Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương tổng quan du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.26 KB, 10 trang )

TỔNG QUAN DU LỊCH
Câu 1: Nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản trong du lịch (du lịch, khách du lịch,
tài nguyên du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và kinh doanh du lịch)?
Phân tích khái niệm
+ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác. (Khoản 1, điều 3, Luật Du lịch 2017)
+ Như vậy, du lịch là một hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, gắn liền với

Du lịch

việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của
con người, đồng thời mang lại sự trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn và thú vị cho con
người. Với sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu về du lịch ngày nay cũng có
rất nhiều sự thay đổi một cách nhanh chóng nhằm mục đích đa dạng hóa và nhiều
loại hình du lịch để có thể đáp ứng một cách tốt nhất về nhu cầu du lịch của đa số
đối tượng khách hàng. Ngồi ra, một số doanh nghiệp cịn chủ động kết hợp chặt
chẽ giữa các loại hình du lịch lại với nhau để đáp ứng đối tượng khách du lịch, nhu
cầu của khách, phương tiện vận chuyển, hành trình của chuyến đi, cơ sở lưu trú,
các hoạt động của khách du lịch trong suốt chuyến đi… ứng với loại hình du lịch.

Khách
du lịch

+ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. (Khoản 2, điều 3, Luật Du lịch 2017)
+ Phân loại khách du lịch theo Điều 10, Luật du lịch Việt Nam (2017) thì có các
loại khách du lịch: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: Khách du lịch nội địa là cơng
dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt


Nam; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du lịch ra nước ngồi là cơng
dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài”.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa

Tài
ngun
du lịch

làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch văn hóa. (Khoản 4, điều 3, Luật Du lịch, 2017)
- Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các
giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
1


+ Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp

Tuyến
du lịch

dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,
đường hàng không. (Điều 4, Luật Du lịch, 2005)

+ Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp
cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay liên vùng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh
thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù
hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định
các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách
du lịch. (Khoản 7, điều 3, Luật Du lịch, 2017)
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Du lịch 2017, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch, bao gồm:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên là các cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử

Điểm
du lịch

dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài ngun du lịch văn hóa là các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các
giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
Lưu ý: nhà đầu tư tránh nhầm lẫn giữa điểm du lịch với khu du lịch. Cụ thể, điểm
du lịch thường có quy mơ nhỏ hơn và nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của khách
du lịch là chủ yếu. Trong khi khu du lịch có quy mơ lớn hơn và đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch đa dạng hơn như: tham quan, ăn uống, lưu trú, giải trí…

Kinh
doanh
du lịch


+ Kinh doanh du lịch là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
+ Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh
tế của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này hình thành dựa trên
sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường.
+ Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan
đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh du lịch).

Câu 2: Nêu và phân tích những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch?
- Điều kiện chính trị ổn định và đất nước hịa bình. Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt
động du lịch phát triển: Mơi trường chính trị hồ bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các
mối quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu khơng khí hồ bình
trên thế giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại.
Điều này làm cho du lịch tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngồi ra,
thiên tai cũng có những tác động không tốt đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi
du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế.
- Điều kiện xã hội an ninh và an toàn.
2


- Cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về phát triển hoạt động du lịch: Đó làm
việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách du lịch quốc tế vào
và ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc
phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phát triển các cơ sở hạ tầng
cho hoạt động du lịch phát triển.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển: bao gồm (đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay, điện
năng, viễn thông, nước sạch…)
- Hệ thống các dịch vụ bổ sung và lưu trú.
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực của những người hoạt động trực
tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy cần đào tạo và bồi dưỡng nguồn

nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện không thể thiếu nhằm phát triển ngành du lịch.
Câu 3: Phân tích tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường?
* Về mặt kinh tế:
+ Phát triển du lịch thực hiện xuất khẩu vơ hình với hiệu quả kinh tế cao các giá trị tự nhiên
và giá trị văn hóa thơng qua việc thu hút khách đến tham quan du lịch và thưởng thức các giá trị
nó. Những giá trị này khơng thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hút khách du lịch
đến tham quan chiêm ngưỡng.
+ Thực hiện xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của ngành hàng “công nghiệp, nơng nghiệp” và
các giá trị văn hóa mang tính vật thể từ văn hóa ẩm thực đến việc mua sắm các vật liệu và hàng
hóa mang tính dân tộc.
+ Du lịch gửi cơng dân ra nước ngồi du lịch được gọi là nhập khẩu dịch vụ nhưng có tác
động mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác,
những người đi du lịch họ sẽ đem về những kinh nghiệm làm ăn, buôn bán, những thông tin về thị
trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
+ Du lịch nội địa thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các tầng
lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa.
+ Phát triển du lịch tạo ra môi trường xúc tiến đầu tư, kinh doanh và mở cửa ra bên ngoài.
+ Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân phát triển
thông qua tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành.
+ Là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ khu vực nông
nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ.
+ Nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề
nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này.
* Về mặt văn hóa:
+ Phát triển du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước
và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, xây dựng tình đồn kết hữu nghị, hịa bình với các
dân tộc khác nhau trên thế giới.
+ Phát triển du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hoá, lịch sử truyền
thống của dân tộc không chỉ để phục vụ du lịch mà cịn để cho thế hệ mai sau.
+ Góp phần bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống

3


nhằm phục vụ khách du lịch.
+ Góp phần thúc đẩy nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho người dân thơng qua
việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch
sử và văn hóa địa phương.
* Về mặt xã hội:
+ Tạo ra công ăn việc làm cho người dân ăn, giúp xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu,
vùng xa và vùng nghèo đói.
+ Tái hồi sức lao động con người sau thời gian lao động vất vả cần phải nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần
tự hào truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của con người
đối với việc bảo vệ tổ quốc và bảo vệ truyền thống dân tộc.
* Về mặt môi trường:
+ Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư và du khách về việc bảo vệ môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
+ Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở bán hàng hóa và dịch vụ cho khách nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, chất thải, nước thải để đảm bảo cho môi trường
trong lành và việc giữ gìn vệ sinh cây cối, hoa tươi.
+ Có nội quy về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của du khách trong việc bảo vệ
môi trường và cảnh quan nơi cơng cộng.
Câu 4: Phân tích nguồn lực di sản văn hóa để phát triển du lịch? Vận dụng phân tích
nguồn lực di sản văn hóa của địa phương bạn?
* Nguồn lực di sản văn hóa để phát triển du lịch:
Thực tế, di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch. Nó là động cơ, là
cớ dun thơi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du
khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Cũng chính sức
cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào du lịch di sản,
những dòng khách tấp nập đổ về, mọi người thì đua làm du lịch, ... Điều đó mang lại không chỉ

những kết quả tăng trưởng lan tỏa về nhiều mặt, mà cịn bảo tồn chính di sản văn hóa. Nhưng cũng
chính q trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát, khiến các di sản văn hóa trở thành những hệ
lụy phải trả giá đắt, nó làm xói mịn khu di tích, các hiện tượng mê tín dị đoan, trộm cắp, khơng
tơn theo nội quy đề ra.
Chúng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em đã
để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vơ cùng phong phú, đa dạng và độc đáo.
Đến nay đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh
danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long,
Hồng Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ Bàng,
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình
Huế, Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát
Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ
Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sỹ
4


Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật
Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang). Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử,
văn hóa và danh lam thắng cảnh được cơng nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước
tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều cơng trình di tích
vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các
vùng miền, của các dân tộc; các di sản văn hóa văn nghệ dân gian…
Trên cơ sở phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di sản,
những năm gần đây, du lịch di sản đã phát triển mạnh mẽ, lượng khách tham quan trong nước và
quốc tế không ngừng gia tăng, đặc biệt di sản sau khi được Nhà nước lập hồ sơ công nhận và được
UNESCO vinh danh. Sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều
lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Cụ thể như Quần thể di tích
cố đơ Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu
được 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ
đồng riêng từ vé tham quan. Các di sản nổi tiếng như Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, Tràng An,

