MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
CĐSP
: Cao đẳng Sư phạm
ĐH VHTTDLTH : Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
ĐHSP
: Đại học Sư phạm
NCKH
: Nghiên cứu khoa học
Nxb
: Nhà xuất bản
SPAN
: Sư phạm âm nhạc
Tp
: Thành phố
TW
: Trung Ương
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là ba lần sáng tạo: nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn và công chúng thưởng
thức. Cả ba đều có vị trí ngang bằng như nhau. Trong đó, nhạc sỹ và nghệ sỹ biểu
diễn được đào tạo có trình độ âm nhạc nhất định. Công chúng thưởng thức có trình
độ dân trí về âm nhạc chưa được mong muốn.
Âm nhạc thông qua lời ca trở nên dễ hiểu và gần gũi với con người, bởi yếu tố
lời ca chính là ngôn ngữ mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đối với
công chúng Việt Nam, khí nhạc bị mờ nhạt, ít được thể hiện, ít được yêu thích.
Hợp xướng là thể loại âm nhạc nâng cao, dẫn khí nhạc tới gần với công chúng.
Hợp xướng Việt Nam được hình thành và phát triển từ nền tân nhạc (nhạc
mới), từ nửa đầu thế kỷ XX. Trải qua một thời gian dài, các nhạc sỹ Việt Nam đã
dần hoàn thiện các thủ pháp sáng tác, hình thức, giai điệu, tiết tấu, hòa thanh...
Hình thành nền âm nhạc hợp xướng dành riêng cho Quốc gia. Âm nhạc hợp xướng
Việt Nam đã ngày càng trở nên lớn mạnh, mang đậm âm hưởng dân gian, tiếp thu
phong cách phương Tây, và mang tính chất nhạc nhẹ. Để góp phần vào sự hình
thành ấy, các đội hợp xướng của các trường Học viện Âm nhạc Quốc gia, ĐH Sư
phạm Nghệ thuật TW, Đại học Nghệ thuật Hà Nội,... cùng các đội hợp xướng của
các trường nghệ thuật khác. Đã làm nên vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, nâng cao và
tạo hứng thú hoạt động học tập của người học cũng như tăng thêm trình độ dân trí
về âm nhạc của công chúng.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, sinh viên bị cuốn hút bởi các thú
vui không lành mạnh. Đã ảnh hưởng tới việc học tập cũng như hoạt động âm nhạc.
Qua đó, tạo ra một sân chơi âm nhạc để sinh viên có thể giao lưu học hỏi cùng
nhau là hết sức cần thiết. Vì vậy, giáo dục bộ môn hợp xướng ở trường Đại học vừa
là bộ môn nghệ thuật, vừa là sân chơi bổ ích, có sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với sinh
viên. Mặt khác, là một tổ chức hoạt động âm nhạc lành mạnh, kích thích niềm đam
3
mê âm nhạc với mỗi sinh viên, tạo không khí hứng khởi cho các em mỗi khi tới
trường.
Là người được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất xứ Thanh. Tôi luôn mong muốn
đưa đề tài nghiên cứu của mình vào sự phát triển nền âm nhạc trên mảnh đất quê
hương mình. Thực tế, việc giảng dạy hợp xướng cho sinh viên hệ ĐH SPAN trong
những năm qua còn nhiều bất cập: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sinh viên thuộc
nhiều địa phương, nhiều dân tộc khác nhau. Đời sống còn khó khăn, khả năng phát
âm ngôn ngữ, màu sắc âm nhạc của các em cũng khác nhau, năng lực của các em
không đồng đều. Bên cạnh đó, không ít các em gặp nhiều khó khăn trong đời sống,
thiếu thốn nhiều phương tiện trực quan phục vụ học tập và một số em còn ít được
tiếp cận với âm nhạc và thanh nhạc, giảng viên giảng dạy nhiệt tình mà kết quả học
tập của sinh viên chưa cao. Với mong muốn tìm ra những giải pháp mới góp phần
nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng cho sinh viên tại trường, tôi mạnh dạn
chọn đề tài: “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường
Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” cho luận văn chuyên ngành
Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc. Với đề tài này, tôi mong muốn
có những đóng góp về lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy hợp xướng
cho sinh viên qua những bản hợp xướng Việt Nam. Góp phần phát triển nền âm
nhạc nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về dạy học hợp xướng cho sinh viên Đại học đã có một số công
trình như:
- “Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể” của Vũ Tự Lân, Lê Thế
Hào, NXB Giáo dục, 1998.
