Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Xây dựng các cách tiếp cận và phương thức sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 15 trang )

IUCN
Tổ Chức Bảo Tổn Thiên nhiên Quốc Tế

KHUYẾN NGHỊ
Tháng 6 năm 1999

Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban tư vấn về
Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ
(Montreal, Canada, 21-25 tháng 6 năm 1999)
Xây dựng các cách tiếp cận và phương thức sử dụng
bền vững các nguồn tài nguyên sinh học
- nhìn từ góc độ ngành Du lịch
(Mục 4.8 của Chơng trình nghị sự)

Robyn Bushell
IUCN - World Commission on Protected Areas (WCPA)
Task Force on Tourism
WHO Collaborating Centre for Environmental Health
Faculty of Environmental Management and Agriculture
University of Western Sydney, Hawkesbury
Richmond, NSW 2753, Australia
tel: +61 2 4570-1562
fax: +61 2 4570-1207
e-mail:
Martha Chouchena-Rojas
Biodiversity Policy Coordination Division
IUCN- The World Conservation Union
Rue Mauverney 28
1196 Gland, Switzerland
tel: +41 22 999-0290
fax: +41 22 999-0025


e-mail:
Robert W G Jenkins
IUCN Sustainable Use Initiative
C/o Environment Australia
GPO Box 787
Canberra, ACT 2601 Australia
tel: +612 6274-2392
fax: +612 6274-2243
e-mail:


Bảng các chữ viết tắt
CBD Hội nghị các Thành viên về Công ước Đa dạng Sinh học
CITES Ban Phát triển Bển vững
COP Tiểu ban Tư vấn Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ
(thuộc Công ước Đa dạng Sinh học)
NGO Tổ chức Phi chính phủ
SBSTTA Tiểu ban tư vấn về Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ
UNEP Chơng trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
WCPA Ban Quốc tế về các Khu Bảo Tổn
WTO Tổ chức Du lịch Thế giới
WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới


MỞ ĐẦU
Trong quyết định mục IV/15, Hội nghị các Bên tham gia Công ớc Đa dạng Sinh học
(COP) đã đề nghị các quốc gia trình những thông tin về các mối đe dọa hiện tại đối với
đa dạng sinh học do các hoạt động du lịch gây ra; các cách tiếp cận, chiến lược và các
công cụ nhằm minh chứng cho những nơi có sự tương hỗ giữa du lịch và bảo tồn; sự
tham gia của khối tư nhân và của các cộng đồng bản địa vào việc thiết lập các phơng thức

bền vững; sự hợp tác cấp vùng và tiểu vùng; qui hoạch cơ sở hạ tầng để gắn kết du lịch
với những quan tâm của Công ớc về Đa dạng Sinh học (CBD); và các chính sách cũng
nh các hoạt động thích hợp về du lịch bền vững để khởi xướng một tiến trình chia xẻ kinh
nghiệm, trao đổi kiến thức cũng như những phương thức tốt nhất.
Trong quyết định mục IV/16 về các vấn đề thể chế và chương trình làm việc, Hội nghị
lần thứ tư các bên tham gia công ước (COP4) đã đề cập đến việc sử dụng bền vững [tài
nguyên sinh học] như là một trong ba lĩnh vực cần tập trung thảo luận trong Hội nghị lần
thứ năm các bên tham gia công ước vào tháng 5 năm 2000.
Tiểu ban T vấn về Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ 4 (SBSTTA4) sẽ xem xét các cách
tiếp cận và các phương thức sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học trong đó có
du lịch.
Mặc dù du lịch là trọng tâm của SBSTTA4, IUCN tin rằng sử dụng bền vững là một vấn
đề có tính phức hợp cần được quan tâm xem xét trên bình diện tổng hợp. SBSTTA5 sẽ
mở rộng phạm vi và sẽ xem xét việc sử dụng bền vững trong một bối cảnh rộng lớn hơn.
Du lịch bền vững là hiện thân cho một tập hợp các chế độ trong đó các nguồn tài nguyên
sinh học và văn hóa của một quốc gia có thể đợc sử dụng theo cách bền vững.
Các tài nguyên sống hoang dã có rất nhiều giá trị có thể cung cấp những khuyến khích
vật chất cho công tác bảo tồn. Nếu sử dụng các nguồn tài nguyên này một cách bền vững
và hợp lý thì đây sẽ là một công cụ bảo tồn quan trọng bởi vì các lợi ích kinh tế và xã hội
thu được từ phương thức sử dụng như vậy có thể đem lại những khuyến khích vật chất
cho những người bảo vệ chúng. Tại những nơi mà các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội
có thể gắn với nguồn tài nguyên sống hoang dã thì có thể loại bỏ được các khuyến khích
vật chất sai trái, và các chi phí và lợi ích nếu được "nội hóa" thì có thể tạo ra các điều
kiện thuận lợi để đầu tư vào bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên, nhờ vậy giảm bớt
những nguy cơ về suy thoái tài nguyên và biến đổi nơi cư trú.
Trên cơ sở phân tích các hệ thống sử dụng trong một số bối cảnh khác nhau, Sáng kiến
Sử dụng Bền vững của IUCN đã kết luận rằng các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh
học là một tập hợp phức tạp, có tương tác với nhau và cùng hoạt động để gây ảnh hưởng
đến sự bền vững của việc sử dụng tài nguyên. Mặc dù các yếu tố trên có sự tơng tác phức
tạp song những điều kiện sau đây đã bắt đầu xuất hiện như là những điều kiện thiết yếu

