Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tư Vấn Hỗ Trợ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.7 KB, 16 trang )


Đề tài:
BIỆN PHÁP TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH LỚP 1 CỊN GẶP
KHĨ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN.
1 . Đặt vấn đề
Vào thời gian trước đây, tư vấn học đường chủ yếu sẽ áp dụng cho các đối
tượng học sinh THPT vì đây là lứa tuổi đang trong q trình hồn thiện nhân cách và
gặp phải rất nhiều các vấn đề khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, nhận thấy rằng, học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1,
cũng gặp phải rất nhiều các khó khăn tâm lý cần được hỗ trợ, tư vấn và giải quyết kịp
thời. Cũng bởi trong giai đoạn này trẻ vẫn còn non nớt, chưa đủ khả năng và nhận thức
để có thể tự giải quyết những vướng mắc, cản trở của bản thân.
Nhiều người thường nghĩ rằng, đối với lứa tuổi tiểu học thì sẽ ít gặp phải các
khó khăn trong tâm lý. Vì hầu hết lúc này trẻ vẫn còn ngây thơ, hồn nhiên và chưa phải
chịu nhiều áp lực về mặt học tập hay các vấn đề về cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế,
khi chuyển đổi môi trường từ hoạt động vui chơi ở mầm non sang học tập ở cấp tiểu
học cũng sẽ khiến cho trẻ phải đối diện với nhiều cản trở và khó khăn.
Không ai khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là những người rất gần gũi và nắm rõ
những khó khăn của học sinh, do đó vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với công
tác tư vấn hỗ trợ cho học sinh rất quan trọng. ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp còn là
cầu nối để kết hợp các lực lượng giáo dục đặc biệt là vai trò của cha mẹ trong vấn đề
cụm tư vấn và hỗ trợ cho học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý và các con gặp
phải trong học tập và cuộc sống. Đây chính là nhìn nhận quan trọng và ý nghĩa của việc
tư vấn và hỗ trợ học sinh lớp 1 trong công tác chủ nhiệm và cũng là đề tài mà tôi nghiên
cứu để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm: “Biện pháp tư vấn và hỗ trợ cho học
sinh lớp 1 cịn gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.”
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
“Biện pháp tư vấn và hỗ trợ cho học sinh lớp 1 cịn gặp khó khăn trong học tập
và rèn luyện” được xây dựng trên cơ cở sau:
- Cơ sở khoa học: Tâm lí học phát triển, tâm lí học trường học, giáo dục học.




2

- Cơ sở pháp lý: Mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và
dạy học” hướng đến mục đích cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng
cho giáo viên phổ thông để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Từ đó giúp
học sinh học tập hiệu quả, phát triển tâm lí lành mạnh và góp phần xây dựng mơi trường
học đường thân thiện, tích cực.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trong cuộc sống học đường.

2.2.1.1. Khó khăn trong học tập
Vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ và cũng là vấn đề
quan tâm đặc biệt của các bậc cha mẹ. trong thực tế, khi chuyển đổi môi trường từ hoạt
động vui chơi ở mầm non sang học tập ở cấp tiểu học cũng sẽ khiến cho trẻ phải đối
diện với nhiều cản trở và khó khăn. Cụ thể như:
Các hoạt động diễn ra ở trường tiểu học sẽ có yêu cầu cao hơn so với trường
mẫu giáo, trẻ phải đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục, không được tự ý nghỉ học,
….Những sự thay đổi trong chế độ sinh hoạt với nhiều các quy tắc ràng buộc khiến trẻ
phải hình thành thói quen mới. Cũng chính vì thế mà nhiều trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán
nản, không muốn đến trường hoặc khơng thể đạt được thành tích học tập như mong
đợi.
Thơng thường, khi mới chuyển sang môi trường khác nhiều trẻ cảm thấy rất
hứng thú và bị hấp dẫn với những điều mới lạ. Tuy nhiên, sau một thời gian trẻ lại cảm
thấy buồn chán, khơng cịn muốn đi học, thích được nghỉ ngơi và cố tình lẩn tránh việc
học tập. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục tại cấp tiểu học đôi lúc quá tải đối với học
sinh, cách tổ chức dạy chưa phù hợp với tâm lý của lứa tuổi nên càng khiến cho các em
cảm thấy bị ngột ngạt và nặng nề.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu về các khó khăn tâm lý của học sinh cấp

