Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.1 KB, 12 trang )

Câu 1: Những hệ quả xã hội của sự ra đời văn minh công nghiệp.
Chuyển đổi
1. kinh tế:
Chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp: Văn minh công nghiệp đánh dấu sự chuyển
đổi từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa trên công nghiệp và sản
xuất hàng hóa. Điều này tăng cường khả năng sản xuất và tạo ra sự đa dạng trong các lĩnh
vực kinh tế. số điện 2 giai cấp 4 sản và vơ sản có quyền lợi đối kháng nhưng cùng tồn tại
cho một cấu trúc kinh tế 4 bản. Nguồn hàng hóa dồi dào do sự phát triển của văn minh
công nghiệp đã làm cho con người từ sản xuất để tự cung, tự cấp chuyển thành mỗi con
người, vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Nói rõ hơn là sản xuất và tiêu dùng bị
tách thành 2 nửa trong một con người. Ờ thời kỳ này, người ta sản xuất nhằm mục đích bán
ra thị trường là chính và tiêu thụ nhiều mặt hàng do người khác làm ra. Do vậy, kinh tế
ngày càng thị trường hóa mọi hoạt động sản xuất ngày càng xã hội hố, nó thúc đẩy thương
nghiệp mở rộng trên quy mơ lớn.
2. Tăng trưởng dân số và đơ thị hóa:
Tăng trưởng dân số: Sự gia tăng hiệu suất nông nghiệp và y tế dẫn đến tăng trưởng dân số
nhanh chóng điển hình như 3 nước anh, pháp và mỹ.
Đơ thị hóa: Người ta di cư từ vùng nông thôn sang thành thị để tìm kiếm việc làm trong
các nhà máy và doanh nghiệp thành thị.
3. Thay đổi xã hội:
Thay đổi vai trị của gia đình: Mơ hình gia đình truyền thống trải qua sự biến đổi khi
người lao động phải rời xa gia đình để làm việc trong các thành phố công nghiệp. Nhiều
cuộc di dân đưa người đến các trung tâm cơng nghiệp, nhiều người thốt ly gia đình để đến
làm việc trong các thành phố khác. Chức năng then chốt của gia đình bị chia nhỏ thành
những thể chế mới do nhiều tổ chức xã hội đảm nhiệm. Để thích nghi với điều kiện lao
động mới, các gia đình hạt nhân theo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện, các gia
đình hạt nhân đó trở thành cấu trúc hiện đại của xã hội mới tạo nên mối quan hệ giữa
những người cùng dịng họ cùng xóm làng trong tồn xã hội.
4. Thay đổi văn hóa và giáo dục:
Nâng cao giáo dục: Xuất hiện các hệ thống giáo dục mới để đáp ứng nhu cầu của công
nghiệp, với sự tăng cường về kiến thức khoa học và kỹ thuật.


Sự phát triển của văn hóa cơng nghiệp: Âm nhạc, nghệ thuật, và giải trí phát triển theo
hình thức mới và trở thành một phần quan trọng của văn hóa.
5. Thay đổi trong mối quan hệ xã hội và tầng lớp:
Sự xuất hiện của tầng lớp công nhân: Người lao động thành thị tạo ra một lực lượng lao
động mới, tập trung vào các ngành cơng nghiệp và có những đặc điểm chung, tạo ra sự xuất
hiện của tầng lớp cơng nhân.
Chuyển động xã hội: Có sự chuyển động trong các tầng lớp xã hội, với sự gia tăng của
tầng lớp công nhân và sự thay đổi trong quyền lực xã hội.
6. Tác động đối với môi trường:


