Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghệ thuật diễn xướng dân gian 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.39 KB, 26 trang )

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN VIỆT NAM
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích và làm rõ quan niệm Nghệ thuật diễn xướng dân gian?
Diễn xướng dân gian là tổng hợp những biểu hiện cơ bản nhất của đời sống thẩm mỹ dân
gian, nói cách khác là biểu hiện ra bên ngồi của đời sống thẩm mĩ đó
Về cấu trúc, diễn xướng dân gian bao gồm các bộ phận sau:
+ Hát, nói (phần xướng): đây là bộ phận biểu hiện lời ca tiếng hát thành những làn điệu,
những giọng điệu, cách nói xét về mặt biểu hiện của âm thanh và giai điệu.
+ Trình diễn (phần diễn): cung cách thể hiện bằng những điệu múa, cử chỉ, phong cách, cấu
trúc, không gian biểu diễn… Kết hợp với phần xướng, phần này giúp những giá trị trong lời được
biểu hiện ra, tạo hiệu quả thẩm mĩ
+ Phần âm nhạc: bộ phận này tuy được tách ra nhưng lại có giá trị phối hợp, như 1 mối liên
kết và hỗ trợ, làm tăng thêm hiệu quả cho tồn bộ q trình diễn xướng
Về quan niệm về diễn xướng và diễn xướng dân gian có rất nhiều, nên có thể hiểu nghệ thuật
diễn xướng dân gian như sau: “Diễn xướng dân gian là những hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật gắn liền với mọi mặt đời sống của người dân, được người dân sáng tạo, gìn giữ và trình diễn
thơng qua các phương tiện biểu hiện khác nhau. Diễn xướng dân gian thể hiện tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của đời sống, phản ánh nhận thức về nhân sinh quan và
thế giới quan của người dân Việt Nam từ xưa tới nay”.
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của Nghệ thuật diễn xướng dân
gian Việt Nam?
Các đặc trưng
cơ bản

Miêu tả
- Là sự gắn bó hữu cơ những giá trị thẩm mĩ, trí tuệ, trình diễn... của nhiều
thành tố.
- Tính ngun hợp có nguồn gốc từ đặc điểm hình thành, của nghệ thuật
nguyên thủy.
VD: Đẻ đất đẻ nước là áng sử thi - thần thoại của người Việt - Mường ban
đầu là các thầy mo hát bên thi hài người chết giúp cho hồn người chết ôn lại


sự việc ở trần gian từ khi khai thiên lập địa cho tới lúc bản Mường ổn định,
chế độ xã hội được hình thành và mỗi chặng hát có những quy trình lễ thức,
Tính ngun hợp diễn xướng kèm theo).
- Là hiện tượng tự nhiên vốn có của nghệ thuật diễn xướng dân gian.
+ Về nội dung: diễn xướng dân gian phản ánh nhiều phương diện khác nhau
của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do vậy nó vừa thực hiện chức
năng của văn học, dân tộc học, triết học…
+ Về hình thức: diễn xướng sử dụng rất nhiều ngôn ngữ, âm nhạc, vũ điệu…
để phản ánh các giá trị tinh thần, nghệ thuật, cảm xúc…
- Đứng ở góc độ nào đó, tính đa chức năng chính là hệ quả của tính nguyên
hợp. Chúng tuy vừa khác nhau, vừa quan hệ mật thiết với nhau.
1


+ Diễn xướng dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều

Tính tập thể

thế hệ qua những thời gian và khơng gian khac nhau.
+ Tính tập thể trong sáng tác nghệ thuật dân gian được biểu hiện ở phương
diện thẩm mĩ. Đối tượng của những sáng tác nghệ thuật dân gian là tồn bộ
những gì liên quan đến cộng đồng tập thể. Và vì thế diễn xướng dân gian rất
coi trọng hành động và tâm lí tập thể.
+ Tính tập thể của nghệ thuật diễn xướng dân gian biểu hiện trong quá trình
sáng tác, biểu diễn và lưu truyền tác phẩm, trong nội dung và hình thức sáng
tác, biểu diễn. Tính tập thể cịn quyết định sự ra đời và tồn tại của tác phẩm
và hình thức, cách thức biểu diễn.
+ Là 1 đặc trưng cơ bản của diễn xướng dân gian, sáng tác dân gian đi từ
người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới hình thức
truyền miệng.

+ Truyền miệng là môi trường diễn xướng của sáng tác nghệ thuật dân gian.
Truyền miệng khi tách khỏi mơi trường diễn xướng thì sẽ khơng cịn là truyền

Tính truyền
miệng

miệng nữa. Truyền miệng khơng gắn với phịng kín mà gắn với những hoạt
động bên ngồi của đời sống.
+ Truyền miệng là hình thức bảo lưu, lan tỏa của nghệ thuật diễn xướng dân
gian. Truyền việc gắn với việc ghi nhận tác phẩm bằng trí nhớ, ghi nhận
trong sự hào hứng của tập thể, quá trình ghi nhận được chuyển hóa thành q
trình diễn xướng.
+ Truyền miệng là phương thức sáng tác của nghệ thuật diễn xướng dân gian
- sáng tác ngẫu hứng và ứng tác, là một đặc điểm cơ bản của nghệ thuật
không chun.
+ Trong văn hóa dân gian, tính bản địa là cơ sở để phân vùng và xác định
ranh giới giữa các vùng văn hóa dân gian mỗi quốc gia, dân tộc; góp phần
làm tăng sự phong phú, đa dạng của nền văn nghệ dân gian của mỗi dân tộc.
+ Nước ta rất đa dạng về địa lý, thành phần dân tộc, điều kiện tự nhiên, ngơn
ngữ... Vì vậy nghệ thuật dân gian cũng rất đa sắc, sinh động, mn vẻ.

Tính bản địa
và vùng miền

+ Nước ta có 54 dân tộc, có 54 nền văn hóa dân tộc, tức là cũng có 54 nền
âm nhạc dân tộc khác nhau.
+ Do phương thức lưu truyền và sáng tạo tập thể nên sáng tạo nghệ thuật
diễn xướng dân gian mang đậm tính bản địa, vùng miền.
+ Hoàn cảnh lịch sử của mỗi vùng cũng chi phối đến tính bản địa, vùng miền
của nghệ thuật diễn xướng dân gian.

VD: Bắc Bộ là vùng đất cổ, đất cội nguồn nên đây là vùng sản sinh là nhiều
di sản dân ca nghi lễ lâu đời như: Hát Chèo Tàu, hát Xoan, hát Chầu Văn...
Nam Bộ là vùng đất mới, đất khai phá nên vùng này sản sinh ra dân ca Nam
Bộ là sự kế thừa, tiếp nối dân ca của người Việt ở phía ngồi, đặc biệt là Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
2


+ Đặc trưng về giọng nói hoặc phương ngữ của mỗi vùng cũng chi phối nhiều
tới tính địa phương của nghệ thuật diễn xướng dân gian.
Chẳng hạn như xứ Huế, nhất là xứ Nghệ, có hệ thống phương ngữ rất đậm
đặc, âm vực của giọng nói cạn hẹp nhất nước cho nên dân ca của họ cũng
mang thổ âm, thổ ngữ rất rõ.
+ Phương ngữ là trong những yếu tố vơ cùng quan trọng để nhận ra tính bản
địa, tính địa phương của sáng tác nghệ thuật dân gian. Phương ngữ khơng
chỉ là phương tiện nhấn nhá, đệm lót cho từng làn điệu mà cịn góp phần tạo
nên bản sắc của ca dao dân ca từng vùng. Phương ngữ đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu giao tiếp thông thường của 1 nhóm cư dân cùng sinh sống trên địa
bàn nhất định.

Tính phi lợi
nhuận

+ Diễn xướng dân gian phần lớn phục vụ cho nhu cầu thưởng thức tại chỗ
của những người trong cộng đồng làng xã, dịng họ nên tính tự túc rất rõ nét.
+ Diễn xướng dân gian cơ bản không phải là phương thức làm ra của cải vật
chất, nó khơng sinh lợi nhuận kinh tế mà đem lại giá trị tinh thần là chính.
Ngay cả khi nghệ thuật diễn xướng phát triển cả về quy mơ và hình thức thì
vẫn mang tính chất hoạt động văn nghệ quần chúng phục vụ đời sống tinh
thần của đông đảo người dân.


Câu 3: Anh (chị) hãy kể tên các vùng dân ca Việt Nam và trình bày đặc điểm của một
trong các vùng dân ca đó?
Hiện nay tại Việt Nam có tất cả 6 vùng dân ca. Bao gồm:
+ Vùng dân ca miền núi phía Bắc
+ Vùng dân ca đồng bằng, trung du Bắc Bộ và cực bắc Trung Bộ
+ Vùng dân ca đồng bằng và ven biển Bắc Trung Bộ
+ Vùng dân ca đồng bằng và ven biển Nam Trung Bộ
+ Vùng dân ca đồng bằng Nam Bộ
+ Vùng dân ca Trường Sơn – Tây Nguyên.
Sau đây, là đặc điểm của một số vùng dân ca đáng chú ý (lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả):
Vùng dân ca

Đặc điểm

Vùng dân ca
đồng bằng,
trung du Bắc Bộ
và cực bắc

+ Là vùng địa lý được coi như là cái nôi văn minh của người Việt, là địa
bàn sinh tụ từ lâu đời, là vùng đất tổ của người Việt. Đó cũng là cái nôi đầu
tiên sinh thành và nuôi dưỡng những thể loại dân ca rất đặc trưng như: Hát
Ghẹo, Hát Đúm, Hát Trống quân, Hát Quan họ; các điệu hát chèo; Cò lả,
Hát ví, Hát ghẹo, Hát cửa Đình, Hát Chầu văn…
+ Môi trường trung du và đồng bằng là môi trường đặc trưng của nông
nghiệp ruộng nước => là những bức ảnh thiên nhiên và xã hội chủ yếu của

Trung Bộ


các sáng tác dân gian.
+ Vùng còn phân ra đặc sản dân ca riêng của từng địa phương như Phú Thọ
có Hát Xoan, hát Ghẹo anh; Kinh Bắc có hát Quan họ; Hà Nội có hát Ải
lao; Hà Tây có Hát Dơ, chèo tàu; Hải Phịng có Hát Đúm; Hà Nam có hát
3


Dậm; Hà Nam Ninh là cái nôi và là trung tâm lớn của hát Chầu văn và hát
Xẩm; Thanh Hóa có Hị Sơng Mã…
+ Khá phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức ca hát, sâu rộng và
sinh động về nội dung lời ca, âm nhạc. Nhiều loại, nhiều bài đượm màu sắc
vui tươi, duyên dáng.
+ Nam Bộ là nơi tụ cư của những con người tứ xứ, bởi vậy dân ca vùng này
cũng mang nhiều màu sắc. Trong đó nổi lên là dân ca người Việt và dân ca
người Khmer, Chăm, Hoa…
+ Dân ca Nam Bộ là sự kế thừa dân ca Việt phía Bắc, đặc trưng là của miền
Trung. Nói tới dân ca vùng này phải nói tới Hị với Lý.

