Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lý Thuyết Adn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.95 KB, 10 trang )

LÝ THUYẾT ADN
1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN?
- ADN ( axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic có các nguyên tố chủ yếu là: C,H, O,N,P
- ADN là một đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm  m, khối lượng đạt tới hành triệu, hàng
chục triệu đvC.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Mỗi đơn phân là là nucleotit gồm 4 loại: ađenin(A),
timin (T), guanin (G), xitôzin (X). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân
- Bốn loại nu trên liên kết với nhau theo chiều dọc và thùy theo số lượng của chúng mà xđ chiều dài của ADN, và
cách sắp xếp của chúng đã tạo nên vô số loại ADN khác nhau tạo nên tính đa dạng ADN.
- Phân tử ADN của mỗi loài đặc thù về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nu
- Tính đa dạng và đặc thù của AND là có sở cho tính đa dạng và đặc thù của các lồi SV.
2. Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù?
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân A,T,G,X
- Sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của 4 loại đơn phân tạo ra vô số loại phân tử ADN →tính đa dạng của
ADN.
- Mỗi ADN đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu.
3. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào ?
Mơ tả cấu trúc khơng gian:
- Theo mơ hình cấu trúc không gian của J.Oatxơn và F.Crick, ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song
song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nu trên từng mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị bền vững.
- Các nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành cặp theo NTBS: A liên kết với T bằng
2 LK hiđrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 LK hiđrô và ngược lại.
- Mỗi chu kì xoắn dài 34 Ao gồm 10 cặp nu. Đường kính vịng xoắn là 20 Ao .
Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm sau:
- Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêơtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong
mạch đơn kia.
- Về mặt số lượng: A = T, G = X→ A + G = T + X. Tỉ số ( A+T)/( G+ X) là đặc trưng cho lồi.
4. Mơ tả sơ lược q trình tự nhân đơi của ADN?
- Diễn ra trong nhân TB, tại các NST ở kì trung gian.
- Khi bắt đầu tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các nu trên mạch đơn sau


khi được tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong MT nội bào để dần hình thành mạch mới.
- Kết thúc quá trình nhân đôi, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này được phân chia cho 2
TB con qua phân bào.
- Trong quá trình tự nhân đơi này có sự tham gia của một số enzim và yếu tố có những t/d tháo xoắn, tách mạch,
giữ cho mạch ở trạng thái duỗi…
→Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
5. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Do: Q trình tự nhân đơi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit
ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay
ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo tồn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch
còn lại được tổng hợp mới.
6. Nêu bản chất hóa học và chức năng cả gen?
* Bản chất hóa học của gen là ADN; gen là 1 đoạn của phân từ ADN có chức năng di truyền xác định; mỗi gen có
600--> 1500 cặp nu.
* Chức năng của gen : Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Nhưng ở đây chủ yếu đề cập tới gen cấu trúc là
một đoạn mạch của phân từ ADN, mang thông tin quy định cấu trúc của một lại Prơtêin.
7. Chức năng của ADN có được là nhờ đặc điểm cấu trúc và cơ chế nào?

-1-


LÝ THUYẾT ADN
- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền: là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể: là nhờ đặc tính tự nhân đơi
của ADN.
8. Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN?
a. Giống nhau:
- Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.

- Đều được tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N và P.
- Đơn phân đều là nuclêơtit. Có 4 loại nuclêơtit .
- Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại thành mạch.
- Đều truyền đạt thông tin di truyền.

b. Khác nhau:
So sánh
Cấu trúc

Chức năng

ADN
- Kích thước và khối lượng rất lớn
- Có cấu trúc gồm 2 mạch xoắn kép
- Đơn phân là các nuclêôtit: A,T,G,X
- Trong mỗi đơn phân có đường đêơxiribơzơ
C5H10O4
- Lưu giữ thơng tin di truyền
- Truyền đạt thơng tin di truyền.

ARN
-Kích thước và khối lượng nhỏ hơn
-Cấu trúc gồm 1 mạch đơn
- Đơn phân là các ribơnuclêơtit: A,U,G,X
- Trong mỗi đơn phân có đường ribơzơ
C5H10O5
- Truyền đạt thông tin di truyền.
- Vận chuyển axit amin và tham gia cấu trúc
ribơxơm.


