TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP
ĐỀ ÁN MODULE TỔNG QUAN DU LỊCH
Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM Ở
VIỆT NAM
Sinh viên: Nguyễn Phương Anh
Giáo viên hướng dẫn: Đào Minh Ngọc
MSV: 11130202
POHE Quản trị Khách sạn 55.01
HÀ NỘI - 2015
Table of Contents
2
2
3
A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình
chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được
sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn
đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về
đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao
chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan
tâm của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo
hiểm, trở về với tự nhiên. Bản chất con người là muốn khám phá những điều mới lạ
từ tự nhiên và từ nền văn hoá bản địa, đặc biệt là ở những vùng xa xôi. Gần đây, xu
hướng du lịch “bụi”, du lịch “phượt” đang rất được ưa chuộng, đặc biệt đối với giới
trẻ, đã mở lại một hướng đi mới phù hợp với du lịch mạo hiểm.Ngày nay, ngày
càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính tham
gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm. Mấy năm gần đây, để thoả mãn nhu cầu
khám phá của mình, nhiều khách đã đặt chân tới tận vùng Nam Cực lạnh giá, một
số du khách đã chi hàng triệu đô la Mỹ đi du lịch vũ trụ. Đối tượng khách du lịch
mạo hiểm thường có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày. Đó là những tiêu chí
quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch. Vì vậy, những nước quan
tâm phát triển du lịch thường để mắt tới đối tượng khách này và đề ra chiến lược
marketing hiệu quả để thu hút họ.
Định hướng một cách cụ thể, rõ nét về loại hình Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam là
điều nên làm, từ đó tạo ra những bước đột phá để thu hút khách du lịch, không chỉ
trong nước mà còn cả du khách nước ngoài, hoàn thiện các cơ chế, chính sách Nhà
nước về phát triển du lịch mạo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
3
4
lữ hành sáng tạo, thiết kế và khai thác một cách có hiệu quả loại hình du lịch đầy
tiềm năng này.
Vì vậy, tôi chọn đề tài : “ Phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam” nhằm
tìm hiểu, đóng góp một số những ý kiến, giải pháp để có thể làm cho loại hình du
lịch tiềm năng này được sử dụng, khai thác một cách phổ biến, phát triển hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Mục tiêu khách quan:
- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến loại hình du lịch mạo hiểm.
- Đánh giá tình hình khai thác, phát triển du lịch mạo hiểm trong phạm vi quốc gia.
+ Mục tiêu chủ quan:
- Đưa ra đề xuất, ý kiến cho việc phát triển và khai thác hiệu quả loại hình du lịch
mạo hiểm ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lí thuyết, khái niệm, sự phát triển và cách khai
thác loại hình du lịch mạo hiểm.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, nơi có
nguồn tài nguyên vị trí địa lý phù hợp để phát triển loại hình này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh; nghiên cứu liên ngành.
- Từ thực trạng nghiên cứu, đưa ra đánh giá, nhận xét và đề xuất, kiến nghị.
5. Bố cục của đề tài:
- Chương I: Tổng quan về loại hình du lịch mạo hiểm.
- Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
- Chương III: Một số đề xuất phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
CHƯƠNG I. Tổng quan về lọai du lịch mạo hiểm:
1.1. Khái niệm:
4
5
1.1.1. Khái niệm du lịch:
Theo “ luật Du lịch”, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo liên hiệp
Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel
Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác
với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn,
tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Theo quan
niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và khách
sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp
những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong
những năm gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các
hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của
những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan,
giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại
những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân
doanh nghiệp”. Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc
thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã
hội.
1.1.2. Khái niệm du lịch mạo hiểm:
Theo DuLichMaoHiem.com.vn,Du lịch mạo hiểm (Hardy Tourism) là loại
du lịch băng qua các vùng hiểm trở bằng sự thông minh, ý chí, thể lực và thủ pháp
như leo núi, vượt thác…
Du lịch mạo hiểm là sự kết hợp giữa các hoạt động khám phá thiên nhiên,
tìm hiểu văn hoá và lịch sử kết hợp với các hoạt động thể thao như leo núi, chèo
thuyền băng rừng…Cho nên muốn phát triển loại hình du lịch mạo hiểm trước hết
phải dựa trên cơ sở của loại hình du lịch sinh thái-văn hoá . Vì vậy việc vận động từ
các loại hình du lịch sinh thái-văn hoá lên loại hình du lịch mạo hiểm là một vận
động tất yếu của quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
5
6
Do đó, loại hình du lịch mạo hiểm: ”là loại hình phát triển ở những vùng có
điều kiện tự nhiên thích hợp (có nhiều thác ghềnh, vách núi, biển…) và có cơ sở vật
chất tương đối phát triển. Nó dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình,
tự khám phá bản thân của du khách thông qua các chương trình do nhà khai thác đặt
ra hay tự du khách yêu cầu. Loại hình này cần sự hỗ trợ rất nhiều của các trang thiết
bị hỗ trợ và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn về tình mạng cho
du khách, do vậy loại hình này cần nhiều vốn về cơ sở vật chất cũng như đào tạo về
nguồn lực trong công tác hướng dẫn. Bên cạnh đó du lịch mạo hiểm là loại hình kết
hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời nâng cao đời sống
kinh tế của dân cư trong vùng.”
