UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Quốc Anh (Tổng Chủ biên) – Phạm Quỳnh (Chủ biên)
Nguyễn Việt Hùng – Nguyễn Ngọc Hà – Lương Minh Tân
Nguyễn Thị Trang Thanh – Nguyễn Thị Thu Thuỷ
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH HÀ TĨNH LỚP 7
1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LOGO MỞ ĐẦU
− Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết.
– Kết nối với những điều học sinh đã biết.
– Nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài học.
LOGO HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề và các hoạt động học tập,
giúp học sinh khai thác, chiếm lĩnh kiến thức mới.
LOGO LUYỆN TẬP
Gồm các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, hoạt động để củng cố, rèn luyện
các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.
LOGO VẬN DỤNG − MỞ RỘNG
Sử dụng các kiến thức, kĩ năng đọc học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn, liên hệ mở rộng để xử lí các vấn đề liên quan gắn với
địa phương.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh lớp 7 yêu quý!
Trên tay các em là cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
lớp 7. Cuốn tài liệu gồm 8 chủ đề, với nội dung xoay quanh đặc điểm tự
nhiên, truyền thống, lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng
nghiệp,… của tỉnh Hà Tĩnh.
Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo và sự đồng hành của người thân,
bạn bè, các em hãy tích cực tìm hiểu, trải nghiệm để hiểu biết thêm về nơi
mình sinh sống, đồng thời thêm yêu và gắn bó với quê hương.
Chúc các em có những giờ học, hoạt động thật vui vẻ và bổ ích!
Cuốn tài liệu sẽ đồng hành cùng các em trong suốt năm học lớp 7, hãy
yêu quý và giữ gìn cẩn thận nhé!
CÁC TÁC GIẢ
3
MỤC LỤC
Chủ đề 1. Sự hình thành và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh
5
Chủ đề 2. Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh
13
Chủ đề 3. Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh
21
Chủ đề 4. Ví. Giặm Nghệ Tĩnh
26
Chủ đề 5. Văn hoá ẩm thực Hà Tĩnh
29
Chủ đề 6. Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Hà Tĩnh
34
Chủ đề 7. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ ở Hà Tĩnh
40
Chủ đề 8. Phòng, chống thiên tai và cứu nạn ở Hà Tĩnh
45
4
CHỦ ĐỀ 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TỈNH HÀ TĨNH
Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
– Nêu được sự hình thành của tỉnh Hà Tĩnh;
– Trình bày được quá trình phát triển của tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kì lịch sử;
– Nêu được vai trị và một số đóng góp của tỉnh Hà Tĩnh trong q trình phát
triển đất nước.
Hình 1.1. Tồn cảnh thành phố Hà Tĩnh
Bức ảnh trên là toàn cảnh thành phố Hà Tĩnh sau 30 năm tái lập tỉnh và
phát triển (1991 – 2021). Trung tâm tỉnh lỵ đã và đang vươn lên trở thành một
đô thị hiện đại, phát triển mạnh mẽ.
Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh như thế nào? Hà Tĩnh đã
đạt được thành tựu và đóng góp như thế nào trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc?
1. Sự thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kì lịch sử
Trong suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh đã nhiều lần điều chỉnh
địa giới hành chính và thay đổi tên gọi.
5
Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của
nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, đầu thế kỉ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức
thành Đức Châu. Cuối thế kỉ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu.
Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận
Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành
Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc.
Năm 1375, nhà Trần chia lại đơn vị hành chính phía nam, trong đó
vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh được chia thành bốn lộ: Nhật Nam, Nghệ An
Bắc, Nghệ An Trung và Nghệ An Nam. Miền Hà Tĩnh có lẽ tương ứng với
hai lộ Nghệ An Nam (gồm Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc ngày
nay) và Nhật Nam (gồm các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh
ngày nay).
Thời thuộc Minh, đất Hà Tĩnh thuộc phủ Nghệ An, có 5 huyện thuộc phủ
và 2 châu. Năm huyện trực thuộc phủ là: Nha Nghi (huyện Nghi Xuân), Phi
Lộc (huyện Can Lộc và một phần huyện Thạch Hà), Chi La (huyện Đức Thọ),
Cổ Đỗ (huyện Hương Sơn), Thổ Hoàng (huyện Hương Khê). Hai châu là
Nam Tĩnh và Ngọc Ma. Châu Nam Tĩnh là miền nam Hà Tĩnh gồm bốn
huyện: Hoàng Hà (một phần huyện Thạch Hà), Bàn Thạch (một phần huyện
Thạch Hà), Kỳ La (huyện Cẩm Xuyên), Hà Hoa (huyện Kỳ Anh). Châu Ngọc
Ma là miền tây Hà Tĩnh về thượng lưu sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố.
