Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

XU HƯỚNG đầu tư FDI và XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO
Môn: Đầu tư quốc tế

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀ XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH

Nhóm 10
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Quang Dũng
Nguyễn Thanh Hà
Nguyễn Thu Hòa
Vũ Thị Nhật Lệ
Lê Thị Mai Phương

Hà Nội, tháng 4 - 2015


DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ và tên

Phân

1

việc
Xu hướng đầu tư Hoàn thành 100%

Nguyễn Thị Dung


FDI

công

theo

công Ghi chú

thành công việc

phần + ghép các
2

Nguyễn Thanh Hà

hình và bảng biểu.
Xu hướng FDI theo Làm việc nhiệt tình,
phương thức tiếp có trách nhiệm cao.
nhận+ FDI theo các Hoàn thành 100%
quỹ đặc biệt +Tổng công việc.

3

Nguyễn Thu Hòa

hợp
Xu hướng

chính Hoàn thành 100%


sách năm 2009 và công việc.
4

2014
Đầu tư cho nền kinh Hoàn thành 100%

Vũ Thị Nhật Lệ

tế
5



Thị

Mai

Phương.

carbon

thấp+ công việc.

tổng hợp bài.
Xu hướng FDI theo Hoàn thành 100%
khu vực địa lý + công việc.
FDI theo cơ cấu các
ngành




theo

ngành công nghiệp
6

Nguyễn

+Slide
Quang Tổng quan về đầu Bài làm còn sơ sài,

Dũng

tư FDI và xu hướng qua loa. Chỉ hoàn
chính
2010

Mục Lục.
Danh Mục Từ Viết Tắt.

sách

năm thành

được

công việc.

60%



Danh Mục Bảng.
Danh Mục Hình.
Chương 1. Vài nét về đầu tư..............................................................................1
1.1. Lý thuyết chung về FDI...........................................................................1
1.2. Tình hình phát triển FDI trên thế giới hiện nay.......................................4
Chương 2. Xu hướng đầu tu thế giới.................................................................4
2.1. Xu hướng FDI theo khu vực địa lý...........................................................4
2.1.1. Dòng FDI vào.......................................................................................7
2.1.2. Dòng FDI ra........................................................................................10
2.2. Xu hướng FDI theo thành phần...............................................................12
2.3. Xu hướng FDI theo phương thức tiếp cận...............................................14
2.4. FDI theo các ngành và theo các ngành công nghiệp................................17
2.5. FDI theo các quỹ đặc biệt........................................................................17
2.5.1. Quỹ cổ phần tư nhân...........................................................................19
2.5.2. Quỹ đầu tư quốc gia............................................................................22
2.5.3. Công ty đa quốc gia quốc doanh.........................................................24
Chương 3. Xu hướng phát triển chính sách đầu tư quốc tế..............................25
3.1. Xu hướng chính sách...............................................................................26
3.1.1. Xu hướng chính sách theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2009.......28
3.1.1.1 Xu hướng chính sách đầu tư quốc gia..............................................28
3.1.1.2 Xu hướng chính sách đầu tư theo mức độ quốc tế...........................29
3.1.2. Xu hướng chính sách đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm 2010
3.1.2.1. Xu hướng chính sách đầu tư trong nước ........................................33
3.1.2.2. Xu hướng chính sách đầu tư quốc tế...............................................36


3.1.2.3. Các sang kiến khác liên quan tới đầu tư..........................................36
3.1.3. Xu hướng chính sách liên quan tới đầu tư theo cấp độ quốc gia và quốc tế năm
2014................................................................................................................. 39

3.1.3.1. Xu hướng chính sách đầu tư trong nước.........................................40
3.1.3.2. Xu hướng chính sách đầu tư quốc tế...............................................40
3.2. So sánh chính sách FDI............................................................................41
3.2.1. So sánh chính sách FDI trong nước....................................................41
3.2.2. So sánh chính sách FDI quốc tế..........................................................42
3.3. Tác dụng đòn bẩy của đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế carbon thấp.....42
3.3.1. Chuỗi giá trị và đầu tư nước ngoài carbon thấp..................................43
3.3.2. Nhu cầu đầu tư carbon thấp theo ngành..............................................44


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
ACIA

BAU
BIT

Nguyên nghĩa tiếng anh
Agreement on the ASEAN
Comprehensive Investment
Alternative dispute
resolution
Business-As-Usual
Bilateral Investment Treaty

DNNN
DTT
FDI
FTA
G20


Double Taxation Treaty
Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
The Group of Twenty

G8

The group of eight.

