Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề cương pháp luật du lịch 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.98 KB, 13 trang )

PHÁP LUẬT DU LỊCH
Câu 1: Trình bày khái niệm Du lịch và Khách du lịch? Lấy ví dụ minh họa?
- Khái niệm liên quan:
+ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác (Khoản
1, điều 3, Luật Du lịch 2017)
+ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
để nhận thu nhập ở nơi đến (Khoản 2, điều 3, Luật Du lịch 2017)
- Phân loại khách du lịch: (Điều 10, Luật Du lịch, 2017)
1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
khách du lịch ra nước ngoài.
2. Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du
lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch.
4. Khách du lịch ra nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch nước ngoài
- Ví dụ:
+ Khách Việt Nam đến du lịch Đà Nẵng được gọi là khách du lịch nội địa vì điểm đến nằm
trong lãnh thổ Việt Nam
+ Du khách Vương quốc Anh đến du lịch Đà Nẵng được gọi là khách du lịch quốc tế vì điểm
đến thuộc lãnh thổ bên ngồi Vương quốc Anh.
Câu 2: Trình bày các chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch?
Dựa vào Điều 5, Luật Du lịch 2017:
1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi
Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;


b) Lập quy hoạch về du lịch;
c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới mơi trường, thu hút sự
1


tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mơ lớn; hệ thống cửa hàng miễn
thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập
cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du
lịch.
Câu 3: Trình bày định hướng của Nhà nước về quy hoạch phát triển du lịch?
Mục 3. QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH
Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch
1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.
2. Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử - văn
hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai

thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng
địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.
4. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế - xã hội và môi trường.
5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình
lập quy hoạch; kết hợp hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích
của vùng và địa phương.
6. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp
ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
của đất nước.
Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch
1. Xác định vị trí, vai trị và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia,
vùng và địa phương.
2. Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du
lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.
3. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các
phương án phát triển du lịch.
4. Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
5. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.
6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên
đầu tư, vốn đầu tư.
7. Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.
2


8. Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.
Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch
1. Việc lập quy hoạch về du lịch phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung lập quy hoạch về du lịch
quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch.
Câu 4: Trình bày cụ thể nội dung các ngành nghề kinh doanh du lịch?

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của
khách du lịch.
- Kinh doanh vận tải khách du lịch: là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không,
đưởng biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương
trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Câu 5: Trình bày nội dung khái quát về kinh doanh và doanh nghiệp?
+ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi.
+ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
=> Phân loại doanh nghiệp: (5 loại) bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ
phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp tập thể.
Câu 6: Trình bày khái niệm Pháp nhân, Thể nhân, Trách nhiệm hữu hạn và Trách
nhiệm vô hạn?
- Khái niệm Pháp nhân và Thể nhân:
+ Thể nhân là cá nhân và các thực thế pháp lý khác được thành lập hợp pháp nhưng khơng
có tài sản riêng độc lập với chủ sở hữu, liên đới cùng với chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối
với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
+ Pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có
tài sản riêng độc lập, hoạt động nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản.
- Khái niệm Trách nhiệm vô hạn và Trách nhiệm hữu hạn:
+ Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ trả nợ có giới hạn trong phạm
vi tài sản độc lập của các pháp nhân.
+ Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ trả nợ đến cùng của các thể nhân.
Câu 7: Trình bày quyền thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp?
- Quyền thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
3


+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước,
trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực
hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
- Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của cơng ty cổ phần, góp vốn vào cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các trường hợp sau:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước
góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán
bộ, cơng chức.
- Hồ sơ, trình tự đăng ký kinh doanh doanh nghiệp:
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định tại cơ
quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác
của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (trong có ghi rõ vốn tự khai)

+ Dự thảo Điều lệ công ty (không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân).
+ Danh sách chủ sở hữu sáng lập.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ
chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thơng báo bằng văn bản cho người thành lập
doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Câu 8, 9: Trình bày điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế?
- Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành nội địa:
(Theo khoản 1, Điều 31, Luật Du lịch 2017): Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên
4


ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
* Lưu ý khác:
+ Có đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. (Cơ
quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền là Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở chính.
+ Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa. Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội
địa. (Phương án kinh doanh lữ hành nội địa là phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong đó
dự kiến số lượng khách, doanh thu, địa bàn, điểm đến du lịch dự định khai thác).
Chương trình du lịch là chương trình chào bán cho Khách du lịch.