Thời Lê Sơ, năm 1428, nhà nước chia cả nước ra làm 5 đạo: Đông, Tây,
Nam, Bắc và Hải Tây. Đạo Hải Tây là vùng đất phía nam gồm Thanh Hố,
Nghệ An, Tân Bình (Quảng Bình, bắc Quảng Trị) và Thuận Hoá (nam Quảng
Trị, Thừa Thiên – Huế). Dưới đạo vẫn giữ nguyên các đơn vị trấn, lộ, phủ,
huyện, châu, xã. Đất Hà Tĩnh lúc bấy giờ thuộc phủ Nghệ An, đạo Hải Tây.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 thừa tuyên, dưới
có phủ, châu, huyện, xã, thôn, sở, trang, sách… Hà Tĩnh thuộc thừa tuyên
Nghệ An, gồm 2 phủ với 6 huyện: phủ Đức Quang có 4 huyện: La Sơn (Đức
Thọ), Thiên Lộc (Can Lộc), Nghi Xuân (Nghi Xuân), Hương Sơn (Hương
Sơn và Hương Khê); phủ Hà Hoa có 2 huyện: Thạch Hà (Thạch Hà), Kỳ Hoa
(Kỳ Anh và Cẩm Xuyên).
Thời Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính
quy mơ tồn quốc chia cả nước làm 30 tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh ra đời trên cơ sở
tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An lập thành một tỉnh riêng.
6
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tên Hà Tĩnh xuất hiện như một đơn vị hành
chính cấp tỉnh trực thuộc triều đình trung ương.
Ngày 27/12/1975, Quốc hội phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hà Tĩnh và
Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Sau 15 năm hợp nhất, ngày 16/8/1991, Quốc hội quyết định chia tách
tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 10
huyện gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và các
huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc,
Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
?
Trình bày sự thay đổi của đơn vị hành chính Hà Tĩnh qua các thời kì
lịch sử.
2. Sự thành lập tỉnh Hà Tĩnh
Thời Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mệnh
thực hiện cuộc cải cách hành chính quy mơ tồn
quốc, chia cả nước làm 30 tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh ra
đời trên cơ sở tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ
của trấn Nghệ An lập thành một tỉnh riêng. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử, danh xưng Hà Tĩnh
xuất hiện là một đơn vị hành chính trực thuộc
triều đình. Vùng Hà Tĩnh lúc bấy giờ có 02 phủ
(phủ Hà Hoa và phủ Đức Quang), 06 huyện
(Hương Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân,
Thạch Hà, Kỳ Hoa). Là một địa phương nhỏ,
nên Tổng đốc Nghệ An kiêm nhiệm cả tỉnh Hà
Tĩnh gọi là Tổng đốc An – Tĩnh, dưới có Tuần
phủ, Bố chính và Án sát. Về quân đội, có chức
Lãnh binh chỉ huy bốn vệ quân. Tuần phủ Hà
Tĩnh đầu tiên là Binh bộ Thị lang Nguyễn Danh
Giáp.
7
EM CÓ BIẾT?
Năm 1853, vua Tự Đức bỏ
tỉnh Hà Tĩnh đem phủ Đức Thọ
nhập vào Nghệ An và lấy phủ
Hà Thanh lập thành một đạo gọi
là đạo Hà Tĩnh. Đến năm 1875,
sau khi quay lại tên gọi hành
chính là tỉnh Hà Tĩnh thay cho
tên gọi là đạo, tỉnh thành Hà
Tĩnh dời về xã Trung Tiết
(Thành phố Hà Tĩnh ngày nay)
và được sửa sang lại. Năm 1881,
tỉnh thành được xây dựng lại
kiên cố bằng gạch và đá ong.
Thành xây theo kiểu Vơ – băng,
trong hào có nhiều sen nên
người ta còn gọi thành Hà Tĩnh
là “Liên Thành” tức “Thành
Sen”.
Hình 1.2. Cửa Hữu thành Hà Tĩnh xưa, nay là đường Lý Tự Trọng
Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn, là
bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, khẳng định vùng đất này đã phát
triển và trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương,
sánh ngang với các tỉnh trong cả nước.
?
1. Trình bày sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh.
2. Phân tích ý nghĩa của sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh.
3. Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử dân tộc
3.1. Hà Tĩnh trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc
Thời Bắc thuộc có cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (quê ở huyện
Lộc Hà) chống lại nhà Đường.
