Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tâm lý du khách (vhdl27b 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.69 KB, 17 trang )

TÂM LÝ DU KHÁCH
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch đối với hoạt động du
lịch nói chung và đối với bản thân nói riêng?
- Tâm lý khách du lịch và các chính sách du lịch
Khách du lịch bao gồm nhiều đối tượng thuộc các thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp…
khác nhau. Do đó nhu cầu, sở thích, thói quen của họ sẽ hết sức đa dạng, luôn biến đổi và phát
triển theo thời gian, điều kiện sống.
Nghiên cứu về tâm lý khách du lịch là cơ sở để ngành du lịch, xây dựng chính sách sản
phẩm, chính sách giá, chính sách quảng cáo, chính sách marketing và chính sách đối với địa
phương nơi khai thác tài nguyên du lịch.
- Tâm lý khách dl và tổ chức các dịch vụ du lịch
Hoạt động du lịch bao gồm nhiều dịch vụ như dich vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải
trí... Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc và chất lượng sản phẩm du lịch mà còn phụ
thuộc vào đặc điểm tâm lý của khách du lịch, trình độ chuyển mơn và thái độ phục vụ của người
làm du lịch.
Do đó muốn tổ chức dịch vụ du lịch được người tiêu dùng chấp nhận, nhà cung ứng du lịch
cần nhận thức được những biến đổi tâm lý của du khách. Tiên liệu đoán trước các tình huống và
xử lý linh hoạt.
- Tâm lý khách du lịch và hoạt động tham quan du lịch
Tham quan du lịch là hoạt động đặc trưng nhất của du lịch. Mục đích chính là thỏa mãn
nhu cầu khám phá những điều mới lạ, thưởng thức cái đẹp, vui chơi giải trí.
Nghiên cứu tâm lý khách du lịch giúp những người làm cơng tác du lịch nhận biết đặc
điểm tính cách, nhu cầu, sở thích cũng như những điều kiêng kỵ của nhóm du khách ở quốc gia
khác nhau. Nhờ đó hoạt động hướng dẫn đạt được hiệu quả cao hơn.
Câu 2: Hãy nêu các phương pháp nghiên cứu tâm lý du khách và vận dụng kiến thức
đã học để lập một phiếu điều tra tìm hiểu nhu cầu ăn uống của khách du lịch quốc tế trên
thị trường du lịch Việt Nam?
- Phương pháp quan sát
Nét tiêu biểu của phương pháp này là nghiên cứu các hiện tượng tâm lý 1 cách trực tiếp.
Người quan sát căn cứ vào biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, cách nói năng… bộc lộ ra bên
ngồi để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách thể.


Ví dụ: khi nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch, cần quan sát xem khách hỏi gì, mua gì và
thái đơ của họ khi tiêu dung sản phẩm du lịch.
- Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp mà trưng do các nhà nghiên cứu chủ động tạo ra tình huống có khả năng
bộc lộ các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.
Ưu điểm: Không phải chờ đợi sự kiện xảy ra, rút ngắn được thời gian, hạn chế các yếu tố
gây nhiễu.
- Phương pháp đàm thoại
1


Là phương pháp trò chuyện, trao đổi với du khách nhằm nghiên cứu đặc điểm tâm lý thông
qua thái độ và các câu trả lời.
Ưu điểm: cho phép ta có thể tìm hiểu suy nghĩ thầm kín, các nhu cầu chưa được bộc lộ.
- Phương pháp điều tra viết
Người nghiên cứu đưa ra 1 hệ thống các câu hỏi được in sẵn trong phiếu điều tra để tìm
hiểu đặc điểm tâm lý thông qua các câu hỏi của đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu.
Ưu điểm: có thể nghiên cứu số lượng khách thể lớn, và nhiều nội dung.
Phương pháp để tiến hành điều tra viết:
+ Phương pháp gián tiếp xác lập “quy chế xã hội” của 1 sản phẩm: ghép các nhóm khách
với các sản phẩm tiêu thụ.
+ Phương pháp các tổng bất biến.
+ Phương pháp điền câu trả lời.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Các sản phẩm của một dân tộc như số lượng các phát minh, thành tựu đánh giặc ngoại
xâm, sản phâm kinh tế...
Việc nghiên cứu về mặt số lượng các sản phẩm du lịch được tiêu thụ cho phép ta đánh giá
mức độ yêu thích của du khách đối với chúng tại thời điểm khác nhau.
- Thiết lập phiếu điều tra về nhu cầu ăn uống của khách quốc tế tại thị trường Việt Nam:
+ Phần mở đầu:


Tên và địa chỉ của chủ thể nghiên cứu.

Lời chào và lời giới thiệu mục đích nghiên cứu.
+ Phần nội dung:

Hướng dẫn cách trả lời.

Hệ thống các câu hỏi đóng và mở.

Lời cảm ơn.

Thơng tin về đối tượng được nghiên cứu (tên, tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch, giới tính,
địa chỉ liên hệ...).
Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học du lịch?
- Tiền đề
Vào năm 1902: Gabriel Tarde (1843-1904) đã cho xuất bản hai tập giáo tập “Tâm lý học
kinh tế”. Đây được coi là tác phẩm đầu tiên về tâm lý học kinh tế.
Năm 1910: Môn “Khoa học thị trường” ra đời. Môn học này nghiên cứu toàn diện động
cơ và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Năm 1972: Phịng thí nghiệm về tâm lý học kinh tế đã được thành lập trong trường đại học
Renes Descartes ở Paris.
Năm 1981: Van Raaij chọn công bố những nghiên cứu về sự chi phối của yếu tố tâm lý
như: tính lạc quan hay chán nản đối với yếu tố kinh tế. Theo ông 1 chuyến du lịch phụ thuộc cả
vào khả năng kinh tế của khách hàng và sư quyết tâm thực hiện chuyến đi của họ.
Tác phẩm “Tâm lý học tiêu dùng” do Mã Nghĩa Hiệp chủ biên vào năm 1991 ở Bắc Kinh
là một trong những ngiên cứu mới mẻ về lĩnh vực này.
2