tiểu học, đặc biệt là các em vừa bước vào đầu lớp 1 nhận thấy đa số các đối tượng này
đều gặp phải những trở ngại tâm lý trong quá trình giao tiếp, học tập, sinh hoạt. Một số
biểu hiện để nhận biết trẻ đang gặp phải các vấn đề tâm lý như liên tục muốn về nhà,
khóc lóc địi cha mẹ, rối loạn giấc ngủ, đau không rõ nguyên do,…
2.2.1.2. Khó khăn trong giao tiếp, bày tỏ quan điểm của bản thân


3

Nhớ lại tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh có đoạn văn: “ Cũng như
tơi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay
dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng
muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những
học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Từ đó, ta có thể thấy
trong q trình thay đổi mơi trường học tập, các em gặp gỡ với bạn bè, thầy cô giáo
mới. Việc gặp gỡ lần đầu đối với các em khiến các em rụt rè, e sợ và hạn chế giao tiếp
với mội người xung quanh kể cả giáo viên chủ nhiệm. Nếu như khơng có sự tư vấn, hỗ
trợ kịp thời của giáo viên thu hẹp khoảng cách xa lạ này. Các em học sinh lớp 1 sẽ hạn
chế giao tiếp và khơng có cơ hội bày tỏ năng lực của bản thân.
2.2.2. Bối cảnh xã hội trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tơi từng nghe một câu nói rất hay của Bill Gates: “Cơng nghệ chỉ là cơng cụ,
cịn trong việc giúp đỡ những đứa trẻ với nhau và động viên chúng. Giáo viên là quan
trọng nhất”. Việc hội nhập quốc tế đã làm đất nước ta hội nhập thế giới, phát triển công
nghệ thông tin, internet và mạng xã hội đã góp phần tích cực vào sự đổi mới và phát
triển giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mạng xã cũng có khơng ít những ảnh hưởng, tác
động tiêu cực đến lối sống của các em học sinh như: việc sử dụng thái quá
dẫn đến chứng “nghiện MXH” gây ra hàng loạt các hệ lụy đáng tiếc, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của học sinh; tình trạng khủng
hoảng, nhiễu loạn thơng tin đối với các em học sinh lớp 1.

Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, kết hợp với sự thấm nhuần những nguyên
tắc cơ bản. Tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng biện pháp tư vấn và hỗ trợ cho học sinh
lớp 1 giải quyết những khó khăn trong học tập và rèn luyện là việc cần thiết mà mỗi
giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện để can thiệp vào sự hình thành và phát triển phẩm
chất của các em học sinh ngay từ sớm. Ngăn chặn những tác động xấu từ bên ngoài và
thu hẹp khoảng cách đối với mỗi học sinh trong lớp. Để thực hiện được biện pháp tư
vấn và hỗ trợ các em học sinh lớp 1, giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau:
2.3. Mô tả nội dung biện pháp
2.3.1. Xây dựng quy trình lựa chọn và thực hiện việc hỗ trợ, tư vấn cho học
sinh lớp 1.