9. Mơ tả cấu tạo và trình bày chức năng của ARN:
a. Cấu tạo của ARN:
- ARN là một loại axit nuclêic.Được cấu tạo từ các ng.tố: C,H,O,N,P. Là đại phân tử nhưng có kích thước và khối
lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm, hàng nghìn đơn phân. Đơn phân là A, U (uraxin),
G,X
- Cấu trúc chỉ gồm 1 mạch pôliribônuclêic
b. Chức năng của ARN:
- mARN: truyền đạt TTDT quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp
- tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribơxơm - nơi tổng hợp prơtêin
10. Trình bày quá trình tổng hợp ARN? Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
a. Quá trình tổng hợp ARN:
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra tại nhân TB, tại các NST ở kì trung gian
- Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là AND dưới t/đ của enzim
-Khi bắt đầu tổng hợp, gen được tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, đồng thời các nu trên mạch vừa được tách ra
liên kết với các nu tự do trong MT nội bào thành từng cặp để hình thành dần dần mạch ARN.
-Khi kết thúc, phân tử ARN được hình thành liền tách khỏi gen , sau đó rời nhân đi ra chất TB để thực hiện tổng
hợp prôtêin.
- Phân tử ARN này được tổng hợp từ gen mang TTDT quy định cấu trúc của 1 loại prô nên gọi là mARN.
- tARN và rARN cững được tổng hợp theo nguyên tắc tương tự, nhưng sau khi được hình thành, mạch nu sẽ tiếp
tục hồn thiện để hình thành p.tử tARN và rARN hồn chỉnh
b. Q trình tổng hợp ARN dựa trên 2 ngun tắc:
- NT khn mẫu: Q trình tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu là một mạch đơn của gen.
- NTBS: Sự liên kết giữa các nu trên mạch khuôn với các nu tự do của MT diễn ra theo NTBS: Amk lk với UMT ;
Tmk lk với AMT; Gmk lk với XMT , Xmk lk với GMT.
11. Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen→ARN
Trình tự các Nu trên mạch khn của gen (ADN) qui định trình tự các Nu trên mạch ARN.

-2-



LÝ THUYẾT ADN
12. Căn cứ vào đâu để chia ARN làm 3 loại mARN, tARN, rARN? Nêu chức năng từng loại ARN.
* Căn cứ vào chức năng người ta chia làm 3 loại ARN....................................................
* Chức năng từng loại:
- mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp....................
- tARN: Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.................................
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên bào quan ribơxơm – nơi tổng hợp prơtêin................
13. Trình bày cấu trúc và chức năng của prơtêin?Vì sao prơtêin có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố tạo
nên sự đặc thù và đa dạng về cấu trúc của phân tử prôtêin?
a. Cấu trúc:
- Prô là h/c hữu cơ gồm 4 ngun tố chính: C,H,O,N và có thể có một số ngun tố khác.
-Prơ là đại phân tử,có khối lượng và kích thước lớn: có thể dài tới 0,1  m, khối lượng đạt tới hàng triệu đvC
-Prô cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân là các axit amin.Có hơn 20 loại aa
khác nhau.
b. Chức năng :
- Chức năng cấu trúc: Pr là thành phần cấu tạo của tế bào,mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Enzim mà bản chất là Pr có vai trị xúc tác các qúa trình TĐC,
thúc đẩy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
- Điều hồ các q trình trao đổi chất: Hoocmon mà phần lớn là Pr có vai trị điều hịa q trình TĐC.
-Vận động: Miơzin và actin là 2 loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. Nhờ đó, cơ thể vận động được.
- Chống vi trùng: Nhiều loại Pr (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng.
- Sinh năng lượng để cung cấp cho sự hoạt động của tế bào, mơ, cơ quan...
Tóm lại, Pr liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể.
c. Prơtêin có tính đa dạng và đặc thù vì:
- Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại aa khác nhau. Trình tự sắp xếp, thành phần, số lượng của các loại aa này đã
tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prơtêin
- Prơtêin cịn có 4 dạng cấu trúc không gian với các đặc điểm khác nhau tạo nên tính đa dạng, đặc thù của prơtêin
d. Yếu tố tạo nên sự đặc thù và đa dạng về cấu trúc của phân tử prôtêin:

- Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin......
- Các kiểu xoắn, gấp, cuộn và số lượng, số loại chuỗi pôlipeptit trong cấu trúc không gian của prơtêin
14. Vì sao nói Prơtêin có vai trị quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Vì đối với tế bào và cơ thể, Pr có nhiều chức năng quan trọng như:
- Chức năng cấu trúc: Pr là thành phần cấu tạo của tế bào,mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Enzim mà bản chất là Pr có vai trị xúc tác các qúa trình TĐC,
thúc đẩy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
- Điều hồ các quá trình trao đổi chất: Hoocmon mà phần lớn là Pr có vai trị điều hịa q trình TĐC.
-Vận động: Miơzin và actin là 2 loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. Nhờ đó, cơ thể vận động được.
- Chống vi trùng: Nhiều loại Pr (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng.
- Sinh năng lượng để cung cấp cho sự hoạt động của tế bào, mơ, cơ quan...
Tóm lại, Pr liên quan đến mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

15. Vẽ sơ đồ và nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Gen -> mARN -> Prơtêin -> Tính trạng........
- Trình tự các nuclêơtit trong mạch khn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong phân tử mARN.

-3-


LÝ THUYẾT ADN
- Trình tự các nuclêơtit trong phân tử mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào thành phần cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính
trạng của cơ thể.
16. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ dồ dưới đây như thế nào?
Gen ( 1 đoạn ADN ) ----> mARN-----> prôtêin
+ Gen ( 1 đoạn ADN ) ----> mARN: Sự liên kết giữa các nu trên mạch khuôn với các nu tự do của MT diễn ra
theo NTBS: Amk lk với UMT ; Tmk lk với AMT; Gmk lk với XMT , Xmk lk với GMT.
+ mARN-----> prôtêin: Khi các tARN mang các axit amin vào Riboxom để tổng hợp thì bộ ba của tARN liên kết
bổ sung với bộ ba trên mARN: Am liên kết với Ut; Um liên kết với At; Gm liên kết với Xt; Xm liên kết với Gt.

17. Gen là gì? Vì sao gen được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
* Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
* Gen được coi là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử vì:
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN, ADN là lõi của NST, mà NST là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ
TB nên gen là cơ sở vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử.
- Gen có khả năng tự nhân đơi, phân ly, tổ hợp giúp thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- Gen có thể bị biến đổi tạo ra vật chất di truyền mới => sinh vật đa dạng phong phú là nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc và tiến hóa
18. Tại sao nói ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ?
- ADN là thành phần chính của NST, mà NST là cơ sở v/c của tính di truyền ở cấp độ TB, vì vậy ADN là cơ sở
vật chất DT ở cấp độ phân tử.
- ADN chứa đựng TTDT quy định cấu trúc của tất cả các loại protein trong cơ thể SV, từ đó quy định tất cả các
đặc điểm của cơ thể và của lồi.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp giúp thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- ADN có thể bị đột biến tạo ra vật chất di truyền mới => sinh vật đa dạng phong phú là nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc và tiến hóa.
19. Nêu những đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó thực hiện được các chức năng di truyền?
+ Trên mỗi mạch đơn của ADN các nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphodieste ( liên kết hóa trị) bền vững.
+ ADN có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau nên có cấu trúc bền vững.
+ Các nucleotit đối diện trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung,
liên kết hiđrô kém bền nhưng với số lượng lớn nên đảm bảo tính bền vững trong cấu trúc và linh hoạt của ADN
khi thực hiện nhân đôi, phiên mã.
+ ADN liên kết với protein tạo cho cấu trúc bền vững và thông tin di truyền được lưu giữ ổn định.
+ Từ 4 loại nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN
+ ADN có khả năng nhân đơi theo NTBS và bán bảo tồn nhờ đó mà TTDT được ổn định qua các thế hệ.
+ ADN mang gen cấu trúc, có khả năng sao mã để tổng hợp prôtêin đảm bảo cho gen hình thành tính trạng.
+ ADN có khả năng đột biến để hình thành TTDT mới.
20. Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN vì:
- ADN được cấu tạo từ hai mạch còn ARN được cấu tạo từ một mạch.