=> Những cơng trình nghiên cứu về tâm lý nói trên là cơ sở cho việc nghiên cứu tâm lý
khách du lịch với tư cách là người tiêu dùng du lịch.
- Một số nghiên cứu về tâm lý học du lịch ở nước ngoài
Năm 1982 Pearce Phillip.L xuất bản cuốn “Tâm lý học xã hội về hành vi du khách”
Năm 1994 John C.Crotts là giảm đốc một trung tâm nghiên cứu, phát triển du lịch cùng với
W.Fred Van Raaij - người phụ trách tạp chí tâm lý học kinh tế trong suốt 10 năm đã xuất bản tác
phẩm “Tâm lý học kinh tế về lữ hành và du lịch”.
Năm 1997 tác phẩm “Giao tiếp trong ngành du lịch và nhà hàng khách sạn” của tác giả
Lym Van Der Wagen được xuất bản tại Úc.
Năm 1998, G.Lenn Fross cho xuất bản cuốn “Tâm lý học du lịch” tại Úc.
- Một số tác phẩm vê tâm lý học ở Việt Nam
Năm 1993, hội thảo quốc gia “Tâm lý học với quản lý sản xuất kinh doanh” dược tiến hành
ở TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1995, GS.TS Nguyễn Văn Đính và Thạc sĩ Nguyễn Văn Mạnh đã cho xuất bản cuốn
“Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch” - là cơng trình
nghiên cứu đầu tiên về tâm lý khách du lịch ở Việt Nam.
Năm 1997 GS.Nguyễn Văn Lê cho ra đời giáo trình “Tâm lý học du lịch”
Gần đây năm 2004: PGS.TS.Trịnh Xuân Dũng và giảng viên Nguyễn Vũ Hà đã cho xuất
bản “Giáo trình tâm lý du lịch”
=> Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh sự ra đời của tâm lý học
du lịch vào cuối thê kỷ XX như 1 tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế
du lịch đang phát triển mạnh mẽ.
Câu 4: Vận dụng các quy luật tâm lý trong hoạt động du lịch?
- Quy luật thích ứng tình cảm
Những sản phẩm du lịch hoặc chương trình du lịch nếu lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cách đơn
điệu sẽ làm giảm hứng thú của du khách.
Ví dụ: như năm nào cũng tổ chức một chương trình tour du lịch Sầm Sơn chỉ tắm biển
khơng thì du khách sẽ cảm tháy nhàm chán, nhưng khi có sự kết hợp thêm các điểm tham quan,
vui chơi mới thì sẽ gây được sự chú ý với du khách.
- Quy luật lây lan

Xúc cảm, tâm trạng của mỗi du khách đặc biệt là của hướng dẫn viên có thể lây lan nhanh
chóng sang những người khác trong đoàn. Người hướng dẫn viên cần hạn chế sự lây lan của tâm
trạng tiêu cực và dùng các biện pháp lan truyền các xúc cảm tích cực trong đồn du lịch.
Ví dụ: Trong đồn khi ta quan sát thấy có 1 khách có vẻ khó chịu, khơng hài lịng thì ta cần
nhanh chóng tách người đó ra và nhanh chóng tìm hiểu ngun nhân một cách khéo léo và giải
quyết để tránh lây lan sang những du khách khác trong đoàn.
Theo Mikhailopxki: Tốc độ lây lan = cường độ cảm xúc được truyền đi * số lượng người.
- Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác của con người (nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ...) không tồn tại độc lập. Khi ta tác
động đến giác quan này thì có thể làm tăng hoặc giảm độ nhạy cảm của giác quan khác.
3


Ví dụ: Trong du lịch, để tạo cảm giác ngon miệng thì ta trưng bày món ăn đẹp mắt, dùng
gia vị tạo mùi thơm, trong phịng trang trí các gam màu sáng, nhiệt độ mát mẻ.
Nếu phải tố chức bữa ăn trên đường xa thì chúng ta cần tránh nơi ô nhiễm, nơi nhiều người
ăn xin qua lại.
- Quy luật lợi ích
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định tiêu dùng của khách du lịch. Du khách đều
muốn mua sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý. Vì thế họ rất thích các chương trình khuyến
mãi, hạ giá…
VD: Các chương trình giảm giá vé máy bay của Thái Lan đã thu hút rất nhiều du khách.
Ngoài các quy luật trên cịn có quy luạt ảo giác, tổng giác…
Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến tâm lý khách du lịch?
1.
Tác động của yếu tố địa lý tới tâm lý khách du lịch
- Tác động của khí hậu
Khí hậu trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích trong sinh hoạt ăn uống và nhu cầu
tham quan giải trí của khách du lịch. Chúng ta thấy khách du lịch thuộc quốc gia nằm trong vùng
khí hậu ơn đới thường sử dụng nhiều bơ, mỡ và các gia vị cay trong bữa ăn, khi đến Việt Nam

thì họ thường thích trái cây, rau và các món ăn đặc trưng vùng nhiệt đới.
Ví dụ: vào mùa đơng thì khách nội địa thường thích lên Sapa để ngắm tuyết rơi. Người
Anh thì thích đến Việt Nam, Úc hay Thái Lan nơi có những bãi biển tràn đầy nắng ấm.
Ngồi ra khí hậu cịn tác động đến sức khỏe và tâm trạng cuả du khách rất rõ nét. Khí hậu
Việt Nam chia làm 2 miền: Miền Bắc thuộc khí hậu nhiệt đới có mùa đơng lạnh, miền Nam
thuộc khí hậu nhiệt đới khơng có màu đơng lạnh, khách du lịch Châu Âu thường sống chủ yếu ở
vùng khí hậu hàn đới nên rất khó thích ứng với mùa hè nóng ẩm ở Việt Nam nên dễ bị say nắng,
mệt mỏi hoặc dị ứng. Đa số khách quốc tế thường đến Việt Nam vào mùa xuân, thu và đơng.
- Vị trí địa lý
Những người sống trên các vùng đất có vị trí địa lý và tài ngun thiên nhiên khác nhau sẽ
có những khác biệt tâm lý do điều kiện sống của họ mang lại.
Ví dụ: Thượng Hải là 1 thành phố cảng, người dân được tiếp xúc nhiều với người nước
ngoài nên họ thường nhạy bén hơn trong việc tiếp thu cái mới. Ngược lại những người Bắc Kinh
sống trong đất liền lại tỏ ra thận trọng và có phản ứng chậm hơn với việc tiếp nhận cái mới.
2.
Tác động của yếu tố sinh học đến tâm lý khách du lịch
- Yếu tố di truyền
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền chỉ tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho sự phát triển tâm
lý, nó chi phơi sự phát triển của năng lực nhưng khơng quyết định các đặc điểm tính cách.
Các yếu tố di truyền bao gồm: cấu trúc giải phẫu cơ thể người, cấu trúc của não, đặc điểm
của các giác quan, hệ thần kinh… chúng có thể ảnh hưởng đến năng khiếu sở thích, khí chất, nhu
cầu của con người nhưng không quy đinh trước sự phát triển của chúng.
- Chu kỳ sinh học
Thông thường con người chúng ta sinh hoạt theo một chu kỳ nhất định: ngày thức và làm
việc, đêm ngủ. Tuy nhiên Trái đất của chúng ta chia làm 24 múi giờ khác nhau. Mỗi quốc gia
4


nằm trên 1 múi giờ nhất định (Ví dụ: Việt Nam và các nước Châu Mỹ chênh nhau từ 9-12 giờ).
Vì thế khi đi du lịch có múi giờ chênh lệch nhau thì du khách sẽ bị đảo lộn sinh hoạt 1 cách đột

