Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Từ Vựng Học.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.8 KB, 12 trang )

I. PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1: Trình bày khái niệm từ tiếng Việt. Có thể dùng các tên gọi hình vị,
tiếng, âm tiết để thay thế cho tên gọi từ được khơng, vì sao?
Từ tiếng Việt: là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm
theo các quan hệ hình thái học và cú pháp trong câu, năm trong một kiểu cấu tạo
nhất định, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp
nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hồn chỉnh, có
chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu
Khái niệm của hình vị: là hình thức ngữ âm có nghĩa, nhỏ nhất được tách ra từ các
từ, và có chức năng cấu tạo từ
Khái niệm của âm tiết: Là đơn vị phát âm nhỏ nhất
Đối với tiếng Việt thì có nhiều trường hợp từ tương đương với hình vị khi hình vị
ấy có cả nghĩa từ vừng lẫn nghĩa ngữ pháp, hay có nhưng âm tiết tương tự với các
từ đơn tiết, nhưng nhìn chung thì khơng thể dùng tên gọi hình vị, tiếng, âm tiết để
thay thế cho từ bởi đặc điểm của từ là mang nghĩa, nằm ở tính độc lập của một từ.

Câu 2: Bằng những hiểu biết của mình về từ tiếng Việt, anh (chị) hãy làm rõ
định nghĩa sau:
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ
âm theo quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống …) và cú pháp trong
câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất
định, ứng với những kiểu nghĩa nhất, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt
Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.”
(Đỗ Hữu Châu, 2004, Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP,
tr.29)
Từ định nghĩa trên ta cso thể rút ra được các đặc điểm của từ tiếng Việt:
Đặc điểm về hình thức ngữ âm: tính bất biến về hình thức ngữ âm của từ, đơn vị
ngữ âm tạo nên hình thức ngữ âm của từ là âm tiết, nhưng số lượng âm tiết trong
mỗi một từ có thể là một hoặc một số,




Kiểu cấu tạo là đặc điểm cần chú ý và có tham gia vào việc xác định từ về ngữ
nghĩa và về ngữ pháp
Đặc điểm ngữ pháp: quyết định tư cách của một đơn vị nào đấy, vừa chi phối đặc
trưng ngữ nghĩa và vừa chi phối khả năng tạo câu của từ => hai hình thức ngữ âm
những có thể có đặc điểm ngữ pháp khác nhau là 2 từ khác nhau
Đặc điểm ngữ nghĩa: quan trọng bậc nhất để khẳng định tư cách từ của một hình
thức ngữ âm nào đấy
Là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo câu: là đặc điểm chức năng của từ, đơn vị của cấp độ
dưới cấp độ cú pháp, là đơn vị độc lập để tọa câu
Đặc điểm “sẵn có” chính là nói đến tính xã hội của từ, bắt buộc của từ và lưu trữ
của từ => vì có sẵn nên từ chính là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngơn ngữ.

Câu 3: Trình bày các quan điểm về đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt và ý
kiến của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?
L. Bloomfield: Hình vị là hình thái ( magn ý nghĩa) lặp đi lặp lại. Nó khơng thể lại
được phân chia thành những hình thái(mang ý nghĩa) nhỏ hơn. Từ đây có thể rút ra
rằng, cái từ mà không thể phân chia được nữa, hay là formant, là một hình vị.”
- hình thức ngữ âm có nghĩa
- nhỏ nhất tách ra từ các từ
- nó phải lặp đi lặp lại
D. Bolinger: Hình vị là bán thành phẩm, nhò chúng mà từ được tạo ra
E. Nida: HÌnh vị là đươn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể làm thành từ hay bộ
phận của từ
Từ điển bách khoa (1) mục từ Morpheme phần Glossary tập 10 viết: “HÌnh
vị là đơn vị tối thiểu của sự phân tích ngữ pháp mà một hay một số chúng tọa thành
từ, thí dụ cat là một hình vị, catkin là hai hình vị.
Ý kiến của anh chị: qua những định nghĩa trên ta có thể kết luận rằng hình vị
chính là đơn vị cấu tạo từ, và do đó là những đơn vị có thể đi vào các phương thức

tạo từ của ngôn ngữ để cho ta các từ của ngơn ngữ đó.