+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa phải có thời gian ít nhất 3 năm
hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Các cơng việc được tính là có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực lữ hành bao gồm Hướng dẫn viên, Thiết kế xây dựng tour, Điều hành Tour và Nghiên cứu,
giảng dạy về lữ hành…
- Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế:
(Theo khoản 2, Điều 31, Luật Du lịch 2017): Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên
ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
* Lưu ý khác:
+ Có đăng kí kinh doanh lữ hành quốc tế tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. (Cơ
quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền là Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở chính.)
+ Có phương án kinh doanh lữ hành quốc tế. Có chương trình du lịch cho khách du lịch
Quốc tế. (Phương án kinh doanh lữ hành là phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong đó dự
kiến số lượng khách, doanh thu, địa bàn, điểm đến du lịch dự định khai thác. Chương trình du lịch
là chương trình chào bán cho khách du lịch.
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành Quốc tế phải có thời gian ít nhất 4 năm
hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. (Các công việc được tính là có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực lữ hành bao gồm: Hướng dẫn viên, Thiết kế xây dựng Tour, Điều hành Tour và nghiên cứu,
giảng dạy về lữ hành…)
+ Có ít nhất 3 hướng dẫn viên Du lịch Quốc tế (HDV có hợp đồng lao động dài hạn (thời
hạn 1 năm trở lên) và được cấp thẻ Hướng dẫn viên Du lịch Quốc tế)
+ Có tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nộp 250 triệu đồng vào tài
khoản đóng băng tại ngân hàng và chỉ được rút ra để bồi thường cho khách du lịch.
Câu 10: Trình bày khái niệm Cơng ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn?
- Công ty Cổ phần:

5


Khái niệm: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần, chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi giá trị số cổ phần họ sở hữu. Cơng ty có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh.
Cơng ty cổ phần có bộ máy quản lý gồm 4 cơ quan:
+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của cơng ty, gồm tất cả cổ đơng có
quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất những công việc quan trọng nhất của công
ty, bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty. Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh
cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng
cổ đơng.
+ Ban kiểm sốt thay mặt đại hội đồng cổ Đông thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động
của công ty.
+ Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trực
tiếp trước hội đồng quản trị
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn:
Khái niệm: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn(TNHH) là doanh nghiệp do một hay nhiều cá
nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Cơng ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh.
Cơng ty TNHH được phân làm 2 loại là: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH
2 thành viên trở lên có bộ máy quản lý bao gồm:
+ Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công
ty. Hội đồng thanh viên quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty.
+ Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực thi các nghị
quyết của hội đồng thành viên.
+ Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên bầu ra, chịu trách nhiệm kiểm sốt mọi hoạt động

của Cơng ty theo pháp luật và Điều lệ công ty quy định. (bắt buộc với cơng ty trên 11 thành viên).
Câu 11: Trình bày khái niệm và nội dung hợp đồng du lịch?
- Khái niệm liên quan:
+ Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 – Bộ Luật Dân sự)
+ Hợp đồng du lịch là hợp đồng dân sự trong lĩnh vực du lịch.
+ Hình thức giao kết hợp đồng: Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng các hình thức mà
thơng qua đó các bên thể hiện được ý chí đồng ý giao kết hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng du lịch:
Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận, chúng xác định
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau, quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của
hợp đồng thuận, chúng xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau, quyết định tính
hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng.
6


Nội dung của hợp đồng được chia thành ba loại điều khoản: Điều khoản chủ yếu, điều khoản
thường lệ và điều khoản tùy nghi.
+ Điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất và phải có của một hợp
đồng. Điều khoản chủ yếu bao gồm:

Điều khoản về ngày tháng năm ký kết; tên, địa chỉ các bên ký kết; họ tên người đại
diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy
ước đã thỏa thuận.

