UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
Th
án
g 0 4 – 2 02
3
LỚP
7
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN THANH LUẬN (Tổng Chủ biên)
LÊ HOÀNG DỰ – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Chủ biên)
VŨ ĐÌNH BẢY – TRẦN THANH BÌNH – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
NGUYỄN THỊ HIỂN – ĐÀO VĨNH HỢP – NGUYỄN ĐÌNH KỲ – THÁI VĂN LONG
NGUYỄN TẤN NGUYÊN – TRẦN THỊ THUÝ – TRẦN QUỐC VIỆT
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
LỚP
7
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Tiếp nối Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 6, Ban biên soạn tổ chức
biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 7 nhằm giúp các em tiếp
tục tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp; những nội dung về kinh tế,
văn hoá;… của tỉnh Cà Mau.
Nội dung tài liệu bao gồm 6 chủ đề, gắn với các đặc trưng về địa lí, lịch sử,
văn học, nghệ thuật,… của tỉnh Cà Mau và đảm bảo tính kế thừa các nội dung của
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 6. Các chủ đề vẫn được thiết kế
theo các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm tạo điều
kiện giúp các em hiểu được lịch sử truyền thống con người và vùng đất Cà Mau.
Chúng tôi hi vọng rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 7 sẽ
đồng hành cùng các em học sinh trên con đường chinh phục tri thức, rèn luyện các
kĩ năng, bồi dưỡng tình yêu quê hương và tiếp tục mang đến cho các em những
trải nghiệm thú vị và bổ ích.
BAN BIÊN SOẠN
2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Mục tiêu
Khởi động
Khám phá
Những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng,
thái độ, phẩm chất, năng lực của học sinh sau
mỗi bài học.
Tạo tâm thế, huy động kiến thức nền, khơi gợi
cảm xúc, kích thích hứng thú tìm tịi, phát hiện,
giải quyết vấn đề của học sinh về bài học.
Giúp học sinh hình thành kiến thức mới và
phát triển những kĩ năng, thái độ cần thiết
thông qua các hoạt động học tập.
Luyện tập
Giúp học sinh củng cố, rèn luyện, kiểm nghiệm
những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá.
Vận dụng
Giúp học sinh vận dụng những điều đã học
vào giải quyết một số vấn đề của thực tiễn
cuộc sống.
Hãy giữ gìn, bảo quản tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau!
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................. 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU....................................................................................................... 3
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH CÀ MAU .................................................................................. 5
CHỦ ĐỀ 2: MẠC CỬU VÀ VÙNG ĐẤT CÀ MAU ...........................................................................20
CHỦ ĐỀ 3: CA DAO CÀ MAU............................................................................................................25
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ BÀI DÂN CA TỈNH CÀ MAU........................................................................32
CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA TỈNH CÀ MAU...................38
CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH CÀ MAU.............45
BẢNG GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ.........................................................................................................59
4
Chủ đề
1
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH CÀ MAU
BÀI
1
SƠNG NGỊI TỈNH CÀ MAU
Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm sơng ngịi tỉnh Cà Mau.
– Nêu được đặc điểm của một số sơng chính ở tỉnh Cà Mau.
– Xác định được trên bản đồ một số sơng, hồ và đầm chính ở tỉnh Cà Mau.
Khởi động
Học sinh liệt kê các dịng sơng lớn chảy qua địa phận tỉnh Cà Mau.
Khám phá
I. ĐẶC ĐIỂM
?
Dựa vào hình 1 và thơng tin mục I, em hãy trình bày đặc điểm sơng ngịi tỉnh
Cà Mau.
5
Hình 1. Bản đồ sơng ngịi tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Tạ Đức Hiếu)
Tỉnh Cà Mau có mạng lưới sơng ngịi dày đặc. Tổng chiều dài hệ thống sơng ngịi của
tỉnh là hơn 7 000 km, mật độ trung bình là 1,34 km/km2. Tổng diện tích mặt nước sơng
ngịi khoảng 15 756 ha, chiếm 3,02% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh.
6
Hệ thống sơng ngịi chủ yếu chảy theo hướng tây sang đông hoặc đông sang tây
và đổ ra biển theo hai hướng chính. Các sơng đổ ra Biển Đơng như sông Gành Hào,
Đầm Dơi,…; các sông đổ ra Biển Tây như sơng Ơng Đốc, Bảy Háp, Cửa Lớn,…
Chế độ nước trên hệ thống sơng ngịi ở tỉnh Cà Mau chịu tác động mạnh của biển và
chế độ thuỷ triều ở Biển Đông và Biển Tây.