Yên Tử, Núi Bà Đen… những năm gần đây khơng ngừng được đầu tư phát triển. Qua đó, du lịch
di sản đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch thời gian qua. Cụ thể giai
đoạn từ 2010 đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,5 lần, từ 5 triệu lượt
năm 2010 lên 12,9 triệu lượt năm 2017, trung bình tăng 14,5% năm (đặc biệt năm 2017 tăng tới
29,1% so với 2016). Khách du lịch nội địa tăng gấp 2,6 lần, từ 28 triệu lượt năm 2010 lên 73,2
triệu lượt năm 2017, tăng trung bình 14,6%. Tổng thu du lịch tăng trên 5 lần, từ 96.000 tỷ năm
2010 lên 510.000 tỷ năm 2017, trung bình tăng 26,9%, đóng góp trên 7% GDP và tác động lan tỏa
trên 13,9% GDP; tạo ra trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp. Nhiều sản
phẩm du lịch di sản đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt, di sản văn
hố cịn là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch của
Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế.
Tuy nghiên, trong xu hướng du lịch tăng trưởng mạnh như hiện nay, đặc biệt là du lịch đại
trà đã và đang có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa. Do tính chất nhạy cảm và dễ bị tổn
thương của di sản mà quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi, đặc biệt là ở
những di sản nổi tiếng ở nước ta đang gieo rắc khơng ít những tác động nhiều mặt như: sự khai
thác thương mại hóa quá mức, quá tải về khách, sự lạm dụng di sản, phục dựng sai quy cách, làm
mới di sản v.v… làm cho di sản nhanh xuống cấp, méo mó, nhạt nhịa giá trị… Hệ lụy của việc
phát triển du lịch di sản thiếu kiểm sốt, thiếu bền vững đó đang đe dọa tới tính nguyên vẹn của di
sản. Thời gian qua, ở một số di sản nổi tiếng đã có những hoạt động đầu tư phát triển, trong đó có
những xâm hại nghiêm trọng tới di sản mà giai đoạn kế tiếp sẽ phải trả giá rất đắt cho việc phục
hồi giá trị di sản đã bị xâm hại. Ở khía cạnh khác, tình trạng du lịch có tính thương mại hóa q
mức, nhàm hóa giá trị văn hóa; nguy cơ phai nhịa bản sắc, phá vỡ truyền thống và lối sống địa
phương; gia tăng sự chia rẽ cộng đồng, xung đột lợi ích, mâu thuẫn về quyền tiếp cận tài nguyên,
trong đó có tài nguyên di sản văn hóa… đang dấy lên hồi chuông báo động đối với các bên liên
quan trong việc quản lý bền vững tài nguyên di sản văn hóa trong phát triển du lịch.
VD: Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, hát Xoan, nhã
5


nhạc cung đình Huế, nghi lễ kéo co, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...

* Phân tích ví dụ tại một địa phương:
Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách Quốc lộ 1A khoảng
9 km về phía đơng, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía đơng nam và cách thành phố
Tam Kỳ khoảng 50 km về phía đơng bắc. Hội An có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và là một
trong những điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước và thế giới.
Sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới, thành phố
Hội An (Quảng Nam) trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch
phát triển đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Di
sản văn hóa thế giới.
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc, điểm
gặp gỡ, giao thoa giữa các nền văn minh Chăm, Việt, Hoa, Nhật, Ấn Độ và các nước phương Tây;
là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo, Phật giáo và là một trong hai cái nôi ra đời chữ Quốc ngữ.
Tại Hội An, các lễ hội văn hóa truyền thống diễn ra quanh năm. Đáng nói, những năm gần
đây, Hội An được chọn là nơi tổ chức các lễ hội hiện đại, các sự kiện chính trị, văn hóa-du lịch
mang tầm quốc tế, khu vực, quốc gia... thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo cộng đồng dân
cư và du khách. Hội An cịn có nhiều làng nghề nổi tiếng với kho tàng văn nghệ dân gian phong
phú, nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An đã nỗ lực huy động nguồn lực trong
nước, quốc tế để xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả nổi bật, nhất là trong
công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Đô thị cổ Hội An-Di sản văn hóa thế giới và Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Cùng với phát triển kinh tế, thành phố luôn quan tâm đến cơng tác quản lý chất thải, quan
trắc, kiểm sốt chất lượng mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội An đã lồng
ghép các nguồn lực, hồn thành Dự án "Cải thiện chất lượng nước và môi trường di tích Chùa
Cầu-Hội An", Dự án hệ thống thu gom nước thải đấu nối vào từng nhà dân; vận hành tốt hai nhà
máy xử lý nước thải, nâng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải toàn thành phố đạt 60%.
Hội An luôn chú trọng khai thác, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng vật
liệu xây dựng thân thiện với mơi trường; giữ gìn và phát triển các không gian xanh, hành lang xanh
và cây xanh đô thị.
Đến nay, Hội An đã triển khai thực hiện thành công Đề án "Xây dựng thành phố sinh thái";