Thời quân chủ, Cao Minh Hựu quê ở huyện Can Lộc đã giúp Lê Hoàn
đánh tan quân xâm lược nhà Tống ở sông Hương Đại – Bạch Đằng,
Hải Dương,…
Đầu thế kỉ XV, nhân dân Hà Tĩnh
đã tham gia các cuộc khởi nghĩa của
Đặng Tất, Đặng Dung chống giặc Minh
xâm lược. Trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, vùng đất Đỗ Gia (huyện Hương
Sơn) được chọn làm một trong những căn
cứ chiến lược quan trọng, là “đất đứng
chân” của nghĩa quân Lam Sơn. Vùng đất
Hà Tĩnh đã đóng góp cho nghĩa quân
Lam Sơn những danh tướng tiêu biểu
như: Nguyễn Tuấn Thiện (huyện Hương
8
EM CÓ BIẾT?
Vào năm 1425, khi cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc
Minh gặp khó khăn, Lê Lợi đã
quyết định kéo quân di chuyển
vào vùng đất Đỗ Gia (tức Hương
Sơn, Hà Tĩnh ngày nay) để lập
căn cứ. Biết tin Nguyễn Tuấn
Thiện tập hợp nhân dân khởi
nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê
Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết
Sơn), Nguyễn Biên (ở huyện Can Lộc, nghĩa anh em. Sau đó
sau dời vào huyện Cẩm Xun), Lê Bơi giết ngựa trắng, cắt
(huyện Đức Thọ),…
dưới gốc thị cổ, thể
tâm đồng lịng cùng
giặc ngoại xâm.
cả hai cùng
tóc ăn thề
hiện quyết
nhau đánh
Nguyễn Tuấn Thiện đã lập được nhiều chiến công trong khởi nghĩa Lam Sơn. Tiêu biểu là
chiến thắng Đỗ Gia đập tan 2 vạn quân Minh do Tổng binh Trần Trí và tướng Lý An chỉ
huy tại cửa sông Khuất Giang (cửa Hói Nầm) và cửa sơng Phố ở bến Đỗ Gia (Sơn Tân).
Hình 1.3. Gốc thị sử tích, xã Sơn Phúc (nay là xã Kim Hoa),
huyện Hương Sơn – dấu tích khởi nghĩa Lam Sơn ở Hà Tĩnh
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh cuối thế kỉ
XVIII do Quang Trung – Nguyễn Huệ lãnh đạo, nhiều người con Hà Tĩnh đã
trở thành những chiến binh tinh nhuệ, những tướng sĩ thao lược, tiêu biểu như:
Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân (huyện Can Lộc); Dương Văn
Tào (huyện Cẩm Xuyên), Hồ Phi Chấn (huyện Thạch Hà),…
Hà Tĩnh luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh giành nền độc lập, tự
do cho Tổ quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hà Tĩnh là một
trong những trung tâm của phong trào Cần Vương, cao trào Xô Viết Nghệ –
Tĩnh,... Hà Tĩnh cũng là một trong bốn tỉnh của cả nước giành được chính
quyền đầu tiên trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh vừa là hậu phương,
vừa là tiền tuyến. Toàn tỉnh nở rộ phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ
nữ ba đảm đang”, sản xuất giỏi, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giỏi.
9
Nhiều địa danh gắn với những chiến công vang dội của tuổi trẻ Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiêu biểu như Ngã ba Ðồng Lộc.
Đây là địa điểm ghi dấu sự hi sinh của Tiểu đội thanh niên xung phong mười
nữ anh hùng với khẩu hiệu “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường
dũng cảm”.
Hình 1.4. Ngã ba Đồng Lộc, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc
?
Nêu đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp giành và bảo vệ
độc lập dân tộc.
3.2. Hà Tĩnh với truyền thống hiếu học
Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống hiếu học, đóng góp cho nước nhà
nhiều danh nhân văn hoá kiệt xuất, nhiều lãnh tụ cách mạng tiêu biểu. Chỉ
tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có tới 148 vị đại khoa, điển hình
như: Nguyễn Hồnh Từ, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Nghiễm, Dương Trí
Trạch, Phan Bá Đạt, Trương Quốc Dụng, Nguyễn Văn Trình, Ngụy Khắc Đản,
Đặng Văn Kiều, Phan Đình Phùng, Nguyễn Khắc Niêm… Ngồi ra, cịn có
các danh nhân nổi tiếng như Nguyễn Biểu, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác,
Nguyễn Huy Tự; Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Du, Phan Huy Chú, Phan Huy Ích,
Nguyễn Cơng Trứ,…
Hà Tĩnh cũng là quê hương của các Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập,
chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng cùng nhiều nhà cách mạng tiêu biểu của
Ðảng,...
10
Hà Tĩnh cũng là quê hương của nhà khoa học Hồng Xn Hãn, nhà
tốn học Lê Văn Thiêm, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, các nhà thơ Xuân
Diệu, Huy Cận, danh hoạ Nguyễn Phan Chánh, các nhà sử học Phan Huy Lê,
Hà Văn Tấn, Ðinh Xuân Lâm,...
