chủ đề nhánh “bé cần gì để lớn lên khỏe
mạnh” để trẻ tri giác được khuôn viên siêu thị như thế nào, các gian hàng bố trí
ra sao, cách thức mình mua hàng. Sau khi tôi đã cung cấp kiến thức trẻ sẽ được
trải nghiệm thực tế tại siêu thị mini của Trường Mầm non Sơn Ca, trẻ tự vào
tham quan, mua hàng và tự thanh tốn hàng mà mình đã chọn tại quầy thu ngân


Một số hình ảnh bé tập đi siêu thị mini Sơn Ca độ tuổi 4-5 tuổi

- Đối với hoạt động trải nghiệm trong chủ đề nghề nghiệp, kỷ niệm ngày
thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 hay công việc của các chú lính
cứu hỏa khi rèn kỹ năng thớt hiểm khi có cháy nổ xảy ra, tơi cùng giáo viên

trong tổ tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các chú bộ đội, kỹ năng thoát hiểm để trẻ
biết được công việc, trang phục của các chú để các con tri giác và hiểu về ngành
nghề mà cô cho trải nghiệm, gieo hạt giống ước mơ trở thành cô chú bộ đội,
công an để bảo vệ biên giới hải đảo và sự bình yên cho tổ quốc (Video trong
thuyết trình)

Một số hình ảnh chú bộ đội tí hon tại trường độ tuổi 4-5 tuổi


Một số hình ảnh bé tập làm lính cứu hỏa tý hon tại trường độ tuổi 4-5 tuổi

- Đối với các hoạt động làm nơng dân nhí hay trải nghiệm các danh lam
thắng cảnh, để trẻ hiểu hơn về công việc của các bác nơng dân thì tơi đã xây
dựng mơ hình tại trường để trẻ đóng vai thành các bác nông dân thu hoạch mùa
màng để trẻ hiểu hơn và hứng thú hơn với cơng việc đó, từ đó khi được hoạt
động thực tế ngoài trường học trẻ sec không ngỡ ngàng, không lạ lẫm mà thấy
rất than quên, tự tin để trẻ trải ngiệm vì các kỹ năng đó trẻ đã được thực hiện
rồi.


Một số hình ảnh bé tập làm nơng dân tại trường độ tuổi 4-5 tuổi

- Đối với các hoạt động trải nghiệm về các danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử tơi có kế hoạch cho trẻ tìm hiểu qua hình ảnh trực quan trên màn ảnh
nhỏ để trẻ được khám phá thế giới quan qua lăng kính riêng của trẻ, từ đó làm
tiền đề để trẻ đi khám phá trải nghiệm thực tế. Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ.
Phần III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế tổ chức
các hoạt động CSGD trẻ tại trường Mầm non Sơn Ca
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tạo cho trẻ sự hứng thú, tị mị,
khích thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh, theo hướng trải

nghiệm cho trẻ một cách phù hợp và cụ thể. Rèn kỹ năng tự tin, các kỹ năng
sống, giá trị sống cho trẻ như các kỹ năng tự phục vụ, biết xếp hàng chờ đến
lượt, kỹ năng tự lập: biết gấp chăn màn ngọn gàng, cất giày dép đúng nơi quy
định như các chú bộ đội, tự bảo vệ bản thân khi có cháy nổ xảy ra, rèn cho trẻ
tính cẩn thận, biết yêu quý quê hương Đất nước Bác Hồ, biết kính trọng những
anh hùng đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc hịa bình. Từ đó trẻ phát triển tốt về mọi
mặt, thích khám phá về thế giới xung quanh, phát triển tư duy não bộ trẻ tốt
hơn, trẻ sẽ hỏi nhiều câu hỏi “vì sao” hơn. Khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn,
vốn kiến thức của trẻ sẽ nhiều hơn.
Qua các hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi trường học giúp
các con tránh được các hội chứng tự kỷ nhẹ hay tăng động, giúp các con tự tin
mạnh dạn, không xa lạ với mơi trường bên ngồi trường học, tránh xa những trị
chơi khơng lành mạnh trên điện thọai, giúp trẻ học mọi lúc mọi nơi, thỏa mãn
niềm đam mê khám phá của trẻ, từ đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng cần
thiết, phát triển hài hòa về Đức – Trí – Thể - Mĩ. Khi tổ chức hoạt động trải
nghiệm, chúng tơi khuyến khích ba mẹ trẻ cùng tham gia với các con để gắn kết
tình cảm giữa ba mẹ với trẻ, sự phối hợp tốt giữa phụ huynh và cô giáo. Trẻ và
cô. Sau một thời gian áp dụng cho trẻ lớp tôi, độ tuổi 4 – 5 tuổi, kết quả đạt
được như sau:


1. Kết quả trên trẻ
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT
ĐẦU NĂM
TIÊU CHÍ
N
%
1. Khả năng quan sát
18
60


CUỐI NĂM
N
%
25
83

Số lượng
trẻ
2. Khả năng truyền đạt
20
67
28
93
N = 30
-Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt. Trẻ được tự mình trải nghiệm,
tìm tịi khám phá thiên nhiên, xã hội, nghề nghề, thế giới xung quanh trẻ , hứng
thú trong hoạt động trải nghiệm ngoài trường học, khơng cịn e dè sợ bẩn, sợ
ngã và khơng cịn sợ đám đơng.
Khi tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài trường học trong chủ đề thực vật
ngoại hoạt động trẻ được tự tay hái quả dưa hay luống rau trẻ còn biết được lá
của quả dưa như thế nào? Bãi đất nơi quả dưa đó lớn lên ra sao? Người nông
dan vất vả như thế nào? Trong vườn dưa đó cịn có các cây rau khác, cây cỏ mà
có thể lần đầu tiên trẻ mới nhìn thấy.
Hay các luống rau xanh mơn mởn của các chú bộ đội trồng vì sao đẹp thế,
vì sao cây bắp cải lại cuộn tròn thư thế, một ngày trải nghiệm của trẻ bên ngoài
trường học rất thú vị và mở ra cho các con nhiều tri thức để các con mở ra giấc
mơ hồng. Qua các hoạt động trải nghiệm trẻ tự khẳng định mình, tự tin, mạnh
dạn và chủ động trong thực hiện các hoạt động khác nhau.


Hình ảnh trải nghiệm tại vườn dưa và vườn rau độ tuổi 4-5 tuổi

- Qua hoạt động trải nghiệm mơi trường ngồi trường học giúp trẻ chủ
động hứng thú tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp
tác với bạn bè. Trẻ nhận thức được hành vi tốt – xấu, đúng - sai trong cuộc
sống. Trẻ trở nên có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc
bảo vệ cây xanh, bảo vệ mơi trường, biết yêu quý, tôn trọng các nghành
nghề....Trẻ rất hứng thú khi được tham gia trải nghiệm thực tế bên ngoài
trường học và thực hiện các kỹ năng rất tốt.


Hình ảnh trải nghiệm Cơng an PCCC&CNCH độ tuổi 4-5 tuổi

Hình ảnh trải nghiệm tại bảo tàng, thành cổ độ tuổi 4-5 tuổi

Hình ảnh trải nghiệm tại siêu thị độ tuổi 4-5 tuổi

- Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tơi thấy rằng trẻ lớp mình đã hứng
thú hơn trong quá trình hoạt động, tự tin, mạnh dạn khám phá những điều mình
muốn, đưa ra những câu hỏi để trẻ thở trí tị mị, khơng rụt rè, khơng nhút nhát,
biết được các địa danh mà trẻ đã được trải nghiệm, biết được các sự vật hiện
tượng bên ngoài trường học rất đa dạng và phong phú, 1 con sâu trên lá rau
cũng đủ để trẻ cùng nhau trao đổi, tranh luận với nhau say sưa và đưa ra nhiều ý
kiến để cô củng cố lại. Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động trải nghiệm
ngoài trường học tốt.
Cụ thể là trước khi thực hiện số trẻ đạt khả năng hứng thú quan sát trong
hoạt động là 18 bạn chiếm 60%, khả năng truyền đạt là 20 bạn chiếm 67%. Sau