Điều khoản về chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hoặc yêu
cầu kỹ thuật của công việc. Điều khoản này phải phù hợp về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của
Nhà nước hoặc tiêu chuẩn chất lượng của đơn vị đã đăng ký.


Điều khoản về giá cả. Điều khoản này phải được ghi cụ thể. Các bên có thể thỏa thuận
về nguyên tắc, thủ tục để thay đổi giá khi có sự biến động giá cả thị trường trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Đối với các hạng mục liên quan đến sản phẩm mà Nhà nước đã quy định giá hoặc
khung giá thì giá thỏa thuận phải phù hợp với quy định đó.
+ Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp luật quy định, các bên có thể tự
thỏa thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản này nhưng không được trái với quy định của pháp
luật. Trong trường hợp khơng đưa vào thì coi như các bên đã mặc nhiên cơng nhận và có nghĩa vụ
thực hiện những quy định đó.
+ Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau đưa vào hợp
đồng khi chưa có quy định pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng.
Câu 12: Trình bày quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa?

Quyền

+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình
du lịch cho khách du lịch (nội địa; khách du lịch là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch) theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép.
+ Các quyền khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.
+ Thành lập doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, kinh
doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng kí kinh doanh.
+ Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công

Nghĩa
vụ

khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại
trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng
cáo và trong giao dịch điện tử;
+ Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

+ Cơng khai, niêm yết giá trung thực, chính xác và các lưu ý, điều kiện thực hiện
chương trình du lịch, dịch vụ du lịch, đảm bảo các dịch vụ cung cấp cho khách đúng
số lượng và chất lượng như đã quảng cáo.
+ Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ
sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
+ Cung cấp thơng tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
7


+ Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch,
trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho tồn bộ chương trình du lịch;
+ Thực hiện báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ
hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian
hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
+ Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của
nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tơn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán
của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia
chương trình du lịch;
+ Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du
lịch; kịp thời thơng báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy
ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Khơng được đưa khách đến khu vực cấm; Không được để khách lợi dụng hoạt
động du lịch xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thuần phong mỹ
tục của dân tộc.
+ Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách. Thực hiện báo cáo định kỳ cho Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thơng báo cho cơ quan quản lý Du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

nơi đặt trụ sở chính về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, khi thay đổi trụ sở
chính hay khi thành lập, thay đổi chi nhánh, văn phịng đại diện ở trong nước.
+ Khơng được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên doanh
nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Chỉ được ký hợp đồng đại lý với đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho
khách du lịch; Không được uỷ thác cho đại lý lữ hành tổ chức thực hiện chương
trình du lịch đã bán.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Câu 13: Trình bày quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế?

Quyền

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
và quyền hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước
ngồi có quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phục vụ
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế
để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt
động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
+ Các quyền khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Nghĩa
vụ

+ Thành lập doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, kinh
doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng kí kinh doanh.
8



+ Công khai giá và các điều kiện thực hiện chương trình du lịch, dịch vụ du lịch,
đảm bảo các dịch vụ cung cấp cho khách đúng số lượng và chất lượng như đã quảng
cáo.
+ Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, các
quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ mơi
trường, bản sắc văn hoá & thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Có biện pháp đảm bảo an tồn về sức khoẻ, tính mạng và tài sản của du khách,
thơng báo trước cho khách những nơi có thể nguy hiểm.
+ Có trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã bán cho khách, không
đưa khách đến khu vực cấm, không được để khách lợi dụng hoạt động du lịch xâm
hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Lập sổ theo dõi, hồ sơ quản lý khách, thực hiện báo cáo định kì cho cơ quan quản
lý nhà nước về du lịch ở trung ương và Sở du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Khơng được cho tổ chức, cá nhân khác sửi dụng tư cách pháp nhân, tên doanh
nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh du lịch. Chỉ được ký hợp đồng đại lý với
đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho khách. Không được uỷ thác cho đại
lý lữ hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã bán.
+ Phải mua bảo hiểm Du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời
gian thực hiện chương trình du lịch.
+ Chỉ được sử dụng HDV đã được cấp thẻ để hướng dẫn khách du lịch. Chịu trách
nhiệm về hoạt động của HDV trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp
đồng với doanh nghiệp.
+ Quản lý HDV, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho HDV của doanh nghiệp.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Câu 14: Trình bày các quyền và nghĩa vụ của Khách du lịch?
+ Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi DL.
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thơng tin về chương trình,
dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
+ Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư


Quyền

trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức,
cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
+ Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi
sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn
trong trường hợp khẩn cấp.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
+ Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề phát sinh.
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
9


+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du

Nghĩa
vụ

lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương,
bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến
hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
+ Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
+ Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Câu 15, 16: Trình bày tiêu chuẩn về hướng dẫn viên nội địa và quốc tế?