- “Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng”của Nguyễn Minh Cầm, Vụ đào tạo Bộ
văn hóa Thông tin, 1982.
4
- “Chỉ huy và dàn dựng hát tập thể” của Đoàn Phi, Nxb Đại học Sư phạm,
2005.
- “Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ Đại học Sư phạm Âm
nhạc” của Ths. Lê Vinh Hưng, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Tw, 2009.
- “Tìm hiểu bản hợp xướng Âm vang Bình Minh của nhạc sĩ Ca Lê Thuần”
của Phạm Khắc Hiền, 2007.
- “Hướng dẫn hát tập thể” của Đỗ Mạnh Thường, Nguyễn Minh Cầm, NXB
Kim Đồng, 1982.
- “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn chỉ huy và dàn dựng hát tập
thể cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, trường ĐH Quảng Bình”
của Nguyễn Quỳnh Lê, Luận văn Thạc sỹ, 2013.
- “Tìm hiểu 6 bản hợp xướng của các nhạc sĩ Việt Nam” của Lương Diệu
Ánh, Luận văn Thạc sĩ, 2011.
- “Tìm hiểu thủ pháp hợp xướng qua bản “Tiếng hát người chiến sĩ biên
Thùy” của Tô Hải” của Trần Thị Mây, Luận án Tiến sĩ.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về phương pháp
chỉ huy, phương pháp dàn dựng hát tập thể và hợp xướng trong các trường Cao
đẳng và Đại học trực thuộc Trung ương theo định hướng đổi mới. Riêng công trình
của Lê Vinh Hưng (2009), Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ
ĐH SPAN trường ĐHSP Nghệ thuật TW, đã nghiên cứu về dạy học hợp xướng cho
sinh viên SPAN, tác giả có đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học
hợp xướng cho sinh viên. Với mục đích mở rộng sự hiểu biết cho sinh viên, tích
lũy thêm số lượng tác phẩm cũng như những ý tưởng, hình thức trong mỗi tác
phẩm. Gần đây có công trình của Trần Tâm Đan (2011), Phát triển hát hợp xướng
ở trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tp Nam Định; Lê Quang Đôn (2006), Đổi mới
phương pháp giảng dạy môn chỉ huy, dàn dựng hát tập thể cho hệ CĐSP Văn –
Nhạc trường CĐSP Hà Nam; Lê Vinh Hưng (2009), Hệ thống phương pháp dạy
5
và học hát hợp xướng hệ ĐH SPAN trường ĐHSP Nghệ thuật TW; Nguyễn Phạm
Khanh (2006), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát hợp xướng cho
hệ THSP Âm nhạc trường TH VHNT Phú Thọ; là bốn đề tài gần với đề tài của tôi,
song bốn đề tài trên chỉ tập trung nghiên cứu về các phương pháp hát hợp xướng,
dàn dựng hát tập thể chung chung. Đề tài của tôi, nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hợp xướng trong trường ĐH
VHTTDLTH. Đặc biệt, trong quá trình dạy và học, tôi chú trọng phương pháp học
hợp xướng Việt, nâng cao khả năng cảm thụ, phát huy năng lực của sinh viên...
Mang tiếng hát của mình để phục vụ quê hương đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu khả năng âm nhạc của sinh
viên, tìm hiểu thực trạng giáo dục âm nhạc ở trường Đại học Văn hóa Thể thao Du lịch Thanh Hóa và một số trường Đại học khác. Luận văn đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng Việt cho trường Đại học Văn
hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục Âm nhạc.
Nghiên cứu các thủ pháp sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam, các trải nghiệm thực
tế và nghệ thuật đã làm nên tác phẩm hợp xướng của họ. Từ đó, tìm ra các cách
thức hiệu quả nhất để thể hiện tác phẩm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
+ Đánh giá thực trạng giảng dạy hợp xướng cho sinh viên, tại trường Đại học
Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.
+ Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hợp
xướng cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số bản hợp xướng, trong giảng dạy hợp xướng
ngành sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch Thanh Hóa.
6
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu tại trường Đại học Văn hóa Thể
thao - Du lịch Thanh Hóa, và cho khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất.