Những truyền thống tốt đẹp đó là động lực tinh thần to lớn để các thế hệ
người Hà Tĩnh hôm nay và mai sau tiếp tục phát huy, quyết tâm xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
?
Kể tên những danh nhân tiêu biểu của Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử
dân tộc.
3.3. Hà Tĩnh trong công cuộc xây dựng đất nước đất nước từ sau năm 1975
Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là giai đoạn 30 năm tái lập tỉnh
(1991 – 2021), Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội. Hiện
nay, Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển
cơng nghiệp, đồng thời phát triển nơng nghiệp tồn diện gắn với q trình đơ
thị hố.
Mơi trường đầu tư được cải thiện, Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành tỉnh
thu hút và triển khai được nhiều dự án công nghiệp lớn, nhất là dự án Khu
liên hợp luyện thép và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa (Ðài Loan) đầu
tư với số vốn giai đoạn 1 gần 9 tỉ USD, là dự án FDI lớn nhất cả nước tính
đến năm 2008.
Hình 1.5. Cảng Sơn Dương, thị xã Kỳ Anh
11
Khu kinh tế Vũng Áng ở thị xã Kỳ Anh trở thành trung tâm công nghiệp
quy mô lớn của khu vực và cả nước với các sản phẩm chủ lực: gang thép, điện
năng, xăng dầu, cảng nước sâu, công nghiệp phụ trợ,...
Hình 1.6. Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh
?
Nêu một số thành tựu của Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
1. Vẽ đường thời gian về q trình thay đổi địa giới hành chính của Hà Tĩnh
qua các thời kì lịch sử.
2. Nêu những đóng góp của Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc.
1. Sưu tầm một số tranh, ảnh về sự phát triển của Hà Tĩnh từ sau khi tách tỉnh
từ năm 1991 đến nay.
2. Tìm hiểu về những triển vọng của khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh).
12
CHỦ ĐỀ 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở HÀ TĨNH
Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
– Nêu được một số thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương;
– Trình bày được hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hà
Tĩnh;
– Đề xuất được một số giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên
ở địa phương.
Hình 2.1. Cánh đồng lúa ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, có thiên nhiên đa dạng từ miền
núi đến đồng bằng ven biển. Tài nguyên thiên nhiên mang lại những thuận lợi
và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế của Hà Tĩnh? Hiện trạng khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
13
1. Tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế
a. Thuận lợi
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng gồm vùng núi, trung du, đồng bằng
và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Địa hình Hà Tĩnh
hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Phía Tây là vùng núi, kế tiếp là
miền đồi bát úp rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp và cuối cùng là các bãi cát ven
biển. Tài nguyên đất ở Hà Tĩnh khá đa dạng, cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây
trồng đa dạng: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực và các loại cây
trồng khác.
Hà Tĩnh có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc. Tồn tỉnh có trên 30 con
sơng lớn nhỏ với chiều dài trên 400 km, trữ lượng nước từ 9 – 10 tỉ m3/năm.
Các con sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nơng nghiệp và
phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Hệ thống các sông đổ ra biển tạo thành các vùng
nước lợ rộng khoảng 6 000 ha, thích hợp ni trồng thuỷ hải sản như tôm,
cua, cá, nhuyễn thể và nuôi trồng rong biển.
Diện tích rừng của Hà Tĩnh 333 040 ha, trong đó rừng tự nhiên là 217
777 ha, rừng trồng là 115 264 ha. Động thực vật ở Hà Tĩnh rất đa dạng,
phong phú với 2 993 loài thực vật và 1 095 lồi động vật có xương trong đó
có nhiều loài quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như: Lim, Táu, Sao la, Mang
lớn, Voi, Vượn má trắng, Trĩ sao, Gà lơi, đặc biệt có nhiều lồi q hiếm có
tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hà Tĩnh có Vườn Quốc gia Vũ Quang và Khu
bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là địa bàn sinh sống của hàng ngàn loài động,
thực vật. Năm 2019, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã được cơng nhận danh hiệu
Vườn di sản ASEAN.
Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản, chủ yếu là các khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thơng thường. Ngồi ra, cịn có các loại khoáng sản đáng chú ý
như quặng sắt ở Thạch Khê (trữ lượng khoảng 544 triệu tấn), nước khoáng
Nậm Chốt (Nước Sốt) ở Sơn Kim, huyện Hương Sơn (nhiệt độ từ 70 – 80oC,
chứa nhiều khoáng chất) và nhiều loại khống sản được dùng làm ngun liệu
cho nhiều ngành cơng nghiệp và xây dựng.