IIA

SWF
SO-TNCs

International Investment
Agreement
investor-state dispute
settlement
International Centre for
Settlement of Investment
Disputes.
Organization for Economic
Cooperation and
Development
Sovereign Wealth Fund
State- owned TNCs

TNC
USD

WIR
WTO

Transnational Corporation
World Investment Report
World Investment Report
World Trade Organization

ADR

ISDS
ICSID
OECD

i

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Hiệp định Đầu tư toàn diện
ASEAN
Phương án (khác) để Giải
quyết tranh chấp.
Kinh doanh như bình thường
Hiệp định đầu tư song
phương
Doanh nghiệp nhà nước
Hiệp ước thuế hai lần
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Các nước trong nhóm G20
(Nhóm các các nền kinh tế

lớn)
Nhóm 8 quốc gia có nền
công nghiệp hàng đầu của
thế giới
Thỏa thuận đầu tư quốc tế
Thỏa thuận tranh chấp giữa
các nhà đầu tư trong nước.
Trung tâm Quốc tế Giải
quyết tranh chấp đầu tư
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế.
Quỹ đầu tư quốc gia
Công ty đa quốc gia quốc
doanh.
Công ty xuyên quốc gia.
United States dollar
Báo cáo đầu tư quốc tế.
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1

FDI vào nhóm khu vực và liên khu vực giai đoạn 2005 – 2013


20

Bảng 3.1

Số lượng các biện pháp thay đổi trong chính sách đầu tư trong nước 39
2000-2013

Bảng

So sánh chính sách FDI cấp quốc gia.

40

So sánh chính sách FDI quốc tế.

41

3.2.1
Bảng
3.2.2.

ii


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Hình 1.1

Tên Hình


Trang

FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 – 2013, dự báo 2014 – 2
2016

Hình 1.2

FDI toàn cầu giai đoạn 2011 – 2013

3

Hình 2.1

FDI vào các khu vực giai đoạn 2010 – 2013

4

Hình 2.2

FDI vào khu vực châu Á năm 2012 – 2013

5

Hình 2.3

20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới

6


Hình 2.4

Thị phần của dòng FDI ra theo các nhóm kinh tế giai đoạn 1999 – 7
2013.

Hình 2.5

Dòng vốn FDI ra theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013

8

Hình 2.6

Top 20 nước đi đầu tư nhiều nhất năm 2012 – 2013

9

Hình 2.7

Dòng vốn FDI vào qua các thành phần, giai đoạn 2005 – 2009 và 10
dự liệu quý 2008 – 2010

Hình 2.8

Dòng FDI ra theo các thành phần (tại các nước phát triển) 11
giai đoạn 2007 - 2013

Hình 2.9

Tình hình của M&A và đầu tư mới giai đoạn 2004 – 2013


12

Hình 2.10

Số lượng các dự án M&A và đầu tư mới giai đoạn 2005 – 2010

13

Hình 2.11

Giá trị FDI từ M&A xuyên quốc gia và đầu tư mới theo cơ cấu 13
ngành giai đoạn 2003 – 2013.

Hình 2.12

Tình hình về M&A xuyên quốc gia của các nhà cổ phần tư nhân 15
giai đoạn 1996 – 2013

Hình 2.13

FDI từ các quỹ cổ phần tư nhân theo khu vực giai đoạn 1995 – 17
2013

Hình 2.14

Tình hình đầu tư FDI từ các quỹ đầu tư quốc gia giai đoạn 2000 – 19
2010

Hình 2.15


Giá trị hàng năm và tích lũy của các SWF giai đoạn 2000 – 2013

21

Hình 2.16

Top 15 công ty TNCs đa quốc gia phi tài chính, xếp hạng theo tài 22
sản nước ngoài năm 2012

