Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế
Tiểu luận
Môn: Quản lý Nhà nước về Kinh Tế
Quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực: Xuất khẩu nơng sản
K56A – Kế Tốn
Giảng viên: Hồng Thị Ngọc Hà
Các thành viên trong nhóm gồm:
1. Đinh Thị Bảo An ( nhóm trưởng )
2. Nguyễn Thị Nhật Lệ
3. Nguyễn Thị Hằng
4. Dương Thị Bình Nhi
5. Nguyễn Thị Hải Ngọc
6. Võ Thị Như Huyền
7. Lê Thị Thùy Linh ( 11/08/2004 )
8. Hà Thị Ý Nhi
I. Đặt vấn đề.
1.Vai trò của lĩnh vực xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu nông sản là một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu hàng hóa của hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế (vốn, lao động,
cơng nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ trọng xuất khẩu
nơng sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác nhau. Nông sản là
một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực
vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuất khẩu nơng sản có vai trị cụ
thể như sau:
- Tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản
xuất, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Từ thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam trong những năm qua
cho thấy, xuất khẩu nông sản thực sự mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách
quốc gia và là nhân tố quan trọng thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư
nước ngồi. So với các mặt hàng cơng nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may,
giầy da hay cơ khí…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như
nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nơng sản rất thấp,
do đó thu nhập ngoại tệ rịng của hàng nơng sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc
trừ sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 - 20% giá trị
kim ngạch xuất khẩu gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân điều xuất
khẩu là khoảng 27% và 73%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo để có
nguồn vốn tích lũy cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo
hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia.
- Tác động tích cực và có hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân dân
trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc với thu nhập cao. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với khoảng 40
triệu người, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khoảng 25
%. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ làm tăng số lượng cơng ăn việc làm, do
đó thu hút được thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông
thôn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng chuyên canh cây
trồng để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngành nông sản là ngành sử dụng nhiều lao
động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện
nay vì hàng năm Việt Nam phải giải quyết thêm việc làm cho hơn 1,4 triệu
người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha
dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân cơng
Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan từ 2 - 3 lần.
- Góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước:
Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da,
nông sản là ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nơng sản xuất khẩu cịn có vai trị quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường
lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn
định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò
của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế Việt Nam đã được chứng
minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm nhưng sản xuất
nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một
lần nữa, cơng nghiệp - dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng
tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng.
- Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa
vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.
- Thúc đẩy q trình phân cơng và chun mơn hóa quốc tế, là thước đo đánh
giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
- Góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước
cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
2. Những thành tựu của lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là khoảng thời gian đầy khó khăn
cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh được những ảnh
hưởng nặng nề, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Thế
nhưng, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt một con số ấn
tượng: 544 tỷ USD, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt
với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giao thương bị hạn chế đáng kể.
Cùng với những thành tựu trong phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid 19, xuất khẩu được xem là kỳ tích của Việt Nam và đã được nhiều quốc gia
khác công nhận.
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm
2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021. Đó là thành quả đáng kinh
ngạc của những người nông dân và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt
từng cơ hội dù là nhỏ nhất để mang nơng sản nước ta ra thế giới trong tình
hình hết sức khó khắn do dịch bệnh Covid-19.
Thành tựu trong xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam được
ghi nhận ở các khía cạnh sau:
- Xuất khẩu các sản phẩm nông sản Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định:
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực năm 2020
và 5 tháng đầu năm 2021.
Năm 2020
5 tháng đầu năm 2021
Tăng
Tăng
Kim
Kim
giảm so
giảm
Sản phẩm
ngạch
ngạch
với
so với
TT
nông
sản
xuất
xuất
cùng
năm
chủ lực
khẩu (tr.
khẩu (tr.