Câu 4: Nêu các tiêu chí nhận diện từ láy, từ ghép. b. Xếp các trường hợp dưới
đây vào các nhóm từ láy, từ ghép
Tiêu chí nhận diện từ ghép:
- Cấu toạ theo phương thức phối hợp giữa các tiếng được dùng làm yếu tố cấu tạo
- Có cấu trúc được ghép từ hai từ tố trở lên với nhau
- Có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh
Tiêu chí nhận diện từ láy:

Câu 5: Trình bày khái niệm và các đặc trưng của ngữ cố định. Theo em, đối
với từ vựng tiếng Việt, ngữ cố định có giá trị như thế nào ? Lấy ví dụ minh
họa.
Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống lớn bao gồm các từ và các
đơn vị tương đương với từ. Những đơn vị tương đương với từ được gọi là ngữ cố
định. Ngữ cố định (còn được gọi là cụm từ cố định, nhóm từ cố định, từ tổ cố
định...) là một tập hợp các từ đơn có kết cấu cố định, ổn định, khơng thể tách rời và
có ý nghĩa hịan chỉnh, dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay biểu thị khái niệm.
Ngữ cố định là đơn vị tương đương với từ.
Giá trị của ngữ cố định:
- Định danh sự vật, hiện tượng
Ngữ cố định có tác dụng gọi tên những sự vật, hiện tượng chưa có tên gọi trong từ
vựng. Cụ thể, ngữ cố định biểu thị các dạng thức, các trạng thái, các khía cạnh
khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Thí dụ biểu thị hoạt động “chạy” ta có:
chạy như đèn cù, chạy long tóc gáy, chạy như vịt, chạy tít mù, chạy bở hơi tai,
chạy như chó phải pháo... biểu thị trang thái “lúng túng” ta có: lúng túng như gà
mắc tóc, lúng túng như thợ vụng mất kim, lúng túng như ếch vào xiếc...
-Tính biểu trưng
Tính biểu trưng của ngữ cố định là do tính thành ngữ đem lại. Quy trình suy luận

nghĩa của ngữ cố định thông qua các phép chuyển nghĩa làm cho ngữ cố định có
tính biểu trưng. Mỗi ngữ cố định là một bức tranh nho nhỏ về các các sự vật, sự
việc cụ thể, riêng lẻ được nâng lên để nói về cái phổ biến, cái khái quát, trừu
tượng. Chúng là những ẩn dụ (chuột sa chĩnh gạo, ném đá giấu tay...), hoán dụ


(bữa rau bữa cháo, áo rách quần manh...), so sánh (chạy như đèn cù, ngay như cán
tàn...). Vì vậy nghĩa của các ngữ cố định có tính biểu trưng rất cao. Do có tính biểu
trưng nên nghĩa của các ngữ cố định rất cơ đọng, súc tích.
-Tính dân tộc
tính biểu trưng của ngữ cố định gắn liền với tính dân tộc, tính cộng đồng.
VD: Người Việt nói: rẻ như bèo như người Nga nói rẻ như củ cải hầm. Người Việt
nói cay như ớt như người Anh nói cay như mù tạt. Người Việt có thành ngữ nóng
như lửa, người Anh cũng nói as hot as fire. Đều chọn lửa để làm cái so sánh nhưng
người Việt dùng lửa để biểu trưng cho cái nóng trong tính cách con người, với
người Anh thì lửa biểu trưng cho mức đơ của cái nóng có tính chất vật lí.
Tính hình tượng là kết quả của tính biểu trưng. Ngữ cố định giúp người đọc tái
hiện lại những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng. Nhờ tính hình tượng mà các ngữ
cố định thường gây ra những ấn tượng mạnh mẽ.
Tính cụ thể thể hiện ở tính bị quy định về phạm vi phạm vi sử dụng. Ngữ cố định
mặc dù có ý nghĩa phổ biến, khái qt song khơng phải có thể dùng cho bất cứ sự vật,
hiện tượng nào. Thí dụ: chuột chạy cùng sào chỉ thường dùng cho những vật bị ta
coithường. Tính cụ thể cũng bị quy định về sắc thái ngữ nghĩa. Mỗi ngữ cố định
thường chỉ nêu bật một khía cạnh nào đó của tính chất, đặc điểm... được nói tới.
Thí dụ: nhảy như choi choi tức là nhảy theo cách lên xuống và hướng tới bằng
những bước ngắn với nhịp độ chóng mặt.