+ Nghiên cứu mười hai tổng phổ hợp xướng Việt Nam dùng trong chương
trình dạy học hợp xướng cho sinh viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp, mô hình hóa tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài
nghiên cứu làm cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra: Điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến, nhằm thu thập ý kiến
của các giảng viên về nội dung các phương pháp giảng dạy hợp xướng.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của các lớp
qua một số buổi học hợp xướng nhằm đánh giá phương pháp giảng dạy trong việc
rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật hợp xướng và cách xử lý ngôn ngữ thể hiện tác phẩm
hợp xướng.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với các giảng viên về phương pháp giảng
dạy hợp xướng, thăm dò khả năng cảm thụ âm nhạc của sinh viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm chứng minh giải
pháp đưa ra trong đề tài là có hiệu quả.
6. Đóng góp của luận văn
Nếu kết quả nghiên cứu được công nhận, luận văn sẽ mang lại những đóng
góp có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học hợp
xướng cho sinh viên năm nhất của trường Đại học Văn hóa Thể thao - Du lịch
Thanh Hóa. Từ kết quả trên, sẽ mở rộng ra là các đội hợp xướng tại trường, không
chỉ hoạt động trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Góp phần nâng cao trình độ
nhận thức và thực hành âm nhạc ở địa phương. Xây dựng đời sống xã hội lành
mạnh, nếp sống tinh thần văn minh.
7. Bố cục của luận văn
7
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm hai
chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2. MỘT SỐ GIÁI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG
DẠY HỢP XƯỚNG CHO SINH VIÊN KHOA SPAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
HÓA THỂ THAO - DU LỊCH THANH HÓA
8
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái quát về hát hợp xướng
1.1.1. Khái niệm hợp xướng
1.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hợp xướng
1.1.3. Bản chất của hát hợp xướng
1.1.4. Các thể loại hợp xướng
1.1.4.1. Hợp xướng người lớn
- Hợp xướng nam
- Hợp xướng nữ
- Hợp xướng tổng hợp
1.1.4.2. Hợp xướng thiếu nhi
1.1.5. Đặc điểm, đặc trưng cơ bản về hát hợp xướng lời Việt
1.1.6. Vai trò của giáo dục hợp xướng
1.2. Tìm hiểu việc dạy học hợp xướng tại trường ĐH Văn hóa Thể thao – Du
lịch Thanh Hóa
1.2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình nhà trường
1.2.2. Đặc điểm, khả năng ca hát của sinh viên hệ Đại học Sư phạm Âm
nhạc trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
1.2.3. Chương trình chi tiết của môn học cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc
1.2.3.1. Nội dung chương trình
1.2.3.2. Chương trình chi tiết của môn học
1.2.4. Phương pháp và kết quả giảng dạy
9
1.2.5. Thực trạng dạy học môn hợp xướng và hoạt động hợp xướng của
trường ĐH Văn hóa Thể thao – Du lịch Thanh Hóa
1.2.5.1. Thuận lợi
1.2.5.2. Khó khăn
Tiểu kết chương 1
Chương 2
MỘT SỐ GIÁI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỢP
XƯỚNG CHO SINH VIÊN KHOA SPAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA
THỂ THAO - DU LỊCH THANH HÓA
2.1 Phương pháp dạy học hợp xướng cho sinh viên
2.1.1. Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hiện đại và dạy học tích
cực
2.1.1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm
2.1.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án
2.1.1.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá
2.1.2. Đổi mới nội dung rèn luyện kỹ năng hát hợp xướng
2.1.2.1. Đổi mới nội dung về luyện thanh phát triển giọng hát
2.1.2.2. Kỹ thuật xử lý hơi thở
2.1.2.3. Phương pháp luyện tập tiết tấu, giai điệu và xử lý sắc thái
2.1.2.4. Bổ sung nội dung chương trình dạy học hợp xướng
2.1.2.5. Phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu diễn
2.1.3. Các biện pháp khác
2.1.3.1. Tổ chức biểu diễn, giao lưu nghệ thuật hợp xướng tạo sân chơi âm
nhạc phong phú, sinh động
10
2.1.3.2. Nâng cao kỹ thuật chỉ huy của giảng viên
2.1.3.3. Một số vấn đề về cơ sở vật chất, chương trình và giáo trình góp
phần nâng cao chất lượng dàn dựng hợp xướng
2.2. Thực nghiệm sư phạm và nội dung thực nghiệm
2.2.1. Thực nghiệm sư phạm
2.2.1.1. Mục đích thực nghiệm
2.2.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
2.2.1.3. Nội dung thực nghiệm
2.2.1.4. Đối tượng thực nghiệm
2.2.1.5. Phạm vi thực nghiệm
2.2.1.6. Tổ chức quá trình thực nghiệm
2.2.2. Nội dung thực nghiệm
Tiểu kết chương 2
11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến bước mạnh mẽ sang một
nền văn minh mới: Văn minh thông tin, văn minh trí tuệ. Vì vậy, giáo dục và đào
tạo đòi hỏi phải thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế của thời đại.