kỳ năm
2019
USD)
USD)
2019
(%)
(%)
1
Gạo
3.120
11,2
1.479
0,07
2
Cà phê
2.741
-4,2
1.303
5
3
Cao su
2.384
3,6
923
93,9
4
Điều
3.211
-2,3
1.288
4,9
5
Hạt tiêu
661
-7,5
387
25,2
6
Chè
218
-7,8
78
9,9
7
Rau quả
3.269
-12,7
1.770
18
Sắn
và
8
các sản
1.012
4,7
533
27,5
phẩm từ sắn
9
Cá tra
1.490
-25,5
577
7,9
10
Tôm
3.700
11
1.229
4,9
Gỗ và các
11
sản phẩm từ
12.372
16.2
6.598
61,2
gỗ
Nguồn: Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu chuyển dịch đáp ứng nhu cầu thị trường và
nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước:
Cơ cấu các mặt hàng nơng sản xuất khẩu có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ
trọng các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, rau quả, hạt điều và giảm tỷ trọng
các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, chè. Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là gỗ và
sản phẩm từ gỗ (tăng từ 2,6 tỷ USD chiếm 16,6% năm 2009 lên 12,372 tỷ
USD chiếm 30,03% năm 2020), rau quả (tăng từ 438,9 triệu USD chiếm 2,8%
năm 2009 lên 3,269 tỷ USD chiếm 7,93% năm 2020), hạt điều (tăng từ 846,9
triệu USD chiếm 5,4% năm 2009 lên 3,211 tỷ USD chiếm 7,79% năm 2020).
- Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nơng sản mở rộng, chuyển dịch tích cực:
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam với 46,5% tổng kim ngạch. Tiếp đến là các thị trường:
Mỹ (27%), châu Âu (10,1%), châu Phi (1,7%) và châu Đại Dương (1,3%). 4
thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là: Mỹ
(24,6%), Trung Quốc (22,6%), Nhật Bản (6,6%) và Hàn Quốc (4,9%).Riêng
đối với thị trường Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng trái
cây tươi đã xuất khẩu được là 2,5 triệu tấn, bằng 76,2% so với cả năm 2020.
Trong đó, thanh long là trái cây có lượng xuất khẩu lớn nhất với 1,2 triệu tấn,
tăng 138% so với cùng kỳ năm 2020.Nhằm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu từ
Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 1.703 mã số
vùng trồng với diện tích 178.697 ha và 1.776 mã số cơ sở đóng gói cho các
sản phẩm trái cây. Hiện, Trung Quốc đang xem xét phương án nhập khẩu đối
với khoai lang và ớt, bên cạnh 9 trái cây đã được xuất khẩu chính ngạch gồm:
Xồi, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chơm chơm, mít và măng cụt.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản lớn nhất của Việt Nam
5 tháng đầu năm 2021
Thị trường xuất
Giá trị xuất khẩu(triệu
Thị phần(%)
khẩu
USD)
Hoa Kỳ
5.620
24,6
Trung Quốc
5.155
22,6
Nhật Bản
1.501
6,6
Hàn Quốc
1.115
4,9
Khác
9.439
41,3
Nguồn: Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tỷ trọng sản phẩm chế biến trong xuất khẩu tăng lên:
Do trong giai đoạn vừa qua các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư chế biến.
Các ngành hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế biến cao là cao
su, gỗ, thủy sản nên tỷ lệ xuất khẩu thô giảm, tăng xuất khẩu các sản phẩm qua
chế biến. Tỷ lệ nông sản qua chế biến tăng từ 21,75% năm 2008 tăng lên 45%
năm 2019.
3. Những hạn chế của lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
- Xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp:
Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu
tiêu, điều, tôm, cá tra, cà phê, đồ gỗ nội thất, gạo nhưng thứ hạng về giá xuất
khẩu lại rất thấp. Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu xếp thứ 1 thế giới nhưng giá xuất
khẩu tiêu của Việt Nam chỉ đứng thứ 8; hạt điều đứng thứ 1 thế giới nhưng giá
đứng thứ 6, gạo, cà phê đứng trong nhóm thứ 2 và thứ 3 thế giới nhưng giá xuất
khẩu chỉ đứng thứ 10. Giá trị xuất khẩu thấp phần nhiều do Việt Nam cịn xuất
khẩu thơ và sơ chế nhiều (chiếm khoảng 60%).
- Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào một vài thị trường:
Trong giai đoạn 2010 - 2021, xuất khẩu các sản phẩm nông sản phụ thuộc hai thị
trường là Trung Quốc, Hoa Kỳ chiếm 47,2% tổng giá trị xuất khẩu nông sản
trong 5 tháng đầu năm 2021. Mức độ phụ thuộc vào các thị trường như Trung
Quốc và Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 14,7 % năm 2010 lên 22,6% 5 tháng đầu
năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu trên 70% rau quả sang Trung Quốc
(Tổng cục Hải quan).
