Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chất lượng viên chức tại trung tâm y tế huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.62 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VI THỊ HUYỀN TRÂM

CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – NĂM 2023


Cơng trình được hồn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tiến Dũng

Phản biện 1: TS. Lê Cẩm Hà
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hƣng

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp 5A Nhà. G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,


Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội.
Thời gian: Vào hồi 14 giờ ngày 27 tháng 6 năm 2023

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc
trên Web Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Vì thế, đây ln là lĩnh
vực được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển
kinh tế. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: “Bảo đảm mọi người
dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an
toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần” và “Nâng cao chất lượng dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng
quá tải ở các bệnh viện tuyến trên” [47]. Trong hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh
của nhà nước, Trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(gọi chung là tuyến huyện) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở cấp cơ sở, có vai
trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại địa phương.
Theo quy định hiện hành, TTYT tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế, có tư cách
pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng; có chức năng cung cấp dịch vụ
chun mơn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản
lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y
tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh,

Trung ương và chịu sự quản lý nhà nước (QLNN) của Ủy ban nhân dân (UBND)
cấp huyện.
Viên chức TTYT tuyến huyện khá đang dạng về chuyên môn, bao gồm các
bác sĩ, y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên cho đến những người làm cơng tác tổ chức,
hành chính, kế tốn… Viên chức khơng chỉ phải đáp ứng yêu cầu về chuyên
1


môn mà cả về đạo đức, y đức, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi
ngộ đặc biệt. Chất lượng viên chức có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo
khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người
dân, đặc biệt là trong bối cảnh có sự gia tăng của các bệnh lây nhiễm và
không lây nhiễm hiện nay và tình trạng dần già hóa của dân số. Nâng cao chất
lượng viên chức của TTYT tuyến huyện nói riêng và ngành y tế nói chung là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế, bao gồm việc xây dựng
cán bộ y tế ở tuyến cơ sở có trình độ, giảm tải áp lực cho các bệnh viện tuyến
trên trong khám chữa bệnh, cụ thể là: “Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số
lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng
phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ
đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ
thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế” [46].
TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ là ĐVSNCL trực thuộc Sở y tế
tỉnh Phú Thọ, được hình thành trên cơ sở sáp nhập TTYT dự phòng với Bệnh
viện đa khoa huyện Thanh Ba và đi vào hoạt động năm 2017 với tổng số viên
chức hiện nay là 362 người. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Ba và các huyện lân cận, là địa
bàn trung du, miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Trung tâm
cũng thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nhân lực chất lượng cao, nâng cao
chất lượng viên chức nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cho người

dân, đồng thời với việc đảm bảo tự chủ về tài chính của đơn vị. Hiện nay, về
cơ bản, TTYT huyện Thanh Ba có nguồn nhân lực trẻ, trình độ chun mơn
tương đối cao, nhiệt huyết với nghề.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu khám, chữa bệnh và đòi hỏi
đối với chất lượng dịch vụ y tế của người dân khu vực ngày càng cao, mơ hình
2


quản trị bệnh viện cũng đòi hỏi phải đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu
quả, ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi chất lượng viên chức,
bao gồm cả y, bác sỹ và những người làm công tác quản trị bệnh viện phải
không ngừng nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển và tự chủ tài chính ngày
càng cao của Trung tâm. Bên cạnh đó, cơ cấu bệnh tật ngày càng thay đổi,
dịch bệnh ngày càng phức tạp cũng đặt ra áp lực trong việc nâng cao trình độ
và đảm bảo cơ cấu về chun mơn hợp lý. Cơ sở vật chất được mở rộng, số
giường bệnh tăng lên, trang thiết bị ngày càng hiện đại, cạnh tranh với cơ sở y
tế tư nhân cùng khu vực cũng đòi hỏi việc phải mở rộng các kỹ năng cần thiết
trong công việc cho viên chức để đáp ứng các đòi hỏi mới.
Đặc biệt là, những năm gần đây, nhà nước đang đề ra hàng loạt các cải cách
quan trọng liên quan đến đổi mới ĐVSNCL, bao gồm cả trong lĩnh vực y tế. Nghị
quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL đặt ra yêu cầu:
“Giảm mạnh đầu mối… tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng
cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi NSNN cho ĐVSNCL
để cơ cấu lại NSNN, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên
chức trong ĐVSNCL. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh
mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp cơng”

[2]. Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2018 về chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19, trong đó có nhiệm vụ:

“Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử
dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức” [2]. Các chính sách này đặt ra yêu cầu
cấp bách cho các TTYT trong việc nâng cao chất lượng viên chức để phát triển
thị trường dịch vụ, đảm bảo thu nhập, đời sống cho chính người lao động.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu đề tài: “Chất lượng
viên chức tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” là cần thiết, có
3


tính ứng dụng cao để nghiên cứu thấu đáo các hạn chế, vướng mắc cịn đặt ra,
từ đó đề xuất phương án, giải pháp cho việc nâng cao chất lượng viên chức tại
Trung tâm đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế, đặc thù của đơn vị và
địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới các ĐCSNCL của Nhà nước và nhu cầu
ngày càng cao của người dân.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trên thực tế, các cơng trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài
luận văn khá đa dạng, với đối tượng nghiên cứu và khảo sát phong phú:
Một là, một số cơng trình nghiên cứu về chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng
viên chức các ĐVSNCL.
Hai là, một số cơng trình có nội dung nghiên cứu trực tiếp về đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng viên chức y tế.
Ba là, một số cơng trình có nội dung nghiên cứu trực tiếp về đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng viên chức y tế tuyến huyện.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên đã bước đầu hệ thống hóa, phân tích
làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng viên chức y tế, nêu lên
được một số hạn chế đặt ra trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp giải quyết
phù hợp với tình hình, bối cảnh, thực trạng tại địa phương và bệnh viện mà
các tác giả lựa chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu, là cơ sở để kế thừa
nghiên cứu trong đề tài này.
Tuy nhiên, các hạn chế chỉ ra thường gắn liền và mang tính đặc thù của

bệnh viện, địa phương được lựa chọn, các giải pháp cũng có thể phù hợp hoặc
khơng cịn phù hợp với bối cảnh hiện tại hoặc với thực tiễn đặt ra tại các bệnh
viện, địa phương khác nhau. Tại TTYT huyện Thanh Ba, cho đến nay chưa có
cơng trình nghiên cứu nào tổng kết, đánh giá về thực trạng chất lượng viên chức
của Trung tâm để đề ra các giải pháp trọng tâm, phù hợp với thực tế của Trung
tâm và địa phương. Vì vậy, đề tài luận văn “Chất lượng viên chức tại Trung tâm
4


y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” có tính mới xét từ khía cạnh thực tiễn để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong nâng cao chất lượng viên chức cho TTYT
huyện Thanh Ba, cũng là đơn vị công tác của học viên với những đặc thù
riêng của đơn vị này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng viên chức tại
TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất các định hướng và
giải pháp nâng cao chất lượng viên chức phù hợp với thực tế và chiến lược
phát triển của TTYT huyện Thanh Ba thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu chính sau đây:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng viên chức của TTYT tuyến
huyện như: Khái niệm, đặc điểm; nội dung cấu thành và tiêu chí đánh giá chất
lượng; các điều kiện bảo đảm chất lượng và kinh nghiệm hoàn thiện chất
lượng viên chức của TTYT tuyến huyện.
Hai là, phân tích, đánh giá tổng thể chất lượng viên chức tại TTYT huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đang đặt ra.

Ba là, đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng viên chức tại

TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đặt ra
Đảng, nhà nước, yêu cầu của thực tế và chiến lược phát triển của Trung tâm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là chất lượng viên chức của TTYT
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5


- Về nội dung: chất lượng viên chức tại TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Về không gian: nghiên cứu, đánh giá chất lượng viên chức tại TTYT
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và kinh nghiệm tại một số TTYT tuyến huyện
của Việt Nam.
- Về thời gian: Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2018 (sau khi sáp
nhập TTYT dự phòng với Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Ba thành TTYT
huyện Thanh Ba) đến nay, các đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo từ năm

2022-2030.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử làm phương pháp luận trong việc nghiên cứu các nội dung của Luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp tiếp cận: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý
thuyết, ứng dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp: các lý luận về viên chức,
chất lượng viên chức, các nội dung cấu thành và tiêu chí đánh giá chất lượng
viên chức y tế được sử dụng để làm căn cứ đánh giá thực trạng chất lượng
viên chức TTYT huyện Thanh Ba, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các

giải pháp hoàn thiện.
- Về phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu:
Trước hết, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ
các báo cáo, thống kê của các khoa, phòng, TTYT huyện Thanh Ba, kết quả
khảo sát, điều tra, các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí, thu
thập thơng tin tại các hội thảo khoa học và qua việc tham gia xây dựng, hồn
thiện các văn bản, cơng tác nâng cao chất lượng viên chức tại Trung tâm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, viết báo cáo nghiên cứu: Phương pháp
thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp đánh giá; Phương
6