Vùng dân ca
đồng bằng
Nam Bộ

+ Hị Nam Bộ cũng đa dạng về mặt chủng loại như hò miền Trung nhưng
sự đa dạng ấy còn được đẩy thêm 1 bước nữa với sự hình thành những điệu
Hị mang phong cách riêng của từng địa phương như: Hò Bạc Liêu, Hò
Đồng Tháp, Hò Trà Vinh...
+ Lý Nam Bộ cũng phát triển lên tới đỉnh cao về số lượng và về sự đa dạng
phong phú của đặc tính âm nhạc và hệ đề tài. Những bài mang đến tên cụ
thể của những "cây" , những "con" thường thấy trong vùng như: Lý cây đa,
Lý cây chanh, Lý con chuột, Lý ngựa ơ.

+ Âm nhạc của những điệu Hị, Lý cũng như lời ca đã phản ánh sinh động
tâm hồn con người sống trong vùng đất được thiên nhiên dành cho những
ưu đãi.
+ Ngoài ra dân ca Việt Nam Bộ còn phát triển mạnh hát Ru và tục Nối thơ.
+ Bên cạnh sự chiếm ưu thế của dân ca Việt, cũng cần phải kể đến dân ca
của dân tộc Khmer Nam Bộ. Kho tàng dân ca Khơ me Nam Bộ cũng rất
phong phú và đặc sắc, ngoài hát đồng dao, hát ru, cịn có những bài hát lao
động, hát h tình, đặc biệt là có những loại bài hát kèm với múa, hát trong
đám cưới… rất phổ biến.

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là Âm nhạc dân gian? Hãy phân tích những đặc
trưng cơ bản của âm nhạc dân gian Việt Nam?
- Khái niệm âm nhạc dân gian:
+ Theo nghĩa rộng: Âm nhạc dân gian là các thể loại ca nhạc tồn tại có tính chất thường trực
trong môi trường sinh hoạt dân gian. Trong âm nhạc dân gian theo nghĩa rộng có cả những yếu tố,
thể loại mang tính chất dân gian và những yếu tố, thể loại mang tính chất bác học do sự đóng góp
của giới trí thức bình dân hoặc có nguồn gốc từ dịng cung đình.
+ Theo nghĩa hẹp: Âm nhạc dân gian là những thể loại ca nhạc được sáng tạo và biểu diễn
chủ yếu bằng cảm xúc và kinh nghiệm, mặc dầu 1 số loại cũng đã có những nguyên tắc cho việc
thực hành biểu diễn nhưng vẫn chưa hình thành hệ thống lý luận chi phối mọi hoạt động sáng tác
và biểu diễn.
- Đặc trưng cơ bản:
+ Mang tính nguyên hợp: một tác phẩm diễn xướng dân gian thường có sự tham gia đồng
4


bộ của thơ ca, âm nhạc, múa, trị diễn, hố trang và cả các nghi thức. Hình thái này thể hiện đặc
trưng trong phương pháp phản ánh thực tại của folklore, được gọi là đặc trưng tổng thể nguyên
hợp (Syncretisme).
+ Mang bản chất xã hội: Diễn xướng dân gian phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng

của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội của họ.
+ Có tính thực hành xã hội: Âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn gắn liền với
những hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội cụ thể của người lao động. Tính thực hành xã hội
thường được chỉ rõ ngay trong tên gọi của nhiều thể loại, chẳng hạn như: Hị giã vơi, Hị giã gạo,
Hị chèo thuyền…
+ Khơng tồn tại dưới dạng văn bản, mà nằm trong trí nhớ của mỗi người dân và chỉ xuất
hiện khi được người dân trình diễn ra.
+ Trình diễn âm nhạc dân gian là quá trình sáng tác tại chỗ.
+ Quá trình trình diễn một tác phẩm âm nhạc dân gian lại cũng là lúc nó được truyền bá.
+ Do được lưu truyền theo cách truyền miệng, và do quá trình trình diễn cũng là quá trình
sáng tác, nên các tác phẩm âm nhạc dân gian ln ở trong tình trạng biến động.
+ Âm nhạc dân gian có tính tập thể hay tính khuyết danh.
Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là múa dân gian? Hãy phân tích những đặc điểm
cơ bản của nghệ thuật múa dân gian Việt Nam?
- Khái niệm múa dân gian:
Múa dân gian là hình thái múa do quần chúng nhân dân sáng tạo được lưu truyền từ đời này
qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nó tiêu
biểu cho bản sắc văn hóa của từng cộng đồng và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác.
- Đặc điểm:
Đặc điểm cơ bản

Thường gắn liền với
phong tục, tập quán,
lễ nghi, tín ngưỡng

Giàu tính hiện thực

Miêu tả
+ Trong đời sống văn hóa tâm linh của quần chúng nhân dân, có 1 loại
múa được sản sinh và ni dưỡng trong mơi trường sinh hoạt văn hóa

tâm linh đó là múa tín ngưỡng hay cịn gọi là múa tín ngưỡng dân gian.
Múa tín ngưỡng thể hiện cho các loại nghi lễ.
VD: người Việt có múa tín ngưỡng hầu bóng (múa lên đồng) là 1 bộ
phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ tín
ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tiếng nói, ý nguyện
của thánh thần. Theo quan niệm dân gian, phần xác (ông, bà đồng) là
của con người, còn phần hồn là của thánh thần => con người và thánh
thần có thể gần gũi, hịa quyện với nhau.
+ Những động tác biểu hiện thể giới tâm linh của con người (cầu mong
sự che chở, phù hộ…).
+ Múa dân gian do mô phỏng hiện thực nên mặc dù đã được cách điệu
hóa vẫn mang tới cho người xem những thông điệp sát thực.
Được thể hiện cả 2 chiều. Chiều 1 là tự luận điệu múa được “ tác giả dân
gian” ghi nhận trong thực tế, từ đó sáng tạo nên. Chiều 2 là người thể
5


hiện cũng hết sức cố gắng bắt chước hiện thực cộng với yếu tố sáng tạo
cá nhân trong quá trình thể hiện cũng mang lại những tín hiệu chân thực.
VD: múa chèo đị. Mặc dù múa tay khơng nhưng người xem có thể cảm
nhận được khơng gian của vùng sơng nước. Với dáng người đổ về phía
trước, khi ngả về phía sau, người xem có thể tưởng tượng được hình ảnh
của dịng sơng, mái chèo và con thuyền.
+ Tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển, chậm rãi
+ Thơng qua đó có thể thấy những thông tin về lịch sử, địa lý, mơi trường
sinh thái. Có lẽ bắt nguồn từ đặc điểm địa lý Việt Nam => múa chèo
thuyền trở nên phổ biến trong múa dân gian.
Thường kết hợp
với đạo cụ


Đạo cụ có thể là các vật dụng trong đời sống sinh hoạt được sáng tạo
thêm mang tính nghệ thuật. Cũng có khi chính là nhạc cụ, vừa mang âm
điệu, vừa góp phần để tiết mục cuốn hút người xem.

+ Do luôn tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ nên thường khơng có 1
cấu trúc ổn định.
+ Do có cấu trúc mở, múa dân gian không ngừng được bồi đắp và bổ
Là sản phẩm của tập
sung những sáng tạo mới của các thế hệ tiếp theo. Cấu trúc mở của múa
thể sáng tạo có
dân gian là ln sẵn sàng đón nhận những sáng tạo, bổ sung hoặc 1 sự
cấu trúc mở
điều chỉnh mới cho hoàn chỉnh hơn. Những sáng tạo mang tính tự
nguyện, thâu nhận vào mình 1 cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác nên khác
với múa chuyên nghiệp, và không cần phải xác định “quyền tác giả”.

Là nền tảng để nền
nghệ thuật múa hiện
đại của dân tộc
kế thừa
và phát triển

+ Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là cơ
sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người là nền tảng cho
nghệ thuật múa sau này
+ Nền nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay được bắt nguồn và kế thừa từ
nền nghệ thuật múa truyền thống. Trên cái nền đó, mỗi thế hệ góp phần
sáng tạo để giữ gìn và làm giàu bản sắc tâm hồn dân tộc; phát huy những
giá trị vốn có; sáng tạo những yếu tố mới, sắc thái mới. Giữ gìn giá trị
cốt lõi, tinh túy nhất trong vốn múa, giữ được cái “đặc trưng”, “tiêu

biểu” nhất => phát triển và bổ sung
+ Có thể sử dụng ngơn ngữ nước ngồi để hịa trộn với ngôn ngữ múa
dân gian Việt Nam giúp phản ánh sâu sắc hơn tâm tư, tình cảm nguyện
vọng của người Việt Nam đương đại.
+ Trong 1 xã hội hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến, muốn xây dựng
nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp, phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc
trước hết phải kế thừa triệt để những giá trị múa dân gian.
+ Bên cạnh đó, muốn cách tân thì cần nghiên cứu, xác định và hiểu đâu
là giá trị đích thực cần phải kế thừa.

Câu 6: Anh (chị) hãy giới thiệu ngắn gọn về một loại hình diễn xướng dân gian tiêu
biểu ở quê hương mình hoặc địa phương nơi mình sống?
6


Thuyết minh về dân ca quan họ
Người Việt Nam ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều
nền văn hóa. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hóa
của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ
đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vơ cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn
hóa Việt. Dân ca quan họ chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh
mẽ, lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.
Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền
Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu thuộc địa bàn hai tỉnh
Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học: Quan
họ có từ thế kỷ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm.
Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ơng quan trong lần qua xứ Kinh
Bắc, vơ tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị,
những người cùng có sở thích ca hát dịng nhạc này và người ta gọi là đó một "họ". Nhưng cách
giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngồi ra cịn rất nhiều cách lý giải khác liên

quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.
Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm
tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị. Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng
để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát
vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn
nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật.
Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng hoặc khác làng,
cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo
thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được.
Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, có thể là những
câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị. Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách
hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền
lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vơ cùng ngọt ngào tình cảm, như dịng chảy mượt mà
của con sơng Cầu - "dịng sơng Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh,
hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.
Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật dân ca Quan họ, các liền anh, liền chị
khốc lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người
con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khốc lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là
áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc
cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc.
Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba
mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc
bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt
tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm
tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.
7


Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó
cịn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối

phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan họ không bị lạc hậu so với thời đại.
Quan họ được xem là dịng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú, đa dạng nhất
ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta cịn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác
nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngồi ra cịn có rất nhiều các giai điệu khơng được ký
âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền
thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang... Hát Quan họ bao giờ
cũng có ba chặng: chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối
người hát chuyển sang giọng sống để tiếp vào chặng giữa; các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt;
chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại,
người hát luôn trong trạng trái say mê, chăm chút thổi hồn vào từng câu chữ khiến cho âm hưởng
của tồn bài ln vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải
trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống và cũng khá kén người nghe này.
Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết Chầu văn thuộc thể loại âm nhạc gì? Hãy trình bày các
thành phần tham gia, các hình thức và đặc điểm nghệ thuật của hát Chầu văn?
Miêu tả về Chầu Văn
Thể loại

Hát chầu văn cịn có tên gọi khác là hát văn, hát bóng. Đây là một loại hình nghệ
thuật diễn xướng dân gian độc đáo gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt.

