Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nguyen Quang Huy_212113002_Ktra Giua Ky Qtrr Tt Thue_09-2023.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.87 KB, 5 trang )

Kiểm tra môn: Quản trị Rủi ro Tuân thủ Thuế
Câu I
a) Hãy phân tích 6 giai đoạn đạo đức của Kohlberg
b) Hãy phân biệt hoạch định thuế (tax planning) với tránh thuế (tax avoidance). Cho ví dụ
minh họa.
c) Tại sao nói hoạch định thuế góp phần làm cho xã hội văn minh và nền kinh tế phát
triển? Cho ví dụ.
Câu II
V là một công ty của đất nước Hà-Lan đầu tư 300 triệu USD vào một nhà máy ở nước
Cộng hòa N. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà-Lan là 25% và tại nước Cộng
hòa N là 20%. Cả hai quốc gia không đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Thuế
thu nhập doanh nghiệp nước Cộng hịa N được khấu trừ khi xác định thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Hà-Lan.
Ở năm đang xét, thu nhập tính thuế của Nhà máy V tại Cộng hòa N là 50 triệu USD và
toàn bộ lợi nhuận sau thuế được chuyển về Hà-Lan dưới dạng cổ tức.
1/ Trong mỗi trường hợp sau, hãy tính và cho nhận xét về tác động đối với tổng số thu
thuế của Hà-Lan và nước Cộng hịa N.
(a) Chính phủ nước Cộng hịa N khơng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi
nhuận của năm đầu tiên.
(b) Chính phủ nước Cộng hịa N miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm đầu tiên cho
mọi doanh nghiệp.
(c) Như câu (b), nhưng Chính phủ nước Cộng hịa N ký hiệp định với Chính phủ Hà-Lan
trong đó coi khoản miễn thuế như đã trả và vẫn được khấu trừ thuế tại Hà-Lan.
(d) Như câu (b), nhưng Chính phủ nước Cộng hòa N đánh thuế 14% vào lợi nhuận
chuyển ra nước ngồi dưới mọi hình thức. Khoản thuế này cũng được khấu trừ ở Hà-Lan.
2/ Trong các trường hợp mô tả ở câu (a), (b), (c) và (d), trường hợp nào thì hành động của
Cơng ty V được xem là hoạch định thuế và trường hợp nào là tránh thuế?
Họ và tên thí sinh: Nguyễn Quang Huy

Số báo danh: 212113002



BÀI LÀM:
Câu I
a)







6 giai đoạn đạo đức của Kohlberg bao gồm:
Tránh sự trừng phạt
Nó có ích lợi gì khơng?
Xã hội quyết định đúng sai
Duy trì xã hội
Hợp pháp quy ước xã hội
Nguyên tắc phổ quát

1. Giai đoạn đầu tiên của việc hình thành đạo đức là Tránh sự trừng phạt, theo
Kohlberg, mọi người trong giai đoạn này coi những luật lệ là cố định và tuyệt đối,
họ tuân thủ luật lệ vì nó là cách tránh bị trừng phạt.
2. Giai đoạn thứ hai, Kohlberg chỉ ra rằng từng cá nhân có quan điểm khác nhau và
đánh giá hành động của mình dựa trên việc nó có thoả mãn nhu cầu cá nhân hay
không. Đối với những người ở giai đoạn này, hành động được coi là tốt nhất là
hành động mang lại ích lợi cá nhân cao nhất.
3. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn mọi người hành xử dựa trên kỳ vọng của xã hội,
việc người khác đánh giá hành động là “tốt/đúng” hay “xấu/sai” sẽ là tiêu chuẩn
để quyết định đưa ra hành động.
4. Giai đoạn thứ tư là Duy trì xã hội, tại giai đoạn này, mọi người bắt đầu đánh giá