Hệ thống kênh đào phát triển khá mạnh để nối liền các sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau
như kênh Bạc Liêu – Cà Mau, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp,…
Cà Mau là tỉnh có nhiều ao, đầm; trong đó chủ yếu là ao, đầm nước lợ và nước mặn.
Đầm Thị Tường là đầm tự nhiên lớn nhất của tỉnh Cà Mau với chiều dài khoảng 7 km,
chiều rộng từ 1 – 2 km.
II. MỘT SỐ SƠNG CHÍNH
?
Dựa vào hình 1 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Xác định các sơng chính ở tỉnh Cà Mau trên bản đồ.
– Nêu đặc điểm của các sông Gành Hào, Đầm Dơi, Cửa Lớn, Ơng Đốc.
1. Các sơng đổ ra Biển Đơng
Hình 2. Sơng Gành Hào – nơi giáp ranh giữa
tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: sggp.org.vn)
Hình 3. Sông Đầm Dơi đoạn chảy qua thị trấn
Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi
(Nguồn: camau.gov.vn)
Sông Gành Hào dài khoảng 56 km, bắt đầu từ thành phố Cà Mau chảy qua địa phận huyện
Cái Nước, Đầm Dơi và đổ ra Biển Đông tại cửa sông Gành Hào. Sông Gành Hào là đầu mối
giao thông đường thuỷ quan trọng kết nối tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.
Sông Đầm Dơi dài khoảng 45 km nối sông Gành Hào với sông Cửa Lớn và đổ ra Biển Đông
qua cửa Bồ Đề.
7
2. Các sơng đổ ra Biển Tây
Hình 4. Sơng Cửa Lớn đoạn chảy qua thị trấn
Năm Căn, huyện Năm Căn
(Nguồn: camau.gov.vn)
Hình 5. Sơng Ơng Đốc đoạn chảy qua thị trấn
Sơng Đốc, huyện Trần Văn Thời
(Nguồn: camau.gov.vn)
Sông Cửa Lớn dài 58 km, bắt đầu từ cửa Bồ Đề và đổ ra cửa Ơng Trang ở Biển Tây. Đây
là dịng sơng lớn nối Biển Đông với Biển Tây và là địa giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn
và huyện Ngọc Hiển.
Sơng Ơng Đốc (hay sông Đốc) dài hơn 60 km đổ ra Biển Tây. Đây là dịng sơng quan trọng
nối thành phố Cà Mau với Biển Tây đi qua các thị trấn sầm uất như Trần Văn Thời, Sơng Đốc.
Ngồi ra, tỉnh Cà Mau cịn có một số dịng sơng lớn quan trọng khác như sông Bảy Háp,
sông Cái Tàu, sông Trẹm,…
Luyện tập
1. Em hãy chứng minh tỉnh Cà Mau có hệ thống sơng ngịi dày đặc.
2. Hồn thành bảng thơng tin về hướng đổ ra biển của các dịng sơng chính ở tỉnh
Cà Mau theo gợi ý dưới đây:
Sông Cửa Lớn
Sông Gành Hào
Sơng Ơng Đốc
Sơng Đầm Dơi
Đổ ra Biển Đơng
?
?
?
?
Đổ ra Biển Tây
?
?
?
?
Vận dụng
1. Em hãy nêu vài nét về đặc điểm sơng ngịi ở địa phương em sinh sống.
2. Sưu tầm thơng tin và hình ảnh về một dịng sơng chính ở tỉnh Cà Mau.
8
BÀI
2
ĐẤT TỈNH CÀ MAU
Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm của đất ở tỉnh Cà Mau.
– Kể tên được một số loại đất chính ở tỉnh Cà Mau.
– Xác định được trên lược đồ các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau.
Khởi động
Kể tên các loại đất ở tỉnh Cà Mau mà em biết.
Khám phá
I. ĐẶC ĐIỂM
?
Dựa vào hình 1 và thơng tin mục I, em hãy trình bày đặc điểm về đất ở
tỉnh Cà Mau.
Đất ở tỉnh Cà Mau chủ yếu là đất mới, được hình thành bởi hai dịng hải lưu ở Biển Đơng
và Biển Tây.
Phần lớn diện tích đất ở tỉnh thuộc nhóm đất phèn và đất mặn. Ngồi ra, tỉnh cịn có
một số nhóm đất khác như: đất than bùn, đất bãi bồi, đất cát ven biển,…
Đất ở tỉnh Cà Mau có độ phì nhiêu trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do
bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên thích hợp cho việc ni trồng thuỷ sản, trồng rừng ngập
mặn; để trồng lúa, cây ăn quả,... thì đất cần phải được cải tạo nhiều.