Thành phần
tham gia

+ Hát Chầu văn cần có người hát chầu văn và dàn nhạc phục vụ hát văn. Người hát
văn (được gọi là cung văn), thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn
điệu, vừa biết chơi nhạc cụ. Dàn nhạc hầu bóng gồm có: một đàn nguyệt, một đàn
nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đơi, một phách.
+ Người ta có thể thêm nhạc cụ khác tùy địa phương hoặc hoàn cảnh hành lễ và yêu
cầu riêng của người hành lễ. Trong các loại nhạc đó, đàn nguyệt, trống nhỏ và cảnh

đơi đóng vai trị nịng cốt. Đây là những nhạc khí cơ bản, khơng thể thiếu được vì
chúng tạo nên tính cách riêng biệt và đặc thù của dàn nhạc hát văn. Những buổi hát
thờ lớn thì có thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo, tiêu, đàn thập lục…

Các
hình thức

+ Các bài văn hát thường được xắp xếp như một câu chuyện về xuất xứ của thánh
và tôn vinh công đức, kỳ tích của ngài. Có một số đoạn, câu văn vần điệu, niêm luật
không chặt chẽ như một bài thơ nhưng khi đọc lên mọi người đều cảm nhận được
chất thơ của bài văn. Hát văn là một hình thức hát trong khi ngồi đồng nên các làn
điệu và lối hát cũng như độ dài của câu ca, tiếng nhạc đều phụ thuộc vào diễn biến
của cuộc hầu đồng. Giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn trên nền phách
độc đáo, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn, vui tươi. Lời văn đầy ắp chất thơ, có ý nghĩa
nhân văn sâu sắc. Chất thơ của bài văn đó được nâng lên cao tuyệt đỉnh trong khơng
khí tâm linh thành kính, khấn vái xt xoa, khói hương nghi ngút, có dàn nhạc với
trống phách, thanh la rộn ràng, lời ca phụ hoạ, đưa đẩy và các điệu múa thiêng của
Thánh thể hiện qua người hầu đồng. Với tính chất này hát văn ngày nay không chỉ
8


bó hẹp trong phạm vi dùng trong nghi lễ mà hát văn cũng được coi như một hình
thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh và có thể đưa ra cơng diễn trước đơng đảo
quần chúng.
+ Trình tự thực hiện nghi lễ hát chầu văn phục vụ hầu bóng có thể chia thành bốn
phần chính: Mở đầu buổi lên đồng, cung văn hát điệu văn thờ - văn công đồng “mời
thánh nhập”, điệu này có tiết tấu nhanh; khi Thánh đã nhập đồng thì hát văn kể sự
tích và ca ngợi cơng đức các thánh, sau đó chuyển hát dọc để kích thích khả năng
thăng thốt của người ngồi đồng. Khi nhân vật đã nhập vai các thánh và “làm việc
thánh” thì chuyển điệu cịn là điệu thức cao hơn dọc một cung bậc. Tiếp đến là phần

xin thánh phù hộ và đưa tiễn. Bài hát thường chấm dứt với câu: "Thánh giá hồi
cung!". Hát văn khơng chỉ khó mà còn đòi hỏi người cung văn phải nhanh, linh hoạt
để vừa có thể chuyển lời, giọng và nhạc cho ăn khớp mà vẫn hay, vẫn sát vai của
người ngồi đồng; thậm chí phải hát lặp lại, luyến láy, kéo dài câu ca, tiếng nhạc
trong thời gian chuyển tiếp giữa hai giá hầu.
+ Vì thế mà chỉ trong một thể hát thì cũng có nhiều dạng khác nhau như: thể phú thì
có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm trạng vui, phú rầu diễn tả tâm trạng buồn.
Những khi thay đổi như vậy, âm nhạc đều chuyển điệu thức 5 âm để phụ họa theo.
Đó là cách người cung văn thể hiện tài năng riêng của mình.
+ Có rất nhiều đặc điểm để giải thích có thể hiểu chi tiết về hát chầu văn. Cụ thể
- Cấu trúc làn điệu: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cấu trúc làn điệu. Tuy

Đặc điểm
nghệ thuật

nhiên, tóm lại có thể hiểu cấu trúc là quan hệ các yếu tố bên trong có sự sắp xếp tổ
chức nhất định tạo lên một chỉnh thể hồn chỉnh.
Khác với các loại hình nghệ thuật hát văn thờ, hát văn thi khác hát Chầu văn thường
ghi nhận cấu trúc 2 phần, rất hiếm gặp cấu trúc ba phần: Phần thân hát theo lối có
nhịp và Phần mở hát theo lối hát ngâm trên nhịp dồn phách.
+ Có thể thấy cấu trúc trong hát chầu văn có mối quan hệ rất chặt chẽ với lời thơ của
mỗi bài văn, nó góp phần định hình được cấu trúc nhạc. Còn cấu trúc hai phần trong
chầu văn gồm phần mở và phần thân. Phần mở được ngâm trên nhịp tự do ứng với
hai cặp lục bát (6/8/6/8). Phần thân chuyển sang lối hát có nhịp vào nửa sau của trổ
hát nghĩa là hát câu 2 và bộ phận đóng, sang trổ tiếp sau mới hát trọn vẹn cả trổ…
như vậy có thể thấy đối với cấu trúc hai phần thường được hát theo lối hát ngâm trên
nhịp tự do tạo ranh giới với phần thân hát theo lối có nhịp.
+ Về cấu trúc ba phần, là làn điệu gồm ba phần với phần mở, phần thân, phần đóng.
Có thể thấy cấu trúc làn điệu ba phần trong hát văn hầu đồng không phải là dạng
phổ biến, chủ yếu xuất hiện trong lối hát chèo đị.

=> Tóm lại cấu trúc làn điệu trong hát văn rất đa dạng và phong phú với những đặc
điểm chung và riêng có. Nhưng nhìn chung có ba dạng phổ biến nhất đó là dạng cấu
trúc một phần, cấu trúc hai phần và cấu trúc ba phần.
- Nhịp phách trong hát Chầu văn: Thơng thường có hai nhịp được quan tâm trong
hát Chầu văn:
9


+ Nhịp nội: là cách gọi dạng âm hình tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền mà ở đó các
từ, các chữ được nhấn vào đầu nhịp (phần mạnh của phách mạnh).
+ Nhịp ngoại: là cách gọi dạng âm hình tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền mà ở đó
các từ, các chữ không nhấn vào đầu nhịp (phần mạnh của phách mạnh) mà được
nhấn ở phần yếu của phách mạnh hay ở phách yếu hoặc trường độ của nốt nhạc (chữ
hay từ) được nối từ phách yếu nhịp trước sang phách mạnh nhịp kế tiếp.
+ Trong Chầu văn, đa số các làn điệu thường sử dụng nhịp ngoại, tạo cảm giác mông
lung, huyền ảo cho người nghe/xem. Một số nghệ nhân cũng cho biết, nhịp ngoại là
“tính” đặc thù trong nghệ thuật hát chầu văn. Sự ứng tác tài tình của các cung văn
“thời xưa”, chính là ngun nhân của việc xuất hiện nhịp ngoại trong chầu văn.
+ Phách là đơn vị cơ bản để tính thời gian trong âm nhạc. Khi vừa hát vừa gõ một
cách đều đặn thì thời gian của mỗi cái gõ như vậy được gọi là một phách. Thời gian
của phách được tính từ khi đầu bàn tay (hoặc đầu bàn chân) ở trên cao đưa xuống
điểm gõ cho tới khi nó lại được đưa lên cao để gõ tiếp.
- Trang phục trong hát Chầu văn: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam Phủ - Tứ Phủ,
người ta chia ra làm các hàng các bậc khác nhau, mỗi nhân vật thuộc cấp bậc có
những đặc điểm chung, điểm riêng dựa vào đó người ta có thể nhận biết trang phục
đó là của vị nào. Đối với hàng Thiên phủ thường thì trang phục sẽ có màu đỏ, Nhạc
phủ màu xanh, Thoải phủ màu trắng. Hay các các hàng Đệ nhất thường là màu đỏ,
Đệ nhị màu xanh lá, đệ tam màu trắng, đệ tứ màu vàng, tiếp đó là các màu xanh lục,
màu lam và các màu trung gian khác.
VD: Giá hàng Ngũ vị tôn ông, mỗi vị có một màu sắc chủ đạo khác nhau, Quan Lớn

Đệ Nhất – Đệ Nhất Tơn Ơng có trang phục màu đỏ, Quan Lớn Đệ Nhị – Đệ Nhị
Giám Sát màu xanh lá, Quan Lớn Đệ Tam – Tam Phủ Vương Quan màu trắng, Quan
Lớn Đệ Tứ Khâm Sai trang phục màu chủ đạo là màu vàng, quan lớn đệ ngũ Tuần
Tranh màu xanh lam.
+ Bên cạnh trang phục thì phụ kiện hay các đạo cụ đi kèm cũng tạo nên những đặc
điểm nhận diện các giá đồng. Giá các quan hoàng thể hiện sự chững chạc uy nghiêm,
quyền quý còn thêm cờ, kiếm, hèo, quạt, bút đề thơ, hoặc thêm bình trà, ngọc trân,
thuốc lá… để biểu lộ thú hưởng lạc rong chơi. Các giá Cơ thì y phục dân tộc có thêu
thùa, trang sức đỏm dáng cùng các đạo cụ hái hoa, hái quả thể hiện quyền uy lại bộc
lộ cá tính hồn nhiên, 32 do vậy trang phục còn thêm kiềng bạc túi trầu cau, dao quai,
dao quắm… giá các cậu cũng thể hiện quyền quý, trẻ thơ nên có khăn quấn đầu,
quần thun bó đùi, giáng điệu tự nhiên thể hiện khi lễ cũng như khi ban phát tiền, lộc.
+ Giá chầu là nữ thường mặc quầy (váy), áo chẽn theo lối dân tộc, đảm bảo sự trang
nghiêm cốt cách. Tất nhiên trang phục do từng cá nhân thanh đồng sắm, màu sắc
hoa văn tùy thuộc, nhất là khăn chầu theo lỗi cổ củ ấu, nhưng không hẳn khi trang
điểm đã giống nhau.
- Nhạc cụ trong hát Chầu văn: Trong hát chầu văn, hệ thống nhạc khí với biên chế
cổ điển bao gồm đàn nguyệt, phách, cảnh, trống ban, thanh la và trống cái. Dàn nhạc
10


