Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Xu hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid và giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Bộ môn Kinh tế và Kinh doanh thương mại
~~~~~~*~~~~~~

ĐỀ ÁN
Ngành: Kinh doanh thương mại

Họ và tên sinh viên:
Lớp: POHE Quản trị kinh doanh thương mại 60
MSV:
GVHD:

HÀ NỘI - tháng 10/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Bộ môn Kinh tế và Kinh doanh thương mại

ĐỀ ÁN
Ngành: Kinh doanh thương mại
Đề tài: Xu hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid và
giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Họ và tên sinh viên:
Lớp: POHE Quản trị kinh doanh thương mại 60
MSV: 11185139
GVHD:

HÀ NỘI – tháng 10, 2021




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Xu hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu sau
đại dịch Covid và giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” là một
cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn ThS.
Lê Thùy Dương. Ngoài ra khơng có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề án là
sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập và chọn lọc thơng
tin. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo hoàn toàn trung thực, em xin chịu
trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021
Chứ ký sinh viên
Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY TOÀN
CẦU VÀ BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID.........................................................3
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu....................................3
1.1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng.........................................................3
1.1.1.1. Khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng.........................................3
1.1.1.2. Các lĩnh vực ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng:...........................5
1.1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may....................7
1.1.2.1. Lý thuyết đường cong nụ cười:..................................................7
1.1.2.2. Các phương thức sản xuất:........................................................8

1.1.3. Những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu................9
1.2. Bối cảnh đại dịch Covid và những tác động đến nền kinh tế..............11
1.2.1. Đại dịch Covid và những tác động đến nền kinh tế thế giới (WTO). 11
1.2.2. Đại dịch Covid và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam..........14
CHƯƠNG 2 LĨNH VỰC DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG
THAY ĐỔI CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY TOÀN CẦU SAU ĐẠI DỊCH
COVID...............................................................................................................18
2.1. Tổng quan lĩnh vực dệt may Việt Nam.................................................19
2.1.1. Quá trình phát triển...........................................................................19
2.1.2. Một số vấn đề của ngành Dệt may Việt Nam và hệ quả....................20
2.2. Tác động của đại dịch Covid đến ngành dệt may và những ứng phó
của doanh nghiệp..........................................................................................22
2.2.1. Tác động của dịch COVID-19 đến ngành dệt may Việt Nam...........22
2.2.2. Những ứng phó của doanh nghiệp Dệt may Việt Nam......................24


2.3. Sự tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào chuỗi cung
ứng toàn cầu và những xu hướng thay đổi của chuỗi cung ứng dệt may
toàn cầu sau đại dịch COVID.......................................................................27
2.3.1. Vị trí của doanh nghiệp dệt may Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu
.................................................................................................................... 27
2.3.1.1. Nguồn cung cấp bông, xơ và sợi..............................................27
2.3.1.2. Hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất...........................................28
2.3.1.3. Hoạt động may........................................................................28
2.3.1.4. Hoạt động marketing và phân phối.........................................29
2.3.2. Xu hướng thay đổi của chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu sau đại dịch
COVID:......................................................................................................31
2.3.2.1. Nội địa hóa, khu vực hóa chuỗi cung ứng...............................31
2.3.2.2. Sự gia tăng của các thương vụ M&A của các nhà đầu tư lớn..31
2.3.2.3. Sự phân hóa trong tiêu dùng và chuỗi cung ứng.....................32

2.3.2.4. Giảm giá, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn và tăng
cường tuân thủ tiêu chuẩn lao động và môi trường:............................32
2.3.2.5. Phát triển bền vững được đặt lên hàng đầu:............................32
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT
NAM TRƯỚC NHỮNG XU HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CHUỖI CUNG
ỨNG TOÀN CẦU SAU ĐẠI DỊCH COVID...................................................34
3.1. Định hướng phát triển của lĩnh vực dệt may Việt Nam trong thời gian
tới.................................................................................................................... 34
3.2. Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực dệt may Việt Nam trong thời
gian tới...........................................................................................................36
3.2.1. Cơ hội...............................................................................................36
3.2.2. Thách thức........................................................................................38
