Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Người lãnh đạo và các yếu tố của người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.81 KB, 7 trang )

Bài 11: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
1.Người lãnh đạo và các yếu tố của người lãnh đạo
1.1.Người lãnh đạo và vai trò của người lãnh đạo
- Người lãnh đạo: Người lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức hay một
tập thể có vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa
những thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất
định.
- Vai trò của người lãnh đạo:
Nhà lãnh đạo là người xác định được tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng, chính xác
cho tổ chức, cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huy
động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu.
Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý đơn vị, doanh nghiệp. Họ phải
xây dựng, thực thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá
mức độ thực hiện mục tiêu của đơn vị, của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh
đạo chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu itết.
Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong đơn vị, trong doanh nghiệp
với nhau và giữa đơn vị, doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò
này, họ phải duy trì được quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong
tất cả các đơn vị trong và ngoài đơn vị, doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu
nhận ý kiến.
Là người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay
mặt đơn vị, doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của đơn vị, doanh
nghiệp và kết quả cuối cùng mà đơn vị hay doanh nghiệp đạt được.
1.2. Các yếu tố cần có của người lãnh đạo
Mỗi cá nhân đều có thể là nhà lãnh đạo, lãnh đạo một doanh nghiệp, lãnh
đạo một tập thể, một lớp học hay lãnh đạo một nhóm bạn; lãnh đạo gia đình và
lãnh đạo chính bản thân mình (tự lãnh đạo). Người lãnh đạo giỏi là người có thể
lãnh đạo được tốt bản thân mình.Để trở thành người lãnh đạo cần có những yếu tố
sau:
- Kiến thức, trình độ: Bạn không thể lãnh đạo hiệu quả nếu không có kiến
thức và trình độ hiểu biết nhất định. Ngoài những kiến thức cơ bản chuyên môn


trong lĩnh vực hoạt động của mình, bạn còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần
học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin
và tri thức mới. Điều này giúp cho bạn có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn
thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể giúp bạn định hướng tốt trong cuộc
sống.
Nếu chỉ học ở trường lớp không chưa đủ, bạn cần đọc nhiều sách ở các thể
loại, cập nhật tin tức sự kiện thông qua các phương tiện truyền thông; quan tâm
đến những vấn đề thời sự, tham gia các phong trào đoàn hội, các chuyến công tác
xã hội sẽ giúp bạn có thật nhiều những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích từ cuộc
sống.
- Tầm nhìn: tầm nhìn là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt
giữa người lãnh đạo và những người khác. Đứng trước mọi vấn đề bạn cần tập rèn
luyện khả năng phân tích những thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài; cần vạch
rõ mục tiêu trong mọi việc và phương pháp để đạt được mục tiêu đó (không nên
nhìn sự việc bề ngoài, trước mắt mà nên nhìn ở mọi góc cạnh của vấn đề). Bạn có
bao giờ tự hỏi và trả lời rằng 3, 5 hay 10 năm nữa tôi sẽ là ai? Tôi làm gì? Tôi đạt
được gì? Và hiện giờ tôi sẽ làm gì để đạt được điều đó? Đạt được điều đó tôi sẽ
được gì, mất gì?
- Trách nhiệm: trách nhiệm thể hiện ở cả trách nhiệm với bản thân và trách
nhiệm đối với tập thể (hay tổ chức) bạn đang hoạt động. Bạn sẽ không thể lãnh đạo
tốt nếu thiếu tính trách nhiệm xã hội. Lợi ích bản thân phải gắn với lợi ích tập thể.
Hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể và vì một mục tiêu lâu dài. Đó là yếu tố giúp
bạn tạo được thiện cảm với những người trong cùng tập thể. Bạn đã từng trăn trở
suốt đêm chỉ vì suy nghĩ xem tuần này sẽ tổ chức cho lớp đi cắm trại ở đâu? Đi
như thế nào? Ăn gì, chơi gì, … hay không?
- Khả năng tác động đến người khác: Biết cách truyền lửa cho người khác
và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ.
Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải thấu hiểu người khác muốn gì, cần
gì, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình
vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý. Bạn hãy tự