6/ Sự khác nhau giữa từ trong ngôn ngữ và từ trong hoạt động giao tiếp?
Từ trong ngôn ngữ
các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo

thành lời nói trong hoạt động giao tiếp
như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định,
câu
Gắn với nhân vật giao tiếp cụ thể
Là những từ nguyên nghĩa.
VD: từ “củ” có thể là đang nói tới một
loại củ nào đó như củ sắn, củ khoai

Từ trong hoạt động giao tiếp
phương tiện giao tiếp của con người ở
dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý
thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi
tư tưởng, tình cảm cụ thể của con
người.
Gắn với mục đích giao tiếp
Là từ mở rộng nghĩa hoặc thu hẹp
nghĩa, chuyển nghĩa
VD: “Củ” có thể chỉ tiền như một củ
hai củ nghĩa là 1 triệu 2 triệu


Câu 7: Phân tích những điểm khác nhau giữa từ ghép vs từ láy, từ đơn có
hình thức láy; từ ghép vs cụm từ tự do.
*Từ ghép và từ láy
Tiêu chí
Nghĩa của từ tạo thành

Từ ghép
Cả 2 từ tạo thành đều có
nghĩa


Nghĩa của từ khi đảo vị
trí

Khi đổi vị trí các tiếng
vẫn có ý nghĩa
VD: Đớn đau -> đau đớn

Ngữ nghĩa

Tạo 2 kiểu nghĩa: Phân
nghĩa và biệt lập
*Từ láy với từ đơn có hình thức láy:
Từ láy
Có đủ 3 điều kiện:
+ Hình thức ngữ âm: có một âm tiết
như từ tố cơ sở, có hình thức ngữ âm
và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với
từ tố cơ sở
+ Từ tố láy có thể láy tồn bộ hoặc phụ
âm đầu hoặc phần vần
+ Thanh điệu: Nếu là 2 âm tiết thì cùng
thuộc 1 nhóm cao hoặc thấp
VD: Nằng nặng, gọn gang, nghi ngút…

Từ láy
Từ láy có thể tạo thành
bởi 1 từ có nghĩa hoặc cả
2 từ đều khơng có nghĩa
Các tiếng của từ láy

khơng có nghĩa khi đảo
vị trí
VD: Đẹp đẽ -> đẽ đẹp
Tổng hợp khái quát và
sắc thái hóa

Từ đơn có hình thức láy
- Có 2 điều kiện: hình thức ngữ âm và
thanh điệu. Nhưng khơng có từ tố cơ sở
và không mang nghĩa tổng hợp khái
quát
VD: Ba ba, cào cào, châu chấu…

*Từ ghép và cụm từ tự do:
Tiêu chí
Cấu trúc

Chức năng
Nghĩa

Từ ghép
Có mối quan hệ chặt:
khơng thể thêm bớt,
chêm, xen, thay thế các
yếu tố khác.
Ứng với 1 tên gọi của 1
sự vật, hiện tượng cụ thể
Nghĩa chỉ tương ứng với

Cụm từ tự do

Có mối quan hệ lỏng: có
thể chêm, xen hoặc thay
thế bằng các yếu tố khác
Đảm nhiệm chức năng
thành phần câu
Nghĩa của tất cả các từ tố


1 loại sự vật cụ thể nào
đó

cộng lại

Câu 8: Vì sao ngữ cố định lại có hai đặc trưng ngữ nghĩa là tính hình tượng và
tính biểu trưng?
Vì sao ngữ cố định lại có hai đặc trưng ngữ nghĩa là tính hình tượng và tính biểu
trưng? * Tính biểu trưng: - Tính biểu trưng của ngữ cố định là do tính thành ngữ
đem lại. Q trình luận ngữ của ngữ cố định thông qua các phép chuyển nghĩa làm
cho ngữ cố định có tính biểu trưng. Mỗi ngữ cố định là một bức tranh nhỏ về các
sự vật, sự việc cụ thể, riêng lẻ được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát, trìu
tượng. Chúng là những ẩn dụ ( chuột sa chĩnh gạo, ném đá giấu tay,…), so sánh
( chạy như đèn cù, ngay như cán tàn,…), hố dụ ( bữa rau, bữa cháo,…). Vì vậy
các nghĩa của ngữ cố định có tính biểu trưng rất cao. Do có tính biểu trưng nên
nghĩa của các ngữ cố định rất cơ đọng, súc tích. * Tính hình tượng: - Tính hình
tượng là kết quả của tính biểu trưng. Ngữ cố định giúp người đọc tái hiện lại những
hình ảnh về các sự vật, hiện tượng. Nhờ tính hình tượng mà các ngữ cố định
thường gây ra ấn tượng mạnh mẽ.