9
Hình 1. Lược đồ đất ở tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Tạ Đức Hiếu)
II. MỘT SỐ NHĨM ĐẤT CHÍNH
?
Dựa vào hình 1, bảng số liệu và thông tin mục II, em hãy:
– Xác định sự phân bố các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau trên lược đồ.
– Nêu đặc điểm của một số nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau.
10
Các nhóm đất chính ở tỉnh Cà Mau
STT
Nhóm đất
Diện tích (ha)
Tỉ lệ so với diện tích tự nhiên (%)
1
Đất phèn
334 925
64,26
2
Đất mặn
143 633
27,56
3
Đất than bùn
10 564
2,03
4
Đất bãi bồi
9 507
1,82
5
Đất khác
22 618
4,33
(Nguồn: Địa lí địa phương tỉnh Cà Mau)
Nhóm đất phèn: có diện tích 334 925 ha (chiếm 64,26% diện tích đất tự nhiên),
phân bố chủ yếu ở các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, U Minh, Thới Bình.
Nhóm đất mặn: có diện tích 143 633 ha (chiếm 27,56% diện tích đất tự nhiên),
phân bố chủ yếu ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước,
Đầm Dơi, Thới Bình và thành phố Cà Mau.
Nhóm đất than bùn: có diện tích 10 564 ha (chiếm 2,03% diện tích đất tự nhiên), phân bố
chủ yếu ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.
Nhóm đất bãi bồi: có diện tích 9 507 ha (chiếm 1,82% diện tích đất tự nhiên), là nhóm
đất mới được hình thành dọc theo cửa sông và ven biển, phân bố chủ yếu ở huyện
Ngọc Hiển, Phú Tân.
Luyện tập
Vẽ sơ đồ thể hiện một số đặc trưng (diện tích, phân bố) của các nhóm đất chính ở
tỉnh Cà Mau.
Vận dụng
Địa phương em sinh sống có những nhóm đất nào? Em hãy sưu tầm tư liệu về một
nhóm đất chính ở địa phương em.
11
BÀI
3
SINH VẬT TỈNH CÀ MAU
Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm sinh vật ở tỉnh Cà Mau.
– Nêu được thông tin cơ bản về các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới
ở tỉnh Cà Mau.
– Xác định được trên lược đồ sự phân bố rừng, các vườn quốc gia, khu dự trữ
sinh quyển thế giới ở tỉnh Cà Mau.
Khởi động
Em hãy nêu tên một số loài sinh vật đặc trưng ở tỉnh Cà Mau.
Khám phá
I. ĐẶC ĐIỂM
?
Dựa vào hình 1 và thơng tin mục I, em hãy:
– Xác định sự phân bố các kiểu rừng chính ở tỉnh Cà Mau.
– Trình bày đặc điểm sinh vật ở tỉnh Cà Mau.
12
Hình 1. Lược đồ phân bố rừng, vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Tạ Đức Hiếu)
Tài nguyên sinh vật ở tỉnh Cà Mau khá phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật nhất là
hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập lợ.
Rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 thế giới
sau rừng ngập mặn A-ma-dôn (Amazon) ở Bra-xin (Brazil). Hệ thực vật rừng ngập mặn ở
tỉnh Cà Mau có khoảng 101 lồi, trong đó nhiều nhất là: đước, mắm, sú, vẹt, bần, chà là,…
Hệ động vật đa dạng với hàng trăm loài như: khỉ, voọc, heo rừng, chồn, rái cá, chim, cá,
13
tôm và nhiều động vật phù du. Hiện nay, rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau phân bố chủ yếu
ở huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.
Rừng tràm ở tỉnh Cà Mau có sự đa dạng sinh học cao, trong đó cây tràm chiếm
ưu thế. Hiện nay, hệ sinh thái rừng tràm tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia U Minh Hạ
thuộc các huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Tài nguyên sinh vật ở tỉnh Cà Mau (nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn) đang bị
suy giảm nhanh, đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như
mất cân bằng sinh thái, sạt lở bờ sông và biển, mực nước ngầm bị hạ thấp,… Do đó, cần
phải lưu ý việc khai thác hợp lí tài nguyên rừng.
II. CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở TỈNH
CÀ MAU
?