- Chất lượng các sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa đồng đều:
Trong những năm qua chất lượng một số sản phẩm nơng sản cịn chưa ổn định,
trong khi các yêu cầu của các nước nhập khẩu ngày càng cao nhất là các yêu cầu
về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy suất nguồn gốc vẫn còn nhiều đơn hàng
xuất khẩu bị trả về do sử dụng các chất cấm trong quá trình sản xuất và chế biến.
Tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, chứng nhận quốc tế cịn
ít, chỉ đạt khoảng 10%.
- Tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu cịn ít:
Mặc dù có nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu ở vị trí dẫn đầu thế giới nhưng có
đến hơn 80% chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác của Việt
Nam. Điều này là hạn chế lớn, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm đồng thời hạn
chế sự tham gia sâu vào hệ thống phân phối bán lẻ của các nước nhập khẩu.
Và để hiểu rõ hơn cách Nhà nước quản lý, khắc phục những hạn chế mà lĩnh vực
xuất khẩu nông sản đang gặp phải, nhóm đã lựa chọn lĩnh vực này làm lĩnh vực
nghiên cứu.
II. Nội dung nghiên cứu.
1. Một số công cụ Nhà nước sử dụng để tác động lên lĩnh vực xuất khẩu nơng sản.
a. Pháp luật.
Xuất khẩu hàng hóa được quy định tại Nghị định 09/VBHN-BCT, ngày
24/3/2017 của Bộ Công thương “Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngồi”. Xuất khẩu nơng sản cũng phải tuân thủ theo
quy định này.
- Những người được quyền xuất khẩu nơng sản:
Thương nhân Việt Nam khơng có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
Thương nhân có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty và chi nhánh cơng ty
nước ngồi tại Việt Nam.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, có điều kiện, khi xuất khẩu ngoài việc thực
hiện quy định của Nghị định 09, thương nhân phải thực hiện quy định của
pháp luật về điều kiện xuất khẩu, hàng hóa đó.
- Thủ tục để xuất khẩu nông sản:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 09/BVHN – BCT:
• Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, phải có
giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
• Hàng hóa xuất khẩu, phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an
toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra
của cơ quan có thẩm quyền trước khi thơng quan.
• Hàng hóa khơng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, và các hàng hóa khơng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2
Điều 4 Nghị định 09/BVHN – BCT, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Nguồn: Lisemex ( Công ty Hồng Dương )
b. Chiến lược.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế
nhanh và bền vững dựa trên đổi mới và sáng tạo, khai thác những lợi thế của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế toàn cầu trong những năm
tới được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro
tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch
bệnh, chu kỳ khủng hoảng kinh tế, gây ra những hệ luỵ về đứt gãy chuỗi
cung ứng, khủng hoảng năng lượng, áp lực lạm phát,… Trong bối cảnh đó,
xuất khẩu - một trong ba trụ cột của nền kinh tế cần được đảm bảo tăng
trưởng bền vững trong dài hạn, đòi hỏi sự cập nhật và hoạch định những định
hướng chính sách mới.
Nơng sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam thời gian qua: Lần đầu tiên trong lịch sử, mục tiêu xuất khẩu của
ngành nông nghiệp về đích trước 1 tháng, đạt 43 tỷ USD. Tuy nhiên giá trị
thặng dư xuất khẩu lại đang giảm tới một nửa so với năm 2021. Ước tính 11
tháng, giá trị xuất siêu của ngành nông nghiệp đạt 4,3 tỷ USD, chỉ bằng
10% giá trị xuất khẩu. Theo đại diện của một doanh nghiệp, năm nay họ xuất
khẩu 50.000 tấn các loại nông sản khác nhau, đạt tăng trưởng 350%. Tuy
nhiên lợi nhuận thu về không cao như doanh thu. Ví dụ như một lơ mía ở
đây, giá bán tại nước nhập khẩu từ 1,5 - 2 USD/kg, nhưng chiếm 60% trong
số đó là phí logistics, giá trị mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa cao.