ngột và sẽ xảy ra hiên tượng ngủ gật, mệt mỏi và khơng có hứng thú. Vì vậy người làm du lịch
cần phải tìm ra những giải pháp nhắm giảm bớt sự mệt mỏi và duy trì hứng thú.
- Đặc điểm sinh lý lứa tuổi
Ở các giai đoạn lứa tuổi, sự phát triển sinh lý của con người có những đặc điểm khác nhau
và điều này dẫn đến những đặc điểm tâm lý tuổi khác nhau.
Ví dụ như ở lứa tuổi nhi đồng thì cơ thể phát triển cân bằng nhưng chưa hồn thiện, khơng
duy trì được chú ý trong thời gian dài, vì vậy khơng nên thuyết trình hồn tồn bằng lời mà phải
sử dụng các phương tiện trực quan như: mơ hình, tranh vẽ, phim hoạt hình… Đối với khách tuổi
thiếu niên thì đang có nhưng biến đổi mạnh mẽ về giới tính nên sẽ nhạy cảm với các sản phẩm
văn hóa nói về quan hệ nam nữ, vì vậy chúng ta cần phải chú ý.
Câu 6: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tâm lý khách du lịch?
- Yếu tố kinh tế
Những nước có chỉ số GDP cao thường có số dân đi du lịch nhiều và chỉ tiêu nhiều hơn so
với các nước có GDP thấp. Nhu cầu du lịch của khách cao hay thấp, khách chi tiêu nhiều hay ít
phụ thuộc vào khả năng tài chính.
VD: khách hàng cấp cao, chính phủ các nước thường chọn khách sạn hạng sang, hiện đại.
Sự phát triển của ngành nghề chủ yếu của quốc gia cũng có ảnh hưởng qua lại với nhu cầu
và thói quen ăn uống của dân cư địa phương. Ví dụ như người Nhật xưa chủ yếu sống bằng trồng
lúa và đánh cá nên tạo cho họ thói quen ăn cơm tẻ và món cá trở nên được u thích.
Sự phát triển kinh tế của qc gia - nơi khai thác tài nguyên du lịch cũng góp phần tác
động đến tình cảm của khách hàng. Những cơng trình kiến trức nỏi tiếng, khu vui chơi và khu
bảo tồn thiên nhiên được xây dựng phục vụ cho nhu cầu du khách, vừa thu hút khách đến và lưu
giữ khách ở lại lâu hơn.
- Lịch sử và chính trị
Việc xác định 1 đoàn khách thuộc quốc gia theo thể chế chính trị nào, đã từng có những
biến động lớn nào trong lịch sử… giúp chúng ta nhận biết hệ tư tưởng và thang giá trị của họ.
Đây là cơ sở điều khiển q trình giao tiếp.
Ví dụ các nước Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan hiên nay vẫn còn chế độ quân chủ nghị viện
nên việc đả kích Vua, Nữ hồng và hồng gia là điều tối kỵ.
Tình hình an ninh, chính trị của điểm đến sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu an toàn và thời gian

lưu trú của du khách.
- Yếu tố văn hóa
Phong tục lế Tết, hội hè ẩm thực của du khách có ảnh hưởng rất nhiều đến sở thích thói
quen, kiêng kỵ trong ăn uống và cách ứng xử của họ. Mỗi nền văn hóa cịn có những quy tắc
biểu hiện cảm xúc riêng của mình.
Những phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc, nghệ thuật dân gian là những tài nguyên du lịch
độc đáo gây ấn tượng đặc biệt đối với du khách.
Tôn giáo cũng là 1 trong những yếu tố chi phối rất nhiều đến đời sống tinh thần và hành vi
5


của khách du lịch. Tùy theo từng thành phần tôn giáo của đồn khách, hướng dẫn viên có thể bố
trí cho khách tham quan các chùa nổi tiếng hoặc các nhà thờ. Những người sùng đạo thường rất
nhiệt tình tham gia các lế hội. Mỗi tơn giáo lại có những điều kiêng kỵ khác nhau:
+ Khách du lịch là tín đồ Ấn Độ giáo coi trâu bò như vị Thần đáng kính, do dó họ khơng
ăn thịt trâu, bị. Họ không bắt tay và ôm hôn nhau trước mặt người khác.
+ Khách du lịch là người Hồi giáo không uống rượu, bia, khơng uống thuốc, khơng ăn thịt
heo, thịt chó, ngựa, cua, cá khơng có vảy, khơng ăn thịt động vật bị giết không đúng phương
pháp. Nam giới không được phép bắt tay hoặc đụng chạm vào cơ thể phụ nữ khơng phải là vợ
mình. Họ rất ghét những người xúc phạm đến đấng tiên tri Moohamet và thánh Ala hoặc có thái
độ coi thường tơn giáo của họ.
+ Khách du lịch theo đạo Phật thường để dép ở ngoài khi vào chùa, không đi ngang qua
trước mặt người khác đang hành lễ, không dùng tay chỉ tượng Phật.
+ Khách du lịch là người Cơ Đốc giáo thường kiêng con số 13, đặc biệt là thứ 6 ngày 13.
Câu 7: So sánh các khái niệm: “Khách du lịch và khách thăm quan, Khách du lịch
quốc tế và khách du lịch nội địa”?
+ Khách du lịch: là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi
cư trú thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan,
thăm viếng gia đình, tham gia hội nghị.
+ Khách tham quan: (hay còn gọi là khách thăm viếng một ngày), là loại du khách thăm

viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và khơng lưu trú qua đêm.
+ Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi
du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch, là công dân Viêt Nam, người cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài về Việt
Nam tham quan và thăm người thân (Việt kiều).
Câu 8: Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhu cầu du lịch. Hãy nêu những
nhu cầu cơ bản của khách du lịch và đề xuất một số giải pháp kích cầu trong du lịch?
- Khái niệm:
“Nhu cầu du lịch là sự mong muốn được rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người
tới một nơi khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu cụ thể về tâm sinh lý thông qua việc thẩm nhận các
giá trị vật chất và tinh thần của điểm đến”.
- Vai trị:
+ Trong q trình đi du lịch, con người có nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó nhu cầu chủ
đạo là nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ của nơi đến.
+ Họ mong muốn rời khỏi nơi mình sinh sống để giảm bớt áp lực căng thẳng để được nghỉ
ngơi tăng cường sức khỏe và nơi du lịch đó phải được thẩm định thông qua nhu cầu đi du lịch
của mỗi người.
- Đặc điểm về nhu cầu:
* Chia theo các dịch vụ du lịch:
+ Nhu cầu vận chuyển

+ Nhu cầu lưu trú và ăn uống
6


+ Nhu cầu tham quan giải trí
+ Nhu cầu mua sắm và sử dụng các dịch vụ bổ sung
* Chia theo đối tượng được thỏa mãn:


Các nhu cầu tinh thần:

Nhu cầu tăng cường hiểu biết về điểm đến

Nhu cầu khám phá những điều mới lạ

Nhu cầu vui chơi giải trí

Nhu cầu thưởng thức cái đẹp

Nhu cầu giao tiếp

Các nhu cầu sinh lý:

Nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc và phục hồi sức khỏ

Nhu cầu ăn uống
* Chia theo tháp nhu cầu của Maslow (xếp theo thứ tự tăng dần)