Câu 9: Khái niệm trường biểu vật, trường biểu niệm. Cách xác định những
trường này, những cơ sở để xác định trường nghĩa. Phân loại trường từ vựng

- ngữ nghĩa.
Khái niệm
+ Trường biểu vật: các từ cùng chỉ những sự vật thuộc 1 phạm vi sự vật nào đó lập
thành một trường biểu niệm. Vì có hiện tượng nhiều nghĩa cho nên có nhiều từ có
khả năng nằm ở nhiều trường biểu vật. Một trường bv lớn có thể chia thành nhiều
trường bv nhỏ hơn, ví dụ như trường bv người.
+ Trường biểu niệm: căn cứ để tập hợp các từ, về một trường nghĩa biểu niệm là
khuân nét nghĩa chung (cấu trúc biểu niệm). Có những từ có khả năng nằm ở nhiều
trường biểu niệm (do hiện tượng nhiều nghĩa). Một trường biểu niệm lớn có thể
chia ra thành cái truờng biểu niệm nhỏ.
- Cách xác định những trường này và cơ sở xác định.
+ Xác định các trường dựa trên phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó
phản ánh cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên 2 loại trường dọc


này có quan hệ với nhau. Nếu lấy nét nghĩa biểu niệm trong cấu trúc biểu niệm làm
tiêu chí để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi cần phân một
trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vaog các nét nghĩa khác trong
cấu trúc biểu niệm.
Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm,
song khi phân nhỏ chúng đến 1 mức độ nào đó thì phải sử dụng đến nét nghĩa biểu
vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng cũng chính
nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ trong trường thích hợp mà chúng ta
hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ.
- Phân loại trường từ vựng - ngữ pháp.
Trường nghĩa dọc : gồm trường nghĩa bv và trường nghĩa biểu niệm.
Trường nghĩa ngang: là tập hợp các từ ngữ có kết hợp với 1 từ ngữ nào đó lấy làm
gốc, lập thành những chuỗi tuyến tính chấp nhận được 1 cách bình thường đối với
người sử dụng.


Câu 10: Giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong văn bản nghệ thuật
Giá trị của thành ngữ trong nghệ thuật biểu đạt nội dung lời thoại :
Thể hiện nội dung lời thoại một cách ngắn gọn sâu sắc cụ thể làm nên giá trị ngữ
nghĩa độc đáo của thành ngữ trong các hoạt động ngôn ngữ
Thể hiện nội dung lời thoại một cách hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm, giàu sức liên
tưởng
Thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ bộc lộ được tâm tư của
tác giả đối với điều được nhắc tới
Chúng có tính khái qt và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc.
Truyền đạt ý nghĩa và thơng điệp
Thành ngữ có thể được sử dụng để mơ tả một tình huống hoặc kinh nghiệm cụ thể
một cách ví dụ và sinh động.
Tạo sự thú vị và hấp dẫn:
Diễn đạt trí tuệ và tri thức


Giáo dục vè khuyến khích thành ngữ thường chứa các lời khuyên, kinh nghiệm
sống, hoặc giáo dục về một mặt nào đó của cuộc sống

Câu 11: Có ý kiến cho rằng: “Hiện tượng đồng nghĩa của từ là hiện tượng xảy
ra giữa các từ có thể thay thế cho nhau trong cùng một tình huống sử dụng
mà ý nghĩa của tình huống đó khơng thay đổi”. Anh/chị có đồng tình với ý
kiến này khơng, vì sao? Hãy lấy và phân tích 2 ví dụ để làm rõ ý hiểu của
mình.
Theo cá nhân em không đồng ý với ý kiến này. Bởi vì:
Trong hiện tượng đồng nghĩa có phân ra 2 loại là đồng nghĩa hồn tồn và đồng
nghĩa khơng hồn toàn.
Loại thứ 1 đồng nghĩa hoàn toàn là các từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau hồn
tồn về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm, mặc dù khác nhau về tính phương ngữ.

