Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.96 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
NGUYỄN THANH BèNHoồđ05))/( ồOHCh biờn
753ả/( )đ)6:(*ô1o53/5)5)6

LP

NH XUT BN GIO DC VIT NAM

2

1


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................3
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU NƠI EM ĐANG SỐNG..............................................................4
CHỦ ĐỀ 2: DANH THẮNG VÀ MÔI TRƯỜNG QUÊ EM...............................................8
CHỦ ĐỀ 3: NHÂN VẬT LỊCH SỬ CỦA TỈNH BẮC GIANG.......................................... 13
CHỦ ĐỀ 4: LỄ HỘI TRÊN QUÊ HƯƠNG BẮC GIANG................................................ 19
CHỦ ĐỀ 5: GIAO THÔNG Ở TỈNH BẮC GIANG...........................................................23
CHỦ ĐỀ 6: CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG TRƯỜNG EM..........................27

Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau!
2


LỜI NÓI ĐẦU

Các em yêu quý!
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang lớp 2 được biên soạn dựa


trên nội dung chương trình các mơn học lớp 2 trong Chương trình Giáo
dục phổ thơng năm 2018. Tài liệu gồm 6 chủ đề theo các mạch: hướng
đến xã hội, hướng đến tự nhiên, hướng nghiệp và văn hoá, lịch sử có liên
quan đến địa phương, nhằm giúp các em hiểu biết sâu sắc và thêm yêu
quê hương Bắc Giang. Tình yêu đó được thể hiện qua thái độ trân trọng,
tự hào về những nét đẹp truyền thống, đặc trưng của quê hương và những
hành động cụ thể góp phần bảo vệ, gìn giữ những danh lam thắng cảnh,
lễ hội, phong tục tập quán, môi trường xung quanh, thể hiện trách nhiệm
bản thân.
Để hoạt động trải nghiệm gắn với địa phương thực sự có hiệu quả
các em hãy làm theo hướng dẫn của thầy, cơ và tích cực phát biểu,
chia sẻ những nhận biết, suy nghĩ và cảm xúc của mình, đặt mình vào
vị trí của các bạn trong các tình huống để giải quyết vấn đề. Các em cũng
cần tự giác vận dụng những điều đã học được vào thực tiễn với sự
giúp đỡ của gia đình.
Chúc các em trải nghiệm thật vui và thành công!

3


CHỦ ĐỀ 1 GIỚI THIỆU NƠI EM ĐANG SỐNG
MỤC TIÊU
•• Nêu/kể được tên trụ sở cơ quan trên địa bàn xã/phường/thị trấn
nơi em sống.
•• Giới thiệu được về xã/phường/thị trấn nơi em sống (quang cảnh,
công việc, phong tục tập quán đơn giản,...).
•• Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với xã/phường/
thị trấn nơi em sống.
•• Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, tự tin, hợp
tác, giải quyết vấn đề và phẩm chất trách nhiệm, yêu quý và tự

hào về quê hương.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1

Xác định một số trụ sở cơ quan ở nơi em sống

1. Quan sát các tranh dưới đây và cho biết:
– Ở xã/phường/thị trấn em đang sống có những trụ sở cơ quan nào?
– Trụ sở cơ quan đó được xây dựng ở đâu trong xã/phường/thị trấn?

1

4

2


3

4

2. Cùng thảo luận:
– Ai làm việc trong những trụ sở cơ quan đó?
– Mọi người đến đó để làm gì?
3. Ngồi những trụ sở cơ quan trên, ở xã/phường/thị trấn nơi em đang
sống cịn có trụ sở cơ quan nào khác?
Hoạt động 2

Tìm hiểu và giới thiệu về nơi em sống


1. Quan sát ảnh, kết hợp đọc các câu hỏi gợi ý, hãy giới thiệu một số
nét về nơi em sống:
– Quang cảnh nơi em sống có gì giống và khác những hình ảnh dưới
đây? Em thích những gì ở quang cảnh đó?

1

2

– Người dân nơi em sống thường làm những cơng việc gì? (ví dụ: trồng
lúa, chăn ni gia cầm, trồng hoa,...).
5


3

4

– Nêu một số phong tục tập quán ở nơi em sống (ví dụ: hát quan họ,
lễ hội cầu mưa, ăn Tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng,...).