trong chầu văn lớn nhỏ tùy thuộc vào từng địa phương, vào mức độ của buổi lễ và
yêu cầu của người làm lễ nhưng không thể thiếu ba nhạc cụ chính yếu là đàn nguyệt,
trống nhỏ và cảnh đơi. Âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu của ba nhạc cụ trên tạo nên tính
cách riêng biệt và đặc thù của hát văn. Điểm đặc sắc trong dàn nhạc của chầu văn ở
chỗ sử dụng đàn nguyệt là nhạc cụ mang tính âm, nhạc cụ chính mang tính dẫn dắt
trong cả dàn âm thanh.
+ Thông thường, cung văn chơi đàn nguyệt đảm nhiệm vai trị hát chính. Nhưng
trong các lễ hầu đồng, cả cung văn đánh nhịp (phách, cảnh, trống) cũng phải hát.
Trống ban, trống cái (thuộc Cách) là các nhạc khí bán âm. Trong diễn tấu, phách và

cảnh đảm nhiệm nền nhịp điệu chu kỳ, dẫn dụ, nâng đỡ giai điệu đàn nguyệt với sự
điểm xuyết của trống ban hay trống cái. Phách, cảnh, trống ban và thanh la do một
cung văn đảm nhiệm. Trống cái chỉ sử dụng trong các lễ lớn với vai trò hỗ trợ của
cung văn cầm chầu. Đây là biên chế chính thức của dàn nhạc hát văn cổ truyền với
2 hoặc 3 cung văn.
+ Hệ nhạc khí trong hát văn, đáng chú ý nhất là bộ nhạc khí tiết tấu. Khi diễn tấu,
cung văn tay trái cầm 1 dùi vừa đánh phách vừa gõ trống ban. Tay phải cầm 2 dùi,
1 dùi kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ để đánh phách, 1 dùi kẹp giữa ngón trỏ và ngón
giữa để đánh cảnh. Phách và cảnh ln diễn tấu những mơ hình nhịp điệu chu kỳ
làm nền cho giai điệu tiếng đàn, giọng hát. Đây chính là thành phần xác định tính
vũ khúc của âm nhạc hát Chầu văn.
- Không gian diễn xướng của hát Chầu văn:
+ Hoạt động hát chầu văn được diễn ra ở nhiều khơng gian khác nhau. Đó có thể là
nơi linh thiêng như đền thờ, phủ, chùa, điện… những nơi có thờ thánh thờ Mẫu, đó
cũng có thể là ở trên các hệ thống âm thanh sân khấu… Không gian là điều rất quan
trọng tạo lên sự thăng hoa trong mỗi buổi lên đồng của các thanh đồng. Cùng với
những lời ca tiếng hát của cung văn tại các nơi linh thiêng có tượng các vị thánh, có
mùi hương, có ánh nến… tạo nên một không gian thăng hoa giúp cho các thanh đồng
dễ dàng được “nhập” hơn.
+ Tại các buổi diễn xướng sân khấu, với việc dàn dựng sân khấu với sự hào hứng
của khán giả tạo ra không gian linh thiêng, mờ ảo không kém tại các đền phủ.
=> Nhìn chung, có thể thấy hát chầu văn thường gắn với các không gian linh thiêng,
không gian thể hiện sự giao tiếp giữa người trần và các vị thánh và thanh đồng được
coi là người trung gian thể hiện sự giao tiếp đó.
Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc thể loại âm nhạc gì?
Những giá trị của Cồng chiêng Tây Nguyên và quan niệm về Cồng chiêng của người Tây
Nguyên ra sao?
Miêu tả về Cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng là loại nhạc cụ Châu Á thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình trịn
Thể loại


như chiếc nón quai thao, đường kính dao động khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có
hoặc khơng có núm.
11


+ Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa âm nhạc vùng, tộc người, nhóm tộc người.
+ Là nhạc khí quan trọng biểu thị đặc trưng văn hóa âm nhạc của vùng Trường Sơn Tây Nguyên (thể hiện ở cách dùng cồng chiêng theo bộ chiếm ưu thế).
+ Biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người (thể hiện qua cách dùng,
cách ứng xử với cồng chiêng, tên gọi, đặc trưng âm nhạc…).
+ Giá trị sử dụng đa dạng: là công cụ hỗ trợ săn bắn, phương tiện thông tin, truyền
lệnh, phương tiện giao cảm với thế giới siêu nhiên, là nhạc khí.
+ Giá trị vật chất, biểu thị sự giàu có.
+ Giá trị tinh thần (là của gia bảo, là nhạc cụ thiêng, là vật thể hiện quyền uy).
+ Giá trị lịch sử (là bằng chứng của truyền thống âm nhạc có lịch sử lâu đời).
Giá trị

+ Giá trị cố kết cộng đồng (có tính tập thể và khả năng cộng cảm)
+ Giá trị nghệ thuật: Có khả năng đảm nhiệm mọi chức năng âm nhạc: Dùng để đệm
cho múa; dùng để hòa tấu trong các dàn nhạc với đủ chức năng: đi tiết tấu, đi giai
điệu, đi bè trầm, giữ nhịp…; Có khả năng thực hiện các thể loại nhạc khác nhau và có
khả năng thể hiện những hình tượng và đặc tính âm nhạc đa dạng. Giá trị nghệ thuật
cồng chiêng Tây Nguyên còn biểu hiện ở nghệ thuật diễn tấu (các kỹ thuật tạo âm;
nghệ thuật phối hợp tập thể). Những nguyên tắc cấu trúc của cồng chiêng Tây Nguyên
đã định hình chặt chẽ. Đây là một dạng nguyên mẫu âm nhạc.
+ Giá trị phản ánh đa chiều: là tấm gương phản chiếu nhiều phương diện của người
dân Tây Nguyên. Qua đó ta có thể thấy: vũ trụ quan (nổi bật là nguyên lý cặp đôi âm
– dương); chế độ xã hội và trình độ phát triển của nó; mối quan hệ xã hội; quan điểm
thẩm mỹ; phong tục tập quán; quan niệm tâm linh; tín ngữơng; khả năng thẩm âm; trí
thức âm nhạc và trình độ phát triển âm nhạc.

+ Đối với cư dân Tây Nguyên, cồng chiêng là vật thiêng. Xuất phát từ tín ngưỡng vạn
vật hữu linh, người Tây Nguyên tin rằng đằng sau mỗi cái cồng chiêng đều có một vị
thần trú ngụ. Tùy theo niềm tin của từng tộc người, vị thần chiêng đó là nam hoặc nữ.
Hầu hết các tộc người quan niệm thần chiêng là nam. Một số khác, như người Ê đê
(chế độ mẫu hệ), người Ba Na ngành Tồ Lồ cho rằng thần chiêng lại là nữ. Sức mạnh
thiêng của chiếc cồng chiêng không phải đã có ngay từ đầu. Người Tây Ngun khơng

tự mình đúc được nó mà phải mua từ nơi khác về. Sau ở đó họ chỉ âm lại để phù hợp
với hàng âm của dân tộc mình. Khi đã có được âm thanh mong muốn, người ta làm lễ
Quan niệm hiến sinh mời thần chiêng về trú ngụ trong đó. Từ đó cồng chiêng mới là vật thiêng.
+ Là vật thiêng, nên âm thanh của cồng chiêng cũng mang tính thiêng. Họ sử dụng
âm thanh đó như ngơn ngữ để giao tiếp, cộng cảm với thần linh. Là vật thiêng, nên
chức năng bao trùm của cồng chiêng chủ yếu mang chức năng nghi lễ. Là nhạc cụ
nghi lễ, các bản nhạc cồng chiêng trước hết đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và
được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Trong mỗi lễ thức, lại có nhiều cơng
đoạn có nhạc cồng chiêng riêng. Người Tây Nguyên có nhiều lễ thức, tựu trung lại có
2 loại: lễ thức vòng đời cây trồng và lễ thước theo vòng đời người. Mỗi dân tộc trong
các nghi lễ dùng biên chế dàn cồng chiêng riêng và có một hay nhiều bản nhạc riêng.
12


Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về Xịe Thái dựa trên các vấn
đề: địa bàn diễn xướng, quan niệm về Xòe của người Thái, phân loại và đặc trưng nghệ thuật
của Xòe Thái)?
Miêu tả về Xòe Thái

Địa bàn
diễn xướng

+ Theo các nhà nghiên cứu và thực tiễn diễn xướng dân gian tại các vùng như: Nghĩa

Lộ, Mường Lò (Yên Bái), Mường So, Phong Thổ (Lai Châu), Mường Lay, Mường
Thanh (Điện Biên), Quỳnh Nhai, Thuận Châu (Sơn La)… thì múa xịe ra đời từ xa
xưa, gắn liền với cuộc sống mưu sinh, lao động, chinh phục tự nhiên và đời sống
tinh thần của đồng bào Thái Tây Bắc. Sau những giờ lao động vất vả trên đồng
ruộng, núi rừng, đồng bào Thái đã cùng nhau tổ chức điệu múa xịe để có nhiều
người tham gia, tất cả mọi người cùng nắm tay nhau, không phân biệt già trẻ, giới
tính, giàu nghèo. Mọi người kết thành các vòng tròn, vòng xòe quanh đống lửa lớn.
+ Xòe Thái cũng có rải rác ở các tỉnh Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, tuy nhiên
khơng phải là hiện tượng phổ biến.

Quan niệm

Người Thái quan niệm "Khơng xịe khơng tốt lúa, khơng xịe thóc cạn bồ". Múa xịe
là biểu tượng tình yêu của người Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù đến tình
u đơi lứa, người Thái hay tổ chức múa xòe trong hội xuân, hội mùa và hội cưới.
Các nhà nghiên cứu quy về ba hình thức chính: Xịe tín ngưỡng (nghi lễ), Xịe biểu
diễn, Xịe giải trí (hay Xịe vịng, Xịe tập thể).

Phân loại

- Xịe tín ngưỡng (nghi lễ):
+ Xịe nghi lễ (tín ngưỡng) thường diễn ra trong các lễ hội bản, mường, gắn với
những nghi thức cúng lễ do các thầy cúng (thầy Tào, Mo, Phựt, Then) thực hiện và
những phụ lễ tham gia là những người "có căn số" do thầy cúng lựa chọn "xòe" theo
những bài bản nghi thức đã định như: múa dâng lễ, múa cầu vong, múa tạ ơn, múa
chào mời hồn vía, múa cảm ơn thiên binh cứu mệnh...
+ Các động tác Xịe là sự mơ phỏng các hành động mang tính cách điệu, hỗ trợ cho
sự giao tiếp của thầy cúng với thần linh.
- Xòe biểu diễn: đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân,
thường do một nhóm nhỏ biểu diễn, cịn số đơng là khán giả đứng xem, mang tính

chất "chun mơn hóa", tính trình diễn sân khấu cao. Xịe biểu diễn thường kết hợp
với các đạo cụ và được gọi theo tên đạo cụ như: Xịe khăn, Xịe nón, Xịe quạt, Xịe
sạp, Xịe nhạc, Xịe gậy, Xịe chai...
- Xịe giải trí (Xịe vòng hoặc Xòe tập thể): là loại Xòe tập thể khơng có người biểu
diễn và người xem, mà tất cả đều tham gia không phân biệt nam nữ, trẻ già, trên
dưới. Các vịng trịn có thể mở rộng, nối dài, liêt kết nhiều vòng Xòe một cách linh
hoạt. Những cuộc Xòe như vậy thường được tổ chức trong phần kết thúc các cuộc
vui, sự kiện, lễ hội hay các hình thức sinh hoạt thường nhật như ngày lễ, sinh nhật,
tân gia, cưới xin...