Hình 2.17

Giá trị ước tính của FDI từ các SO-TNCs

23

Hình 3.1

Thay đổi trong chính sách đầu tư quốc gia giai đoạn 2000 – 2013

37

iii


Hình 3.2

Xu hướng trong ký kết IIAs

39


iv


CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ ĐẦU TƯ
1.1. Lý thuyết chung về FDI.
Đối với mỗi nước nhận đầu tư thì FDI là nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế vì nó giúp các nước nhận đầu tư có thể bổ sung nguồn vốn trong nước, tiếp cận
được với công nghệ mới và bí quyết quản lý trên thế giới, tạo nguồn thu ngân sách lớn,
giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo sự ổn định về mặt xã
hội. Đối với các nước đi đầu tư thì FDI cũng chính là nguồn vốn giúp tăng cường thương
mại với các nước khác, tạo nguồn thu ngân sách lớn. Chính vì thế, các nước trên thế giới
luôn có những chính sách thu hút FDI nhưng cũng đồng thời khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.
Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu
tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Các hình thức đầu tư FDI được các TNC sử dụng là: đầu tư 100% vốn, mua bán và sáp
nhập, liên doanh, nhượng quyền thương mại….Mục tiêu cuả các TNC khi đầu tư ra nước
ngoài là muốn tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả về
giá nhân công, giá nguyên liệu và các yếu tố sản xuất khác để có thể tối đa hóa lợi nhuận
cho mình. Chính vì thế, những thay đổi trong chính sách đầu tư của các quốc gia sẽ có tác
động không nhỏ tới xu hướng đầu tư của các TNC trên thế giới.
1.2. Tình hình phát triển FDI thế giới hiện nay
Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2014 (WIR) công bố ngày 24/6/2014 của Văn
phòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đang trên đà tăng trưởng trở lại.
Theo đó, sau khi giảm mạnh vào năm 2012, dòng vốn FDI toàn cầu đã tăng 9%
trong năm 2013, đạt 1,45 nghìn tỷ USD. UNCTAD dự đoán rằng dòng FDI toàn cầu có
thể tăng lên đến 1,75 nghìn tỷ USD trong năm 2015 và 1,85 nghìn tỷ USD vào năm 2016.
Dòng vốn FDI ghi nhận được cho thấy sự tăng trưởng ở tất cả các nhóm nước: Các nền
kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi.

1


Cụ thể, năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển vẫn đứng đầu thế giới về lượng
vốn FDI chảy vào với số vốn lên đến 778 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu.
Trong khi đó, FDI chảy vào các nước phát triển tăng 9% lên 566 tỷ USD, chiếm 39%
tổng FDI của thế giới. Các nền kinh tế chuyển đổi nhận được 108 tỷ USD vốn FDI trong
năm 2013.
Hình 1.1: FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 – 2013, dự báo 2014 – 2016
(Đơn vị: tỉ USD)

Năm 2013, FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển đạt mức cao nhất, mặc dù
tốc độ tăng trưởng chậm lại đến 7% so với mức tăng trưởng trung bình 17% trong 10
năm qua. Châu Á vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới với dòng vốn FDI vào các
nước đang phát ở Châu Á đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm
2013. Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút được khoảng 250 tỷ USD.

Hình 1.2: FDI toàn cầu giai đoạn 2011 – 2013

2


(Đơn vị: tỉ USD)


Theo UNCTAD, FDI vào các nước đang phát triển từng là xu hướng chính suốt
hơn 10 năm qua nhưng xu thế đó đang thay đổi. Năm 2000, FDI vào các nước đang phát
triển chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng tới năm 2013 tỷ lệ này lên tới 54%. Theo UNCTAD,
với việc kinh tế các nước phát triển đang hồi phục, xu hướng này sẽ sớm thay đổi. Ước
tính FDI vào các nước giàu sẽ tăng 35% trong năm 2014 và năm 2016 sẽ chiếm tới 52%
tổng FDI toàn cầu. Phân công lao động quốc tế và những diễn biến của nền kinh tế toàn
cầu là yếu tố tạo nên những chuyển dịch của dòng vốn FDI cũng như những xu hướng
mới trong hợp tác đầu tư toàn cầu. Bởi vậy, trong các hiệp định thương mại, đầu tư song
phương và đa phương, điều khoản liên quan đến đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn và
thường là nguyên nhân của những trì hoãn trong đàm phán. Ở mức độ phát triển nào,
chính phủ các nền kinh tế luôn cố gắng cao nhất trong việc tận dụng tác động tích cực
của FDI, giảm tối đa những bất lợi có thể để thu hút nguồn vốn FDI từ các quốc gia. Tuy
vậy, trên bình diện chung, dòng vốn FDI sẽ dịch chuyển giữa các châu lục và các nền
kinh tế.
Điểm đáng chú ý trong năm 2013 là hoạt động M&A xuyên quốc gia tăng 5%
trong khi đầu tư mới (GI) vẫn duy trì ở mức 2012. Số thương vụ M&A của nền kinh tế
đang phát triển đã đạt mức trước khủng hoảng và các thương vụ M&A ở các nước này
chủ yếu được bán cho các TNCs của các nền kinh kế đang phát triển. Đây là xu hướng
mới so với khảo sát 2007 của UNCTAD đối với các TNCs của các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển. Theo đó chỉ có 24% phản hồi rằng sẽ lựa chọn hình thức M&A, có tới
46% phản hồi sẽ lựa chọn hình thức GI, trong khi đó, trước khủng hoàng, M&A do TNCs