Loại hình du lịch mạo hiểm mang lại cảm giác mạnh và sảng khoái, giải tỏa
được tính hiếu kỳ, mang lại niềm vui và sức sống mới cho du khách theo, bên cạnh
đó du lịch mạo hiểm còn là một hình thức để giúp con người suy nghĩ logic, học hỏi
nhiều kinh nghiệm và ứng phó trước các tình trạng khó khăn nhưng nó phải đồng
thời đảm bảo tính mạng và tài sản của khách du lịch. Không phải nhất thiết tất cả
các chuyến mạo hiểm đều dựa vào thiên nhiên, trong một vài trường hợp du lịch
mạo hiểm có thể tổ chức được ở trong các thành phố lớn theo ý đồ của nhà tổ chức
đó là sự kết hợp giữa các yếu tố giải trí và mạo hiểm ở công viên, cầu vượt trong
thành phố hoặc là những trò chơi mang tính xếp hạng giữa các đội chơi kết hợp với
các yếu tố mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch sinh thái kết hợp với các
hoạt đông thể thao nó góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch địa phương và từ đó
tạo nên được sức hấp dẫn để thu hút du khách nước ngoài lẫn du khách trong nước.
Du lịch mạo hiểm cũng góp phần khai thác tốt các tài nguyên du lịch của địa
phương và góp phần tăng mức sống của người dân địa phương cũng như quảng bá
du lịch ở thành phố đó. Du lịch mạo hiểm là loại hình tác động trực tiếp đến môi
trường sinh thái vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái là hết sức cần
thiết để vừa đảm bảo khai thác du lịch có hiệu quả vừa không làm ô nhiểm môi
trường sinh thái gây tác động xâu đến hệ động thực vật, nguồn nước, không khí
trong vùng.
Phân loại các loại hình du lịch
a. Dựa vào động cơ chuyến đi
6
7
- Du lịch văn hoá
- Du lịch lịch sử
- Du lịch sinh thái
- Du lịch vui chơi giải trí
- Du lịch thuần tuý về nhu cầu thể chất và tinh thần
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch hành hương tôn giáo
+ Du lịch hoài niệm
- Du lịch công vụ
- Du lịch mang tính chất xã hội
b. Dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
- Du lịch quốc tế: Bao gồm trong đó những chuyến du lịch mà nơi cư trú của
khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. Trong đó, chúng ta
phân
biệt:
+ Du lịch quốc tế chủ động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền
với khách du lịch quốc tế đến nước ta.
+ Du lịch quốc tế bị động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với
việc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài.
- Du lịch trong nước: Bao gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch và nơi cư
trú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia.
c. Dựa vào nơi tham quan du lịch
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nông thôn
- Du lịch tham quan thành phố
d. Dựa vào phương tiện vận chuyển
- Du lịch bằng ôtô
- Du lịch bằng tàu thuỷ
7
8
- Du lịch bằng đường hàng không
- Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác (môtô, xe đạp…)
e. Dựa vào thời gian của chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
g. Dựa vào khả năng chi trả của du khách
- Du lịch hạng sang:
- Du lịch quần chúng
h. Dựa vào cách tổ chức
- Theo số lượng
+ Du lịch theo đoàn
+ Du lịch đi lẻ
- Theo tính chất tổ chức
+ Du lịch theo giá trọn gói
+ Du lịch theo từng loại dịch vụ tự chọn lựa
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển trên thế giới:
1.2.1. Lịch sử hình thành:
Từ nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt trong khoảng bốn thập niên trở lại đây, bên cạnh
các loại hình du lịch truyền thống như tắm biển,nghỉ dưỡng, nhiều loại hình du lịch
mới đã xuất hiện và phát triển ,thay đổi nhu cầu, sở thích đi du lịch của khách du
lịch. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi công cuộc khôi phục kinh tế đã đạt được
những thành quả,ngành du lịch thế giới bắt đầu phát triển trở lại khi mọi người có ý
muốn đi du lịch. Bên cạnh xu hướng du lịch truyền thống là nghỉ dưỡng, hồi phục
sức khỏe, một số đông người muốn thay đổi cách du lịch , không muốn thụ động mà
muốn tích cực hơn, thú vị hơn khi được tự khám phá những khu rừng, vách núi của
thiên nhiên hoang dã.
1.2.2. Sự phát triển trên thế giới:
Đây là một loại hình mang tính thể thao khám phá khá mạo hiểm, kể đến là: du lich
xe đạp, moto,đi bộ khám phá… Pháp là nước phát triển du lịch nhất thế giới, kể từ
năm 1990 trở lại đây đã đứng ra tổ chức thường niên các chương trình du lịch thể
8
9
thao mạo hiểm mang tên “Raid Gauloises”, thu hút sự tham gia của rất nhiều khách
du lịch ưa khám phá, mạo hiểm từ khắp thế giới vì các chương trình du lịch này tạo
điều kiện cho họ được đi tới các vùng đất mới, lạ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và
bản sắc văn hoá độc đáo để tìm hiểu, khám phá và học hỏi, làm giàu thêm kho tàng
kiến thức của họ. Tính độc đáo tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, những người
đam mê tìm kiếm sự mới lạ.
Trên một cơ sở loại hình đã có, đáp ứng nhu cầu của du khách và dựa vào đặc điểm
riêng nổi bật của vùng miền để tạo nên một loại hình du lịch mới lạ, dần dần thu hút
khách du lịch lân cận, sau đó được quan tâm biết đến, mở rộng những địa phương
khác.
1.3. Một số loại hình du lịch mạo hiểm:
1.3.1. Cơ sở phân loại:
- Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể phân du lịch mạo hiểm
thành ba loại:
+ Du lịch mạo hiểm trên cạn: bao gồm các môn leo vách núi, leo núi, đi bộ băng
rừng
+ Du lịch mạo hiểm dưới nước: Chèo thuyền vượt thác, lướt ván, khám phá đại
dương, đua cano….
+ Du lịch mạo hiểm trên không: Các môn Bungy Jump, nhảy dù, bay tàu lượn…
- Dựa vào mục đích chuyến đi có ba loại:
+ Du lịch “phượt”, du lịch “bụi với mục đích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm bản
thân và chinh phục những thử thách trong thiên nhiên
+ Team building xây dựng tinh thần tập thể trong các công ty, tổchức… hình thành
cách làm việc có phân tích logic… theo đúng mục đích của nhà tổ chức team
building.