pháp so sánh; Phương pháp dự báo khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết thúc quá trình nghiên cứu, Luận văn dự kiến đạt được những kết
luận, kết quả có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận: Luận văn hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận về chất
lượng viên chức TTYT tuyến huyện như: Khái niệm, đặc điểm của viên chức
TTYT tuyến huyện; nội hàm khái niệm chất lượng viên chức; đặc biệt là xác
định các nội dung cấu thành và tiêu chí đánh giá chất lượng, các điều kiện bảo
đảm chất lượng viên chức TTYT tuyến huyện.
Về thực tiễn: Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng viên chức
tại TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những kết quả đạt được, các hạn
chế và nguyên nhân hạn chế đang đặt ra theo các nội dung cấu thành và tiêu chí
đánh giá. Trên cơ sở các hạn chế, nguyên nhân rút ra và dự báo bối cảnh, yêu
cầu thời gian tới, Luận văn đưa ra các định hướng, giải pháp, kiến nghị nâng cao
chất lượng viên chức tại TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian tới đáp
ứng yêu cầu đặt ra Đảng, nhà nước, yêu cầu của thực tế và chiến lược phát triển
của Trung tâm. Tiếp cận đánh giá theo các nội dung cấu thành và tiêu chí giúp
cho việc rút ra hạn chế, đề xuất các định hướng, giải pháp mang tính tồn diện,

có cơ sở vững chắc và phù hợp với thực tế.

Những giải pháp, kiến nghị mà Luận văn đưa ra sẽ cung cấp cơ sở cho cơ
quan có thẩm quyền tham khảo trong hoạt động QLNN đối với TTYT huyện
Thanh Ba nói riêng, các TTYT tuyến huyện nói chung và cho đội ngũ lãnh
đạo, quản trị bệnh viện chấn chỉnh cơng tác quản trị, hồn thiện các điều kiện
bảo đảm chất lượng viên chức của TTYT huyện Thanh Ba.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng viên chức của Trung tâm y tế
tuyến huyện;
Chương 2: Thực trạng chất lượng viên chức tại Trung tâm Y tế huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ;
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng viên chức tại Trung tâm Y tế
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
7


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC CỦA TRUNG
TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN

1.1. Khái quát chung về viên chức của trung tâm y tế tuyến huyện
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của viên chức
Thuật ngữ này được quy định chính thức trong văn bản pháp lý là Luật
viên chức năm 2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo
vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng
làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật” (theo Điều 2).
Viên chức có một số đặc điểm cơ bản sau:
Một là, viên chức phải được tuyển dụng theo vị trí việc làm.

Hai là, cơ quan quản lý, sử dụng viên chức là đơn vị sự nghiệp công lập.
Ba là, về chế độ lao động và thời gian làm việc: viên chức làm việc theo
chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
Bốn là, về hoạt động nghề nghiệp và chức danh của viên chức.
1.1.3. Đặc điểm viên chức của trung tâm y tế tuyến
huyện * Vị trí, đặc điểm của Trung tâm y tế tuyến huyện:
TTYT tuyến huyện là một đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước. Theo
quy định mới nhất của Nghị định số 07/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 5 năm
2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT
tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực

8


thuộc Trung ương thì: “TTYT huyện là đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trực thuộc
Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. TTYT
huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài
chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ của các đơn vị y tế, dân số tuyến tỉnh, Trung ương và chịu sự quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.” Trên cơ
sở vị trí pháp lý này, TTYT tuyến huyện có một số đặc điểm chính sau đây: Một
là, về địa bàn hoạt động; Hai là, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; Ba là, về
cơ cấu tổ chức và nhân sự; Bốn là, về chế độ tài chính.
* Đặc điểm của viên chức Trung tâm y tế tuyến huyện: Trước hết, đội
ngũ viên chức TTYT tuyến huyện có cơ cấu đa dạng; Thứ hai, viên chức TTYT
tuyến huyện tham gia vào hoạt động nghề nghiệp đặc thù là chăm sóc sức khỏe
và giao tiếp trực tiếp với người bệnh; Thứ ba, viên chức TTYT tuyến huyện
được yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp; Thứ tư, thời gian đào tạo cho phần

lớn viên chức Trung tâm tuyến huyện dài hơn các ngành nghề khác; Thứ năm,
đội ngũ làm công tác tổ chức, hậu cần, hành chính, tham mưu của TTYT tuyến
huyện chiếm một tỉ lệ khá lớn, đội ngũ này có đặc thù riêng so với đội ngũ trực
tiếp làm công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

