Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đặc điểm truyện dân gian và nghệ thuật kể chuyện dân gian cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.94 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

__________________
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề Tài :
U

U

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN
VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
DÂN GIAN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC

 Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN HOÀI THANH
 Sinh viên thực hiện: ĐẶNG HUỆ CHÂU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004


LỜI TRI ÂN

Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.
Ngạn Ngữ

Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã nâng bước em trên con đường học vấn,
cung cấp cho em những tri thức cũng có thể coi như là những trang sức quý báu để hướng
em đến với cái chân, thiện, mó.


Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến khoa Giáo dục tiểu học - Trường Đại học sư
phạm TP.HCM đã tạo điều kiện để em bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học
thông qua việc thực hiện Luận văn.
Xin ghi khắc công ơn của thầy Nguyễn Hoài Thanh, người thầy đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành Luận văn này.
Do đề cập đến một lónh vực khó, khá mới mẻ, với khả năng còn giới hạn của người
viết, Luận văn không tránh được những sai sót. Xin thành thật cảm ơn các thầy cô trong
Hội đồng nhận xét- đánh giá đã quan tâm góp ý cho Luận văn.

Người thực hiện
Đặng Huệ Châu


MỤC LỤC
LÔØI TRI AÂN ...................................................................................................... 2
T
4

4T

MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
T
4

4T

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
T
4


4T

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 6
T
4

4T

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 7
T
4

4T

3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 8
T
4

4T

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
T
4

T
4

5.BỐ CỤC LUẬN VĂN .................................................................................................... 9
T
4


4T

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI ................................ 10
T
4

T
4

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM ............................................................... 10
T
4

T
4

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN THẦN THOẠI ............................................................ 11
T
4

T
4

1.1.1.Đặc điểm nội dung ............................................................................................. 13
T
4

4T


1.1.2. Đặc điểm nghệ thuật .......................................................................................... 19
T
4

4T

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH .................................................................... 22
T
4

T
4

1.2.1.Đặc điểm nội dung ............................................................................................. 24
T
4

4T

1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật .......................................................................................... 37
T
4

4T

1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN NGỤ NGÔN ................................................................ 49
T
4

T

4

1.3.1.Đặc điểm nội dung ............................................................................................. 50
T
4

4T

1.3.2. Đặc điểm nghệ thuật .......................................................................................... 53
T
4

4T

1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CƯỜI .......................................................................... 58
T
4

T
4

1.4.1.Đặc điểm nội dung ............................................................................................. 61
T
4

4T

1.4.2.Đặc điểm nghệ thuật ........................................................................................... 69
T
4


4T

CHƯƠNG 2 : NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH
T
4

BẬC TIỂU HỌC ............................................................................................ 77
4T


2.1.CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC KỂ CHUYỆN DÂN GIAN
T
4

Ở TIỂU HỌC .................................................................................................................. 78
4T

2.1.1.Hệ thống truyện dân gian ở Tiểu học .................................................................. 78
T
4

T
4

2.1.1.1.Truyện dân gian ở lớp Một (Chương trình 2000) ......................................... 78
T
4

T

4

2.1.1.2 Truyện dân gian ở lớp Hai (Chương trình 2000).......................................... 81
T
4

T
4

2.1.1.3- Truyện dân gian ở lớp Ba .......................................................................... 83
T
4

T
4

2.1.1.4 - Truyện dân gian ở lớp Bốn ....................................................................... 84
T
4

T
4

2.1.1.5 -Truyện dân gian ở lớp Năm ....................................................................... 85
T
4

T
4


2.1.2.Những tồn tại của việc kể chuyện dân gian ở Tiểu học hiện nay ......................... 86
T
4

T
4

2.2.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH
T
4

TIỂU HỌC ...................................................................................................................... 90
4T

2.2.1.Nghệ thuật chuẩn bị............................................................................................ 90
T
4

4T

2.2.2.Nghệ thuật trình bày ........................................................................................... 93
T
4

4T

2.2.3.Nghệ thuật tổ chức cho học sinh tập kể chuyện................................................. 101
T
4


T
4

2.3.NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN THEO THỂ LOẠI Ở TIỂU HỌC: ....... 107
T
4

T
4

2.3.1.Nghệ thuật kể chuyện thần thoại....................................................................... 107
T
4

T
4

2.3.1.1- Vai trò giáo dục của truyện thần thoại...................................................... 107
T
4

T
4

2.3.1.2- Nghệ thuật kể chuyện thần thoại .............................................................. 108
T
4

T
4


2.3.2- Nghệ thuật kể chuyện cổ tích .......................................................................... 110
T
4

T
4

2.3.2.1- Vai trò giáo dục của truyện cổ tích ............................................................... 110
T
4

T
4

2.3.2.2- Nghệ thuật kể chuyện cổ tích ................................................................... 112
T
4

T
4

2.3.3- Nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn ...................................................................... 115
T
4

T
4

2.3.3.1- Vai trò giáo dục của truyện ngụ ngôn....................................................... 115

T
4

T
4

2.3.3.2- Nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn ............................................................... 117
T
4

T
4

2.3.4- Nghệ thuật kể chuyện cười .............................................................................. 120
T
4

T
4

2.3.4.1- Vai trò giáo dục của truyện cười .............................................................. 120
T
4

T
4

2.3.4.2- Nghệ thuật kể chuyện cười ...................................................................... 121
T
4


T
4


KẾT LUẬN ................................................................................................... 126
T
4

4T

THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................... 128
T
4

4T

 SÁCH GIÁO KHOA ................................................................................ 128
T
4

1.
T
4

2.
T
4

4T


Tiếng Việt 1 - NXB Giáo dục, 2002 ...................................................... 128

T
4

T
4

T
4

T
4

T
4

Tiếng Việt 2 - NXB Giáo dục, 2003 ...................................................... 128
T
4

PHỤ LỤC...................................................................................................... 129
T
4

4T

SÁCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 2003................. 136
T

4

T
4

GIÁ BÌA ....................................................................................................................... 136
T
4

4T

TÊN TÁC GIẢ............................................................................................................. 136
T
4

4T

SÁCH MẪU GIÁO ....................................................................................................... 136
T
4

4T

DANH MỤC SÁCH ĐANG PHÁT HÀNH CỦA NXB TRẺ 2003 ............................ 141
T
4

T
4


TÊN SÁCH .................................................................................................................. 141
T
4

4T

DANH MỤC SÁCH TRUYỆN DÂN GIAN XUẤT BẢN THƯỜNG KÌ CỦA NXB
T
4

KIM ĐỒNG2003 ......................................................................................................... 146
4T

SỐ................................................................................................................................. 146
T
4

T
4

TÊN SÁCH .................................................................................................................. 146
T
4

4T

GIÁ BÌA ....................................................................................................................... 146
T
4