14
b. Khó khăn
Địa hình của Hà Tĩnh phân hố phức tạp. Ở khu vực miền núi phía Tây,
địa hình bị chia cắt mạnh, đất dốc, gây khó khăn cho giao thông vận tải và sản
xuất nông nghiệp.
Thời tiết Hà Tĩnh khắc nghiệt, là nơi hứng chịu nhiều thiên tai như bão,
lũ quét, ngập úng, hạn hán, gió phơn (gió Lào),… Khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa là điều kiện để dịch bệnh có cơ hội phát tán rộng. Nắng nóng kéo dài
cũng làm tăng hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất
nơng nghiệp.
Hình 2.2, 2.3. Hạn hán trên ruộng lúa ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng nhỏ lẻ và phân tán.
Mỏ quặng sắt có trữ lượng lớn nhất, nhưng nằm sâu dưới thềm lục địa gây
khó khăn cho việc khai thác.
Tài nguyên sinh vật của tỉnh đa dạng và phong phú. Tuy nhiên thế mạnh
về tài nguyên sinh vật của tỉnh chưa được phát huy. Bên cạnh đó, tài nguyên
rừng ở Hà Tĩnh đang bị suy giảm chủ yếu do: cháy rừng, chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng, phá rừng, khai thác rừng trái phép,…
?
Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nêu đặc điểm chính của tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh.
2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên
đối với phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh?
2. Khai thác và sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh
a. Khai thác tài nguyên đất
Với diện tích đất feralit lớn và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
sản xuất nơng nghiệp ở Hà Tĩnh thuận lợi cho phát triển nhiều lồi cây trồng,
vật ni có giá trị.
15
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh năm 2020 là 599 445 ha,
trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 138 771 ha, chiếm 23,15% diện tích đất
tự nhiên của tồn tỉnh. Diện tích đất trồng cây hàng năm là 93 266 ha, đất
trồng cây lâu năm là 45 505 ha. Ngành trồng trọt với các cây trồng chính là
lúa, lạc và cây ăn quả. Diện tích trồng lúa chiếm 49,5% diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp, chiếm 73,6% diện tích đất trồng cây hằng năm và có xu hướng
ngày càng giảm.
Mặc dù diện tích trồng lúa giảm trong những năm qua, nhưng năng suất
lúa và sản lượng lúa vẫn tăng lên do người dân đã chú trọng đầu tư ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới giống và kĩ thuật canh tác, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm đối với các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh.
Những địa phương có diện tích và sản lượng lúa cao nhất trong tỉnh là huyện
Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ,…
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở Hà Tĩnh năm 2020
Năm 2020
Số lượng
Cơ cấu (%)
(nghìn ha)
599,4
100,0
Chỉ tiêu loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
I. Đất nông nghiệp
498,9
83,4
1. Đất sản xuất nông nghiệp
138,8
23,3
– Đất trồng cây hàng năm
93,3
15,6
+ Đất trồng lúa
68,7
11,5
+ Đất trồng cây hàng năm khác
24,6
4,1
– Đất trồng cây lâu năm
45,5
7,7
352,2
58,8
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
5,5
0,9
4. Đất làm muối và nông nghiệp khác
2,4
0,4
II. Đất phi nông nghiệp
88,0
14,5
III. Đất chưa sử dụng
12,5
2,1
2. Đất lâm nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2020)
16
Trong những năm qua, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã khuyến khích
nơng dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả,
cây công nghiệp và hoa màu; đưa những giống cây trồng có giá trị kinh tế cao
thay thế những loại cây trồng năng suất, chất lượng thấp. Trên thực tế nhiều
loại hoa màu cho năng suất cao như ngơ, đậu, lạc,… góp phần tăng hiệu quả
kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cải tạo, bảo vệ đất, nhất
là những vùng đất xấu, bạc màu. Phát triển các cây trồng có giá trị thành vùng
sản xuất quy mơ lớn, mang lại hiệu quả cao như cam, bưởi, chè,… trồng rau,
cây thực phẩm trên đất cát với cơng nghệ cao.
Hình 2.4. Trồng dưa lưới trên đất hoang
hoá ở xã Thạch Trung,
thành phố Hà Tĩnh
Hình 2.5. Trồng cam ở huyện
Hương Khê
Hình 2.6. Trồng bưởi ở huyện
Hình 2.7. Trồng chè ở thị trấn
Tây Sơn, huyện Hương Sơn
Hương Khê
17
?