+ Khám phá nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích tìm
hiểu các loại động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên.
- Dựa vào mức độ mạo hiểm có thể chia làm ba loại:
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp: như đạp xe đạp , chèo thuyền, đi bộ băng
rừng
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: leo vách núi, chèo thuyền vươt thác
9
10
+ Loại hình có mức độ mạo hiểm cao: đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro
cao, hay địa điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt .
1.3.2. Đặc điểm loại hình:
Loại hình du lịch mạo hiểm thông thường không dành cho tất cả mọi người như các
loại hình khác, khách tham gia du lịch mạo hiểm đa phần là giới trẻ tuổi từ 18-35,
có sức khoẻ tốt, ham mê thể thao muốn trải nghiệm bản thân và thử thách thông qua
các chuyến đi, bên cạnh đó còn tìm hiểu văn hoá, con người, địa lý các vùng miền
đi qua và hoà mình vào thiên nhiên qua các tour mạo hiểm. Khách du lịch tham gia
loại hình du lịch mạo hiểm là những người tham gia dài ngày và có khả năng chi trả
cao. Vậy những người tham gia du lịch mạo hiểm là những người có quỹ thời gian
nhàn rổi lớn và ngân sách đi du lịch lớn. Các đối tượng tham gia du lịch mạo hiểm
phần lớn là các khách người Châu Âu (đặc biệt là người Pháp), Mỹ, và một số nước
phát triển ở Châu Á. Bởi vì về phong tục và văn hoá người Châu Âu muốn khám
phá và mạo hiểm. Nhưng với xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hiện nay thì khoảng
cách ấy đang bị xích lại. Nhìn chung giới trẻ hiện nay đều có cái nhìn rất lạc quan
về loại hình du lịch mới này Đặc biệt hiện nay các công ty đang áp dụng team
building một hình thức của du lịch mạo hiểm cho các nhân viên trong công ty nhằm
mục đích xây dựng tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các nhân viên thông qua các
tour mạo hiểm với loại hình này sẽ giúp xoá bỏ những khoảng cách trong xã hội và
giúp các thành viên trong một tổ chức có cơ hội hoàn thiện bản thân và tinh thần
làm việc nhóm.
Đây là loại hình du lịch được tổ chức theo đội hoặc nhóm để tham gia các trò chơi
và để hoàn thành được các trò chơi này thì tinh thần đồng đội và khả năng chỉ huy
của trưởng nhóm hết sức quan trọng. Trong xã hội hiện nay khi áp lực công việc
cũng như nhịp sống ngày càng tăng cao thì hiện tượng strees càng trở nên phổ biến
và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm căng thẳng là thư giãn và cùng
đồng nghiệp tham gia những trò chơi tập thể. Chính vì vậy, Teambuilding phát triển
mạnh ở các nước phát triển và đang bắt đầu được các đơn vị kinh doanh du lịch ở
Việt Nam quan tâm.
1.3.3. Các loại hình đã và đang phát triển:
a) Leo núi (Hiking)
10
11
Là một hình thức đi bộ với chủ định chính là khám phá và thưởng thức cảnh vật.
Thường thì nó được thực hiện ở các con đường mòn trong vùng nông thôn hay khu
vực rừng núi hoang dã. Nhiều nơi có cảnh đẹp chỉ có thể đi tới đó bằng cách đi bộ,
và những người nhiệt tâm xem đây là cách tốt nhất để ngắm cảnh thiên nhiên. Đi bộ
là cách du ngoạn tốt hơn so với bằng các loại xe vì cảm nhận của người đi không bị
những thứ khác xâm nhập làm phân tâm, thí dụ như cửa kiếng xe, tiếng máy xe, bụi
và hành khách đi chung xe. Đi bộ trên những khoảng đường dài hoặc trên những địa
hình khó khăn đòi hỏi một số cấp độ hiểu biết và năng lực cơ thể.
Hiện nay, du lịch mạo hiểm trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng về loại
hình nên rất khó có thể tổng hợp và khái quát về loại hình này trên phạm vi toàn thế
giới. Vì vậy, tôi sử dụng tài liệu về các trò chơi mạo hiểm ở Singapore để làm ví dụ,
cho thấy sự phát triển của nền du lịch này.
b) Đi bộ (Trekking/backpacking)
Đi bộ đường dài là một sự kết hợp giữa leo núi và cắm trại. Thường người ta đi bộ
ở những vùng thưa người, có nhiều cảnh đẹp và ngủ đêm lại đó, hành lý mang theo
chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn và ngủ. Để chuẩn bị cho chuyến đi, người ta cho tất
cả vào một túi xách bao gồm thức ăn, nước và lều. Một chuyến đi như vậy phải có ít
nhất một đêm ngủ lại trong rừng. Có những chuyến đi chỉ kéo dài trong vài ngày (1
hoặc 2 đêm ngủ lại) nhưng cũng có những chuyến đi kéo dài trong vài tuần, thậm
chí và vài tháng; những chuyến đi như thế tất nhiên sẽ nhận được sự viện trợ về
lương thực và thuốc men. Việc dựng lều trại trong trường hợp này đơn giản hơn rất
nhiều so với thông
thường. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì lều trại thường kèm theo lửa,
bản tin nhỏ bằng gỗ với một bản đồ và những lưu ý hay các ký hiệu về thông tin cần
thiết. Có một điều nên biết rằng, những vùng đất trống, là những nơi mà không có
các bụi rậm hoặc cây tầng thấp nhiều hơn số lều mà mọi người dựng lên. Vì vậy,
cắm lều ở những vùng hoàn toàn biệt lập là đều không thể tránh khỏi, và mọi người
phải tự chọn cho mình vùng thích hợp nhất để dựng trại
c) Chèo xuồng kayak (Kayaking)
Kayaking là một hình thức di chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak.