Các từ đồng nghĩa hồn tồn chỉ khác nhau về phạm vi hoặc thói quen sử dụng.
Loại thứ 2 đồng nghĩa khơng hồn tồn là từ khác nhau về một nét nghĩa nào đó, ít
nhiều có sự khác nhau về sắc thái hoặc phong cách,chức năng.mg
Đồng thời trên thực tế không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho
nhau trong cùng một ngơn cảnh. Chẳng hạn:
Vd1.các từ : “ chết, từ trần, bỏ mạng,tèo, băng hà...” vẫn được xem là đồng nghĩa
nhưng chúng ta không thể thay thế các từ trên cho từ “chết” trong câu:
“ Đứa trẻ đã chết tối qua”
Vd2. Các từ: “ hốc, xơi, tọng, dùng bữa,...” vẫn được xem là đồng nghĩa nhưng
chúng không thể thay thế cho từ “ dùng bữa” trong câu sau:
“ Phu nhân của đại đế đang dùng bữa”

II. PHẦN BÀI TẬP
Câu 1: Xác định, giải thích các trường hợp là từ/ khơng phải là từ?


Dựa vào các đặc điểm sau của từ để xác định và giải thích trường hợp nào là
từ và trường hợp nào khơng phải là từ
- Từ có đặc điểm:
+ Đặc trưng của từ: có tính độc lập.
+ Chức năng:
 Cấu tạo nên câu
 Định danh sự vật hiện tượng (Thực từ)
 Chức năng ngữ pháp: biểu thị, đánh dấu ý nghĩa của nó (Hư từ: có nghĩa
nhưng mang nghĩa từ vựng)
 Chức năng kết nối/ liên kết: các quan hệ từ
 Chức năng tình thái: tình thái từ là điển hình (thán từ)
Câu 2:Xác định nghĩa của các từ in nghiêng trong các ngữ liệu dưới đây và chỉ
ra sự khác nhau về nghĩa của các từ đó trong hoạt động giao tiếp và trong
ngôn ngữ.

- Miếng trầu là đầu câu chuyện:
+ Trong giao tiếp: Có nghĩa là bắt đầu, khởi nguồn một cái gì đó
+ Trong ngơn ngữ: Chỉ bộ phận trên cơ thể
- Cậu ấy ra đi thanh thản lắm
+ Giao tiếp: Chỉ cái chết
+ Ngôn ngữ: Chỉ hoạt động di chuyển bằng chân

Câu 6: Tìm 3 ngữ cố định có nghĩa tương đương với các từ cho trước và chỉ ra
sự khác nhau của các ngữ cố định tìm được.
Ngữ cố định là tổ hợp từ được cố định hố, có cấu trúc chặt chẽ, hồn chỉnh; khi
sử dụng không thể thêm bớt hoặc thay thế các yếu tố sẵn có của nó. NCĐ mang ý
nghĩa chun biệt, khơng thể giải thích bằng cách cộng ý nghĩa của các từ tạo nên
nó. Vd. “mẹ trịn con vuông”, “thân trâu ngựa”, “nuôi ong tay áo”, “dốt đặc cán
nai”.

Câu 7: Phân loại các từ đồng nghĩa (cho trước) và chỉ ra sự khác nhau về
nghĩa giữa các từ đồng nghĩa đó


Nhân hậu: hiền và giàu lòng thương người, chỉ muốn đem lại những điều tốt lành
cho người khác.
Khoan dung: lòng rộng lượng của con người, tha thứ cho những sai phạm, lỗi lầm
người khác gây ra.
Nhân ái: có lịng u thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết.
Tốt bụng: Có lịng tốt, hay thương người và giúp đỡ người khác.
Rộng lượng: dễ cảm thông, dễ tha thứ với người có sai sót, lầm lỡ.
Các từ trên là thuộc loại từ đồng nghĩa khơng hồn tồn bởi tuy cùng nghĩa với
nhau nhưng vẫn khác nhau về thái độ, cách thức hành động.