để tăng cường sử dụng bền vững đa dạng sinh học:
• cơ cấu thể chế thích hợp cho các cấp quản lý mà những thể chế này sẽ đem lại cả
những khuyến khích vật chất lẫn những hình thức xử phạt và sự cai quản tốt;
• những hệ thống quản lý có xem xét đến các yếu tố quyền hưởng dụng đất, quyền
tiếp cận tài nguyên, các hệ thống qui định, tri thức bản địa và luật tập tục;
• sự tham gia của cộng đồng địa phương vào mọi giai đoạn, từ khi lập kế hoạch đến
lúc triển khai thực hiện;
• chia sẻ công bằng lợi ích và những lợi ích này được tập trung nhiều hơn cho địa
phương;
• các cơ chế giám sát, đánh giá và phản hồi thờng xuyên và có hiệu quả; và
• khả năng điều chỉnh công tác quản lý dựa vào các kết quả giám sát.
Từ những phân tích khu vực và kiểm nghiệm một số trờng hợp cụ thể, điều rõ ràng là
quyền hởng dụng đất cũng như đối với các nguồn tài nguyên khác, dù là quyền cá nhân
hay tập thể, là một trong những yếu tố quan trọng xác định những biến đổi có tính chất
tiến hóa của cảnh quan. Đây cũng là yếu tố qui định cách thức sử dụng và quản lý tài
nguyên và phơng thức chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên đó
(Oglethorpe, 1999).
Mặc dù việc xác định rõ ràng các trách nhiệm và quyền hưởng dụng sao cho phù hợp với
từng hoành cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể là điều kiện cơ bản để đạt được sử dụng
bền vững song bên cạnh đó cũng cần có các chính sách hỗ trợ, cơ cấu thể chế và những
khuyến khích kinh tế để tạo ra đợc các mức độ tin cậy khác nhau.

ĐỊNH NGHĨA DU LỊCH BỀN VỮNG
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều bài viết về du lịch bền vững. Du lịch/lữ
hành/giải trí là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh và mạnh nhất
trên thế giới. Đây là một hoạt động phức tạp, đa ngành nghề, và do đó không dễ định
nghĩa. Các tác động môi trờng, kinh tế và xã hội của du lịch - cả tác động tích cực và tiêu
cực - ở qui mô toàn cầu, khu vực và địa phơng rất rộng lớn và phức tạp. Năm 1995, Tổ
chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới và Hội đồng Trái đất đã
thông qua một tuyên bố chung "Chơng trình nghị sự 21 cho ngành Công nghiệp Du lịch

và Lữ hành: Hướng tới sự phát triển bền vững phù hợp về môi trường". Đây là dự thảo
của chương trình hành động cho ngành du lịch bao gồm những nguyên tắc sau:
• du lịch cần phải giúp cho con người có một cuộc sống lành mạnh, có năng suất và
hài hòa với thiên nhiên;
• du lịch cần góp phần cho sự nghiệp bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái;
• bảo vệ môi trường cần phải là một bộ phận không thể thiếu trong phát triển du
lịch;
• du lịch cần đợc qui hoạch từ cấp địa phơng và cho phép sự tham gia của mọi công
dân;
• du lịch cần phải thừa nhận và hỗ trợ tính đồng nhất, bản sắc văn hóa và quyền lợi
của người bản địa;
• các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường cần được ngành du lịch coi trọng
(WTO, 1995).
Đặc biệt phù hợp với các mục tiêu của Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) là ngành du
lịch và nghỉ ngơi dựa vào thiên nhiên, một loại hình hoạt động phụ thuộc trực tiếp vào tài
nguyên thiên nhiên đang còn ở trạng thái cha mấy phát triển. Đặc biệt, du lịch sinh thái là
một ngành quan trọng, được định nghĩa là "một kiểu tham quan có tính trách nhiệm với
môi trờng đến những nơi thiên nhiên còn tơng đối hoang sơ để tận hưởng thiên nhiên
(cũng nh tận hởng bất kỳ những đặc tính văn hóa nào khác - cả của quá khứ cũng như
hiện tại). Kiểu du lịch này sẽ khuyến khích bảo tồn, có ít tác động của du khách và lôi
cuốn sự tham gia tích cực và có lợi của người dân địa phương" (Ceballos-Lascurain,
1996).
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch được ưa chuộng trong các khu bảo tồn và là
một bộ phận của một khái niệm rộng hơn về du lịch bền vững. Đây là một trong số vài
lựa chọn mà các chính phủ (ở mọi cấp), các NGO và cộng đồng địa phơng đang thảo luận
rộng rãi trên khắp thế giới. Du lịch sinh thái được xem nh là một phương thức thay thế
chấp nhận được nhằm tạo thu nhập từ môi trường mà gây ít tác động hơn so với các ph-
ơng thức sử dụng đất truyền thống có tính "khai thác" như trước đây.
Các mục tiêu và những hớng dẫn về kiểu du lịch có tính chất tăng cường tính bền vững
môi trường, làm giàu có tâm hồn con ngời và nâng cao chất lượng cuộc sống của cả du

khách và ngời dân nơi đón khách hoàn toàn có thể góp phần cho du lịch bền vững và gia
tăng lợi ích kinh tế.

NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN HIỆN
HÀNH VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
Nhiều diễn đàn của các tổ chức bảo tồn quốc gia và quốc tế, các tổ chức du lịch và các
chính phủ đã xây dựng nhiều loại điều luật, hướng dẫn và những tuyên bố về nhiều khía
cạnh khác nhau của du lịch bền vững, trong đó có cả du lịch sinh thái (ECONETT).
Trong khi các văn bản trên đều có ý tốt thì hầu hết lại không dựa trên cơ sở nghiên cứu
hoặc chỉ do ngoại suy từ kết quả nghiên cứu đã có của các lĩnh vực khác.
Hội nghị quốc tế cấp Bộ trưởng về Đa dạng sinh học và Du lịch, tổ chức tháng 3 năm
1997, đã ra "Tuyên bố Berlin" gồm các khuyến nghị về đa dạng sinh học và du lịch bền
vững. Các khuyến nghị này dựa vào việc tuân thủ các mục tiêu, nguyên tắc và nghĩa vụ
của CBD. Chúng khuyến khích các hoạt động du lịch có thể hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp
cho việc bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng sinh học, cho nhu cầu phải bảo vệ tính toàn
vẹn các hệ sinh thái và nơi cư trú, cho nhu cầu phải ngừng phát triển thêm các hoạt động
du lịch tại những nơi vốn đang chịu nhiều sức ép, cho nhu cầu phải có qui hoạch và đánh
giá tác động đến môi trờng, cho nhu cầu phải phát triển và sử dụng các công nghệ du lịch
phù hợp với môi trờng và cho việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chính phủ, các
tổ chức quốc tế, khối t nhân và các tổ chức môi trờng trong lĩnh vực du lịch (UNEP,
1998).
Uỷ ban Phát triển Bền vững sẽ đề cập đến du lịch trong phiên họp lần thứ bảy vào tháng
4 năm 1999. Hy vọng rằng những mối quan tâm về đa dạng sinh học có liên quan đến
phát triển du lịch trong khuôn khổ CBD sẽ được quan tâm đầy đủ, đặc biệt là những hình
thức du lịch hay nghỉ ngơi phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang
còn hoang sơ.
Nghị quyết số 10.6 của công ớc CITES đã nêu lên các mối quan tâm về tác động của việc
buôn bán hàng lưu niệm trong hoạt động du lịch đến quần thể các loài động thực vật, và
đã dự kiến một số qui trình củng cố thích hợp. Nghị quyết này cũng kêu gọi các chính
phủ hành động và yêu cầu phải nâng cao nhận thức quần chúng. CITES kiểm soát và

khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và các ngành
khác (CITES, 1997). IUCN tin rằng SBSTTA cần tiếp tục phát triển dựa trên những công
việc đang tiến hành và tin rằng các khuyến nghị của Tiểu ban này tại COP5 sẽ đảm bảo
mọi nỗ lực là không bị trùng lặp.

CÁC VẤN ĐỀ
Khi quan tâm xem xét du lịch và đa dạng sinh học, SBSTTA nên lưu ý đến những điểm
sau:
• Du lịch và lữ hành là một trong những ngành công nghiệp đang trên đà phát triển
lớn nhất và nhanh nhất. Bất chấp sự sa sút trầm trọng về kinh tế ở châu á, đóng
góp cho GDP của ngành công nghiệp này trong năm 1998 vừa qua vẫn duy trì ở
mức 11,6%, ớc tính trị giá khoảng 3.447,5 tỷ đôla Mỹ (WTTC, 1999).
• Tại Hoa Kỳ, khoảng từ 10 đến 24% số du khách trong năm 1995 là có liên quan
trực tiếp đến các khu bảo vệ (TWAC, 1996).
• Tại hầu hết các quốc gia, du lịch và nghỉ ngơi, giải trí nội địa lôi cuốn một lợng
lớn nhân công và các hoạt động kinh tế, hơn hẳn từ 2 đến 10 lần so với du lịch n-
ước ngoài. Du lịch nội địa cũng kéo theo những yêu cầu về hạ tầng cơ sở, những
hoạt động tương tự và từ đó có thể gây nên những tác động tương tự. Vì vậy cần
quan tâm đến mọi loại hình nghỉ ngơi, giải trí bất kể là du khách đi du lịch nớc
ngoài hay chỉ trong đất nước của họ, bất kể là chuyến đi một ngày hay dài ngày.
Như vậy, trong trường hợp này dùng thuật ngữ "du khách" phù hợp hơn là thuật
ngữ "khách du lịch".
• Những thuật ngữ như "du lịch sinh thái" hay "du lịch dựa vào thiên nhiên" có thể
sẽ hạn chế việc áp dụng tài liệu này chỉ đối với những hoạt động du lịch diễn ra
trong các khu bảo tồn. Trong khi đó yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học vợt xa
khỏi khuôn khổ các khu bảo vệ và thậm chí các vùng thiên nhiên rất nhiều. Vì lý
do đó, điều quan trọng là phải đạt đợc du lịch bền vững đối với mọi loại hình du
lịch, kể cả du lịch đại chúng tại những bãi biển và các thành phố lớn. Đồng thời,
mọi hình thức du lịch đều phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên - đó là các thắng
cảnh, động thực vật hoang dã, sông suối , và du lịch thu được lợi nhuận đáng kể