11
12
Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường, bởi vì
xuồng kayak thì có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một
buồng lái mở. Tuy nhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo 2 đầu để hoạt động.
Kayak được phân loại bởi ý định sử dụng chúng. Có 5 sự phân loại chính: vượt
thác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, và đi giải trí
thông thường. Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ
nữa. Ví dụ, đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn
thuần, và chiếc xuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù
hợp với việc câu cá.
d) Đạp xe (Bicycling)
Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là đi để thám
hiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp. Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du
lịch balô trên xe đạp vậy. Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống
nhau, tùy thuộc vào sự phù
hợp của mỗi người, tốc độ đi và số điểm dừng, người lái thường đi được khoảng từ
50 –150 km/ngày. Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200km
còn xa hơn thì có thể đi trong phạm vi một nước hay vòng quanh thế giới. Những
chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt xe đạp phải có khả
năng chở được những hành lý nặng. Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để
sử dụng, xong loại xe đạp thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho
ta cảmthấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài.
e) Lặn biển (Scuba diving)
Lặn biển là một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụ
thở cá nhân chuyên dụng. Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí
nén),người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp
đơn giản làsử dụng ống thở và sự tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở
vì đã được cungcấp đủ nguồn khí. Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử
dụng đuôi cá gắn ở bànchân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động,
thường gọi là “scooter”.
(Dịch từ www.wikipedia.org)
* Ví dụ về sự phát triển của du lịch mạo hiểm ở Singapore:
12
13
a. Xtreme skate park:
Đối với cả dân địa phương và khách du lịch, Công viên East Coast nổi tiếng với
các buổi tiệc nướng, các hoạt động thể thao, nhiều điểm giải trí cùng vô số quán ăn.
Hiện công viên East Coast còn được bổ sung một hạng mục mới tầm cỡ thế giới với
trị giá lên đến 8 triệu đô nhằm thỏa mãn hơn nữa cho những người yêu thích cảm
giác mạnh.
Xtreme Skate Park do công ty nổi tiếng của Úc là Convic Design xây dựng. Công
viên rộng 1,4 héc ta, có sân trượt theo mô hình đường phố với nhiều chướng ngại
vật đạt tiêu chuẩn như bậc thang, tay vịn, gờ đá và lòng máng hình bán nguyệt có
độ sâu khác nhau cho những người mới bắt đầu. Lòng máng thẳng đứng sâu 3,6m
cho những tay trượt pa tanh dày dạn kinh nghiệm và những người say mê xe đạp
BMX tập luyện các màn trình diễn đầy mạo hiểm.
Nếu bạn muốn xem các pha hành động, hoặc muốn đá, đẩy hoặc trượt dốc như là
một cách thể hiện sự nổi loạn đáng yêu mà không cần lý do thì Công viên Xtreme
Skate Park ở East Coast là địa điểm lý tưởng để bạn thể hiện cá tính.
b. Ultimate drive:
Nếu bạn đã từng mơ đến việc nhấn ga tăng tốc trên vòng đua F1 chính thức, thì
giấc mơ đó vừa trở thành hiện thực. Ultimate Drive cho bạn cơ hội điều khiển chiếc
Ferrari F430 Spider F1 hoặc Lamborghini Gallardo Spyder trên vòng đua Công
Thức 1 của Singapore.Hãy chọn từ ba tuyến đường hấp dẫn: Street Circuit Tour
trong 15 phút, Street to Freeway Tour trong nửa giờ, hoặc Ultimate Tour trong một
giờ lái biểu diễn. Hãy để chiếc xe lướt đi nhẹ nhàng trong chế độ tự động hoàn toàn,
hoặc đặt hộp số ở chế độ thể thao theo kiểu F1 để tạo thách thức nhiều hơn. Bạn
muốn nhân đôi niềm vui? Hãy cùng một tay lái khác lập thành một đội. Mỗi người
lên một xe và bắt đầu một vòng đua đôi có turbo tăng tốc. Để trải nghiệm vị trí
người đồng lái, hãy ngồi vào ghế dành cho hành khách và để những Tay đua chuyên
nghiệp giàu kinh nghiệm chỉ cho bạn thấy khả năng của những chiếc xe này.
c. ifly Singapore:
Với những người tìm kiếm cảm giác mạnh, đây là cơ hội để trải nghiệm môn nhảy
dù mà không phải lo sợ rủi ro. Không lo thời tiết xấu. Không cần máy bay. Trải
13
14
nghiệm bay bắt đầu từ giây phút bạn đặt chân tới khu vực được thiết kế giống hệt
như phi trường. Nằm ở độ cao 17,22 mét (tương đương với năm tầng nhà) và có
đường kính rộng 5,02 mét, iFly Singapore là mô hình nhảy dù trong nhà đầu tiên có
đường ống gió thẳng đứng lớn nhất thế giới.Bất kỳ ai, từ những người mới cho đến
các chuyên gia nhảy dù thâm niên, từ 7 - 106 tuổi đều có thể tham gia. Thiết kế kỹ
thuật hiện đại đảm bảo mức độ an toàn cao và kích thước của đường ống gió (rộng
khoảng 5m và cao khoảng 17,2m) cho phép mọi chuyển động đa dạng: bay tự do và
thậm chí là bay đội hình. Và với đường ống gió duy nhất có tường bằng kính acrylic
cao khoảng 5,5m, bạn tha hồ thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp của Biển Đông và
bãi biển Siloso.Đội ngũ mười một hướng dẫn viên có chứng chỉ luôn sẵn sàng giúp
bạn cất cánh, gồm cả: ba hướng dẫn viên có thâm niên được huấn luyện theo tiêu
chuẩn quốc tế, sáu hướng dẫn viên được huấn luyện trong nước và các giám sát
viên hướng dẫn bay đến từ một trong năm tổ chức quốc tế. Tất cả các hướng dẫn
viên đều được đào tạo nghiêm ngặt theo quy định và điều lệ của Hiệp hội Bay Quốc
tế (International Bodyflight Association).Chỉ bằng một phần năm giá thành của một
lần nhảy dù có hướng dẫn viên kèm, bạn sẽ được hướng dẫn bài bản, cung cấp trang
thiết bị nhảy dù và trải nghiệm cảm giác nhảy dù tuyệt diệu. Điều quan trọng hơn là
bạn sẽ được tận hưởng những khoảnh khắc khó quên!