1.2. Khái quát chung về chất lượng viên chức của trung tâm y tế
tuyến huyện
1.2.1. Khái niệm chất lượng viên chức của Trung tâm y tế tuyến huyện
Tiếp cận dưới góc độ của khoa học quản lý công, trong đề tài này, chất
lượng viên chức được hiểu chung là tập hợp các đặc tính của đội ngũ viên chức
đáp ứng được các u cầu của cơng việc. Theo đó, chất lượng viên chức của
TTYT cấp huyện được hiểu là tập hợp các đặc tính của đội ngũ viên chức TTYT

9


tuyến huyện đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm tại TTYT tuyến huyện. Trên
cơ sở khái niệm này, chất lượng viên chức của TTYT tuyến huyện được cấu
thành bởi các nội dung sau đây: (i) Trình độ chuyên môn, năng lực công tác;
((ii) Kỹ năng, thái độ; (iii) Đạo đức nghề nghiệp; (iv) Về sức khỏe.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức của Trung tâm y tế
tuyến huyện
Trên cơ sở các nội dung cấu thành của chất lượng viên chức đã phân
tích, đề tài xác định các tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng viên chức của
TTYT tuyến huyện theo các nội dung cấu thành như sau:
Một là, mức độ phù hợp về trình độ, năng lực của viên chức
Hai là, mức độ hoàn thành/kết quả công việc
Ba là, hiệu quả công việc
Bốn là, mức độ quản trị tốt bệnh viện
Năm là, mức độ liêm chính trong cơng tác

Sáu là, mức độ hài lịng của người sử dụng dịch vụ
1.3. Điều kiện bảo đảm chất lƣợng viên chức của TTYT tuyến huyện
1.3.1. Các điều kiện chủ quan
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Hai là, cơng tác tuyển dụng, thu hút viên chức có trình độ làm việc tại
Trung tâm
Ba là, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp cho viên chức
Bốn là, công tác sử dụng, đánh giá viên chức
Năm là, chính sách đãi ngộ đối với viên chức
10


1.3.2. Các điều kiện khách quan
Một là, cơ sở chính trị, pháp lý
Hai là, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ
Ba là, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chất lượng viên chức
TTYT Bốn là, bối cảnh kinh tế - xã hội
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng viên chức tại một số trung
tâm y tế tuyến huyện và bài học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng viên chức tại một số Trung
tâm y tế tuyến huyện
* Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình:
* Trung tâm Y tế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang:
* Trung tâm Y tế Tân Yên, tỉnh Bắc Giang:
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra
Tiểu kết chƣơng 1

11



Chương 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
TTYT Thanh Ba là đơn vị sự nghiệp Y tế hạng I trực thuộc Sở Y tế.
TTYT huyện Thanh Ba là đơn vị được thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 đơn
vị là Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Ba và TTYT huyện Thanh Ba được
thành lập đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2017 theo Quyết định số 830/QĐUBND ngày 14/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. TTYT huyện
Thanh Ba thực hiện hai chức năng: Cung cấp các dịch vụ chun mơn kỹ
thuật về Y tế dự phịng; Khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng và các
hoạt động nâng cao sức khỏe cho Nhân dân theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TTYT huyện Thanh Ba
2.2. Thực trạng chất lƣợng viên chức tại Trung tâm y tế huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cơng tác
Theo thống kê mới nhất đến ngày 1/12/2022, trình độ chuyên môn của
viên chức như sau:
* Khối điều trị:
* Khối dự phòng:
* Khối Y tế xã:
2.2.3. Về kỹ năng, thái độ
Tỷ lệ hài lòng của khách hàng nội trú, ngoại trú với thái độ ứng xử và năng
lực của viên chức một số khoa, phòng là khá cao như khoa nội, y học cổ truyền,
hồi sức cấp cứu. Chỉ có một số ít phản ánh của khách hàng về việc bảo vệ, kế
12


tốn, điều dưỡng và bác sỹ có thái độ, giao tiếp chưa tốt, chưa quan tâm, cáu

bẳn và thiếu tôn trọng với khách hàng.
2.2.4. Về đạo đức nghề nghiệp
Trong ba năm gần đây, cơ quan thanh tra không nhận được đơn thư hoặc ý
kiến, kiến nghị của cán bộ, viên chức, người lao động và người bệnh, người nhà
người bệnh. Trong năm 2019, 2020, 2021 chưa phát hiện vụ việc vi phạm lãng phí.