3


của các nền kinh tế phát triển chiếm trên 70% FDI của các nước phát triển (UNCTAD,
2014)
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG ĐẦU TƯ THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng FDI theo khu vực địa lý

2.1.1. Dòng FDI vào ( FDI inflows)
Nếu phân theo khu vực, châu Á hiện vẫn đang là khu vực thu hút vốn FDI lớn nhất
trên thế giới, tuy nhiên dòng vốn FDI vào khu vực này trong năm 2013 có phần chững
lại, cũng chỉ tương đương năm 2012.
Hình 2.1: FDI vào các khu vực giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị: tỉ USD)

Trong khi đó, đầu tư ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và khu vực Caribê lại có sự gia
tăng. Vốn FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi theo định nghĩa của UNCTAD (khu vực
Đông Nam châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập) cũng tăng lên đáng kể, chạm
mốc kỷ lục với ước tính khoảng 126 tỷ USD (so với mức 87 tỷ USD trong năm 2012,
tăng 45%) và chiếm 9% FDI toàn cầu.
FDI vào khu vực Bắc Mỹ tăng 6% trong năm 2013, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng
vốn FDI đầu tư vào Canada, tăng 49% (đạt 64,1 tỷ USD). Theo UNCTAD, việc thu hút
FDI của Canada phụ thuộc chủ yếu vào các khoản vay nội bộ cho các chi nhánh nước
ngoài tại nước này.

4


Ở các nước phát triển, dòng FDI vào Châu Âu tăng 3% so với năm 2012. Trong
EU thì Đức, Tây Ban Nha, Italia có sự phục hồi đáng kể dòng vốn FDI trong năm 2013. ở
Đức (tăng 392%, đạt 32,3 tỷ USD), Tây Ban Nha (tăng 37%, đạt 37,1 tỷ USD) và Ý (từ
0,1 tỷ USD lên 9,9 tỷ USD)…
Hình 2.2: FDI vào khu vực châu Á năm 2012 – 2013
(Đơn vị: tỉ USD)

Năm 2013, châu Á tiếp tục đứng đầu về thu hút FDI, chiếm gần 30% tổng dòng
vốn FDI toàn cầu, khoảng 426 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng
FDI vào khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á tăng từ khoảng 2-10%, trong khi

dòng vốn vào khu vực Tây Á giảm 9%. Trong đó, FDI vào khu vực Đông Á và Đông
Nam Á vẫn tăng 4% và đạt 347 tỷ USD trong năm 2013. Tại khu vực Đông Nam Á, nếu
như năm 2012, 5 nền kinh tế đứng đầu về thu hút FDI lần lượt là Trung Quốc, Hong
Kong, Singapore, Indonesia và Malaysia, thì năm 2013 FDI có xu hướng dịch chuyển
sang một số nước ASEAN, như Campuchia, Myanmar và một số nền kinh tế khác.

5


Hình 2.3: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới (đơn vị: tỉ USD)

Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần
từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là
188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung
Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong
năm 2012). Điều này phản ánh dấu hiệu phục hồi kinh tế của Mỹ trong năm qua.
Trong năm 2013, APEC và các nước thuộc khối BRICs là các khu vực chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong FDI toàn cầu với mức gần gấp đôi so với trung bình trước khủng
hoảng trong đó APEC hiện chiếm tới hơn một nửa trong khi BRICS chiếm 1/5 tổng FDI
toàn cầu. Dòng chảy FDI trong khu vực ASEAN và MERCOSUR cũng gia tăng so với
trước khủng hoảng. Các khu vực tập trung những nền kinh tế phát triển (G20, NAFTA)
đang ở mức phục hồi nhẹ.