Nhu cầu sinh lý cơ bản

Nhu cầu an tồn

Nhu cầu quan hệ xã hội

Nhu cầu được tơn trọng và ngưỡng mộ

Nhu cầu tự thể hiện
- Một số biện pháp kích cầu trong du lịch:
+ Sử dụng các biện pháp khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới.
+ Khai thác các nguồn du lịch tài nguyên tiềm ẩn.
+ Thiết kế đổi mới các chươ ng trình du lịch.
+ Xây dựng thêm các khu vui chơi, giải trí và các cơ sở lưu trú theo phong cách kết hợp
giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống riêng biệt độc đáo của từng địa phương.
+ Tổ chức lễ hội du lịch theo chủ đề hoặc theo từng địa phương.
Câu 9: Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của động cơ du lịch? Nêu mối quan
hệ giữa nhu cầu, động cơ du lịch và hành vi của khách du lịch?
- Phân tích khái niệm
+ Khái niệm: Động cơ du lịch là cái thúc đẩy hành động đi du lịch, gắn liền với việc thỏa
mãn những nhu cầu của du khách, bao gồm những điều kiện bên trong và bên ngồi có khả năng
tác động đến hành động đó.
+ Phân tích:

Động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mong muốn của du khách và lý do của
hành động đi du lịch.

Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch,
đi du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào thường được biểu hiện ra bằng những nguyện
vọng, hứng thú yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy, nảy sinh hành động du lịch.
- Phân tích đặc điểm
+ Ít tồn tại riêng lẻ, thường tồn tại trong một hệ thống. Trong cùng một thời điểm người ta
7


đi du lịch có thể xuất phát từ nhiều động cơ. Tùy từng cá nhân với những hoàn cảnh cụ thể của
họ sẽ xuất hiện những nhu cầu chủ đạo và thứ yếu.
+ Động cơ du lịch không phải lúc nào cũng được chủ thể nhận biết và bộc lộ. Có trường
hợp chủ thể nhận thức được động cơ nhưng khơng nói ra. Có trường hợp người ta nhận thức
đúng, sẵn sàng nói ra sự thật và cũng có trường hợp người ta khơng nhận thức đúng động cơ của

chính mình.
+ Mang bản chất xã hội, nó biến đổi và phát triển cùng với điều kiện sống.
+ Một số trường hợp các động cơ du lịch có thể mâu thuẫn, tạo q trình đấu tranh động cơ
trong chính các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.
- Phân tích vai trị
+ Thúc đẩy mạnh mẽ, tạo ra tính tích cực hoạt động du khách.
+ Thúc đẩy du lịch phát triển. Vì khi có động cơ đi du lịch thì những nhân tố bên trong và
bên ngoài chỉ cần thúc đẩy nữa là sẽ diễn ra chuyến đi…
- Mối quan hệ giữa nhu cầu, động cơ du lịch, hành vi khách du lịch:
+ Khi có nhu cầu đi du lịch thì con người sẽ tìm hiểu về điểm đến, họ sẽ bị tác động từ các
công ty du lịch hay trong gia đình dẫn đến động cơ là phải hành động đi du lịch, từ đó có các
hành vi của khách trong chuyến đi.
+ Nhu cầu, động cơ du lịch và hành vi khách du lịch có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với
nhau để dẫn tới chuyến đi du lịch.
Câu 10: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch và các loại động cơ du lịch?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch

Các nhân tố bên trong
+ Tính cấp thiết của nhu cầu và tình trạng sức khỏe.
+ Các hứng thú đặc biệt là sự ham thích khối lạc, thích được hưởng thụ các sản phẩm du
lịch, dịch vụ du lịch.
+ Mức độ nhận thức về sản phẩm du lịch và niềm tin về lợi ích của chuyến đi.
+ Tính cách (tính hào phóng, sĩ diện, phơ trương và tính hoang phí...)
+ Tâm trạng (vui mừng, lạc quan, hay buồn chán bi quan…)

Các yếu tố bên ngoài
+ Mức độ an toàn của điểm đến
+ Tính đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm và tài nguyên du lịch
+ Tính khả thi của chuyến đi
+ Ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với cơng việc và đời sống của chủ thể

+ Hồn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế
- Các loại động cơ du lịch
* Căn cứ theo cấu trúc của xu hướng trong tâm lý học đại cương
+ Nhu cầu
+ Thế giới quan
+ Hứng thú
+ Niềm tin
* Căn cứ vào thuyết “Trường tâm lý” chia động cơ du lịch làm 2 loại:
+ Động cơ bên trong (lực tác động bên trong): nhu cầu, mong muốn say mê... Đây là nhân
8


tố thúc đẩy có giá trị chủ đạo.
+ Động cơ bên ngồi (lực tác động bên ngồi): tích lũy dư thừa, sự hấp dẫn của tài nguyên
du lịch, quảng cáo, marketing... là nhân tố có tác dụng kích thích, “lơi kéo” con người đi du lịch.
Câu 11: Làm thế nào để nhận biết du khách có tâm trạng âm tính và dương tính?
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của khách du lịch?
- Những khách có tâm trạng âm tính:
+ Nhận biết bằng cách thấy tâm trạng của họ buồn chán, khiếp sợ, trầm uất, lo lắng, hoang
mang, bi quan kéo dài.
+ Tâm trạng lo lắng sẽ là phức hợp của các cảm xúc: mất hi vọng, sợ hãi, đau khổ, tội lỗi.
+ Tâm trạng trầm uất là phức hợp của các cảm xúc: đau khổ, căm giận, ghê tởm, và khinh
bỉ, tội lỗi và sợ sệt. Trong đó, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ có liên quan đến chính bản thân và
người khác.
+ Họ khó thích nghi với hồn cảnh sống mới, ít khi tham gia các hoạt động bề nổi, thiếu
cởi mở, khó chấp nhận trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
- Những khách có tâm trạng dương tính
+ Tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, lạc quan, vui sướng... Chúng phản ánh sự thỏa mãn các nhu
cầu sinh lý và nhu cầu tinh thần của du khách.
+ Họ thường có nét mặt tươi vui, hào hứng, tác phong nhanh nhẹn, tư thế thoải mái. Họ sẵn

sàng chia sẻ, giúp đỡ những người khác trong đồn, nhanh chóng chia sẻ hịa đồng với tập thể.
Những vị khách này thường nhiệt tình tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, tiêu dùng
mua sắm...
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của khách du lịch

Các nhân tố bên trong: Là những nhân tố lớn về tình cảm, tình trạng sức khỏe, khí
chất, tính cách, tuổi tác, thế giới quan và niềm tin... Chúng có khả năng chi phối và điều tiết tâm
trạng con người.