2.2.4. Sức khỏe
Các viên chức có tình trạng sức khỏe loại II, III được Trung tâm y tế
huyện Thanh Ba xem xét, lên kế hoạch điều chuyển sang các khoa, phịng
khác, cơng việc phù hợp hơn.
2.3. Thực trạng các điều kiện bảo đảm chất lƣợng viên chức tại
Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Thực trạng các điều kiện chủ quan
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền và đội
ngũ lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Thanh Ba:
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ viên chức hài lòng năng lực xử lý, điều hành giải
quyết công việc hiệu quả của lãnh đạo.
* Công tác tuyển dụng, thu hút viên chức có trình độ cho TTYT huyện
Thanh Ba:
* Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp cho viên chức Trung tâm y tế huyện Thanh Ba:
Bảng 2.4. Kết quả đào tạo SĐH cho các bác sỹ từ năm 2012-2020
Bảng 2.5. Kết quả đào tạo BS liên thông, ĐH và SĐH các chuyên ngành
khác từ năm 2012-2020

13


Ngồi đào tạo về chun mơn, viên chức cịn được cử đi đào tạo về kỹ
năng mềm, quản lý và truyền thông:

Bảng 2.7. Kết quả đào tạo kỹ năng mềm, quản lý, truyền thông năm 2021

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ viên chức hài lòng TTYT tạo điều kiện cho nâng cao
trình độ
* Cơng tác sử dụng, đánh giá viên chức tại Trung tâm y tế huyện
Thanh Ba:
TTYT tiến hành bố trí, sử dụng viên chức tương đối phù hợp với chun
mơn, năng lực và u cầu của vị trí cơng tác. Qua kết quả khảo sát trên tổng
số 155 viên chức được bệnh viện tiến hành năm 2021 cho thấy tỷ lệ hài lòng
theo các nội dung cụ thể trong việc bố trí, sử dụng viên chức khá tốt.
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của của viên chức đối với
lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác như phụ cấp nghề, phụ cấp độc hại,
chế độ bảo hiểm, khám sức khỏe, hỗ trợ ốm đau, phức lợi, tham quan, nghỉ
dưỡng là khá cao, tỷ lệ khơng hài lịng thấp.
Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế nhất định đặt ra, việc thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính những năm gần đây đặt ra áp lực rất lớn đối với TTYT trong
việc đảm bảo thu nhập cho người lao động khi phải tự chủ về chi thường
xuyên do đó, nguồn thu để chi thường xuyên rất hạn chế. Kết quả khảo sát
cũng cho thấy vẫn còn tỷ lệ khơng hài lịng, thậm chí cịn tỷ lệ rất khơng hài
lịng đối với một số chính sách về lương chưa tương xứng với năng lực, thu
nhập tăng thêm chưa tương xứng với cống hiến, phân chia thu nhập tăng thêm
chưa hợp lý và việc tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng còn hạn chế.
2.3.2. Thực trạng các điều kiện khách quan

14


* Các văn bản, hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền và
Trung tâm y tế huyện Thanh Ba:
Trước hết, những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành, sửa đổi, bổ sung

nhiều văn bản liên quan đến viên chức nói chung và viên chức y tế nói riêng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng viên chức của TTYT
huyện Thanh Ba.
Hai là, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở y tế cũng ban hành nhiều chính sách,
quy định đối với viên chức và các chính sách, quy định trực tiếp để thực hiện
các biện pháp nâng cao chất lượng viên chức nói chung và viên chức của các
TTYT tuyến huyện nói riêng.
Ba là, trên cơ sở các chính sách, quy định của nhà nước, của tỉnh và Sở y
tế, TTYT huyện Thanh Ba ban hành nhiều văn bản để bảo đảm chất lượng
viên chức của đơn vị.
* Tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơng nghệ của TTYT huyện
Thanh Ba:
Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ hài lòng của viên chức về cơ sở vật chất, kỹ thuật của
TTYT
* Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chất lượng viên chức:
Sở y tế và UBND huyện thường xun kiểm tra, đánh giá cơng tác của
TTYT nói chung và chất lượng đội ngũ viên chức của TTYT nói riêng, nội
dung kiểm tra.
Phòng quản lý chất lượng của TTYT tiến hành thường xuyên các khảo
sát, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất toàn diện các nội dung hoạt động của
TTYT trong đó một nội dung quan trọng là chất lượng viên chức của TTYT.