4T


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Truyện dân gian (TDG) với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật có sức
thu hút, sức hấp dẫn lớn đặc biệt là đối với thiếu nhi. Thưởng thức TDG là nhu cầu
giải trí hàng đầu của các em. Đến với TDG các em không chỉ được thỏa mãn nhu cầu
giải trí của mình mà còn được giáo dục về phẩm chất, về nhân cách, được bồi dưỡng
những tình cảm thẩm mĩ… Đáp ứng nhu cầu thưởng thức TDG của các em nhỏ, hàng
năm, nhiều Nhà xuất bản đã cho ra đời các TDG với số lượng đồ sộ. Xuất phát từ
những giá trị giáo dục và dạy học to lớn tiềm tàng trong TDG, các Nhà biên soạn
chương trình tiểu học cũng đã chọn lọc, đưa nhiều TDG vào hệ thống các truyện được
dạy trong phân môn Kể chuyện (PMKC). Những tiết kể chuyện dân gian trở thành các
tiết học mà học sinh (HS) chờ đón và tiếp thụ bằng một tâm trạng hào hứng, vui thích.
TDG lí thú, hấp dẫn, có nhiều những giá trị trong giáo dục và dạy học. Nhưng,
trong thực tế, hiệu quả của các tiết kể chuyện dân gian ở Nhà trường tiểu học hiện nay
vẫn chưa cao, vì còn tuỳ thuộc vào tài năng sư phạm của giáo viên (GV). Vai trò của
GV trong các tiết dạy TDG rất to lớn nhưng phần lớn GV tiểu học hoặc chưa nhận
thấy hoặc chưa xem trọng đúng mức vai trò giáo dục to lớn của TDG. Hiện tượng GV
chưa nắm được những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của TDG, những phương
pháp đặc trưng trong dạy TDG còn khá phổ biến. Và kết quả là những truyện chọn
mặc dù có nội dung phong phú, hấp dẫn, có giá trị giáo dục cao vẫn trở thành nhạt
nhẽo, không gây được ấn tượng đẹp đẽ trong tâm hồn HS
Nhìn chung, quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật, khoa học, phức tạp,
tinh tế. Quá trình dạy học PMKC cũng mang những đặc điểm này. Muốn có những tiết
kể chuyện dân gian đạt hiệu quả, người GV phải có công phu nghiên cứu, xây dựng
tiết lên lớp thật đầy đủ, chu đáo. Vì thế, việc tìm hiểu những đặc trưng của TDG và
những phương pháp đặc trưng trong dạy TDG là không thể xem nhẹ.



Thế nhưng, một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là trong nhiều năm
qua những tài liệu nghiên cứu hoặc chỉ đạo về PMKC nói chung, về việc dạy TDG nói
riêng còn quá ít. Trong khi đó, hầu hết GV lại cần có những bản hướng dẫn cụ thể theo
phong cách ngôn ngữ nói sinh động sát với các bước của một tiết lên lớp trong dạy học
TDG ở các tiết kể chuyện. Đây là một thực tế còn tồn tại khá lâu và cũng chưa có điều
kiện khắc phục.
Xuất phát từ tình hình thực tế còn nhiều khó khăn trong dạy học TDG như vừa
trình bày ở trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đặc điểm truyện dân gian và nghệ thuật kể
chuyện dân gian cho học sinh tiểu học” cho Luận văn. Luận văn bước đầu tìm hiểu
những đặc trưng của các thể loại TDG về nội dung, nghệ thuật và đi vào nghệ thuật
dạy từng thể loại TDG cụ thể; vận dụng những đặc trưng của TDG nói chung và từng
thể loại TDG nói riêng làm cơ sở lí luận, từ đó đưa ra những yêu cầu chung của nghệ
thuật kể chuyện cho HS tiểu học.

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Những đặc trưng của TDG đã được nhiều sách đề cập như: giáo trình “Văn
học dân gian” của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, “Văn học dân gian Việt Nam”
của Đỗ Bình Trị, “Văn học dân gian Việt Nam: Những công trình nghiên cứu” do Bùi
Mạnh Nhị chủ biên…
Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứuhoặc chỉ đạo về việc dạy học TDG còn
quá ít. Các sách Tiếng Việt dành cho GV dạy kể chuyện ở lớp 1,2; Truyện đọc dành
cho GV dạy kể chuyện ở lớp 3,4,5 và phần phương pháp dạy PMKC ở các Sách giáo
viên Tiếng Việt tiểu học là những căn cứ chính thức giúp GV soạn bài và lên lớp.
Nhưng do điều kiện số trang có hạn nên ngôn ngữ ở phần hướng dẫn cụ thể mới dừng
lại ở mức đề cương, còn khá sơ sài và chưa đủ tư liệu cho GV lên lớp. Ngoài ra, tài
liệu mà GV có thể tham khảo để tự bổ sung thêm tiềm lực về lí luận và phương pháp
dạy học có thể kể đến là sách “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học” của Chu Huy. Sách
vừa tìm hiểu cơ sở của phương pháp vừa đi vào nghiên cứu phương pháp dạy từng thể



loại TDG cụ thể. Những sách bàn về những vấn đề tương tự vẫn còn quá ít, trong khi
nhu cầu về số lượng và chất lượng của những chuyên đề nghệ thuật kể chuyện dân
gian (CĐNTKCDG) là một nhu cầu cấp bách.

3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ
Đặc điểm TDG và NTKC trong việc dạy học TDG ở Tiểu học là một vấn đề
lớn bao gồm nhiều nội dung cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ. TDG là một thể loại của
văn học dân gian vừa có tính dân tộc, vừa có tính quốc tế. Trong khuôn khổ Luận văn
này, chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật của một
số thể loại TDG tập trung vào TDG Việt Nam đã được đưa vào Chương trình tiểu học.
Trên cơ sở nắm bắt được những đặc điểm này, kết hợp với việc tìm hiểu hệ thống
TDG trong toàn bộ Chương trình tiểu học, Luận văn bước đầu tìm hiểu NTKCDG theo
đặc trưng từng thể loại và đưa ra một số kiến nghị về việc KCDG cho HS tiểu học
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học loại truyện này trong PMKC nói chung.

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện Luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp nghiên cứu tư liệu: khảo sát, thống kê, phân loại để thấy bức
tranh chung của TDG ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông trung học.
-Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận của TDG để nắm bắt
được những đặc điểm của các thể loại TDG, qua đó thấy được những đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của từng thể loại; nghiên cứu về lí luận phương pháp giảng dạy, lí
luận về phương pháp giáo dục có thể vận dụng vào việc giảng dạy TDG, từ đó đưa ra
những yêu cầu chung của NTKC cho HS tiểu học và NTKCDG theo thể loại ở tiểu
học.
-Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: để tập hợp kết quả của những
luận điểm khoa học.



