Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Âm nhạc học đại cương 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.02 KB, 22 trang )

ÂM NHẠC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Nêu khái niệm và nguồn gốc của âm nhạc?
- Khái niệm:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm
xúc, tình cảm của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc.
+ Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tâm tư
tình cảm.
+ Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì thế, thanh
nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.
- Nguồn gốc:
Về nguồn gốc của âm nhạc mới được các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu từ cuối thế
kỷ XVIII tới nay, qua các cơng trình nghiên cứu của mình. Có cơng trình chỉ nghiên cứu về âm
nhạc, nhưng cũng có những cơng trình là nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề, trong đó có phần đề
cập đến âm nhạc.
Việc tìm ra nguồn gốc âm nhạc là không dễ dàng so với các loại hình nghệ thuật khác, bởi
cách ghi nhạc mà chúng ta sử dụng ngày nay, tuy đã qua nhiều thay đổi để hoàn thiện, mới xuất
hiện cách đây trên một nghìn năm. Do vậy, cơng việc tìm hiểu, nghiên cứu phải dựa vào kết quả
của nhiều ngành khoa học khác nhau: cổ sử, dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, lịch sử,…
mà trước tiên là những di vật khảo cổ về điêu khắc, hội họa… Từ những chứng cứ ấy, cho ta biết
hình dáng nhạc cụ; các cảnh sinh hoạt nhảy múa, đàn hát…, để từ đó phỏng đốn về sinh hoạt âm
nhạc; sự diễn tấu và vai trò âm nhạc trong cộng đồng.
Lịch sử phát triển của cả xã hội lồi người nói chung và âm nhạc nói riêng là khơng đồng
đều nhau ở tất cả các dân tộc trên trái đất. Do vậy, trong q trình nghiên cứu, ngồi những chứng
cứ của các ngành khoa học; các làn điệu dân ca, những áng văn thơ còn lưu truyền; họ còn quan
sát các tập tục sinh hoạt của nhiều tộc người ở các trình độ văn minh khác nhau trên trái đất, để
giúp họ khẳng định nguồn gốc âm nhạc.
Ở các cơng trình của họ, khơng phải hồn tồn giống nhau về quan điểm, tuy nhiên, những
phát hiện ấy đã góp phần làm sáng tỏ dần nguồn gốc âm nhạc, để phác hoạ thành các giai đoạn
lịch sử của quá trình phát triển âm nhạc.
Nghệ thuật âm nhạc xuất hiện từ thời kỳ sơ khai của con người, do con người sáng tạo. Đó
là nghệ thuật dùng âm thanh, nẩy sinh trong quá trình lao động, đấu tranh với kẻ thù, trong việc


tìm hiểu để thích ứng với thiên nhiên, trong những tín hiệu thơng tin liên lạc và cả những cử chỉ
bộc lộ tâm tư, tình cảm trong giao tiếp cộng đồng… phản ánh mọi hoạt động của con người, nhằm
đáp ứng các nhu cầu của mình trong quá trình tồn tại và phát triển.
Âm điệu trầm bổng, cao thấp khác nhau của tiếng nói và tiết tấu phong phú trong lao động
tập thể… chính là hai nhân tố khởi đầu của âm nhạc. Với sự hỗ trợ của nhảy múa, thơ ca; những
nghi lễ tơn giáo; các trị ma thuật biểu hiện nhu cầu tâm linh… cũng góp phần cho sự hình thành
nghệ thuật âm nhạc.
Trong việc biểu hiện âm nhạc, con người không chỉ dùng giọng hát, tiếng vỗ tay hay các cử
1


chỉ thể hiện niềm vui sướng, nỗi khổ đau, sự phản kháng, nỗi trăn trở, suy tư, những khát vọng,
những ước mơ… mà còn biết chế ra các nhạc cụ để hỗ trợ cho sự thể hiện ấy. Thoạt đầu, có thể
các nhạc cụ ấy là sự mơ phỏng các dụng cụ trong lao động, trong săn bắn… rồi dần được hoàn
thiện từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quá trình phát triển lịch sử. Qua các chứng cứ khoa học,
cho phép chúng ta khẳng định rằng, từ thời kỳ sơ khai cho đến tận ngày nay, mối quan hệ của hát
và đàn, hay nói rộng hơn, là nhạc hát và nhạc đàn là liên quan chặt chẽ, khăng khít, ln ảnh hưởng
và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Cũng như ở trên đã đề cập, sự phát triển của xã hội lồi người là khơng đồng đều và tất
nhiên, sự phát triển âm nhạc trong các cộng đồng khác nhau ở tất cả các khu vực trên trái đất cũng
diễn ra như vậy. Trong các quá trình ấy sự nối tiếp, kế thừa và phát triển luôn đi song song với sự
giao lưu, tiếp nhận và chuyển hoá qua lại giữa các nền âm nhạc khác nhau của các cộng đồng, các
dân tộc là quy luật tự nhiên. Các quá trình ấy là kết tinh của sự sáng tạo tập thể, lưu truyền qua
nhiều thế hệ.
Câu 2: Vai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội là gì?
Âm nhạc đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống con người. Cụ thể:
- Giải trí, sự hình thành, phát triển của con người
Hiện nay âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và khơng thể thiếu của con người.
Đặc biệt, âm nhạc cịn có thể tác động lớn đến q trình hình thành phát triển của con người.
Chính vì thế, lời khun được đưa ra: Phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong

bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.
Âm nhạc cũng phát triển nhận thức và cách nhìn nhận cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con
người với những cách cảm nhận khác nhau.
- Phương diện hiệu quả để giáo dục con người phát triển tồn diện
Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến
cảm xúc của con người.
Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn.
Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng.
Giúp mọi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn.
Đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế.
- Là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người
Nếu khơng có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với hạnh phúc của con người. Nó giúp xua tan nỗi đau khổ, mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ,
tràn đầy sức sống. Thưởng thức những ca khúc yêu thích giúp con người thư thái và có rất nhiều
trải nghiệm thú vị.
- Tăng cường trí nhớ, hiệu quả học tập và làm việc
Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc Baroque…
giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng IQ… Nhờ vậy mà, chúng ta có thể
tập trung ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc.
- “Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”
Con người không thể nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm được cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận.
2


Đơi khi, chúng ta u thích một ca khúc nào đó khơng chỉ vì giai điệu, ca từ mà cịn bởi cảm giác
mà bài hát đó mang lại. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà
ta đã từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng qn.
Hịa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống
khổ của mình trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời
nhất. Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn.

- Có tác dụng tốt đối với sức khỏe
Âm nhạc khơng chỉ giải trí, tác động vào cảm xúc mà cịn rất tốt đối với sức khỏe. Nghiên
cứu của các nhà khoa học, âm nhạc là thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Các bản
nhạc có tiết tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén
hơn. Những bản nhạc không lời, piano, Baroque … còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc
sống. Đây chính là nguyên nhân khiến con người có nguy cơ cao bị mắc cách bệnh về tim mạch,
huyết áp.
Câu 3: Nêu những đặc trưng của âm nhạc?
+ Tính diễn cảm mạnh mẽ: Âm nhạc sử dụng âm thanh này làm phương tiện biểu hiện, như
một thứ ngơn ngữ riêng tác động mạnh mẽ đối với tình cảm của con người.
+ Tính khái qt: âm nhạc khơng biểu hiện cụ thể như các ngành nghệ thuật khác: hội họa,
đường nét màu sắc, điêu khắc: mảng khối; múa: động tác, hình thể… nhưng hình tượng âm nhạc
có tính khái quát cao. Âm nhạc mô tả hiện thực khách quan= cách gọi lại qua sự liên tưởng mang
tính ước lệ.
+ Tính quần chúng rộng rãi: Âm nhạc trải qua quá trình sáng tạo liên tục gồm 3 khâu liên
quan chặt chẽ với nhau: người sáng tác, người thể hiện và người nghe.
Câu 4: Nêu các phương pháp biểu hiện của âm nhạc? Trong đó phương pháp nào có
vai trị quan trọng nhất? Tại sao?
- Các phương pháp biểu hiện của âm nhạc:
+ Giai điệu
Giai điệu là sự trình bày một ý nhạc, sắp xếp trong một bè (voix). Giai điệu hầu như bao giờ
cũng được dùng để diễn đạt một nội dung cơ bản của tác phẩm. Phần lớn các làn điệu, các bài dân
ca hoặc trong một số đoạn nhạc nào đó ở những tác phẩm nhiều bè, giai điệu được trình bày thành
tổ chức độc lập, hồn thiện có tính qui luật. Cịn trong âm nhạc nhiều bè, giai điệu được hiểu như
một bè dẫn dắt tiêu biểu cho những khía cạnh quan trọng nhất trong nội dung tạo hình của tác
phẩm đó.
Giai điệu cịn là sự tổng hợp của một số phương pháp diễn tả. Những khía cạnh quan trọng
nhất của giai điệu là mối tương quan cao thấp, dài ngắn của âm thanh cũng như cả mối tương quan
về hồ âm điệu tính (hồ âm chiều ngang).
+ Hịa âm