Dựa vào hình 1 và thông tin mục II, em hãy:
– Xác định Vườn quốc gia U Minh Hạ, Mũi Cà Mau và Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Mũi Cà Mau trên bản đồ.
– Trình bày những thơng tin cơ bản về Vườn quốc gia U Minh Hạ, Mũi Cà Mau
và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
1. Vườn quốc gia U Minh Hạ
Vườn quốc gia U Minh Hạ được
thành lập năm 2006, có tổng diện tích
8 286 ha thuộc huyện U Minh và
huyện Trần Văn Thời.
Đây là khu vực có hệ động,
thực vật đặc trưng của vùng đất
ngập nước trên lớp than bùn.
Thực vật có 176 lồi, trong đó chiếm
ưu thế là tràm. Động vật đặc
trưng là rái cá lông mũi, tê tê, nai,
khỉ đuôi dài, heo rừng, rùa, rắn,
trăn, các loại cá nước ngọt, chim,...
Hình 2. Một góc Vườn quốc gia U Minh Hạ
(Nguồn: ipec.com.vn)
Năm 2009, Vườn quốc gia U Minh Hạ được công nhận là một trong ba vùng lõi của
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
14
2. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được
thành lập năm 2003, có tổng diện tích
41 862 ha thuộc huyện Ngọc Hiển.
Đây là một trong những khu rừng
ngập mặn nguyên sinh lớn ở nước ta.
Hệ động vật đa dạng với 93 loài chim,
26 loài thú, 43 lồi bị sát, 9 lồi lưỡng cư
và hàng chục lồi cá, tơm; trong đó có
khỉ đi dài, voọc bạc nằm trong
Sách đỏ thế giới. Hệ thực vật gồm
60 loài thực vật bậc cao thì có đến 26
lồi cây ngập mặn và 2 lồi đước đơi,
quao nước nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Hình 3. Một góc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
(Nguồn: vuonqgmcm.camau.gov.vn)
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là một phần của Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Mũi Cà Mau vào năm 2009 và là khu Ramsar thứ 2 088 của thế giới vào năm 2013.
3. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận năm 2009. Đây là khu vực rộng lớn có
diện tích 371 506 ha, bao gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ
và khu vực rừng phòng hộ ven Biển Tây.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình
như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển
với giá trị đa dạng sinh học cao.
Luyện tập
Hãy tóm tắt những đặc điểm nổi bật về đặc điểm sinh vật ở tỉnh Cà Mau.
Vận dụng
Em hãy sưu tầm thông tin về hoạt động khai thác du lịch tại một vườn quốc gia ở
tỉnh Cà Mau.
15
BÀI
4
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN TỈNH CÀ MAU
Mục tiêu
– Trình bày được vai trị và hiện trạng của tài nguyên thiên nhiên đối với sự
phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh Cà Mau.
– Nêu được một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Cà Mau.
Khởi động
Em hãy kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Cà Mau.
Khám phá
I. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUN ĐẤT
?
Dựa vào thơng tin mục I, em hãy trình bày hiện trạng và biện pháp sử dụng
hợp lí tài nguyên đất ở tỉnh Cà Mau.
1. Hiện trạng tài nguyên đất
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp; là
môi trường để xây dựng nhà cửa, giao thông; là nơi xây dựng hạ tầng của các ngành
sản xuất phi nông nghiệp.
Cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh Cà Mau năm 2020 như sau: diện tích đất nơng nghiệp là
351 355 ha (chiếm 67,63%); đất lâm nghiệp là 104 805 ha (chiếm 20,18%); đất chuyên dùng
16
là 17 072 ha (chiếm 3,29%); đất ở là 5 502 ha (chiếm 1,06%); đất chưa sử dụng và sông ngòi
là 40 773 ha (chiếm 7,85%).
Hiện nay, tài nguyên đất ở tỉnh Cà Mau đang bị suy thoái do việc khai thác
quá mức, ô nhiễm và tác động bởi biến đổi khí hậu.
2. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất
– Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất hợp lí.
– Nâng cao độ phì cho đất.
– Chống xói mịn, chống khơ hạn, chống nhiễm mặn.
II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC
?
Dựa vào thông tin mục II, em hãy trình bày hiện trạng và biện pháp sử dụng
hợp lí tài nguyên nước ở tỉnh Cà Mau.
1. Hiện trạng tài ngun nước
Nguồn nước có vai trị quan trọng đối với đời sống và sản xuất của người dân ở tỉnh
Cà Mau.
Tài nguyên nước ở tỉnh Cà Mau gồm có:
– Nguồn nước mặt:
+ Nguồn nước ngọt tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất
nơng nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình thích hợp cho phát triển
chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng.