5


Hát quan họ

6
Lễ hội cầu mưa


2. Em u thích gì và gắn bó thế nào với nơi em đang sống?

THỰC HÀNH
Hoạt động 3

Giới thiệu về quê hương nơi em sống

– Thảo luận, xác định những ý đơn giản hoặc vẽ tranh để giới thiệu về
nơi em đang sống (Tên khu phố, xã/phường/thị trấn, huyện; quang
cảnh, công việc, phong tục tập quán đơn giản,...)
– Chia sẻ cảm xúc về tình u, sự gắn bó với xã/phường/thị trấn nơi
em đang sống.
6


VẬN DỤNG
Hoạt động 4 Thực hiện một số công việc thể hiện tình u, lịng tự hào
về q hương
– Chia sẻ với gia đình nội dung giới thiệu về quê hương và nhờ bố mẹ
nhận xét.
– Hỏi bố mẹ, người thân những điều em muốn tìm hiểu thêm về quê
hương nơi em sống.
– Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về quang cảnh nơi em đang sống.

ĐÁNH GIÁ
– Nêu/kể được tên một số trụ sở cơ quan trên địa bàn xã/phường/thị
trấn nơi em sống.
– Giới thiệu được một số nét đơn giản về xã/phường/thị trấn nơi em
sống với bạn bè, người thân.
– Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với xã/phường/thị

trấn nơi em sống.
Theo 3 mức độ:

7


CHỦ ĐỀ 2 DANH THẮNG VÀ MÔI TRƯỜNG QUÊ EM
MỤC TIÊU
•• Kể/nêu được một số danh lam thắng cảnh của Bắc Giang.
•• Giới thiệu được vài nét về vẻ đẹp của một số danh lam thắng
cảnh trên quê hương Bắc Giang.
•• Xác định được những việc nên và khơng nên làm để bảo vệ
danh thắng và môi trường nơi em sinh sống và học tập.
•• Thực hiện những việc làm phù hợp để bảo vệ cảnh đẹp và môi trường
nơi em sinh sống, học tập.
•• Góp phần hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, thẩm mĩ
và phẩm chất trách nhiệm, yêu quý và tự hào về quê hương.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1

Tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh của quê hương
Bắc Giang

1. Quan sát những danh lam thắng cảnh dưới đây và thảo luận theo
nhóm trả lời các câu hỏi sau:
– Mỗi danh thắng có vẻ đẹp như thế nào?
– Em đã biết những danh lam thắng cảnh nào trong số đó? Nếu có,
hãy giới thiệu vài nét về nó.
– Ngồi những danh lam thắng cảnh trên, em còn biết những danh

lam thắng cảnh nào khác ở quê hương Bắc Giang?
– Em biết gì về việc giữ gìn vệ sinh mơi trường và việc bảo vệ cảnh
quan ở các danh thắng?

1

8

Hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn)

2
Thác Giót (huyện Lục Nam)


3



Khu danh thắng Tây Yên Tử
(huyện Sơn Động)

4
Cây dã hương nghìn năm tuổi
(huyện Lạng Giang)

5



Cây Bồ Đề hơn 500 năm tuổi

(huyện Hiệp Hồ)

6
Làng ven sơng Thương

7
Bản Ven (huyện n Thế)

2. Chia sẻ cảm nhận của em về danh lam thắng cảnh của tỉnh Bắc Giang.
9


Hoạt động 2

Xác định việc nên, không nên làm để bảo vệ danh thắng
và môi trường nơi em sống và học tập

1. Thảo luận tìm ra những việc nên/khơng nên làm để góp phần:
– Bảo vệ danh thắng (khơng khắc tên lên cây, đá, tường trong danh thắng).
– Bảo vệ môi trường nhà trường và nơi em sống (bỏ rác đúng nơi
quy định,...).

1

2

2. Giải thích vì sao nên/khơng nên làm những việc đó.

THỰC HÀNH
Hoạt động 3


Tập làm hướng dẫn viên du lịch

1. Hãy viết vài nét giới thiệu về vẻ đẹp của một danh thắng ở Bắc
Giang mà em yêu thích nhất.
2. Sắm vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về danh thắng đó.