3.3. Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhằm thích ứng
với sự thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid..............41
3.3.1. Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB,
ODM...........................................................................................................41


3.3.2. Nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam theo hướng phát triển khâu
cung ứng nguyên phụ liệu dệt may.............................................................43
3.3.3. Tăng cường liên kết các doanh nghiệp, xây dựng cụm ngành về dệt
may.............................................................................................................43
KẾT LUẬN........................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
CPTPP
EVFTA

KVFTA

Tên đầy đủ
Hiệp định Hợp tác tồn diện tiến bộ xun
Thái bình dương
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
châu Âu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc

VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

VCOSA

Hiệp hội bông sợi Việt Nam

ERC

Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ECB

European Central Bank


TCTK

Tổng Cục Thống kê

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.: Giá trị gia tăng qua từng phương thức sản xuất Dệt may.....................9
Bảng 2.1: Dệt may Việt Nam - So sánh giữa năm 2000 và năm 2020.................19
Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030..............................36


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.: Minh họa một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay

............................4

Hình 1.2.: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ 05 lĩnh vực chính trong chuỗi cung ứng

5

Hình 1.3.: Đường cong nụ cười thể hiện chuỗi giá trị ngành Dệt may..................7
Hình 1.4.: Các phương thức sản xuất trong ngành Dệt may..................................9
Hình 1.5.: Chuỗi giá trị dệt may tồn cầu

.......................................................10


Hình 1.6.: Phân bố sản xuất trong chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu..................11
Hình 1.7.: Diễn biến hoạt động sản xuất và hoạt động bán lẻ tồn cầu và khối
OECD..................................................................................................................12
Hình 1.8: Đồ thị tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số nước..........................13
Hình 1.9.: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2020..........................15
Hình 1.10.: Tăng trưởng vốn đầu tư tồn xã hội giai đoạn 2017-2020................17
Hình 2.1: Thống kê các mốc sự kiện ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam. 22
Hình 2.2: Các thị trường xuất nhập khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam năm
2019..................................................................................................................... 22
Hình 3.1.: Mơ hình phát triển cụm ngành dệt may ở tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc.................................................................................................................... 44


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng phát đại dịch COVID đã mang lại những cơ hội và thách thức
chưa từng có tiền lệ, được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới.
Khi các quốc gia đóng cửa để gồng mình dập dịch thì cũng chính là lúc chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp bị đóng băng. Nguồn cung nguyên vật liệu bị
gián đoạn, sản xuất đình trệ khiến các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ hay Trung
Quốc cũng buộc phải chuyển mình để thích nghi với một thế giới với trạng thái
“bình thường mới”.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là thành công
trong công cuộc ngăn chặn đại dịch và mở cửa lại nền kinh tế. Đất nước đang dần
chuyển giao từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi. Chuỗi
cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí
mà sẽ dự trên mức độ an tồn và khả năng thích ứng.
Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và

ngày càng đóng vai trị quan trọng trong q trình tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là
ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tuy có đà tăng
trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn vừa qua, lĩnh vực dệt may vẫn cịn một
số hạn chế như cơng nghệ, chi phí sản xuất, … dẫn đến hiệu quả chưa cao. Sự
xuất hiện của đại dịch COVID như một cú huých mạnh mẽ, đòi hỏi doanh nghiệp
phải đổi mới và thích ứng để khơng bị bỏ lại phía sau. Vậy các doanh nghiệp
trong ngành dệt may phải làm gì để xây dựng được chuỗi cung ứng đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Vì lý do đó, em quyết định nghiên cứu về đề tài: “Xu
hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid và giải pháp cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam”.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề án làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng
dệt may toàn cầu, bối cảnh đại dịch COVID -19 và những tác động của nó đến
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện trạng ngành Dệt may


2
Việt Nam cũng được khái quát cùng với sự tham gia của doanh nghiệp Việt vào
chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng chuyển đổi của chuỗi cung ứng dệt may
tồn cầu sau đại dịch. Qua đó, đề án đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp Việt
để thích nghi với sự thay đổi đó.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, sự tham gia
của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng. Về mặt thời gian, đề tài dự tính
sẽ nghiên cứu thực trạng từ cuối năm 2019 đến nay, kể từ khi virus COVID-19
xuất hiện. Phần giải pháp dự định đến năm 2030.