Các nhân tố bên ngồi:
+ Hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, tính chất của cơng việc... là những nhân tố làm
ảnh hưởng đến tâm trạng ban đầu của khách.
+ Mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, thời tiết, khí hậu cơ sở
vật chất kỹ thuật, thái độ phục vụ của người làm công tác du lịch và đặc biệt là chất lượng giá cả
của các dịch vụ là tất cả những nhân tố làm thay đổi tâm trạng của khách du lịch trong cuộc hành
trình. Ngồi ra, cách trang trí sử dụng ánh sáng và âm thanh cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
tâm trạng của du khách.
Câu 12: Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến tâm trạng, hãy đề xuất những biện
pháp tác động đến tâm trạng của khách du lịch?
Những nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch bao gồm: Các yếu tố tự nhiên, văn hóa
– xã hội và các yếu tố tâm lý xã hội. Từ đó có một số biện pháp tác động đến tâm trang của
khách du lịch:
- Tác động đến nhận thức của khách: Báo trước cho du khách sắp đến đoạn đường xấu,
hẻo lánh, khơng có điểm dừng ăn uống, vệ sinh, sắp đến vùng chuyển đổi thời tiết khí hậu. Giải
9


thích ngun nhân lý thay đổi chương trình du lịch, lý do phải về khách sạn muộn hơn dự định
hoặc báo trước hiện tượng “cháy phòng”, “cháy” thức ăn giữa mùa du lịch…
- Tác động đến tình cảm: Khi xảy ra những tình huống bất ngờ, sau khi giải thích bản chất

của biến cố, cần khêu gợi lòng nhân đạo của du khách, để họ thông cảm với sự thay đổi bất đắc
dĩ của chương trình du lịch.
- Tác động đến hành vi: hướng dẫn du khách chuẩn bị đồ ăn uống, thuốc men,quần áo rét
và các phương tiện sinh hoạt cần để sẵn sàng vượt qua khó khăn. Giúp đỡ động viên các du
khách gặp nạn và cùng họ giải quyết những sự cố nảy sinh trong chuyến đi.
=> Tất cả các nhân tố đã đề cập đến trong chương trình này có mức độ ảnh hưởng khác
nhau đối với các nhóm khách, cũng như với từng cá nhân du khách. Vì thế, người làm cơng tác
du lịch cần vận dụng kĩ năng của mình.
Câu 13: Trình bày hiểu biết của anh chị về nhu cầu sở thích của khách du lịch châu Á
trên thị trường du lịch Việt Nam?
Phần lớn du khách đến Việt Nam là người châu Á. Nhiều nhất là Trung Quốc – Nhật Bản –
Hàn Quốc – Campuchia – Thái Lan và Singapore.
Phần lớn các nước châu Á chịu chi phối mạnh mẽ của nho giáo, chính vì vậy mà họ phải
có nghĩa vụ với quốc gia đức Vua, dòng họ, cha mẹ, bạn bè và ông chủ nơi làm việc…
Họ coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, đề cao đức hy sinh và quan tâm giúp đỡ người khác.
Khách du lịch châu Á có tính tình kín đáo, họ ít khi biểu lộ suy nghĩ tình cảm của mình ra
ngồi cuồng nhiệt như người châu Âu.
Họ ưa sự tế nhị, linh hoạt, mềm dẻo trong cách ứng xử.
Khi có bất đồng quan điểm, họ thường hay có xu hướng xử lý mềm mỏng, vì “trọng tình
hơn lý” nên đơi khi họ hay bao che khuyết điểm cho nhau.
Rất tôn trọng người cao tuổi, thường nhường chỗ tốt cho người già hoặc hỏi ý kiến họ
trước khi chọn món ăn.
Du khách châu Á thường chi tiêu tiết kiệm và ở khách sạn khoảng 3*, thích ăn các hải sản
tươi sống, phở bò và trái cây nhiệt đới ở Việt Nam.
Khi đến Việt Nam, khách du lịch châu Á thường ghé qua tham quan thủ đô Hà Nội, Hạ
Long, Huế, Đà Nẵng... hoặc một số ngôi chùa lớn. Họ thích ngắm cảnh sơng nước Đồng bằng
sơng Cửu Long, trái cây miệt vườn, làng dân tộc thiểu số và làng nghề thủ công như: lụa Vạn
Phúc, gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ...
Người châu Á khi đi du lịch rất thích mua sắm, đặc biệt là những mặt hàng tranh vẽ lụa tơ
tằm. Tuy nhiên mẫu mã các mặt hàng lưu niệm trên thị trường Việt Nam hiện nay ít được thay

đổi cải thiện.
Câu 14: Nêu những hiểu biết của anh chị về nhu cầu sở thích khách du lịch châu Âu
trên thị trường du lịch Việt Nam?
Đến Việt Nam, du khách người châu Âu muốn được xem những cảnh như: vịnh Hạ Long,
cố đô Huế, Phong Nha, biển Nha Trang, Mũi Né, Sapa...
Khi nói về món ăn Việt Nam thì khách hay nhắc tới sự ấn tương của phở bò, nem rán, chả
cá lã vọng, hải sản và các loại trái cây như: chuối, xoài, thanh long... Nhiều người muốn được
10


trực tiếp xem người đầu bếp chế biến món ăn Việt Nam tại nhà hàng hoặc hội chợ ẩm thực
phương Đơng nói chung.
Họ thích trải nghiệm những cảm giác lạ và thú vị chỉ có được khi ở Việt Nam như: gõ trên
chiếc cồng chiêng của người Tây Nguyên, thử rung những phím đàn T’rưng, mặc áo dài, đội nón
lá, đi xích lơ, được tự thả đèn hoa đăng trên sông Hương, thử quay chiếc cối xay gạo làm bằng
tre và cuốc đất bằng chiếc của thô sơ.
Những thanh niên cịn muốn thử cuốn những lồi bị sát (trăn, kỳ đà, tắc kè...) trên cổ và
tắm các nhà tắm quây bằng tre bên miệt vườn Nam Bộ.
Câu 15: So sánh đặc điểm tâm lí của khách du lịch là người Mỹ và khách du lịch là
người Trung Quốc?
Trung Quốc

Mỹ (Hoa Kỳ)

+ Người Trung Quốc khá khiêm nhường, ham
+ Người Mỹ tự do, lạc quan, có góc thực tế, và
học hỏi, cần cù.
lòng dũng cảm cao, sáng tạo, thực dụng, cái
+ Khi gặp nhau để thể hiện sự quan tâm,
“tôi” bản sắc.

thường hỏi về gia đình riêng, cơng việc hoặc
+ Khi gặp nhau để thể hiện sự quan tâm,
một lĩnh vực mà họ quan tâm...
thường hỏi bạn có khỏe khơng?
+ Thích nói vịng vo, khơng đi thẳng vào vấn đề
+ Đi thẳng vào vấn đề, khơng hay nói vịng vo.
chính ln.
+ Ít khi che giấu tình cảm, họ thường biểu hiện
+ Khơng thích biểu lộ cảm xúc.
xúc cảm qua cử chỉ, nét mặt, ngơn ngữ nhưng ít
+ Coi trọng chữ “hiếu” và “trung” (một gia
khi nói ra suy nghĩ thầm kín của mình.
đình nhiều thế hệ sống với nhau, đặc biệt là
+ Người già sẽ ở viện dưỡng lão.
người già sẽ sống quay quần bên con cháu).
+ Sử dụng cử chỉ thân mật chào hỏi: ôm, hôn.
+ Lúc gặp mặt, người Trung Quốc thường bắt
+ Khoảng cách giao tiếp với người Mỹ thường
tay hoặc đưa danh thiếp.
phải cách nhau một sải tay.
+ Khơng biểu lộ ham muốn lợi ích cơng khai vì
+ Đề cao trình độ học vấn, khả năng làm việc.
họ chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Không coi trọng việc ăn uống, đặc biệt là
+ Đề cao trình độ học vấn, học vị, chức danh.
khơng khuyến khích uống rượu, bia...
+ Coi trọng việc ăn uống -> khi bàn công việc
+ Cần phải chú ý đến các chính sách nhân đạo
thường mời đi dự tiệc.
của chính phủ Việt Nam và Mỹ, không nên