10


Hoạt động 4

Xử lí tình huống

Em hãy cùng các bạn xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Trong buổi tham quan bản Ven, huyện Yên Thế, Lan thấy
một số bạn hái những búp chè non rồi vứt ngay tại đó. Nếu là Lan, em
sẽ làm gì?
Tình huống 2. Nam cùng gia đình đi tham quan ở Tây Yên Tử. Sau khi
ăn ngô xong, em của Nam vứt luôn lõi bắp ngô sang ven đường đi lên
chùa. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 3. Giờ ra chơi, Hương nhìn thấy một bạn nam ở lớp khác
định lau bàn tay bẩn lên tường dọc hành lang lớp học. Nếu là Hương,
em sẽ làm gì?
Tình huống 4. Trên đường đi học về, Khương nhìn thấy một bác vứt cả
túi ni-lơng xuống dịng sơng Thương khi thả cá trong ngày ông Công,
ông Táo. Nếu là Khương, em sẽ làm gì?

VẬN DỤNG
Hoạt động 5


Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng
cảnh và môi trường nơi em sinh sống, học tập

1. Ở trường: Vệ sinh trường, lớp hằng ngày, trồng cây xanh, cây bóng
mát, tổ chức ngày chủ nhật xanh,...
2. Ở địa phương: Tham gia thu gom và phân loại rác thải, dọn vệ sinh
đường làng, trồng đường hoa ở các thơn/xóm,...
3. Ở nơi danh thắng: Giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh khi đi tham
quan cùng gia đình, nhà trường,...
Hoạt động 6

Vẽ tranh về cảnh đẹp em yêu thích và chia sẻ cảm xúc

11


ĐÁNH GIÁ
– Kể/nêu được ít nhất 3 danh lam thắng cảnh của tỉnh Bắc Giang.
– Giới thiệu được vài nét về vẻ đẹp của 3 danh lam thắng cảnh ở quê
hương em.
– Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ danh
thắng và môi trường nơi em sinh sống và học tập.
– Thực hiện những việc nên và không nên làm để bảo vệ danh lam
thắng cảnh và môi trường nơi em sinh sống, học tập.
Theo 3 mức độ:

12



CHỦ ĐỀ 3 NHÂN VẬT LỊCH SỬ CỦA TỈNH BẮC GIANG
MỤC TIÊU
•• Nêu được tên một số danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở
tỉnh Bắc Giang.
•• Nhận biết được những đóng góp của danh nhân, nhân vật lịch
sử tiêu biểu đó.
•• Bày tỏ được cảm nhận, tình cảm của bản thân về những đóng
góp của các nhân vật lịch sử đó.
•• Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác;
lòng tự hào dân tộc, kính trọng, biết ơn người có cơng và tình
u q hương.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1

Tìm hiểu một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang

1. Em hãy đọc về một nhân vật trong số các nhân vật lịch sử tiêu biểu
dưới đây; thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
– Họ là ai, ở xã, huyện nào của tỉnh Bắc Giang?
– Họ đã có cơng lao, đóng góp gì cho q hương, đất nước?
– Em cịn biết gì thêm về nhân vật lịch sử này?
– Em cảm nhận được điều gì sau khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử này?
2. Chia sẻ về nhân vật lịch sử tiêu biểu mà nhóm em đã đọc và
thảo luận.
3. Ở địa phương em còn có những nhân vật lịch sử nào khác mà em
biết và họ có những đóng góp gì cho q hương, đất nước?

13



Thân Nhân Trung
Ông là người Tày, quê ở làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang (nay thuộc thị trấn
Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ông đỗ tiến sĩ, rồi làm quan dưới
hai triều vua nhà Lê sơ được triều đình giao soạn thảo những văn bản
quan trọng của quốc gia. Ơng có câu nổi tiếng “Hiền tài là ngun khí
của quốc gia” (có thể hiểu là: người có đức và có tài là nguồn sức mạnh
của đất nước). Ơng được tơn vinh là người có tài năng, có cơng lớn với
đất nước.
Ơng cũng là người mở đầu cho truyền thống hiếu học của làng Yên Ninh
với 10 người ưu tú đỗ đạt (riêng gia đình ơng có 2 con trai và một cháu nội
của ơng đỗ tiến sĩ).