4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp như phân loại tài liệu, phương pháp
thống kê theo mẫu, phương pháp phân tích thống kê, so sánh… Khung lý thuyết
áp dụng: dựa trên lý thuyết về chuỗi cung ứng, thương mại quốc tế, lợi thế cạnh
tranh.
Kết cấu của Đề án
Đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu và bối
cảnh đại dịch COVID
Chương 2: Lĩnh vực Dệt may của Việt Nam hiện nay và xu hướng thay
đổi của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu sau đại dịch COVID
Chương 3: Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước
những xu hướng thay đổi của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu sau đại dịch
COVID


3

1CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY
TOÀN CẦU VÀ BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu
1.1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng, khái niệm tưởng chừng xa lạ và có phần học thuật này
thực chất đã được hình thành và phát triển như một phần tất yếu cùng với sự tiến
hóa của nhân loại. Từ thời kỳ sơ khai, con người sống dựa vào săn bắt và hái
lượm thì việc phối hợp giữa các bầy đàn để trao đổi hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu
đã đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Đến thời kỳ chiến tranh, khái niệm này tiếp
tục được phát triển. Napoleon, một chiến lược gia đại tài, đã nhấn mạnh: “Lương
thực có đầy đủ thì qn đội mới có sức mạnh để chiến đấu”. Lời bình này đã cho

thấy ơng hiểu rõ tầm quan trọng của “chuỗi cung ứng hiệu quả”, rằng nếu những
người lính khơng được cung cấp lương thảo đầy đủ, sức chiến đấu của họ sẽ bị
suy giảm. Khi thế giới hịa bình, các quốc gia đẩy mạnh phát triển kinh tế thì đây
cũng chính là lúc chuỗi cung ứng được phát huy tối đa, giúp doanh nghiệp cắt
giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành một mắt xích của nền
kinh tế tồn cầu.
Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng (H.Hugos, 2017):
o Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay
dịch vụ vào thị trường.
o Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay
gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản
thân khách hàng.
o Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng.


4

Hình 1.1.: Minh họa một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay
Nguồn: Giáo trình Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà cịn
cơng ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Trong một chuỗi cung
ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ
phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến
nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách
hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi
cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong
chuỗi cung ứng.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây
chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trị của cơng nghệ thơng tin trong quản
trị dây

truyền cung ứng ngày càng lớn. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này,

chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho
tồn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong
chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành
viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối
cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu
khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên
liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng


5
cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai trị như
người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản
xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp
(như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt mình,
các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của
họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện
hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...).
Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, CocaCola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân
phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người
thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta mua
sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh tiếng với hy
vọng rằng chúng thỏa mãn u cầu mà chúng ta mong đợi. Đơi khi vì những lý
do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu

hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần
thiết. Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.

1.1.1.2. Các lĩnh vực ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng:

Hình 1.2.: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ 05 lĩnh vực chính trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Giáo trình Ngun lý quản trị chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức
kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi. Các


6
công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung
trong 5 lĩnh vực sau:
o Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao
nhiêu loại sản phẩm nào và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch
sản xuất chính theo cơng suất nhà máy, cân đối cơng việc, quản lý chất lượng và
bảo trì thiết bị
o Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn
kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay
thành phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận
giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc trữ hàng
tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?
o Địa điểm: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở
đâu? Đâu là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có
nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới. Một khi các quyết định này đã lập
cần xác định các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
o Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung
ứng này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng khơng và xe tải
nói chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém. Vận chuyển

bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời gian trung
chuyển và không đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ
trữ hàng tồn cao hơn.
o Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông
tin? Thơng tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết
định đúng hơn. Có được thơng tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu
quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt
nhất.