+ Nguồn nước mặn chiếm phần lớn nguồn nước mặt của tỉnh và thích hợp cho
phát triển ni trồng thuỷ sản.
– Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, dễ khai thác với trữ lượng nước ngầm trong
toàn tỉnh Cà Mau có khả năng khai thác khoảng 6 triệu m3/ngày, đây là nguồn nước
chính phục vụ sản xuất cơng nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện nay, tài nguyên nước (đặt biệt là nước ngọt) ở tỉnh Cà Mau đang bị suy giảm
và ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Diện tích nước bị nhiễm mặn ngày
càng gia tăng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
2. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước
– Sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt.
– Các chất thải sinh hoạt, cơng nghiệp phải được xử lí đủ tiêu chuẩn trước khi đưa ra
mơi trường.
– Xây dựng các cơng trình đảm bảo ngọt hoá vùng sản xuất.
17
III. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUN RỪNG
?
Dựa vào thơng tin mục III, em hãy trình bày hiện trạng và biện pháp sử dụng
hợp lí tài nguyên rừng ở tỉnh Cà Mau.
1. Hiện trạng tài ngun rừng
Rừng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp gỗ, lâm sản quý, điều hồ khí hậu,
ngăn chặn lũ lụt, hạn hán,… ở tỉnh Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 94 080 ha (rừng tự nhiên 11 600 ha, rừng
trồng 82 480 ha).
Hiện nay, diện tích rừng ở tỉnh Cà Mau đang bị suy giảm về diện tích, chủ yếu là do tác
động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm sạt lở đất rừng ven biển.
2. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
– Khai thác hợp lí kết hợp trồng rừng mới.
– Nâng cao vai trò, nhận thức cho người dân vùng rừng trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sạt lở đất
rừng ven biển.
– Tăng cường công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, bảo
tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Mũi Cà Mau và khu Ramsar của thế giới.
IV. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUN BIỂN
?
Dựa vào thơng tin mục IV, em hãy trình bày hiện trạng và biện pháp sử dụng
hợp lí tài nguyên biển ở tỉnh Cà Mau.
1. Hiện trạng tài nguyên biển
Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh
Cà Mau quản lí có diện tích rộng khoảng 71 000 km2, có nhiều tiềm năng để phát triển
tổng hợp kinh tế biển.
Vùng biển tỉnh Cà Mau là nguồn tài nguyên hải sản lớn; là một trong bốn ngư trường
trọng điểm của cả nước với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tơm, mực, ghẹ,
cá hồng, cá thu, cá chim, cá mú,…
Vùng biển tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về dầu khí, riêng trữ lượng khí đốt ước tính
lên đến 172 tỉ m3. Mỏ khí PM3-CAA (thuộc bể Mã lai – Thổ Chu) đã được khai thác từ năm
2007 để cung cấp cho cụm khí – điện – đạm Cà Mau.
18
Các cụm đảo ven bờ như đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hịn Đá Bạc,... có giá trị trong
phát triển du lịch và tiềm năng xây dựng cảng biển. Hiện nay, vùng biển tỉnh Cà Mau cũng
đã đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn hải sản gần bờ do khai thác quá mức, ô nhiễm
môi trường biển,… đe doạ đến sự phát triển bền vững.
2. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên biển
– Đánh giá tiềm năng sinh vật biển và chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển
ven bờ sang vùng biển sâu xa bờ.
– Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hơ dưới mọi hình thức.
– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
– Phịng chống ơ nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
Luyện tập
Vẽ sơ đồ thể hiện các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng,
biển ở tỉnh Cà Mau.
Vận dụng
Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em đang được khai thác
và sử dụng như thế nào? Nêu một số biện pháp để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở địa phương em.
Hình 1. Rừng tràm U Minh
(Nguồn: Thanh Dũng)
19
Chủ đề
2
MẠC CỬU VÀ VÙNG ĐẤT CÀ MAU
Mục tiêu
– Trình bày được thân thế của Mạc Cửu và dòng dõi họ Mạc ở vùng đất Cà Mau.
– Nắm được những công trạng của Mạc Cửu nhằm gây dựng sự phát triển của trấn Hà Tiên.
Hình 1. Gia phả họ Mạc trưng bày tại bảo tàng tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Đào Vĩnh Hợp)
Khởi động
– Em hãy kể tên những món ăn truyền thống của người Hoa ở tỉnh Cà Mau mà em biết.