5.BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu thành hai chương:
-Chương 1: Đặc điểm của một số thể loại truyện dân gian Việt Nam
Ở chương này, Luận văn trình bày khái niệm về TDG, những nét chính trong
đặc điểm của các thể loại TDG về nội dung và nghệ thuật làm tiền đề cho những
nghiên cứu quan trọng của chương sau.
-Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện dân gian cho học sinh bậc Tiểu học
Ở chương này, Luận văn sơ lược khảo sát Chương trình TDG ở từng lớp thuộc
bậc Tiểu học để thấy được mức độ phức tạp của TDG đối với HS, vị trí của TDG trong
PMKC, tư tưởng tích hợp trong việc dạy TDG ở PMKC với việc dạy các PM khác
thuộc môn Tiếng Việt; trình bày những tồn tại trong việc KCDG ở Tiểu học.
Mục thứ hai, thứ ba của chương tập trung trình bày những yêu cầu chung của
NTKC cho HS tiểu học, NTKCDG theo thể loại ở tiểu học trên cơ sở những kiến thức
về đặc điểm của một số thể loại TDG Việt Nam, những hiểu biết về Chương trình
TDG ở Tiểu học và những thu thập được về những tồn tại trong việc KCDG ở tiểu
học.
Sau Kết luận là Thư mục tham khảo và Phụ lục


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

Khái niệm về truyện dân gian
Truyện dân gian (TDG) thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần
được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Là sáng tác nghệ thuật của nhân dân,
TDG phản ánh đời sống nhân dân và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân dân theo
quan điểm của nhân dân. Đó là toàn bộ sinh hoạt nhân dân, là cuộc sống lao động và
quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện những vấn đề thiết yếu đối với nhân dân, là
cuộc đấu tranh của nhân dân chống áp bức, chống ngoại xâm. Sinh hoạt nhân dân là
mảnh đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng là nhân tố kích thích sự sáng tạo vốn có tính

chất tự phát của TDG. Nhân vật trung tâm của các TDG chính là bản thân nhân dân,
bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân
vật văn học. Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn đề thiết thân
đối với nhân dân, TDG biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng
và lí tưởng của nhân dân, thể hiện những quan niệm của nhân dân về tự nhiên, xã hội
và con người, về đạo đức, về mĩ học.
TDG mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng
tiếp xúc rộng rãi với kho tàng TDG các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới, ta càng thấy
rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của TDG dân tộc mình không hề biệt
lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại. Nghiên
cứu so sánh các thể loại TDG, ta có thể bắt gặp những hiện tượng trùng lặp tương tự
nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, về các mô típ nghệ thuật, các yếu tố
thi pháp.
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, TDG là hình thức sơ
khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần


nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tác tạo văn
hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động.
Kho tàng TDG Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: truyện thần thoại
(TTT), truyện cổ tích (TCT), truyện ngụ ngôn (TNN), truyện cười (TC). Mỗi thể loại
của TDG với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên những giá trị to lớn
cho TDG để TDG vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định được sức
sống ngay cả trong thời đại mới. Đi sâu vào từng thể loại TDG để tìm hiểu những đặc
điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của TDG bất chấp
quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian.

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN THẦN THOẠI
TT là thể loại văn học xuất hiện sớm nhất. Vì thế Mác đã gắn TT với thời kì
“thơ ấu” của loài người nói chung cũng như mỗi dân tộc nói riêng. Từ “Thần thoại” có

nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại. Thường người ta
hiểu TT là loại TDG kể về các vị thần, các nhân vật được sùng bái, các nhân vật anh
hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh nhận thức và quan niệm của của thời cổ
về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
TT ra đời vào thời kỳ mà trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, vốn
ngôn ngữ còn nghèo, sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người còn rất ít
ỏi. Ở trình độ này, những điều quan sát thực tế, những kinh nghiệm lao động, những
thành quả của cuộc đấu tranh nhằm khắc phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên đã làm
nảy sinh những hình tượng nghệ thuật – thần thoại giàu trí tưởng tượng. Song người
nguyên thủy không có ý thức coi đó là những sáng tác nghệ thuật đúng với nghĩa của
nó mà M. Gorki đã từng nhận xét: “ Trong trí tưởng tượng của người nguyên thủy, một
vị thần không phải là cái gì trừu tượng mà là một nhân vật có thực, được trang bị bằng
một công cụ lao động nào đó. Thần là bậc thầy của nghề này hay nghề khác. Thần là
sự khái quát nghệ thuật của những sự tiến bộ lao động ...”. Điều này đã phản ánh vào
TT như sự tích “Thần Nông” của các dân tộc thiểu số miền Nam Trung Quốc, sự tích


“Nữ thần nghề mộc”, sự tích “Ông Tổ thợ rào Lư Cao Sơn” ở nước ta... Sự quan sát về
thiên nhiên, những suy nghĩ về thiên nhiên của người nguyên thủy có phần chính xác
nhưng cũng có nhiều sai lạc nên đã dẫn đến rất nhiều trường hợp người nguyên thủy
phải bị động trước những tác động của thiên nhiên và buộc phải sùng bái những lực
lượng thiên nhiên. Những vị thần trong TT phần lớn là những lực lượng thiên nhiên
mà người ta chưa chế ngự được: Thần Mặt Trời, Mặt trăng, Thần Mưa, Thần Gió,
Thần Biển… Và cũng với trình độ nhận thức rất hạn hẹp, người nguyên thủy chưa có
sự phân biệt ranh giới giữa con người và giới tự nhiên, người ta đi đến chỗ gán mọi ý
nghĩ, cảm xúc của mình cho giới tự nhiên. Không chỉ thế, người nguyên thủy còn cho
rằng tất cả mọi thành viên của thị tộc, bộ lạc đều là do một giống động vật, thực vật
hoặc một vật thể nào đó sinh ra. Tôtem hay là vật tổ của mỗi dân tộc mỗi khác, có thể
là con rồng của dân tộc Kinh, con chó của thần Bàn Hồ của dân tộc Dao, con đại thử
của một số bộ lạc thổ dân Xibia... Vật tổ vừa là vật, vừa là người được xem là tổ tiên

của người. Vật tổ là một trong những vị thần xuất hiện sớm nhất của người nguyên
thủy và được kể lại trong nhiều TTT của các dân tộc. Lạc Long Quân trong TT “Con
Rồng, cháu Tiên” thuộc nòi rồng. Chi tiết này phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ...
Ăngghen đã cho rằng: “Cơ sở của mọi nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên, về sự cấu
tạo ra bản thân con người, về quỉ thần, về những thế lực mầu nhiệm... thường thường
chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi: tức là trình độ kinh tế thấp kém của thời tiền
sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về thiên nhiên...”.
Nhìn chung, TT là một bộ phận của nền văn hóa nguyên thủy, phát sinh trên
cơ sở những yêu cầu của thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người
xưa. Vì vậy, TT có giá trị hiện thực nhưng đó là hiện thực được phản ánh dưới hình
thức hoang đường, những quan niệm huyễn hoặc về thực tạo vì trình độ nhận thức,
đánh giá thế giới của người nguyên thủy còn hạn chế. Đối với người đời sau, TT
không những có giá trị như là những tài liệu quý cho khoa học, dân tộc hoc, sử học,
tôn giáo… mà còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, TT hấp dẫn chúng ta bằng những hình


tượng nghệ thuật độc đáo vì được sản sinh trong “những điều kiện xã hội vĩnh viễn
không bao giờ trở lại nữa”.