Tổng của các quyết định này sẽ xác định cơng suất và tính hiệu quả của
chuỗi cung ứng của cơng ty. Những gì mà cơng ty có thể làm và các cách mà nó
có thể thực hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu
quả của chuỗi cung ứng. Nến chiến lược của một công ty là phục vụ một thị
trường khổng lồ và cạnh tranh giá trần, tốt hơn hết cơng ty đó phải có một chuỗi


7
cung ứng được tối ưu hóa với chi phí thấp nhất. Cơng ty là gì và cơng ty có thể
làm gì đều được định hình bởi chuỗi cung ứng và thị trường mà công ty phục vụ.

1.1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may
1.1.2.1. Lý thuyết đường cong nụ cười:

Hình 1.3.: Đường cong nụ cười thể hiện chuỗi giá trị ngành Dệt may
Nguồn: VCOSA
Từ lâu, khoa học quản trị kinh doanh đã chia quá trình chế tạo và tiêu thụ
sản phẩm ra thành 7 bước là (i) Nghiên cứu – Phát triển (R&D); (ii) Xây dựng
thương hiệu; (iii) Thiết kế sản phẩm; (iv) Sản xuất; (v) Phân phối; (vi)
Marketing; (vii) Bán hàng và dịch vụ hậu mãi.
Trong ngành dệt may thì 7 bước ấy gồm: (i) R&D; (ii) Thiết kế sản phẩm;
(iii) Mua sắm vật tư; (iv) Sản xuất; (v) Vận chuyển; (vi) Phân phối và (vii)

Marketing (theo VCOSA). Đây là cốt lõi chuỗi giá trị của ngành. Người ta đã
nhận thấy nếu cùng một suất đầu tư cho các phân khúc trong chuỗi giá trị nêu
trên thì khu vực sinh lời nhất là (i) và (vii); tiếp đến là (ii) và (vi); sau đó là (iii)
và (v); cuối cùng là (iv). Lý thuyết này có thể áp dụng vào mỗi phân khúc trong
chuỗi như kéo sợi, dệt vải hoặc trên toàn chuỗi để cho ra sản phẩm cuối cùng là
quần áo, v.v…

1.1.2.2. Các phương thức sản xuất:
Có 4 phương thức tổ chức sản xuất với vị trí, vai trị và nhiệm vụ khác
nhau, cụ thể như sau:
Hình thức

Cơng việc (theo Smiling

Ghi chú


8
curve)
Sản xuất Thương hiệu gốc Chỉ làm (i) và (vii)
(OBM – Original Branding

Nhượng quyền thương hiệu

Chỉ làm (i), (vi), (vii)

Thuê ODM

Chỉ làm (i), (ii), (vi), (vii)


Thuê OEM

Manufacture)
Chỉ làm (i), (ii), (iii), (vi), Thuê CMT
(vii)
Sản xuất Thiết kế gốc (ODM Làm từ (ii), (iii), (iv)


Original

Designing

Chỉ làm (ii), (iii)

Manufacture)

Làm cho OBM
Làm cho OBM và thuê CMT
làm (iv)

Sản xuất Thiết bị gốc (OEM Chỉ làm (iii) và (iv)

Làm thuê cho OBM hoặc



ODM

Original


Equipment

Manufacture)
Gia công (Processing), trong Chỉ làm (iv)

Làm cho OBM, ODM hoặc

lĩnh vực may thì được gọi là

OEM

CMT (Cut, Make, Trim)
Nguồn: VCOSA
Giá trị mang lại của mỗi phương thức sản xuất trên cũng rất khác nhau, cụ
thể:

Hình 1.4.: Các phương thức sản xuất trong ngành Dệt may
Nguồn: VCOSA


9
Ví dụ về giá trị gia tăng trong chuỗi
Bảng 1.1.: Giá trị gia tăng qua từng phương thức sản xuất Dệt may
Phân
khúc

Nguyên liệu

Kéo sợi Sản xuất vải


thô (USD/Kg) (USD/Kg)

Giá trị 2,00
Gia tăng

3,50
1,75 lần

(USD/Kg
10,0
5,0 lần

Phương thức may
(USD/Kg)
CMT OEM ODM OBM
5,0 24,0 36,0 >50
12 lần 18 lần >25 lần
Nguồn: VCOSA

Theo sơ đồ và bảng ví dụ ta thấy, giá trị gia tăng tăng dần trong chuỗi,
thấp nhất là phương thức gia công và cao nhất là OBM (sản xuất thương hiệu
gốc). Chỉ với 2 USD/kg nguyên liệu thô, phương thức OBM thu được giá trị gia
tăng gấp 25 lần (tương đương với 50 USD/kg) trong khi phương thức gia công
chỉ tăng khoảng 2,5 lần (5 USD/kg). Điều này cho thấy phương thức may có sản
phẩm với hàng lượng chất xám và cơng nghệ càng lớn thì lợi nhuận thu về của
doanh nghiệp càng cao.