Tiến sĩ Thân Nhân Trung

14

Trích đoạn văn bia được trưng bày
tại  Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Hà Nội


Đền thờ tiến sĩ Thân Nhân Trung ở thôn Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.

Trạng nguyên Giáp Hải
Trạng nguyên Giáp Hải người làng Dĩnh Kế, xã Dĩnh Kế, huyện Phượng
Nhãn (nay thuộc phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang). Ông là một
danh nhân tiêu biểu của cả nước được nhiều người biết đến.
Giáp Hải đỗ Trạng nguyên vào năm 1538 và được nhà Mạc giao giữ chức
quan đứng đầu sáu cơ quan cao nhất của đất nước. Ông có những cống

hiến to lớn đối với triều đình trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại
giao,... Với tài ngoại giao xuất chúng, ông đã giúp đất nước tránh được
việc nhà Minh (Trung Quốc) đem quân tràn sang biên giới nước ta.

Trạng nguyên Giáp Hải

Nghè Cả – Dĩnh Kế, nơi thờ Trạng nguyên Giáp Hải
15


Hoàng Hoa Thám
Ông quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng n. Sau đó ơng chuyển
về sinh sống tại làng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông là
lãnh tụ danh tiếng nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (kéo dài
suốt 30 năm từ 1884 đến 1913). Ông được gọi là “Hùm thiêng Yên Thế”.
Trong gần 30 năm lãnh đạo phong trào, ông đã tổ chức đánh nhiều trận,
địa bàn hoạt động được mở rộng từ  trung du  đến  đồng bằng, kể cả
vùng Hà Nội.
Ngày nay, tên ông và Yên Thế được đặt cho nhiều đường phố, vườn hoa,
trường học ở Việt Nam.

Cụ Hoàng Hoa Thám



Nghè Nghi gắn với phong trào khởi nghĩa
Hoàng Hoa Thám tại thơn Ngọc Cụ,
xã Hồng Thanh, huyện Hiệp Hịa

Anh hùng lực lượng vũ trang – Đô đốc Giáp Văn Cương

Tướng Giáp Văn Cương sinh năm 1921 tại làng
Thép Thượng, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam.
Ông là vị tướng hải quân đầu tiên của Qn đội
nhân dân Việt Nam. Ơng cịn được xem là vị
tướng Trường Sa.
Ơng có cơng đề xuất với lãnh đạo nhà nước
về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta.
Ơng đã từng nói “... Đây là Tổ quốc của mình, là máu
thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang
dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển,
16

Đô đốc Giáp Văn Cương


mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường
biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển...”

THỰC HÀNH
Hoạt động 2

Trị chơi “Đốn tên nhân vật lịch sử”

Em cùng các bạn thi trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Ai có câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”?
2. Ai là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổi tiếng?
3. Ai là người đỗ Trạng Nguyên thời Mạc?
4. Ai là người dân tộc Tày, đỗ tiến sĩ thời phong kiến?
5. Ai được xem là vị tướng Trường Sa?
6. Ai có đóng góp về các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao?

7. Ai được coi là “Hùm thiêng Yên Thế”?
8. Ai có đóng góp trong bảo vệ biển, đảo của đất nước?

17


Hoạt động 3

Thể hiện lòng biết ơn đối với các nhân vật lịch sử

1. Em hãy viết 3 – 5 câu thể hiện lịng biết ơn của em với cơng lao của
các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Bắc Giang và việc cần làm để xứng
đáng với họ.
2. Chia sẻ kết quả thảo luận.

VẬN DỤNG
Hoạt động 4

Giới thiệu về nhân vật tiêu biểu ở quê em

– Em hãy sưu tầm những hình ảnh, thơng tin, các câu chuyện về một
nhân vật tiêu biểu ở nơi em sống (có thể là một liệt sĩ, anh hùng trong
kháng chiến, hoặc một tấm gương dũng cảm,...).
– Chia sẻ với người thân, bạn bè về nhân vật mà em đã sưu tầm,
tìm hiểu.
– Vẽ tranh về một nhân vật tiêu biểu ở địa phương (nếu có thể).