Câu 8: Xác lập trường biểu vật

Trường biểu vật ( Người )
I. Người nói chung:
1. Người nói chung xét về giới : đàn ông, đàn bà, nam, nữ…
2. Người nói chung xét về tuổi tác : Trẻ em, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung
niên ...
3. Người nói chung xét về nghề nghiệp: giáo viên, công nhân, nông dân, học sinh,
thầy thuốc..
4. Người nói chung xét về tổ chức xã hội : hội viên, đơi viên, đồn viên, ủy viên,
nhân
viên ...
5. Người nói chung xét về chức vụ : Giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch, chủ nhiệm, tổ
trưởng, tổ viên, đội viên, bộ trưởng, trưởng phòng, tổng thống ...
II . Bộ phận con người: Đầu, chân, tay, mắt, miệng, răng, da, lưỡi, phổi , đùi, vế,
ruột, gan, phổi..
III . Hoạt động của con người:
1. Hoạt động trí tuệ : Nghĩ, suy, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân
tích,


tổng hợp, kết luận ...
2. Hoạt động của các giác quan để cảm giác : nhìn, trơng, thấy, ngó, ngửi, nếm, sờ..
3. Hoạt động của con người tác động đến đối tượng
a ) Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt ...
b ) Hoạt động của đầu: húc, đội .
c ) Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, dẵm, khoèo ....
4. Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển, vận chuyển ...
5. Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngơì, cúi, lom khom, ngoeo, ngửa, nghiêng
IV . Tính chất con người :
1. Tính chất ngoại hình của cơ thể: cao, thấp, lùn, béo, gầy, què, cụt, gù …
2. Tính chất trí tuệ: thơng minh, nhanh trí, sáng suốt, ngu, đần dốt…

Câu 9: Xác định thành ngữ và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng
thành ngữ trong ngữ liệu cho trước
Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường khơng
thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Ví dụ: Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
* Giá trị nghệ thuât: xác định câu thành ngữ, phân tích giá trị của câu thành
ngữ đó có tác dụng gì, nó muốn truyền tải gì.
Vd: Nêu giá trị nghệ thuật của thành ngữ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Giải: Câu thành ngữ được sử dụng trong 2 câu này là thành ngữ:xanh như
lá,bạ như vôi . Thành ngữ Xanh như lá, bạc như vôi" là thành ngữ rất giàu giá
trị biểu cảm và truyền tải thông điệp ấn tượng, sâu sắc đến bạn đọc về thông
điệp về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là
những người phụ nữ không hạnh phúc trong tình u như chính tác giả Hồ
Xn Hương. Hình ảnh "xanh như lá, bạc như vơi" là hình ảnh ẩn dụ cho tình
u có vẻ ngồi tươi trẻ, hào nhoáng nhưng thực chất người phụ nữ lại bị đối


xử bạc bẽo, vơ tâm. Từ đó, câu thành ngữ góp phần truyền tải khát vọng được
sống hạnh phúc trong tình u của chính nữ sĩ Hồ Xn Hương.

Câu 10: Xác định trường từ vựng ngữ nghĩa của các từ in nghiêng trong văn
bản dưới đây và cho biết cơ sở xác định trường từ vựng ngữ nghĩa của các từ
đó.
Trường từ vựng là tập hợp các loạt đơn vị từ vựng có nhiều mối liên hệ với nhau
dựa trên một tiêu chí nhất định nào đó. Các trường từ vựng được xây dựng dựa trên
mối quan hệ có thể là quan hệ dọc hoặc quan hệ ngang. * Phân loại trường từ vựng
- Trường tuyến tính: Đây là tập hợp các từ vựng có mối liên hệ với nhau theo hàng

dọc. Ví dụ: Trường từ vựng của “làm” có thể bao gồm: làm việc, làm bài tập, ...
Trường biểu vật: Trường biểu vật sẽ bao gồm những từ đồng nghĩa với nhau về ý
nghĩa biểu thị vật. Trường biểu niệm: Trường này bao gồm những từ có cùng ý
nghĩa biểu niệm. - Trường liên tưởng: Gồm nhiều từ vựng mà sự xuất hiện của
chúng bắt nguồn từ sự liên tưởng, tưởng tượng liên quan đến một gốc từ nào đó.

Câu 11: Xác định từ HV trong VB văn học; phấn tích giá trị của việc sử dụng
các từ HV trong VB đó
Ví dụ:
Vảy bạc đi vàng l rạng đơng,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
(Đồn thuyền đánh cá - Huy Cận)
- Từ hán việt trong câu trên là Rạng đông
“Rạng đông” là khoảnh khắc mặt trời mới mọc, ánh nắng bừng lên ở phía Đơng.
Dùng từ “rạng đơng” để người đọc cảm được sự hào sảng, phóng khống và niềm
hân hoan trước thành quả lao động sau một đêm dài hăng say.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×