4

Tư vấn, hỗ trợ học sinh giúp đỡ học sinh lớp 1 cịn gặp khó khăn trong học tập
và rèn luyện là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả
học sinh trong nhà trường, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lý ổn định cho mỗi
học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản
thân.
“Việc sẵn sàng đi học của học sinh lớp 1” là việc chuẩn bị các kĩ năng cơ bản
cho việc học tập, sự chuẩn bị về thể chất và ngơn ngữ, sự chuẩn bị về tình cảm và kỹ
năng xã hội. Để thực hiện tốt được việc này, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải thực
hiện các bước sau để tốt việc hỗ trợ, tư vấn cho học sinh.
* Bước 1: Khảo sát tất cả học sinh trong lớp chủ nhiệm và lựa chọn đối
tượng cần được quan tâm
Từ những buổi đầu tiên gặp gỡ, tiếp xúc lớp, giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ
được các thông tin cụ thể của các em thông qua phiếu điều tra đầu năm. Phân luồng đối
tượng học sinh cần được hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Nhiều giáo viên sẽ nghĩ rằng: “Đây là
công việc mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải làm trong công tác chủ nhiệm đầu năm học
rồi.” Nhưng mỗi giáo viên chúng ta đã thực sự phát huy tất cả vai trò của tờ phiếu điều

tra đầu năm chưa, hay chỉ đơn giản là nắm thông tin học sinh của lớp rồi báo cáo cho
ban giám hiệu nhà trường. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, sau khi thu thập
thông tin và quan sát kết hợp với sự theo dõi hoạt động học tập của học sinh, tơi đưa ra
ba nhóm học sinh mà mỗi người giáo viên cần phải quan tâm và áp dụng biện pháp hỗ
trợ và tư vấn. Nhóm thứ nhất, những học sinh cịn gặp khó khăn trong học tập. Nhóm
thứ hai, những học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp ứng xử và thiết lập các mối quan
hệ xung quanh: bạn bè, thầy cơ giáo, gia đình, xã hội. Nhóm thứ ba, những học sinh có
hồn cảnh khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và học tập, rèn luyện của học
sinh.
Mỗi lớp học, giáo viên cần chuẩn bị một hịm thư: “Điều em muốn nói”, khuyến
khích các em học sinh có những khúc mắc hay khó khăn trong học tập và rèn luyện có
thể mạnh dạn chia sẻ qua thư và gởi gắm đến cô giáo – người có khả năng giải quyết
các khó khăn. Giáo viên kịp thời tiếp nhận thơng tin và từ đó xác định được đối tượng
cụ thể cần được quan tâm, hỗ trợ và tư vấn. Có thể qua quan sát, chúng ta khơng nhận
thấy được, nhưng thơng qua hình thức trao đổi gián tiếp bằng “thư từ”, các em sẽ có cơ


5

hội bày tỏ suy nghĩ, khúc mắc của bản thân và mỗi giáo viên sẽ trở thành một chuyên
gia tâm lý để kịp thời tháo gỡ. Ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh trong tâm hồn
con trẻ và đặc biệt là “căn bệnh” trầm cảm của học sinh. Mà theo tôi, đây là “căn bệnh”
xuất phát từ sự thiếu quan tâm của gia đình và đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm.
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tư vấn
Sau khi xác định, phân loại được đối tượng cần được hỗ trợ và tư vấn. Giáo viên
chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ và tư vấn cho đối tượng học sinh. Giáo viên có
thể linh hoạt sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng
thấu hiểu, kĩ năng phản hồi, kĩ năng hướng dẫn.
Kĩ năng lắng nghe: Quan tâm, hiểu sự kiện, suy nghĩ của học sinh và đón nhận
suy nghĩ, cảm xúc của học sinh.

Kĩ năng thấu hiểu: Đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ
về tâm tư, tình cảm của học sinh.
Kĩ năng phản hồi: Diễn đạt lại suy nghĩ, cảm xúc của học sinh để kiểm tra thông
tin và thể hiện sự quan tâm, lắng nghe học sinh.
Kĩ năng hướng dẫn: Đưa ra chỉ dẫn, gợi ý giúp học sinh đối diện và tìm kiếm các
giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc dựa trên thế mạnh của bản thân.
Kĩ năng phản hồi: Diễn đạt lại suy nghĩ, cảm xúc của học sinh để kiểm tra thông
tin và thể hiện sự quan tâm, lắng nghe học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tư vấn và hỗ trợ về học tập bao gồm các nội dung:
+ Giúp học sinh tự đánh giá, xác định năng lực học tập của bản thân.
+ Cung cấp phương pháp học tập hiệu quả.
+ Giúp học sinh phát triển được hứng thú học tập.
+ Tư vấn riêng cho học sinh về việc lập kế hoạch, mục tiêu lâu dài cho việc học
tập phù hợp với bản thân của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tư vấn và hỗ trợ về giao tiếp, ứng xử và thiết lập các mối
quan hệ xã hội bao gồm các nội dung:
+ Thiết lập mối quan hệ các em học sinh bao gồm quan hệ: Học sinh với thầy cô,
học sinh với bạn bè, học sinh với cha mẹ và người xung quanh.