Hồ âm là một trong những phương pháp diễn tả quan trọng nhất của âm nhạc. Hoà âm trong
âm nhạc ví như văn phạm trong ngữ văn. Hồ âm là động lực sinh ra hình thức cấu trúc của tác
phẩm. Hồ âm cịn làm rõ nét cho hình tượng âm nhạc. Khi nghiên cứu hào âm của một tác phẩm
lưu ý ba khía cạnh chính: Hồ âm dùng để bổ xung và làm rõ cho giai điệu; Hoà âm tạo mầu sắc
3


cho giai điệu và Lí luận về cơng năng.
+ Âm sắc
Âm sắc là màu sắc âm thanh. Âm sắc chiếm một vị trí khá đặc biệt trong những phương
pháp diễn tả, không phụ thuộc vào một cơ cấu logic tương tự như cơ cấu của tiết tấu, điệu thức.
Âm sắc đưa ra sự so sánh có thính mơ tả với hiện tượng thực tiễn như: sáng, tối, dữ dội, sắc nhọn...
Âm sắc có liên quan đến một số phuơng pháp diễn tả, trước hết là liên quan đến giai điệu.
Âm sắc tô màu cho giai điệu làm cho màu sắc của giai điệu trở nên phong phú. Các nhà soạn nhạc
thường hay tận dụng khả năng này, đặc biệt là những tác phẩm viết cho dàn nhạc. Mỗi một giai
điệu, mỗi một giai đoạn trong sự phát triển hình thức có liên quan đến những âm sắc đã được chọn
hoặc là sự tổng hợp của âm sắc. Trong âm nhạc của thế kỉ XIX, XX âm sắc được coi là một yếu
tố quan trọng cho sự thể hiện của giai điệu. Trong sáng tác của một số nhà soạn nhạc, âm sắc còn
đượnc giữ vai trò quan trọng cho sự thể hiện hình tượng chủ đề. Ở một số tác phẩm viết cho dàn
nhạc giao hưởng cũng như cho nhạc kịch, các nhà soạn nhạc còn dùng cả âm sắc chủ đạo để tạo
tính thống nhất cho tác phẩm. thí dụ như nhân vật nữ bá tước trong vở kịch con đầm pich của
Traikopxki, luôn luôn dùng âm sắc của kèn phagot và clarinet ở tầm cử thấp để diển tả.
+ Âm khu
Mặc dầu âm khu chỉ ở mức độ thứ hai trong toàn bộ hệ thống phương pháp diển tả, nhưng
khu âm cũng có ảnh hưởng nhất định đến một vài phương pháp diển tả như giai điệu, âm sắc và ở
một vài trường hợp lại đóng vai trị ở vị trí thứ nhất.
Giai điệu ở những khu khác nhau có ý nghĩa khác nhau về màu sắc của âm thanh. Âm khu
có ảnh hưởng rất rõ đến âm sắc, cho nên mỗi một nhạc cụ (đặc biệt là nhạc cụ gõ); mỗi một âm
khu có một màu sắc riêng phù hợp cới những khía cạnh khác nhau của hình tượng và tình cảm.
+ Nhịp độ

Nhịp độ thường liên quan đến tiết tấu, tiết luật và giai điệu. Nhịp độ có ảnh hưởng rất rõ đến
tính chất của giai điệu. Cùng với tiết tấu và tiết luật, nhịp độ là một trong những nhân tố tạo nên
sự chuyển động trong âm nhạc.
Nhịp độ nhanh làm cho âm nhạc sinh động và linh hoạt. Nhịp đọ còn liên quan đến khía cạnh
tạo hình cũng như tính thể loại của tác phẩm.
+ Cường độ
Cường độ là một phương pháp diễn tả của âm nhạc. Cường độ dùng để xác định độ to nhỏ
của âm thanh. Cường độ liên quan chặt chẽ đến hướng chuyển động của đường nét giai điệu. Giai
điệu tiến hành đi lên, màu sắc của âm thanh sáng sủa dần, tạo cảm giác căng thẳng đòi hỏi tăng
dần cường độ. Ngược lại, khi giai điệu tiến hành đi xuống, tạo cảm giác bởi độ căng và cường độ
của âm thanh cũng địi hỏi giảm dần. Tuy cũng có trường hợp hãn hữu là ngược lại.
Cường độ cũng là một khía cạnh quan trọng của phương pháp diễn tả, thiếu nó, có thể về
phương diện nào đấy của một nội dung tác phẩm không được thể hiện một cách đầy đủ.
+ Cách cấu tạo
Cấu tạo là cách thức trình bày tổ chức âm thanh trong các tác phẩm âm nhạc - gồm hai dạng
chính: một bè và nhiều bè. Cách cấu tạo một bè chia thành ba dạng: tạo bè đơn, đồng âm và tăng
đôi trong một vài quãng tám. Cách cấu tạo một bè chứa đựng khía cạnh tâm lí quan trọng. tập
4


trung sự chú ý và đưa vào đó nội dung âm nhạc rõ ràng, Không phải ngẫu nhiên sáng tác dân gian
đã dựa trên sự trình bày một bè như các bài dân ca cũng như giai điệu hoà tấu nhạc cụ dân gian.
Bản chất của sự trình bày một bè được sử dụng cả trong những tác phẩm nhiều bè phức tạp. Đặc
biệt, thường thấy vào lúc bắt đầu của các chủ đề như bắt đầu sonat số 23 và giao hưởng số 5 của
Betoven...
Cấu tạo nhiều bè cũng được chia thành ba dạng: chủ điệu (homopho-nie), bè tòng
(héterophonnie) và phức điệu (polyphonnie).
Cách cấu tạo chủ điệu là bao gồm một bè có ý nghĩa dẫn dắt cịm những bè khác là đệm, có
ý nghĩa phụ thuộc.
Bè tịng cũng là loại cấu tạo nhiều bè, trong đó một bè có ý nghĩa dẫn dắt, những bè cịn lại

trình bày có tính tiến hố, hoạ lại những âm điệu điển hình nhất của bè chính.
Cách cấu tạo phức điệu là dạng phức tạp nhất của nhiều bè, trong đó tất cả các bè đều phát
triển và là những giai điệu độc lập. Trong phức điệu có hai loại chính: phỏng mẫu và tương phản.
Cách cấu tạo còn phụ thuộc vào tính thể loại của tác phẩm. Bởi vì tron gthực tế còn gặp
những quan niệm như cách cấu tạo kiểu dàn nhạc, kiểu hợp xướng, kiểu hồ tấu thính phịng, kiểu
viết cho đàn piano…
- Giải thích:
Trong tồn bộ phương pháp diễn tả của âm nhạc, giai điệu chiếm vị trí trung tâm. Vai trò
của giai điệu đặc biệt quan trọng, giai điệu tạo đường nét, hình tượng chính của tác phẩm.
Câu 5: Nêu đặc điểm các thể loại cho thanh nhạc?
- Khái niệm:
Thanh nhạc được hiểu là kiểu nhạc với yếu tố chủ chốt nhất là giọng hát của ca sĩ - thuộc
phần trung âm (mid) của bài nhạc. Ở đây, giọng hát của ca sĩ được xem là nhạc cụ chính của bản
nhạc. Thanh nhạc có thể được một hoặc nhiều ca sĩ thể hiện, hát chỉ dùng giọng hát hoặc có phần
đệm của nhạc cụ.
Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, nó khác với khí nhạc
– loại âm nhạc viết riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấu.
Học thanh nhạc thực chất là học về cách lấy hơi hiệu quả và luyện tập mở rộng âm vực để
cải thiện giọng hát và cách xử lý bài hát nghe hay hơn.
- Đặc điểm các thể loại thanh nhạc:
Tên thể loại
thanh nhạc

Pop

Đặc điểm
+ Là một thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng.
Thuật ngữ này khơng cho biết một cách chính xác về thể loại nhạc hay âm thanh
riêng lẻ nào mà nghĩa lại rất khác nhau phụ thuộc vào từng khoảng thời gian
trong lịch sử của nó và từng địa điểm khác nhau trên thế giới.

+ Trong làng nhạc đại chúng thì nhạc Pop thường được phân biệt với các thể
loại khác nhờ một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật như nhịp nhảy hay
nhịp phách, những giai điệu đơn giản dễ nghe, cùng với một số đoạn trong bài
hát được lặp đi lặp lại.
5


+ Ca từ trong nhạc Pop thường nói tới tình yêu, xúc cảm và sự nhảy múa. Là
loại nhạc phổ biến (popular) hiện nay ở hầu hết các ca khúc như của Celine
Dion, Madonna, Frank Sinatra, Brandy… Pop chú trọng nhiều hơn Rock về
giai điệu và nhịp điệu, âm thanh cũng mềm hơn.

Nhạc
Đồng quê

Trước hết, có thể hiểu ngay “nhạc Country” đó là nhạc đồng quê. Khi âm thanh
và giai điệu nổi lên, người ta có thể hình dung đến những đồng cỏ bạt ngàn xanh
mướt – với những chàng cao bồi miền Tây lãng du. Nói đúng hơn, nhạc
Country gắn liền với một nền văn hoá cao bồi. Nhạc đồng quê ra đời ở Mỹ dựa
trên nhạc thượng du miền Nam, chịu nhiều ảnh hưởng từ những hệ thống nhạc
khác như Blues, Jazz. Loại nhạc này thường có giai điệu trầm buồn.

Nhạc Rock

+ Còn gọi là Rock’N’ Roll, do Elvis Presley khai sinh từ thập kỷ 50.
+ Rock được dựa trên tiết tấu của cả ba loại nhạc trước đó: (Blues, Jazz,
Country) nhưng Rock lại có tiết tấu mạnh và nhanh, thường sử dụng các loại
nhạc cụ điện tử.
Rock chú ý tới hiệu ứng âm thanh của các nhạc cụ hơn là giọng hát.
+ “Folk rock” (rock dân ca) là loại rock nhẹ giống như “slow-rock”, “softrock”…

+ “Hard rock” là loại Rock nặng với tiết tấu dữ dội và âm thanh cực lớn, chát
chúa. Cùng thể loại này là “heavy rock”, “heavy metal”.

Nhạc R&B

+ R&B là viết tắt của (Rhythm & Blues). Cũng có thể nói R&B là một nhánh
rẽ lớn của thể loại nhạc Blues đã có từ trước đó khá lâu. R&B có nguồn gốc từ
cộng đồng người châu Phi, phát sinh từ đầu thế kỉ 20 và trở thành một loại
nhạc phổ biến trên nhiều quốc gia vào khoảng thập niên 40.
+ Cũng trong khoảng thời gian đó, R&B phân hố thành 3 luồng chính: Chicago
Soul, Motown Sound và Southern Style phát triển khá mạnh mẽ. Thập niên 60
cũng có thể gọi là thời kì vàng son của thể loại nhạc này.

Nhạc Dance

Nhạc khiêu vũ (hay còn gọi là nhạc dance, nhạc nhảy, nhạc sàn) là thể loại nhạc
thường dùng để nhảy, múa là chính nhưng người ta cũng có thể dùng để nghe,
lồng ghép…

Nhạc Jazz

+ Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được
tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt
nên Jazz, nhưng chính văn hố Mỹ mới là nơi Jazz nảy mầm và phát triển.
+ Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người
da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học.
Thời gian trôi qua và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.