Ô nhiễm và khai thác tài nguyên: Sự phát triển cơng nghiệp có thể gây ra ơ nhiễm mơi
trường và sự cạn kiệt tài nguyên, đặt ra những thách thức lớn về môi trường và bảo vệ thiên
nhiên.
Những hệ quả này đã tạo ra sự đổi mới và thách thức cho xã hội, và chúng vẫn tiếp tục ảnh
hưởng đến thế giới hiện đại, nhưng dẫu sao, những thành tựu này. Đã tạo nên cơ sở vật chất và
kỹ thuật mới, tạo nên ưu thế của nền sản xuất 4 bản chủ nghĩa đối với nền sản xuất phong
kiến. Và nhờ vậy đã hoàn thành cơ bản trào lưu cải cách mạng 4 sản ở các nước phương tây.
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.
Những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của lịch sử - văn minh
Ấn Độ cổ - trung đại? ❤
Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra đời sớm nhất trong lịch sử với 1
thời kì phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu cho nhân loại. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam
Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam ngó ra Ấn Độ Dương, từ Đơng Bắc đến Tây Bắc có núi
chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya hùng vĩ, khiến cho Ấn Độ ngày xưa hầu như cách biệt
với thế giới bên ngoài, Về mặt địa lí, bán đảo Ấn Độ được chia làm 2 vùng Bắc – Nam với
điều kiện tự nhiên rất khác biệt.
a. Miền Bắc.
Địa hình: Có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ do được bồi tụ bởi các con sông lớn như: Sơng
Ấn, sơng Hằng.

Sơng ngịi: Có nhiều con sơng lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya, hằng năm đến mùa tuyết tan
hàm lượng nước dâng cao đã cung cấp 1 lượng lớn phù sa màu mỡ cho đồng ruộng, một trong
số đó là sơng Hằng con sơng được người Ấn Độ coi là dịng sơng linh thiêng nhất.
Khí hậu: Nơi đây có mùa hè nóng và mùa đơng lạnh. Phía Tây Bắc sơng Ấn rất khơ nóng và
hiếm mưa, cịn phía Đơng Bắc sơng Hằng có lượng mưa rất lớn do ảnh hưởng của gió mùa.
Tài ngun: Giàu có với khống sản, gỗ và đá, …
=> Đánh giá: Điều kiện tự nhiên rất phù hợp với cuộc sống của con người, thuận lợi cho
việc phát triển nghề trồng lúa, trồng bông, mía và các cây ăn quả và cho sự ra đời của một nền
văn minh lớn, xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại.
b. Miền Nam.
Địa hình: Trong khi miền Bắc là vùng đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ thì miền Nam lại là vùng
đất đai khô cằn, chủ yếu là các cao nguyên. Núi Vindya kéo dài thành các cao nguyên Decan
bao gồm gần như toàn bộ miền Nam Ấn Độ với rừng rậm chiếm phần lớn diện tích. Hai dãy
nũi Đông Gat và Tây Gat chạy dài dọc theo 2 mặt đông, tây ven bờ biển. Khu vực duyên hải
hẹp và dài vên biển miền nam có địa hình thuận lợi hơn nên tập trung đơng dân cư.
Sơng ngịi: Sơng lớn nhất là sơng Nác - ba - đa, các con sông thường cao, dốc, mực nước
không ổn định, chảy giữa các cao nguyên với giá trị phù sa nghèo nàn.
Khí hậu: Nóng bức quanh năm với nền nhiệt độ trung trên 40 độ C, lượng mưa vô cùng ít ỏi.
=> Đánh giá: Điều kiện tự nhiên miền Nam Ấn Độ rất khó khăn cho sự phát triển cuộc cống
của con người. Sự khắc nghiệt của tự nhiên in đậm dấu ấn trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ.


Tổng kết: Điều kiện thiên nhiên của Ấn Độ tương đối phức tạp, vừa có núi non trùng điệp,
lại vừa có nhiều đồng bằng rộng lớn và trù phú, có những vùng ẩm thấp mưa nhiều, có vùng
lại khơ khan cằn cỗi… Chính điều kiện tự nhiên như vậy đã giúp cho Ấn Độ sớm phát triển
nền kinh tế tiểu nơng. Họ khơng chỉ có điều kiện thuận lợi trong việc trồng trọt mà chăn ni
cũng có nhiều lợi thế để đi lên. Họ ni được trâu, bị, cừu, dê, lạc đà, ngựa, lợn và nhiều loại
gia súc khác nữa. Đặc biệt, người Ấn Độ là một trong những bộ tộc đầu tiên thuần dưỡng được
voi, dùng voi để kéo gỗ, chở hàng và đi đánh trận. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì
điều kiện tự nhiên cũng mang lại khơng ít khó khăn cho cư dân Ấn Độ đặc biệt trong việc giao