6

+ Kinh nghiệm ứng xử, mối quan hệ xung quanh
+ Tự chủ cảm xúc
-

- Xây dựng kế hoạch tư vấn và hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh bao gồm
các nội dung:
+ Tìm hiểu hồn cảnh khó khăn của học sinh
+ Thăm nhà hoc sinh

+ Thực hiện các hoạt động giải quyết các khó khăn của học sinh.
* Bước 3: Thực hiện hỗ trợ, tư vấn
Thứ nhất đó là nội dung tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học trong học tập và rèn
luyện , nội dung này rất đa dạng và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lựa chọn được khó
khăn của lớp mình để thực hiện phù hợp. Đó là tư vấn về học tập, có thể thấy ở giai
đoạn này học sinh gặp khó khăn trong vấn đề tự xác định khả năng học tập của bản thân
và giáo viên cần phải tư vấn cho học sinh về kỹ năng và phương pháp học tập hiệu quả.
Đồng thời, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển được hứng thú học tập. Giáo viên sẽ tư
vấn riêng cho học sinh về việc lập kế hoạch học tập cá nhân và xây dựng các kế hoạch
mục tiêu lâu dài cho việc học tập của các em.
Thứ hai đó là giáo viên sẽ tư vấn và hỗ trợ cho học sinh trong vấn đề giao tiếp
ứng xử và thiết lập các mối quan hệ xã hội học sinh tiểu học cần phải đối phó với những
vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ giữa học sinh với gia đình với thầy cơ với bạn
bè và các mối quan hệ xã hội khác. Đồng thời trong tư vấn và hỗ trợ học sinh giáo viên
có thể giúp học sinh làm chủ được bản thân bằng cách sẽ có những khả năng tự chủ
cảm xúc hành vi trong những tình huống khó khăn của cuộc sống một nội dung tư vấn
rất quan trọng đó là giáo viên sẽ giúp học sinh tư vấn, hỗ trợ.
Mối quan hệ bạn bè của các em học sinh tiểu học nói chung và các em học sinh
lớp 1 nói riêng, về cơ bản là rất vô tư trong tháng chưa xuất hiện những rung cảm mang
màu sắc thể giới tính ở mức độ sâu sắc. Vì vậy việc thiết lập mối quan hệ với các bạn
đặc biệt là các bạn khác giới và duy trì tình cảm bạn bè trong sáng của các em cịn non
nớt và gặp những khó khăn nhất định. Do đó, giáo viên cần trợ giúp tư vấn và đồng
hành cùng các em để giúp các em thiết lập các mối quan hệ này nhất là những học sinh
ở đầu cấp tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Giáo viên cần tạo lập một bầu khơng khí


7

thân thiện gần gũi an toàn cho học sinh và từ đó thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa
giáo viên và học sinh để học sinh thoải mái chia sẻ những vướng mắc và khó khăn của