kiểm nghiệm lại xem bạn đã được gì: khi bạn của bạn có vấn đề có tìm đến bạn để
chia sẻ hay không? Bạn có sẵn sàng lắng nghe tâm tư của bạn mình không? Những
buổi dã ngoại nếu thiếu bạn bạn bè có nhắc đến bạn không? Sự xuất hiện của bạn
có mang lại niềm vui cho người khác không?
Ngoài ra, để có thể có kỹ năng lãnh đạo tốt bạn cần chú ý đến những yếu tố
khác như: kỹ năng giao tiếp tốt; sự tự tin, bản lĩnh; khả năng tư duy linh hoạt, nhạy
bén, sáng tạo; khả năng giải quyết vấn đề; tính quyết đoán; sự dấn thân; có mục
đích hành động rõ ràng, ….
2.Các bước hoàn thiện khả năng lãnh đạo
Phần lớn các nhà lãnh đạo phải đối mặt với thời điểm quan trọng khi họ
không dựa được vào những kỹ năng nghề nghiệp để thăng tiến trên những nấc
thang danh vọng. Khi bắt đầu được giao công việc họ thường rơi vào trạng thái lo
lắng, thiếu tự tin. Sau đây là 5 bước sau giúp bạn củng cố lại và tự tin vào năng lực
của mình:
- Nhận thức:
Cần hiểu rõ bản thân và hoàn cảnh của bạn. Biết được ưu điểm, nhược điểm
và những nhu cầu phát triển của chính mình.
Nếu bạn không có thời gian để xây dựng kỹ năng, hãy tập hợp những người
có khả năng bổ sung cho bạn trong cùng nhóm làm việc.
Hãy ý thức được về tổ chức và những người bạn đang lãnh đạo.
- Có kế hoạch
Hãy tự hiểu rõ mình đang làm gì. Một định nghĩa tuyệt vời về khả năng lãnh
đạo là khả năng có những người ủng hộ mình. Nếu bạn không tạo ra được một sụ
khẳng định về tương lai, sẽ không có ai ủng hộ bạn.
- Xây dựng các mối quan hệ.
Hãy thể hiện bản thân nhiều hơn. Một nhà lãnh đạo phải hoàn thiện mọi thứ
thông qua những người khác, vì vậy các mối quan hệ là cần thiết.
Hãy dành thời gian để hiểu thêm về sếp và cấp dưới. Nói ít hơn, lắng nghe
nhiều hơn và ghi nhớ những chi tiết mà mọi người nói. Đầu tư thời gian để hiểu về
vai trò, ý tưởng, và tính cách của những người xung quanh bạn. Điều này giúp bạn

tạo dựng được một mạng lưới vững chắc, những đồng minh hợp tác, những nhân
viên được khuyến khích và một thiện chí cá nhân.
-Phân bổ công việc.
Hãy hoàn thành mọi thứ. Cho dù công việc của bạn thuộc ngành nào, bạn
cũng cần thể hiện khả năng và kết quả lãnh đạo của mình. Vì thế, cho dù đó là một
sản phẩm tốt hơn hay một dịch vụ được cải thiện, lợi nhuận cao hơn hay giá cổ
phiếu cao hơn, luôn luôn bảo đảm rằng công việc được phân bổ hợp lý.
- Là người chính trực
Hãy giữ đúng những giá trị của bạn. Giá trị của bạn cho biết bạn là ai và tại
sao những người khác nên làm việc cho bạn. Điểm quan trọng là các giá trị phải
thực tế chứ không phải là viết ra hay thỉnh thoảng bàn luận về chúng. Hãy tự mình
nêu gương thật thà, chân thực, minh bạch, đáng kính trọng và bền bỉ.
3. Các công việc cụ thể của người lãnh đạo
- Đảm bảo sự hợp tác trong đơn vị, tổ chức hay nhóm
Muốn có sự hợp tác, người lãnh đạo phải nêu rõ mục đích, mục tiêu của mỗi
công việc, mỗi giai đoạn như thế nào. Mỗi thành viên chỉ có thể xác định họ sẽ hợp
tác cái gì, như thế nào khi họ hiểu mục đích, mục tiêu.
- Sử dụng quyền của người lãnh đạo
Người lãnh đạo điề hành công việc của tập thể, tổ chức và có nhiệm vụ thực
hiện những công việc mà tập thể đã thảo luận và nhất trí. Người lãnh đạo không
được ép các cá nhân làm trái với những lợi ích chung của tập thể.
Tuy nhiên cũng có trường hợp người lãnh đạo phải sử dụng quyền của mình
để quyết định miễn là quyết định đó không trái với lợi ích của tập thể.
Trong một số trường hợp chỉ có người đứng đầu mới có quyền quyết định.
Do đó cần người lãnh đạo biết sử dụng đúng quyền của mình.
- Phân công, giao việc, đôn đốc, kiểm tra
Người lãnh đạo đứng đầu giống như người thuyền trưởng, có trách nhiệm
phân công mọi người cùng làm việc để lái con tàu đến đích. Người lãnh đạo phải
biết phân công công việc vừa sức, đúng khả năng của từng cá nhân. Và vấn đề
quan trọng trong quá trình điều hành là phải đôn đốc công việc cho nó diễn ra trôi