6


Bảng 2.1: FDI vào nhóm khu vực và liên khu vực giai đoạn 2005 – 2013
(Đơn vị: tỉ USD)
Trung


2008

2009

2010

2011

2012

2013

992
809
524
858
293
396
50
59

631
485
275
507
225
184
47
30


753
658
382
582
286
250
99
65

892
765
457
714
337
287
100
85

694
791
694
789
402
458
377
434
332
343
221
288

118
125
85
85
Nguồn: UNCTAD

bình
20052007
G20
878
APEC
560
TPP
363
TTIP
838
RCEP
157
BRICS
279
NAFTA
65
MERCOSUR 31

Trong 3 khu vực lớn Hiệp định đối tác thương và đầu tư xuyên Đại Tây Dương
(TTIP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác kinh tế toàn diện khu
vực Đông Á (RCEP), các xu hướng FDI có nhiều khác biệt: tại khu vực các nước đang
thương lượng TTIP là Mỹ và EU, tỷ trọng thu hút FDI giảm từ 56% trước khủng hoảng
xuống 30% năm 2013, tại 12 nước đang đàm phán TPP, tỷ trọng này năm 2013 là 28%,
so với mức 40% trước khủng hoảng; trong các nước thuộc ASEAN và 6 đối tác đang

thương lượng FTA, tỷ trọng đạt khoảng 20% tổng FDI toàn cầu. Cuối năm 2012, trong
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác Hiệp
định thương mại tự do (FTA) của khu vực (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, New Zealand) đã tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP). Năm 2013, tổng dòng vốn FDI vào ASEAN+6 đã đạt tới 343 tỷ USD,
chiếm 24% tổng dòng vốn FDI toàn cầu. Như vậy, việc mở rộng khu vực thương mại tự
do trong và ngoài khu vực đã góp phần cho tăng trưởng FDI và các lợi ích phát triển gắn
kết của khu vực.
2.1.2. Dòng FDI ra (outflows)

7


Dòng FDI ra toàn cầu tăng 5% từ 1,35 tỷ USD lên đến 1,41 tỷ USD vào năm
2012. Trong đó, dòng vốn ra từ các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng và đạt mức khoảng
7,5 nghìn tỷ USD vào giữa năm 2013.
Hình 2.4: Thị phần của dòng FDI ra theo các nhóm kinh tế giai đoạn 1999 – 2013
(Đơn vị: %)

Dòng vốn ra từ các nước phát triển tiếp tục trì trệ và không thay đổi ở mức 857 tỷ
USD năm 2012 và chỉ bằng 55% so với đỉnh vào năm 2007. TNCs ở những nước phát
triển vẫn tiếp tục dự trữ một lượng lớn tiền mặt tại các chi nhánh ở nước ngoài dưới hình
thức lợi nhuận giữ lại, đó là một phần lợi nhuận tái đầu tư và khoản này chiếm đến 67%.
Trong đó khoản đầu tư từ các nhà đầu tư Hoa Kì giảm 8% đến 338 tỷ USD do sự suy
giảm trong các thương vụ M&A qua biên giới và các khoản vay nội bộ tiêu cực. Dòng
FDI ra từ EU tăng 5% đến 250 tỷ USD và Thụy Sĩ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất
ở Châu Âu.
Trong khi đó FDI từ các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục được giữ vững tăng
3% đạt mức kỷ lục 454 tỷ USD năm 2013. Các nước đang phát triển Châu Á là một trong
những khu vực có dòng FDI ra lớn, chiếm 1/5 tổng dòng FDI ra toàn cầu. Dòng FDI ra

từ các nền kinh tế chuyển đổi đã tăng đáng kể 84% đạt mức cao mới 99 tỷ USD.
Hình 2.5: Dòng vốn FDI ra theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013 (đơn vị: tỉ USD)

8


TNCs của các nền kinh tế đang phát triển tăng kỷ lục vốn đầu tư, đạt 454 tỷ USD,
cùng với nền kinh tế chuyển đổi, dòng đầu tư (outflows) từ khu vực này chiếm 39% tổng
đầu tư FDI toàn thế giới (khoảng 553 tỷ USD), mức này tăng đáng kể so với tỷ trọng
12% hồi đầu những năm 2000. Các TNCs của các nước đang phát triển cũng tăng mạnh
việc mua lại các cơ sở kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển do TNCs của các nước
phát triển sở hữu. Về hoạt động kinh doanh, doanh số kinh doanh nước ngoài của các
công ty tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Trong đó, doanh thu tăng 9%, tổng tài sản tăng 8%,
giá trị gia tăng tăng 6%, lao động tăng 5% và xuất khẩu tăng 3%. Tốc độ tăng trưởng hoạt
động kinh doanh của TNCs đến từ các nước đang phát triển và chuyển đổi lớn hơn các
TNCs của các nước phát triển.
Trong năm 2013, FDI từ các quỹ đầu tư quốc gia (SWF) vẫn thấp trong khi từ các
công ty xuyên quốc gia có sở hữu nhà nước lại lớn. Tổng tài sản do các SWF quản lý
khoảng 6,4 nghìn tỷ USD. FDI của các SWF chỉ khoảng 6,7 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu
tư của các quỹ này lên khoảng 130 tỷ USD. Ngược lại, dù số lượng các TNCs có sở hữu
nhà nước tương đối nhỏ, nhưng số lượng cơ sở kinh doanh ở nước ngoài và quy mô các
cơ sở lại rất đáng kể. Ước tính có khoảng 550 TNCs kiểu này, của cả các nước đang phát
triển và phát triển với 15.000 cơ sở/chi nhánh ở nước ngoài, quản lý một lượng tài sản
khoảng 2 nghìn tỷ USD. FDI từ các công ty dạng này khoảng 160 tỷ USD trong năm
2013, tăng nhẹ so với 4 năm giảm liên tiếp trước đó. Mặc dù các TNCs thuộc sở hữu nhà