các em trong cuộc sống cũng như trong học tập. Giáo viên cần lắng nghe học sinh. Để
hiểu hơn những suy nghĩ tâm tư tình cảm và những vấn đề mà các em đang rối mắt.
Thứ ba, giáo viên cần quan tâm, hỗ trợ học sinh có hồn cảnh khó khăn. Những
trường hợp như: cha mẹ ly hôn phải sống với với ông bà, con em hộ nghèo, cha hoặc
mẹ mất sớm, … Là giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn hỗ trợ học sinh về vật chất lẫn tinh
thần và cần có một sự đồng hành sẽ giữa gia đình nhà trường và các lực lượng xã hội
khác.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện, và rút kinh nghiệm.
Việc hỗ trợ và tư vấn cần phải trải qua một thời gian dài và có sự theo dõi
thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm. Chính vì thế, kết quả chuyển biến tâm lý của
học sinh không hiện hữu rõ ràng mà có sự chuyển biến tích cực theo thời gian. Khi
nhận xét, đánh giá, giáo viên cần rút kinh nghiệm cho bản thân để thực hiện tốt công tác
chủ nhiệm trong nhiều năm học sau này.
2.3.2. Phối hợp cùng phụ huynh trong việc tư vấn hỗ trợ học sinh, tạo môi
trường giáo dục tốt.
Trong nhà trường, giáo viên được coi là chủ chốt trong lĩnh vực dạy học và giáo
dục thì cha mẹ lại được coi là “truyền tuyến” hỗ trợ từ xa trong lĩnh vực giáo dục con
cái của chính họ. Giáo viên sẽ khơng thực hiện được mục đích dạy học giáo dục nếu
khơng có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, vì gia đình là mơi trường gắn bó các thành viên
bằng mối quan hệ huyết thống và cha mẹ là người hiểu rất rõ con mình nhất. Mối quan
hệ này tạo lập từ sớm tạo nền tảng mầm mống phát triển nhân cách cho con nhưng
ngược lại cha mẹ cũng không thể giúp con họ phát triển theo hướng tích cực nếu khơng
có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo. Nhờ đó, mối quan hệ tích cực
giữa giáo viên và cha mẹ học sinh có thể thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn phát huy
được tối đa tiềm năng của mình.
Học sinh ở độ tuổi càng nhỏ, đặc biệt là các em học sinh lớp 1, thì ý nghĩa giá trị
của sự phối hợp chặt chẽ này càng lớn. Tuy nhiên, vẫn cịn những giáo viên cho rằng
cơng việc chính của họ là dạy học và họ khơng có trách nhiệm phải xây dựng mối quan
hệ này vì điều đó làm mất thời gian và cơng sức. Thậm chí có giáo viên đặt cha mẹ vào



8

mối quan hệ căng thẳng gay gắt khi mâu thuần trong việc giáo dục học sinh. Ngược lại,
một bộ phận cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự phối hợp ảnh hưởng
lẫn nhau của giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình nên mặc đồ lỗi hồn tồn cho
giáo viên khi con phát triển khơng như mong đợi hoặc không tán thành, không tham gia
các hoạt động của trường lớp nơi con mình học tập hoặc tham gia một cách thụ động và
hình thức.
Mục tiêu của công tác phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh lớp mình
phụ trách là tạo ra sự đồng thuận cao và hợp tác hiệu quả trong các tác động đến học tập
tu dưỡng của học sinh ở cả nhà trường gia đình và xã hội. Tìm cơ sở hiểu biết đặc điểm
tâm lý và phát triển của học sinh nhằm đạt được mục đích giáo dục để ra giải pháp.
Trong tư vấn và hỗ trợ các em, bao gồm hai phương thức, thứ nhất phương thức
trao đổi trực tiếp, thứ hai phương thức trao đổi gián tiếp
Phương thức trao đổi trực tiếp là cách cung cấp, nắm bắt, phản hồi, trao đổi
thường xuyên giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trên cơ sở gặp gỡ, tương tác mặt đối
mặt không qua một phương tiện giúp đỡ nào khác. Phương thức này bao gồm một số
hình thức cơ bản như: họp cha mẹ học sinh, gặp mặt trao đổi riêng, tổ chức tọa đàm về
các vấn đề liên quan đến dạy học, giáo dục.
Phương thức gián tiếp là các cung cấp, nắm bắt, trao đổi thường tình giữa giáo
viên và cha mẹ học sinh thông qua yếu tố hoặc phương tiện hỗ trợ. Phương thức này
được thực hiện bằng một số hình thức cụ thể như trao đổi thông tin qua thư điện tử hoặc
mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện.
Dù là phương thức nào thì việc phối hợp với PHHS bao gồm các bước sau:
* Bước 1: Khảo sát tất cả học sinh trong lớp chủ nhiệm và lựa chọn đối
tượng cần được quan tâm (thực hiện tương tự nội dung thứ nhất, bước 1)
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tư vấn. (thực hiện tương tự nội dung
thứ nhất, bước 2).
* Bước 3: Liên hệ với PHHS, tạo lập kênh thông tin.