ĐÁNH GIÁ
– Kể được ít nhất 3 nhân vật lịch sử, danh nhân tiêu biểu ở địa phương.
– Nêu được những đóng góp của nhân vật lịch sử, danh nhân tiêu biểu đó.

– Thể hiện được lịng kính trọng, biết ơn về những đóng góp của các
nhân vật lịch sử.
Theo 3 mức độ:

18


CHỦ ĐỀ 4

LỄ HỘI TRÊN QUÊ HƯƠNG BẮC GIANG

MỤC TIÊU
•• Kể được tên một số lễ hội đặc sắc trên quê hương Bắc Giang.
•• Giới thiệu được một lễ hội trên quê hương Bắc Giang.
•• Nêu được cảm nhận của bản thân về lễ hội trên quê hương Bắc Giang.
•• Góp phần hình thành năng lực giao tiếp; rèn luyện phẩm chất
trách nhiệm, yêu quý và tự hào về quê hương.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1

Tìm hiểu một số lễ hội đặc sắc của quê hương Bắc Giang

1. Em hãy đọc thông tin, kết hợp quan sát ảnh và cho biết:
– Ở nơi em sống, có những lễ hội nào?
– Tên một số lễ hội đặc sắc trên quê hương Bắc Giang.
– Quang cảnh, khơng khí tại các lễ hội như thế nào?
– Ngoài những lễ hội trong các hình ảnh, em cịn biết lễ hội nào khác
của q hương Bắc Giang?
– Lễ hội được tổ chức để làm gì?

2. Em đã được tham dự lễ hội nào ở quê hương em chưa? Nêu những điều
em yêu thích và cảm nhận của em về lễ hội ở quê hương Bắc Giang.
Lễ hội Xương Giang
Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 7 tháng giêng Âm lịch
hằng năm tại xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang để kỉ niệm chiến
thắng Chi Lăng – Xương Giang năm 1427 của quân dân Đại Việt đánh tan
quân Minh xâm lược. Sau lễ dâng
hương tại Khu di tích Thành Xương
Giang để tướng nhớ công ơn của
những anh hùng dân tộc, là những
màn rước lễ long trọng, uy nghi,
trong tiếng trống, chiêng, nhạc
vang lừng.

19


Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm hay còn
gọi là hội chùa La, được tổ chức
vào ngày 14 tháng 2 Âm lịch hằng
năm, tại thôn Đức La, xã Trí Yên,
huyện Yên Dũng. Nhân dân trong
xã, trong huyện cùng du khách thập
phương nô nức kéo nhau về chùa
rất đông để tưởng nhớ Đức Vua –
Phật Hồng Trần Nhân Tơng và lễ
Phật. Ngồi phần lễ trang nghiêm, thành kính, lễ hội cịn có nhiều trị chơi
như đánh đu, kéo co, vật dân tộc, đập niêu, bịt mắt bắt dê,... thu hút đông
đảo bà con tham gia.

Lễ hội chùa Bổ Đà
Lễ hội được tổ chức vào ngày 16, 17,
18 tháng hai Âm lịch hằng năm tại
xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên để ghi
nhớ cơng ơn của vị sư tổ đã có công
lập ra chùa Bổ Đà. Trong thời gian
diễn ra lễ hội có tổ chức hát quan
họ và một số trị chơi dân gian như
đấu vật, chọi gà, cướp cầu,...
Lễ hội đền Suối Mỡ
Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 4 Âm lịch hằng năm tại
Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) để tưởng
nhớ công chúa Quế Mị Nương –
con gái Vua Hùng, người có cơng
giúp dân khơi nguồn suối lấy nước
làm ruộng, nương, đem lại cuộc
sống ấm no cho dân làng. Hoạt
động chính của lễ hội là rước lễ
và tổ chức các trị chơi dân gian
sơi nổi như: đấu vật, đập niêu,
kéo co,...
20


Lễ hội Yên Thế
Lễ hội Yên Thế được tổ chức vào ngày
16 tháng 3 Dương lịch hằng năm tại
thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế để kỉ
niệm phong trào khởi nghĩa nông dân
Yên Thế chống ách đô hộ của thực

dân Pháp. Tại lễ hội, ngồi việc thắp
hương tưởng niệm, cịn tổ chức nhiều
hoạt động như: vật, bóng đá, bóng
chuyền, cầu lông, đu,... và thi cắm trại
của học sinh các trường.