khi thực hiện các biện pháp trên thì số lượng trẻ đạt nhiều hơn: Khả năng hứng

thú quan sát tăng lên 27 bạn chiếm 90%, khả năng truyền đạt tăng lên 28 bạn
chiếm 93%. Đây là kết quả đáng mừng cho tôi và các bạn nhỏ cũng như ba mẹ
trẻ. Các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng kỹ luật của trẻ rất tốt
2. Về giáo viên
Bằng sự luôn cố gắng của bản thân đã học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động trải nghiệm ở mơi
trường bên ngồi trường học tại Trường Mầm non Sơn Ca, qua quá trình nghiên
cứu áp dụng, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động trải nghiệm bên
ngoài trường học, bên cạnh đó tơi trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật cuộc
sống trong hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động trải nghiệm ngồi
trường học nói riêng để giảng dạy trẻ theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm tốt hơn.
Tạo ra môi trường học tập phong phú với nội dung từng chủ đề với những
trải nghiệm hấp dẫn, thu hút sự chú ý tập trung của trẻ.
Cung cấp thêm vốn kiến thức cho bản thân về hoạt động trải nghiệm, kỹ
năng truyền đạt, nắm vững nội dung chương trình và có kỹ năng sử dụng linh
hoạt các phương pháp, ln có ý thức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
cho trẻ các hoạt động trải nghiệm ngồi trường xảy ra theo hướng tích cực, các
hoạt động của trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm.
Luôn tạo môi trường cho trẻ học tập “chơi mà học, học bằng chơi” luôn
động viên kịp thời và giúp trẻ trải nghiệm khám phá tạo điều kiện tốt nhất để trẻ
phát triển tư duy.
3.Về phía phụ huynh
- Phụ huynh rất đồng tình với tôi trong các kế hoạch hoạt động trải nghiệm
bên ngồi trường học. Từ đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ được tầm
quan trọng của việc dạy trẻ các kỹ năng sống qu phương pháp trải nghiệm thực
tế ngoài trường học ở lứa tuổi này, cùng phối kết hợp với cô giáo để tạo điều
kiện cho trẻ được thỏa sức khám phá và trải nghiệm. Qua đó đạt kết quả trên trẻ
cao điều này góp phần nâng cao chất lượng trẻ. (Video đánh giá trong phần

thuyết trình)
IV. Kết luận
1. Ý nghĩa của biện pháp
-Trong quá trình thực hiện các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với
hoạt động trải nghiệm ở mơi trường bên ngồi trường học, giúp tơi hiểu rằng:
Hãy thể hiện tình u thương trẻ bằng cách mang đến niềm vui cho trẻ mỗi ngày
khi đến trường. Tôi đã thành công trong việc thực hiện và đã lơi cuốn được sự
ham thích tìm tịi khám phá của trẻ với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm để phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Là một giáo viên đứng lớp,
ngồi có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thật sự, mặt khác người giáo viên cần phải
tự học tự rèn nâng cao trình độ, chun mơn của mình, phải thật sự kiên trì
và nhẫn nại, yêu trẻ như con, yêu trường như nhà.


- Bản thân chủ động hơn, linh hoạt hơn và sáng tạo hơn trong công tác
soạn giảng cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Đồng thời có
nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc tổ chức môi trường giáo dục, tạo
thêm nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm ở môi trường
bên ngồi.
-Trẻ hứng thú, nhanh nhẹn, linh hoạt và có nhiều kỹ năng hơn khi tham gia
các hoạt động trải nghiệm.
-Từ những việc làm thiết thực của bản thân, tôi đã tạo được niềm tin từ
phía phụ huynh, ln quan tâm, ủng hộ các hoạt động của trường, của lớp và
đặc biệt là đã tham gia nhiệt tình vào các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
Như vậy tổ chức tổ động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi ở môi trường ngồi
trường học là góp phần trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện
cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội,
góp phần rất lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Việt
Nam.
2. Kiến nghị và đề xuất

2.1. Đối với nhà trường
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi là người làm công tác trực tiếp giảng dạy
trên lớp, tôi rất mong được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trường, Ban giám
hiệu nhà trường.
2.2. Đối với Phòng giáo dục
Tăng cường xây dựng các chuyên đề về kỹ năng trải nghiệm tại các buổi
tập huấn chuyên môn về phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ở mơi
trường bên ngồi trường học.
Tóm lại, Tôi luôn cho rằng là giáo viên mầm non trước hết phải có sự nhiệt
huyết u nghề mến trẻ, khơng ngừng tìm tịi sưu tầm, học hỏi, suy nghỉ đưa ra
các phương pháp, hình thức hay hơn nữa trong các hoạt động, giúp trẻ ngoan
ngoãn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trên đây là một số biện pháp và kết quả đạt được trong thời gian qua tại
Trường Mầm non Sơn Ca thành phố Đông Hà. Chắc chắn nội dung của biện
pháp sẽ cịn nhiều thiếu sót kính mong Hội đồng giám khảo cùng các bạn đồng
nghiệp xem xét góp ý để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Đông Hà, ngày 15 tháng 01 năm
2024
Hiệu trưởng xác nhận
Người viết

Nguyễn Thị Châu



×