d. Ski360:
Cho dù bạn bao nhiêu tuổi thì chắc chắn bạn cũng sẽ tìm thấy niềm vui tại SKI360°,
công viên Trượt nước Cable Ski đầu tiên của Singapore. Cùng với những môn thể
thao dưới nước như lướt ván đơn, lướt sóng và lướt ván đôi, không gian giải trí này
là nơi bạn có thể tham gia hoặc theo dõi các hoạt động mạo hiểm đầy phấn khích
này.SKI360° có các dịch vụ lướt ván đôi và ván đơn có cáp kéo, nơi mà người chơi
được kéo bằng hệ cáp trên cao thay vì kéo bằng thuyền. Tốc độ cáp từ 20 tới 58
km/h, tương đương tốc độ của thuyền đua và chạy ngược chiều kim đồng hồ xung
quanh hồ. Lướt ván đôi và đơn có cáp kéo có những lợi thế nhất định như không
phải thuê thuyền. Tối đa tám người có thể tham gia cùng một lúc nên thời gian đợi
chờ cũng được giảm xuống. Ngoài lướt ván đôi và đơn có cáp kéo, bạn cũng có thể
thử lướt ván quỳ và lướt ván nhào lộn. Đối với môn lướt ván quỳ, người chơi phải
quỳ gối trên ván trượt. Trong môn lướt ván nhào lộn, người chơi biểu diễn các kỹ
14
15
năng nhào lộn khi lướt ván. Hồ còn có nhiều chướng ngại vật như đường dốc tạo đà,
mố trượt và tường trượt. Do đó nếu bạn cảm thấy muốn có đôi chút mạo hiểm, hãy
tới SKI360° và nếm trải cảm giác tốc độ cao đầy phấn khích.
e. G-MAX Reverse Bungee
Hãy sẵn sàng cho một cảm giác nghẹt thở và hồi hộp ngay tại trung tâm thành phố
với G-MAX Reverse Bungee. Nằm ngay cạnh Clarke Quay náo nhiệt, đây là trò
chơi đầu tiên tại Singapore cho phép bạn trải nghiệm cảm giác nghẹt thở thực sự
của lực hấp dẫn giống y như cảm giác khi phóng một quả tên lửa.Được thiết kế và
tạo ra ở New Zealand, G-MAX Reverse Bungee không dành cho những người yếu
tim. Khi bungee thả ra, bạn sẽ thực sự nghẹt thở khi bay vút về phía chân trời với
vận tốc lên tới 200km/h trên độ cao 60m.
Cảnh báo: bạn không nên uống rượu bia trước khi tham gia.
15
16
CHƯƠNG II. Tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam:
2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên:
2.1.1. Địa hình:
- Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho biết, với 3/4 địa
hình là đồi núi, các hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều hang động đẹp, nhiều khu
rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
rộng lớn, hơn 3.000km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển các loại hình DLMH. Cụ thể, tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kon Tum,
từ Đà Lạt về Phan Rang, đèo Prenn, tuyến đường số 4 từ Cao Bằng đến Hà Giang,
hai tuyến đường tại Hà Giang (từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn và từ Bắc Quang
đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần), tuyến đường vòng cung Tây bắc từ Hòa Bình
qua Sơn La lên Điện Biên, Lai Châu sang Sa Pa và từ thị xã Lào Cai đến Bắc Hà có
cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và rất thích hợp cho việc tổ chức các chương
trình DLMH như mô tô, ô tô, xe đạp. Đỉnh Phan Xi Păng, khu vực đỉnh Mã Pì Lèng
(Mèo Vạc, Hà Giang), dãy núi Lang Biang, Yên Tử là những nơi lý tưởng để tổ
chức các hoạt động du lịch leo núi.
Việt Nam cũng có rất nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ để có thể tổ chức loại hình du
lịch vượt thác đầy hấp dẫn như thác Đầu Đẳng, thác Dray Sap, Dray Nu, thác Dam
Bri ở Tây Nguyên, thác Bản Giốc và nhiều thác nước khác ở vùng núi Đông bắc và
Tây bắc của Tổ quốc. Với lợi thế bờ biển dài, hàng trăm bãi biển và nhiều hòn đảo
đẹp Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, các đảo trong vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long, chúng ta có thể tổ chức nhiều loại hình DLMH như lặn biển, đua thuyền
kayak, đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển…
Hệ thống sông, hồ dày đặc cũng là những tiềm năng to lớn cho việc tổ chức các loại
hình DLMH. Các hồ như hồ Ba Bể, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Núi Cốc và các
con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Hương, sông Cửu
Long đều là những địa chỉ thích hợp cho việc tổ chức các tour DLMH dưới nước.
16
17
2.1.2. Khí hậu:
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia trên thế giới có biển, với 125 bãi tắm
mà hầu hết là những bãi tắm đẹp, là một trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới
là Vịnh Hạ Long và Vịnh Nha Trang.
Sự kết hợp giữa điều kiện thuận lợi của khí hậu với các điều kiện khác là tiềm năng
du lịch đối với sự phát triển du lịch.
