Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề Cương Môn Lsvn.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99 KB, 13 trang )

CÂU HỎI ƠN TẬP DÀNH CHO K62 ĐHSP LỊCH SỬ
1.

Tình hình nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945?
Cách mạng tháng 8 mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc
ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách
thống trị của Phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến trị
ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự
do.
Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hinh thế giới đã
mang lại cho Việt Nam khơng ít thuận lợi tr0ong việc quản lý đất nước.
Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại khơng thể tránh khỏi được nhiều khó khăn
khi " thù trong, giặc ngoài" Những tàn dư sau chiến tranh đang ngày càng
tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ là "ngàn cân
treo sợi tóc".

* Thuận lợi sau cách mạng tháng 8
Thuận lợi đầu tiên về mốc lịch sử năm 1945, thời gian này với phong
trào đấu tranh của Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vẻ vang thì song
song tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với ựu phát triển
mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới làm lay chuyển mạnh mẽ hệ
thống thuộc địa của Chủ Nghĩa Thực dân đế quốc và hệ thống xã hội chủ
nghĩa Đã hình thành uy tín và ảnh hưởng của Liên Xơ phát triển mạnh mẽ
Liên Xơ có vị trí quan trọng trên Vũđài Chính trị trụ cột của cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc dân chủ hịa bình thế giới, góp phần tạo nên chỗ
dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam.
Sau cánh mạng tháng 8 năm 1945 thì nhân dân Việt Nam được
chuyển từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận
mệnh của mình, làm chủ vận mệnh đất nước và có quyền tự do dân chủ.
Điều này khiến nhân dân càng thêm phấn khởi và đặt sự tin tưởng và ủng


hộ vào chế độ mới. Từ đó, cũng có thể thấy, chính quyền mới rất được sự
tin tưởng của nhân dân.
Từ sự tin tưởng và những thắng lợi đó đã chứng minh đươc sự lãnh
đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản. Như đã thấy
thì căn cứ theo tình hình chính trị của đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam
đã chuyển vào trạng thái hoạt động bí mật, điều này đã làm cho việc chỉ


đạo và phối hợp, quản lý và điều hành công việc rất khó khăn. Sau đó khi
đất nước được giải phóng, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt của chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng Sản Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều
thành tựu to lớn cho dân tộc sau này.
* Khó khăn sau cách mạng tháng 8:
Sự bao vây của các thế lực quân đội nước ngoài:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danh
nghĩa là giải giáp quân Nhật nhưng âm mưu chính là lật đổ chính quyền cách
mạng. Mang theo bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng và Việt Nam Cách
Mạng đảng tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng.Quân của Tưởng
Giới Thạch vào Việt Nam còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản
Đông Dương phá tan mặt trận Việt Minh giúp bọn phản cách mạng Việt Nam
đánh đổ chính quyền nhân dân lập một chính Phủ phản tay cho chúng.
+Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh với danh nghĩa là giải giáp quân Nhật,
nhưng âm mưu lại là giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho quân
Pháp quay lại xâm lược miền Nam. Ngay ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 giữa
lúc nhân dân Sài Gòn meeting mừng ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa một số phần tử Thực Dân phản động người Pháp núp trong
khu nhà xả súng bắn ra làm 47 người chết nhiều người bị thương ngày 23 tháng
09 năm 1945 quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc xâm
lược Việt lần Thứ hai
Ngồi ra, trên cả nước ta có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ

phận quân Nhật đã có tình gây ra nhiều tội ác cho nhân dân ta.Trong lúc
chờ rải rác một bộ phận của quân đội Nhật đã được Quân Anh sử dụng
đánh vào lực lượng vũ trang của ta dọn đường cho quân pháp đánh chiếm
Sài Gòn và nhiều vùng ở miền Nam
– Các thế lực thù địch trong nước thì ln tìm mọi cách để chống phá chính
quyền cách mạng.
– Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề; hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục.
Tiếp đến là nạn lũ lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài,
khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được.Nông nghiệp tiêu điều Vì
hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang do lụt và hạn gây nên thương nghiệp
ngưng trệ bế tắc hàng hóa Han hiếm.


– Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được
Ngân hàng Đông Dương. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra
thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giáQuan Kim và quốc tệ, làm cho
nền tài chính nước ta thêm rối loạn. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục
hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn.
– Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nạng
nề, hơn 90% dân số khơng biết chữCác tệ nạn nghiện rượu hút mê tín dị đoan
rất trầm trọng và phổ biến.
– Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố,
lực lượng vũ trang cịn non yếu, chưa có kinh nghiệm quản lý Nhà nước.
- chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời chưa được nước nào trên thế
giới công nhận ngoại giao
2. Xây dựng hậu phương trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946 1950) và ý nghĩa của q trình đó.
Để tiến hành chiến tranh, mỗi bên tham chiến đều phải đặt cho mình
hai vấn đề cần giải quyết là hậu phương và tiền tuyến.. Xây dựng hậu

phương trở thành vấn đề có tính chất chiến lược, quyết định sống cịn đối
với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến tranh. Nhận thức rõ tầm quan trọng
đó, Đảng ta ln quan tâm và chú trọng đẩy mạnh xây dựng hậu phương
vững mạnh về các mặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19461954)
Về chính trị: Đảng và Chính phủ ra sức chăm lo xây dựng, củng cố và mở
rộng Mặt trận dân tộc thống nhất (thông qua hai mặt trận Việt Minh và Liên
Việt) nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện quân dân nhất chí
chống mọi âm mưu chia sẻ của thực dân pháp phá tan chính quyền bù nhìn tay
sai củng cố bộ máy nhà nước theo hướng tập trung thống nhất để điều hành
chiến tranh
Các đoàn thể quần chúng như Tổng liên đồn lao động Hội Nơng
dân cứu quốc Đoàn thanh niên cứu quốc Hội Liên hiệp Phụ nữ được củng
cố chặt chẽ hơn về mặt tổ chức
Ở vùng tạm chiếm, nhân dân tham gia đánh giặc giữ làng, chống bắt
phu bắt lính. Ở vùng tự do, tồn dân tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất,


luyện tập qn sự, góp gạo ni qn, sẵn sàng chiến đấu. Chính quyền
dân chủ nhân dân (tiêu biểu là Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp) từ
chiến khu đến tỉnh, huyện, xã không ngừng được mở rộng.
Đầu tháng 3/ 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam được thống nhất thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Liên Việt.
Các sự kiện chính trị ấy đã thổi bùng lên một luồng sinh khí phấn khởi mới cho
tồn Đảng, tồn qn và tồn dân ta, làm cho thế chính trị của cuộc kháng chiến
càng thêm vững chắc.
Về kinh tế: Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vấn đề đặt ra là có tổ chức được
nền kinh tế kháng chiến mới có đủ điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến. Chính
sách kinh tế kháng chiến của Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ bao gồm: xây
dựng kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Trong đó, quan trọng nhất là xây
dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp. Phát triển nông nghiệp được coi là

nhiệm vụ hàng đầu nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc kháng
chiến.
Đảng và Chính phủ đã thực hiện đường lối riêng biệt của Việt Nam về cách
mạng ruộng đất bằng phương pháp cải cách dần dần để sửa đổi về chế độ ruộng
đất ở nông thôn như tịch thu ruộng đất của Đế Quốc Việt gian đem chia cho
nơng dân khơng có hoặc thiểu ruộng tạm cất ruộng đất vắng chủ giảm tô giảm
tức chia lại ruộng đất công cho hợp lý
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chính phủ ban hành thơng tư quy
định thực hiện giảm tô 25%. Đầu năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh quy định
việc chia lại cơng điền công thổ, tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân Pháp, Việt
gian và ruộng “vắng chủ’ cho nông dân
Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự
cấp, công tác đấu tranh kinh tế với địch cũng được chú trọng nhằm đánh bại
chính sách “lấy chiến tranh ni chiến tranh” của thực dân Pháp.
- Về văn hóa, giáo dục: Những khẩu hiệu như “chống giặc dốt như chống
giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền với việc thanh toán nạn
mù chữ với đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.
Năm 1947, cả nước có tới 3 triệu rưỡi người thốt nạn mù chữ, hệ
thống giáo dục phổ thơng và chuyên nghiệp cũng được cải thiện. Từ năm
1950, nước ta bắt đầu tiến hành cải cách giáo dục nhằm hướng tới xây dựng
nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa.