từ những giá trị thực của các loại "hàng hóa thiên nhiên" đó. Vì vậy lợi nhuận từ
du lịch cần đợc tái đầu tư vào cảnh quan thiên nhiên là những gì mà du lịch còn
phụ thuộc.
• Mặc dù đã có biết bao hiến chương, tuyên ngôn và những hướng dẫn về Du lịch
Bền vững song các hoạt động của ngành công nghiệp toàn cầu này chua thay đổi
được là bao. Cha có các hệ thống quản lý và kiểm soát thờng xuyên nhằm dự báo,
đo đạc hay giám sát các tác động tích lũy, tinh vi và phức tạp lên đa dạng sinh
học, dù là tác động tức thời hay dài hạn. Các giá phải trả về môi trường phần lớn
là bị loại ra ngoài.
• Là một hoạt động toàn cầu phức tạp, du lịch đòi hỏi phải có qui hoạch và quản lý
mà những việc này cần được thực hiện trong khuôn khổ các yêu cầu về sinh thái
học cũng như thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội của nơi khách đến và các loại thị
trường khác. Thí dụ:
• "Cộng đồng chủ" nơi khách đến là không đồng nhất; không nhất thiết là tất cả các
thành viên trong cộng đồng đều đã sống tại đó từ hàng thế hệ; họ không ở trạng
thái "tĩnh" mà luôn chuyển động; họ có thể không quan tâm lắm đến sự toàn vẹn
của môi trường thiên nhiên hay xã hội; và có thể quan điểm của học về du lịch
không giống nhau. Như vậy chỉ với một nguyên tắc lớn là "lấy ý kiến của cộng
đồng địa phương" để đảm bảo một nền du lịch bền vững hơn là chua đủ. Cần phải
có nhiều quá trình lấy ý kiến khác nhau cho phép sự tham gia rộng rãi của mọi
người, mọi thành phần trong cộng đồng.
• "Du khách" cũng là một nhóm người rất đa dạng. Họ không đồng đều về trình độ
học vấn, động cơ đi du lịch, nhận thức và tính nhạy cảm đối với các vấn đề có liên
quan đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học. Các cách tiếp cận nhằm quản
lý và giáo dục du khách cần phải lưu ý đến sự đa dạng này và cần được làm riêng
cho từng đối tượng khác nhau.
• Các vấn đề như "sử dụng theo truyền thống" các nguồn tài nguyên sinh học,
quyền về đất đai và sự sở hữu là trung tâm của các ý niệm về tài sản du lịch. Vì
thế cần xem xét cẩn thận khi lập kế hoạch và phát triển các hoạt động du lịch nào
có liên quan đến cộng đồng cổ truyền để đảm bảo rằng họ đã được hỏi ý kiến và

chấp thuận, họ được tham gia vào mọi quá trình, cũng như đảm bảo truyền thống
được tôn trọng, quyền lợi được chia sẻ và xem xét đến mọi nhóm có các mối quan
tâm khác nhau trong cộng đồng.
• Khái niệm về "thiên nhiên" là do xã hội tạo ra và nó biến đổi theo thời gian, vượt
qua các tín ngưỡng về chính trị, văn hóa và xã hội cũng như tình trạng kinh tế.
Điều này có ảnh hởng đến các giá trị chúng ta đặt ra cho thiên nhiên và những gì
được coi là ưu tiên bảo vệ hay mức sử dụng có thể chấp nhận được.
• Hầu hết các hoạt động du lịch đều dựa vào môi trường thiên nhiên bất kể địa điểm
ở đâu - thành thị, nông thôn, miền duyên hải hay vùng hoang dã, và bất kể loại
hình du lịch nào - du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái hay du lịch đại chúng. Nếu
không phải là sản phẩm du lịch thì các đặc tính của thiên nhiên cũng thờng là tiền
đề, là cơ sở để tạo ra nó. Mọi loại hình du lịch đều có tác động đến việc bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học.

CÁC LỢI ÍCH CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG
Du lịch tuân theo các nguyên tắc đa dạng sinh học có thể đem lại nhiều ích lợi nh sau:
• khuyến khích sử dụng bền vững các vùng đất giàu có về đa dạng sinh học nhưng
ít tiềm năng nông lâm nghiệp, nhờ đó cho phép nhiều khoảnh đất được giữ
nguyên tình trạng có lớp thực vật tự nhiên che phủ;
• tạo ra nhiều công ăn việc làm và doanh thu theo một chiều hướng lâu dài và bền
vững, đặc biệt ở những vùng nông thôn, làm giảm áp lực lên những vùng đất có
nguy cơ suy thoái và giảm sự di cư đến các vùng đô thị đông đúc;
• khuyến khích hành động bảo tồn thông qua việc nâng cao nhận thức quần chúng
cũng như của các nhà ra quyết định về vai trò của các vùng thiên nhiên giàu có về
đa dạng sinh học đối với việc tạo ra thu thập;
• kích thích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các phơng cách quản lý du lịch có tính chất
phù hợp với môi trờng tại các khu thiên nhiên;
• xây dựng các hành vi phù hợp với môi trường thông qua diễn giải và giáo dục môi
trường;
• xây dựng một lực lượng bảo tồn trong xã hội bằng cách tạo cơ hội cho họ đợc

thưởng thức các vùng thiên nhiên
• nâng cao giá trị gia tăng của đa dạng sinh học thông qua các kiểu du lịch dựa vào
thiên nhiên khác nhau.
Các vấn đề sau đây cần được quan tâm để đảm bảo có sự phân phối hiệu quả và công
bằng các quyền lợi:
• Một tỷ lệ thích hợp từ lợi tức của du lịch cần đợc quay trả lại cho "vùng được
thăm quan" để chi cho việc bảo vệ môi trờng và phúc lợi xã hội. Bảo vệ đa dạng
sinh học sẽ đem lại lợi nhuận cho cả du khách lẫn chủ nên thu nhập cần được chia
sẻ công bằng.
• Ngoài những lợi ích kinh tế trực tiếp nh tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ng-
ười dân địa phương, các lợi ích khác cũng cần được chia sẻ bao gồm quyền sử
dụng các con đường tốt, nguồn nước, hệ thống viễn thông và các thiết bị y tế, giáo
dục. Ngoài ra còn có các lợi ích khác nữa mà không thể qui ra bằng giá trị đồng
tiền như nhiều người biết đến giá trị của khu vực, niềm kiêu hãnh về tri thức địa
phương và việc gìn giữ các nếp xa.
• Đầu tư dài hạn vào nguồn nhân lực địa phương thông qua việc tạo ra các năng lực
địa phương để đảm bảo họ càng ngày càng có khả năng quản lý các khía cạnh
khác nhau của du lịch, giữ lại nhiều tiền hơn cho cộng đồng chủ và tăng cường kỹ
năng địa phờng có liên quan đến quản lý, các dịch vụ và các hoạt động, ví dụ như
kỹ năng hớng dẫn du lịch chẳng hạn.