1.1.1.Đặc điểm nội dung
TT là một pho lịch sử thiêng liêng, kho kinh nghiệm sản xuất chiến đấu, là trí
tuệ của thị tộc, bộ lạc. TT lưu truyền từ đời này sang đời khác và do tính chất truyền
miệng của nó mà biến hóa dần. Thường thì chỉ có cốt truyện là giữ được lâu dài.
Nhưng bản thân cốt truyện này cũng dần dần được bổ sung thêm bằng những chi tiết
xuất hiện về sau. Ở Việt Nam, còn rất ít những văn bản cổ mà chúng ta còn lưu giữ
được: đó là những truyện ghi chép trong “Việt điện u linh” và “Lĩnh Nam chích quái”.
Nhưng trong các sách này, các truyện chưa được tập hợp thành hệ thống chặt chẽ.
Thời phong kiến, nhiều TT Việt Nam được biên soạn lại dưới hình thức các truyền
thuyết, dã sử và dưới hình thức các thần tích. Cho tới nửa đầu thế kỉ XX, nhiều TT
Việt Nam vẫn còn tồn tại dưới dạng truyền miệng với tư cách là những truyện kể nghệ

thuật; một số đáng kể vẫn còn gắn liền với phong tục nghi lễ, làm thành một nội dung
của những phong tục nghi lễ ấy hoặc dường như được kể lại để giải thích nguồn gốc.
Ngày nay, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu những nội dung chính của kho tàng TT cổ qua
những mẫu còn sót lại dưới hình thức văn xuôi truyền miệng là chính. Chúng ta chưa
thể nghiên cứu TT với nội dung và hình thức của các tác phẩm ấy trong thời kì phát
triển mạnh mẽ nhất của chúng.
Hệ thống TTT Việt Nam đã cho ta thấy được tương đối rõ sự nhận thức và
quan nhiệm về thế giới của người Việt thời cổ đại. Các TT này đưa ra cách lí giải đầy
tưởng tượng của tổ tiên chúng ta về những vấn đề lớn mà TT của mọi dân tộc thường
đề cập đến: nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, sự sống chết...
Cùng với sự phát triển của tư duy, nhu cầu giải thích thiên ngày một tăng.
Người nguyên thủy quan sát và suy nghĩ về các sự vật như núi, rừng, sông, bể, mặt
trời, mặt trăng, về các hiện tượng như mưa, gió, sấm, chớp, lụt lội, về các sinh vật như:
cây cối, điểu thú... để rồi đi tìm cách lí giải cho những vấn đề vượt lên trên khả năng


trí tuệ của mình như: Thế giới này ở đâu mà ra? Loài người ở đâu mà ra? Tại sao vũ
trụ lại có một thứ trật tự, bốn mùa tuần hoàn? Tại sao các giống vật và con người đều
sinh ra rồi chết đi theo những qui luật nhất định? Và cách lí giải những vấn đề ấy đã
được bày tỏ trong những TT như: “Trần Trụ Trời”, “Thần Mặt Trăng và Mặt trời”,
“Thần Nữ Oa và Tứ tượng”, “Ông Đùng, Bà Đùng”...
Do chưa đủ điều kiện để nhận thức được đúng và rõ quá trình hình thành của
vũ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên nguồn gốc của loài người nên người
Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới trong thời kì “thơ ấu” đã sùng bái tự
nhiên, coi mọi hiện tượng và sức mạnh trong tự nhiên đều có thần và do thần chi phối
điều khiển. Từ cảnh hỗn độn mờ mịt của vũ trụ thuở sơ khai, Thần Trụ trời đã tạo
dựng nên trời đất, vũ trụ. Thần Mưa thì dùng vòi rồng hút nước ở dưới đất lên trời rồi
phun đều trên mặt đất. Thần Gió thì dùng chiếc quạt thần làm nên gió, bão... Qua các
TT trên, ta thấy được trí tưởng tưởng ngây thơ cũng như niềm ở lao động của người
nguyên thủy. Dù là thần nhưng thần vẫn phải lao động và từ sự lao động mà đã làm

nên được tất cả.
Khi ông trời (Ngọc Hoàng) xuất hiện thì “xã hội“ các thần trong TT Việt có tổ
chức rõ ràng và quy củ hơn, tương ứng với sự phát triển của xã hội Việt thời cổ đại.
Trời đất đã phân khai gồm 3 cõi: cõi trời, cõi nước và cõi đất (cõi trần). Cõi trời là nơi
sinh sống của ông Trời và các Thiên thần. Ở cõi nước có Long Vương và các thủy
thần. Cõi đất không phải chỉ có thực vật, động vật và loài người mà còn có các lực
lượng khác luôn luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn loài, nhất là của loài người.
Đó là các vị thần, thần có thể đem lại sự may mắn, mà cũng có thể đem lại sự rủi ro
cho con người. Thần có thể thiện và cũng có thể ác nhưng thường thì uy nghiêm. Con
người ta không thể lường trước được công việc của các vị thần mà buộc phải sùng bái
qui phục để mong được thần giúp đỡ, không quấy phá, Tôn giáo, nguyên thủy vì thế
mà phát sinh.
Bất cứ sự hiện tượng nào theo quan niệm của người xưa đều có những vị thần.
Thần Đất gần gũi với con người, thần biết các việc của người đời, thần có phép dời đá


thay núi. Thần Núi đặc việt là thần Tản Viên thì hay giúp người đời những khi có nguy
nan. Thần Nước làm chúa loài thủy tộc, thần thường gây ra nạn lụt nhằm mục đích
dâng nước lấy gỗ phục vụ cho việc kiến trúc của mình và cũng vì để trả thù Sơn Tinh
đã cướp mất Mỵ Nương. Nguyên nhân của trận dâng mưa đánh ghen của thần được kể
lại trong TT “Sơn Tinh, Thủy Tinh”... Tất cả các vị thần đều có nhiều uy lực và chịu
sự cai quản của Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng là chúa tể của muôn loài, cai quản và điều
hành toàn vũ trụ. Trời nhìn thấy mọi việc, lắng nghe và hiểu thấu ý nguyện của muôn
loài. Loài người luôn phải cố tìm hiểu tính cách của Ngọc Hoàng cũng như các vị thần,
không làm trái ý họ để tránh làm họ nổi giận. Bởi sự nổi giận của họ sẽ kèm theo việc
gây ra những nguy hiểm cho con người trong tính mạng cũng như làm giảm năng suất
lao động. Thế nhưng tính khí của một số các vị thần thay đổi thất thường không lường
trước được nên loài người luôn phải chịu những cơn nổi giận của thần và hậu quả là lũ
lụt, hạn hán... vẫn xảy ra.
Tuy vậy, đừng tưởng rằng các vị thần muốn làm gì thì làm. Những vị thần sai