xã hội là một tổng thể chung khi đưa ra lựa chọn của bản thân. Họ tập trung vào
việc chấp hành luật pháp và trật tự bằng cách tuân thủ luật lệ, hoàn thành những
nghĩa vụ cá nhân và tôn trọng thẩm quyền.
5. Giai đoạn thứ năm trong 6 giai đoạn đạo đức là Hợp pháp quy ước xã hội,
Kohlberg cho rằng từ giai đoạn này trở lên, con người bắt đầu phát triển được sự
thấu hiểu trừu tượng đối với nguyên tắc đạo đức, và chỉ có khoảng 10-15% dân số
thế giới đạt được tới những giai đoạn này. Tại đây, họ bắt đầu cân nhắc đến sự
khác biệt của giá trị, ý kiến và niềm tin của những người khác. Các quy tắc, luật lệ
của xã hội quan trọng, nhưng những thành viên của xã hội đều cần phải đồng ý
với những chuẩn mực đó, khơng cịn chấp hành một cách thụ động.
6. Đến giai đoạn đạo đức thứ sáu là giai đoạn cao nhất, Nguyên tắc phổ quát.
Kohlberg đưa ra giai đoạn này dựa trên những nguyên tắc đạo đức và lý luận trừu
tượng. Tại giai đoạn này, con người sẽ tuân theo những nguyên tắc phù hợp với
công lý và lẽ phải, thậm chí là dù cho những ngun tắc này có xung đột với quy
tắc và luật pháp.
b) Hãy phân biệt hoạch định thuế (tax planning) với tránh thuế (tax avoidance). Cho
ví dụ minh họa.
 Hoạch định thuế là những cách thức hợp pháp và hợp quy tắc ứng xử xã hội nhằm
bảo vệ thu nhập hoặc tài sản trước tác động của thuế và/hoặc giảm nghĩa vụ thuế hiệu quả
và bền vững.
 Tránh thuế là cách thức ghi nhận các khoản thu, chi nhằm tối đa hóa giảm trừ
hoặc những ưu đãi trên cơ sở tận dụng “khoảng trống” trong luật thuế. Tránh thuế là hành
động hợp pháp nhưng có thể không phù hợp chuẩn xã hội.


HOẠCH ĐỊNH THUẾ

TRÁNH THUẾ
Không bị phạt


Được lên kế hoạch trước khi có nghĩa vụ thuế
Hợp pháp

Gần như hồn tồn hợp pháp

Hợp quy tắc ứng xử xã hội

Không phù hợp chuẩn xã hội

Khơng có ý định vi phạm tinh thần pháp
luật
Hưởng các lợi ích hợp pháp

Có ý định vi phạm tinh thần pháp luật

Khơng dẫn đến kiện tụng

Có thể dẫn đến kiện tụng

Góp phần làm cho xã hội văn minh và nền
kinh tế phát triển, tạo ra việc làm, cung cấp
nguồn vốn bổ sung cho việc đầu tư vào
những lĩnh vực mong muốn
Thúc đẩy sự chun nghiệp hóa và củng cố
tình hình kinh tế và chính trị.

Khơng sản sinh ra tiền bẩn nên không
gây hại lắm đến xã hội

Lợi dụng những “khoảng trống” trong

luật pháp

Cảm thấy bất cơng và bất bình đẳng.
Chiến thuật này chuyển gánh nặng thuế
lên vai của những người dân tốt nhưng
khơng được hướng dẫn

Ví dụ về hoạch định thuế: Một doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới đang được
ưu đãi về thuế, do đó họ tận dụng khoản khấu trừ thuế về nghiên cứu và phát triển.
Ví dụ về tránh thuế: Một cơng ty đa quốc gia thành lập các công ty con ở các quốc
gia có thuế thấp để chuyển lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của họ và tránh
thuế tại quốc gia có thuế cao hơn. Điều này có thể bị coi là tránh thuế không hợp pháp
nếu các biện pháp được sử dụng vi phạm luật thuế quốc gia.
c) Tại sao nói hoạch định thuế góp phần làm cho xã hội văn minh và nền kinh tế
phát triển? Cho ví dụ.
Hoạch định thuế đóng vai trị quan trọng trong việc làm cho xã hội văn minh và nền
kinh tế phát triển bởi các lý do sau:
1. Cung cấp nguồn tài chính cho chính phủ: Thuế là nguồn tài chính quan trọng cho
chính phủ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ
mơi trường, và nhiều dịch vụ và chương trình quan trọng khác. Thay vì trốn thuế,
hoạch định thuế khơng làm mất đi số tiền thu được của chính phủ. Khi có đủ nguồn
tài chính, chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ này một cách hiệu quả và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.