- ADN được bảo quản ở trong nhân, ở đó thường khơng có enzym phân hủy chúng. ARN tồn tại ở ngồi nhân nơi
có nhiều enzym phân hủy axit nucleic

21. Nêu các chức năng của ADN? Để thực hiện các chức năng đó, phân tử ADN có những đặc điểm cấu tạo
và hoạt động ntn?
* Chức năng:
- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền

-4-


LÝ THUYẾT ADN
- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể
* Những đặc điểm cấu tạo và hđ giúp ADN thực hiện chức năng di truyền:
- Để thực hiện c/n 1: ADN là cấu trúc mang gen, gen chứa TTDT.Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử
ADN. Và cấu trúc 2 mạch xoắn kép là đặc điểm giúp duy trì ổn định trật tựu của các gen trên ADN,góp phần tạo
ra sự ổn định về TTDT của ADN
- Để thực hiện c/n 2: nhờ hđ tự nhân đôi, nên ADN thực hiện được sự truyền đạt TTDT qua các thế hệ.Chính q
trình tự nhân đơi ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng lồi ổn
định qua các thế hệ, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của SV.
22. Hãy giải thích sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong mối quan hệ giữa ADN và mARN. Nêu ý
nghĩa của sự biểu hiện đó?
* Sự biểu hiện: Trong quá trình tổng hợp mARN, thì gen trên ADN tháo xoắn và tách thành hai mạch đơn (mạch
khuôn), các Nu tự do trong môi trường nội bào vào liên kết với các Nu trên mạch khuôn của gen theo đúng
nguyên tắc bổ sung như sau:
+ A mạch khuôn liên kết với U của môi trường nội bào
+ T mạch khuôn liên kết với A của môi trường nội bào
+ G mạch khuôn liên kết với X của môi trường nội bào
+ X mạch khuôn liên kết với G của môi trường nội bào.
* ý nghĩa: Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp mARN giúp thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin

trên mạch khuôn của gen được sao chép nguyên vẹn sang phân tử mARN.
23. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu những cơ chế di truyền có thể xẩy ra ở cấp độ phân tử?
* Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là: Axit nuclêic ............................................
* Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là:
- Tự sao(tự nhân đôi của ADN)
- Sao(Phiên) mã(Tổng hợp ARN).............
- Giải(Dịch) mã (Tổng hợp Prơtêin)........................
24. Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào của sinh vật bậc cao có sinh sản hữu tính chỉ ổn định
tương đối. (Vì sao tính đặc thù và ổn định của ADN chỉ mang tính tương đối?)
ADN ổn định tương đối vì:
- Vì gen có thể bị đột biến (đột biến gen) -> Thay đổi cấu trúc ADN...................................
- Ở sinh vật bậc cao hầu hết ADN nằm trong cấu trúc NST, mà các NST cùng cặp tương đồng thường trao đổi
đoạn trong kì đầu giảm phân I làm thay đổi cấu trúc ADN.
25. Trong q trình tự nhân đơi của ADN, vì sao ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ?
Q trình tự nhân đơi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo tồn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch
còn lại được tổng hợp mới.

26. Trong trường hợp nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác
ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ?
Trong trường hợp quá trình tự nhân đôi bị rối loạn sẽ xẩy ra hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ.
* Ý nghĩa:
- Hiện tượng ADN con sinh ra giống với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tượng di trưyền của sinh vật trong tự
nhiên.