9


nước chiếm chưa đầy 1% tổng TNCs trên thế giới, nhưng lượng vốn đầu tư chiếm 11%

tổng FDI toàn cầu.
Hình 2.6: Top 20 nước đi đầu tư nhiều nhất năm 2012 – 2013 (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Báo cáo đầu tư kinh tế 2014
Trong số các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc đã tăng đáng kể đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài trong những năm gần đây, được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ
khuyến khích doanh nghiệp ra nước ngoài, Tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
năm 2012 là 88 tỷ USD, năm 2013 tăng khoảng 20% so với 2012. Nhiều nền kinh tế ở
Châu Mĩ Latinh như Brazil, Chile, Colombia, Mexico và Peru cũng đã tăng dòng vốn đầu
tư ra bên ngoài, nhưng chủ yếu là đầu tư gián tiếp, phản ánh nhu cầu của các công ty,
ngân hàng và các quỹ hưu trí ở Mỹ Latinh muốn đa dạng hóa tài sản của họ trên thị
trường quốc tế.
2.2.

Xu hướng FDI theo thành phần
Các thành phần chủ yếu của FDI phải kể đến là đầu tư vốn cổ phần, thu nhập tái

đầu tư và các dòng vốn khác (chủ yếu là các khoản vay nội bộ công ty). Hiện nay, tất cả
các thành phần của FDI đang dần phục hồi nhưng với tốc độ còn chậm.

10


Năm 2009, tất cả các thành phần của FDI đều giảm. Đầu tư vốn cổ phần và thu
nhập tái đầu tư có giá trị ở mức đã làm cho dòng vốn FDI xuống thấp cho đến cuối năm
2009. Những biến động trong khoảng vay nội bộ đã có sự tăng lên và lợi nhuận tái đầu tư
cũng bắt đầu tăng lên vào giữa năm 2009
Hình 2.7: Dòng vốn FDI vào qua các thành phần, giai đoạn 2005 – 2009 và dự liệu
quý 2008 – 2010 (đơn vị: tỉ USD)


Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2010
Trong các thành phần của FDI, đầu tư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng lớn nhất, đỉnh
điểm là năm 2007 với gần 1 nghìn tỉ USD, chiếm gần 60% tổng số vốn đầu tư FDI. Năm
2009, mặc dù cả 3 thành phần đều giảm, nhưng đầu tư vốn cổ phần vẫn chiếm tỉ trọng lên
đến 50% - khoảng 400 tỉ USD.
Năm 2010, các dòng FDI qua các thành phần có dấu hiệu phục hồi, thể hiện ở sự
tăng lên của đầu tư vốn cổ phần, cũng như các khoản vay nội bô và thu nhập tái đầu tư.
Các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi với mức lợi nhuận dần tăng lên sau khi giảm mạnh
vào cuối năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính. Một ví dụ về thu nhập của 500 công
ty của Standard and Poor của Mỹ lên đến hơn 100 tỉ USD trong vòng 3 quý cuối năm
2009 so với quý cuối của năm 2008 – quý đánh dấu sự suy giảm lịch sử lên đên 200 tỉ
USD.
Tại các nền kinh tế mới nổi cũng cho thấy sự phục hồi trong các thành phần của
FDI. Ví dụ, lợi nhuận của các công ty của Hàn Quốc niêm yết trên thị trường chứng
khoán trong nước có mức tăng trưởng hai con số trong quý đầu tiên của năm 2010, so với