Dựa vào bảng số liệu và thông tin, em hãy:
1. Nhận xét hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh.
2. Tài nguyên đất ở Hà Tĩnh đã được khai thác như thế nào?
b. Khai thác tài nguyên nước
Hình 2.8. Cửa Kỳ Ninh
Hình 2.9. Cửa Sót
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá
dày đặc. Tồn tỉnh có 348 hồ chứa có tổng dung tích chứa trên 1,55 tỉ m3, 494
trạm bơm và 86 đập dâng, trong đó hồ chứa nước Ngàn Trươi (huyện Vũ
Quang) có dung tích là 775 triệu m3, là hồ lớn nhất của Hà Tĩnh và là 1 trong 3
hồ chứa nước lớn nhất Việt Nam. Nguồn tài nguyên nước dồi dào đang được
khai thác phục vụ cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
EM CĨ BIẾT?
Hồ Kẻ Gỗ là hồ nhân tạo lớn thứ hai của Hà
Tĩnh. Hồ được xây dựng từ năm 1976 và hoàn
thành vào năm 1980. Hồ có chiều dài 30 km với
1 đập chính và 3 đập phụ, dung tích 345 triệu m3.
Chức năng chính của hồ là cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp, điều tiết lũ. Hồ là một phần của
khu bảo tồn thiên nhiên có đa dạng sinh học cao.
Với phong cảnh đẹp, hồ Kẻ Gỗ còn là điểm du
lịch nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
Hình 2.10. Đập chính ở hồ Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên
18
Các con sông ở Hà Tĩnh với đặc điểm ngắn và dốc, có nhiều lợi thế để
xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Nhiều nhà máy thuỷ điện với công suất
trung bình và nhỏ đã được xây dựng ở các huyện miền núi như thuỷ điện
Hương Sơn, thuỷ điện Ngàn Trươi,…
Hà Tĩnh có 9 tuyến sơng với tổng chiều dài 437 km. Hầu hết các sông
nhỏ, nên tiềm năng phát triển giao thông thuỷ không nhiều. Tổng chiều dài
khai thác cho giao thông thuỷ trên địa bàn tỉnh gần 250km, trên các sông:
Sông La, Sông Nghèn, Sông Rào Cái, Sông Ngàn Sâu, Sơng Ngàn Phố,…
Bên cạnh đó, với lợi thế về ao, hồ, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh
phát triển. Hiện nay, diện tích ni trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh có 7 500 ha với
nhiều mơ hình nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao.
?
Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:
1. Kể tên các ngành/nghề sử dụng tài nguyên nước ở Hà Tĩnh.
2. Nêu một số phương thức khai thác tài nguyên nước ở Hà Tĩnh.
c. Khai thác tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản Hà Tĩnh khá đa dạng, có ở hầu khắp các huyện trong tỉnh,
từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, gồm có: Sắt, titan, than đá, các
loại vật liệu xây dựng,… trong đó mỏ sắt Thạch Khê (huyện Thạch Hà) qua
thăm dị, khảo sát có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn (lớn nhất Đông Nam Á).
?
Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:
1. Kể tên các ngành sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Hà Tĩnh.
2. Mơ tả hoạt động khai thác khống sản ở Hà Tĩnh.
3. Suy thoái tài nguyên thiên nhiên
Việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản một mặt cung cấp nguồn
nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp và xây dựng, góp phần phát triển kinh tế
– xã hội nhưng mặt khác quá trình khai thác, chế biến gây ơ nhiễm mơi
trường và làm cạn kiệt nguồn tài ngun khơng tái tạo. Tình trạng khai thác
khoáng sản trái phép như đất, cát làm vật liệu xây dựng vẫn đang diễn ra ở
một số nơi trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác cát trái phép và tác động của tự
nhiên đã làm cho đất canh tác ở 2 bên bờ sơng bị xói lở.
19
Hình 2.12. Khai thác, chế biến đá
Hình 2.11. Ơ nhiễm môi trường
nước
gây ô nhiễm môi trường
Một số sông, hồ trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ơ nhiễm do hoạt động xả
chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động sản xuất chưa qua xử lí hoặc xử lí
chưa đạt quy chuẩn vào nguồn nước.
?
Dựa vào thông tin và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày một số biểu hiện của suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh.
2. Nêu hậu quả của suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
ở Hà Tĩnh.
1. Mô tả một trong những phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên ở địa
phương.
2. Dựa vào bảng 1, em hãy nhận xét về cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm
2020 của Hà Tĩnh.
1. Tìm hiểu phương thức khai thác tài nguyên đất hoặc nước ở địa phương em.
2. Tìm hiểu những giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà địa phương em
đã và đang thực hiện.
20
CHỦ ĐỀ 3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH HÀ TĨNH
Sau khi tìm hiểu chủ đề này, em sẽ:
– Trình bày được những tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Hà Tĩnh.