Nhạc Blues


+ Nhạc Blues có nguồn gốc từ những bài ca lao động, tơn giáo và dân ca của
người Mỹ da đen được người Mỹ da đen khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Nhạc
Blues khá buồn, vì thế nên có tên Blues (buồn). Dòng nhạc này thường được
biểu diễn bằng kèn, giai điệu réo rắt.
+ Khởi nguồn của Blues không đơn giản một cách chắc chắn như là đã được
6


khắc lên đá. Trong một vài năm, đã có rất nhiều chuẩn mực về giai điệu, cách
hoà âm được thiết lập, và những chuẩn mực này đã và vẫn đang được biểu diễn
rộng rãi. Blues có thể rất buồn, hạnh phúc, chậm, nhanh, khơng lời, ca khúc…
và thậm chí là bất cứ nét nhạc nào do các nghệ sỹ viết ra.
+ Nhạc Blues đồng quê được hát bởi những người đàn ông với nhạc cụ và phần
nhạc đệm đơn giản. Những ca sỹ hát nhạc Blues thời đó thường chỉ có cây guitar
là nhạc cụ duy nhất để đệm cho mình. Ca từ cũng rất đơn giản và âm nhạc thật
sự rất mộc mạc và không hề được gọt dũa. Nhạc Blues thành phố bao gồm cả
giọng ca của các ca sỹ nam và nữ.
+ Âm nhạc ở đây tao nhã và tinh tế hơn nhạc Blues đồng quê. Thay bởi phần
nhạc nền đơn giản, những ca sỹ nhạc đồng q thành phố cịn có thể sử dụng
một nhóm khiêu vũ nhỏ phụ hoạ. Bessie Smith, Ma Rainey, và Chippie Hill là
những ca sỹ nổi tiếng nhất ở phong cách này. Blues được sử dụng nhiều trong
tất cả các loại nhạc phổ thơng.
Là một loại hình nghệ thuật mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hoá
Nhạc
Flamenco

Tây Ban Nha, tổng hợp từ ba thể loại: Cante, bài hát; Baile, vũ điệu, và
Guitarra, nhạc công chơi guitar. Khi mới nghe Flamenco, ta dễ lầm tưởng đó
chỉ là những giai điệu đơn giản được hoà trong tiếng gõ nhịp cùng những vũ
nữ với bộ váy xoè nhiều lớp, nhưng thật sự đây là loại hình nghệ thuật độc đáo

và tràn đầy rung cảm nghệ thuật.

Câu 6: Nêu các thể loại âm nhạc thính phịng?
Âm nhạc thính phịng có nguồn gốc từ ngơn ngữ Latinh (camera) – có nghĩa là nhạc để biểu
diễn trong phạm vi khơng gian nhỏ (như phịng hịa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc
sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hịa nhạc lớn. Thuật ngữ này được hình
thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa
mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó.
Trước kia, âm nhạc thính phịng theo ngun tắc được trình diễn ở các buổi hịa nhạc trong
phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc cơng của loại hình nghệ
thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong
phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phịng.
Khi sáng tác cho âm nhạc thính phịng, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức
biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể.
Đặc tính của âm nhạc thính phòng biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt
với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cơ đọng, tinh tế trong từng
ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm.
Nhạc thính phịng ở Việt Nam có ba loại: Ca trù Bắc Bộ; Ca Huế Trung Bộ và Đờn ca tài tử
Nam Bộ.
+ Ca trù Bắc Bộ: Đây là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng thịnh hành tại Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ, được biết đến với nhiều tên gọi như hát cô đầu, hát nhà trò. Ca trù thịnh hành
từ thế kỷ 15, từng ca trong cung đình và được rất nhiều người yêu thích.
7


Cho đến năm 2009, ca trù được ghi vào danh sách di sản phi vật thể được UNESCO công
nhận, chỉ xếp ngay sau “ả đào pansori” Hàn Quốc. Ca trù được biểu diễn từ nhiều thể loại văn
chương như phú, truyện, ngâm, tuy nhiên phổ biến nhất là hát nói và hát kể.
+ Ca Huế Trung Bộ: Được bắt nguồn từ xứ Huế, được biểu diễn ở nhiều phương diện khác
nhau, là sự kết hợp giữ dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc. Bài bản ca Huế thường có cấu trúc

chặt chẽ và nghiêm ngặt, sua thời gian phát triển lâu dài, ca Huế Trung Bộ đã hoàn chỉnh và chuyên
nghiệp hơn.
Nguồn gốc hình thành của ca Huế đó là từ dịng nhạc dân gian và dịng nhạc cung đình. Bản
chất của loại hình này biểu rõ nét hai dòng lớn điệu Nam và điệu Bắc. Thú nghe ca Huế tao nhã,
yên bình và đầy sức quyến rũ.
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ: Dịng nhạc này có ảnh hưởng lớn với 21 tỉnh thành phía Nam,
được hình thành và phát triển cuối thế kỷ 19. Đờn ca tài tử có bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung
đình Huế. Loại hình nghệ thuật này mang đậm chất hương vị dân gian của vùng Nam Bộ.
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, diễn tấu thường sử dụng đàn kìm, đàn cị, đàn
tranh và đàn bầu. Về sau cịn có nhiều sự cách tân khác bằng đàn guitar.
Câu 7: Hãy nêu một số đặc điểm của thể loại âm nhạc giao hưởng? Tại sao nói giao
hưởng là một trong những thể loại đỉnh cao của âm nhạc?
- Khái niệm:
Nhạc giao hưởng có nghĩa là sự hịa hợp âm nhạc, bao gồm những tác phẩm được viết để
biểu diễn cho dàn nhạc, phối hợp với nhau trong một không gian rộng lớn. Để biểu diễn, dàn nhạc
giao hưởng sử dụng nhiều nhạc cụ, chủ yếu là dây, kèn đồng, bộ gió, bộ gõ… cùng với một nhạc
trưởng điều khiển toàn bộ dàn nhạc.
- Đặc điểm:
Nhạc giao hưởng gồm có các loại: liên khúc giao hưởng (bản giao hưởng), tổ khúc giao
hưởng, côngxectô (concerto), uvéctuya (ouverture), thơ giao hưởng, rapxơđi (rhapsodie) và
phăngtedi (fantaisie) giao hưởng…
- Giải thích:
Nói như vậy xuất phát từ quá trình ra đời và sự phát triển của nó. Cụ thể:
+ Thế kỷ 18: Sự bùng nổ của violin
Trong thời gian này, các dàn nhạc giao hưởng thường chú trọng hơn đến việc sử dụng violin.
Kết hợp với nhiều nhạc cụ khác để tạo ra những hịa âm tích cực. Thời điểm này, dàn nhạc giao
hưởng xuất hiện với điển hình là nhạc giao hưởng Beethoven mang màu sắc mới. Những nhạc cụ
hơi và gỗ được sử dụng nhiều hơn.
+ Giữa thế kỷ 19: Nhạc giao hưởng phát triển đến đỉnh cao
Thời gian này, nhạc giao hưởng đã phát triển đến đỉnh cao. Sự cải tiến về nội dung tác phẩm

cũng như việc thử nghiệm nhạc cụ được thực hiện nhiều hơn. Cùng với đó là sự sáng chế bộ phận
piston để làm tay mặt kèn đồng.
Thời điểm này, nhiều nhạc sĩ đã có sự phá cách trong việc thực hiện các bản giao hưởng.
Tuy nhiên, sự phá cách này vẫn được thực hiện trong quy tắc nhất định. Hơn nữa, đó cịn là sự kết
hợp sáng tạo âm sắc và tận dụng tối đa những kỹ thuật kỹ xảo.
8


Cho đến thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển rực rỡ của các dàn nhạc giao hưởng. Những bản nhạc
này đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật biểu diễn.
Tại Việt Nam, thể loại nhạc giao hưởng cũng nhận được nhiều sự đón nhận của khán thính
giả với nhiều liveshow ca nhạc đặc sắc tại các nhà hát ở Hà Nội, Hải phịng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh… phục vụ khán giả yêu thích nghệ thuật.
Câu 8: Hãy giới thiệu khái quát về thể loại Opera?
- Khái niệm:
Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn xuất hiện ở Ý vào khoảng thế kỷ 16-17. Từ
Opera trong tiếng Ý có nghĩa là tác phẩm hoặc cơng trình sáng tác. Đây là một loại hình nghệ thuật
tổng hợp, kết hợp giữa âm nhạc, kịch, thi ca, múa tính cách và múa ballet, đồng thời cũng sử dụng
các yếu tố của nhà hát như: cảnh nền trang trí, y phục và nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu. Vì
thế Opera cũng được xem là một dạng của nhạc kịch trong đó những hành động diễn xuất của nhân
vật hầu hết được truyền đạt hoàn toàn qua âm nhạc và giọng hát.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Ban đầu, Opera là một loại hình thưởng thức nghệ thuật của tầng lớp quý tộc châu Âu, được
phục trong các cung điện vào những sự kiện quan trọng. Sáng tác của Jacopo Peri khoảng những
năm 1597 là Dafne, tuy đã bị thất lạc, nhưng vẫn được xem là tác phẩm Opera đầu tiên trong lịch
sử. Tác phẩm Euridice được sáng tác bởi Peri sau đó vào những năm 1600 được xem là bản hịa
âm Opera đầu tiên vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Tuy nhiên, nhạc sĩ Claudio Monteverdi mới là người đầu tiên có cơng đưa Opera đến với
cơng chúng qua những tác phẩm mang nội dung thần thoại như Orfeo năm 1607 và Sự trở về của
Ulysses năm 1640.