Trên thực tế, những điểm, khu du lịch biển ở những nơi có điều kiện khí hậu phân hóa
sâu sắc theo thời gian trong năm, thì tính thời vụ trong hoạt động du lịch nơi đó cũng
rõ rệt và mùa du lịch thường trùng với mùa khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Nhìn chung, khí hậu ven biển Việt Nam phân hóa thành hai mùa nên đặc điểm tính
thời vụ trong loại hình du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp tắm biển ở các khu du lịch mạo
hiểm ở Việt Nam tương đối giống nhau.
Nhưng do vị trí địa lý, địa hình, hoàn lưu dẫn đến sự phân hóa giữa các vùng, miền
nên thời vụ ở các điểm, khu du lịch biển có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả
tính chất của mùa vụ.
Cụ thể như ở vùng biển phía Bắc, mùa đông chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh
cực đới từ phía Bắc tràn xuống, có nền nhiệt độ thấp; mùa hè chịu ảnh hưởng của khối
không khí nhiệt đới có nhiệt độ cao nên khí hậu ở vùng này phân hóa thành hai mùa
nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, lại cộng thêm mưa phùn nên hoạt
động nghỉ dưỡng, tắm biển vui chơi giải trí ở các điểm, khu du lịch biển vào thời điểm
này không thể diễn ra được. Đây chính là mùa vắng khách tại các điểm du lịch biển ở
miền Bắc. Một số điểm như Hạ Long, Huế vẫn có khách vào mùa này, đặc biệt là
khách quốc tế vì các khu du lịch ở đây có tài nguyên du lịch phong phú, ít phụ thuộc
vào khí hậu, chẳng hạn như du lịch tham quan, sinh thái và lịch sử trong đó có du
lịch mạo hiểm.
Khác với khu vực ven biển phía Bắc, khu vực ven biển miền Nam có điều kiện khí hậu
thuận lợi, với nền nhiệt độ cao đều trong năm (nhiệt độ trên 25 độ C), ít chịu ảnh
hưởng của bão và gió mùa đông bắc. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, kết hợp cảnh
quan đẹp, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, nên hoạt động du lịch
nơi đây có thể diễn ra quanh năm. Do đó, thời vụ du lịch ở các khu du lịch biển miền
17
18
Nam không mang đặc điểm, tính chất thời vụ sâu sắc như ở các khu du lịch biển miền
Bắc, phù hợp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.
Tuy thế khu vực Nam Bộ cũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới hai mùa, mùa khô và
mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Trong mùa mưa, điều kiện để phát triển du
lịch biển chỉ kém thuận lợi hơn mùa khô chút ít vì vào mùa mưa, lượng mưa trung
bình tháng không lớn và mưa thường tập trung vào buổi chiều dưới hình thức mưa rào
và dông, thời gian ban ngày có nắng ấm nên vẫn có thể tiến hành hoạt động du lịch
được.
2.2. Các loại hình du lịch mạo hiểm đang được khai thác:
2.2.1. Lặn biển:
Lặn biển hiện khá thịnh hành ở những vùng biển san hô như: Nha Trang, Cù Lao
Chàm, Quy Nhơn,… Khi tham gia, du khách sẽ được trang bị đồ nghề chuyên
nghiệp như một thợ lặn bao gồm quần áo lặn, kính mắt, ống thở, bình hơi cùng dây
nịt bằng chì.Mỗi người tham gia sẽ được một hướng dẫn viên lặn “đi theo” để đảm
bảo bạn luôn trong tình trạng an toàn, cùng với thiết bị lặn, nghe hướng dẫn các ký
hiệu giao tiếp, kỹ năng cân bằng dưới nước cũng như các nguyên tắc thở bằng
miệng dưới nước mà hoàn toàn không phải lo lắng gì cả. Sau khi học qua những chỉ
dẫn và vài thao tác ký hiệu với người hướng dẫn, bạn sẽ bắt đầu hành trình khám
phá những dãy san hô tuyệt đẹp cùng những sinh vật biển dễ thương, đầy màu sắc ở
độ sâu 6 – 10m dưới lòng đại dương. Tất cả những gì bạn cần là thỏa thích chiêm
ngưỡng đáy đại dương trong xanh và thả mình trong những cảm xúc phiêu lưu kỳ
diệu.
2.2.2. Leo núi:
Leo núi trên biển là một trong những loại hình du lịch mạo hiểm thu hút rất đông
người chơi tham gia. Bạn sẽ được lơ lửng ngắm vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên từ
trên cao, hòa mình với tiếng gió vi vu và chim trời bay lượn. Nghe có vẻ hấp dẫn
nhưng bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh, ưa mạo hiểm và tập luyện thường xuyên
trước khi dự định chinh phục những vách đá cheo leo. Để bắt đầu khám phá đỉnh
18
19
núi bạn cần những dụng cụ như: giày leo núi chuyên dụng, dây đeo thắt lưng, dây
thừng, mũ bảo hiểm và các móc để giữ dây thừng vào các móc có sẵn trên vách núi
nếu có.
Có hai nơi nổi tiếng để bạn thử sức khám phá với trò chơi mạo hiểm này là đảo Cát
Bà và vịnh Hạ Long.
2.2.3. Kayaking:
Chèo thuyền kayak là một trải nghiệm khá phổ biến vì rất nhiều khu du lịch ở Việt
Nam cung cấp loại hình dịch vụ du lịch này. Bạn sẽ được lênh đênh trên mặt nước
với mái chèo khua mái nhẹ nhàng, đón nhận những cơn gió mát rượi thổi vào, ngắm
cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện đầy sắc màu. Trước khi thử sức với môn thể thao
hấp dẫn này bạn cần phải luyện tập trước đó một thời gian để dễ dàng chèo lái qua
những con sóng lớn. Sức hấp dẫn của kayak chính là tính chất phiêu lưu mạo hiểm,
giúp bạn rèn luyện lòng can đảm, sự bình tĩnh, tính kiên trì, khả năng xử lý tình
huống linh hoạt. Bởi bạn phải vượt qua những dòng sông chảy xiết, những ghềnh đá
hiểm trở và phần thưởng cho bạn là được khám phá non nước hùng vĩ, cảm giác
lâng lâng khi về đích.