Ngành dân y ở các liên khu đã lần lượt xây dựng được hệ thống y tế
từ xã đến tỉnh gồm trạm cứu thương trạm xá phòng pháp thuốc bệnh xá
bệnh viện cuộc vận động thực hiện nếp sống vệ sinh được đẩy mạnh phong
trào ba sạch “ăn sạch uống sạch ở sạch” được phát triển rộng rãi trong
nhiều địa phương
mọi hoạt động kháng chiến kiến quốc đều được thúc đẩy mạnh mẽ bằng phong
trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng vào tháng 6 năm

1948
-Về đối ngoại: Song song với chính sách đối nội, chính sách đối ngoại đóng vai
trị quan trọng. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ trương làm
cho các lực lượng hịa bình dân chủ thế giới đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến
Chính Nghĩa vì độc lập thống nhất tự do của Việt Nam cô lập kẻ thù xâm lược
Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính sách đối ngoại Việt Nam là làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ khơng gây thủ ốn với một ai. Hoạt động của Hồ Chí Minh về
ngoại giao đã tranh thủ thêm sự bán kết viện trợ quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy
cuộc kháng chiến tiến lên. Ngày 14/01/1950, Chính phủ ra tuyên bố về đường
lối ngoại giao. Sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới
- Về xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân
cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc lấy
lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt để tổ chức nhân dân đánh giặc. Tổ
chức chặt chẽ rộng khắp trong vùng địch xung quanh vùng địch làng nào huyện
nào tỉnh nào cũng có du kích thành tấm lưới sắt địch khơng thoát ra được
cùng với phong trào gia nhập lực lượng dân qn du kích phong trào xung
phong tịng qn lại diễn ra sơi nổi
Vệ Quốc Qn cùng với du kích dân qn khắp nơi là lực lượng
nịng cốt đối phó mọi âm mưu quân sự của địch trong chiến dịch Thu Đông
năm 1947 đến năm 1948 chủ trương phát triển mạnh mẽ Chiến Tranh Du
Kích ta đã phát triển mạnh hơn nữa lực lượng dân quân du kích đồng thời
phân tán bộ đội chủ lực thành các đại đội trung đội độc lập đi sâu vào vùng
địch cận chiến Để phát triển phong trào chiến tranh du kích ở địa phương
bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền bảo vệ nhân dân
Trải qua quá trình chiến đấu xây dựng lực lượng vũ trang của chúng
ta đã hình thành ba tử cung rõ gì dân qn du kích, Bộ đội địa phương và
bộ đội chủ lực lực lượng vũ trang ngày là một trưởng thành từ phân tán đến


tập trung với các đại đoàn, Trung đoàn . Chủ lực đảm nhận sứ mệnh Tiên

Phong trên con đường vận động chiến sức chiến đấu của quân đội đã được
nâng cao rõ rệt qua thực tiễn đặc biệt trong công tác chiến dịch phân công
tiến công đến năm 1950 trở đi.
Câu 3. Bước phát triển của cuộc kháng chiến trên lĩnh vực quân sự trong những
năm 1951 - 1953.
Câu 4: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
5. Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định
Giơnevơ (21/7/1954). Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong những
năm 1954 - 1975 là gì?
1. Tình hình
- Hệ thống XHCN thế giới do Liên Xơ đứng đầu đã lớn mạnh vượt bậc có ảnh
hưởng sâu rộng trong quan hệ quốc tế, giữ vai trò quyết định đến giữ gìn hịa
bình an ninh thế giới; tạo ra những thuận lợi mới cho phong trào cách mạng các
nước.
- Ở Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp. Hiệp định Geneva được ký kết (21/7/1954), hịa bình
được lập lại ở Đông Dương. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Miền Bắc được hồn tồn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách
mạng XHCN và trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất
nước nhà.
Ở miền Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ
xâm lược và bè lũ tay sai diễn ra quyết liệt.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mỹ nhảy vào thay
chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Với âm mưu thâm độc hòng
“kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17” và tiến tới vượt sông Bến Hải
tiến quân ra miền Bắc, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và chủ
nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống khu vực Đông Nam Á. Việc Mỹ chủ
trương khẩn trương gạt Pháp là chủ trương đầy toan tính, xảo quyệt.