CÁC MỐI ĐE DỌA DO DU LỊCH GÂY RA
Các hoạt động du lịch có thể đồng thời gây ra vừa tác động tốt vừa tác động xấu đến môi
trường. Mọi ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển
ngành công nghiệp du lịch sao cho ngành này hỗ trợ cho việc bảo tồn và có khả năng trợ
giúp tài chính để phòng tránh các mối đe dọa sau đây:
• Vì các vùng thiên nhiên có chất lượng tốt đang ngày càng ít đi nên chúng trở nên
có giá trị. Từ đó số khách đến thăm quan tăng lên, đe dọa tính hấp dẫn của những
khu vực này vì sự quá tải của sức chứa sinh học cũng như sức chứa xã hội.
• Những yêu cầu về hạ tầng cơ sở nh sân bay, đờng sá, bãi đỗ xe và khách sạn có

thể có những tác động tiêu cực đến môi trường và có thể làm đảo lộn các nguồn
tài nguyên trong các khu bảo tồn. Ngoài ra, nhu cầu về đất có thể gây "sốt" giá đất
và giá nhà khiến cho ngời dân địa phương gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
• Hạ tầng cơ sở cũng có thể gây nên những tác động xã hội nh sự thay đổi lớn về
kiểu kiến trúc của một nơi nào đó, hay các tòa nhà chọc trời có thể chắn tầm nhìn
hoặc làm khuất bóng, và giao thông gia tăng sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn.
• Dân địa phương có thể mất hứng thú vào các nỗ lực bảo tồn nếu nh họ thấy rằng
mình phần lớn bị lợi dụng để đem lại lợi ích cho du khách.
• Các cấp có thẩm quyền có thể tìm mọi cách tối đa hóa các khoản lợi nhuận kinh tế
ngắn hạn từ các khu bảo tồn giàu có về đa dạng sinh học bằng việc phát triển
không phù hợp, hủy hoại các giá trị đa dạng sinh học và chuyển dịch hướng u tiên
từ bảo tồn sang du lịch.
• Nhu cầu tiêu thụ của ngành du lịch đối với tài nguyên sinh học, như hải sản làm
thức ăn, các loại động thực vật hoang dã và các vật lưu niệm có thể thúc đẩy việc
sử dụng không bền vững.
• Nhu cầu ngày càng tăng của du lịch đối với nông sản địa phương có thể sẽ dẫn
đến việc tăng giá lương thực thực phẩm ở địa phơng. Điều này càng dễ xảy ra tại
những vùng đất vốn đã bị nghèo kiệt (McNeely, 1997). Tương tự, du khách có thể
có những nhu cầu quá mức về nguồn nước gây sức ép về giá cả lên cộng đồng địa
phương.
• Vì du lịch là một ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, trong khi mọi ngành
và mọi người đều có gắng đạt được lợi nhuận cao nhất nên việc đóng góp cho bảo
tồn đa dạng sinh học thường không phải là ưu tiên. Một số quốc gia, đặc biệt là
những quốc gia đảo nhỏ, nổi tiếng về du lịch và ngày càng phụ thuộc vào nguồn
ngoại tệ từ du lịch thì môi trường thiên nhiên là bị đe dọa nhiều nhất từ các quyết
định phát triển kinh tế ngắn hạn. Ví dụ nguồn nước có hạn sẽ bị đe dọa bởi sự
phát triển hạ tầng cơ sở du lịch, bởi việc sử dụng nớc của du khách cũng nh hệ
thống nước thải. Du lịch còn có thể dẫn đến sự du nhập các loài ngoại lai, đe dọa
tính đa dạng sinh học bản địa. Các thủ tục hải quan và kiểm dịch, đợc dùng để
phòng chống bệnh dịch ở người và các sâu bệnh hại kinh tế, vẫn cha đủ an toàn để

chống lại các loài ngoại lai.
Các nỗ lực nhằm quản lý tác động của du khách đã dẫn đến sự ra đời của những khái
niệm hữu ích như "Các giới hạn của việc sử dụng ở mức chấp nhận được". Tuy nhiên xác
định được những giói hạn này lại không dễ dàng vì rất nhiều lý do khác nhau. Du lịch
hiếm khi là hoạt động duy nhất của con ngời tác động lên môi trờng, nó còn phụ thuộc
vào nhiều thuộc tính của môi trường và nó có liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng
cũng như nhiều tình huống, mục đích sử dụng khác nhau. Tất cả các yếu tố trên đều biến
động. Nếu không có một hệ thống giám sát và các chỉ thị thích hợp thì không thể xác
định được mức độ có lợi cũng như đe dọa, trong khi các tác động kinh tế có thể dễ dàng
đợc đánh giá.

CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
Tổ đặc trách về Du lịch của Hội đồng quốc tế về Các khu bảo vệ (WCPA) thuộc IUCN
đã xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo sau đây:
• Thiên nhiên là có giới hạn, song các mối tương tác lại phức tạp và các thiệt hại
hay mất mát của nó không dễ đánh giá được trong một thời gian ngắn. Có một số
môi trường vốn đã là mỏng manh, dễ bị hủy hoại hơn những môi trường khác.
• Qui hoạch phát triển du lịch cần đ ợc lồng ghép với các qui hoạch khác tại một vị
trí nào đó (ví dụ như khu bảo vệ), hoặc ở cấp vùng (ví dụ qui hoạch sử dụng đất
trong vùng) hay cấp quốc gia (ví dụ Chiến lược Đa dạng Sinh học Quốc gia),
trong đó có ứng dụng các công cụ như đánh giá môi trường chiến lược và quản lý
tổng hợp tài nguyên.
• Việc sử dụng một vị trí nào đó cho du lịch cần phải đ ợc quản lý trong những giới
hạn qui hoạch dựa trên cơ sở những ớc tính về sử dụng bền vững và giám sát thư-
ờng xuyên để bảo vệ sự lành mạnh của môi trờng.
• Việc xây dựng các chính sách du lịch trong t ư ơng lai cần có cách tiếp cận phi tập
trung hóa trong công tác qui hoạch và quản lý; tức là củng cố sự tham gia tích cực
của chính quyền và cộng đồng địa phương trong các quá trình ra quyết định và
quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp
và ngời dân địa phơng, các chủ đất và/hoặc các cộng đồng.

• Du lịch bền vững yêu cầu phải có đánh giá tác động môi tr ư ờng, một quá trình
nhằm xem xét các khía cạnh sinh học và kinh tế xã hội, và đòi hỏi phải có các cơ
chế gíam sát và phản hồi có hiệu quả.
• Du lịch tạo ra rất nhiều các tác động đến môi tr ư ờng và xã hội. Các tác động này
th ư ờng v ư ợt xa ra khỏi phạm vi của nơi mà có hoạt động du lịch diễn ra. Ngành
công nghiệp du lịch cần phải giải quyết được các tác động tiêu cực và tăng cường
các tác động tích cực để đảm bảo rằng các tài nguyên căn bản được gìn giữ trong
môi trường tự nhiên của nó. Có thể phải cần đến việc điều tiết ở cấp hệ sinh
thái/vùng sinh học và thờng là ở cấp tiểu vùng. Ví dụ sự ô nhiễm của một dòng
suối có thể có tác động đến du lịch sinh thái ngoài biển, ví dụ như các hoạt động
ngắm cá voi hay các tuyến lặn dưới biển.
• Cần có các thủ tục nhằm phòng tránh sự du nhập vô tình của các loài xuyên ranh
giới địa sinh học. Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này khi những hòn đảo hay
những vùng có tính đặc hữu loài cao là những điểm nóng về du lịch (xem phần về
sự xâm lấn của các loài ngoại lai trong loạt báo cáo này của IUCN).
• Khái niệm về hệ thống phân loại các khu bảo vệ của IUCN và khái niệm về khu
bảo tồn sinh quyển của UNESCO là những công cụ quản lý hữu ích nhằm đạt đ-
ược các mục tiêu bảo tồn ở các mức độ bảo vệ khác nhau trong khi vẫn đảm bảo
các hoạt động du lịch bền vững.
• Du lịch triển khai ở qui mô vùng sinh học hay hệ sinh thái và việc qui hoạch ở cấp
này có thể giúp dàn trải tác động của du khách không chỉ lên các khu bảo vệ mà
còn tới các địa điểm khác nhau trên những vùng đất công và tư.
• Du lịch bền vững cần góp phần vào sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học thông qua
việc cải tiến quản lý, trả lại về tài chính và nâng cao nhận thức và quan hệ hợp
tác.
• Có thể tạo dựng nên sự chấp nhận và nhận thức của cộng đồng về lợi ích bảo tồn
của du lịch bền vững bằng cách lôi kéo sự tham gia thỏa đáng của họ vào mọi giai
đoạn phát triển du lịch.
• Du lịch bền vững có khả năng cùng tồn tại hơn là cạnh tranh hoặc thay thế các tập
quán và các ph ơng thức sử dụng đa dạng sinh học truyền thống. Cần có các qui