Tiêu chuẩn hướng dẫn viên nội địa

Tiêu chuẩn hướng dẫn viên quốc tế

Tiêu chuẩn
chung

+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tiêu chuẩn
về sức khỏe

+ Không mắc bệnh truyền nhiễm
+ Khơng sử dụng các chất ma túy.
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên
ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên
ngành khác trở lên và có chứng chỉ
nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế

Tiêu chuẩn
về chun
mơn

(có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp)
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ký hành nghề.
ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
Tiêu chuẩn ngoại ngữ:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên + Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên
ngành khác trở lên và có chứng chỉ ngành Ngoại ngữ trở lên.
nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa
+ Có bằng tốt nghiệp Đại học ở nước
ngoài trở lên.
+ Chứng chỉ Tiếng Anh bậc 3/6;
TOEFL 500 điểm hoặc IELT 5.5 hoặc
TOEIC 650 điểm trở lên; hay chứng chỉ
tương đương với các ngoại ngữ khác.
+ Có chứng nhận đã qua kì kiểm tra
trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có
thẩm quyền cấp.

Lưu ý

* Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch:
+ Khoá 1 tháng: Cho đối tượng tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo du lịch
nhưng không phải chuyên ngành Hướng dẫn viên.
+ Khoá 2 tháng: Dành cho đối tượng tốt nghiệp các ngành đào tạo ngoại ngữ,
kinh tế, khoa học xã hội nhân văn.
+ Khoá 3 tháng: Dành cho đối tượng tốt nghiệp các ngành đào tạo khác.
10


Câu 17: Trình bày các quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên?
Các quyền của Hướng dẫn viên

Các nghĩa vụ của Hướng dẫn viên
+ Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ
được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

+ Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ
pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch,
nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong
tục, tập quán của địa phương;
+ Thơng tin cho khách du lịch về chương trình
du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp

của khách du lịch;
+ Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương
+ Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và
hướng dẫn du lịch;
chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ
+ Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định
hợp đồng;
+ Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức,
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề
hướng dẫn du lịch;
+ Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả

thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp
khách du lịch có u cầu;
+ Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an
tồn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du
lịch;

kháng, được quyền thay đổi chương trình du + Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy
lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách định;
du lịch
+ Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi
hành nghề hướng dẫn du lịch;

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn
viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ
phân cơng nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức
chương trình du lịch và chương trình du lịch
bằng tiếng Việt trong khi hành nghề.
Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế
thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo
chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng
nước ngồi.
Câu 18: Trình bày những quy định về các điều mà hướng dẫn viên không được làm?
Theo quy định tại Điều 77 (Luật Du lịch 2005), Những điều hướng dẫn viên du lịch không
được làm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự, an
tồn xã hội.
2. Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục
của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam.
11


3. Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.
4. Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5. Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
6. Phân biệt đối xử đối với khách du lịch.
7. Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên
của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn.
Câu 19: Trình bày thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, hải quan đối với khách du lịch
nước ngoài?
Thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh

Thủ tục hải quan

+ Khách du lịch vào Việt Nam được

- Khách du lịch nhập, xuất cảnh Việt Nam phải có hộ
chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu và
phải xin thị thực nhập, xuất cảnh. Trẻ em đi cùng người
lớn thì được miễn nếu có thơng tin trên hộ chiếu của
người đi cùng.

mang theo hành lý, tư trang cá nhân
mang tính chất phục vụ cho chuyến đi du
lịch. Ngồi ra, khách du lịch được mang
theo các vật phẩm không thuộc danh mục
hàng cấm, hàng hạn chế nhập khẩu của