+ Người Trung Quốc ứng xử rất linh hoạt
tranh luận về tơn giáo, chính trị, chiến tranh và
“người tốt với ta một, ta tốt với người mười”.
hỏi tuổi phụ nữ.
+ Không tranh luận với người Trung Quốc về
+ Chi tiêu tiết kiệm.
vấn đề Đài Loan và vấn đề chính trị, biển đảo.
+ Giữ gìn vệ sinh.
+ Người Trung Quốc đi du lịch với mục đích du
+ Họ nói to, ồn ào, thiếu ngăn nắp hay phàn
lịch thương mại.
nàn về phịng ở.
+ Chi tiêu phóng khống.
+ Sếp đến thăm hỏi khi nhân viên bị ốm.
+ Thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường.
+ Hướng dẫn viên cần thơng báo rõ lịch trình,
+ Họ thích cười nói ồn ào và thích đi đến tận
giờ giấc cụ thể và tận dụng hết thời gian để
đêm khuya.
tham quan.
+ Nhân viên đến thăm khi sếp được thăng chức.
11


Câu 16: So sánh đặc điểm tâm lí của khách du lịch là người Nhật Bản và khách du
lịch là người Pháp?
Nhật Bản

Pháp


+ Thông minh, cần cù, khôn ngoan, thủ đoạn
và trưởng giả. Trong cuộc sống hàng ngày
người Nhật lịch lãm, gia giáo, chu tất, ham
học hỏi, yêu lao động.
+ Tính kỷ luật, bản sắc cộng đồng cao hơn bản
sắc cá nhân.
+ Vui tính, thoải mái, lạc quan, thích ăn nhậu, có
+ Có óc thực tế và coi trọng học vấn.
tài khéo và óc thực dụng, châm biếm dí dỏm.
+ Khiêm tốn, ghét sự khoe khoang, kín đáo,
thận trọng, ăn nói vịng vo.
+ Tiết kiệm nhất thế giới.
+ Khơng thích hỏi về vấn đề tiền lương, kỵ
hỏi tuổi, tên, tình trạng hôn nhân của phụ nữ...

+ Tiết kiệm, lo xa.
+ Ý thức cá nhân cao.
+ Tơn trọng trí tuệ, khác với người Nhật, họ lại
coi trọng về kinh nghiệm hơn.
+ Lười nói tiếng Anh và tiếng địa phương khi đi

+ Chào hỏi bằng cách cúi chào, dùng danh
thiếp để làm quen trong lần gặp đầu tiên.
+ Tin vào tướng số.
+ Thích uống trà.
+ Sử dụng tiếng Nhật khi giao tiếp -> tính tự

du lịch.
+ Lịch thiệp, nghi thức thương mại. Bắt tay, ôm
hôn khi chào hỏi.

+ Khi giao tiếp không gọi nhau bằng tên, mà gọi
bằng họ, biệt danh.

tôn dân tộc rất lớn.
+ Lịch sự, tế nhị, thận trọng và kín đáo.
+ Khi giao tiếp gọi nhau bằng tên và thêm hậu
tố như San, Kun, Chan...
+ Không biểu hiện cảm xúc ra bên ngồi.
+ Ngăn nắp, có ý thức bảo vệ môi trường cao.
+ Trong giao tiếp Người Nhật luôn có xu
hướng tơn vinh người khác và hạ thấp mình.
+ Luôn giữ im lặng cho đến phút cuối cùng.

+ Thể hiện cảm xúc ra bên ngồi, suy nghĩ thống.
+ Tránh hỏi tuổi tác, thu nhập, gia đình, bệnh tật.
+ Sử dụng một số cử chỉ đặc biệt trong giao tiếp.
Ví dụ như họ nhún vai thể hiện là tôi không biết,
tơi khơng quan tâm...
+ Thích tham quan, tìm hiểu về các làng nghề
truyền thông ở Việt Nam, hay các buổi biểu diễn
nghệ thuật dân gian.
+ Giữ gìn, bảo vệ mơi trường.

VD: khi đi du lịch mà dịch vụ kém, họ sẽ giữ
im lặng và phản ánh với công ty du lịch.
+ Cúi chào là cách chào phổ biến.
+ Tính thận trọng của người Nhật được thể
hiện rõ trong giao tiếp (tìm hiểu rõ đối tượng
trước khi nói chuyện).
+ Sử dụng một số cử chỉ đặc biệt trong giao

tiếp. Ví dụ khi đưa cả bàn tay lên gãi đầu có
nghĩa là họ đnag gặp vấn đề nan giải.

+ Không ngăn nắp, gọn gàng.
+ Có thói quen cho thêm tiền phục vụ.
+ Hướng dẫn viên nên tránh đề cập đến sự thất bại
của người Pháp ở Việt Nam trong chiến tranh.

+ Không có thói quen bo tiền.
+ Đi du lịch để giảm bớt sự căng thẳng và
12


thỏa mãn tính ham học hỏi của mình.
+ Khi du lịch Việt Nam, tùy vào từng người sẽ
chọn uống rượu vang, bia hoặc nước khống.
+ Thích ở khách sạn cao cấp, ưa sạch sẽ, an
toàn và đầy đủ tiện nghi.
+ Cần lưu ý khi tặng quà cho người Nhật, đặc
biệt hướng dẫn viên nên lưu ý tặng rượu, cà
vạt cho nam giới, và tranh ảnh, khăn hay túi
xách nhỏ cho phụ nữ Nhật.
+ Đến Việt Nam, thích đi tham quan các điểm
lịch sử văn hóa có ý nghĩa sâu sắc như địa đạo
Củ Chi, vĩ tuyến 17, bảo tàng dân tộc học.
+ Kỵ con số 4.
+ Khơng thích màu tím, xanh lá cây.
+ HDV nên nói những chủ đề như tướng số,
thời tiết, phong cảnh... tránh vấn đề về tôn
giáo, Hoàng gia, khi giao tiếp với người Nhật.