Để thực hiện âm mưu xâm lược, Mỹ đã thực hiện “kế hoặch CơLin”. Theo
đó Mỹ sẽ bảo trợ cho chính quyền Diệm, xây dựng lại quân đội quốc gia của
Diệm do Mỹ trực tiếp trang bị huấn luyện và chỉ huy. Đây là kế hoạch đầu tiên
của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện thông qua chính quyền
tay sai, một hình thức thực dân giấu mặt, trá hình nguy hiểm của đế quốc Mỹ.
a. Miền Bắc: Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch hỒ Chí
Minh ra mắt nhân dân thủ đô.Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phịng,
miền Bắc hồn tồn giải phóng.
b. Miền Nam: Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện
hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định
Giơ-ne-vơ..
Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền ở
miền Nam, âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á. Với âm mưu
của Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm
hai miền
2. Nhiệm vụ:
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến
lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi
miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt làm hai.
Trước tình thế đó, Đảng ta đã đề ra hai nhiệm vụ cách mạng khác
nhau cho hai miền:Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu
chung là thực hiện hịa bình thống nhất Tổ quốc”, Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
chỉ rõ.
Miền Bắc: chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội Chủ nghĩa
nhằm hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế… xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả
nước và hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

ở miền Nam.
Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, tiến đến giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Hai nhiệm vụ trên tuy khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích chung là
đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng để đi đến thống nhất đất nước. Trong
đó, miền Bắc giữ vai trị là hậu phương, đảm bảo cho sự thắng lợi của toàn cuộc
cách mạng; miền Nam là tiền tuyến trực tiếp đương đầu với đế quốc Mỹ và tay
sai.
Vì thế đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời
kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân là một Đảng lãnh đạo nhân
dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Đây cũng là điểm sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Việc xác định hai nhiệm vụ cách mạng của hai miền được Đảng
xác định cụ thể trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (91960).
6. Quá trình thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp miền Bắc
những năm 1958 - 1960?
7. Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).
* Nguyễn nhân
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược đã buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneve, lập lại hịa
bình ở Đơng Dương, cơng nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, mở ra một thời kỳ phát
triển mới của cách mạng Việt Nam.
Ở miền Nam, lợi dụng thất bại và những khó khăn của Pháp, đế quốc Mỹ đã
nhanh chóng dựng lên chính quyền tay sai, ngang nhiên phá bỏ Hiệp định
Geneve hòng chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới,

tạo phòng tuyến ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội (CNXH) và phong
trào cách mạng tràn xuống Đơng Nam Á.
Tình thế cách mạng miền Nam đặt ra cho Đảng ta một yêu cầu bức
thiết là phải vạch ra đường lối lãnh đạo đúng, phù hợp với thực tiễn đất
nước và xu thế thời đại để đưa cách mạng cả nước tiến lên. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, kết hợp với kinh
nghiệm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân miền


Nam tiến hành phong trào Đồng khởi giành thắng lợi, tạo ra bước ngoặt
chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
* Diễn biến
Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
Động Việt Nam tổ chức lần thứ 5 mở đầu cho các cuộc đấu tranh bằng vũ
trang ở Miền Nam. Diễn biến phong trào Đồng Khởi vô cùng khốc liệt,
quân dân ta củng cố lực lượng, nỗ lực hết sức mình để áp chế sự chống phá,
tàn bạo của chính quyền Diệm..
Vào tháng 1/1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên đúng như dự kiến
ở các xã bao gồm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Sau vài ngày, các
xã được dân ta giải phóng hồn tồn, người dân tự do và lại tiếp tục đứng
lên chiến đấu giải phóng khu vực khác. Tiếp tục phong trào nổ ra ở Giồng
Trôm, cac tỉnh trọng điểm liên tiếp nhân dân vùng lên.
Quân ta đã giành được quyền làm chủ ở nhiều ấp, có 22 xã được trả
tự do, người dân hào hứng ủng hộ cuộc chiến hết mình. Vào 24/2, quân đội
quy động 3.000 người đánh vào 3 xã điểm. Dù rằng dùng vũ khí thơ sơ,
đơn giản nhưng vẫn giành chiến thắng với tinh thần quyết liệt tới cùng.
Tháng 6/19 60, phong trào Đồng Khởi nổi ra trên toàn lãnh thổ miền
Nam. Tới 24/9/1960, lực lượng cộng sản ở Bến Tre tiến hành khởi nghĩa
lan rộng sang vùng lân cận. Ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam bộ,
phong trào nổi ra liên tiếp của quân dân để giành chính quyền.