– Em hãy kể tên mợt sớ di tích văn hố, tín ngưỡng của người Hoa ở tỉnh Cà Mau mà
em biết.
20
Khám phá
I. XUẤT THÂN CỦA MẠC CỬU VÀ CÔNG LAO MỞ MANG BỜ CÕI
CHO ĐÀNG TRONG NƯỚC ĐẠI VIỆT
Mạc Cửu (1655 – 1735) là một thương nhân người Quảng Đông (Trung Quốc). Khi nhà
Thanh đánh bại nhà Minh, ông đưa gia quyến và một số nho sĩ cùng chí hướng đi về phương
Nam để tìm vùng đất mới bn bán. Năm 1680, Mạc Cửu đến vùng đất Chân Lạp làm quan
chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt có nhiều người bn các nước tụ họp, bèn mở sịng gá bạc(1)
để thu thuế gọi là hoa chi(2). Sau đó, ơng chiêu lập dân xiêu dạt(3) từ Phú Quốc, Cần Bột, Giá
Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau và lập thành 7 xã thơn. Tương truyền, tại vùng đất Chân
Lạp có người tiên thường hay hiện ra ở trên sông nên đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).
Năm 1708, Mạc Cửu đem phần đất đã khai phá được dâng cho chúa Nguyễn Phúc Chu
và xin thần phục. Chúa Nguyễn ưng thuận, đặt tên cho toàn bộ vùng này là trấn Hà Tiên và
phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên với tước Cửu Ngọc Hầu. Vùng đất Hà Tiên được
sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong
quá trình mở rộng chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ.
Tháng 2 năm 1715, Nặc Thâm(4) dẫn quân Xiêm đến cướp ở Hà Tiên, Mạc Cửu khơng có
phịng bị trước nên không chống được quân Xiêm. Sau khi Nặc Thâm cướp hết của cải đem
đi, Mạc Cửu đắp thành đất ở Hà Tiên để làm kế phòng thủ và định cư lâu dài. Tháng 5 năm
1735, Mạc Cửu mất, để ghi nhớ cơng lao của Ơng, chúa Ngũn truy tặng thụy hiệu “Khai
trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị cơng”.
Hình 2. Khu lăng mộ Mạc Cửu ở Hà Tiên
(Nguồn: Đào Vĩnh Hợp)
(1) Sòng gá bạc: địa điểm được tạo dựng để con bạc đến đánh bạc.
(2) Hoa chi: thuế thu được từ việc cho thuê địa điểm đánh bạc.
(3) Xiêu dạt: bỏ xứ sở quê hương của mình để đi đến nơi khác tìm đất mới làm ăn; ở vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XVI - XVII,
dân xiêu dạt chủ yếu là lưu dân đến từ miền Trung.
(4) Nặc Thâm: một vị vua của nước Chân Lạp lưu vong sang nước Xiêm La.
21
II. CÔNG LAO CỦA MẠC CỬU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở
VÙNG ĐẤT CÀ MAU
Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức, công việc ban đầu của Mạc Cửu khi đến nơi này có
việc thu thuế hoa chi, nhưng ở những nơi đó, trước khi ông đến, đã có những cư dân là
người Hoa, Việt, Chà Và, Cao Miên,... nên các công việc giao thương buôn bán khác đều
đã phát triển.
Trong sách Mạc thị Gia phả của Vũ Thế Dinh (năm 1818) có viết lại sự đơ hội lúc đầu
của Hà Tiên: “Từ đó, Thái Cơng (tức Mạc Cửu) ngày đêm lo chiêu tập người ở khắp hải
ngoại đến buôn bán, tàu thuyền vào ra rất nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người
Liêu, người Man đua nhau kéo đến trú ngụ, hộ khẩu ngày một đông, tiếng tăm của Thái
Công ngày một lừng lẫy”.
Từ chỗ chỉ là một tụ điểm buôn bán và là một thương cảng bé nhỏ, sang đầu
thế kỉ XVIII, Hà Tiên đã nhanh chóng trở thành một đô thị cảng sầm uất nhờ chủ trương
đẩy mạnh việc kinh doanh buôn bán, nhất là buôn bán với nước ngoài của Mạc Cửu.