định thích hợp của địa phương để bảo vệ các phơng thức sử dụng đất truyền thống
chống lại sự tăng giá đất do các hoạt động du lịch thành công đem lại.
• Các loại hình chuyên biệt của du lịch dựa vào thiên nhiên cần phải phù hợp với
mọi nguyên tắc của du lịch bền vững. Ví dụ du lịch liên quan đến động vật hoang
dã cần góp phần vào bảo tồn sự đa dạng loài chứ không phải đe dọa chúng.
• Du lịch bền vững cần góp phần cải thiện và nâng cao phúc lợi của ng ời dân địa
ph ơng bằng cách tạo nguồn thu nhập, quyền tiếp cận tài nguyên và các dịch vụ,
trong khi vẫn thừa nhận và tôn trọng tính đồng nhất, bản sắc văn hóa và các mối
quan tâm của họ.
• Điều quan trọng là phải quản lý du lịch sao cho có thể tối đa hóa cả sự thỏa mãn
của du khách và sự chia sẻ lợi ích tại địa ph ơng trong khi giảm thiểu đ ư ợc đến
mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi tr ư ờng và xã hội.
• Du lịch bền vững cần thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần có liên quan, đặc
biệt là cộng đồng địa phương, vào giai đoạn đề xuất, lập kế hoạch, thực thi và
đánh giá các sáng kiến phát triển du lịch.
• Cần phải tạo ngày càng nhiều cơ hội cho các quá trình thảo luận giữa mọi thành
phần có liên quan để xác định và thống nhất về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi bên trong các sáng kiến phát triển du lịch.
• Sự phát triển và hoạt động của du lịch dựa vào thiên nhiên cần đ ư ợc kiểm điểm
th ư ờng xuyên bằng hình thức phản hồi thích hợp, bằng các cơ chế giám sát và
đánh giá để đảm bảo rằng tính toàn vẹn của các thành phần thiên nhiên không bị
tổn thương. Nguyên tắc này cần đợc áp dụng mọi nơi, không kể đó là khu bảo vệ
hay không. Việc quản lý cần có tính thích nghi, kết hợp giám sát và có khả năng
thay đổi để lu tâm tới những rủi ro và sự không chắc chắn.
• Các chỉ thị cho một nền du lịch thành công, tức là các tác động tốt, cần đ ư ợc mở
rộng v ợt ra khỏi phạm vi các chỉ thị thông th ư ờng nh sự gia tăng số lợng du
khách, đóng góp của ngành vào GDP và số công ăn việc làm do du lịch tạo ra. Thí
dụ như cần phải có thêm các chỉ thị:
• gia tăng diện tích các không gian thoáng;
• tăng thêm kinh phí cho việc quản lý bảo tồn các cảnh quan, hệ sinh thái và động

vật hoang dã;
• việc sử dụng các loài bản địa hoặc các loài đặc hữu cho tạo lập cảnh quan được
tăng lên;
• thiết lập các hành lang xanh tại những nơi phát triển đô thị;
• sử dụng các phương tiện giao thông, nhà nghỉ và các thiết bị tiết kiệm năng lượng;
• tăng cường dùng các sản phẩm, công nghệ hay các phương thức bền vững trong
phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch;
• gia tăng hồi phục và tái tạo các vùng vốn đã bị suy thoái;
• cộng đồng địa phơng và ngời bản địa cũng nhận đợc lợi ích từ du lịch (thu nhập,
công ăn việc làm, v.v.);
• sử dụng các tài nguyên có thể tái tạo của địa phương để xây dựng và duy trì;
• nâng cao nhận thức và mối quan tâm đến lịch sử xã hội và tự nhiên của địa phư-
ơng.

CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO CÔNG VIỆC TRONG
TƯƠNG LAI
IUCN khuyến nghị rằng Tiểu ban T vấn về Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ SBSTTA4
cần phải:
• xem xét các kết quả của CSD7 để tránh trùng lặp và cần xác định được những
đóng góp cụ thể của du lịch bền vững vào quá trình CSD về các khía cạnh đa
dạng sinh học bao gồm cả các nguyên tắc và các phương thức du lịch tốt nhất. Khi
xem xét đến các nguyên tắc, bản thảo về các nguyên tắc du lịch bền vững của
UNEP cần được tham khảo cũng nh các nguyên tắc được trình bày trong tài liệu
này. Đối với các phương thức du lịch tốt nhất, SBSTTA4 cần khuyến nghị COP5
nên tiếp tục các hoạt động như đã nêu trong quyết định số IV/15 đoạn 14 nhằm
thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và rút ra các bài học về những yêu cầu pháp chế,
giáo dục và thể chế đối với du lịch bền vững. Những thông tin này cần đợc đa vào
một cơ chế thông tin sao cho lúc nào cũng sẵn có để có thể tiếp cận dễ dàng.
Ngoài ra, IUCN kêu gọi SBSTTA4 hãy khuyến nghị COP5 cần:
• đảm bảo rằng khi tiến hành công việc xây dựng các chỉ thị và đánh giá tác động

trong khuôn khổ của CBD sẽ lu tâm đến nhu cầu phải đánh giá sự thành công/thất
bại của du lịch khi nỗ lực đạt đợc các mục tiêu của CBD. Việc này cần phối hợp
với các tổ chức có liên quan nh Tổ chức Du lịch Quốc tế và Tổ đặc trách về Du
lịch của IUCN-WCPA.
• lu ý rằng năm 2002 là năm Quốc tế về Du lịch Sinh thái và xác định đợc các cơ
chế đóng góp cho sự kiện này trong sự phối hợp với các tổ chức có liên quan ví
dụ nh các tổ chức vừa nêu ở trên.
IUCN khuyến nghị các bên tham gia công ớc cần quan tâm đến các hành động sau ở cấp
quốc gia:
• lồng ghép qui hoạch phát triển du lịch vào NBSAP và các kế hoạch khác đợc xây
dựng trong khuôn khổ của CBD với sự quan tâm đặc biệt đến các kế hoạch về khu
bảo vệ;
• nghiên cứu để lồng ghép một cách hiệu quả du lịch và bảo tồn vào quá trình qui
hoạch phát triển vùng;
• đa các mối quan tâm về đa dạng sinh học vào các kế hoạch du lịch quốc gia, và
chuẩn bị các hớng dẫn để thực hiện những kế hoạch đó (nhằm hỗ trợ việc thực
hiện Điều 6b của CBD);
• làm việc với ngành du lịch để giáo dục cộng đồng cũng nh ngành này về những
lợi ích bảo tồn thu đợc từ hoạt động du lịch có trách nhiệm, và về yêu cầu phải có
qui hoạch và quản lý ở cấp vùng sinh học;
• nghiên cứu các giới hạn của việc sử dụng ở mức có thể chấp nhận đợc (cả về mặt
sinh học và xã hội), xác định các chỉ thị phù hợp cho các tác động của du lịch và
nghỉ ngơi giải trí trong các môi trờng và điều kiện sử dụng khác nhau, thiết lập
các chơng trình giám sát có hiệu quả và đáng tin cậy và xác định đợc các cơ chế
kiểm soát thích hợp;
• nghiên cứu các xu hớng và những bài học kinh nghiệm gần đây từ nhiều kiểu thu
xếp hay các dạng liên doanh khác nhau giữa khối nhà nớc, t nhân và cộng đồng
nhằm sử dụng du lịch sinh thái nh là một dạng bền vững của hoạt động kinh tế;
• khi xác định các chiến lợc du lịch cần đảm bảo đạt đợc các mục tiêu bảo tồn tại
các khu bảo vệ,ví dụ nh những khu đợc phân hạng theo chỉ tiêu về Quản lý Khu