- Trong một số trường hợp, khách du lịch có thể được
miễn thị thực xuất – nhập cảnh:
+ Công dân của những nước kí hiệp định song phương
miễn thị thực với Việt Nam.
+ Công dân những nước Việt Nam đơn phương miễn thị

Việt Nam với tổng trị giá quy đổi không
quá 5 triệu đồng.
+ Khách du lịch được mang theo một số
lượng hạn chế rượu (1,5 lít), thuốc lá
(200 điếu), xì gà (50 điếu) thuốc lá sợi

thực.
+ Công dân mọi quốc gia vào Khu du lịch đặc biệt (Đảo
Phú Quốc)
- Trong một số trường hợp, khách du lịch có thể được

cấp giấy thông hành để xuất nhập cảnh Việt Nam.
- Khách du lịch quá cảnh Việt Nam được miễn thị thực
nếu lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam không quá 72 giờ và
không ra khỏi khu vực dành riêng cho khách quá cảnh.
- Thị thực nhập, xuất cảnh DL có thời hạn 15-30 ngày

(150 gram) vàng bạc đá quý (300 gram)
theo đúng quy định của pháp luật.
+ Khách du lịch được mang theo tiền
không hạn chế nhưng nếu trị giá quy đổi
vượt quá hạn mức pháp luật quy định thì
phải khai báo. Khi xuất cảnh, khách du
lịch mang theo lượng tiền trị giá quy đổi
vượt quá hạn mức pháp luật quy định thì
phải khai báo và khơng được mang q

- Khách du lịch nước ngồi khơng bị hạn chế xuất cảnh
Việt Nam, chỉ có thể bị tạm hỗn cấp thị thực xuất cảnh,
thị thực xuất, nhập cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh trong
các trường hợp đặc biệt.

lượng tiền đã mang vào khi nhập cảnh.
+ Khi xuất cảnh khách du lịch không
được mang theo các hàng hoá thuộc danh
mục hàng cấm, hàng hạn chế xuất khẩu
của Việt Nam.

Câu 20: Trình bày thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, hải quan đối với khách du lịch
Việt Nam ra nước ngoài du lịch?
Thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh


Thủ tục hải quan

+ Bộ Công an (Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) + Khách du lịch xuất cảnh được mang theo hành
xem xét cấp hộ chiếu phổ thông thời hạn 5 năm lý, tư trang cá nhân mang tính chất phục vụ cho
cho cơng dân Việt Nam để ra nước ngoài du lịch. chuyến đi du lịch.
12


Trẻ em đi cùng người lớn thì được miễn nếu có + Khách du lịch xuất cảnh được mang theo tiền
thông tin trên hộ chiếu của người đi cùng.
+ Trong một số trường hợp, cơng dân Việt Nam
có thể được cấp giấy thông hành thời hạn 3 tháng
để xuất, nhập cảnh Việt Nam.
+ Trong thời hạn 21 ngày, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xem xét cấp hộ chiếu cho đương sự.
Cơng dân phải nộp lệ phí làm thủ tục hộ chiếu.
+ Cơng dân Việt Nam ra nước ngồi du lịch khi
quay trở về nước không phải làm thủ tục xin

với trị giá quy đổi không quá hạn mức pháp luật
quy định.
+ Khi nhập cảnh, ngoài hành lý tư trang cá nhân,
khách du lịch được mang theo các vật phẩm
không thuộc danh mục hàng cấm, hàng hạn chế
nhập khẩu của Việt Nam với tổng trị giá quy đổi
không quá hạn mức pháp luật quy định. Số hàng
hóa có giá trị quy đổi vượt quá hạn mức pháp
luật quy định bị coi là hàng hóa mang tính


phép nhập cảnh.

thương mại và khách du lịch phải nộp thuế nhập
khẩu theo quy định của pháp luật về xuất nhập
khẩu.
+ Khách du lịch nhập cảnh được mang theo một
số lượng hạn chế rượu (1,5 lít), thuốc lá (200
điếu), xì gà (50 điếu) thuốc lá sợi (150 gram)
vàng bạc đá quý (300 gram) theo đúng quy định
của pháp luật.

Giảng viên giảng dạy môn học
Trần Dũng Hải

Người soạn thảo tài liệu, tác giả
Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

13



×