Cùng với thời gian, Opera đã phát triển không những ở nước Ý với những tên tuổi quen
thuộc như: G.Rossini, G.Verdi, G.Donizetti, V.Bellini… mà còn phát triển mạnh ở các nước khác
như: ở Đức với L.V.Beethoven, R. Strauss, J.Brahms…; ở Pháp với G.Bizet, Ch.Gounod;
C.Debussy…; ở Áo với W.Mozart, F.Schubert, A.Buckner…; ở Nga với M.Glinka,
P.I.Tchaikovski, M.Moussorgski, N.Rimsky-Korsakov, S.Rachmaninov, D.Shostakovitch,
S.Prokofiev…
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Opera đã du hành tới Việt Nam và phổ biến với công
chúng bằng những tác phẩm kinh điển nhạc sĩ Đỗ Nhuận mang tên “Cô Sao” và “Người tạc tượng”;
nhạc sĩ Nhật Lai với tác phẩm “Bên bờ sông Krôngpa”.
- Vị thế của Opera trong thị trường âm nhạc hiện nay:
Để bắt kịp xu hướng trong thị trường âm nhạc hiện nay, ngoài việc sử dụng nhiều hơn những
ca sĩ có ngoại hình hấp dẫn với cơng chúng phổ thơng cịn cần thêm thắt những yếu tố gây chú ý
vào những dàn dựng mới. Tuy nhiên, phần đông đều cho rằng như thế sẽ làm mất đi giá trị nguyên
bản của Opera, khiến cho loại hình nghệ thuật này trở nên rẻ rúng và mang đầy tính chất mua vui
cho khán giả.
Phải trải qua vô số những khổ luyện mới có thể tạo nên được một nghệ sĩ Opera với những
kỹ năng âm nhạc, trình diễn, ngơn ngữ để làm chủ được một trong những thể loại âm nhạc thách
thức nhất trên thế giới.
9


Câu 9: Nêu vị trí và đóng góp của âm nhạc cổ điển Viên với đời sống xã hội?
- Nội dung tư tưởng:
Nội dung những tác phẩm của họ thể hiện niềm tin vao sự chiến thắng của lí trí, tinh thần
lạc quan nhân đạo, thể hiện những khát vọng cháy bỏng củaquần chúng nhân dân lao động: cơng
bằng, bình đẳng, dân chủ
- Phương pháp nghệ thuật:
+ Chủ đề âm nhạc: trong sáng, giản dị, có sức truyền cảm sâu sắc, thường lấy chất liệu dân
gian đặc trưng
+ Hình thức tác phẩm: Hình thức xơnát (Sonate)

+ Hịa thanh: giai đoạn này là giai đoạn đỉnh cao của sự tổng kết cơng nănghịa thanh T-SD-T, cơng năng kép, chuyển điệu, chuyển giọng.
Đóng góp của nó là nơi gửi gắm tâm sự một cách hữu hiệu nhất, và chính điều này đã mang
về cho kho tàng âm nhạc nhiều tác phẩm bất hủ phản ánh tâm tư, tình cảm và nỗi niềm sâu kín của
người nghệ sĩ.
Câu 10: Giới thiệu khái quát một số nhạc sĩ tiêu biểu thời kỳ cổ điển Viên?
Âm nhạc của J.Haydn là những bản giao hưởng sử dụng chất liệu từ các thể loại âm nhạc
sinh hoạt như dân ca, dân vũ với màu sắc tươi tắn, trong sáng, nhẹ nhàng. Âm nhạc của W.A
Mozart là chất trữ tình, kịch tính. Cịn chất âm nhạc của L.V. Beethoven là nhiệt tình tranh đấu, là
nghị lực của con người vươn lên đấu tranh với số phận tàn bạo và cuối cùng là chiến thắng rực rỡ.
Ba nhà soạn nhạc thiên tài này sáng tác trong các thể loại âm nhạc khác nhau, ở mỗi người
lại có những đóng góp riêng, mà ở đó bằng tài năng và sự sáng tạo tuyệt vời của mình, họ đã có
những đóng góp làm phong phú kho tàng lịch sử âm nhạc thế giới nói riêng và cho lịch sử phát
triển văn hóa xã hội lồi người nói chung.
Tuy nhiên, sáng tạo của 3 nhà soạn nhạc vĩ đại này lại thống nhất trong cùng tính chất hiện
thực, lạc quan, sự khẳng định ý nghĩa cuộc sống, khuynh hướng nhân đạo, tính nhân bản và dân
chủ, chính sự thống nhất về khuynh hướng nghệ thuật này tạo nên Trường phái âm nhạc cổ điển
Vienna, và là đặc điểm nổi bật nhất của Trường phái này.
Câu 11: Hãy nêu vị trí và đóng góp của âm nhạc lãng mạn với đời sống xã hội?
Nếu như trào lưu Khai sáng thế kỉ 18 khởi nguồn từ một thiểu số tinh hoa rồi chầm chậm lan
truyền ảnh hưởng ra khắp xã hội thì trào lưu Lãng mạn phổ biến hơn từ cội nguồn đến ảnh hưởng.
Khơng có trào lưu tri thức/nghệ thuật nào sánh bằng trào lưu lãng mạn về độ đa dạng, bền bỉ và
vươn xa kể từ cuối thời kỳ Trung cổ. Từ sau Cách mạng Pháp 1789, trào lưu Lãng mạn bắt đầu lan tỏa
khắp châu Âu, làm biến đổi nghệ thuật thi ca, tiểu thuyết, kịch nghệ, hội họa, điêu khắc… và âm nhạc.
Vào đầu thế kỷ 19, phong cách Cổ điển Vienna như được minh họa trong tác phẩm của Haydn,
Mozart và Beethoven đã thịnh hành khắp châu Âu. Phong cách này cung cấp một phương tiện rất thỏa
đáng để đạt được các mục tiêu âm nhạc của thời đại mà hầu hết mọi nhà soạn nhạc đều viết theo một
vài biến thể của nó. Song phong cách cũng có xu hướng trở thành một công thức đơn thuần trong tay
các nhà soạn nhạc kém tài khéo hơn. Một phần vì lý do đó mà từ năm 1810 đến năm 1820, các nhạc
sĩ thử nghiệm đã dần bắt đầu vươn tới các hướng đi mới.
Trào lưu Lãng mạn được kết nối chặt chẽ với đời sống chính trị của thời đại, phản ảnh nỗi sợ hãi

10


cũng như niềm khát vọng của con người. Đầu thế kỉ 19, nó là tiếng nói của cách mạng và đến cuối thế
kỉ, nó là tiếng nói của quyền uy như là kết quả thắng lợi của giai cấp đã sinh thành, cổ vũ và tiếp nhận
nó: giai cấp tư sản.
Câu 12: Hãy giới thiệu một số nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái âm nhạc lãng mạn?
Trong tất cả các thể loại âm nhạc, sự độc đáo về biểu hiện được đánh giá rất cao. Điều này
không chỉ tạo ra các phong cách cá nhân nhiều khác biệt mà còn tạo ra sự sùng bái cá nhân đối với
các nghệ sĩ biểu diễn kiệt xuất và nhạc trưởng bậc thầy. Hai trong số những người nổi tiếng nhất
là Franz Liszt và Nicolị Paganini. Một tên tuổi khác khơng thể không nhắc đến là Gustav Mahler,
người đã viết các bản giao hưởng liên quan mật thiết đến đời sống cá nhân của mình.
Các nhà soạn nhạc nổi bật ở hình thức này có Carl Czerny, Muzio Clementi Frédéric
Chopin, Franz Liszt, Claude Debussy, György Ligeti và John Cage.
Câu 13: Nêu khái quát đặc điểm của các thể loại ca nhạc thính phịng dân gian? Ý
nghĩa và vai trị của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam?
- Đặc điểm của các thể loại ca nhạc thính phịng dân gian:
Nhạc thính phịng ở Việt Nam có ba loại: Ca trù Bắc Bộ; Ca Huế Trung Bộ và Đờn ca tài
tử Nam Bộ.
+ Ca trù Bắc Bộ: Đây là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phịng thịnh hành tại Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ, được biết đến với nhiều tên gọi như hát cơ đầu, hát nhà trị. Ca trù thịnh hành
từ thế kỷ 15, từng ca trong cung đình và được rất nhiều người yêu thích.
Cho đến năm 2009, ca trù được ghi vào danh sách di sản phi vật thể được UNESCO công
nhận, chỉ xếp ngay sau “ả đào pansori” Hàn Quốc. Ca trù được biểu diễn từ nhiều thể loại văn
chương như phú, truyện, ngâm, tuy nhiên phổ biến nhất là hát nói và hát kể.
+ Ca Huế Trung Bộ: Được bắt nguồn từ xứ Huế, được biểu diễn ở nhiều phương diện khác
nhau, là sự kết hợp giữ dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc. Bài bản ca Huế thường có cấu trúc
chặt chẽ và nghiêm ngặt, sua thời gian phát triển lâu dài, ca Huế Trung Bộ đã hoàn chỉnh và chuyên
nghiệp hơn.
Nguồn gốc hình thành của ca Huế đó là từ dịng nhạc dân gian và dịng nhạc cung đình. Bản

chất của loại hình này biểu rõ nét hai dịng lớn điệu Nam và điệu Bắc. Thú nghe ca Huế tao nhã,
yên bình và đầy sức quyến rũ.
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ: Dịng nhạc này có ảnh hưởng lớn với 21 tỉnh thành phía Nam,
được hình thành và phát triển cuối thế kỷ 19. Đờn ca tài tử có bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung
đình Huế. Loại hình nghệ thuật này mang đậm chất hương vị dân gian của vùng Nam Bộ.
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, diễn tấu thường sử dụng đàn kìm, đàn cị, đàn
tranh và đàn bầu. Về sau cịn có nhiều sự cách tân khác bằng đàn guitar.
- Ý nghĩa và vai trị của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam:
Bên cạnh âm nhạc dân gian truyền thống, âm nhạc cổ điển ở Việt Nam vẫn hoạt động thường
xun bởi các nghệ sĩ tâm huyết.
Đó khơng chỉ là sự tận tâm và cống hiến cho âm nhạc cổ điển mà cịn là sự đóng góp, trách
nhiệm của mỗi cá nhân, chung tay tạo nên một tổng thể phong phú, đa dạng hơn cho nền âm nhạc.
Nó có vai trị vơ cùng quan trọng để khán giá tìm về nguồn cội của âm nhạc xưa, yêu hơn
11


bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Những màn trình diễn nghệ thuật và thưởng thức đều là sự rung cảm từ trái tim, có những
trải nghiệm mới về loại hình này.
Ngồi ra, những nỗ lực trong việc biên soạn các tác phẩm dân gian để phù hợp với dòng
nhạc giao hưởng là một cách làm ý nghĩa để khán giả Việt Nam tìm về những điều gần gũi trong
cuộc sống, thơng qua các tác phẩm nghệ thuật thính phịng.
Câu 14: Hãy nêu khái quát đặc điểm của các thể loại âm nhạc sân khấu truyền thống
Việt Nam? Ý nghĩa và vai trị của nó đối với đời sống xã hội?
- Đặc điểm của các thể loại âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam:
Tên thể loại

Đặc điểm
+ Với thể loại chèo đã xuất hiện vào thế kỷ XV, tuy nhiên vua Lê Thánh Tông
không cho phép biểu diễn chèo tại cung đình vì chịu ảnh hưởng của đạo Khống.