Theo nhiều chuyên gia, để thay đổi thực tế này, Việt Nam cần có chiến lược
dài hơi hơn. Đặc biệt, trong một buổi chia sẻ gần đây với báo chí, người
đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau chuyến đi
công tác của ông qua một số nước châu Âu, nông sản Việt Nam đa phần mới
vào được cửa hàng của người gốc Á, quy mô nhỏ, nên việc xuất khẩu chưa
bền vững. Chính vì vậy, Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn đang xây
dựng đề án phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững. "Chúng tôi đang tham
vấn các thương vụ ở nước ngoài như EU, thị trường 27 nước hay Trung
Quốc để xây dựng chiến lược hay đề án xuất khẩu nông sản bền vững và
phải được khởi tạo từ vùng nguyên liệu chuẩn hóa của chúng ta", Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 858/QĐ-TTg
phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp và chế biến nông
lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện
đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường
tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng
trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Xuất khẩu nông sản cần
chiến lược lâu dài, bền vững:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao các viện nghiên cứu
chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, trồng trọt để giảm chi phí đầu vào. "Các
nước đang hướng tới nền nơng nghiệp ít hơn để được nhiều hơn. Tức là
tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận bằng khoa học nơng nghiệp",
người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay. Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cho biết trong thời gian
tới, sẽ có liên minh các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được ra đời,
trong đó đặc biệt lưu ý vài trị của các doanh nghiệp logistics, phối hợp
với nhau để có thể giảm được chi phí vận tải cho nơng sản của ta.
- Giải quyết vấn đề "được mùa mất giá"là bằng cách tổ chức lại sản xuất,
chuẩn hố, ngành hố, thơng tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa.
- Siết chặt chất lượng nơng sản, vệ sinh an tồn thực phẩm, chuẩn hóa chất
lượng sản phẩm. Bộ đã thống kê có hàng nghìn thơng tin thay đổi biện
pháp an tồn vệ sinh của các quốc gia trên thế giới đối với nông sản,
để đưa đến nơng dân những thay đổi đó, đáp ứng yêu cầu của nước bạn.
- Tổ chức lại ngành hàng sản xuất, tổ chức thị trường, hiệp hội ngành hàng
để thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nơng nghiệp.
- Hình thành một số tập đồn, doanh nghiệp chế biến nơng sản hiện đại, có
tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; các cụm công
nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên
liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ nơng sản.
- Khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất đai.
- Phát triển 3 nhóm sản phẩm được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi
thế của từng vùng.
Mục tiêu chiến lược:
Xuất khẩu bền vững và phát triển chế biến, bảo quản nông sản, tốc độ tăng
giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8,0%/năm vào năm
2025 và 10,0%/năm vào năm 2030; trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản
nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực cơng nghệ trung bình tiên tiến
trở lên; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 1,0
%/năm; tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản phẩm
chế biến.
c. Quy hoạch.
Tại Diễn đàn về lĩnh vực rau, củ, quả và logistics cho nông nghiệp diễn ra cuối
năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò của việc quy
hoạch vùng sản xuất. Theo đó, ngành Nơng nghiệp và các địa phương cần làm tốt
quy hoạch sản xuất gắn với thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu… Đây
được xác định là hướng phát triển bền vững đối với xuất khẩu nông sản.
Nhằm định hướng và xây dựng vùng nguyên liệu cho xuất khẩu nông sản dựa
vào thế mạnh và lợi thế của từng địa phương, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nơng nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030. Việc xây dựng quy hoạch được gắn liền với sản xuất
và chế biến phục vụ xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
nhận định: Việc xây dựng quy hoạch cho các loại cây trồng, vật nuôi đều được
gắn với quy hoạch vùng sản xuất hướng đến xuất khẩu bền vững. Đơn cử như với
cây rau, theo quy hoạch, diện tích đất quy hoạch khoảng 400 nghìn héc ta, đưa hệ
số sử dụng đất lên 2,5-3 lần, tăng diện tích rau vụ đông và tăng vụ trên đất khác;
bảo đảm diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu héc ta, với sản lượng khoảng 20 triệu
tấn, trong đó trung du miền núi phía Bắc 170 nghìn héc ta, Đồng bằng sơng Hồng
270 nghìn héc ta, Bắc Trung Bộ 120 nghìn héc ta... Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT
đã phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng
rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại
cây ăn quả chủ lực. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm
2020 là 257 nghìn héc ta, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam
Bộ. Không chỉ với rau, quả, hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đã được quy
hoạch vùng sản xuất, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh
Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn cho rằng, việc phát triển tự phát, không tuân theo quy hoạch thời gian qua
đã dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là tình trạng "được mùa - mất giá". Việc
khơng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu đã dẫn đến sản phẩm xuất khẩu bị
hạn chế hoặc chủ yếu xuất khẩu thô. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, việc
thực hiện có sai sót sau quy hoạch cịn rất cao (trên 30%). Trong đó, tỷ lệ sản
phẩm được chế biến cịn rất thấp, nhiều mặt hàng nông sản chỉ chiếm 3-5% qua
chế biến.