Đặc trưng
nghệ thuật

- Xòe vòng: được xuất hiện trong các nghi lễ mừng xuân, được mùa, lên nhà mới,
cưới xin, các cuộc liên hoan trên nhà sàn, quanh đống lửa.
13


+ Động tác múa xoè vòng chỉ gồm một bước nhảy thường với đội hình vịng trịn
đơn giản. Nếu đơng người thì múa thành 2 vịng trịn, vịng trong nhỏ và vịng ngồi
lớn. Hai vịng xoay ngược chiều nhau.
+ Nhạc cụ dùng để đệm trong múa xịe vịng thường có: 1 chiếc trống, 2 hoặc 3 chiếc
chiêng, một đôi chũm chọe và mấy ống tre. Nhiều nơi cịn dùng pí, khèn bè, tính tẩu
và đặc biệt là hát đối đáp có láy dưới sau mỗi câu hát. Giai điệu và tiết tấu âm nhạc
đơn giản, câu nhạc ngắn, lặp đi lặp lại nhưng có sức lơi cuốn mạnh mẽ.
+ Xịe vòng được sử dụng linh hoạt rộng rãi nhằm thỏa mãn đời sống văn hóa tinh
thần của đồng bào dân tộc Thái. Đó là một phương tiện giao tiếp tốt, một sản phẩm
tinh thần quý giá trong đời sống xã hội, nó khơng cịn là riêng của người Thái mà
trở thành tài sản chung của nhân dân vùng Tây Bắc.
- Xịe biểu diễn (Xịe điệu): Nhạc cụ chính đệm cho xịe biểu diễn là tính tẩu, kèn,

trống và chũm chọe. Trong đó các nhà nghiên cứu chỉ ra 4 điệu cơ bản:
+ Xòe khăn: Là lễ múa Then. Loại khăn dài có ở vùng dân tộc Tày, Nùng, Thái.
Nhưng kỹ thuật múa đạo cụ này mỗi dân tộc khác nhau. Ở xịe Thái, khốc lên thân
hình đẹp của các cơ gái xòe, chiếc khăn lụa dài đã biến thành những động tác sinh
hoạt hàng ngày thành những động tác múa duyên dáng. Kỹ thuật cơ bản của múa
khăn Thái là đứng vung khăn ra đằng trước và ngồi vung khăn. Ở Phong Thổ (Lai
Châu) cịn có động tác vung khăn quàng sau lưng, 2 tay cầm 2 đoạn đầu khăn để
cùng chụm vào và vẫy ra.
+ Xịe nón: Đầu tiên là một thể nghiệm bằng múa nam. Nhưng thực tế cho thấy nam
mà muốn nón thì khơng lột tả được vẻ đẹp của loại múa đạo cụ này, nên phụ nữ lại
được dạy. Đạo cụ nón và trang phục múa nữ Thái rất hợp với nhau, chất lượng nghệ
thuật của điệu múa nón hơn hẳn. Từ đó trở đi múa nón trở thành múa nữ đơng người.
Múa nón có các động tác chính: đưa nón sang 2 bên người; nhún ngang đưa nón sau
gáy; nghiêng nón 2 bên đầu; lao nón; xoay nón trên đầu; ngồi chống nón trước mặt;
+ Xịe quạt: Múa quạt có 2 kiểu: múa một quạt và múa 2 quạt.
Múa một quạt thường đi đôi với khăn; người múa cầm quạt xoè ở tay phải và khăn
(gập đơi) ở tay trái. Múa hai quạt thì cầm quạt xoè ở hai tay. Quạt lúc xòe, lúc gập.
+ Xịe nhạc: Có hai kiểu đan xen là: từng đơi đối diện đi vào giữa vòng tròn, vòng
qua nhau rồi đổi chỗ, nam với nam - nữ với nữ múa cùng nhau; từng khối 4 người
(dàn thành hai hàng đối diện) đan vòng qua nhau.
* Đặc điểm xòe biểu diễn:
Trừ xòe nhạc, còn lại các loại xoè khác đều là múa nữ. Xòe Thái nhẹ nhàng, uyển
chuyển, sự phối hợp động tác chân, tay và thân trên đều rất khỏe, có được đặc tính
này là do những đặc điểm về động tác sau:
+ Chân nhảy không cao, không bước rộng
+ Nhún nẩy không hết đà
+ Bước nhẹ êm
+ Tay vung không hết đà
14



+ Khi quỳ gối ngửa người, khơng uốn lưng vì sợ hở bụng
+ Hiếm có những động tác vặn vẹo, uốn người trong múa nữ và động tác quay tay,
nhảy lớn trong múa nam.
+ Đối với đạo cụ: đường khăn phải uốn lượn cho khéo khi vung lên, phải như sóng
lượn khi chao khăn. Chiếc khăn phải tạo dáng cho người múa.
Xịe biểu diễn đều là múa khơng tình tiết, mà đều mang tính đồng diễn. Bốn loại đạo
cụ này làm cho múa nữ của dân tộc Thái trở nên phong phú và đa dạng.
Câu 10: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm của nghệ thuật sân khấu Chèo?
Đặc điểm

Miêu tả

Là sân khấu kịch

Những mảnh trị này có sự tồn tại độc lập tương đối với nhau, do đó từng

hát, có kịch bản
được cấu trúc theo
kiểu “mảnh trị”

mảnh có thể đem trích diễn tách riêng mà người xem vẫn có thể tiếp nhận
được, thậm chí tiếp nhận một cách rất lý thú. Và những mảnh trị đó được
gọi theo cách khác là những trích đoạn.
+ Trong chèo, cuộc sống được tả ý, tả thần qua nghệ thuật ước lệ, cách điệu.
Cuộc sống được tái hiện qua nghệ thuật diễn xuất kịch của sân khấu chèo
không là cuộc sống ở dạng thái tự nhiên của đời thường.
+ Cuộc sống ở đây đã được khái quát bởi phương pháp ước lệ, cách điệu, tả
thần, tả ý và một tư duy sáng tạo đậm tính biểu trưng, biểu cảm. Ước lệ trên
sân khấu chèo là một cách giải quyết mối mâu thuẫn giữa cái hữu hạn vật


chất của sàn diễn và cái vô hạn của cuộc đời mà sân khấu phải thể hiện. Bản
chất của ước lệ trong chèo là dùng chính nhân thân người diễn viên để biểu
hiện hiện thực: không gian, thời gian, con người.
+ Lấy cái bộ phận để gọi lên cái toàn thể trong nghệ thuật biểu đạt của chèo
là một đặc tính của nghệ thuật biểu trưng, ước lệ. Chỉ có thơng qua ước lệ
Là sân khấu ước lệ,
các vật mới có ngữ, nghĩa.
cách điệu,
+ Chèo đã dựng nên không gian ảo bằng nghệ thuật ước lệ, người nghệ nhân
tượng trưng
chèo vận dụng không gian ước lệ để khiến cho “trời đất thu nhỏ trên đôi
chiếu diễn”. Trong sân khấu chèo, không gian ước lệ được gắn liền với thời
gian ước lệ qua xử lý nghệ thuật của người diễn. Chèo xử lý thời gian theo
trật tự tự nhiên, còn độ dài ngắn tùy thuộc vào yêu cầu của mảnh trị cũng
như xử lý của người diễn. Tính ước lệ có trong chèo cịn được thể hiện qua
cách miêu tả hành động nhân vật. Các khuôn diễn mang tính ước lệ, cách
điệu thường được nghệ nhân cấu thành từ những lời trị chau chuốt, cơ đọng,
giàu hình ảnh, tạo sức miêu tả vừa mang tính bao quát vừa tinh tế vi diệu.
=> Nhìn chung ở nghệ thuật diễn chèo, không gian và thời gian ước lệ gắn
liền với động tác ước lệ và động tác cách điệu, cùng với hát, múa, nhạc và
diễn xuất của nghệ nhân đã tạo nên những lớp, những mảng chèo đặc sắc.
Đề tài và
nội dung tư tưởng

+ Chèo phản ánh hiện thực đời sống xã hội: nó phản ánh những câu chuyện
hằng ngày thường xảy ra nơi thôn quê, hoặc trong nhà quân để thể hiện những
mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng - nàng dâu, di ghẻ - con chồng, bạn bè, anh
15



em, thầy tớ. Trong chèo, ta thấy rõ những xung đột giai cấp. Đó là mâu thuẫn
giữa người nghèo và người giàu, giữa nông dân và địa chủ, quan lại. Qua
chèo, ta thấy được những bi thương ai oán của thân phận người phụ nữ trong
xã hội cũ. Những người này khơng thể làm chủ vận mệnh của mình, bị xã
hội xô đẩy, bị thao táng, điều khiển. Trong chèo, ta cịn thấy có sự phản
kháng của những người nghèo khổ. Nhiều vở chèo đã tố cáo những kẻ cầm
cân nảy mực cách sâu sắc. Góc chiếu giữa đình của ông cha ta ngày xưa còn
phô bày nhiều thực trạng khác, như cảnh bắt lính (Trương Sinh), cảnh loạn
ly, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến (Trương Viên), cảnh bắt vạ ăn
khốn, cảnh làm chay (Quan Âm Thị Kính)…
+ Chèo là sân khấu mang đậm tính hài: Hài trong chèo được thể hiện thông
qua nhân vật hề. Hề chèo có 2 loại: Hề áo ngắn và Hề áo dài.
Lối đối đáp hoạt bát, sắc sảo của hề làm quần chúng hả hê. Là những người
có địa vị thấp kém nhất trong xã hội, làm nghề hầu hạ nhưng nhiều khi hề
chửi đốp chát vào mặt quan lại, hương lý… mà chúng phải chịu, vì hề chửi
có chữ, có lý, không ai bắt bẻ được hề. Hề chèo gây cười chủ yếu thơng qua
thể tương phản của tính cách và đặc biệt của ngơn ngữ. Ngồi ra, rar các
nghệ nhân ta xưa đã tạo nên những nét chấm phá trong cách biểu diễn, từ sự
hóa trang, trang phục cho đến hành động cử chỉ, mỗi bước đi của hề cũng là
một nghệ thuật gây cười.
+ Chèo là loại sân khấu khuyến giáo đạo đức: đó là đạo đức Nho giáo đã
được nhân dân chấp nhận. Chèo ca ngợi những tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức như: Trương Viên, Dương Lễ, Kim Nham, Thị Phương, Châu
Long, Cúc Hoa. Bên cạnh đó chèo phê phán những gương xấu về nết ăn ở,
cách ứng xử. Đó là những con người như: Thiệt Thê, Sùng Bà, Tú Bà. Lại
có những nhân vật, ngồi sự phê phán, tác giả dân gian cịn kín đáo thể hiện
sự cảm thông, như đối với Thị Mầu, Xúy Vân… và cũng như các câu chuyện
cổ tích, trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, những con người nghèo khổ,
lương thiện, có tâm hồn trong sạch, trải qua bao oan trái gian nan, cuối cùng

cũng được hưởng hạnh phúc, may mắn.