Sau đó tiếp tục chèo trở về với nơng dân theo kịch bản được lấy từ truyện viết
bằng chữ Nôm.
+ Đến thế kỷ XVIII tại các vùng nông thôn thể loại âm nhạc chèo đã dần được

Chèo

phát triển mạnh mẽ hơn và phát triển đến đỉnh cao vào cuối thế kỉ XIX.
Một số vở chèo nổi tiếng trong thời gian đó như: Quan Âm Thị Kính, Kim
Nham, Trương Viên, Lưu Bình – Dương Lễ…
+ Ở đầu TK XX chèo được đưa lên sân khấu và trở thành chèo văn minh và cho
ra đời thêm một số tích truyện cổ tích như truyện Nôm, Tô Thị, nhị độ mai…
+ Nhạc cụ được sử dụng nhiều trong chèo là trống chèo. Trống là một phần
trong văn hóa cổ Việt Nam và thường những người nông dân sẽ đánh trống để
diễn chèo và cầu mưa.
+ Hát xẩm từ xưa có nhiều tên gọi như hát dạo, hát rong… Đến nay nhiều người
vẫn cho rằng nó là lối hát của những người ăn xin nhưng thực chất thì những
người ăn xin đang sử dụng lối hát xẩm trở thành phương tiện để kiếm sống.
+ Hát xẩm là thể loại âm nhạc dân gian khác với các thể loại âm nhạc khác thì
đường phố của họ sẽ là gốc đa, đường phố, bến nước, góc chợ.
+ Ngay từ khi mới xuất hiện hát xẩm thường gắn liền với những hoạt động giải

Hát xẩm

trí của nhân dân sau khi kết thúc mùa vụ bội thu.
+ Mơ hình âm nhạc hát xẩm vô cùng rực rỡ bởi là cả một quốc tế nội tâm, từ đó
tiềm ẩn tâm tư nguyện vọng của con người so với quê nhà từ đó ca tụng cơng
cha nghĩa mẹ, tình u đơi lứa, bạn bè… Thường những bài hát xẩm sẽ đề cập
đến các yếu tố về đời sống. Thường những nghệ nhân hát xẩm hay chọn các bài
thơ có tình u đất nước, chống giặc ngoại xâm để hát thành các làn điệu xẩm.
+ Thời đại phong kiến hát xẩm có các ca từ phản kháng lên các áp bức, bất công

cường quyền, bênh vực, áp bức những thân phận xấu số bị chà đạp, đàn áp.
+ Dân ca quan họ là hình thức hát giao dun trong đó các liền anh sẽ mặc trang

Hát quan họ

phục truyền thống khăn xếp, áo the và các liền chị duyên dáng trong bộ mớ ba,
mớ bảy đầu đội nón thúng quai thao.
12


+ Các liền anh, liền chị với những câu hát đối câu ca mộc mạc, đằm thắm và
theo câu hát truyền thống của cội nguồn không cần nhạc đệm mà đầy chất nhạc.
+ Các nghệ nhân quan họ sẽ có kỹ năng, kiến thức hát nền, nẩy, vang, rền với
nhiều bài và nhiều giọng quan họ. Họ cũng chính là những người phát minh ra
các giai điệu, lưu giữ và trao vốn di sản quý báu đó đến thế hệ trẻ sau đó.

Hát
chầu văn

+ Chầu văn là mơ hình nghệ thuật ca hát truyền thống của Việt Nam và thường
xuất hiện trong các nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ
Đức Thánh Trần.
+ Hát chầu văn sẽ sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh cùng với các lời văn
trau chuốt, nghiêm trang có ý nghĩa chầu thánh.
+ Nguồn gốc của thể loại hát chầu văn là từ vùng đồng bằng Bắc Bộ có thời
gian phát triển nhất từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên đến năm
1954 thể loại hát văn dần bị mai một do bị coi là hình thức mê tín dị đoan.

Ca trù


+ Bộ mơn nghệ thuật ca trù là thể loại nhạc truyền thống lịch sử ở phía Bắc Việt
Nam khi kết hợp hát cùng các nhạc cụ dân tộc khác. Từ thế kỷ XV ca trù được
giới quý tộc yêu thích và trở thành loại ca trong cung đình.
+ Sử dụng ngơn từ âm nhạc phức tạp và tế nhị, người biểu diễn sẽ dùng đến
nhiều thể văn chương như phú, truyện, ngâm, đặc biệt nhất là lối hát nói và kể.
+ Vào ngày 1/10/2009 UNESCO chính thức đưa ca trù vào danh sách di sản phi
vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Hị

Nhạc
cung đình

Nhạc tài tử

+ Hị là loại hình ca hát trình diễn dân gian khá phổ biến đến đời sống và nét
văn hóa của miền Trung, miền Nam. Hị có nguồn gốc từ lao động sơng nước
đến diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động.
+ Những loại hò phổ biến nhất là hò đồng tháp, hò kéo lưới, hò khoan, hò mái
nhì, hị giã gạo, hị kéo gỗ, hị xay lúa…
+ Các làn điệu hò xuất hiện rất nhiều trong những hoạt động và sinh hoạt vào
những đêm trắng trai gái cùng đi chơi hoặc trê sống nước khi đi đò.
+ Nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc được trình diễn vào các dịp liên hoan của
cung đình trong thời phong kiến vào những năm tại các triều đại nhà Nguyễn.
+ Đến năm 2003 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhật trở
thành Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể.
+ Đờn ca tài tử là một trong những thể loại âm nhạc dân tộc của Việt Nam được
UNESCO cơng nhận trong danh sách di sản văn hóa truyền thống phi vật thể
và có vùng ảnh hưởng lớn trong phạm vi 21 tỉnh thành ở phía Nam.
+ Từ cuối thế kỷ XIX đã bắt đầu xuất hiện thể loại âm nhạc đờn ca tài tử Nam

Bộ, mơ hình nghệ thuật này do những người tầm trung, người trẻ tuổi nam nữ
nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

- Ý nghĩa và vai trị của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam:
Trong đời sống văn học nghệ thuật, âm nhạc luôn là lĩnh vực gần gũi, gắn bó mật thiết hàng
đầu với sinh hoạt văn hóa của con người. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, âm nhạc
13


ngày càng đa dạng, không ngừng mới mẻ để phù hợp với nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của
khán giả...
Với sự da dạng vùng miền, dân tộc, âm nhạc sân khấu truyền thống Việt luôn phong phú và
tồn tại như một thành tố quan trọng, không thể thiếu, luôn tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Dòng nhạc dân tộc ra đời và tồn tại hàng nghìn năm, đồng hành cùng quá trình phát triển của lịch
sử dân tộc.
Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là lĩnh vực đặc biệt tinh tế
của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người, là một trong
những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển
toàn diện của con người Việt Nam.
Trong nghệ thuật sân khấu, những vấn đề đạo đức xã hội được chuyển tải bằng yếu tố thẩm
mỹ thông qua số phận của từng nhân vật, từ đó góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Khi cảm thụ, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật sân
khấu, công chúng đánh giá - tiếp nhận không chỉ cảm nhận cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài...
trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật sân khấu, mà qua đó chính tác phẩm nghệ thuật sân
khấu đã góp phần bồi đắp xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong suốt sự hình thành và phát
triển nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của
hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu,
qua sự diễn xuất của diễn viên, những hồn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số
phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái

qt cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên
tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc. Một tác phẩm sân
khấu có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao. Trong đó có những hình tượng nhân vật điển
hình trong lao động và chiến đấu bảo vệ, xây dựng đất nước được thể hiện bằng hình thức nghệ
thuật sân khấu sẽ góp phần tạo nên những mỹ cảm mới mẻ ở người xem, nâng cao giá trị chân
thiện mỹ cho con người.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều bộ môn nghệ thuật sân khấu vẫn được gìn giữ và phát huy
giá trị. Nhiều văn nghệ sĩ cao tuổi vẫn tâm huyết tiếp tục sự nghiệp sáng tạo; lớp nghệ sĩ trẻ có
nhiều cố gắng tìm tòi cái mới, năng động, tự chủ, đem đến cho đời sống nghệ thuật sân khấu nước
nhà triển vọng phát triển mới trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam đã và đang được cả nhân loại chú ý, nó sẽ góp
phần làm cho nền âm nhạc thế giới thêm đa sắc, thêm phong phú. Chính vì vậy mà chúng ta phải
tích cực bảo tồn và phát triển nó theo định hướng dân tộc, hiện đại như Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã vạch ra.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại, trong việc xây dựng con người mới hôm nay, nhiệm vụ đặt ra
cho Nghệ thuật Sân khấu chính là sự gắn bó, nỗ lực phản ánh chân thực cuộc sống, làm phong phú
và sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật nước nhà; mạnh dạn phê phán cái
xấu, cái biểu hiện biến chất, thoái hoá về nhân cách, đạo đức, lối sống góp phần ngăn chặn xu
hướng tiêu cực trong đời sống xã hội tập trung miêu tả con người đương thời, nhân vật trung tâm
14


của sân khấu hiện nay phải là con người sáng tạo trong sự nghiệp - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
sự nghiệp hiện đại hóa - đưa đất nước hòa nhập vào thế giới hiện đại.
Câu 15: Hãy nêu cơ sở hình thành và các khuynh hướng sáng tác của nền tân nhạc Việt
Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1945?
Năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của Tân nhạc Việt Nam với những
buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tun khi đó ở Sài Gịn, là người Việt duy nhất tham gia hội Hiếu nhạc
(Philharmonique). Ông bắt đầu hát nhạc Tây và đoạt được cảm tình của báo chí và radio. Năm