trái quá đáng sẽ bị những kẻ ở cõi trần chống lại. Trong TT “Cường Bạo Vương đánh
Thần Sét”, Cường Bạo đã lập mưu làm cho Thần Sét hống hách ngã chổng kềnh và
nện cho thần một trận nên thân. Cường Bạo còn đánh trống ầm ầm, dọa lên phá thiên
đình làm cho Ngọc Hoàng cũng phải gờm. Không phải chỉ con người mới can đảm
chống lại các vị thần khi các vị thần ấy hoành hành quá đáng mà con cóc trong TT
“Cóc kiện trời” cũng đã từng kiện Thần Mưa, kiện cả Ngọc Hoàng. Thế mới có câu:
“Con cóc là cậu ông trời”. Truyện này vốn gốc là TT nhưng về sau đã trở thành truyện
ngụ ngôn. Các TT này đã phần nào phản ảnh niềm mong muốn chinh phục thiên nhiên
bằng chính sức mạnh của lẽ phải, tinh thần cũng cảm và mưu cơ đã manh nha hình
thành trong khát vọng của người xưa dù họ vẫn bị chi phối nhiều bởi thế giới quan
thần linh chủ nghĩa.
Bên cạnh việc phản ánh những băn khoăn, trăn trở của người xưa trong nhu
cầu tìm hiểu khám phá thế giới thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ
trụ; TT còn phản ánh khát vọng không kém phần táo bạo của người Việt cổ là được


trường sinh bất tử. Khi loài người do lao động bắt đầu có ý thức về sự tồn tại của mình
thì cũng là lúc họ suy nghĩ về lẽ sống, chết. Vấn đề này trở thành vấn đề tư tưởng có
tầm quan trọng đặc biệt. Không có được tư tưởng khoa học và duy vật cũng như nhân
sinh quan cách mạng như ngày nay, nhân dân lao động trước kia đã từng giải quyết
vấn đề này một cách ngây thơ, phản ảnh niềm ao ước của con người muốn sống một
cuộc đời trường sinh bất tử.
Theo quan niệm của người xưa, con người có nguồn gốc cao quý hơn muôn
loài do Ngọc Hoàng đã gạn lấy những gì là tinh túy trong vũ trụ để nặn ra người. Quan
niệm ấy bao hàm niềm tự hào về nhân loại và có ý nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
Và như vậy thì khi sáng tạo ra loài người, Ngọc Hoàng đã có ý định cho họ được
trường sinh. Những người già sẽ được trút bỏ lớp già để lại hóa trẻ. Nhưng tiếc thay
khi thiên thần xuống trần gian ban bố lệnh ấy thì lại gặp “tai nạn”. Thiên thần bị lạc
vào ổ rắn và vì sợ sự đe dọa của rắn nên phải sửa đổi mệnh lệnh: “Người già người lột,
rắn già rắn tụt vào săng” thành “rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng”. Thế là

mặc dù xứng đáng được trường sinh nhưng chỉ vì sự hèn nhát của sứ giả nhà trời mà
họ không thể nhận được đặc ân của Ngọc Hoàng và phải tuân theo quy luật sinh lão
bệnh tử.
Thế nhưng loài người không phải đã chịu yên với số phận đó, họ băn khoăn
tìm cách để rồi chính khát vọng sống lâu mãnh liệt đã đưa họ đến suy nghĩ có thứ
thuốc cải tử hoàn sinh phản ánh trong TT “Chú Cuội cung trăng”. Ở TT này, việc giải
thích nguyên nhân của những vết đen trên mặt trăng chỉ là thứ yếu, còn nội dung chủ
yếu là phản ánh ước mơ tìm thấy thứ thuốc trường sinh kéo dài tuổi thọ cho con người.
Như vậy là đã có lần, con người tìm thấy được thuốc cải tử hoàn sinh nhưng lại chỉ vì
sự ngu dốt của vợ Cuội “đái bên đông để cây giông lên trời” nên hành trình tìm kiếm
thuốc trường sinh của loài người vẫn tiếp tục. Việc Cuội tìm thấy cây thuốc trường
sinh, việc Cuội sống cuộc đời trẻ mãi không già trên cung trăng cũng như việc Cuội
“mượn ruột” của con chó thay cho ruột vợ bị hỏng... là ước mơ, khát vọng của người
xưa. Ngày nay, chúng ta vô cùng khâm phục khi những ước mơ của người xưa với


trình độ rất hạn hẹp khi đó lại có tính chất như những giả thiết mà loài người đã và
đang nghiên cứu thực hiện. Ngoài TT “Chú Cuội cung trăng”, trong TT Mường “Ta
Kheo Rau và cây bất tử”, TT Chàm “Người chăn trâu” cũng thấy kể đến thứ thuốc
trường sinh.
Như vậy, trừ những tư tưởng của tôn giáo khiến con người cố chịu đựng để
quen với đau khổ nhằm đạt tới “hạnh phúc sau khi chết” cũng như những tư tưởng của
giai cấp đang suy vọng, từ rất lâu rồi, con người luôn mơ ước được sống lâu, luôn đấu
tranh xây dựng cho cuộc sống tốt đẹp, đáng sống hơn.
TT không phải là lịch sử nhưng TT có bóng dáng của lịch sử. Điều này giải
thích vì sao các sử gia phong kiến đem TT bổ sung cho lịch sử nước nhà ở giai đoạn
khởi thủy. Các TT “Con rồng, cháu tiên”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Phù Đổng thiên
vương”... là những TT đã phản ánh lịch sử, nhưng đã phản ánh quá tấm lăng kính kỳ
diệu của óc tưởng tượng chất phác và táo bạo, của niềm tin tưởng và tự hào về lịch sử
dân tộc.

Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” chẳng những là sản phẩm của ý thức lịch sử, ý
thức thẩm mỹ má ít nhiều còn phản ánh và lưu giữ được cả tâm linh, tiềm thức về cội
nguồn nòi giống của người Việt cổ, Lạc Long Quân thuộc nòi rồng, chi tiết này phản
ánh việc thờ giao long làm vật cổ, Lạc Long Quân chiến thắng các loài quái vật: Ngư
Tinh ở biển, Hồ Tinh ở đồng bằng, Mộc Tinh ở rừng núi phản ánh sự nghiệp khắc
phục thiên nhiên, xây dựng địa bàn cư trú của tổ tiên ta. Ở đây có sự kết hợp rất tự
nhiên và độc đáo giữa yếu tố siêu nhiên, kì ảo, phi thường với những yếu tố hợp lí,
bình thường. Như việc tiêu diệt Ngư Tinh, Lạc Long Quân đã dùng mưu “nung đỏ một
khối sắt”và giơ lên giả làm như cách ném mồi cho con vật và đã lừa được nó một cách
dễ dàng. Ta thấy, Lạc Long Quân chẳng dùng phép biến hóa gì cả mà bằng mưu cơ, tài
trí rất hợp lí để thắng con quái vật. Việc Lạc Long Quân tự xưng là thuộc tính rồng,
tức thuộc nòi giống của mẹ phản ánh vết tích của chế độ mẫu quyền và sự chuyển biến
mạnh mẽ sang chế độ phụ quyền. Người Việt Nam ở bất kì thời đại nào, phương trời