Xã hội càng hiện đại, công nghệ thông tin càng phát triển thì càng xuất hiện
nhiều phương tiện hỗ trợ đắc lực cho q trình giao tiếp nói chung giữa con người với
nhau, cũng như q trình trao đổi thơng tin giữa giáo viên với cha mẹ học sinh sau đây


9

là là một số phương tiện phổ biến được sử dụng để thiết lập vận hành kênh thông tin
gián tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.
Ngoài việc gặp gỡ trực tiếp hay các cuộc họp cha mẹ học sinh. Chúng ta có thể
thiết lập được những kênh thơng tin kết nối hiệu quả giữa nhà trường và cha mẹ học
sinh. Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng trực tuyến cho phép người dùng có
thể kết nối vào từ chia sẻ những thơng tin hữu ích trên nền tảng Internet mạng xã hội.
Có nhiều ứng dụng và tính năng khác nhau giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ
nơi đâu các mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để thiết lập kênh thông
tin học sinh là Facebook, Zalo, Instagram, Viber, YouTube, …. với nhiều ưu điểm và
tính năng này càng được nâng cao mạng xã hội là phương tiện hiệu quả để giáo viên
thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh.
Giáo viên sử dụng hình thức nào để kết nối gia đình các em học sinh đều phải
thực hiện bốn nội dung sau:
- Thứ nhất, cần chú trọng nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về mục tiêu
giáo dục và kế hoạch học tập của con em họ trong cả năm học cũng như từng học kỳ.
- Thứ hai, cần phối hợp, thông báo kịp thời đến cha mẹ học sinh hoặc người
giám hộ, khi giáo viên chủ nhiệm nhận thấy học sinh có biểu hiện tâm lý lệch lạc hoặc
thành tích học tập có vấn đề để cùng nhau có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn học sinh.
- Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức phối hợp
quản lý và hỗ trợ học tập rèn luyện, tư vấn, hỗ trợ học sinh.
- Thứ tư, thông tin về kết quả học tập rèn luyện của học sinh và xử lý thông tin
phản hồi của cha mẹ học sinh để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ giáo dục.
Phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội là một nội dung của nguyên lý giáo

dục nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức rất cơ bản và bền vững để có thể nâng
cao được chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường dạy đối với công
tác tư vấn hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. Vì vậy, giáo viên cần
phải nghiên cứu, học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân để thực hiện tốt công tác chủ
nhiệm lớp.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện, và rút kinh nghiệm. (Thực
hiện tương tự nội dung thứ nhất, bước 4)


10

2.4. Hiệu quả của biện pháp
+ Phạm vi áp dụng biện pháp: Trường Tiểu học số 3 Phước Sơn.
+ Đối tượng cụ thể: Học sinh lớp 1A2 (năm học 2019 – 2020) và học sinh lớp
1A2 (năm học 2020 – 2021)
+ Kết quả thực hiện:
* Năm học 2020 – 2021: Chưa áp dụng biện pháp.
SS

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CUỐI NĂM HỌC
Phẩm

Hoàn thành tốt

chất

Hoàn thành

Chưa hoàn thành
GHI


Tự

Số

Tỉ

lệ

lượng

(%)

Số

Tỉ

lệ

lượng

(%)

Số

Tỉ lệ

lượng

(%)