d. Chương trình.
Chương trình thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản cao cấp sang Mỹ:
Hợp tác nông nghiệp là một trong những chương trình hợp tác quan trọng giữa
Việt Nam và Mỹ và đang được hai bên thúc đẩy. Đây cũng là lĩnh vực mà hai
bên có thể bổ sung cho nhau, tận dụng được thế mạnh của nhau. Một cuộc toạ
đàm về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa các chuyên gia, doanh nghiệp
hai nước trong lĩnh vực này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN tổ chức tại thủ đô Washington của Mỹ. Hơn
60 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, đã tham
dự buổi toạ đàm về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước theo hướng
bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ tốt hơn lợi ích cho mỗi
bên và cho nơng dân trực tiếp làm ra sản phẩm. Hai nước Việt Nam và Mỹ đều
có thế mạnh về nơng nghiệp. Các mặt hàng của 2 nước mang tính bổ trợ, khơng
cạnh tranh, thay thế lẫn nhau. Bên cạnh gia tăng về số lượng, việc nâng cao giá
trị, chất lượng cũng là vấn đề được lưu tâm. Một loạt các biên bản ghi nhớ và các
chương trình hợp tác giữa hai bên đã được ký kết sau buổi toạ đàm về tăng cường
hợp tác sản xuất lương thực bền vững; thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản
địa phương; xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông sản. "Biên bản
e.
ghi nhớ được ký hôm nay với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, chúng tôi sẽ cùng với các đối tác hỗ trợ 150
nghìn nơng dân, 60% trong số đó là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, để nâng
cao năng suất, tăng cường năng lực đóng gói, giảm tổn thất sau thu hoạch và tiết
kiệm nước tưới", bà Monica Bauer - Phó Chủ tịch Đối ngoại Cơng ty PepsiCo,
Mỹ cho hay. Các doanh nghiệp Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu và đầu tư
vào thế hệ mới cho sản xuất nơng nghiệp, mơ hình canh tác bền vững, phát thải
thấp và xem Việt Nam là cửa ngõ trung tâm để tiếp cận thị trường ASEAN với
650 triệu dân.
Dự án.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ở Tây Nguyên:
I. Sự cần thiết xây dựng dự án
Ngành nông nghiệp hiện nay đang hướng tới tăng giá trị, giảm chi phí đầu vào,
chuyển từ quan niệm sản xuất nông nghiệp sang khái niệm kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, lĩnh vực chế biến – phát triển thị trường nơng sản đóng vai trị, sứ
mệnh đặc biệt quan trọng, chiếm gần như 50% trong tồn chuỗi khép kín của
nơng sản từ sản xuất tới tay người tiêu dùng. Giá trị nông sản, gia tăng chủ yếu
hiện nay là thông qua khâu chế biến sâu… đó là khẳng định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại buổi làm việc với Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản ngày 5/11 về một số định hướng, nhiệm vụ công tác của Cục
trong thời gian tới.
Hơn 10 năm qua công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm
đạt khoảng 5-7%, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất,
hiệu quả hoạt động của ngành và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân nông thơn. Nơng sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2020 ước đạt 41 tỷ USD, trong đó
cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tơm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… là những mặt hàng
nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD.
Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản đã được hình thành và phát triển với
hơn 7.500 doanh nghiệp, cơng suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu
tấn ngun liệu nơng sản/năm. Một số ngành hàng có cơng nghệ và thiết bị chế
biến hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như: Chế biến hạt điều, cà phê, lúa
gạo, tơm, cá tra… Nhiều doanh nghiệp, tập đồn lớn đã quan tâm và triển khai dự
án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến,
hiện đại nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông
sản Việt Nam.
Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam hiện nay, nhìn chung về
tổng thể vẫn cịn gặp nhiều khó khăn về trình độ cơng nghệ, năng lực chế biến.
Cơ giới hố, tự động hóa cịn hạn chế, năng suất thấp, giá thành sản xuất và tổn
thất sau thu hoạch cao. Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu,
thiếu cơ sở và công suất chế biến, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là cao điểm
của mùa vụ. Trong đó, các mặt hàng rau quả, thịt, khối lượng đưa vào chế biến
chỉ chiếm 8-10% sản lượng hằng năm. Với mặt hàng mía đường, lúa gạo, cà phê,
rau quả, thủy sản… không đủ cơng suất chế biến khi vào chính vụ nên tổn thất
sau thu hoạch cịn lớn. Nơng sản Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu ở dạng thô,
tươi, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu còn thấp, tỷ lệ xuất khẩu rau quả chế biến của
nước ta chỉ chiếm chưa tới 19% mặt hàng rau quả.
Chế biến đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền nơng nghiệp. Ngồi việc đáp
ứng thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu thì các sản phẩm chế
biến có thời gian bảo quản lâu dài nên giảm được tổn thất khi chưa thể xuất khẩu
ngay. Phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các
sản phẩm nông sản thâm nhập các thị trường lớn, nhất là khi phần lớn các rào cản
thuế quan của nhiều mặt hàng nông sản chế biến được dỡ bỏ theo cam kết trong
các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Với lợi thế nằm trong vùng Tây Nguyên với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và
vùng nguyên liệu dồi dào. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để phát triển
ngành công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam. Từ những vấn đề trên, với
mục tiêu chung tay xây dựng ngành chế biến nông sản của tỉnh nhà, cũng như
phát triển nâng cao năng lực hoạt động của Công ty trong giai đoạn tới. Công ty
Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nhà máy
chế biến trái cây và các sản phẩm nông nghiệp” Kính trình các cơ quan ban
ngành và tổ chức tín dụng xem xét và chấp thuận dự án đầu tư của chúng tôi.
II. Mục tiêu dự án.
Đầu tư nhà máy với dây chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu
cầu chế biến trái cây (Bơ, chanh dây, thanh long, chôm chôm, sầu
riêng,… ) với công suất: 10.000 tấn sản phẩm/năm; dược liệu: 800
tấn sản phẩm/năm.
Góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị, nhằm tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường nơng sản nói chung và thị trường
xuất khẩu nói riêng.
Nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP và GMP trong chế biến nông sản.
Tất cả sản phẩm của dự án được dán mã vạch để truy xuất nguồn
gốc nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập sâu
rộng như hiện nay.
III. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án.
1. Tổng mức đầu tư – nguồn vốn.
Tổng mức đầu tư: 76.594.178.000 đồng. Trong đó:
Vốn tự có : 26.553.462.000 đồng.
Vốn vay tín dụng : 50.040.716.000 đồng.
2. Phương án vay.
Số tiền : 50.040.716.000 đồng.
Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
Ân hạn : 1 năm.
Lãi suất, phí : khách hàng đề nghị được hưởng lãi suất 9%/năm.
Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp tồn bộ tài sản hình thành từ vốn
vay.
3. Các thơng số tài chính của dự án.
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm
thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vịng 10 năm của dự án, trung bình mỗi
năm trả 7.5 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính
tốn kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có
khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 547% trả được nợ.
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và
khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
Theo phân tích khả năng hồn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số
hồn vốn của dự án là 18,84 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được
đảm bảo bằng 18,84 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực
hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính tốn) ta nhận thấy
đến năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của
năm thứ 7 để xác định được thời gian hồn vốn chính xác.
Như vậy thời gian hồn vốn của dự án là 6 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động.
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hồn vốn và thời điểm hồn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ
lục tính tốn của dự án. Như vậy PIp = 4,26 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra
đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 4,26 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng
tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,96%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hồn được vốn và có dư. Do
đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 8.
Kết quả tính tốn: Tp = 7 năm 3 tháng tính từ ngày hoạt động.
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,96%/năm.
Theo bảng phụ lục tính tốn NPV = 235.024.334.000 đồng. Như vậy chỉ trong
vịng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị
đầu tư qui về hiện giá thuần là: 235.024.334.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có
hiệu quả cao.