nào cũng xem Lạc Long Quân là tổ tiên, coi nhau là “đồng bào” và hãnh diện về nòi
giống “Rồng - Tiên“ của mình.
Bên cạnh truyện “Con Rồng, cháu Tiên” truyện “Quả bầu mẹ” cũng là truyện
rất phổ biến nhằm giải thích nguồn gốc các dân tộc ở nước ta. Từ quả bầu, chiếc bào
thai cùng một dòng máu sinh ra các dân tộc anh em, rõ ràng truyện nhắc nhở các dân
tộc trên đất Việt Nam rằng họ đã từ một cội nguồn duy nhất mà sinh ra. Sức sống của
truyện là ở chỗ nó nhuốm màu lịch sử, phản ánh được hiện thực lịch sử khi mọi người
Việt Nam đều chung sống đoàn kết yêu thương nhau như anh em một nhà, chung vai
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, tinh thần đoàn kết đấu tranh khắc phục thiên nhiên chống giặc ngoại
xâm trong mỗi con người Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc ta đã tìm thấy mầm
mống của nó ở những truyền thống rất xưa phản ánh rõ trong TT.
Lịch sử nước ta có thể tóm lại trong hai mặt chủ yếu: đấu tranh với thiên nhiên
để khai khẩn đất đai mà sinh sống và chống mọi cuộc xâm lược để bảo vệ đất nước.
TT “Sơn Tinh” và TT “Thánh Gióng” đã phản ánh hai mặt ấy lịch sử.

Có rất nhiều TT về Sơn Tinh hay Tản Viên sơn thần. Nhưng có lẽ nổi bật nhất
là TT “Sơn Tinh - Thủy Tinh” với cuộc phân tranh gay gắt giữa Sơn Thần và Thủy
Thần. Trong TT “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ta còn thấy sự gửi gắm của nhân dân vào vị
Sơn Thần để đối chọi với sức mạnh của lũ lụt cũng như việc lí giải vấn đề theo chiều
hướng tích cực của nhân dân: sức nước sau cùng cũng thất bại.
Ở TT “Thánh Gióng” cái “lõi” của hiện thực lịch sử rõ hơn, nhân vật được xác
định cụ thể hơn và gần với thực tế hơn. Gióng có làng quê cụ thể, xác định (làng Phù
Đổng), có mẹ (là bà mẹ bình thường như những bà mẹ khác), được sinh ra và lớn lên
mang khát vọng đánh giặc cứu nước như bao chàng trai yêu nước. Bên cạnh nhiều
những nét rất đời thường, Thánh Gióng có cả những nét phi thường như việc mẹ
Gióng giẫm lên dấu chân của người khổng lồ để thụ thai, việc Gióng lớn nhanh như
thổi và bay lên trời khi đã đánh tan giặc Ân... Nhưng nét đặc sắc hơn cả của nhân vật
Thánh Gióng là ở tinh thần yêu nước của cậu bé, chỉ đợi lời kêu gọi cứu nước của sứ


giả mới cất lời nói đầu tiên là lời đánh giặc bảo vệ tổ quốc. “Thánh Gióng” là tác phẩm
mở đầu của dòng truyền thống chống giặc ngoại xâm nói riêng và dòng văn học yêu
nước chống giặc ngoại xâm nói chung của nước ta. Qua “Thánh Gióng” chúng ta thấy
được, từ rất lâu, nhân dân ta đã có ý thức đánh giặc không phân biệt tuổi tác. Khi giặc
đến thì tất cả mọi người dân đều phải đồng lòng đứng lên đánh đuổi, phải biết xây
dựng sức mạnh bao gồm sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí để chiến
thắng. Từ “Thánh Gióng”, ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khác với các TT trên, TT “An Dương Vương” được xây dựng trên một sự
kiện lịch sử cụ thể về những nhân vật có thực. Nhưng chính tính chất kì vĩ trong việc
xây thành và chế nỏ đã tạo nên ý nghĩa TT rõ rệt cho truyện. Bên cạnh tấn bi kịch
nước mất nhà tan thì vấn đề liên quan đến bước phát triển của dân tộc ta với một hình
thức nhà nước tương đối qui mô cũng như bước phát triển trong kỹ thuật chế nỏ là nội
dung rất quan trọng được phản ánh trong TT “An Dương Vương”.
Qua TT, ta còn thấy sự giao lưu văn hóa biểu hiện quan hệ hòa bình giữa các

dân tộc. Theo TT “ Lạc Long Quân” thì Thần Nông là tổ tiên của Lạc Long Quân.
Nhưng Thần Nông lúc đầu vốn có trong TT của người Miêu (vùng kinh Dương, ven
sông Dương Tử, Trung Quốc). Do sự giao lưu văn hoá mà con cửu vĩ hổ tinh có trong
TT “Lạc Long Quân” của ta và trong văn học dân gian của hầu hết các dân tộc thiểu số
ở Hoa Nam, Việt Bắc, dân tộc Hán ở Trung Quốc.

1.1.2. Đặc điểm nghệ thuật
TT không phải là những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh và ổn định mà
thường chỉ là những mẩu truyện, những tình tiết mà người kể hoặc người biên soạn có
thể tùy ý sắp xếp theo những hệ thống ít nhiều khác nhau. Trong quá trình lưu truyền,
TT phải trải qua rất nhiều sự thêm bớt. Ngôn ngữ của TT đã bị cận đại hóa. Cơ cấu tác
phẩm không còn được nguyên vẹn như khi tác phẩm xuất hiện và lưu hành trong xã
hội với tất cả sinh khí của một thứ văn hóa tinh thần gắn liền với cuộc sống con người.


Vì thế, sẽ vô cùng khó khăn khi muốn phân tích nghệ thuật của TT một cách chi tiết.
Mặc dù ra đời trong buổi bình minh của dân tộc nhưng TT lại cống hiến cho chúng ta
rất nhiều những rung cảm khi thưởng thức.
Trước hết bởi “về một mặt nào đó TT được coi như những tiêu chuẩn, như
những mẫu mực không thể nào bắt chước được” (Mác). Sự hấp dẫn của TT có tính
chất đặc biệt, đó là sự hấp dẫn của một nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội
sơ khai, một nghệ thuật về sau không bao giờ sản sinh được nữa. Hệ TT là sự cấu
thành của tư tưởng cổ xưa nhất, là sáng tác nghệ thuật cổ đại mà đời sau không bao giờ
bắt chước được. Ở thời kì sơ khai, người nguyên thủy chưa tách mình ra khỏi môi
trường tự nhiên và xã hội bao quanh. Họ đã nhân hóa hồn nhiên toàn bộ thiên nhiên,
hình dung các hiện tượng tự nhiên như con người và ngược lại con người cũng có thể
mang đặc điểm của đối tượng tự nhiên tạo nên sự hoang đường, kì lạ, đầy hấp dẫn cho
hệ TT. Trong TT, chuyện kể về các sự kiện quá khứ là phương tiện miêu tả sự kiến tạo
thế giới và là cách giải thích trạng thái hiện thời của nó. Tình trạng hiện thời của thế
giới là hệ quả của các sự kiện quá khứ và những hành động của các nhân vật TT.