chảy và kiểm tra kết quả công việc có đúng yêu cầu đề ra hay không.
- Duy trì trật tự và kỷ luật
Mọi người trong tập thể có trách nhiệm tuân theo nội quy của tập thể. Bản
thân người lãnh đạo phải tự mình chấp hành nghiêm túc, gương mẫu các nội quy
đóvà yêu cầu mọi người tuân theo.
Các công việc cầnđược tiến hành cho khớp với kế hoạch để đạt mục tiêu đề
ra. Người lãnh đạo có quyền yêu cầu mọi người tôn trọng và làm đúng những gì đã
bàn bạc.
- Phát triển tinh thần tập thể (giữ lửa)
Người lãnh đạo phải biết khen thưởng đúng lúc,đúng người, đúng việc. Phê
phán đúng lúc, đúng cách, đúng nơi trên nền tảng tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Cần
lưu ý rằng, mỗi một cá nhân trong tập thể đều có những đặc điểm riêng của họ. Họ
chỉ hòa mình vào trong tập thể theo mục đích chung của tập thể chứ không phải để
trở thành người khác theo khuôn mẫu định sẵn.
Ngoài ra, để có thể có kỹ năng lãnh đạo tốt bạn cần chú ý đến những yếu tố
khác như: kỹ năng giao tiếp tốt; sự tự tin, bản lĩnh; khả năng tư duy linh hoạt, nhạy
bén, sáng tạo; khả năng giải quyết vấn đề; tính quyết đoán; sự dấn thân; có mục
đích hành động rõ ràng, ….
4. Phong cách lãnh đạo
Có 6 phong cách lãnh đạo hình mẫu
- Phong cách quyết đoán: Mẫu lãnh đạo này là: “Hãy làm như tôi đã nói”.
Họ mong muốn cấp dưới tuân lệnh ngay lập tức. Phong cách này phản ánh việc họ
mong mỏi đạt đến thành công và luôn tự chủ. Phong cách này đặc biệt thích hợp
trong tình trạng công ty đang khủng hoảng, cần thiết để xoay chuyển tình thế hoặc
với những nhân viên đang gặp rắc rối. Tuy nhiên, phong cách này sẽ nảy sinh tiêu
cực nếu vẫn còn áp dụng khi khủng hoảng đã qua.
- Phong cách của “nhà cầm quyền”: Phong cách này chính là “Hãy đi cùng
tôi”. Họ muốn mọi người sẵn sàng đi theo con đường mới với những quan điểm rất
rõ ràng của tổ chức. Khả năng tư duy và cảm xúc của nhà lãnh đạo kèm theo chính
là sự tự tin và đồng cảm. Phong cách này đặc biệt thích hợp khi công ty đòi hỏi

phải thay đổi chiến lược kinh doanh, và không thích hợp khi một nhà quản lý trở
nên quá hống hách hoặc khi một nhóm chuyên viên (cùng chức vụ) cùng nhau
hành động.
- Phong cách hợp tác: Phong cách này mang nghĩa: “Mọi người đi trước”.
Nó tạo ra sự hài hòa và xây dựng mối quan hệ cảm xúc với nhau. Khả năng tư duy
và cảm xúc của nhà lãnh đạo đi kèm là sự đồng cảm, mối quan hệ và giao tiếp
trong công ty. Phong cách này đặc biệt thích hợp để hàn gắn nhân viên sau những
xung đột hoặc động viên họ trong những hoàn cảnh khó khăn. Nó tạo ra những
phản hồi tích cực. Phong cách này rất thích hợp để áp dụng trong môi trường văn
hóa công sở.
- Phong cách dân chủ: Phong cách này mang nghĩa: “Bạn nghĩ gì?”. Nó tạo
ra sự đồng lòng, nhất trí tuyệt đối qua quá trình tham gia đóng góp ý kiến của
nhiều người. Khả năng tư duy và cảm xúc của nhà lãnh đạo đi kèm là tinh thần
lãnh đạo đồng đội và giao tiếp trong công sở. Phong cách này đặc biệt để cùng
nhau xây dựng ý tưởng, sự chung sức đồng lòng. Phong cách này cũng cần đi kèm
với “phong cách của nhà cầm quyền” để vạch hướng đi rõ ràng, thống nhất.
- Phong cách ôn hòa (thiết lập hòa bình): Hình mẫu “Bây giờ hãy làm theo
tôi”, dùng để đặt ra những chuẩn mực tốt nhất cho mọi người, kể cả lãnh đạo. Các
khả năng tư duy và xúc cảm kèm theo là động lực thúc đẩy làm việc sáng tạo và
nhiệt tâm. Phong cách này rất phù hợp khi bạn muốn nhận được kết quả nhanh
chóng từ các nhân viên cấp cao và tận tụy, vì họ không cần nhiều sự hướng dẫn.
- Phong cách “huấn luyện”: Mẫu lãnh đạo này là: “Hãy thử làm cái này đi”,
dùng để giúp mọi người cùng phát triển hướng về tương lai. Lãnh đạo sẽ giao cho
nhân viên những nhiệm vụ đầy thử thách và khuyến khích trí sáng tạo của họ.
Phong cách này không hiệu quả lắm khi nhân viên không chịu học hỏi hay thay đổi
cách làm việc riêng của họ, và cả với ngưòi lãnh đạo không đủ khả năng giúp đỡ
nhân viên.
Việc áp dụng những cách lãnh đạo này là rất khác nhau, tùy theo hoàn cảnh
của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, người lãnh đạo phải thuần thục từ bốn phong cách trở
lên, đặc biệt là phong cách “nhà cầm quyền”, dân chủ, ôn hòa và huấn luyện, điều

đó sẽ giúp họ đạt được sự thành công như ý trong việc kinh doanh.
4. Thực hành: GV lựa chọn tình huống bất kì cho sinh viên thực hành

×