1937 ông phổ một bài thơ của người bạn và viết thành ca khúc đầu tiên của mình. Nhà thơ Nguyễn
Văn Cổn, khi đó làm việc cho đài Radio Indochine, có đưa thơ cho Nguyễn Văn Tuyên và giúp
ơng soạn lời ca. Nguyễn Văn Cổn cịn giới thiệu ông với Thống đốc Nam Kỳ. Viên Thống đốc
Nam Kỳ lúc bấy giờ nghe ông hát và mời ông du lịch sang Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Nguyễn
Văn Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Ngược lại ông lại đề nghị và được thống đốc tài trợ cho đi
một vòng Việt Nam ra Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định để quảng bá những bài nhạc mới này.
Chính Nguyễn Văn Cổn là người đặt tên cho loại nhạc mới là “âm nhạc cải cách” (musique
renovée).
Tới Hà Nội vào tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Tuyên nói chuyện tại hội Trí Tri. Nhưng
trong cuộc vận động cải cách, ông đã gặp một cử tọa đông đảo, ồn ào khơng trật tự. Một phần thất
bại buổi đó do giọng nói địa phương của ơng được ít người hiểu. Hơn nữa, có thể nhiều thanh niên
Hà Nội lúc đó như đã cho việc hơ hào của ơng là thừa, vì các bài hát cải cách đã có sẵn ở đây. Tại
hội Trí Tri Hải Phịng, Nguyễn Văn Tun đã may mắn hơn. Tuy số khán giả chỉ độ 20 người,
nhưng Nguyễn Văn Tun đã có người thơng cảm. Trong buổi nói chuyện này, một vài nhạc sĩ
của Hải Phịng cũng trình một bản nhạc mới của miền Bắc. Sau đó nhân kỳ hội của trường Nữ học
Hoài Đức, Nguyễn Văn Tun cịn trình bày tại rạp chiếu bóng Palace một lần nữa. Lần này cử
tọa rất tán thưởng giọng hát của ơng trong bài Bơng cúc vàng.
Tiếp đó tháng 9 năm 1938, tờ Ngày Nay của Nhất Linh, một tờ báo uy tín khi ấy, cho đăng
những bản nhạc đầu tiên Bông cúc vàng, Kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên, Bình minh của Nguyễn
Xn Khốt, Bản đàn xn của Lê Thương, Khúc yêu đương của Thẩm Oánh, Đám mây hàng,
Cám dỗ của Phạm Đăng Hinh, Đường trường của Trần Quang Ngọc…
Nhiều ca khúc sáng tác từ trước được các nhạc sĩ phát hành. Từ đầu 1939, các bản nhạc của
được bán tại các hiệu sách, phần đầu hình thành Tân nhạc Việt Nam.
Câu 16: Nêu ý nghĩa của sự ra đời tân nhạc? Khái quát về một số nhạc sĩ tiêu biểu?
- Sự ra đời và ý nghĩa:
Tân nhạc Việt Nam ra đời khoảng thập niên 30 của thế kỉ XX. Đây là giai đoạn có nhiều
thay đổi trong nghệ thuật văn học Việt Nam nói chung, xuất hiện sau phong trào Thơ mới và dòng
văn học lãng mạn vài năm. Chủ nghĩa tư bản của người Pháp cùng với nền văn hóa phương Tây
được du nhập vào Việt Nam gây nên những xáo trộn lớn trong xã hội. Nhiều giá trị tư tưởng bền
vững mấy ngàn năm trước đó lại bị giới trẻ Tây học xem thường, thậm chí trở thành đối tượng để

mỉa mai của nhiều người. Giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị hình thành. Giai cấp tư
sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp) đã có một lối sinh hoạt thành
15


thị mới với nhiều tiện nghi theo văn minh Tây phương. Họ ở nhà lầu, đi ô tô, dùng quạt điện, đi
nghe hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn
mặc của thanh niên, mốt quần áo thay đổi mỗi năm. Những đổi thay về sinh hoạt cũng đồng thời
với sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn hóa lãng
mạn Pháp.
Âm nhạc của châu Âu theo chân người Pháp vào Việt Nam từ rất sớm. Đầu tiên chính là
những bài thánh ca trong các nhà thờ Công giáo. Các linh mục Việt Nam cũng được dạy về âm
nhạc với mục đích truyền giáo. Tiếp đó, người dân được làm quen với "nhạc nhà binh" qua các
đội kèn đồng. Tầng lớp giàu có ở thành thị được tiếp xúc với nhạc khiêu vũ, nhạc cổ điển phương
Tây. Từ đầu, các bài hát châu Âu, Mỹ được phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam với các đĩa hát 78 vịng
rồi qua những bộ phim nói. Những thanh niên yêu âm nhạc thời kỳ đó bắt đầu chơi mandolin,
guitar và cả vĩ cầm, dương cầm.
Giai đoạn trước năm 1937 được xem là giai đoạn hình thành Tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ
Trần Quang Hải gọi đây là "giai đoạn tượng hình". Cịn Phạm Duy cho rằng những năm đầu thập
niên 1930 là "thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới". Giống như những nhà văn lãng mạn, thi sĩ của Phong
trào Thơ mới chịu ảnh hưởng bởi văn học lãng mạn Pháp, các nhạc sĩ tiền chiến chịu ảnh hưởng
bởi âm nhạc phương Tây.
- Một số nhạc sĩ tiêu biểu:
Những nhạc sĩ tên tuổi có thể kể đến như: Hải Linh, Hùng Lân, Nguyễn Ánh 9 , Văn Cao…
Dòng nhạc cách mạng cũng có những nhạc sĩ Cơng giáo nổi tiếng như Nguyễn Xuân Khoát, Đinh
Ngọc Liên, Lương Ngọc Trác, Đỗ Minh. Bên cạnh đó lại có những nhạc sĩ sau này cải sang Công
giáo, nổi bật là Văn Phụng, Vũ Thành An, Tô Hải, và Nguyễn Văn Tý.
Câu 17: Hãy nêu đặc điểm và thành tựu âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954)?
Từ năm 1945, tân nhạc Việt Nam bắt đầu có sự phân tách. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ thủ đô

và những thành phố lớn để tham gia kháng chiến. Nhưng một số vẫn ở lại trong vùng kiểm soát
của Pháp hoặc có những nhạc sĩ theo kháng chiến rồi lại quay trở lại thành phố.
Với đề tài kháng chiến, ở miền Bắc, Đỗ Nhuận viết Du kích sơng Thao, Nhớ chiến khu,
Hồng Vân có Hị kéo pháo, Văn Chung viết Q tơi giải phóng, Lê n viết Bộ đội về làng… Ở
miền Trung có Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn Thương, Lời người ra đi của Trần Hồn,
Đồn vệ quốc qn, Có một đàn chim của Phan Huỳnh Điểu, Du kích Ba Tơ của Dương Minh
Viên… Cịn ở miền Nam, một lớp nhạc sĩ trẻ hơn như Hồng Việt với Lên ngàn, Nhạc rừng,
Nguyễn Hữu Trí với Tiểu đoàn 307, Trần Kiết Tường với Anh Ba Hưng, Con kênh xanh xanh của
Ngô Huỳnh.
Một đề tài sáng tác mới nữa của các nhạc sĩ là ca ngợi Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt
Nam. Lưu Hữu Phước đã viết Chào mừng Đảng lao Động Việt Nam, Lưu Bách Thụ viết Biết ơn
Cụ Hồ. Tham gia kháng chiến, Văn Cao đã sửa lời Bến xuân thành Đàn chim Việt và viết Trường
ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ tịch. Các ca khúc này đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng
chiến, hay “nhạc đỏ”.
Tuy vậy, ngay trong số những nhạc sĩ trên, nhiều người vẫn tiếp tục viết các ca khúc lãng
16


mạn và được xếp vào dòng nhạc tiền chiến như Sơn nữ ca của Trần Hoàn, Dư âm của Nguyễn Văn
Tý, Nụ cười sơn cước của Tơ Hải, Tình q hương của Việt Lang. Tham gia kháng chiến, Phạm
Duy cũng có Chiến sĩ vơ danh, Q nghèo, Bà mẹ Gio Linh. Nhưng ông cũng viết Bên cầu biên
giới và bài hát bị coi là khơng hợp với hồn cảnh chiến đấu khi đó và về sau ơng rời bỏ miền Bắc
vào Nam. Ở các vùng đơ thị thuộc kiểm sốt của Pháp, những nhạc sĩ vẫn sáng tác nhạc lãng mạn
như Văn Giảng với Ai về sông Tương, Lâm Tuyền với Tiếng thời gian, Văn Phụng với Mơ khúc
tương phùng… Lê Thương vào miền Nam viết các bản nhạc hài hước, trào phúng Hịa bình 48,
Liên Hiệp Quốc. Ở Hà Nội, năm 1947 Nguyễn Đình Thi viết ca khúc Người Hà Nội. Trong giai
đoạn này, tại Pháp trong những năm 1949 tới 1951, hãng đĩa Oria đã thu một số đĩa nhựa 78 vòng
tiếng hát của các ca sĩ Hải Minh, Bích Thuận, Hồng Lan, Văn Lý những ca khúc Hội nghị Diên
Hồng của Lưu Hữu Phước, Chiến sĩ vô danh của Phạm Duy, Tiếng thùy dương, Hịa bình 48 của
Lê Thương, Trách người đi của Đan Trường…