Ở trấn Hà Tiên, những người đứng đầu dòng họ Mạc đã phát huy thế mạnh
của một vùng đất trù phú, dùng lúa gạo để nhập các sản vật từ Đơng Nam Á, trong
đó có chì, thiếc từ bán đảo Mã Lai để tái xuất sang Trung Quốc. Được coi là một “tiểu
Quảng Châu”, cảng Hà Tiên là điểm đến của nhiều đồn thuyền bn từ Mã Lai,
Xu-ma-tra (Sumatra), Gia-va (Java), Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc. Trong một thời
gian tương đối dài, ít nhất là từ cuối thế kỉ XVII đến những năm 60 của thế kỉ XVIII, Hà Tiên
và Quảng Châu có mối liên hệ chặt chẽ. Vị thế của Hà Tiên được xác lập do đây là trung
tâm cung cấp thiếc và gạo cho Quảng Châu.
Hà Tiên là một hải cảng quốc tế quan trọng và là điểm trung chuyển hàng hố vơ cùng
sôi động trên con đường thương mại Đông – Tây. Đây chính là nơi tập kết hàng hố của
3 vùng đồng bằng quan trọng: Đồng bằng sông Mê Nam của Xiêm La, Đồng bằng
Đông Nam của Chân Lạp và Đồng bằng Nam Bộ của Đàng Trong Đại Việt. Hoạt động
thương mại của Hà Tiên bấy giờ trở nên khá phồn thịnh và có liên hệ với cả bên ngồi,
trong đó có Trung Quốc. Việc bn bán với Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1729.
Những thổ sản của Hà Tiên như hải sâm, cá khô, tôm khô,… liên tục được xuất cảng
sang Trung Quốc. Đồng thời, thương cảng Hà Tiên buôn bán vô cùng tấp nập với Xiêm,
Cao Miên, Mã Lai,…
Các món hàng xuất cảng gồm có: gạo, sáp ong, ngà voi, đồn đột, cá khơ, tơm khơ,
thịt bị khơ,... Ngồi bn bán lúa gạo và các nơng sản khác, thương nhân người Hoa ở
Hà Tiên đã làm chủ việc phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày do các
nhà buôn từ Trung Quốc, Đông Nam Á hay châu Âu chuyển tới. Nhờ vậy đã biến nơi đây
thành một thương cảng sầm uất, nơi thuyền buồm đến từ bốn phương “đông tới mức
người ta không thể đếm xuể số cột buồm”.
Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỉ XVIII, khi lưu dân người Việt, người Hoa vào khu vực
Nam Bộ khẩn hoang lập ấp thì Cà Mau vẫn cịn là một vùng đất hoang sơ, chưa được khai
phá nhiều. Trên các giồng đất cao khi ấy, vẫn có một ít sóc của người Khmer đến sinh sống
từ thời Chân Lạp nhưng trong tình trạng rất hoang vắng, thưa thớt.
22
III. DÒNG DÕI HỌ MẠC Ở VÙNG ĐẤT CÀ MAU
Theo tư liệu điền dã của nhà nghiên cứu Đặng Văn Thắng (2009) thì họ Mạc (dịng dõi
của Mạc Cửu) hiện nay có khoảng 2 000 người, sinh sống ở tỉnh Cà Mau là chính. Ngồi ra,
họ cịn sinh sống ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
Trong lịch sử cách mạng của thế kỉ XX, dịng họ Mạc tiếp tục đóng góp những truyền
thống tốt đẹp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Anh hùng lực lượng vũ trang
Tư Hùng (tức Mạc Thành To) là người nổi tiếng với những trận đánh lớn, tiêu diệt những
tên ác ôn khét tiếng, đứng đầu các tập đoàn khủng bố, đàn áp ở tỉnh An Xuyên(1). Cho đến
năm 2022, dòng họ Mạc có đến 4 Mẹ Việt Nam anh hùng và 1 Anh hùng Lực lượng vũ trang
Nhân dân, góp phần tơ thắm tuyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân tỉnh nhà.
Sau năm 1975, Mạc Thành Bô tiếp nối truyền thống gia đình, tham gia cơng tác trong
lĩnh vực quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị văn hố trên địa bàn thành phố Cà Mau. Hiện
nay, ông là Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc màu da cam thành phố Cà Mau, tiếp tục cùng
dịng họ Mạc đóng góp vào sự phát triển của vùng đất Cà Mau và đất nước.
Theo lời kể và gia phả do Mạc Thành Bơ hay chính xác hơn là Mạc Tử Bơ đời thứ 9
lập (Mạc Thành Bô sinh năm 1952, là Trưởng phịng Dân tộc – Tơn giáo thành phố
Cà Mau năm 2009) thì Mạc Cửu sau khi mất đã được chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho
7 chữ “Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam” để làm chữ lót cho con cháu về sau và cứ hết
7 thế hệ lại lập lại. Mạc Cửu có 2 người vợ là bà Nguyễn Thị Ý Đức và bà Bùi Thị Lẫm
(ở làng Đông Mơn, tỉnh Đồng Nai) và có con thuộc thế hệ thứ nhất lót chữ Thiên.