Cùng với xu thế đó, giáo dục âm nhạc cho sinh viên Đại học đang từng bước hoàn
thiện, để thực sự trở thành bộ môn nghệ thuật có ý nghĩa về mặt chuyên môn, giáo
dục phẩm chất cho sinh viên. Để sau này khi ra trường, có thể trở thành những giáo
viên âm nhạc đào tạo cho các em học sinh không chỉ phát huy được năng lực cá
nhân, mà còn biết yêu quê hương đất nước thông qua các bài học âm nhạc.
Đề tài: “Dạy học hợp xướng cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường
Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” được thực hiện dựa trên
nghiên cứu lý luận và thực tiễn sâu sắc, theo quan điểm đổi mới, phát triển được
khả năng của sinh viên Thanh Hóa, đề cao tinh thần yêu nước, tạo cơ hội cho sinh
viên được hoạt động âm nhạc một cách có ý nghĩa, tham gia góp phần vào các hoạt
động chính trị của Tỉnh. Chính vì vậy, nếu đề tại được phổ biến, sẽ có những đóng
góp thiết thực trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học hợp xướng Việt
cho sinh viên trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói chung
và cho sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc trường trường Đại học Văn hóa Thể thao
và Du lịch Thanh Hóa cũng như các trường nghệ thuật khác trên toàn quốc.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1.
Lương Diệu Ánh (2011), Sáu bản hợp xướng của các nhạc sỹ Việt Nam,
2.
Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật.
Trần Tâm Đan (2011), Phát triển hát hợp xướng ở trường TH Nguyễn Viết
Xuân - Tp Nam Định, Luận văn tốt nghiệp cử nhân SPÂN K2, ĐHSP Nghệ
3.
thuật TW, Hà Nội.
Lê Quang Đôn (2006), Đổi mới phương pháp giảng dạy môn chỉ huy, dàn
dựng hát tập thể cho hệ CĐSP Văn – Nhạc trường CĐSP Hà Nam, khóa luận
4.
tốt nghiệp ĐHSP ÂN CQ K4, ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Phùng Trà Giang (2011), Tìm hiểu chương IV “Tiếng hát” trong bản giao
hưởng hợp xướng “Côn Đảo” của Hoàng Hà, Hoàng Lương, Luận văn tốt
5.
nghiệp cử nhân SPÂN K2B, ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Bùi Thị Thu Hà (2006), Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
môn chỉ huy dàn dựng hợp xướng cho giáo sinh SPAN trường CĐSP Hà Nội,
6.
khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ÂN CQ K2, ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Phạm Khắc Hiền (2007), Tìm hiểu bản hợp xướng Âm vang Bình Minh của
nhạc sĩ Ca Lê Thuần, khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành lý luận âm nhạc,
7.
Học viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Đỗ Minh Hương (2008), Những đặc điểm sáng tác trong tổ khúc Acappella
của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, khóa luận tốt nghiệp đại học ngành lý luận âm
8.
nhạc, Học viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Lê Vinh Hưng (2009), Hệ thống phương pháp dạy và học hát hợp xướng hệ
ĐH SPAN trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Đề tài NCKH cấp Bộ, trường ĐHSP
9.
Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Lê Đoài Huy (2012), Đặc điểm âm nhạc trong một số tác phẩm hợp xướng
Acappella của nhạc sĩ P.I. Tchaikovsky, Luận văn tốt nghiệp cử nhân SPAN
10.
K3A, trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Nguyễn Trung Kiên (2007), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
môn hát tập thể, đồng ca, hợp xướng cho hệ CĐSP ÂN trường CĐSP TW,
13
11.
luận văn tốt nghiệp ĐHSP ÂN.