Sau thành công của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên và được sự ủng hộ của báo chí, nhiều nhóm
nhạc được thành lập và các nhạc sĩ phổ biến rộng rãi những tác phẩm của mình. Và ngay từ thời
kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng đã ghi dấu ấn với các nhạc phẩm trữ tình lãng mạn. Một số thuật
ngữ được dùng để chỉ nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn này, phổ biến nhất là “nhạc tiền chiến”.
Dòng nhạc tiến chiến còn kéo dài tới năm 1954 và cả sau 1954 ở miền Nam.
Những bài hát cải cách nhanh chóng được giới trẻ sinh viên, trí thức ái mộ đón nhận, tuy
vậy nó cũng gây nên nhiều ý kiến khác nhau. Các trí thức phong kiến thì chỉ trích cịn giới dân
nghèo thì thờ ơ. Với phong cách trữ tình lãng mạn, các ca khúc tiền chiến có lời ca mang tính văn
học cao. Ngồi các ca khúc về tình u, chủ đề lịch sử, yêu nước là những đề tài chính của nhạc
tiền chiến.
Câu 18: Nêu ý nghĩa của các giai đoạn này với đời sống xã hội? Khái quát một số nhạc
sĩ tiêu biểu?
- Ý nghĩa đối với đời sống xã hội:
Thể hiện cái mới theo xu hướng văn học và lối sống tư bản của Pháp.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là thời gian định hình những bài
hát được gọi bằng tân nhạc, mới ra đời trong trào lưu âm nhạc cải cách chưa đầy một thập niên
trước đó.
Những ca khúc ra đời trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khơng chỉ mang tính
thời sự, cổ vũ, thúc giục toàn dân chiến đấu và chiến thắng, mà còn là những tâm sự nhiệt thành
của một thế hệ đi vào cuộc kháng chiến. Chúng đã đóng vai trò đáng kể trong việc kiến tạo cảm
hứng tập thể, được duy trì, kế thừa và phát triển nhiều thập niên sau; trở thành di sản nổi bật của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn được hát đến ngày nay.
- Một số nhạc sĩ tiêu biểu:
Có thể kể đến các nhạc sĩ: Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Nguyễn
Văn Thương, Nguyễn Đình Phúc, Lương Ngọc Trác, Lê n… là những người có cơng lớn sáng
tác ra những bản ca bất hủ, có giá trị vận động quần chúng tích cực đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược.
Câu 19: Hãy nêu đặc điểm và thành tựu âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến
17



chống Mỹ (1954 – 1975) và giai đoạn từ năm 1975 đến nay? Nêu ý nghĩa của các giai đoạn
này với đời sống xã hội?
- Đặc điểm, thành tựu âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn (1954 – 1975) và (1975 – nay):
+ Giai đoạn 1954 – 1975:
Âm nhạc cũng như mọi ngành văn học nghệ thuật khác, luôn gắn liền với đời sống tinh thần
người dân, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh, là lúc mà yếu tố tinh thần cịn mang ý nghĩa nhân
lên gấp bội để khích lệ mỗi cơng dân góp phần tối đa vào sự sống còn của dân tộc.
Ra đời trong thập niên ba mươi, nền nhạc mới Việt Nam đến giai đoạn này vẫn cịn q non
trẻ, nhưng ln gồng mình như đứa bé sinh ra trong chiến tranh buộc phải cố trưởng thành sớm
hơn. Đây có thể coi là giai đoạn tập trung nội lực cho một mục tiêu đồng nhất để có bước nhảy vọt
đột biến trong tiến trình phát triển và đã để lại những mốc son trong lịch sử nhạc mới. Không chỉ
làm nên những sự kiện “đầu tiên” trong lịch sử nhạc Việt, đây còn là bước phát triển đáng kể về
đội ngũ làm nhạc cũng như chất lượng tác phẩm, để sau này nhìn lại những tháng ngày gian khó
ấy, giới nhạc Việt Nam cũng thấy bất ngờ và hết sức tự hào về chính mình.
Ngay từ những năm tháng hịa bình đầu tiên, ngành âm nhạc đã liên tiếp thành lập những
đơn vị nghệ thuật cho các chuyên ngành sưu tầm, nghiên cứu, đào tạo, biểu diễn, sáng tác. Trước
hết phải kể đến Ban Nghiên cứu Âm nhạc - Vụ Nghệ thuật (1955, từ 1968 đổi tên là Viện Nghiên
cứu âm nhạc), Trường Âm nhạc Việt Nam (1956, tiền thân của Nhạc viện Hà Nội và Học viện
Quốc gia Âm nhạc Việt Nam)), Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957)...; các dàn nhạc giao hưởng hợp
xướng như: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (1959), Dàn Hợp xướng (1961, tiền thân của Nhà hát
Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam)...; các đoàn ca múa nhạc chun nghiệp như:
Đồn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam (1960), Đoàn ca múa Hà Nội (1960), Đoàn Ca múa trung
ương và Đoàn ca nhạc dân tộc trung ương (1962)...
Các sự kiện “lần đầu tiên” đã đặt những mốc quan trọng trong lịch sử biểu diễn và sáng tác
nhạc mới: đó là sự ra mắt opera Evgheni Onéghin của Tchaikovsky - một tác phẩm kinh điển thế
giới hoàn toàn do nghệ sĩ Việt Nam thể hiện (1961); đó là những thể nghiệm khai sinh cho các thể
loại nhạc đàn và tổng hợp thanh - khí nhạc, như cho thể loại giao hưởng một chương: ouverture Đợi
chờ (1958) của Tạ Phước, thơ giao hưởng Lửa cách mạng (1961) của Trần Ngọc Xương, Thành
đồng Tổ quốc (1961) của Hoàng Vân; cho giao hưởng nhiều phần: tổ khúc giao hưởng Điện

biên (1958) của Đỗ Nhuận, nhiều chương: liên khúc sonate giao hưởng Quê hương (1964) của
Hoàng Việt; cho sân khấu và điện ảnh: nhạc nền của Nguyễn Đình Phúc cho phim truyện đầu
tiên Chung một dịng sơng (1959), hai vở kịch múa đầu tiên Tấm Cám của Nguyễn Văn Thương Văn Chi (1959) và Ngọn lửa Nghệ Tĩnh của nhóm tác giả quân đội (1959), opéra đầu tiên Cô
Sao của Đỗ Nhuận (1965).
+ Giai đoạn 1975 đến nay:
Đời sống âm nhạc sau năm 1975, kể từ khi đất nước thống nhất có khá nhiều biến động. Nó
biến động trước sự chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ, trước sự du nhập liên tiếp
thành quả văn minh nhân loại từ các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 và 3 rồi bắt đầu hướng
tới “4.0”, trước những đổi thay của đất nước từ cơ chế quản lý bao cấp sang kinh tế thị trường…
Sau khi Việt Nam thống nhất, nền âm nhạc Việt Nam có nhiều thay đổi thăng trầm. Trong
18


nước các dịng nhạc vàng bị cấm hồn tồn vì khơng phù hợp với chủ trương chính trị, các ca sĩ
nhạc vàng được khuyến khích chuyển sang hát nhạc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ). Nhiều ca
sĩ & nhạc sĩ Việt Nam phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đồng thời
nhiều bài hát tiền chiến và tình ca bị hạn chế lưu hành. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.
Đề tài sáng tác chủ yếu trong giai đoạn này là:

Ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh: có các bài hát tiêu biểu như: Viếng lăng Bác, Miền Nam
Nhớ mãi ơn người, Lời Bác dặng trước lúc ra đi…

Ca ngợi Đảng: Đảng đã cho ta một mùa xn…

Ca ngợi chiến cơng lẩy lừng của cuộc kháng chiến như: Dáng đứng Bến Tre, 40 thế
kỷ cùng ra trận, Tổ quốc u thương,

Tình u q hương đất nước và tình u lứa đơi: Q Hương (Nguyễn Văn Tý phổ
thơ Đỗ Trung Quân), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh

(Xuân Hồng), Huyền Thoại Mẹ (Trịnh Công Sơn), Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn), Thuyền
và Biển (Phan Huỳnh Điểu), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hịa), Giai điệu Tổ quốc (Trần
Tiến)…

Ca ngợi và phát động các phong trào lao động tập thể như Thanh Niên Xung Phong:
Đêm rừng Đắc Min, Em nông trường anh ra biên giới, Hồ núi Cốc, Trị An âm vang mùa xuân,
Tàu anh qua núi, Đêm thành phố đầy sao, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Mùa xuân từ những giếng dầu…
Các nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này là: Diệp Minh Tuyền, Trần Long Ẩn, Thế Hiển,
Nguyễn Nam, Nguyễn Văn Hiên, An Thuyên, Phó Đức Phương, Phong Nhã, Trần Tiến…
Sự thay đổi quan niệm đã làm được những điều đáng kể trong gần nửa thế kỷ qua trong kế
thừa cái cũ vốn có cũng như trong tiếp nhận cái mới từ bên ngồi. Khái niệm “cái cũ vốn có”
đương nhiên là nhạc cổ truyền. Cịn “cái mới bên ngồi” bao gồm các thể loại nhạc mới tiếp nhận
từ phương Tây, từ ca khúc đại chúng cho đến hịa tấu giao hưởng thính phịng, trong đó tính cả
các nhánh của nhạc giải trí và các xu thế khác nhau của nhạc hàn lâm chuyên nghiệp. Thể loại ca
khúc thuộc họ “mới”, nhưng ở thời điểm nhất định nhìn về quá khứ thì bài hát của giai đoạn trước
cũng có thể được coi là “cái cũ vốn có”.
Và nếu nhận thức được sớm hơn, nhiều bài hát tình yêu để đời được viết với tinh thần kịp
thời nhập cuộc của giới nhạc đã không bị phê phán trên báo chí. Mùa xuân bên cửa số của nhạc sĩ
Xuân Hồng - cựu Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh - khơng được chấp nhận ngay từ
câu mở đầu: “Cao cao bên cửa số có hai người hơn nhau”. Hơn là phải cấm thơi! Một cựu Tổng
thư ký khác - nhạc sĩ Hồng Hiệp bị chỉ trích là người chuyên viết nhạc đỏ lại xoay sang viết nhạc
vàng “anh anh em em” và một số tình ca của ơng bị loại khỏi chương trình ca nhạc. Người giữ kỷ
lục có nhiều ca khúc bị cấm nhất là nhạc sĩ Trần Tiến, kể không xuể: Giai điệu Tổ quốc, Đơi
mắt mang hình viên đạn, Thành phố trẻ, Vết chân tròn trên cát, Chiếc vòng cầu hơn, Điệp khúc
tình u, Tạm biệt chim én, Mùa xuân gọi…, đặc biệt là chùm ca khúc trong chương trình du
ca Trần trụi 87. Vì những ca khúc này mà tác giả bị kiểm điểm lên xuống. 20 năm sau, tác giả của
quá nhiều bài hát “có vấn đề” đã được trao Huân chương Lao động hạng Ba và Giải thưởng Nhà
nước về Văn học nghệ thuật (2007).
19