bảo vệ của IUCN; bất kỳ một hoạt động du lịch nào bị cản trở bởi các mức độ bảo
vệ khác nhau đều đợc xếp vào những thứ hạng khu bảo vệ khác;
• khai thác và phát triển các biện pháp khuyến khích kinh tế cho kiểu du lịch mà có
thể tối đa hóa các lợi ích bảo tồn trong khi giảm thiểu đợc các tác động bất lợi;
• xem xét quá trình xây dựng các hớng dẫn/tiêu chuẩn/các cơ chế ủy nhiệm dựa trên
các nghiên cứu theo lối kinh nghiệm mà những yếu tố này sẽ khuyến khích hình
thức du lịch có hỗ trợ cho bảo tồn đa dạng sinh học;
• xem xét việc xây dựng các hớng dẫn nhằm khuyến khích hình thức du lịch bảo vệ
động vật hoang dã;
• khai thác, xây dựng và giám sát các cơ chế lôi kéo sự tham gia và sự giao quyền
đối với mọi thành phần có vai trò trong quá trình phát triển du lịch;
• tăng cờng và mở rộng các thủ tục đánh giá tác động môi trờng (pháp chế/qui định)
để bao hàm cả các tác động văn hóa, kinh tế và xã hội trong mọi dự án phát triển
du lịch, bất kể là ở địa điểm/vị trí nào, thiết lập một bộ các chỉ thị thích hợp cho
những hoạt động du lịch thành công, và lu ý đến những tác động nằm ngoài địa
điểm, những tác động tích luỹ và dài hạn; nâng cao năng lực chuyên môn trong
nước về đánh giá tác động môi trờng; và
• làm việc với các hiệp hội công nghiệp quốc tế có liên quan với mục tiêu là giảm
đáng kể nguy cơ xâm nhập của các loài ngoại lai do du lịch mang lại.
Các bên tham gia công ước cũng có thể quan tâm xem xét đên các cơ chế nh "Quỹ đảm
bảo môi trờng" (viết tắt là EGF) nh là một yêu cầu pháp chế của đánh giá tác động môi tr-
ường hoặc các hệ thống cấp phép khác dành cho các hoạt động phát triển du lịch. ý định
là nhằm giúp các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên/đa dạng sinh học thu lại được lợi ích
kinh tế không chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu mà còn tiếp tục trong suốt quá trình
triển khai hoạt động du lịch. Điều này bao gồm việc tiến hành "những cuộc mặc cả để
thỏa thuận theo kiểu doanh nghiệp" nhằm tạo ra một khuôn khổ linh hoạt, mềm dẻo tại
cấp cơ sở giữa từng đối tượng tham gia phát triển tùy theo vị trí, qui mô, loại hoạt động
dự kiến, mức độ khách thăm viếng và đặc trưng của loại hình hoạt động.
Các thông số trên có thể chia nhỏ ra nữa. Thí dụ, vị trí còn có thể chia ra thành:
• mức độ của đa dạng sinh học

• tính độc nhất vô nhị của di sản văn hóa hay thiên nhiên
• khoảng cách đối với một khu bảo vệ hay khu Di sản Thế giói
• điều kiện khí hậu
Để có thể xác định "nhu cầu và giá trị sinh học" của sự phát triển, Quỹ Đảm bảo Môi tr-
ờng EGF có thể đa ra giá trị về mặt tài chính do địa phương ấn định; giá trị này sẽ đợc chi
trả vào quỹ bảo tồn hoặc được đền bù bởi việc đạt đợc các hoạt động du lịch thành công
trên cơ sở liên tục hành năm đối với các chỉ thị do địa phơng xác định dựa theo công ước
CBD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ceballos-Lascurain, H. 1996. Tourism, Ecotourism & Protected Areas, IUCN, Gland
CITES 1997 Resolution Conf 10.6
/>European Community Network for Environmental Travel and Tourism (ECONETT) has
a comprehensive listing.
McNeely. J.A. 1997. Tourism & Biodiversity: a natural partnership. Symposium on
Tourism & Biodiversity, Utrecht
Ogelthorpe, J.A.E. 1999. Tenure and Sustainable Use, IUCN Gland, Switzerland and
Cambridge
Tourism Works for American Council. 1996. Annual Report. Washington DC., USA
UNEP/CBD/COP/4/Inf.21. 1998. Biological Diversity and Sustainable Tourism:
preparation of global guidelines – submission by Germany.
UNEP 1999. Tourism and the Environment: enemies or allies? News Release 1999/112
World Tourism Organisation. 1995. Agenda 21 for the Travel and Tourism Industry:
towards environmentally sustainable development. World Tourism Organisation, World
Travel and Tourism Council, and the Earth Council
World Travel and Tourism Council, 1999

×