15


Ban Thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện các chế độ tiền lương,
phụ cấp cho cán bộ viên chức
* Bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương:
2.4. Đánh giá chất lƣợng viên chức tại Trung tâm y tế huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Sự hợp lý về số lượng và cơ cấu viên chức
Một là, đội ngũ viên chức ln bảo đảm về số lượng, có cơ cấu tương đối
hợp lý trên tỉ lệ dân số, cơ cấu tương đối hợp lý theo trình độ chuyên mơn.

Hai là, viên chức đa phần hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ba là, hiệu quả công việc của viên chức là tương đối cao: TTYT huyện
Thanh Ba luôn thu hút được khá lớn lượng người dân tới chăm sóc sức khỏe
và khám chữa bệnh. Số lượng này tăng dần đều theo các năm, tạo nguồn thu
đơn vị thực hiện tự chủ về tài chính.
Bốn là, mức độ chuyên nghiệp trong quản trị bệnh viện không ngừng
tăng lên:
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ viên chức hài lòng chung về lãnh đạo BV Biều
đồ 2.15. Tỷ lệ hài lòng với các văn bản quản trị của bệnh viện
Biểu đồ 2.16. Tỷ lệ viên chức hài lịng với mơi trường làm việc

Quản trị tốt tạo ra mơi trường làm việc an tồn, hiệu quả, khiến viên
chức muốn gắn bó lâu dài với TTYT.
Năm là, mức độ liêm chính trong cơng tác của viên chức TTYT huyện
Thanh Ba ngày càng tăng lên:
Biểu đồ 2.18. Đánh giá của khách hàng về sự minh bạch thông tin và thủ
tục KB, điều trị của khách hàng nội trú

16


Biểu đồ 2.19. Đánh giá của khách hàng về sự minh bạch thông tin và thủ
tục KB, điều trị của khách hàng ngoại trú
Sáu là, mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ tương đối cao
trên các khía cạnh:
Bảng 2.8. Tỷ lệ hài lòng của khách hàng nội trú đối với dịch vụ của TTYT


Bảng 2.9. Tỷ lệ hài lòng của khách hàng ngoại trú đối với dịch vụ của
TTYT
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Một là, về trình độ, chun mơn: Cịn thiếu hụt đội ngũ viên chức là Bác
sỹ và Dược sĩ có trình độ chun môn cao, chuyên sâu, chuyên ngành, cán bộ
quản lý, tham mưu có kinh nghiệm từng cơng tác ở các bệnh viện có mơ hình
quản lý theo hướng hiện đại.
Hài là, kết quả và hiệu quả công tác của đội ngũ viên chức cịn có một số
hạn chế:
Ba là, việc quản trị bệnh viện của viên chức quản lý và bộ phận tham
mưu còn một số vấn đề đặt ra.
Bốn là, thái độ phục vụ và trình độ chun mơn, mức độ liêm chính và
chất lượng cung cấp dịch vụ của đội ngũ viên chức còn một số hạn chế dẫn
tới sự khơng hài lịng của một tỷ lệ nhỏ khách hàng.
Năm là, còn một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những
hạn chế về chất lượng viên chức TTYT huyện Thanh Ba:
Tiểu kết chƣơng 2

17


Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIÊN CHỨC TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Bối cánh, yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lƣợng viên chức
Trung tâm y tế huyện Thanh Ba giai đoạn tới
3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội tại địa phương thời gian tới
3.1.2. Yêu cầu của Đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng viên chức y

tế và phát triển các ĐCSNCL trong lĩnh vực y tế thời gian tới
3.1.3. Chiến lược phát triển của Trung tâm y tế huyện Thanh Ba thời gian tới

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng viên chức tại Trung tâm y tế
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thời gian tới
Một là, về ban hành, sửa đổi các chính sách, quy định, hướng dẫn của
địa phương và của TTYT huyện Thanh Ba:
Trước hết, Sở y tế cần xây dựng, trình UBND tỉnh Phú Thọ ban hành
chính sách thu hút, ưu đãi bác sĩ về làm việc tại tuyến y tế cơ sở của địa
phương theo các giải pháp
Bên cạnh đó, TTYT huyện Thanh Ba cần xây dựng, sửa đổi một số chính
sách, quy định:
Hai là, về cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền
và đội ngũ lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Thanh Ba:
Chỉ đạo đơn vị tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện
công tác thu hút trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức.

18



×