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính tốn cho thấy
IRR = 25,71% > 7,96% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả
năng sinh lời cao.
f. Chính sách.
Hoạt động xuất khẩu nơng sản được nhà nước khuyến khích với nhiều cơ chế,
chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nơng sản đơn giản, tạo thuận lợi thương mại và
được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Chính sách đầu tư:
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9434/VPCPNN ngày 06/11/2020, Văn bản số 961/VPCP-NN ngày 06/02/2021 của
Văn phịng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2018/NĐ-CP,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu xây dựng Dự thảo Nghị định hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị
định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn.
- Chính phủ có Quyết định 858/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển cơ
giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với
mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp
ứng nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở
thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế
giới vào năm 2030.
- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để
tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống;
hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không
phải chờ đợi, bảo quản chờ xuất khẩu.
- Thực hiện hoạt động thương mại theo thông lệ quốc tế, các nội dung thỏa
thuận tại các hợp đồng thương mại quốc tế nên được đàm phán chặt chẽ
và có những điều khoản dành riêng cho trường hợp ảnh hưởng do dịch
bệnh/ thiên tai…
- Cơ cấu lại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới: Giá trị
dinh dưỡng cao (rau quả, thịt, trứng, sữa, thủy sản), thực phẩm chế biến,
đồ nội thất, sản phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm; phát
triển cơng nghiệp chế biến NLTS, xây dựng chuỗi liên kết giá trị và có
chính sách bảo hiểm thích hợp để xử lý rủi ro, biến động thị trường ngày
càng mạnh
- Bảo đảm tuân thủ các quy định ngày càng khắt khe của thị trường cả về
kinh tế, xã hội và môi trường của thị trường toàn cầu.
- Nâng cao chất lượng NLTS XK, bảo đảm nguồn cung ổn định, bảo đảm
an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, thúc đẩy
phát triển những mặt hàng XK mới, nhất là các sản phẩm nông nghiệp
công nghệ cao và các sản phẩm chế biến sâu.
- Sửa đổi và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ thuật để hài hòa với tiêu chuẩn của
các thị trường XK. Thành lập mới và kiện toàn hệ thống giám sát việc
thực hiện các tiêu chuẩn trong sản xuất.
- Đàm phán mở cửa thị trường; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và
thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển
lãm, khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác ở các thị trường này.
Chính sách tín dụng:
Nghị định 55/2015/NĐ-CP, các chính sách tín dụng khác có liên quan, các
chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCS XH) thực
hiện; cùng cơ chế điều hành lãi suất, điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã hướng dòng vốn đến các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nơng
nghiệp – nơng thơn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa,…Vốn tín dụng đầu
tư từ khâu sản xuất, đến thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng: gạo,
cao su, cà phê, thủy sản, thanh long, vú sữa, chôm chôm, nhãn, vải, bưởi,…;
đầu tư cho cả hộ gia đình nơng dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, đến các doanh
nghiệp hoạt động cả đầu vào, cung ứng vật tư, giống… đến đầu ra của sản
xuất nông nghiệp. Đặc biệt, một khối lượng vốn đáng kể đầu tư cho phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng
bền vững.
+ Các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và
chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN, hướng dịng vốn tín dụng
đến các lĩnh vực ưu tiên, an tồn, hiệu quả, góp phần tăng kim ngạch xuất
khẩu nông sản cũng như ngăn chặn những hoạt động tín dụng bất hợp pháp
đang gây nhiều hệ lụy xấu trong đời sống người dân nông thôn, thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
+ Các ưu đãi trong chính sách TDXK của Nhà nước, đặc biệt là lãi suất cho
vay và bảo đảm tiền vay, ngày càng giảm dần và có xu hướng tiến gần với cơ
chế cho vay theo thông lệ thị trường.
+ Việc cho vay vốn TDXK chủ yếu gắn với doanh nghiệp xuất khẩu và dựa
trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã được ký kết giữa nhà xuất
khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu nước ngồi.
+ Thơng qua chính sách TDXK của Nhà nước, hàng trăm doanh nghiệp xuất
khẩu thuộc đối tượng vay vốn đã được cấp tín dụng để thực hiện HĐXK với
các đối tác nước ngồi.