các chương trình: Phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu sử dụng túi nylon, xử lý rác thải nhà bếp,
giáo dục môi trường trong học đường, nâng cao năng lực bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp.
Các phong trào: "Khu dân cư thực hiện hài hịa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường",
"Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường"... mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất
lượng mơi trường, sinh thái thành phố.
Tuy nhiên, đồng chí Hồ Quang Bửu cũng nhìn nhận, trong quá trình phát triển, thành phố
Hội An chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có; cơng tác quy hoạch và huy động nguồn lực
đầu tư không theo kịp yêu cầu phát triển. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,
mơi trường sinh thái của Hội An đối diện với nhiều thách thức. Bên cạnh đó là việc có đơng du
6


khách tham quan làm cho diện mạo phố cổ bị ảnh hưởng xấu, các khu di tích bị xuống cấp do
lượng khách tham quan lớn, ý thức du khách chưa cao trong việc giữ gìn các tài nguyên du lịch…
Do vậy, để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, mơi trường sinh thái của Hội
An, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mới đây,
Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố Hội An theo định hướng
thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch đến năm 2030. Trong đó là bộ quy tắc ứng xử và nội quy để
giữ gìn sự ngun vẹn của các di tích cổ…
Câu 5: Trình bày khái niệm sản phẩm du lịch? Phân tích đặc trưng cơ bản của sản
phẩm du lịch?
- Khái niệm: “Sản phẩm du lịch”
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch (Khoản 5, điều 3, Luật Du lịch, 2017)
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không thống nhất, hữu hình và
vơ hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một nhóm hàng hố
khơng cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát” (Theo Michael M.Coltman).
Như vậy, sản phẩm du lịch rất đa dạng, có thể bao gồm hữu hình và vơ hình, có thể sở hữu
hay cảm nhận, có thể là tinh thần hay vật chất.
- Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch:

+ Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình. Thực ra nó là một kinh nghiệm du
lịch hơn là một món hàng cụ thể.
+ Tính khơng đồng nhất: do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng
khơng để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch chạy ra cùng
một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
+ Tính mau hỏng và không dự trữ được: sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ
vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống uống...
Câu 6: Trình bày khái niệm du lịch bền vững? Phân tích vai trị của du lịch bền vững?
- Khái niệm: “Du lịch bền vững”
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du
lịch cho mơi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng
không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
=> Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có
trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn
hố kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động
thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng
đồng địa phương. (Theo: World Conservation Union, 1996 nhận định)
- Vai trị của du lịch bền vững:
+ Về mơi trường: Sử dụng tốt nhất các tài ngun mơi trường đóng vai trò chủ yếu trong
7


phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng
sinh học tự nhiên.
+ Về xã hội và văn hóa: Tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng
địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng.
+ Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã

hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những
nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương,
và đóng góp vào việc xố đói giảm nghèo.
Câu 7: Phân tích nguồn lực để phát triển du lịch?
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tập trung
các nguồn lực để phát triển, đưa Du lịch Việt Nam trở thành một địa chỉ có tầm cỡ trong khu vực
và trên thế giới, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc
tế, thúc đẩy du lịch nội địa,… là một vấn đề quan trọng đang được quan tâm hiện nay. Các giải
pháp được nêu ra bao gồm:
+ Huy động nguồn lực tài nguyên
Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch thời gian qua
đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, nhiều di sản vật thể, phi vật thể được nghiên cứu,
bảo tồn và được công nhận là di sản văn hóa các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhiều danh
thắng, tài nguyên thiên nhiên được công nhận là khu bảo tồn và các vườn quốc gia, đang được
quản lý và bảo vệ trên khắp cả nước. Gần 20 di sản thiên nhiên và văn hóa đã được tổ chức
UNESCO cơng nhận và vinh danh, có những giá trị tài nguyên đã được phát hiện tại Việt Nam có
giá trị đặc biệt, duy nhất trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã triển khai xây dựng
quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Việt Nam các giai đoạn 1995 đến 2000, giai đoạn 2001
đến 2010, và quy hoạch tổng thể đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở đó, ngành Du
lịch đã triển khai xây dựng quy hoạch phát triển du lịch theo đặc điểm tài nguyên của từng vùng.
+ Huy động nguồn lực vốn
Ngành Du lịch Việt Nam đã có các cách thức huy động, khai thác và phát huy nguồn lực vốn
thôngqua các phương thức cụ thể: tăng cường đầu tư theo phương thức các chương trình hành
động quốc gia, các năm du lịch, trong đó có việc tập trung đầu tư đồng bộ quy hoạch phát triển,
đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch và triển khai các hoạt động xúc tiến
quảng bá cho vùng hoặc địa phương theo từng chủ đề; thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi
thơng qua các nguồn đầu tư trực tiếp FDI, các nguồn vốn viện trợ phát triển ODA. Nhiều khu du
lịch, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resorts), nhiều hãng lữ hành quốc tế được đầu tư
và khai thác kinh doanh hiệu quả. Một số thương hiệu du lịch lớn như Accor, Sheraton, Hilton,
Prince, Nikko… đến từ các cường quốc về du lịch đã đầu tư tại Việt Nam, qua đó, diện mạo của

cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Việt Nam đã thay đổi. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch có chất
lượng đạt chuẩn quốc tế được vận hành, dần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam.
Ngoài ra, phương thức xã hội hóa trong huy động các nguồn lực tài chính đã được triển khai
trong giai đoạn vừa qua; các doanh nghiệp đã chủ động tham gia đầu tư quy hoạch, phát triển tài
nguyên, sản phẩm du lịch của ngành và địa phương, như trường hợp tỉnh Ninh Bình đã triển khai
8


rất tốt phương thức này.
+ Huy động nguồn lực khoa học công nghệ
Trong lĩnh vực du lịch, việc sử dụng công nghệ xanh - sạch phục vụ phát triển bền vững bắt
đầu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Mơ hình khách sạn xanh đang và sẽ mở rộng
trên phạm vi khắp cả nước. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, đặc biệt là
việc sử dụng công nghệ thông tin trong marketing, xúc tiến quảng bá du lịch được sử dụng phổ
biến thông qua các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm thơng tin du lịch. Bên cạnh đó, nhiều
doanh nghiệp đã sử dụng e-marketing để tổ chức kinh doanh và hình thức này đang triển khai rộng
rãi ở Việt Nam.
+ Huy động nguồn lực con người
Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn
cơ cấu nguồn nhân lực, tính chuyên nghiệp được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
phát triển ngành. Du lịch Việt Nam đã được thụ hưởng các nguồn lực từ nhiều quốc gia trên thế
giới thông qua những nguồn vốn viện trợ phát triển cho việc đào tạo nhân lực chất lượng cao như
Nhật Bản, Australia…, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực như các Dự án Luxembourg, Dự án EU
- ESRT, Dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)…
+ Huy động các nguồn lực mềm
Với chính sách ngoại giao rộng mở, Việt Nam tăng cường quan hệ ngoại giao song và đa
phương, thơng qua đó để phát triển kinh tế văn hóa. Việt Nam cũng thực hiện và tăng cường thực
hiện các hoạt động ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, góp phần khơng nhỏ cho phát triển
ngành Du lịch.
Ngành Du lịch Việt Nam, cũng như các địa phương đã coi trọng việc hợp tác liên kết quốc