CHÚ

chủ

và tự học
Giao tiếp
33



hợp

tác
Giải
quyết vấn
đề



sáng tạo

S

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CUỐI NĂM HỌC

S
Năng
lực
33


Yêu
nước
Nhân ái
Chăm
chỉ
Trung

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành
GHI

Số

Tỉ

lượng

(%)

lệ

Số

Tỉ

lượng


(%)

lệ

Số

Tỉ

lượng

(%)

lệ

CHÚ


11
thực
Trách
nhiệm

* Năm học 2021 – 2022: Khi áp dụng biện pháp.
SS

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CUỐI NĂM HỌC

Phẩm chất


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)


GHI
CHÚ

Tự chủ và tự
học

33

Giao

tiếp



hợp tác
Giải quyết vấn
đề và sáng tạo

SS

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CUỐI NĂM HỌC

Phẩm chất

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

GHI


Chưa hoàn thành

CHÚ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)

Yêu nước
33


Nhân ái
Chăm chỉ
Trung thực
Trách nhiệm

Từ bảng so sánh số liệu, ta có thể thấy học sinh phát triển những khía cạnh như:
- Cải thiện thành tích học tập của học sinh.


12

- Thúc đẩy sự phát triển sức khỏe tâm thần và các hành vi tích cực.
- Thúc đẩy và hỗ trợ sự đa dạng trong học tập.
- Môi trường học đường an tồn, tích cực.
- Mối quan hệ bền chặt giữa gia đình và nhà trường được tăng cường.
- Cải thiện hệ thống đánh giá toàn diện; theo dõi sự tiến bộ của học sinh về học
tập, hành vi.
3. Kết luận
Ý Nghĩa của biện pháp đối với công tác chủ nhiệm
3.1. Giúp học sinh kịp thời giải tỏa và khắc phục các vấn đề tâm lý
Như đã chia sẻ ở trên, dù ở lứa tuổi tiểu học nhưng các em học sinh vẫn phải đối
mặt với rất nhiều các khó khăn, cản trở về mặt tâm lý. Sự thay đổi nhanh chóng về mơi
trường học tập, thời gian biểu và lịch trình học phức tạp hơn khiến cho nhiều em học
sinh chưa thể thích ứng kịp và trở nên rối loạn về mặt tâm lý. Nhiều trẻ không thể giao
tiếp tốt với bạn bè, khơng theo kịp chương trình học, thiếu tự tin, bị bắt nạt, thậm chí
một số trường hợp nghiêm trọng còn mắc phải các vấn đề như rối loạn hành vi, rối loạn
tăng động giảm chú ý,….
3.2. Hỗ trợ nhà trường có hướng giáo dục phù hợp
Tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS không chỉ được áp dụng duy

nhất cho đối tượng học sinh mà còn cho cả giáo viên, cán bộ quản lý tại trường học.
Mục tiêu của quá trình này nhằm giúp cho nhà trường nắm được tâm lý của trẻ để đề ra
các phương pháp giáo dục phù hợp cho học sinh và phụ huynh. Đặc biệt chính là tạo
điều kiện thuận lợi để kết nối chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục đối với việc xây
dựng cho trẻ mơi trường học thân thiện, an tồn và bình đẳng.
3.3. Giúp các em có cái nhìn tồn diện về bản thân và nâng cao các kỹ năng cần
thiết
Trong thực tế, chương trình giáo dục tại nước ta hiện nay chỉ tập trung nhiều vào
việc bổ sung kiến thức cho học sinh và ít chú trọng đến việc phát triển những kỹ năng
mềm. Chính vì thế mà mục đích lớn nhất của công tác tư vấn cho học sinh tiểu học, đặc