– Nêu được một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở Hà Tĩnh.
– Đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên biển ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137 km với vùng biển rộng lớn. Dựa vào
tiềm năng biển phong phú, Hà Tĩnh đã khai thác thế mạnh và phát triển nhiều
ngành kinh tế gắn với biển. Vậy tài nguyên biển ở Hà Tĩnh phong phú như thế
nào? Tỉnh đã khai thác phát triển kinh tế biển ra sao?
1. Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Hà Tĩnh
a. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với tổng diện tích vùng biển gấp hơn 3
lần diện tích đất liền (tương ứng 18 400 km2), biển Hà Tĩnh có tiềm năng lớn
để khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo thống kê, trữ lượng hải sản ở vùng biển Hà Tĩnh khá phong phú.
Cá có khoảng 267 lồi, trữ lượng ước tính 85 000 tấn với 44 000 tấn cá đáy và
41 000 tấn cá nổi, với nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim, thu,
nhỡ, hồng,… Ngoài ra, các hải sản khác cũng rất phong phú như tôm trữ
lượng từ 500 – 600 tấn, mực trữ lượng từ 3000 – 3.500 tấn, cua, ghẹ,…
Nguồn lợi về nhuyễn thể cũng rất phong phú với nhiều loại có giá trị
kinh tế cao, đặc biệt là ốc hương.
Một số ngư trường có nhiều loại hải sản như tôm hùm, mực, hải sâm,...
Những đặc tính lí hố thuận lợi đã tạo điều kiện cho các nhóm sinh vật nổi
phát triển, kéo theo đa dạng sinh học cao.
21
Hình 3.2. Vùng nước lợ ni trồng
thuỷ sản
Hình 3.1. Đồn thuyền đánh cá
Hà Tĩnh có trên 30 con sơng lớn nhỏ với nhiều cửa sông đổ ra biển,
nhiều vũng vịnh, mặt nước thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước
mặn. Diện tích ni trồng thuỷ sản nước mặn lợ là 7 232 ha, diện tích ni
trên cát là 3 000 ha. Mặt khác, rừng ngập mặn là mơi trường sống của nhiều
lồi động thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản.
Bên cạnh đó, nước biển Hà Tĩnh có nồng độ muối cao, chất lượng mơi
trường tốt nên có nhiều thuận lợi để phát triển nghề muối phục vụ cho sinh
hoạt và công nghiệp, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 35 000 tấn.
?
Dựa vào thơng tin trên, hãy trình bày tiềm năng phát triển ngành khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh.
b. Tiềm năng phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển
Dọc bờ biển Hà Tĩnh có nhiều vũng vịnh sâu thuận lợi để hình thành các
cảng biển (nổi bật nhất là khu Vũng Áng), xây dựng cảng nước sâu, hình
thành hệ thống giao thơng biển trong nước và quốc tế (trong đó có vai trị
trung chuyển hàng hoá cho nước bạn Lào). Dọc bờ biển Hà Tĩnh cịn có nhiều
sơng đổ ra biển, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng cá, phát triển
khai thác thuỷ sản.
22
Hình 3.3. Biển Thiên Cầm, huyện
Cẩm Xun
Hình 3.4. Biển Hồnh Sơn, thị xã Kỳ
Anh
Hà Tĩnh có nhiều bãi biển đẹp, sạch với cảnh quan thiên nhiên phong
phú, nhiều di tích lịch sử thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Có các bãi biển
đẹp như: Xuân Thành (Nghi Xuân), Xuân Hải (Lộc Hà), Thạch Hải (Thạch
Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Xuân (Kỳ Anh), Hoành Sơn (thị xã Kỳ
Anh),...
? Dựa vào thông tin, nêu tiềm năng phát triển giao thông vận tải biển và
du lịch biển ở Hà Tĩnh.
c. Tiềm năng về khống sản, năng lượng sạch
Biển Hà Tĩnh có nhiều tài nguyên khoáng sản: dọc biển là các khoáng
sản titan; vùng biển Thạch Khê có mỏ sắt với trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành cơng nghiệp khai thác
khống sản.
Biển Hà Tĩnh có tiềm năng lớn về năng lượng sóng và thuỷ triều. Chế độ
thuỷ triều ở vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều, trong tháng xuất
hiện 2 lần triều cường với chu kì khoảng 14 – 15 ngày. Biên độ triều lớn nhất
trong năm thường xuất hiện vào tháng 5 và 6. Theo Báo cáo “Hệ thống và
tiềm năng năng lượng ven biển” do Trung tâm quy hoạch, điều tra, đánh giá
tài nguyên – môi trường biển và hải đảo thực hiện, khả năng phát triển điện
sóng và thuỷ triều ở Hà Tĩnh là rất lớn, tuy nhiên, hiện nguồn năng lượng biển
vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác.