Ở nước ta có nhiều khu du lịch cung cấp dịch vụ này cho bạn trải nghiệm là Cát Bà,
vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ, Nha Trang, Đà Nẵng…
2.2.4. Zipline:
Zipline khiến người chơi thoát khỏi nỗi sợ về độ cao. Bạn sẽ được treo mình trên
một sợi dây cáp, trượt dài từ trên đỉnh núi cao xuống. Lồng ngực bạn sẽ căng
phồng, tim đập mạnh và đón nhận những cơn gió mạnh rít ngang tai. Nguyên bản
của trò chơi bắt nguồn từ một loại hình giao thông trong những vùng núi cao, hiểm
trở.
Trò chơi cuốn hút nhiều người chơi trên thế giới tham gia vì mang đậm tính giải trí,
khá mạo hiểm và được ngắm toàn cảnh thiên nhiên từ trên cao. Khi vượt qua nỗi sợ
19
20
độ cao, bạn sẽ dễ dàng điều khiển để bay như chú chim tung tăng lượn giữa bầu trời
xanh thắm. Bạn cũng có thể tham gia trò chơi này ở Huế, Đà Lạt.
2.2.5. Highwire
Nhiều người coi Huế là điểm đến khá “thiếu hấp dẫn” khi chỉ xoay quanh việc tham
quan các địa điểm lịch sử và danh thắng. Tuy nhiên, Highwire và Zipline là hai trò
chơi mạo hiểm hấp dẫn mới được du nhập và tạo ra sức thu hút lớn cho mảnh đất cố
đô. Highwire là môn thể thao tốn nhiều sức lực và cả sự khéo léo.
Người chơi được mặc đồ bảo hộ tương tự đồ leo núi chuyên nghiệp, đủ chắc chắn
để treo mình trên dây một cách an toàn. Những chặng thử thách đầy khó khăn được
dựng bằng dây thừng, ván gỗ,… được đặt lên cao, thử thách người chơi vượt qua
bằng mọi kỹ năng, sức khỏe và sự khéo léo của mình. Treo mình trên một sợi dây
cáp, trượt dài khoảng 500 mét từ đỉnh núi tới chân núi với gió rít ngang tai là một
cảm giác đặc biệt, khó quên và cũng dễ nghiện.
Một số trò chơi "lạ" đã có mặt tại Việt Nam như Flyboard, Highwire, Zipline, nhảy
dù, nhảy Bungee… tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, du lịch mạo
hiểm tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành. Vì thế từ sản phẩm, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ, nguồn nhân lực đến cách thức tổ chức, thị trường du
khách, hoạt động kinh doanh và cả mặt quản lý nhà nước cho loại hình này vẫn còn
rất sơ khai. Có thể thấy điều này ở nhận thức về du lịch mạo hiểm của phần lớn du
khách và nhà tổ chức. Bà Nguyễn Thị Kim Khánh, Giám đốc Chi nhánh Lửa Việt
Tours Hà Nội cho biết: "Du lịch mạo hiểm đòi hỏi người tham gia phải có sức khỏe,
kỹ thuật thực hiện cũng như kiến thức trong các hoạt động mạo hiểm. Bên cạnh đó,
nhà tổ chức phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ chuyến đi mạo hiểm
và nhất là bảo đảm an toàn tính mạng cho du khách. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có
những công ty tổ chức tour du lịch mạo hiểm mà lại không có thiết bị tối thiểu do
chi phí quá cao".
Đội ngũ nhân viên du lịch chuyên phục vụ cho du lịch mạo hiểm cũng là một thách
20
21
thức. Do yêu cầu khi tổ chức các chuyến đi mạo hiểm phải có huấn luyện viên được
đào tạo đủ kỹ năng, am hiểu kiến thức về sức khỏe… nên hầu hết lực lượng này ở
Việt Nam hiện nay đều là người nước ngoài.
Việc kinh doanh hiện tại của loại hình du lịch mạo hiểm chưa đạt hiệu quả cao, vì
chi phí bỏ ra lớn, nhưng giá tour vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia
du lịch, cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam và lợi thế thiên nhiên hùng vĩ
được xếp vào hàng "mạo hiểm" của thế giới thì việc thu hút khách quốc tế đến trải
nghiệm là trong tầm tay. Vấn đề là chúng ta cần nhanh chóng khắc phục những
điểm yếu như nhân lực, kỹ thuật… và dám mạo hiểm.
21
22
22
23
CHƯƠNG III. Một số đề xuất phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở
Việt Nam:
3.1. Cơ sở đề xuất:
a) Yêu cầu đối với du khách
Yêu cầu hàng đầu đối với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch mạo
hiểm, đó là sức khoẻ. Vì du lịch mạo hiểm đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào
những hoạt động mang tính nguy hiểm, vì vậy, nếu không có sức khoẻ và tinh thần
tốt thì bạn sẽ không thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không
tìm thấy được cảm giác thích thú, vui sướng khi chinh phục được thiên nhiên.