Các nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này là: Diệp Minh Tuyền, Hồng Vân, Tơn Thất Lập,
Trần Long Ẩn, Thế Hiển, Nguyễn Nam, Nguyễn Văn Hiên, An Thuyên, Phó Đức Phương, Phong
Nhã, Trần Tiến, Nguyễn Ngọc Thiện...
Đặc biệt, Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Trần Tiến chịu ảnh hưởng của phong trào du ca trước năm 1975
nên đã có nhiều sáng tác mới lạ thời bấy giờ nên được công chúng yêu nhạc đón nhận với các ca
khúc: Mặt Trời bé con, Tùy hứng lý qua cầu, Tạm biệt chim én…
Các ca sĩ thành danh như: Cẩm Vân, Bảo Yến, Nhã Phương, NSƯT Quang Lý, Tuấn Phong,
Cao Minh, Thế Hiển, Trần Tiến…
Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hội Âm nhạc Việt Nam được thành
lập. Hằng năm đều tổ chức nhiều chuyến du khảo hội trại sáng tác theo những chủ đề do nhà nước
đặt hàng.
Các trường âm nhạc, văn hoá nghệ thuật được quan tâm thành lập tuy nhiên chỉ mới dừng
lại ở quy mô dạy dịng nhạc thính phịng cổ điển và âm nhạc tun truyền.
Nhiều văn nghệ sĩ có cơ hội giao lưu học tập tại Liên Xô (Nga) đã du nhập nhiều bản nhạc
Liên Xô được hát bằng tiếng Nga hoặc dịch ra lời Việt: Triệu đóa hoa hồng (Cẩm Vân trình
bày), Chiều hải cảng, đôi bờ, Cây thùy dương, Ca chiu sa…
Sau Đại hội Đảng lần VI đề ra chủ trương đổi mới tư duy, xóa bao cấp, văn hóa nghệ thuật
được cởi mở, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) đã tổ chức các cuộc thi Tiếng hát
truyền hình tạo cơ hội cho nhiều ca sĩ trẻ thành danh như: Như Quỳnh, Như Hảo, Thanh Thúy,
NSƯT Tạ Minh Tâm…
Hội thi Tiếng hát Hoa Phượng Đỏ dành cho lứa tuổi học sinh.
Tại miền Nam, nhiều bài hát từ các nước phương Tây được các ca sĩ trình bày lời ngoại ngữ
và lời Việt (do Khúc Lan dịch): Tình cha (Phương Thảo)... Đặc biệt là phong trào hát nhạc Hoa
lời Việt với các ca sĩ: Minh Thuận, Nhật Hào, Tú Châu, Lam Trường,...
Nhạc tình ca (cịn gọi là nhạc sến do đa số viết theo điệu Bolero và có giai điệu buồn với nội
dung chủ yếu là mô tả tâm trạng thất tình) được tiếp tục phát triển với các nhạc sĩ như: Vinh Sử,
Hàn Châu... với các giọng ca: Đình Văn, Ngọc Sơn, Chế Thanh, Thùy Dương,...
Nhiều Trung tâm băng nhạc được thành lập như: Bến Thành AV, Sài Gòn Audio, Hãng Phim
trẻ, Kim Lợi Studio, Trùng Dương AV...

Các nhạc sĩ của Sài Gòn sau 1975 định cư tại nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và cùng với
những nhạc sĩ trẻ hơn đã tạo nên dòng nhạc hải ngoại. Tại hải ngoại, cũng xuất hiện nhiều trung
tâm phát hành băng đĩa nhạc như: Thúy Nga, Asia, Làng văn… Nổi bật nhất là trung tâm Thuý
Nga với loạt đĩa chủ đề "Paris By Night" được thực hiện nghiêm túc, giàn dựng công phu, mang
nhiều giá trị nghệ thuật được giới yêu nhạc đánh giá cao.
Những nhạc sĩ tên tuổi đầu tiên rời Việt Nam khoảng cuối năm 1975. Trong những năm đầu,
một chủ đề sáng tác chính của họ là nỗi nhớ quê hương và Sài Gòn như Nam Lộc với Sài Gòn ơi!
Vĩnh biệt; Khi xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương); Đêm nhớ về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng)... Chủ đề
thân phận lưu vong cũng được nói đến với Tị nạn ca (Phạm Duy); Người di tản buồn (Nam
Lộc); Ai trở về xứ Việt (Phan Văn Hưng); Một chút quà cho quê hương (Việt Dũng)…
Vào năm 1996 bắt nguồn từ giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh do Đài Tiếng nói Nhân
20


dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Người đoạt giải là ca sĩ Lam Trường với ca khúc Tình thơi
xót xa (Bảo Chấn) khiến trào lưu nhạc trẻ ra đời với hàng loạt ca khúc thành cơng sau đó như: Hà
Nội mùa vắng những cơn mưa, Bên em là biển rộng, Giọt sương trên mí mắt, Hơn mơi xa, Tình
em ngọn nến… góp phần đưa hàng loạt ca sĩ trẻ nổi danh như: Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam,
Thu Phương, Quang Linh, Quang Dũng, Lệ Quyên, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Đức Tuấn, Tuấn
Hưng, Phương Thanh, Thanh Thảo, Hiền Thục, Đan Trường, Cẩm Ly…
Tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều nhạc sĩ hịa âm phối khí như: Quốc Dũng, Bảo Chấn, Sỹ
Dan, Tùng Châu, Quốc Trung, Mạnh Trinh, Trần Thanh Tùng, Quang Phúc, Đức Trí, Hồi Sa, Lê
Quang, Lý Huỳnh Long… Nghề mix nhạc (DJ) cũng xuất hiện.
Bên cạnh đó dịng nhạc dân ca phát triển mạnh mẽ: Vọng cổ buồn (Minh Vy), Đêm Gành
Hào nghe điệu Hoài Lang (Vũ Đức Sao Biển), Quê em mùa nước lũ (Tiến Ln), Dun
phận (Thái Thịnh)…
Vài ca sĩ Việt Nam có hồi bão vươn ra thị trường âm nhạc thế giới và đã đạt được một số
thành công ban đầu: Mỹ Tâm được đài truyền hình ABC xếp hạng 6 trong số các ca sĩ châu Á thành
công nhất, Hồ Quỳnh Hương đoạt giải Liên hoan âm nhạc tại Bình Nhưỡng (Cộng hịa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên).

Thành cơng với các ca khúc nhạc trẻ mà báo chí ngưỡng mộ, cái tên phát triển cho ngành
công nghiệp âm nhạc Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ, vào năm
2008, cái tên V-pop đã xuất hiện làm cho nhiều thần tượng và khán giả rất tò mị. Đặc biệt là sự
nổi lên của làn sóng nhạc Hàn Quốc, nên nhiều ca sĩ đã bắt chước model của Hàn Quốc và các giai
điệu âm nhạc của nó.
Đến năm 2017, dòng nhạc trẻ đã trở nên phổ biến toàn Việt Nam, ở Youtube, nhiều bài hát
đã đạt được trên 100 triệu lượt xem, như Vợ người ta (Phan Mạnh Quỳnh), Bống bống bang
bang (Only C)…
Đối lập với dòng nhạc trẻ đang phát triển mạnh tại Việt Nam, thì dòng nhạc dân tộc truyền
thống ngày càng đi xuống và mai một dần như: cải lương, quan họ, chèo, ca trù… cùng với đó là
dịng nhạc dân ca, nhạc bolero, nhạc vàng. Hầu như những người thích dịng nhạc dân tộc truyền
thống và dân ca đều là khán giả lớn tuổi, xuất thân từ gia đình có truyền thống âm nhạc. Cịn đại
đa số bộ phận thanh niên u thích nhạc trẻ và nhạc remix, nhạc thiếu nhi…
- Ý nghĩa đối với đời sống xã hội:
Góp phần phát triển phong trào ca nhạc quần chúng, nâng cao kiến thức âm nhạc cịn có các
chương trình âm nhạc truyền thanh, như mục “Khắp nơi ca hát”, “Câu chuyện âm nhạc”... Các
chương trình giới thiệu tác phẩm âm nhạc kinh điển thế giới có diễn giải của các nhà lí luận chun
nghiệp đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức thính giả nghe đài thời đó, cho đến giờ nhiều người
vẫn nhắc đến như một kỷ niệm đẹp và không khỏi nuối tiếc, bởi ngày nay trên các phương tiện
thông tin đại chúng vẫn chưa có được chương trình âm nhạc nào đạt hiệu quả thuyết phục như vậy.
Không chỉ đưa âm nhạc vào đời sống xã hội để phục vụ quần chúng, mà giới nhạc cịn đặt
ra cho mình nhiệm vụ phát động quần chúng làm âm nhạc với các cuộc vận động phong trào tự
biên tự diễn, để qua đó phát hiện thêm và bồi dưỡng những tài năng âm nhạc trong quần chúng.
Khơng ít tác giả và ca sĩ chuyên nghiệp đã lớn lên từ phong trào ca hát như thế.
21


Âm nhạc sau giai đoạn 1975 liên tục đổi mới để nắm bắt xu hướng thị trường và phục vụ
nhiều khán giả trong thời đại mới, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi
con người.

Cùng với dòng chảy của thời gian, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển với
nhiều thể loại, như: Pop, ballad, bolero, R&B, rock… để giới trẻ tiếp nhận dịng nhạc chính thống,
mang đậm bản sắc dân tộc và lành mạnh, cần phải có định hướng đúng đắn và kịp thời xu hướng.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số (trước đây)

Nhóm sinh viên – khóa 58, 59
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

22



×