Với óc tưởng tượng của người lao động tự do thời kì công xã thị tộc, chưa có
bóc lột, chưa có “ luân lí của chủ nô”, “luân lí của nô lệ”, thấy tầm vóc của thị tộc
chính là tầm vóc của mình, con người thể hiện khí thế hào hùng, phóng khoáng trong
TT. Họ tạo ra được những hình tượng kì vĩ, đã mô tả các sự kiện trong quá khứ với tất
cả những gì là đẹp đẽ, huyền ảo. Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu không để cho óc tưởng
tượng của mình vươn lên, cho tình cảm của mình rung động với bao nhiêu thi vị và ý
nghĩa kì vĩ có trong TT.
Bên cạnh những hình tượng kì vĩ và mĩ lệ, bằng sự nhận xét tinh vi, sự quan
sát cụ thể, trí tưởng tượng phong phú, người nguyên thủy đã tạo ra những tình tiết dí
dỏm trong TT. Việc thách cưới của Hùng Vương với những yêu cầu về các lễ vật dễ
dàng tìm thấy ở núi rừng hơn là sông nước đã cho thấy sự thiên vị của nhân dân đối
với vị thần Núi. Bởi theo quan niệm của người xưa, Sơn Tinh là vị thần tượng trưng
cho sức mạnh chống lũ lụt. Mối tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Sơn


Tinh xuất phát từ sự sợ hãi, căm ghét dòng nước lũ ác nghiệt xảy ra hằng năm gây bao
tai họa. Trong TT “Mặt Trăng và Mặt Trời” có chi tiết tưởng như bất hợp lí nhưng
được lí giải rất lô gích, hợp lí từ trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Giải thích lí
do vì sao ngày ở hạ giới dài ra hay ngắn đi, TT này đã đưa ra cách lí giải thật dí dởm.
Mặt trời đi kiệu có người khiêng. Khi nào người khiêng là những thanh niên thì hành
trình của thần chậm vì thanh niên tính thích đùa, la cà ở dọc đường, cũng vì nguyên
nhân ấy mà ngày ở hạ giới dài ra. Khi nào khiêng kiệu là những người đứng tuổi thì
hành trình của thần nhanh hơn vì họ không phí thời gian la cà ở dọc đường nên ngày
hạ giới ngắn đi...
TT thể hiện tầm hoành tráng của tư duy và tính chân thành trong cảm xúc của
người xưa nên nó có giá trị đặc biệt. Từ việc kết hợp trí tưởng tượng phong phú với
niềm mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp trong đó khả năng của con người cũng lớn như
nguyện vọng người xưa đã sáng tạo ra những vật thần kì như cái thảm bay, nồi cơm ăn
hết lại đầy, chiếc gậy thần vạn năng... Các vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra trong
TT đã phần nào phản ánh nguyện vọng của họ về cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất

lao động. Và đó cũng là nguyện vọng của thời đại chúng ta hay nói đúng hơn là
nguyện vọng của mọi thời đại. Bởi nhân loại từ xưa đến nay trên bước đường tiến lên
bao giờ cũng có nguyện vọng ấy. Kết hợp nguyện vọng với trình độ khoa học của thời
đại hiện nay đã mang lại cho con người nhiều thành công trong mọi lĩnh vực cải tạo
thiên nhiên, chinh phục vũ trụ từ việc chế tạo ra máy bay đến tàu vũ trụ, từ việc đi sâu
xuống lòng đất cho đến việc đặt chân lên mặt trăng...
Mặc dù thời đại mà chúng ta đang sống cách xa với thời kì sản sinh ra TT
nhưng những vấn đề lớn TT nêu lên chính là những vấn đề chúng ta đang đặt ra: giải
phóng con người, đề cao giá trị con người. Tuy cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của
TT có khác chúng ta bởi TT phản ánh hiện thực bằng phương pháp riêng của nó. Ở
TT, tính lãnh mạn kết hợp với hiện thực. Người xưa rút ngay cái cốt lõi trong thực tế
của vấn đề để rồi thể hiện bằng hình tượng. Với trí tưởng tượng phong phú của mình,


họ tô điểm thêm cho những hình tượng bằng khát vọng, ước mơ chính đáng để hình
tượng có vẻ đẹp thật trọn vẹn, thật lãng mạn.
TT vẽ lên được bức tranh thần thoại hóa về đất nước, con người, những sự
kiện lịch sử, xã hội trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc cùng những giá trị tinh
thần truyền thống đầu tiên của dân tộc. Tiếc là trong quá trình lưu truyền, TT đã mất đi
rất nhiều. Càng nuối tiếc cho những gì đã mất, chúng ta càng phải trân trọng những TT
còn lưu lại được đến ngày nay.

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích (TCT) là một bộ phận quan trọng nhất trong kho tàng TDG của
người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới. TCT rất phong phú về đề tài và
phương pháp sáng tác. TCT hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những
quan hệ có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu
là xã hội phong kiến). TCT dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với
các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đồng
thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội của nhân

dân.
TCT sinh ra từ cuối thời kì công xã nguyên thủy, phát triển, tồn tại và diễn
biến qua các thời kì khác nhau của xã hội có giai cấp cho đến mãi gần đây. Mặc dù
giai cấp thống trị mượn giáo lí của tôn giáo thông qua hình thức truyện kể dân gian để
phục vụ cho mục đích xấu xa của chúng là làm mê muội nhân dân với những suy nghĩ
cam chịu, những mong đợi hạnh phúc sau khi chết. Nhưng những ảnh hưởng của tư
tưởng phong kiến và tôn giáo đối với TCT dù có cũng không phá hoại được tính chất
cơ bản của nó là tính nhân dân.
TCT là loại văn xuôi truyền miệng dài, lắm tình tiết nên dễ biến đổi về nội
dung và hình thức. Thường thì cốt truyện đầu tiên bắt nguồn từ một sự việc xảy ra ở
một địa phương nào đó và có liên quan đến những nhân vật có thực ít nhiều hấp dẫn,
gây chú ý đối với nhân dân. Cùng với quá trình lưu truyền từ đời này sang đời khác,


qua không gian và thời gian, chung quanh cốt truyện có những tình tiết mới dần dần
được bổ sung tạo nên cho TCT sự phong phú, phức tạp trong tình tiết. “Tấm Cám” là
truyện dài có nhiều tình tiết nhờ vào khả năng thu hút những sự việc mới để bổ sung
vào cốt truyện trong quá trình lưu truyền. Bên cạnh những vấn đề trung tâm là vấn đề
mẹ ghẻ con chồng, chị em cùng cha khác mẹ; là sự phản ánh mâu thuẫn giai cấp giữa
địa chủ (tức mẹ con Cám) và nông dân (tức cô Tấm) thì những việc nuôi cá bống, dự
hội mùa xuân, ướm giày, những kiếp luân hồi của Tấm, miếng trầu cánh phượng... đã
dần dần được đưa vào truyện với những nguyên nhân nhất định cùng những yêu cầu
nhất định.
TCT, trên con đường du lịch qua không gian và thời gian, không chỉ có khả
năng thu hút những tình tiết mới bổ sung vào nội dung truyện mà còn có khả năng kết
hợp với truyện khác để tạo thành một truyện dài hơn. Ví dụ: truyện “Khổng lồ đúc
chuông” móc lấy truyện “Trâu vàng Hồ Tây” (“Trâu vàng tiên du”); sự tích “Con dã
tràng” có hai phần: phần đầu chứa đựng những tình tiết lấy từ TCT Trung Quốc đã
Việt hóa đi, phần dưới là TCT của ta...
Cũng chính trong quá trình lưu truyền, “Tấm Cám” đã trở thành TCT lịch sử.