Âm nhạc

Trong chèo, âm nhạc giữ một vị trí vơ cùng quan trọng. Chèo có một hệ
thống làn điệu phong phú, có tới khoảng trên dưới 150 làn điệu. Sự có mặt
của những hư từ như í a, í ơ, ối a, này a, này i… khiến cho giai điệu chèo trở
nên uyển chuyển, mềm mại. Từ sự đa thanh, đa nghĩa, đa sắc của tiếng kết
hợp với những ngữ khí, tình điệu, thích hợp khi ngâm ngợi đã hình thành nên
kiểu nói lối mang sắc thái riêng của chèo. Khi diễn viên truyền từ h sang nói
thường hay từ nói thường sang hát đều phải dùng nói lối. Bên cạnh kiểu nói
lối, âm nhạc trong chèo cịn có điệu hình thành từ việc phổ thơ của bản trị,
chủ yếu là nhấn vào trọng âm và ý tứ câu thơ để tạo vế trống vế mái, với nhịp
nội, nhịp ngoại. Chúng đóng vai trị quan trọng trong việc thể hiện nội tâm,
16


tính cách nhân vật. Điệu và nói lối có cùng chất liệu với nhau, nhưng liệu có
cấu trúc ổn định và mang tính ca khúc cao hơn nói lối, đánh dấu sự phát triển
của loại hát nói phổ thơ kể chuyện dân tộc. Nhạc khí trong dàn nhạc chèo
khá phong phú. Bộ gõ có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Bộ
dây có đàn nguyệt, đàn nhị. Đồng thời cịn có thêm cả sáo và chũm chọe.

Múa

Hóa trang và
phục trang

- Đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống múa dân gian dân tộc Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ. Múa chèo thường mềm mại và linh hoạt. Trong chèo,

những động tác múa lễ thức của tín ngữơng và tôn giáo cũng được khai thác
để đưa vào sử dụng. Múa trong chèo được chia ra làm hai loại: múa chuyên
dụng và múa đa dụng.
+ Múa chuyên dụng: là những động tác chỉ dùng cho một kiểu nhân vật như
múa chạy đàn của Thị Kính, múa giả điên của Súy Vân.
+ Múa đa dụng: là những động tác múa mà nhân vật nào cũng có thể dùng.
- Múa chèo chủ yếu dùng đơi tay, có cả múa cánh tay, múa cổ tay, múa bàn
tay, cuộn ngón tay, kết hợp với động tác múa tồn thân, đặc biệt là đơi mắt.
+ Hóa trang cho các nhân vật chèo khi xưa thường đơn giản. Người nông
dân bước lên chiếc chiếu giữa đình diễn chèo thường để mặt mộc, ngoại trừ
nhân vật hề có trang điểm chút ít để gây cười.
+ Phục trang cổ truyền không phức tạp về kiểu cách bởi được khai thác dựa
trên đồ thường ngày của người dân Bắc Bộ. Trang phục phù hợp với các kiều
nhân vật: thư sinh, nữ chín, nữ lệch, lão, mụ, hề áo ngắn, hề áo chủng.

Đạo cụ

Là những vật dụng quen thuộc hàng ngày như quạt, gậy, nón, khăn. Trong
đó, chiếc quạt là đạo cụ quan trọng nhất của sân khấu chèo. Các vai lão, kép
dùng cây quạt thước, vai đào thì dùng quạt hoa. Chiếc quạt trong tay diễn
viên rất đắc dụng trong việc bộc lộ nội tâm, tính cách nhân vật.
Nguyên tắc tổ chức biểu diễn quan trọng nhất của chèo dân gian là đảm bảo
tính cộng đồng trong sáng tạo và tiếp nhận. Điều đó được thể hiện qua hai
phương diện: sân khấu biểu diễn và tiếng đế.
+ Sân khấu biểu diễn: buổi biểu diễn chèo xưa kia được diễn ra trên một mặt

Tổ chức biển diễn

phẳng chung. Sân khấu rất đơn giản, thô sơ, được lập ở trước ban thờ hoặc
ngồi sân đình, có thể ở bất cứ chỗ nào, miễn là rộng rãi, bằng phẳng thuận

lợi cho người diễn và người xem (sân đình, cửa chùa)…, phổ biến nhất là ở
sân đình và vì thế người ta gọi là Chèo sân đình. Nơi diễn thường trải chiếu.
Chiếc chiếu hoa là nơi trung tâm biểu diễn, khán giả ngồi xung quanh. Diễn
viên và khán giả hòa làm một theo ngun tắc hịa nhập sân khấu vào cuộc
đời, khơng có khoảng cách giữa người diễn và người thưởng thức. Diễn viên
ngồi lẫn với bà con làng xóm, tới phần diễn của mình thì lên diễn, sau khi
diễn xong lại về ngồi chung với bà con.
+ Tiếng đế: thể hiện rất rõ tính cộng đồng trong tổ chức biểu diễn của chèo.
Tiếng đế là tiếng khán giả để vào lời trị, gồm có lời hỏi, lời đỡ giọng, lời
17


họa theo người xem. Tiếng đế kích thích sự ứng diễn của diễn viên rất mạnh.
Nhờ có nó mà diễn viên trở nên “ngẫu hứng” hơn, vai diễn trở nên rất linh
hoạt. Kịch bản chèo cũng nhờ thế mà ngày một phong phú và hấp dẫn.
Câu 11: Anh (chị) hãy phân tích giá trị của nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam
trong du lịch?
Giá trị của nghệ
thuật diễn xướng
dân gian đem lại
đối với du lịch

Miêu tả

+ Là sản phẩm nghệ thuật ra đời từ nhu cầu và điều kiện vật chất, tinh thần

Nơi biểu diễn nghệ
thuật diễn xướng
dân gian trở thành
điểm đến du lịch


của ông cha ta trong quá khứ, các di sản dân ca – dân nhạc, các điệu múa dân
gian, các loại hình sân khấu truyền thống… tất cả đều có đời sống riêng trong
dịng chảy văn hóa dân tộc.
+ Các điểm biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian là cơ sở hình thành
những điểm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn; là yếu tố kích thích du khách
lựa chọn điểm đến khi thực hiện những chuyến du lịch và là điểm tham quan
thú vị trong hành trình của họ.
+ Các chương trình biểu diễn đặc sắc ở các điểm biểu diễn nghệ thuật diễn
xướng dân gian Việt Nam khơng những được gìn giữ, bảo tồn và phát huy
mà cịn được đơng đảo bạn bè quốc tế biết đến. Điều này góp phần khơng
nhỏ trong công tác quảng bá những giá trị của nền văn hóa nói chung và nghệ
thuật diễn xướng dân gian Việt Nam nói riêng.
+ Hiện nay, một số trung tâm du lịch lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa… các đơn vị biểu
diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đã và đang đầu 4 mạnh
mẽ cho các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam đặc biệt khai
thác yếu tố cổ truyền kết hợp với điều kiện biểu diễn hiện đại để tăng hiệu
quả trình diễn, thu hút sự quan tâm của cơng chúng. Bên cạnh đó, công tác
sưu tầm phục dựng, truyền dạy cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà
hát múa rối Thăng Long, Nhà hát chèo Hà Nội… ngoài việc diễn các vở diễn
hàng ngày cịn có các buổi giao lưu rộng rãi, biến không gian nhà hát - đêm
diễn trở thành điểm du lịch nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.

Nghệ thuật diễn
xướng dân gian
thỏa mãn
nhu cầu tinh thần
của khách du lịch


+ Chuyến du lịch là khoảng thời gian con người thoát khỏi những lo âu, bận
rộn để nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng giá trị vật chất và tinh thần của những
miền đất lạ. Khi đó, đó nhu cầu giải trí rất quan trọng. Vì vậy nhu cầu tìm
hiểu, khám phá cũng được tiến hành dưới dạng giải trí, với các hình thức giải
trí nhẹ nhàng và hấp dẫn chứ không thể như những bài giảng khô khan.
+ Việc kết hợp giữa hoạt động khám phá và hoạt động giải trí giúp khách du
lịch có nhiều niềm vui, giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi của quá
trình vận động, khám phá; ln duy trì được trạng thái hưng phấn, thấy
18


chuyến du lịch trở nên có ý nghĩa. Chuyến đi cũng trở nên sinh động và nhiều
trải nghiệm hơn. Những vấn đề khô khan về nội dung kiến thức của các
tuyến, điểm, vùng đất, con người… mà hướng dẫn viên cung cấp trở nên sinh
động, dễ tiếp cận.
+ Thưởng thức các chương trình nghệ thuật, khám phá và tham gia vào khơng
gian diễn xướng… là những hoạt động giải trí được du khách quan tâm bởi
đáp ứng tốt những yêu cầu trên.
Nghệ thuật diễn
xướng dân gian là
phương tiện

Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, các hình thức trình diễn độc đáo mà du
khách được chiêm ngưỡng, thưởng thức sẽ giúp du khách hiểu được những
tinh hoa văn hóa, tư tưởng, tâm hồn, lối sống của con người, khung cảnh

quảng bá văn hóa
hiện hữu

vùng đất… nơi họ đến và đó chính là cách tốt nhất để quảng bá về hình ảnh

đất nước, về điểm đến du lịch.

Nghệ thuật diễn
xướng dân gian
đem lại lợi ích
kinh tế

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật như là một hiện tượng văn hóa tinh thần,
tồn tại với các giá trị thẩm mỹ của nó. Cịn việc tổ chức nó ra sao, như thế
nào, tìm ra phương thức nào để đưa văn hóa ra cơng chúng, du khách đó là
cơng việc dịch vụ trong ngành du lịch. Việc tổ chức các dịch vụ phục vụ du
khách từ các loại hình nghệ thuật như dịch vụ giải trí, dịch vụ biểu diễn nghệ
thuật, diễn xướng các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội… sẽ góp phần
mang lại lợi nhuận, tăng doanh thu cho ngành du lịch và ngân sách quốc gia.