13

biệt là học sinh lớp 1, đó chính là nâng cao các kỹ năng, năng lực xã hội cần thiết để
giúp các em chủ động hơn trong mọi việc.
3.4. Xây dựng được mối liên kết bền chặt giữa học sinh và giáo viên
Giáo viên không chỉ là người truyền đạt những kiến thức bên trong sách vở mà
còn là người hướng dẫn, dạy bảo các em học sinh về các chuẩn mực đạo đức của xã
hội, dạy các em biết cách yêu thương, chia sẻ và thấu hiểu những người xung quanh.
Bên cạnh đó, thầy cơ cũng chính là người giúp các em nhận thức được giá trị của bản
thân, biết được trách nhiệm của mình, sống và hành xử theo hướng tích cực nhất.
3.5. Hạn chế các vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của
trẻ
Bên cạnh việc mang đến những kiến thức bổ ích thì q trình học tập tại trường
lớp cịn có thể ảnh hưởng sâu đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt
là những trẻ đang ở giai đoạn tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Cách giáo dục của
giáo viên, sự tác động của bạn bè, các sự kiện xảy ra xung quanh sẽ góp phần giúp trẻ
hình thành nhận thức và xây dựng nên tính cách của bản thân.
3.6. Giúp phụ huynh hiểu và nắm rõ tâm lý của con cái

Thực tế ngày nay, các bậc phụ huynh đều không thể hiểu rõ và nắm bắt tốt được
tâm lý của con cái, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Khi thấy con bướng bỉnh, buồn
chán, ủ rũ nhiều người còn cho rằng con hư hỏng, lười học. Sự vô tâm và thờ ơ của cha
mẹ đôi lúc cũng là yếu tố khiến cho trẻ gặp phải rất nhiều các vấn đề về tâm lý.
Việc áp dụng và khả năng phát triển của biện pháp.
Nhìn chung, mục tiêu cốt lõi của cơng tác tư vấn hỗ trợ cho học sinh tiểu học, đặc
biệt là học sinh lớp 1. Đó chính là cải thiện tốt tinh thần cho các em và giúp phụ huynh,
giáo viên có sự hiểu biết nhất định về tâm lý của trẻ để có thể đưa ra kế hoạch giáo dục
phù hợp. Chính vì thế, nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất để cho các em học sinh
cùng với cán bộ nhà trường và phụ huynh được tiếp cận tốt với tiến trình này và đây
cũng là biện pháp có khả năng phát triển và nghiên cứu sâu trong tương lai.
Bài học kinh nghiệm
Xuất phát từ định hướng đổi mới, trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu và cùng
với việc thấm nhuần một số nguyên tắc cơ bản (đảm bảo tính mục tiêu, tính khả thi, tính


14

tồn diện), tơi tiến hành xây dựng hệ thống biện pháp hỗ trợ, tư vấn cho học sinh lớp 1.
Tuy nhiên, trong q trình áp dụng, tơi rút ra kinh nghiệm như sau:
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” và mỗi học sinh có tâm lý, tích cách và
hồn cảnh khác nhau. Không nên áp dụng cứng ngắt phương pháp theo các bước mà
cần phải linh hoạt tiếp cận học sinh để hiểu hơn về các em và có biện pháp can thiệp
kịp thời. Cần bình tĩnh xử lý tình huống có thể phát sinh giữa giáo viên với phụ
huynh học sinh vì trong quá trình hỗ trợ, tư vấn và gặp gỡ cha mẹ các em có thể sẽ
mâu thuẫn ý kiến trong việc giáo dục học sinh.
Không nên sử dụng hình thức dạy dỗ phản khoa học như: đánh đập, dồn ép,
tra hỏi, ... trong quá trình tìm hiểu tâm lý của học sinh.
Một số đề xuất, kiến nghị
* Đối với BGH nhà trường

Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia
đình và xã hội, hướng đến thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thống nhất kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện cha
mẹ học sinh về những tác động đến học sinh;
- Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với cha mẹ quản lí và
hỗ trợ việc học tập, rèn luyện của học sinh; xử lí thơng tin phản hồi của cha mẹ học
sinh.
* Đối với giáo viên
- Mạnh dạn sử dụng linh hoạt các biện pháp đã được xây dựng.
- Không ngừng nâng cao ý thức tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã đúc kết trong năm học
qua, rất mong nhận được sự đóng góp của quý cấp và các bạn đồng nghiệp để đề tài này
hoàn thiện hơn.
Phước Sơn, Ngày 07 tháng 10 năm 2022


15

Phạm Thị Thanh Trang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×