11


cùng kỳ năm trước. Cải tiến nói chung trong lợi nhuận của công ty cũng xuất hiện ở thu
nhập trên vốn FDI, trong đó phản ánh hiệu quả hoạt động của các chi nhánh nước ngoài.
Thu nhập tái đầu tư đang gia tăng, và tỷ lệ của chúng trong tổng số thu nhập trên vốn FDI
cũng đã được tăng lên, do giảm chuyển lợi nhuận cho các công ty mẹ.
Hình 2.8: Dòng FDI ra theo các thành phần (tại các nước phát triển)
giai đoạn 2007 - 2013

Nguồn: UNCTAD
Đối với các dòng FDI ra, trước và trong cuộc khủng hoảng tài chính, đầu tư vốn
cổ phần vẫn chiếm tỉ trọng cao trong các thành phần FDI. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, 2012 và 2013 đã cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu, lợi nhuận tái đầu tư ngày

càng chiếm tỉ trọng lớn và giảm tỉ trọng trong đầu tư vốn cổ phần. Năm 2013, thành phần
lợi nhật tái đầu tư đã chiếm 67% trong dòng vốn ra của các nước nước phát triển.
2.3.

Xu hướng FDI theo các phương thức tiếp nhận (by modes of entry)
Mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia (Cross – border M&A) và đầu tư mới

(Greenfield Investment) là hai hình thức đáng chú ý trong xu hướng đầu tư theo phương
thức tiếp nhận.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 làm cho nền kinh tế thế giới trở
nên u ám. Tình hình đầu tư FDI đã có sự giảm sút đáng kể.

12


Hình 2.9: Tình hình của M&A và đầu tư mới giai đoạn 2004 – 2013.
(Đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: WIR 2014
Hình 2.10: Số lượng các dự án M&A và đầu tư mới giai đoạn 2005 – 2010

Nguồn: WIR 2010
Khủng hoảng sảy ra, nguồn vốn dành cho M&A đã bị giảm bớt từ các TNC. Do sự
không chắc chắn của thị trường, các ngân hàng và các tổ chức tài chính không thể hoặc
không sẵn sàng tài trợ cho các vụ mua lại. Năm 2009, hoạt động M&A chịu ảnh hưởng
sâu nhất. Về số lượng, các dự án M&A từ 6425 dự án năm 2008 giảm xuống còn 4239 dự

13



án năm 2009. Về chất lượng, giá trị của các vụ mua bán, sáp nhập giảm gần 66% so từ
707 tỉ USD năm 2008 xuống còn 205 tỉ USD năm 2009.
Năm 2007 – 2008 chứng kiến sự tăng lên trong số lượng của đầu tư mới trên thế
giới. Nguyên nhân cho điều này đó là khi thị trường có bất ổn, giảm sút và thông tin
không chắc chắn, việc đầu tư mới cho phép các TNCs có thể mở rộng các hoạt động kinh
doanh ra ngước ngoài với chi phí ít tốn kém hơn, là ít rủi ro so hơn. Bên cạnh đó, với đầu
tư TNCs có thể hoạt động linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh mức độ hoạt động ở giai
đoạn đầu của dự án, điều này giúp các TNCs tăng cường khả năng đáp ứng kịp thời với
các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, sang năm 2009, thị trường tài chính sụp đổ, đầu tư mới
cũng bị sụt giảm.
Có thể nói rằng, trong năm này, hầu hết sự sụt giảm của FDI là do sự sụt giảm
đáng kể của M&A hơn là đầu tư mới. Số lượng các giao dịch M&A giảm 34% (66% về
giá trị), so sánh với 15% suy giảm của các dự án đầu tư mới.
Khi nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng, vốn đã trở nên phong phú hơn và
thị trường chứng khoán đã trở lại bình thường, lúc này cán cân thị trường lại nghiêng về
M&A. Các số liệu báo cáo cho thấy sự tăng trưởng hơn trong M&A so với đầu tư mới.
2.4.

FDI theo cơ cấu các ngành và theo cách ngành công nghiệp
Xét tổng thể, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu FDI

theo ngành.

14


Hình 2.11: Giá trị FDI từ M&A xuyên quốc gia và đầu tư mới theo cơ cấu ngành giai
đoạn 2003 - 2013 (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ UNCTAD

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, dòng vốn FDI ở cả 3 lĩnh vực đều giảm
mạnh trong vào những năm sau đó.
Khu vực cơ bản (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp và khi thác dầu mỏ): khủng
hoảng tài chính làm cho giá trị của khu vực cơ bản trong đầu tư FDI giảm đáng kể, giảm
12% trong đầu tư mới và 42% trong giao dịch M&A xuyên quốc gia năm 2008 so với