-5-



LÝ THUYẾT ADN
- Hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tượng biến dị của sinh vật trong tự
nhiên.
27. Giải thích vì sao trâu, bị đều ăn cỏ nhưng thịt trâu lại khác thịt bị?
- Vì ADN của trâu khác ADN của bò cho nên mặc dầu cùng 1 nguyên liệu, axit amin giống nhau lấy từ cỏ
- Nhưng dưới khuôn mẫu ADN của trâu khác của bò nên đã tổng hợp prơtêin của trâu khác của bị. Do vậy thịt
trâu khác thịt bò.
28. Tại sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prơtêin của chúng lại khác nhau?
Trâu và bị đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng khác nhau là vì:
- Prơtêin của trâu hay bị đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là hơn 20 loại axit amin khác
nhau.
- Prơtêin của trâu và bị đều có tính đa dạng và đặc thù là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit
amin trong phân tử prơtêin của chúng tạo nên.
- Tính đa dạng và đặc thù của prơtêin cịn được biểu hiện ở các bậc cấu trúc không gian như kiểu xoắn ở cấu bậc
2, bậc 3...
29. NTBS là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?
* Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một bazơ có kích thước lớn với bazơ có kích thước bé bằng các
liên kết hidrô ( A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô)
* Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế:
- Nhân đôi ADN: Các nucleotit tự do trong môi trường sẽ vào liên kết với các nucleotit trên 2 mạch khuôn theo
nguyên tắc bổ sung:
Amt liên kết với Tmk; Tmt liên kết với Amk;
Gmt liên kết với Xmk; Xmt liên kết với Gmk.
- Tổng hợp ARN: Các nucleotit tự do của môi trường liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo
nguyên tắc bổ sung:
Amt liên kết với Tmk; Umt liên kết với Amk;
Gmt liên kết với Xmk; Xmt liên kết với Gmk.
- Tổng hợp protein (chuỗi các axit amin): Các nucleotit của mARN liên kết bổ sung với các nucleotit bộ ba trên
tARN theo nguyên tắc bổ sung: Am liên kết với Ut; Um liên kết với At; Gm liên kết với Xt; Xm liên kết với Gt.

30. Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêơtit có vai trị thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?
- Nguyên tắc kết cặp bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các
nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T
hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại (bán bảo toàn)
- Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit đảm bảo cho hai phân tử ADN con được tạo ra giống nhau và
giống ADN mẹ.
31. Trong điều kiện bình thường, ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong những cấu trúc
vật chất di truyền nào?(Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân
tử như thế nào? (Biết rằng không có đột biến)
- Trong cấu trúc di truyền, NTBS được thể hiện:
+ Trong cấu trúc của ADN: Các nu trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ
sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liến kết với X bằng 3 liên kết hiđrô, và ngược lại.
+ Trong cấu trúc của tARN: Trên những đoạn xoắn kép tạm thời, các nu liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô
theo NTBS : A liên kết với U bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrơ và ngược lại.
32. Trong 3 loại ARN thì tARN khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại. Cho biết ý nghĩa của hiện
tượng đó?
- Tạo thành nhiều đoạn xoắn kép tạm thời theo nguyên tắc bổ xung (A – U, G – X) .
- Tạo nên các tARN có hai bộ phận đặc trưng đó là bộ 3 đối mã và đoạn mang axit amin tương ứng.
33. So sánh quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN.
* Giống nhau: +) Xảy ra trong nhân TB ở kì trung gian.

-6-


LÝ THUYẾT ADN
+) Lấy ADN làm khn mẫu.
+) Cần có Enzim và Nuclêôtit tự do.
+) Các Nu tự do LK với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS.

* Khác nhau:


Tự nhân đơi ADN
+) ADN duỗi xoẵn tồn bộ.
+) Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp
hai phân tử ADN mới.
+) Tự sao theo NTBS A-T; G-X và nguyên tắc BBT

Tổng hợp ARN
+) Từng gen duỗi xoắn.
+) Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một
đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN.
+) Sao mã theo NTBS: Amk-Umt; Gmk-Xmt,
Tmk-Amt, Xmk-Gmt.
+) Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con
+) Khơng có ngun tắc bán bảo tồn. Mạch
có một mạch ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp
ARN được tổng hợp mới hoàn toàn
+) KQ sau 1 lần tự sao: 2 pt ADN con hình thành.
+) KQ sau 1 lần sao mã : 1 pt ARN hình thành.
34. ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
- Cấu trúc bền vững, ổn định.
- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN (Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian.
- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai.
- Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền.
35. Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền?
Cần ARN trung gian vì:
- Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung
gian.
- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di truyền.
- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không