Mạc Thiên Tứ sinh năm Canh Dần (1710), mất ngày 5 tháng 10 năm Canh Tý (1780).
Mạc Thiên Tứ có 4 người vợ: Nguyễn Thị Hiếu Túc, Nguyễn Thị Xuân,… và đến Mạc Tử Bô
là thế hệ thứ chín. Căn cứ vào gia phả có thể nêu một số người qua các đời như sau:
– Đời thứ nhất – Thiên: Mạc Thiên Tứ .
– Đời thứ hai – Tử: Mạc Tử Thiêm, Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Dung, Mạc Tử Thượng,
Mạc Tử Tuấn, Mạc Tử Trú, Mạc Tử Sanh,…
– Đời thứ ba – Công: Mạc Công Du, Mạc Cơng Bính, Mạc Cơng Thê, Mạc Cơng Tài,…
– Đời thứ tư – Hầu: Mạc Hầu Phong, Mạc Hầu Hy, Mạc Hầu Diệu,…
– Đời thứ năm – Bá: Mạc Bá Bình, Mạc Bá Thành, Mạc Bá Thiện, Mạc Bá Trực, Mạc Bá Triện,…
– Đời thứ sáu – Tử: Mạc Tử Khâm,…
– Đời thứ bảy – Nam: Mạc Nam Hương,…
Đến nửa đầu thế kỉ XIX, đời thứ năm của dòng họ Mạc có ba anh em ruột về sinh sống ở
vùng Cái Nước, Cà Mau gồm: Mạc Bá Thiện (thứ hai), Mạc Bá Trực (thứ ba), Mạc Bá Triện (thứ tư).
Sau đó Mạc Bá Trực về ở kinh Rạch Rập, nay thuộc xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Chỉ tính
riêng chi hệ của Mạc Bá Trực cho đến Mạc Tử Bơ có các đời như sau:
– Đời thứ năm – Bá: Mạc Bá Trực (1822 – 1892) (ông sơ), có vợ là Nguyễn Thị Đăng
(1823 – 1897).
– Đời thứ sáu – Tử: Mạc Tử Tình (1842 – 1908) (ơng cố), có vợ là Phạm Thị Dun
(1943 – 1951).
– Đời thứ bảy – Nam: Mạc Nam Chúng (1895 – 1964) (ơng nội), có vợ là Trần Thị Cửu
(1896 – 1951).
– Đời thứ tám – Thiên: Mạc Thiên Hận (1920 – 1999) (cha), có vợ là Lê Thị Lan (1923 – 1999).
– Đời thứ chín – Tử: Mạc Tử Bơ (1952 – ) (con), có vợ là Nguyễn Thị Thiếp (1955 – ).
(1) An Xuyên: là tên gọi của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 1956 – 1975.
23
Hình 3. Mộ Mạc Cửu ở Hà Tiên
(Nguồn: Đào Vĩnh Hợp)
Hình 4. Mộ Mạc Thiên Tứ (con trai Mạc Cửu) ở Hà Tiên
(Nguồn: Đào Vĩnh Hợp)
?
– Theo em, lí do vì sao Mạc Cửu từ Trung Quốc đến vùng đất Hà Tiên khi xưa để
sinh sống và tạo lập cơ nghiệp?
– Em hãy trình bày hiểu biết của mình về dòng dõi con cháu họ Mạc ở vùng đất
Cà Mau.
Luyện tập
1. Từ các thông tin trong bài và sưu tầm trên internet, em hãy sưu tầm hình ảnh liên
quan đến dòng dõi con cháu dòng họ Mạc ở vùng đất Cà Mau.
2. Theo em, những thổ sản của vùng đất Hà Tiên khi xưa (trong đó có cả vùng đất
Cà Mau) gồm có những gì và người ta bán những mặt hàng đó đi đâu?
Vận dụng
Từ những nội dung đã tìm hiểu,
nghiên cứu, theo em, chúng ta phải
làm gì để bảo tồn, phát huy các giá trị
lịch sử, văn hoá của các di tích lịch sử –
văn hố trên q hương mình?
Hình 5. Cổng vào Chánh điện Đền thờ họ Mạc,
thành phố Hà Tiên
(Nguồn: thamhiemmekong.com)
24