15


thời kì đỉnh cao của đầu tư năm 2008. Năng lượng trên toàn thế giới giảm mạnh, đối mặt
với môi trường tài chính khó khăn, dòng lưu chuyển tiền tệ thấp và nhu cầu sử dụng suy
yếu. Cuộc suy thoái kinh tế làm cho việc sử dụng năng lượng toàn cầu giảm trong năm
2009, lần giảm đầu tiên kể từ năm 1981. Trong các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt,
hầu hết các công ty cắt giảm chi tiêu không chỉ bằng cách khoan giếng ít hơn mà còn
bằng cách trì hoãn, thậm chí là hủy các dự án thăm dò. FDI trong nông nghiệp cũng
giảm.
Sang năm 2013, giá trị của FDI trong cả 2 thành phần đều có dấu hiệu tăng lên
(14% trong M&A xuyên quốc gia, 32% trong đầu tư mới so với năm 2012), với sự khác
biệt rõ rệt giữa các nhóm nước. Hoạt động khai khoáng trong đầu tư mới của các nước
phát triển và chuyển đổi giảm mạnh đến mức gần bằng 0, tồn tại lại là hầu hết các doanh
nghiệp từ các nước đang phát triển.
Sản xuất: Đầu tư sản xuất tương đối ổn định trong năm 2013, với sự sụt giảm
trong đầu tư mới (giảm 4% so với năm 2012) và một sự gia tăng rõ rệt ở M&A xuyên
quốc gia (11%). Trong các dự án đầu tư mới, các lĩnh vực cho thấy sự gia tăng đó là
ngành dệt may, quần áo (với giá trị đầu tư lên đến 24 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với năm
2012), ngoài ra phải chú ý đến các ngành thiết bị giao thông (gần 56 tỉ USD – chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành sản xuất), sản phẩm hóa học và thiết bị điện.
Trong M&A xuyên quốc gia, nổi bật là các lĩnh vực đồ uống thực phẩm và sản
phẩm hóa học với giá trị lần lượt là 54 tỉ USD và 25 tỉ USD. Trong khi giá trị M&A
xuyên quốc gia của các nước phát triển giảm mạnh thì giá trị này ở các nước đang phát

triển tăng lên, với sự bùng nổ của giá trị thực phẩm, đồ uống từ 12 tỉ USD năm 2012 lên
đến 40 tỉ USD năm 2013.
Dịch vụ: Dịch vụ đang ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu các lĩnh vực
đầu tư cả trong đầu tư mới và M&A xuyên quốc gia.
Trong năm 2013, dịch vụ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất về tổng giá trị đầu tư
mới, với giá trị tăng 20%, trong khi đó giá trị của M&A xuyên quốc gia thì tăng vừa phải.
Sự gia tăng của các dự án đầu tư mới được diễn ra trong các nền kinh tế đang phát triển
(tăng 40%), trong khi đó ở các nước phát triển thì giảm 5% và các nền kinh tế chuyển đổi
thì giảm 7%. Công cụ phát triển chính trong hoạt động đầu tư mới của các nước đang

16


phát triển chính là dịch vụ kinh doanh, điện, khí đốt và nước; mặc dù sau cuộc khủng
hoảng, lĩnh vực này bị ảnh hưởng khá nặng nề.
2.5.

FDI theo các quỹ đặc biệt
Ngoài các công ty đa quốc gia TNCs tham gia vào các hoạt động đầu tư quốc tế,

phải kể đến thành phần khác đó là các cá nhân, chính phủ, các tổ chức khu vực và tổ chức
quốc tế, cũng như các quỹ đặc biệt. Trong khi FDI từ 3 đối tượng cá nhân, chính phủ và
các tổ chức quốc tế và khu vực khó để tính toán, đo lường, thì FDI từ các quỹ đặc biệt có
thể được ước tính bằng cách kiểm tra các dữ liệu các giao dịch M&A, cái mà chiếm hầu
hết các khoản đầu tư của họ.
2.5.1. Quỹ cổ phần tư nhân (Private equity funds)
FDI từ các nguồn vốn cổ phần tư nhân và các quỹ đầu tư tập thể khác đã giảm
đáng kể vào năm 2009, tiếp tục giảm và có giá trị thấp vào các năm tiếp theo. Giá trị của
M&A xuyên quốc gia của các nguồn vốn này giảm mạnh hơn nhiều so với các nhà đầu tư
khác.

Hình 2.12: Tình hình về M&A xuyên quốc gia của các nhà cổ phần tư nhân giai đoạn
1996 – 2013 (đơn vị: tỉ USD)

17


×