phù hợp để làm khuôn dịch mã.
36. Nêu ý nghĩa sinh học của q trình nhân đơi ADN, quá trình tổng hợp mARN?
* ý nghĩa sinh học của q trình nhân đơi của ADN:
- Đảm bảo cho q trình tự nhân đơi của NST, góp phần ổn định bộ NST và ADN của loài trong các tế bào của cơ thể
cũng như qua các thế hệ kế tiếp nhau.
- Q trình tự nhân đơi của ADN là cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền và biến dị ..
* ý nghĩa sinh học của quá trình tổng hợp mARN:
- Đảm bảo cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen đến Protein.
37. Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các lồi sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ
sở cấu tạo của ADN.
- ADN của tất cả các lồi đều cấu tạo từ 4 loại nuclêơtit, đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh
giới.
- Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêơtit tạo nên tính đa dạng của phân tử ADN  tính đa dạng của
ADN là cơ sở cho tính đa dạng của các loài SV.
38. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong q trình nhân đơi ADN, phiên mã và dịch mã ? Trong quá
trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột biến khơng ? Giải
thích.
* Ngun tắc bổ sung:
- Trong tự nhân đôi của ADN: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc
bổ sung: A – T; G – X và ngược lại.
- Trong phiên mã: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: A
- Tg; U - Ag; G - Xg; X - Gg.

-7-


LÝ THUYẾT ADN
- Trong dịch mã: Các nucleotit trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nucleotit của bộ ba tương ứng
trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X và ngược lại.
* Trong quá trình phiên mã và dịch mã, NTBS bị vi phạm:

- Gen khơng đột biến.
- Vì ngun tắc bổ sung bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen, chỉ làm
thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của protein...
39. Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Giải thích mối liên hệ giữa các thành phần
trong sơ đồ.
- Sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)→ mARN→ Prơtêin→ Tính trạng
- Giải thích mối liên hệ:
Thơng tin cấu trúc của phân tử prơtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axít amin) được xác định bởi dãy
nuclêơtít trong mạch ADN. Sau đó mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN. Tiếp theo mạch
mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axít amin trong phân tử prơtêin. Phân tử prơtêin trực tiếp biểu hiện thành
tính trạng.
40. Viết sơ đồ thể hiện cơ chế di truyền ở mức phân tử. Tại sao sơ đồ đó lại thể hiện cơ chế di truyền mức
phân tử?
- Sơ đồ:
ADN→ mARN → Prơtêin→ Tính trạng

ADN→ mARN → Prơtêin→ Tính trạng
- Giải thích:
Vì sơ đồ này thể hiện q trình truyền thơng tin di truyền từ ADN tới prôtêin diễn ra trong từng tế bào, từ tế bào
này sang tế bào khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác.
41. Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể? Prơtêin thực hiện chức năng của mình chủ
yếu ở những bậc cấu trúc nào?
a. Pr liên quan đến: - Trao đổi chất:
+ Enzim mà bản chất là Pr có vai trị xúc tác các qúa trình TĐC, thúc đẩy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh
chóng.
+Hoocmon mà phần lớn là Pr có vai trị điều hịa qúa trình TĐC.
-Vận động: Miơzin và actin là 2 loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. Nhờ đó, cơ thể vận động được.
- Chống vi trùng: Nhiều loại Pr (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng.
- Sinh năng lượng để cung cấp cho sự hoạt động của tế bào, mơ, cơ quan...

Tóm lại, Pr liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể.
b. Prơtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc : Bậc 3 và bậc 4
42. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prơtêin ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi khơng? Vì
sao?
- Khơng→ Lí do: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào; Pr
được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Pr cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
43. Yếu tố nào dẫn đến tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN?
-ADN đa dạng và đặc thù bởi:
+ Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêơtít;
+ Hàm lượng ADN trong nhân tế bào;
+ Tỷ lệ A + T
G+X

-8-


LÝ THUYẾT ADN
44. Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở những điểm nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay
đổi trong q trình nào? Những yếu tố cấu trúc và cơ chế sinh học nào giúp duy trì ổn định cấu trúc
ADN?
* Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêơtít. Vì vậy từ 4 loại nuclêơtít đã tạo nên tính đặc
trưng và tính đa dạng ADN.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T / G+X cho mỗi loài.
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên mỗi phân tử ADN.
* Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong q trình nhân đơi, ngun phân, giảm phân và thụ tinh.
* Những yếu tố cấu trúc:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các Nu liên kết với nhau bằng liên kết H không bền vững nhưng do số liên kết H trên phân tử
ADN rất lớn đã đảm bảo cấu trúc không gian ADN bền vững.