1.1.3. Những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là thuật ngữ chỉ xuất hiện vào giữa những
năm 90. Trước đó, tồn bộ hoạt động sản xuất của công ty chỉ diễn ra trong phạm

vi một quốc gia, nghĩa là một công ty tiến hành hoạt động R&D, thiết kế, mua
sắm nguyên vật liệu, sản xuất, marketing tại các địa điểm gần nhau. Đến những
năm 1970, với quy mô và phạm vi mở rộng, các công ty đa quốc gia và xuyên
quốc gia thấy được lợi nhuận từ nguồn nhân công giá rẻ tại các nước đang phát
triển. Từ đó hình thành nên chuỗi dệt may tồn cầu, trong đó một sản phẩm dệt
may có thể là kết quả của nhân công tại nhiều quốc gia. Một chiếc áo sơ mi có
thể được thiết kế từ Pháp, nguyên vật liệu từ Trung Quốc, may tại Việt Nam,
phân phối tại Hồng Kông và tiêu dùng tại Mỹ. Chuỗi giá trị dệt may tồn cầu
được hình thành và phát triển, đây cũng chính là cơ sở cho chuỗi cung ứng dệt
may toàn cầu.


10

Hình 1.5.: Chuỗi giá trị dệt may tồn cầu
Nguồn: Gereffi và Memodovic, 2003
Theo hình trên, chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu gồm 5 mạng lưới chính:
ngun liệu thơ (xơ thiên nhiên và xơ tổng hợp), nguyên phụ liệu (từ nguyên liệu
thô qua chế biến thành sợi, vải), sản xuất (các nhà máy may mặc và nhà thầu
nhập nguyên phụ liệu, nhận đơn hàng rồi gia công thành phẩm), xuất khẩu (thành
phẩm được chuyển đến công ty thương mại, thương hiệu trên khắp thế giới) và
tiếp thị (thành phẩm được đưa đến khách hàng cuối cùng thông qua các kênh
phân phối khác nhau). Các mạng lưới có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp thành viên của chuỗi cung ứng, vậy nên khi một mắt xích bị ảnh hưởng,
tồn bộ chuỗi cung ứng cũng vì vậy mà chao đảo theo.
Phân bố sản xuất
o Thị trường nhập khẩu chính: Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); EU (28 quốc
gia); Nhật Bản; Hàn quốc; Úc và New Zealand, .v.v...
o Các nước xuất khẩu chính: Trung quốc, Ấn độ, Việt Nam, Thổ Nhĩ
Kỳ, Bangladesh, Indonesia, Mexico, v.v...



11

Hình 1.6.: Phân bố sản xuất trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu
Nguồn: ECB

1.2. Bối cảnh đại dịch Covid và những tác động đến nền kinh tế
Bùng phát vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, virus SARS-CoV2 nhanh chóng lây lan trên diện rộng và trở thành đại dịch, tác động tới các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế tồn cầu rơi vào
suy thối với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Theo
VNVC (Vietnam Vaccine JSC), Cho đến nay, đã có 215 quốc gia, vùng lãnh thổ
(trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

1.2.1. Đại dịch Covid và những tác động đến nền kinh tế thế giới (WTO)
o Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn
Khi thế giới chao đảo bởi đại dịch COVID, sự trì trệ lập tức bao chùm lên
các nền kinh tế. Các quốc gia chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của
mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch
bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản
xuất tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu
tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói
chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng.



×