* Kết quả:
Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều
vùng nơng thơn, trên cơ sở đó chính quyền nhân dân được thành lập. Từ
phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
(20/12/1960) đại diện cho nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó, phong trào
cịn làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.
Phong trào Đồng Khởi kết thúc vào cuối năm 1960 với sự tan rã của
chính quyền Việt Nam cộng hịa ở khắp mọi nơi. Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam ra đời và lãnh đạo phong trào đấu tranh cho nhân dân ta
vào năm 1960.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, số lượng
thành viên đăng ký tham gia ngày một đông hơn và cống hiến hết sức cho
cuộc chiến chống bọn xâm lược. Đó là cuộc chiến không phải ngày một


ngày hai mà phải vô cùng bền bỉ và chịu hy sinh nhiều. Bên cạnh những
thành tựu thì hậu quả để lại cũng rất nhiều.
Vào đầu năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam được thành lập,
thống nhất các đội quân du kích, qn giải phóng thành tổ chức hợp nhất.
Số lượng thanh niên tham gia vào tổ chức đông hơn để góp sức đấu tranh
bảo vệ Tổ Quốc.
* Ý nghĩa:
Phong trào đã giáng một địn vơ cùng nặng nề vào chính sách thực
dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngơ Đình Diệm.
Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển của Cách mạng miền Nam
từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Thời kỳ ổn định tạm thời của chính quyền Mỹ Diệm ở miền Nam đã
chấm dứt và chuyển sang thời kỳ khủng hoảng Triền Miên khơng lối thốt
từ thế đấu tranh chính trị là chủ yếu ta chuyển sang thiết lập đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang đập bang từng mảng chính quyền địch ở

nông thôn dành quyền làm chủ phong trào Đồng Khởi ở nông thôn đã đẩy
mạnh mạnh phong trào đấu tranh thành thị
Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đánh Giấu bước phát triển mới
của cách mạng miền Nam nói chứng tỏ chiến tranh đơn phương Mỹ Ngụy
dùng chính quyền tay sai để làm tắt cách mạng miền Nam đã hoàn toàn
thất bại lực lượng chống Mỹ cứu nước đăng lên nhanh chóng Ủy ban nhân
dân tự quản được thành lập nhiều nơi
Từ khí thế của phong trào Đồng Khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam đã ra đời ngày 20/12/1960.
8. Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
* ý nghĩa thắng lợi
Thắng lợi của cuộc cách mạng kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở
ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam kỷ nguyên đất nước độc lập thống
nhất Đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất
hiện đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc chiến dịch
Hồ Chí Minh trận kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bốc Vinh
Quang chó lội trong quá trình đi lên của lịch sử


Đối với nhân dân ta
- Đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm
1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.
-Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và thế lực tay sai ở
nước ta rửa sạch cái nục và nỗi đau mất nước hơn một thế kỷ trên cơ sở đó ta đã
hoàn thành cơ bản của Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước bảo
vệ phát triển những thành tựu của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc xóa bỏ
chướng ngại trên thực hiện thống nhất đất nước
- Là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất của
cuộc chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền
độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên
mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Cho thấy Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt
Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn,
đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.
- Qua thắng lợi này vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao
mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.
Đối với thế giới
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một
thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh
mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hịa bình, dân chủ và tiến bộ
xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản
công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc
vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân
tộc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện
thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của lồi người tiến bộ, góp phần động
viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và CNXH, thực hiện cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải


phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc
của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức
mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

* Nguyên nhân thắng lợi
1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết
định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước
dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng
macxít-lêninnít. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng
đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con
đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước
của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan
cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì
quyền sống của con người.
Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền
bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân
dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ
quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau
tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà
diệt. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.
3. Cả nước đồn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu
người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn
thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng,
đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lịng tin của tồn dân
với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta
đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn,



thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp,
tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức
mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng
cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống
Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt
trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực
của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết
với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.
Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng
và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào,
nhân dân Campuchia. Sự đồn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ
thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×