Câu 17: So sánh đặc điểm tâm lý của khách du lịch là người Hàn Quốc và khách du
lịch là người Đức?
Hàn Quốc

Đức

+ Có ý chí phấn đấu, nỗ lực, năng động, lao
động cần cù.
+ Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, coi trọng gia
đình và tình cảm cộng đồng.
+ Có tính sáng tạo cao.
+ Coi trọng trình độ học vấn.
+ Cịn tập qn trọng nam khinh nữ.
+ Chỉ cúi đầu chào người có địa vị cao hơn
trong các dịp lễ, Tết.

+ Có ý chí phấn đấu và tính tổ chức cao.
+ Chủ nghĩa cá nhân cao, làm việc công bằng.
+ Tiết kiệm, thận trọng.
+ Coi trọng giờ giấc.
+ Coi trọng trí tuệ.
+ Cơng bằng trong các quan hệ xã hội.
+ Khi gặp mặt, thường bắt tay khá chặt.
+ Không gọi tên nhau khi giao tiếp mà gọi bằng
họ, đôi khi sử dụng chức danh.

+ Sống khá kín đáo.
+ Khơng gọi nhau bằng tên khi giao tiếp, gọi
nhau bằng họ.
+ Tôn ti trật tự của người Hàn Quốc luôn được

đề cao.
+ Người Hàn Quốc nói khá nhiều, nóng tính,
họ phản ánh về dịch vụ một cách công khai
nếu dịch vụ không tốt.
+ Thường bắt tay một cách lịch sự khi gặp

+ Khá thẳng thắn khơng vịng vo khi nói chuyện.
+ Khơng hay nói nhiều và gây ồn ào, mất trật tự.
+ Phụ nữ, người già, trẻ em, vật nuôi rất được
quý trọng ở Đức.
+ Khách Đức thích ở khách sạn 4 hay 5 sao.
+ Họ thích ngăn nắp, ưa sạch sẽ.
+ Yêu thiên nhiên. Nếu thời tiết đẹp thì học sẽ
bầy bàn ăn ở trong vườn cây và tổ chức tiệc.
+ Thích leo núi, tắm biển ở những nơi có nhiều

người nước ngồi.
+ Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi.

nắng ấm ở Việt Nam như Phan Thiết, Vũng Tàu,
Nha Trang...
13


+ Thường ở khách sạn 3, 4 sao hoặc nhà nghỉ + Dùng dao, dĩa khi ăn.
có khơng gian n tĩnh và gần khu trung tâm.
+ Dùng đũa khi ăn cơm.
+ Uống rượu nhiều đặc biệt là rượu So-chu.
+ Các món ăn được khách du lịch Hàn Quốc
u thích khi đến Việt Nam là: phở, nem rán,

bún chả, sườn xào chua ngọt...
+ Thích ăn thịt chó.
+ Hướng dẫn viên có thể nói về thành tựu kinh
tế, thể thao, kinh nghiệm trong cuộc sống,

+ Bia là 1 yếu tố không thể thiếu đối với người
Đức, và cả các đồ uống nóng.
+ Say mê âm nhạc.
+ Hướng dẫn viên nên đề cập các vấn đề như thể
thao, động vật, cây cảnh, các trò chơi mạo hiểm...
tránh đề cập đến vấn đề thất bại trong hai cuộc
chiến tranh thế giới và tôn giáo, chính trị.

khơng nên nói vấn đề cân nặng của phụ nữ, giá
trị của quần áo hoặc đồ trang sức mà họ đeo.
Câu 18: So sánh đặc điểm tâm lý của khách du lịch người Anh và người Úc?
Anh

Úc (Australia)

+ Tính bảo thủ, độc lập, trầm lặng, lạnh lùng,
kín đáo.
+ Có tài tổ chức, thông minh, tháo vát do kinh
tế và khoa học của Anh phát triển từ rất sớm.
+ Khá lịch thiệp.

+ Người Úc khá linh hoạt, cởi mở, “nếu gặp
người lạ, họ sẽ đứng gần hơn so với khoảng cách
của người Việt Nam và xa hơn khoảng cách của
người Mỹ”.

+ Có tính ơn hịa và dễ thích ứng.

+ Coi trọng cách ứng xử, coi đó là thước đo giá
trị của con người.
+ Phong cách giao tiếp lịch thiệp. “nhường
đường cho người cao tuổi hoặc mở cửa xe cho
phụ nữ xuống trước”.
+ Kìm nén cảm xúc, khơng biểu hiện chúng ra
bên ngồi.
+ Người Anh ln tơn trọng giờ giấc.
+ Gọi nhau bằng tên, chỉ bắt tay vào các dịp lễ.
+ Khi chúc rượu, người Anh thường nghiêng ly

+ Úc là nơi có bộ óc thiên tài, thơng minh.
+ Khá lịch thiệp trong giao tiếp nhưng Người Úc
có sử dụng rất nhiều từ lóng.
+ Biểu hiện cảm xúc ra bên ngồi, hoặc sẽ làm
hành động nào đó, cách nói khác gây cười khi
người Úc cảm thấy lúng túng, nóng giận để tạo
ra sự thoải mái.
+ Tơn trọng giờ giấc.
+ Ít phép tắc xã giao nên người Úc đối xử với
nhau rất bình đẳng.

về phía trước chứ khơng chạm hoặc ngoắt tay.
+ Khá điềm tĩnh và ít nói.
+ Sử dụng một số cử chỉ đặc biệt trong giao
tiếp. Ví dụ như khi người Anh giơ ngón tay cái
và ngón trỏ lên, gang bàn tay hướng ra phía
ngồi có nghĩa là chiến thắng hoặc vinh quang.

+ Thích đến những nơi có khí hậu ấm nóng để
đi du lịch.
+ Người Anh rất thận trọng, thích sạch sẽ nên

+ Ăn mặc rất giản dị, khơng coi trọng lắm nhưng
ghét sự lịe loẹt, khoe khoang.
+ Nói nhiều.
+ Đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng.
+ Thích những khách sạn có chất lượng cao,
thích uống rượu vang.
+ Kỹ tính trong mua sắm.
+ Hướng dẫn viên nên thơng báo rõ lịch trình,
thời gian cho khách Úc trong các chuyến đi.

thường ở khách sạn 4 hay 5 sao, các phương + Họ yêu thiên nhiên -> lưu ý trong việc xếp
tiện giao thơng phải có chất lượng cao.
phịng, tránh những gì liên quan đến con số 13.
14


+ Rất thích sơ cơ la, dùng trà pha đậm vào các + Không ngắt lời khi người Úc đang nói chuyện.
buổi chiều.
+ Yêu động vật như chó, mèo, chim cảnh; thích
hoa tươi đặc biệt là hoa hồng -> Nếu tặng hoa,
hay quà cho người Anh nên tặng hoa hồng tươi.
+ Tránh hỏi tuổi phụ nữ, chủ động bắt tay hoặc
ôm hôn.
+ Đồ trang sức màu xanh ô liu, màu đen.
+ Khơng nên đả kích Hồng gia, nữ Hồng
Anh, tranh luận về tơn giáo, chính trị và đặc