Câu 12: Anh (chị) hãy phân tích và làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật diễn
xướng dân gian trong hoạt động kinh doanh điểm đến?
Phương thức
cụ thể

Miêu tả
- Công tác quản lý và tổ chức các khu biểu diễn: Các loại hình nghệ thuật
góp phần tạo nên bản sắc văn hóa quốc gia. Bên cạnh việc bảo tồn, cần khai
thác, phát huy các giá trị di sản này vào hoạt động du lịch để góp phần quảng
bá các giá trị truyền thống Việt Nam đến bạn bè quốc tế và tạo ra những sản
phẩm du lịch mang tính riêng biệt đầy sức hấp dẫn.
- Cần phục dựng và tái hiện lại những loại hình nghệ thuật biểu diễn dân

Chú trọng công tác
quản lý và tổ chức

biểu diễn

gian, sưu tầm, tư liệu hóa các thể loại diễn xướng dân gian trong các lễ hội
truyền thống, trong sinh hoạt văn hóa dân gian bằng các phương thức chụp
ảnh, ghi âm, ghi hình, truyền dạy.
- Đầu tư, phát triển và bảo vệ các địa điểm diễn xướng dân gian truyền thống,
các phương tiện phục vụ diễn xướng.
- Xây dựng các văn bản pháp lý, quy chế, quy định cho hoạt động diễn xướng
sao cho phù hợp với tính chất phục vụ du lịch.
- Tạo điều kiện và cơ chế hoạt động thích ứng với việc phục vụ du lịch cho
các cơ sở nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.
- Đầu tư xây dựng chương trình, tiết mục biểu diễn hấp dẫn, cuốn hút khách.
- Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng biểu diễn cho các diễn viên làm nghề.
19


- Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động trình diễn: Với mục đích là giúp
du khách thỏa mãn sự tìm hiểu nền văn hóa ở nơi đến du lịch, sự giải trí, thư
giãn về mặt tinh thần và việc kiến tạo các chương trình biểu diễn nghệ thuật
dân gian trong nhà hoặc ngoài trời làm nên một hiệu ứng du lịch đắt giá. Vì
vậy cần phải:
+ Tổ chức thường xuyên các cuộc trình diễn, các cuộc thi nghệ thuật diễn
xướng dân gian.
+ Thông qua các dự án văn hóa của các tổ chức phi chính phủ.
+ Phát huy các chương trình giáo dục nghệ thuật truyền thống.
+ Tổ chức diễn xướng cố định hoặc thường xuyên tại các khu du lịch, đô thị.
+ Xây dựng các chương trình diễn xướng nghệ thuật đại chúng
+ Xây dựng hệ thống các chương trình diễn xướng dân gian thành món ăn
tinh thần đặc trưng của dân tộc, khu vực và địa phương.
+ Các loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính truyền miệng, lưu truyền

từ thế hệ trước truyền qua thế hệ sau, vì vậy ngành văn hóa cần mở lớp đào
tạo có quy mơ, gồm những nhạc sĩ và nghệ sĩ dân gian để truyền thụ lại
những làn điệu, cách diễn cho thế hệ kế tiếp.
+ Tổ chức các hội thi, hội diễn để phát hiện và bồi dữơng nhân tài có năng
khiếu nghệ thuật truyền thống, tạo đội ngũ kế cận và tiếp nối bảo lưu, giữ
gìn các giá trị cổ xưa.
Xây dựng đôi ngũ
diễn viên, nhân lực
phục vụ biểu diễn

+ Có chính sách khuyến khích các bạn trẻ lựa chọn theo học các ngành nghề
đào tạo nghệ thuật dân gian truyền thống
+ Có chính sách đầu tư, ưu tiên cho các trường nghệ thuật. Xây dựng những
cơ chế riêng, thích hợp cho các cơ sở đào tạo các ngành nghệ thuật dân gian
truyền thống
+ Thành lập các câu lạc bộ, các trung tâm nghệ thuật diễn xướng
+ Tại các địa phương, cái nơi của các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân
gian, cần đưa chương trình giáo dục nghệ thuật vào giảng dạy tại các lớp học
để giúp sức cho giới trẻ hiểu và yêu thích nghệ thuật cổ truyền, tạo một thế
hệ diễn viên tiềm năng tiếp nối gìn giữ và phát huy nghệ thuật dân tộc.

+ Nơi biểu diễn là những môi trường diễn xướng của các loại hình nghệ
thuật: Muốn du khách hiểu được cái hay, cái đẹp của từng loại hình nghệ
thuật phải đưa nó vào đúng mơi trường sản sinh ra nó, vào hồn cảnh của nó.
Đa dạng hóa khơng
Khi du khách tiếp cận với những làn điệu dân ca, làn điệu chèo ở sân khấu
gian biểu diễn, tạo
ngoài trời, giữa một khung cảnh khoáng đạt của làng quê; thưởng thức tiếng
nên không gian
trống, các điệu múa dưới các chân tháp, đền… sẽ đem lại ấn tượng và cảm

mang tính
giác chân thực nhất cho du khách.
truyền thống
+ Đưa các loại hình nghệ thuật vào các khách sạn, nhà hàng, di tích, danh
lam thắng cảnh, các địa điểm du lịch nhưng cần tạo cho trình diễn các tác
phẩm nghệ thuật dân gian này một sân khấu biểu diễn hợp lý.
20


+ Ngồi ra, cần thúc đẩy dị xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước góp vốn đầu tư xây dựng điểm diễn và tổ chức chương trình dàn dựng
nghệ thuật quy mơ, độc đáo, có giá trị mỹ thuật cao/
+ Hình thành hoạt động biểu diễn đường phố, biểu diễn mang tính lưu động
để phục vụ đa dạng các nhu cầu của du khách và tạo cách tiếp cận nhanh đối
với cơng chúng du lịch.

Xâu dựng các
chương trình biểu
diễn đa dạng, phù
hợp với đặc điểm
của khách du lịch

+ Tiến hành điều tra tâm lý du khách, xác định nhu cầu và sở thích của từng
đối tượng khách du lịch để tạo dựng chương trình biểu diễn, lựa chọn tác
phẩm trình diễn phù hợp, đúng với mục đích chuyến đi của du khách. Các
chương trình thỏa mãn được điều kiện này sẽ tạo hưng phấn cho chuyến đi
+ Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các chương trình nghệ thuật đa dạng, phù
hợp với từng đối tượng khách: khách quốc tế và khách trong nước; khách
theo từng độ tuổi; theo giới tính; đặc thù nghề nghiệp khác nhau; các chương
trình du lịch chuyên đề: giáo dục nghệ thuật, tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu

hay du lịch kết hợp; các sâu diễn ngắn hoặc dài; chương trình biểu diễn dưới
nước, trên thuyền, trên bờ, ngồi trời hay trong phịng; chương trình chuyên
về một loại hình nghệ thuật biểu diễn hoặc kết hợp nhiều loại hình.
Đối với các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp và các đoàn nghệ thuật để có
được một chương trình nghệ thuật phù hợp và bổ ích, ý nghĩa cần đảm bảo

Chú trọng chất
lượng nội dung các
chương trình biểu
diễn và cách thức
tổ chức, khám phá
các tác phẩm
nghệ thuật

hội tụ 4 yếu tố: xây dựng bầu không khí; tính nghệ thuật cao; giáo dục/ quảng
bá chiều sâu và Phối hợp với các đơn vị trong công tác tổ chức. Nếu thiếu
một trong 3 yếu tố đó chương trình trở thành kém hấp dẫn, khơng có tác
dụng, khơng đáp ứng được mục đích đặt ra. Cụ thể:
- Xây dựng bầu khơng khí:
+ Chương trình phải góp phần xây dựng một bầu khơng khí vui tươi, sơi
động, lơi kéo mọi người cùng tham gia
+ Xóa bỏ sự xa lạ, ngại ngùng, khép kín của người tham gia
+ Giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười cho du khách
- Tính nghệ thuật cao: giúp du khách được thưởng thức, trải nghiệm những
giá trị tinh hoa, nét độc đáo, đặc sắc nhất của loại hình nghệ thuật mang lại.
- Giáo dục/ quảng bá chiều sâu:
+ Góp phần vun đắp tính nhân văn, đạo đức, ý thức gìn giữ di sản nghệ thuật
+ Giúp người tham gia nhận thức được giá trị, tính hấp dẫn của loại hình
nghệ thuật
+ Du khách cảm thấy sự cần thiết của việc lựa chọn những chương trình này

trong chuyến du lịch của họ. Muốn có một chương trình biểu diễn hay hay
để đáp ứng tốt nhu cầu của khách thì việc tổ chức cần tiến hành một cách
khoa học, đồng bộ, linh hoạt để vừa tôn lên, làm nổi bật những nét đẹp trong
văn hóa Việt, tinh thần dân tộc mang tính thời đại, những giá trị tinh thần
tinh túy của cha ông, vừa phải tạo được sự độc đáo, khác lạ và phù hợp với
21


đặc điểm hoạt động du lịch của du khách.
+ Lựa chọn, sắp xếp các tác phẩm nghệ thuật/ kịch bản biểu diễn
+ Địa điểm diễn và sân khấu biểu diễn: lựa chọn địa điểm theo chương trình
du lịch, trang trí sân khấu, các hiệu ứng âm thanh và ánh sáng…
+ Tổ chức thực hiện: chọn người diễn, luyện tập, lựa chọn âm nhạc, trang
phục biểu diễn, các đạo cụ và cách hóa trang…
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu với khách
+ Tổ chức các hoạt động phụ trợ: Khu để xe, các dịch vụ bổ sung như khu
ăn uống, bán sách, băng đĩa, các gian trưng bày và cho thuê trang phục, sản
phẩm lưu niệm.
+ Cần có cơ chế quản lý tốt và đảm bảo an ninh.
- Phối hợp với các đơn vị trong công tác tổ chức:
+ Làm tốt cơng tác: xây dựng kịch bản, lên chương trình, diễn viên
+ Công tác quản lý đêm diễn, khu trưng bày sản phẩm
+ Tạo điều kiện cho du khách tiếp cận trực tiếp với các loại hình nghệ thuật
như giao lưu với các nghệ nhân, diễn viên, được chơi thử nhạc cụ, tham gia
múa hát… thực hành quy trình tạo ra sản phẩm.
Câu 13: Anh (chị) hãy phân tích và làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật diễn
xướng dân gian trong hoạt động kinh doanh lữ hành?
Phương thức
cụ thể