Nhờ vào trí tưởng tượng phong phú của nhân dân nên đã có những sự chuyển hóa kì lạ
ấy. Để chứng tỏ TCT là có thực, người xưa luôn cố ý gắn TCT với những di tích lịch
sử ở địa phương. Vì thế khi “Tấm Cám” truyền đến vùng Hà Bắc thì nơi Tấm vớt tép
được gắn ngay với sông Thiên Đức. Tương tự, truyện “Đá vọng phu” ở Lạng Sơn thì
gắn với hòn đá ở Lạng Sơn, ở Thanh Hoá thì gắn với một hòn đá khác cũng gọi là Đá
vọng phu.
Như vậy, sự hình thành TCT tuân theo hai xu hướng đối lập nhau: xu hướng
lịch sư hóa và xu hướng khái quát hóa. Trong đa số trường hợp thì xu hướng khái quát
hóa chiếm ưu thế. Tính không ổn định vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm của tác phẩm
văn học dân gian nói chung, TCT nói riêng. Càng ít có tính chất ổn định, TCT lại càng
sinh động. Do đó, khi nghiên cứu TCT cần dựa vào nhiều dị bản khác nhau để có thể
phân tích và đánh giá đúng tác phẩm.


1.2.1.Đặc điểm nội dung
TCT phản ánh một cách sinh động, và chân thật đời sống dân tộc. Vì TCT đã
nảy sinh từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân, đã phát triển cùng với trí
tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn nhưng cũng rất chân thật của họ; là vì TCT không
bao giờ chịu bằng lòng với những gì đã có mà trái lại nó sẵn sàng thu hút lấy những
vấn đề mới từ trong cuộc sống vốn rất năng động và nhiều biến đổi, từ đời sống nội
tâm phong phú của nhân dân lao động.
TCT của ta bao gồm một số truyện có nguồn gốc trong nước và một số truyện
có nguồn gốc từ bên ngoài. Những truyện có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng để được
nhân dân ta chấp nhận thì đó cũng phải là những truyện phù hợp với tâm hồn dân tộc,
đời sống dân tộc... Và cũng tuân theo tính chất không ổn định của TCT, những truyện
có nguồn gốc nước ngoài dần dần được bổ sung, biến đổi để ngày càng theo khuôn
khổ tư tưởng và tình cảm của dân tộc.
Theo quy luật chung của văn nghệ dân gian, TCT thường liên quan đến những
phong tục lâu đời của dân tộc. Vì thế, chúng ta dễ dàng tìm thấy những TCT có nội
dung giải thích một cách lí thú những phong tục mà nhân dân không hiểu tại sao lại có

và bắt đầu như thế nào với lời kết luận đại khái là: “.... Từ đó, người nước Nam có tục
lệ...” truyện “Trầu cau” gắn liền với tục ăn trầu, truyện “Bánh chưng, bánh giầy” gắn
liền với tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết, hội hè hay các sự tích “Ông bình
vôi”, “Ông đầu rau”, “Cây nêu ngày Tết”... đều gắn với những phong tục cổ xưa của
nhân dân ta. Tuy nhiên, không phải TCT gắn với một tục lệ nào đó thì cũng nhằm mục
đích chính là giải thích phong tục.
Trong đa số truyện, nội dung chính không nhằm giải thích tục lệ. Truyện
“Trâu vàng Hồ Tây” liên quan tới tục đúc con Kim ngưu để yểm núi sông. Nhưng
truyền cho đến bay giờ, truyện “Trâu vàng Hồ Tây” không hề biểu hiện mối liên quan
đó. Truyện “Tấm Cám” cũng thế, mặc dù gắn với tục lệ liên quan với đôi giầy trong


sinh hoạt của một số dân tộc và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tình tiết
truyện. Nhưng đến nay, nội dung của truyện đã mở rộng rất nhiều.
TCT nảy sinh trên cơ sở của mọi khía cạnh sinh hoạt xã hội. Điều đó có nghĩa
là không phải TCT nào cũng gắn với phong tục bởi rất nhiều khía cạnh sinh hoat xã
hội không hề bao giờ trở thành tục lệ. Nhiều TCT được sáng tác ra để giải thích các sự
vật trong thiên nhiên của đất nước ta, đặc biệt là những sự vật quen thuộc, gắn bó với
đời sống của nhân dân. Có thể nói bất cứ vùng nào trên đất nước tươi đẹp của ta cũng
đều có khả năng gợi mở trí tưởng tượng phong phú của người xưa để những quả núi,
những khúc sông, những cánh đồng... trở thành đối tượng giải thích của nhiều TCT
như: “Sự tích núi Bà đội om”, “Sự tích Vịnh Hạ Long”, “Sự tích Hồ Gươm”... Vì
thuộc thể loại tự sự nên cả trong những TCT phản ánh phong cảnh thiên nhiên của đất
nước ta cũng có thể tìm thấy vài nét phác họa đơn giản, súc tích. Nhưng bấy nhiêu
thôi, cũng đã giúp ta thấy được tấm lòng, tình cảm của tác giả dân gian đối với quê
hương đất nước.
Ngoài những cảnh trí của đất nước thì những sự vật trong thiên nhiên như
chim, thú, cây cỏ cũng là đối tượng giải thích của TCT. Các truyện “Sự tích quả dư
hấu”, “Sự tích chim “Quốc””, “Sự tích cây vú sữa”, ”Sự tích trái sầu riêng”, “Sự tích
con Khỉ”... là những truyện được phổ biến tương đối rộng trong số vô vàn TCT gắn bó

với thiên nhiên của đất nước trong quá trình phát triển dân tộc.
Do tính chất của thể loại, bao giờ TCT cũng nhân những vấn đề thiên nhiên để
nói những vấn đề xã hội. Tác giả dân gian qua truyện “Sự tích chim “Quốc” “để nói
lên tình bạn chung thủy... Trong TCT, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế đối
với những vấn đề thiên nhiên. Vì xét cho kĩ, đa số TCT đã hình thành trên cơ sở những
vấn đề xã hội.
Phần lớn TCT nêu lên những bài học thực tiễn về cuộc sống trong xã hội. Có
khi tác giả dân gian vạch rõ xét người không nên quá chú trọng đến bề ngoài mà tài
năng, tâm hồn mới là giá trị đích thực đáng để ta lưu tâm (trong các truyện về những
nhân vật xấu xí có tài như: “ Sọ dừa”, “Trương Chi”, “Hà Ô Lôi”… ). Có khi tác giả


×