+ Đặc biệt thích các lễ hội, festival có khơng
gian mở -> thuận lợi sắp xếp lịch trình cho du
khách Úc.
+ Tránh nói đến vấn đề tiền bạc, tôn giáo.
+ Hướng dẫn viên nên nói đến chủ đề thể thao
và các thành tích khi giao tiếp với khách Úc, đặc
biệt là những chính sách nhân đạo của người Úc.

biệt nói đến bộ phận trên cơ thể người.
+ Hướng dẫn viên nên nói về vấn đề thời tiết,
phong cảnh hay những động vật thật quý hiếm
ở Việt Nam.
Câu 19: Phân tích đặc điểm tâm lý của khách du lịch Đông Nam Á?
- Khách du lịch Đông Nam Á chịu sự chi phối mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo (mặc dù
mỗi quốc gia lại chọn cho mình một tơn giáo để làm quốc giáo riêng) -> do vậy, nhiều người lại
cho rằng: sinh ra phải thực hiện các nghĩa vụ trong cuộc sống. Ví dụ như ở Việt Nam, đến tuổi
18 có lệnh gọi nhập ngũ thì các nam thanh niên đều phải lên đường phục vụ Tổ quốc. Đặc biệt
không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trong khu vực Đơng Nam Á đều có tư tưởng phải nối
dõi tơng đường, coi trọng nam hơn nữ… hay các nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ (thường sống
theo một gia đình nhiều thế hệ, người già ln qy quần bên con cháu), nghĩa vụ, trách nhiệm
đối với công ty, chủ cơng ty (sếp được thăng chức thì đến thăm)...
- Đa phần là cư dân nông nghiệp nên người Đông Nam Á sống rất tình cảm, mến khách.
- Trong nhiều trường hợp, người ích kỷ chỉ biết khoe khoang vun vén cho lợi ích của cá
nhân thì sẽ bị mọi người lên án.
- Khơng biểu lộ cảm xúc ra bên ngồi, thường đi đường vịng để đi vào ý của mình. Ví dụ:
người Việt Nam sẽ gọi điện thoại cho bạn bè hoặc họ hàng hỏi sức khỏe, gia đình riêng, cơng
việc và sau đó sẽ hỏi đến vay tiền hoặc nói xấu một người nào đó.
- Thường xử lý các tình huống rất mềm mỏng, “trọng tình hơn lý”.
- Tơn trọng ý kiến của người cao tuổi, coi trọng kinh nghiệm hơn là khả năng làm việc của

mỗi cá nhân.
Câu 20: Phân tích những đặc điểm của khách du lịch nội địa?
- Điều kiện tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm
vùng đất, vùng biển và vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Điều kiện xã hội:

Hiện nay:

Là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống chính trị thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
15




Với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ

quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.

Nền tảng từ ngàn xưa:

Việt Nam là một nước nơng nghiệp. Việt Nam có nhiều điểm du lịch đa dạng từ miền
Bắc đến miền Nam, từ miền núi tới đồng bằng, bãi biển, đảo, từ các thắng cảnh thiên nhiên tới
các di tích văn hóa lịch sử...

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn
hóa tộc người.


Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo và tín ngưỡng. Cộng đồng các dân tộc tại Việt
Nam đều có tín ngưỡng dân gian từ lâu đời

Ẩm thực Việt Nam mang một nét chấm phá và độc đáo, đa dạng và hấp dẫn.
- Tính cách của người Việt Nam:
+ Tính cách tốt đẹp của người Việt Nam:

Coi trọng gia đình

Coi trọng người cao tuổi.

Tơn trọng chính quyền, ứng xử mềm mỏng và kín đáo.

Giàu lịng u nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, tinh thần lạc quan, giàu nghị lực (sức chịu đựng).

Thơng minh, hiếu học, khơng q khích, khơng cực đoan, có ý thức hướng về cội
nguồn và giàu tài thao lược.
+ Những hạn chế trong tính cách của người Việt Nam:

Khả năng tài chính có hạn hoặc tuổi đã cao, già hóa dân số nhanh.

Trộm cắp, nói khá to, hay xung đột với nhau.

Ý thức và văn hóa người dân cịn kém.
- Đặc điểm giao tiếp:

Cởi mở, thân thiện trong giao tiếp.


Người Việt thường hay rào đầu câu chuyện một cách khéo léo, nói vịng vị trước khi
vào vấn đề chính.

Khi gặp nhau, để bày tỏ sự quan tâm người ta thường hỏi nhau về gia đình riêng, sức
khỏe, cơng việc hoặc nói về một lĩnh vực mà họ yêu thích, một sự kiện mới được nhiều người
quan tâm.
➔ Cách giao tiếp của người Việt Nam khá linh hoạt nhưng kín đáo và hay nói dài dịng.
- Nhu cầu, sở thích:

Nhu cầu du lịch: Ngày nay, nhờ có sự bảo hiểm của cơng đồn, cán bộ công chức
nhà nước được đi nghỉ dưỡng hàng năm khá nhiều. Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch ở
các tầng lớp thu thập ổn định tăng lên nhiều. Vào mùa du lịch, ở những khu du lịch nổi tiếng, các
khách sạn hạng trung (2-3*) thường khơng có đủ phòng để đáp ứng nhu cầu của du khách do số
lượng khách rất đơng.

Nhu cầu lưu trú: Khách khơng địi hỏi các dịch vụ quá cao cấp, mà vừa phải với chất
lượng tốt.
16




Sở thích ăn uống: muốn thưởng thức các món ăn mới lạ mà nơi mình ở khơng có.

- Một số kiêng kỵ:

Có người gàn trước lúc đi xa.

Ra ngõ gặp phụ nữ.


Gương vỡ.

Chải đầu trên xe ơ tơ.

Ăn thịt chó, đồ biển vào những ngày đầu tháng âm lịch.

Bị địi nợ vào những ngày đầu tháng.
- Đặc điểm tâm lý của khách du lịch theo nghề nghiệp:
+ Khách du lịch là thương gia: thích tham gia các lễ hội, tin vào lực lượng siêu nhiên, thần
thánh -> đi chùa, đền linh thiêng, du lịch thương mại và du lich sinh thái luôn được lựa chọn,
hoặc đi các hội chợ triển lãm -> để tìm kiếm cơ hội làm ăn và họ thích thể hiện bản thân mình.
+ Khách du lịch là tầng lớp trí thức: yêu cầu chất lượng dich vụ cao, nhưng ít khi to tiếng
chỉ trích dịch vụ, đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, nghiên cứu.
+ Khách du lịch là công nhân viên chức nhà nước, công nhân: đi du lịch theo cơ quan, chi
tiêu tiết kiệm, thường lựa chọn du lịch biển và du lịch sinh thái.
+ Khách du lịch là nông dân: nhu cầu đi du lịch bị hạn chế do thu nhập kém, chi tiêu rất
tiết kiệm và mua quà lưu niệm giản dị.
+ Khách du lịch là sinh viên: nhiệt tình, năng động -> thích các loại hình du lịch mạo hiểm,
du lịch văn hóa, du lịch sinh thái -> mục đich khám phá vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Phan Thị Dung

Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023

17




×