Chính sách ưu đãi thuế:
Được quy định tại Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và sửa đổi
Khoản 1 Điều 4 bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
-
Miễn thuế giá trị gia tăng cho một số loại nông sản, sản phẩm trồng trọt
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
của tổ chức, cá nhân tự sản xuất.
- Khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông sản như sắn lát
kho, bắp, tấm, cám gạo chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ
chế thông thường.
- Hàng hóa là sản phẩm chăn ni, trồng trọt (diện khơng chịu thuế GTGT)
khi xuất khẩu thì chịu thuế suất 0% và được hoàn thuế.
g. Tác động của các công cụ.
Tất cả các công cụ: Pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án,
chính sách đều khá phù hợp với quy luật khách quan và nguyên tắc cơ bản
trong quản lý Nhà nước. Tại sao nói như vậy? Bởi vì chúng vừa được xây
dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống, phản ánh các quy luật phát triển khách
quan vừa được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận
thức chủ quan để xây dựng. Những cơng cụ trên đều có những mặt tốt và cịn
những mặt hạn chế riêng.
Cơng cụ tốt:
Chính sách là một cơng cụ rất tốt và ít có khuyết điểm nhất trong các cơng cụ
nêu trên. Có thể nói các chính sách mà Nhà nước đưa ra rất kịp thời nhằm hạn
chế những khó khăn mà lĩnh vực xuất khẩu nơng sản gặp phải. Nhà nước ln
đưa ra những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa nhằm giúp lĩnh
vực xuất khẩu nông sản phát triển bền vững trong tương lai.
Chính sách đầu tư đã giúp cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
- Đa dạng mặt hàng xuất khẩu cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Đảm bảo nguồn cung ổn định.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản tìm kiếm đối tác dễ hơn.
- Tạo cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động.
- Đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào ni trồng và sản xuất nhằm tối thiểu
hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Chính sách tín dụng đã giúp cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có tiền để đầu tư sản xuất.
- Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Chính sách ưu đãi thuế đã giúp cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản:
- Gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nông sản.
Công cụ chưa tốt:
Như đã nêu ở phần trên thì pháp luật Việt Nam đã quy định khá chặt chẽ về
thủ tục xuất khẩu nông sản nên đảm bảo được đầu ra và uy tín trên thị trường
quốc tế đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đã xuất khẩu. Tuy nhiên
đó cũng là một trong những hạn chế mà Nhà nước cần khắc phục, vì thủ tục
quá nhiều dẫn đến mất thời gian kiểm tra mà các mặt hàng nông sản tươi thì
khơng bảo quản được lâu sẽ dẫn đến những thiệt hại khơng đáng có.
III. Kết luận.
Là quốc gia nằm trong vùng nội chí tuyến, Việt Nam có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển, sản xuất nông nghiệp. Với mức tăng trưởng bình quân
đạt 3,5%/năm, mức cao ở khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đơng Nam Á
nói riêng. Sau khoảng thời gian thiếu lương thực kéo dài năm 1989, Việt Nam
đã dần vươn mình thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Giai
đoạn 2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP tồn ngành nơng nghiệp của Việt
Nam đạt bình qn 2,66%/năm, năm 2018 đạt 3,76%, đến năm 2019 đạt 2,2%
và năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid nhưng tăng
trưởng ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt 2,65%. Cơ cấu nội ngành
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế để phù hợp với thị
trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP
với trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nước ta là một nước nông
nghiệp, có đến 70% dân số lao động trong lĩnh vực này. Vì vậy, sản xuất nơng
nghiệp đóng một vai trị vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng
góp khoảng 24% GDP, gần 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Xuất khẩu nông
sản là một trong những trụ cột của ngành xuất khẩu. Vậy nên, có thể nói
những chính sách, quy hoạch, chiến lược mà Nhà nước đã và đang làm đã phát
huy tối đa thế mạnh của đất nước Việt Nam:
Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới đã
gây được nhiều tiếng vang, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ,
Trung Quốc… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản, hoa
quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của nước ta và đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật cao, khiến nông sản Việt Nam chinh phục được các thị trường khó tính
như EU, trữ lượng lớn có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu
thụ cao như Trung Quốc. Nhiều nơng sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng
đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, chè, hạt điều…