THỰC HÀNH
Hoạt động 2

Trò chơi “Về miền lễ hội”

Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và ghép đúng những thông
tin về tên lễ hội với thông tin về địa điểm tổ chức lễ hội dưới đây:
1) Lễ hội Xương Giang

xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang

2) Lễ hội đền Suối Mỡ

xã Trí Yên, huyện Yên Dũng

3) Lễ hội chùa Bổ Đà

xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên

4) Lễ hội Yên Thế

xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam

5) Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm


thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế

6) Lễ hội đền Từ Hả

xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn

Hoạt động 3

Giới thiệu về một lễ hội ở quê em

1. Chọn một lễ hội của quê hương mà em đã được tham dự hoặc được
biết qua lời kể của ông bà, bố mẹ, người thân. Sau đó, thảo luận với
bạn trong nhóm về lễ hội theo gợi ý:
– Tên lễ hội
– Nơi diễn ra lễ hội
– Một số hoạt động diễn ra ở lễ hội
– Cảm nhận và mong muốn của em về lễ hội đó.
2. Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả thảo luận.

21


VẬN DỤNG
Hoạt động 4

Tham quan, tìm hiểu về lễ hội ở nơi em sống

– Hỏi bố mẹ, người thân những điều em muốn biết về lễ hội ở quê hương
Bắc Giang.

– Tham quan, tìm hiểu về một lễ hội ở nơi em sống. Chia sẻ những điều
em đã trải nghiệm với các bạn.

ĐÁNH GIÁ
– Nêu được tên một số lễ hội đặc sắc của quê hương Bắc Giang.
– Giới thiệu được một lễ hội của quê hương Bắc Giang.
– Nêu được cảm nhận của bản thân về lễ hội của quê hương Bắc Giang.
Theo 3 mức độ

22


CHỦ ĐỀ 5 GIAO THƠNG Ở TỈNH BẮC GIANG
MỤC TIÊU
•• Nêu được các loại đường giao thông trên quê hương Bắc Giang.
•• Kể được tên các phương tiện giao thơng được sử dụng phổ biến
ở Bắc Giang.
•• Biết cách đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thơng.
•• Nêu được nhận xét và cảm nhận của em về các hoạt động giao
thơng ở Bắc Giang.
•• Góp phần hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác; rèn luyện
phẩm chất trách nhiệm.

KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1

Tìm hiểu các loại đường giao thông trên quê hương
Bắc Giang

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:


1

2

3

4

23


– Ở địa phương em có những loại đường giao thơng nào?
– Em có nhận xét gì về các loại đường giao thơng ở địa phương mình?
– Kể tên những loại đường giao thơng có ở q hương Bắc Giang.
– Em đã được tham gia giao thông trên loại đường nào?
– Chia sẻ cảm nhận của em khi được đi trên loại đường giao thơng đó.
Hoạt động 2

Kể tên các loại phương tiện giao thông được sử dụng
phổ biến ở quê hương Bắc Giang

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

24

1

2


3

4

5

6


7

8

9

10

– Hằng ngày, em đến trường bằng phương tiện giao thông nào?
– Em đã được đi trên những phương tiện giao thông nào?
– Ở nơi em sống, loại phương tiện giao thông nào được sử dụng phổ
biến nhất?
– Người dân nơi em sống thường đi bằng phương tiện giao thông nào
khi muốn đến những địa điểm xa nơi ở? (Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng,...)
– Kể tên các phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở tỉnh
Bắc Giang.
– Nêu nhận xét của em về các phương tiện giao thông ở Bắc Giang.
Hoạt động 3

Xác định những việc nên và khơng nên thực hiện để đảm
bảo an tồn khi đi trên phương tiện giao thông ở quê

hương em
Xác định những việc nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi em:
– Ngồi sau xe máy
– Ngồi sau xe đạp
– Tự đi xe đạp ra đường
– Ngồi cạnh cửa xe ô tô
– Ngồi trên tàu hoả, máy bay
– Ngồi trên thuyền, tàu thuỷ.
25


×