?
Nêu tiềm năng phát triển khoáng sản và năng lượng sạch ở Hà Tĩnh.
23
2. Phát triển kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên biển ở Hà Tĩnh
a. Phát triển kinh tế biển
Với tài nguyên biển phong phú, Hà Tĩnh đã khai thác và phát triển kinh
tế biển với các ngành chính như khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,
giao thông vận tải biển,…
Nghề khai thác hải sản đã được phát triển từ lâu và đang dần chuyển
sang phương thức đánh bắt thuỷ sản có giá trị kinh tế. Ngư dân của tỉnh đã
đầu tư nhiều tàu thuyền công suất lớn để có thể đánh bắt xa bờ; hình thành
các tổ, đội, nghiệp đoàn nghề cá trên biển nhằm hỗ trợ khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản. Năm 2020, tồn tỉnh có 3 692 tàu cá với hai cảng cá chính
là cảng Cửa Hội và cảng Cửa Sót. Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2020 đạt
gần 39 500 tấn.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh chủ yếu là ni mặn lợ. Đến năm 2020,
diện tích ni trồng thuỷ sản mặn lợ của Hà Tĩnh đạt 2 954 ha với vật ni
chính là tơm thẻ chân trắng, tơm sú, nhuyễn thể, cua,… và hình thức chủ yếu
là ni quảng canh. Hiện nay, ở tỉnh đang phát triển hình thức nuôi thâm canh
công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hố gắn với bảo vệ mơi trường.
Giao thơng vận tải biển của tỉnh phát triển với 2 cảng chính là cảng
Vũng Áng – Sơn Dương và cảng Xuân Hải. Tại khu bến cảng tổng hợp Vũng
Áng, hiện có 02 bến tổng hợp đang hoạt động với tổng công suất các bến từ 5
– 7 triệu tấn/năm. Khu bến chuyên dụng Sơn Dương phục vụ cho liên hợp
luyện kim, lọc hố dầu và cơng nghiệp nặng khác. Cụm cảng Vũng Áng –
Sơn Dương được xác định là cửa ngõ quan trọng, nơi tiếp chuyển hàng hố
cho Lào và Đơng Bắc Thái Lan. Ngồi ra, Hà Tĩnh cịn có nhiều cảng cá nhỏ
nằm dọc theo bờ biển phục vụ cho việc đánh bắt hải sản.
Hình 3.5. Cảng Vũng Áng – Sơn
Dương, thị xã Kỳ Anh
Hình 3.6. Khai thác thuỷ sản trên biển
Nghi Xuân, Hà Tĩnh
24
Cảng nước sâu Vũng Áng của Hà Tĩnh là một trong những cảng nước
sâu lớn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ, có khả năng tiếp nhận tàu trên 20
vạn tấn. Khu kinh tế Vũng Áng cũng đã được chính phủ lựa chọn là một trong
những cảng kinh tế quan trọng để tập trung đầu tư ngân sách nhà nước. Khu
kinh tế Vũng Áng đã trở thành khu kinh tế phát triển nhất của tỉnh, có tiềm
năng xây dựng để trở thành trung tâm Logistics (dịch vụ hậu cảng) của khu
vực và là đầu mối giao thương quốc tế với Lào và Thái Lan cùng các nước
khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Du lịch biển phát triển vào mùa hè với các khu du lịch nổi tiếng như
Thiên Cầm, Xuân Thành, Xuân Hải,…
?
Dựa vào thông tin, nêu một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở
Hà Tĩnh.
b. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Tài nguyên biển của Hà Tĩnh khá đa dạng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên
thuỷ sản đang có xu hướng giảm cả về số lượng và số lồi do lạm dụng việc
khai thác. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ
hải sản.
Môi trường biển ven bờ đang có nguy cơ bị ơ nhiễm do hoạt động sản
xuất và đời sống của người dân. Rác thải, nước thải trong sinh hoạt và sản
xuất chưa được xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn thải ra ven biển gây nguy
cơ ơ nhiễm mơi trường.
?
1. Hãy trình bày một số biểu hiện ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh.
2. Nêu một số nguồn gây ô nhiễm môi trường biển.
3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên biển ở Hà Tĩnh.
1. Mô tả thực trạng tài nguyên biển và ngành nghề khai thác tài nguyên biển ở
Hà Tĩnh.
2. Mô tả một trong những phương thức khai thác tài nguyên biển ở địa
phương.
Tìm hiểu tình hình khai thác tài nguyên biển ở địa phương em và đề xuất các
giải pháp bảo vệ tài nguyên biển.
25