Và vì đặc điểm của mạo hiểm là mang tính nguy hiểm, chính vì thế, mỗi người
khách phải trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ cần thiết; ngoài những thiết bị
mà công ty lữ hành sẽ chuẩn bị cho du khách thì vẫn nên có thêm những thiết bị bảo
hộ khác phù hợp với nội dung của hoạt động mạo hiểm mà mình sắp phải tham gia
vào. Đó là điều kiện cần để được tham gia vào một tour du lịch mạo hiểm
Cuối cùng, vì một chuyến du lịch mạo hiểm cần chi phí cho rất nhiều lĩnh vực như
khảo sát địa hình, thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho mỗi du khách,… nên giá cho
một tour du lịch mạo hiểm cao hơn nhiều so với một tour du lịch bình thường, nên
du khách tham gia vào loại hình này thường là những người có mức sống cao.
b) Yêu cầu đối với tài nguyên du lịch
Một chuyến du lịch mạo hiểm muốn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì phải nơi đến
phải được khảo sát kỹ càng. Tài nguyên du lịch để thực hiện loại hình du lịch mạo
hiểm thì rất nhiều, nhưng phải xem xét nó có phù hợp hay không. Nó phải đạt
những yêu cầu như: không quá khó để tiếp cận, không quá nguy hiểm khi thực hiện
các hoạt động mạo hiểm… Nước ta có rất nhiều khu vực có địa hình thích hợp để
thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm nhưng chưa được khảo sát và đưa vào chương
trình. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của loại hình này thì tài
nguyên du lịch trong nước cũng sẽ được khai thác hợp lý.
c) Yêu cầu đối với công ty tổ chức
Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức tour, vì nó liên
23
24
quan trực tiếp đến an toàn cho du khách. Điều quan trọng nhất đối với một công ty
tổ chức du lịch mạo hiểm là phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp,
nhóm hậu cần chu đáo và phải luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình.
Điều này đòi hỏi công ty lữ hành phải được trang bị kỹ càng. Doanh nghiệp du lịch
lữ hành cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và
chính quyền địa phương khi tổ chức tour để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra, các công ty cần phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiêp, vừa
có sức khoẻ, sự khéo léo, lòng dũng cảm, vừa có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và
phải có sự quản lý tốt.
3.2.Đề xuất cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm:
- Về đào tạo nguồn nhân lực:
Trong bất cứ công việc gì con người vẫn là hạt nhân quan trọng trong tất cả các
lĩnh vực, trong ngành du lịch nếu không có con người thì cho dù cảnh quan có đẹp
đến mấy thì cũng nằm trong hai chữ “tiềm năng”. Vì thế, để khai thác những thế
mạnh về sinh thái và nhân văn đòi hỏi du lịch cần có đội ngũ những người làm du
lịch chuyên nghiệp. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch mạo hiểm, loại hình này
yêu cầu những hướng dẫn viên phải có có những kiến thức về nghiệp vụ bên cạnh
đó còn phải có nhiều kỹ năng khác như sơ cứu, khả năng xử lý những trường hợp
rủi ro…Nhưng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, du lịch mạo hiểm chưa có một
giáo trình hay tài liệu nào chuyên nghiệp nào được đưa vào giảng dạy ở các trường
đại học, cao đằng hay trung cấp nghề nào. Vì vậy để giải quyết bài toán khó này,
nhóm xin đưa ra hai giải pháp cho ngành du lịch ở Việt Nam và ngành du lịch.
Đối với ngành du lịch Việt Nam trong trước mắt cần thành lập các trường nghiệp vụ
du lịch mạo hiểm ở một số địa phương mạnh về loại hình này và ở một số trung tâm
thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha
Trang…, hay đưa bộ môn du lịch mạo hiểm vào giảng dạy như một nghành học
trong ngành du lịch ở tất các các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp du lịch
trong khắp cả nước. Việc cấp chứng chỉ hay văn bằng cho một cá nhân nào đó hoàn
thành xong một khoá học như chứng chỉ về dù lượn, chứng chỉ các môn thể thao
24
25
dưới nước là cần thiết để thuận tiện cho việc phù hợp với nghiệp vụ sau này, ngoài
ra những người tốt nghiệp phải có chứng chỉ sơ cứu do các cơ quan y tế cấp. Do vậy
cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng trong việc thành lập các
trường nghiệp vụ du lịch mạo hiểm. Việc biên soạn giáo trình cho công tác học tập
và giảng dạy là vô cùng cần thiết, bởi hiện nay ở Việt Nam chưa có sách báo hay
giáo trình nào phân tích và mổ xẻ những khía cạnh của loại hình này để làm điều
này cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thông qua việc áp sử
dụng các tài liệu nước ngoài và áp dụng sao cho phù hợp với nền giáo dục và điều
kiện thực tế ở Việt Nam . Câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ là người đứng trên bục để giảng
dạy môn học mới này? vì từ trước đến nay du lịch mạo hiểm chưa được quan tâm
đúng mức, theo nhóm nghiên cứu chúng ta có thể thuê các chuyên gia nước ngoài
đang hoạt động du lịch mạo hiểm ở các địa phương có thế mạnh về loại hình này,
hay các huấn luyện viên của các môn thề thao như leo núi, chèo thuyền, đi bộ, đua
xe đạp và một số chuyên gia bên ngành hàng không giảng dạy cho các môn dù
lượn, khinh khí cầu…Nhà nước nên dành ra những suất học bổng du học ra nước
ngoài ở những nước có loại hình này phát triển như Ấn Độ, Thái Lan,… để các sinh
viên học tập trong nước yêu mến du lịch mạo hiểm có cơ hội học hỏi và trao dồi
thêm kinh nghiệm nhằm phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm nước nhà nhưng để
tránh tình trạng chảy máu chất xám và thu hút được nhân tài thì nhà nước phải có
những chính sách ưu đãi nhằm giữ chân và tạo điều kiện để các cá nhân có thể phát
huy được hết bản thân vì ngành du lịch không chỉ là một ngành đơn thuần mang
tính thương mại mà còn giáo dục cho con người lòng yêu quê hương đất nước, lòng
mến khách của con người Việt Nam.
Quy trình thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm
*Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường
a) Mục đích đi du lịch của du khách
- Mỗi người đi du lịch vì những thúc bách nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc
họ sẽ lựa chọ điểm đến này hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay
25