- ADN liên kết với phân tử prôtêin tạo cấu trúc ADN ổn định.
*Cơ chế sinh học: Q trình tự nhân đơi của ADN vào kì trung gian theo nguyên tắc bổ sung.
45. Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở đâu? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong q
trình đó? Hãy cho biết tương quan về số lượng giữa axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom.
- Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra trong ribôxôm ở tế bào chất
- Tổng hợp protein: Khi các tARN mang các axit amin vào Riboxom để tổng hợp thì bộ ba của tARN liên kết bổ
sung với bộ ba trên mARN.
Am liên kết với Ut; Um liên kết với At;
Gm liên kết với Xt; Xm liên kết với Gt.
- Tương quan số lượng: cứ 3 nucleotit trên mARN quy định 1 axitamin
46. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau
về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
– Trình tự các axit amin trên chuỗi pơlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi pơlipeptit, từ đó tạo
nên hình dạng khơng gian 3 chiều của prơtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai trị của prơtêin. Sự sai
lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prơtêin. Số
lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pơlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù
của prôtêin.
– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau
về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi
pôlipeptit.

47. So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và prôtêin.
Các điểm giống nhau:
- Về cấu tạo:
+ Đều thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
+ Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại.
+ Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại đã tạo thành mạch.
+ Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.

-9-



LÝ THUYẾT ADN
- Về chức năng: cả ADN và prôtêin đều có vai trị trong q trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của
cơ thể
Các điểm khác nhau:

ADN
Prơtêin
Cấu tạo
Có cấu tạo hai mạch song song và
Có cấu tạo bởi một hay nhiều chuỗi
xoắn lại.
axit amin.
Đơn phân là các nuclêơtit
Đơn phân là các axit amin.
Có kích thước và khối lượng lớn
Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn
hơn prơtêin
ADN
Thành phần hóa học cấu tạo gồm C, Thành phần chủ yếu cấu tạo gồm C,
H, O, N, P
H, O, N.
Chức
Chứa gen quy định cấu trúc của
Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện
năng
prơtêin
thành tính trạng
48. So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN

+ Giống nhau
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêơtit: A, U, G, X.
- Các nuclêơtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa gốc phôtphat của nuclêôtit này với đường của
nuclêôtit tiếp theo tạo nên mạch polynuclêơtit.
- Có cấu tạo một mạch

+ Khác nhau
mARN
Mạch polynuclêôtit dạng thẳng

tARN
rARN
Mạch polynuclêôtit cuộn xoắn lại ở
Mạch polynuclêơtit có những đoạn
một đầu tạo nên các thuỳ trịn.
xoắn
Khơng có liên kết hyđrơ
Có liên kết hyđrơ
Có liên kết hyđrơ
Mỗi phân tử có khoảng: 150 –
Mỗi phân tử có khoảng: 80 – 100 Mỗi phân tử có khoảng: 160 –
1500 nuclêôtit.
nuclêôtit.
13000 nuclêôtit.
Chiếm khoảng: 2-5% tổng số Chiếm khoảng:10-15%
tổng số Chiếm khoảng: 80% tổng số ARN
ARN của tế bào.
ARN của tế bào
của tế bào

49. Điều kiện nào đã đảm bảo cho ADN, ARN, Prơtêin có tính đa dạng và đặc thù? Giải thích tính đa dạng
và đặc thù của ADN?
* ADN, ARN, Prơtêin có tính đa dạng và đặc thù vì chúng đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều
loại đơn phân khác nhau.
* Tính đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như sau:
- Với sự sắp xếp của 4 loại nuclêơtít đã tạo ra vô số loại phân tử ADN
- Các loại phân tử ADN phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêơtít
- Các loại phân tử ADN khác nhau còn đặc trưng bởi tỉ lệ

A T
và đặc trưng cho từng loài.
GX

- 10 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×