Xây dựng các
sản phẩm du lịch từ
nghệ thuật
diễn xướng
dân gian

Miêu tả
+ Theo cách hiểu chung nhất và khái quát nhất: sản phẩm du lịch là những
dịch vụ hàng hoá (vật chất, tinh thần) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì nó là một sản phẩm tổng hợp.
Du lịch nếu không hơn hẳn thì phải độc đáo mới gây ấn tượng - đó là yếu tố
mang tính nguyên tắc.
+ Theo PGS. TS Dương Văn Sáu: “Sản phẩm du lịch đặc trưng là những sản
phẩm được hình thành thơng qua việc khai thác các tài nguyên đặc hữu của
một địa phương, khu vực tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn, bản sắc riêng
của từng địa phương, khu vực đó để chuyển đến tay du khách thơng qua
những phương thức riêng biệt”. Để có hệ thống sản phẩm du lịch mang nội
hàm văn hóa đặc trưng phải xây dựng sản phẩm đáp ứng được 2 yêu cầu:
tính độc đáo và tính biểu hiện đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó,
sản phẩm khai thác từ nghệ thuật diễn xướng dân gian đã đáp ứng được
những yêu cầu trên.
+ Việt Nam kế thừa di sản văn hóa nghệ thuật tinh hoa từ ngàn đời do cha
ơng để lại. Đây chính là những gì lạ lùng, độc đáo, hấp dẫn đối với du khách.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian với những nét riêng mang đậm bản sắc dân
tộc, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống là một trong những nét văn hóa đặc
sắc nhất của văn hóa Việt Nam. Vì vậy có thể coi việc xây dựng các chương
22


trình du lịch khai thác từ vốn di sản này là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo

của Việt Nam, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của nước ta.
VD: Sở VH TT và DL TP. Hồ Chí Minh đã chủ động và vận động phối hợp
với 9 đơn vị nghệ thuật tổ chức các chương trình riêng phục vụ khách du lịch
như: “Xin chào; Duyên Việt; Hội ngộ Sài Gịn, Hát bội, Dạ cổ hồi lang…”
+ Muốn khách du lịch tiếp cận nhanh với các di sản độc đáo này, cách tốt
nhất là đưa các chương trình biểu diễn của các đồn, phường, hội, CLB nghệ
thuật vào chương trình du lịch của các cơng ty du lịch. Cần có sự kết hợp
giữa cơng ty du lịch với các đoàn nghệ thuật và địa điểm biểu diễn.
+ Phối hợp với các đơn vị: địa phương, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi,
giải trí, làng nghề, làng cổ… để tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ
thuật truyền thống phục vụ du khách, đưa các sản phẩm lưu niệm gắn với
nghệ thuật tạo hình truyền thống tiếp cận với khách du lịch.
+ Xây dựng các khu trưng bày nghệ thuật, bán đồ lưu niệm có liên quan đến
nghệ thuật diễn xướng tại các điểm du lịch, các khách sạn, nhà hàng, sân bay,
nhà ga, siêu thị…; đưa các sản phẩm nghệ thuật, hình ảnh các di sản vào
trang trí, làm vật dụng trong khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị…
+ Cần đưa và biến các địa điểm biểu diễn, các khu vực trình diễn nghệ thuật
của các loại hình nghệ thuật truyền thống, khu bán đồ lưu niệm, các di tích
lịch sử - văn hóa chứa đựng, phản ánh những giá trị nghệ thuật truyền thống

Tạo thành điểm
đến trong các
chương trình tham
quan du lịch

trở thành các điểm đến bắt buộc trong tuyến hành trình của khách.
+ Các cơng trình kiến trúc nhà hát biểu diễn nghệ thuật truyền thống, phường,
hội, CLB chính là những minh chứng sống động nhất cho sự phát triển và
trình diễn các loại hình nghệ thuật diễn xướng; đặc biệt nó chứa đựng những
giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật thỏa mãn thị giác của du khách, tạo tính hấp dẫn

cho q trình khám phá, thưởng ngoạn của du khách nên việc trở thành
những điểm tham quan chính trong chuyến hành trình dễ được thực hiện
+ Riêng các điểm biểu diễn nghệ thuật muốn tạo thành các điểm đến yêu
thích của du khách phụ thuộc vào nhiều yếu tố: không gian thưởng thức nghệ
thuật; loại hình nghệ thuật được trình diễn; các dịch vụ, cách thức phục vụ…

Câu 14: Anh (chị) hãy phân tích và làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật diễn
xướng dân gian trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch?
Phương thức cụ thể

Nghệ thuật diễn xướng dân
gian tham gia
trực tiếp tại các
hội chợ du lịch

Miêu tả
+ Khi tiến hành thực hiện, chú ý đến không gian tổ chức biểu diễn,
trưng bày, khung cảnh, nghệ thuật trang trí sắp đặt, cách quản lý,
mơi trường và văn hóa ứng xử… Lựa chọn các đoàn nghệ thuật, các
nghệ nhân, các tác phẩm tiêu biểu tham gia trình diễn và giới thiệu.
+ Tổ chức thường xuyên các chương trình biểu diễn nghệ thuật diễn
xướng dân gian ở trong nước và quốc tế với sự tham gia của các
đoàn nghệ thuật, các phường hội, các CLB nghệ thuật dân gian.
23


+ Tổ chức giao lưu với các đoàn nghệ thuật quốc tế.
+ Tổ chức giao lưu, trao đổi giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ trong nước
và các nghệ nhân, nghệ sĩ nước ngồi để giới thiệu về các loại hình
nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam.

+ Thiết lập một bộ phận đặc trách về quảng cáo du lịch thông qua
di sản nghệ thuật. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra
những chiến lược, phương pháp cụ thể để đạt được hiệu quả cao
trong quảng cáo, phối hợp với các ngành liên quan để thực hiện.
+ Nghiên cứu để xây dựng một cơ chế phối hợp đa ngành thật cụ
thể trong hoạt động quảng cáo. Ngành du lịch chịu trách nhiệm
chính, đồng thời phối hợp hoạt động với các ngành liên quan như
các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nghệ
thuật khác, các hãng truyền hình, các cơ quan thơng tấn báo chí, các
nhà xuất bản… bởi hoạt động của ngành du lịch có tính liên ngành
cao, ngành du lịch khơng thể tự mình giải quyết. Hơn nữa trong điều
kiện thiếu kinh phí, sự hợp tác liên ngành tất yếu và cần thiết.
+ Sự kiện và tổ chức sự kiện chiếm một phần rất quan trọng trong
đời sống của mỗi con người và đời sống xã hội. Tất cả các sự kiện
đều có ảnh hưởng trực tiếp về mặt văn hóa, xã hội. Đó có thể là sự
chia sẻ trải nghiệm cùng nhau, sự nâng cao niềm tự hào về cộng

Tổ chức các chương trình
văn hóa, sự kiện có sự tham
gia của các đoàn nghệ thuật

đồng và di sản. Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình văn hóa, sự
kiện cịn tạo cơ hội tốt để tăng cường công tác tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, đồng thời tích
cực giới thiệu về hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế.
+ Tổ chức sự kiện còn là cơ hội tốt để các đơn vị nghệ thuật nhà
nước, các phường, hội, CLB, nghệ nhân, nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi,
giao lưu với nhau, với các cơ quan truyền thông, thuốc đầy thông
tin đa chiều về thương hiệu và giá trị nghệ thuật các loại hình nghệ

thuật dân gian, tăng cường hơn nữa các mối quan hệ.
+ Tổ trước các sự kiện văn hóa và mang việc giới thiệu nghệ thuật
truyền thống vào các chương trình sự kiện vừa đạt hiệu quả tạo sức
thu hút, quảng bá, vừa kích thích nhu cầu tìm đến các loại hình nghệ
thuật, đem lại lợi ích kinh tế cho chính các loại hình nghệ thuật
truyền thống đó.
+ Do nghệ thuật bắt nguồn từ những cảm xúc thăng hoa nên khi tiếp
cận nghệ thuật con người dễ bị lôi cuốn, điều này mang lại sự thu
hút của các sự kiện văn hóa có chương trình nghệ thuật. Mặt khác,
nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, vì thế nó dễ dàng hịa nhập với
thế giới hiện thực nhưng ở tầm cao hơn. Nghệ thuật tạo ra một
24


hướng nhìn tồn vẹn và ý tưởng cởi mở để thực hiện ý đồ cần
chuyển tải đó là: giới thiệu về những cái hay, cái đẹp của đất nước
và con người Việt Nam. Trong tầm nhìn ấy, sân khấu, mơi trường
diễn xướng tạo cho sự kiện một vị trí kẹo hơn để người tham gia
chiêm nghiệm được những giá trị đích thực, chân thật, mộc mạc
nhất. Âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật múa làm cho người Xem một
cảm giác dễ chịu. Đó là những lợi ích của việc đem nghệ thuật tạo
sức hút với du khách thông qua các chương trình, sự kiện và đem
lại sức sống, sự phát triển cho các loại hình nghệ thuật truyền thống
thơng qua hoạt động du lịch.
+ Sản phẩm du lịch với đặc thù là tính vơ hình và tính khó dịch
chuyển thì chất lượng quảng cáo càng có tính quyết định lớn.
+ Hình thức quảng cáo du lịch thơng qua các chương trình nghệ
thuật là hình thức quảng cáo kép (quảng cáo cho du lịch và quảng
cáo cho nghệ thuật truyền thống) hiệu quả của quảng cáo sẽ tác động


Quảng cáo trên các phương
tiện thông tin
đại chúng và Internet

đến cả hai mặt hàng nghệ thuật và du lịch. Do vậy vấn đề nâng cao
chất lượng quảng cáo và đa dạng hóa hình thức quảng cáo cơ vai trị
hết sức quan trọng.
+ Một số loại hình quảng cáo phổ biến có thể áp dụng hiện nay là:
sử dụng quảng cáo là sách, báo, tạp chí; sử dụng các tập gấp, banner,
tờ rơi, áp phích, các đĩa video, băng hình, tivi ngồi trời.
+ Đối với mạng Internet: Thiết lập website giới thiệu về các loại
hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam với mục đích quảng
bá hình ảnh đất nước và du lịch Việt Nam. Các trung tâm biểu diễn
nghệ thuật, nhà hàng, khách sạn có thể thiết kế những website riêng
cho mình trong đó giới thiệu các dịch vụ và chương trình, lịch biểu
diễn nghệ thuật cho du khách. Nên có hình ảnh động kèm theo để
đạt hiệu quả thị giác cao hơn.
Tận dụng thế mạnh của điện ảnh để quảng bá các loại hình nghệ

Xây dựng các bộ phim
quảng cáo

thuật là rất cần thiết và có hiệu quả cao vì phim mang đến những
hình ảnh chân thực, sống động mà đầy tính mỹ cảm dễ thu hút sự
chú ý và quan tâm. Quy trình thực hiện gồm:
+ Xác định chủ đề của bộ phim
+ Xây dựng kịch bản
+ Chọn bối cảnh quay; các phương tiện hỗ trợ như đạo cụ, ánh sáng
+ Lựa chọn diễn viên, nghệ nhân trình diễn
+ Lên phương án tổ chức thực hiện: Thời gian, phương tiện vận

chuyển, nơi ăn uống và nghỉ ngơi, các đơn vị, cá nhân tham gia…
Ngoài các bộ phim chuyên đề nên làm thêm các bộ phim điện ảnh
có lồng ghép giới thiệu về nghệ thuật diễn xướng dân gian…
25


×