2. Cân bằng phân phối thu nhập: Qua việc thiết lập các khoản khấu trừ thuế và chính
sách thuế liên quan, hoạch định thuế có thể được sử dụng để cân bằng phân phối thu
nhập trong xã hội. Việc hoạch định thuế thu nhập có thể giúp giảm bớt gánh nặng
thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn và tạo ra sự công bằng xã hội.
3. Khuyến khích đầu tư và kinh doanh: Hoạch định thuế thơng minh có thể khuyến

khích đầu tư và phát triển kinh doanh. Chính phủ có thể thiết lập các chính sách thuế
ưu đãi để hấp dẫn các công ty và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào nền kinh tế
quốc gia. Điều này có thể tạo ra việc làm, tăng sản xuất, và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế.
4. Đẩy mạnh tiết kiệm và đầu tư trong nước: Các biện pháp thuế có thể được sử dụng
để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước bằng cách cung cấp các khoản khấu
trừ thuế cho các loại đầu tư nhất định hoặc tiết kiệm hưu trí. Điều này giúp tạo ra
nguồn vốn trong nước để sử dụng cho phát triển hạ tầng và dự án quốc gia.
Ví dụ cụ thể: Một chính phủ quyết định thiết lập một chương trình thuế ưu đãi cho
các doanh nghiệp kinh doanh, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới như pin năng
lượng mặt trời có thể tái sử dụng/dễ dàng tái chế. Chương trình này giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp cho các công ty công nghệ mới trong giai đoạn đầu phát triển. Kết
quả là, nhiều công ty công nghệ mới được tạo ra trong nước và thu hút đầu tư nước
ngoài. Điều này tạo ra việc làm, thu hút tài nguyên nhân lực, và thúc đẩy sự phát triển
của ngành cơng nghiệp, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển và tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ mới có lợi cho xã hội.
Câu II
1/
(a) Trường hợp a: Chính phủ nước Cộng hịa N khơng miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với lợi nhuận của năm đầu tiên.
Thuế tại Cộng hoà N thu được: TN = 20% x 50 triệu = 10 triệu USD
Thuế tại Hà Lan thu được: THL = 25% x (50 triệu – 10 triệu) – 10 triệu = 0
(b) Trường hợp b: Chính phủ nước Cộng hòa N miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba
năm đầu tiên cho mọi doanh nghiệp.
Thuế tại Cộng hoà N thu được: TN = 0
Thuế tại Hà Lan thu được: THL = 25% x 50 triệu = 12,5 triệu USD
(c) Trường hợp c: Như câu (b), nhưng Chính phủ nước Cộng hịa N ký hiệp định với
Chính phủ Hà-Lan trong đó coi khoản miễn thuế như đã trả và vẫn được khấu trừ
thuế tại Hà-Lan.
Thuế tại Cộng hoà N thu được: TN = 0

Thuế tại Hà Lan thu được: THL = 25% x 50 triệu – 10 triệu = 2,5 triệu USD
(d) Trường hợp d: Như câu (b), nhưng Chính phủ nước Cộng hòa N đánh thuế 14%
vào lợi nhuận chuyển ra nước ngồi dưới mọi hình thức. Khoản thuế này cũng
được khấu trừ ở Hà-Lan.
Thuế tại Cộng hoà N thu được: TN = 14% x 50 triệu = 7 triệu USD


Thuế tại Hà Lan thu được: T HL = 25% x (50 triệu – 7 triệu) - 7 triệu = 3,75 triệu
USD
Bảng tổng hợp tiền thuế các quốc gia thu được (đơn vị: triệu USD)
Trường hợp
a
b
c
d
Cộng hoà N
10
0
0
7
Hà Lan
0
12,5
2,5
3,75
2/ Trong các trường hợp mô tả ở câu (a), (b), (c) và (d), trường hợp nào thì hành động của
Cơng ty V được xem là hoạch định thuế và trường hợp nào là tránh thuế?
Trong cả 4 trường hợp trên, tất cả hành động của công ty V đều là hoạch định thuế bởi nó
phù hợp theo luật pháp và tiêu chuẩn xã hội, khơng xảy ra tình trạng chuyển giá, chuyển
lợi nhuận bất hợp pháp.




×