tế trong phát triển du lịch, đã tham gia Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc vào năm 1981,
đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới về du lịch như: Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái
Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA) và các tổ chức khác
như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
Ở cấp độ doanh nghiệp, đơn vị, nhiều hãng lữ hành quốc tế và các khách sạn lớn của Việt
Nam đã tham gia và là thành viên của các hiệp hội du lịch của các quốc gia như: Hiệp hội Lữ hành
Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Lữ hành của Hoa Kỳ (ASTA)… Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch,
các cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam cũng đã chủ động có những hoạt động hợp tác mang tính riêng
biệt, ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận với các đối tác là doanh nghiệp, hoặc các địa phương,
các cơ sở đào tạo du lịch nước bạn, như Vietravel đã ký thỏa thuận hợp tác với tỉnh Aichi của Nhật
Bản, hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế với đối tác vùng Poitou Charentes - Pháp,
hợp tác giữa Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với các đối tác Luxembourg, Hungary, Đài Loan…
Các doanh nghiệp du lịch chủ động thu hút các nguồn lực vốn và kinh nghiệm theo phương thức
liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài hoặc thực hiện phương thức nhượng quyền thương
hiệu để triển khai tổ chức kinh doanh. Bước đầu, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết và nhượng
quyền thương hiệu đã thu được hiệu quả nhất định.
Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch theo hướng bền vững ngày càng
được mở rộng, vai trò của cộng đồng đã và đang được đánh cao thông qua các quan điểm lấy cộng
9


đồng làm nịng cốt, đóng vai trị chính trong việc phát triển du lịch trong đó có loại hình du lịch
dựa vào cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Tuy nhiên, thực tiễn huy động các nguồn lực phát triển ngành Du lịch trong thời gian qua
vẫn còn nhiều vấn đề trăn trở, chẳng hạn như: chưa phát huy được phương thức xã hội hóa trong
thu hút các nguồn lực; sử dụng và khai thác các nguồn lực khoa học công nghệ còn hạn chế; các
nguồn lực mềm chưa được khai thác một cách hiệu quả…
Trong thời gian tới, ngành Du lịch Việt Nam cần có những cải thiện để có thể phát triển du
lịch đúng hướng và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một
điểm du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Chúng tôi đề xuất một số kiến nghị dưới đây:
Xác định rõ hiện trạng các nguồn lực, trên cơ sở so sánh với các quốc gia trong khu vực và
thế giới để có định hướng và biện pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan trong huy
động, khai thác và phát huy các nguồn lực trong phát triển du lịch.
Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các ngành, các chủ thể và các đối tượng trong và ngoài
nước, đặc biệt là trong nước; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bổ sung hỗ trợ các kinh nghiệm,
phát huy nội lực, thu hút các nguồn lực bên ngoài đặc biệt là kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du
lịch; quản trị rủi ro trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tăng cường vai trò của cộng đồng, các lực lượng trong xã hội trong khai thác và phát triển
các nguồn lực để phát triển du lịch. Tạo cơ chế để khai thác và phát huy sức mạnh của các lực
lượng trong xã hội để thúc đẩy nhanh và mạnh vấn đề xã hội hóa trong huy động các nguồn lực để
phát triển du lịch.
Tăng cường phát huy nguồn lực mềm như các mối quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh
tế, ngoại giao văn hóa, sức mạnh của nền văn hóa dân tộc, sự ổn định chính trị và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế…
Nâng cao vai trò nhận thức của người dân, tăng cường năng lực của đội ngũ, nguồn nhân lực
trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và nghiệp
vụ du lịch.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Nguyễn Thị Kim Thìn

Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

10




×