Nguyễn Phạm Khanh (2006), Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
hát hợp xướng cho hệ THSP Âm nhạc trường TH VHNT Phú Thọ, Khóa luận
12.
tốt nghiệp ĐHSPAN CT K4, ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
Nguyễn Quỳnh Lê (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn
chỉ huy và dàn dựng hát tập thể cho SV hệ CĐSP Âm nhạc trường ĐH
Quảng Bình, luận văn Thạc sĩ ngành lý luận và phương pháp dạy học âm
13.
nhạc, Học viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Trần Thị Mây (2001), Tìm hiểu thủ pháp hợp xướng thông qua bản Tiếng hát
người chiến sĩ Biên Thùy của nhạc sĩ Tô Hải, khóa luận tốt nghiệp hệ trung
14.
cấp lý luận, Nhạc viện Hà Nội.
Trần Văn Minh (2010), Các tác phẩm Trường ca - Hợp xướng của nhạc sĩ
Hoàng Vân, luận văn thạc sĩ lý luận âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia
15.
Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Thị Năm (2006), Phương pháp dàn dựng hát tập thể cho giáo sinh
trường CĐSP Hà Tây, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ÂN CQ K2, ĐHSP Nghệ
16.
thuật TW, Hà Nội.
Lê Thảo Nguyên (2007), Các tác phẩm Giao hưởng - Hợp xướng của nhạc sĩ
Trọng Bằng, luận văn thạc sĩ lý luận Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia
17.
Việt Nam, Hà Nội.
Đặng Khánh Nhật (2011), Tìm hiểu tác phẩm hợp xướng “Sóng của Tùng”
của nhạc sĩ Doãn Nho, luận văn tốt nghiệp cử nhân SPÂN K2C, ĐHSP Nghệ
18.
thuật TW, Hà Nội.
Đặng Ngọc Tân (2005), Nghiên cứu một số ca khúc sử dụng cho hát hợp
xướng thiếu nhi trong trường THCS TP. Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp
19.
ĐHSPÂN CQ K1, CĐSP Nhạc Họa TW, Hà Nội.
Ngô Phạm Toán (2003), Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn dàn dựng
hợp xướng cho hệ THSP chuyên nhạc trường CĐSP Hưng Yên, khóa luận tốt
20.
nghiệp ĐHSPÂN CT K2, CĐSP Nhạc Họa TW, Hà Nội.
Phạm Thị Thu Trang (2011), Tìm hiểu thủ pháp hợp xướng Acappella qua
14
tác phẩm “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” (Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ, Phối
âm: Đỗ Dũng) và “Du kích sông Thao” (Sáng tác và phối âm: Đỗ Nhuận),
luận văn tốt nghiệp cử nhân SPÂN K2, ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội.
* Tiếng nước ngoài:
21.
Gordon Lamb (2010): Choral techniques - Kỹ thuật hợp xướng. Đại học
22.
Rice, Houston, Texas, USA.
Imogen Holst (1973): Conducting and Choir - Chỉ huy và Hợp xướng. Đại
23.
học Oxford, Ely House, London, Anh.
Marcel Corneloup (1957): Guide pratique du chan choral - Hướng dẫn thực
hành hát hợp xướng. Nxb. Francis Van de Velde, Paris, Pháp.
* Các tổng phổ hợp xướng của các tác giả Việt Nam:
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
Hồ Bắc: Ca ngợi Tổ quốc.
Trọng Bằng: Chào năm 2000 chào thiên niên kỷ mới.
Nguyễn Việt Bình: Thơ Bác - Lời xuân.
Lê Dũng: Tuổi trẻ Việt Nam.
Hoàng Hà - Hoàng Lương: Giao hưởng hợp xướng - chương IV: Côn Đảo.
Tô Hải: Tiếng hát người chiến sĩ Biên Thuỳ.
Vinh Hưng: Âm vang Việt Nam; Muôn đời lời Bác còn vang; Năm bài dân ca
32.
33.
34.
35.
36.
phối âm cho hợp xướng.
Chu Minh: Ta tự hào đi lên Ôi Việt Nam.
Doãn Nho: Sóng cửa Tùng.
Nguyễn Tài Tuệ - phối âm Đỗ Dũng: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.
Lê Tịnh: Tổ khúc hương trầm tháng chạp.
Cát Vận: Việt Nam thời gian khát vọng.
15
16
PHỤ LỤC
17