lưu với bên ngoài bằng đường bộ.
Câu 3: Hãy phân tích những đặc điểm của văn minh phương Đông cổ - trung đại. 💕
1.Văn minh phương Đơng được hình thành gắn liền với các dịng sơng lớn:
Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông thời cổ đại,
như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Lưỡng Hà… tất cả
đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn. AC gắn liền với con sông Nin, ÂĐ là sông Ấn
và Hằng, TQ là sơng Hồng Hà.
Ngồi ra, nền Văn minh sơng Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được hình thành trên lưu
vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã.
2- Văn minh cổ đại phương Đơng được hình thành trên nền nông nghiệp lúa nước
Với Ai Cập, từ thời kỳ sơ khai, nền nông nghiệp đã bắt đầu xuất hiện với công cụ sản xuất đều
làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu; người ta chỉ biết xới đất lên rồi
gieo hạt giống. Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên đã được thu hoạch một cách đều đặn.
Với Lưỡng Hà, ngay từ đầu, nền kinh tế nông nghiệp cũng khá phát triển. Do được phù sa bù
đắp từ hai con sông Tigơrơ và Ơphơlat, đất đai ở khu vực này rất màu mỡ, dày đặt thích hợp
cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Vì khí hậu Lưỡng Hà nóng và khơ nên lượng mưa hằng
năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được
nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người.
Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có được nền văn minh lúa nước. Ở Ấn Độ, các vị
Vua vẫn được xem là người sở hữu tối cao về ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận hình thức
chiếm hữu tư nhân. Cây lúa nước vẫn được xem là cây trồng chính của cư dân Ấn Độ. Sự xuất
hiện của nàng Sita trong bộ sử thi Ramayana đã minh chứng cho điều này.
3. Nhà nước được hình thành từ rất sớm với thiết chế chính trị quân chủ chuyên chế
Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nơ lệ – xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát
triển của nhân loại – tương đối sớm. Nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trị
chủ đạo. Khi nơng nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội
sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước
phương Đơng cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ
thứ IV TCN mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập
trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo, kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối.

Các nhà nước chiếm hữu nơ lệ p Đơng đã làm nịng cốt cho nhân dân xây dựng, phát triển
được những nền văn hoá đa dạng, độc đáo, với nhiều thành tựu rực rỡ về chữ viết, văn học


nghệ thuật, khoa học tự nhiên, triết học, v.v. và hàng loạt những cơng trình văn hố vật chất đồ
sộ vẫn sống mãi với thời gian. Những thành tựu văn hoá rực rỡ ấy đã làm cho các quốc gia cổ
đại phương Đông trở thành những trung tâm của các nền văn minh thế giới cổ đại.
Vào những năm cuối cùng TCN hoặc những năm đầu cơng ngun, nhìn chung các quốc gia
phương Đông đều kết thúc chế độ nô lệ và lần lượt chuyển sang xã hội phong kiến.
4. Văn minh phương Đơng được hình thành có phần chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng –
tơn giáo
Khơng chỉ gắn liền với những yếu tố văn hố mang “tính vật chất” phục vụ trực tiếp đời sống
thường nhật của con người, tính chất nơng nghiệp – nơng thơn của văn minh phương Đơng
cịn được biểu hiện ở các tín ngưỡng-tơn giáo và sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của
khu vực.
Nói đến phương Đơng, người ta khơng thể không nhắc đến những nền văn minh nổi tiếng như
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, không thể không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật
giáo, Hinđu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa mang màu sắc phương Đơng. Trong số các
loại tín ngưỡng tồn tại ở phương Đơng, phổ biến nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Điều
này hồn tồn có cơ sở bởi sản xuất nơng nghiệp, Gắn liền với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là
hàng loạt các lễ hội nông nghiệp như lễ hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền,
lễ tịch điền, lễ hội mừng được mùa.
Ở Ai Cập cổ đại, tơn giáo giữ một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cư
dân nước này, vì tơn giáo đã thâm nhập vào mọ lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Mặc dù quốc
gia Ai Cập được hình thành từ rát sớm, song xã hội Ai Cập phát triển hết sức chậm chạp,
khiến cho Ai Cập trong một thời gian dài còn giữ lại nhiều tín ngưỡng tơn giáo ngun thủy.
Với cư dân Lưỡng Hà, họ theo đa thần giáo mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Một
trong những nét đặc sắc của tơn giáo ở Ấn Độ đó là sự gắn kết lẫn nhau giữa triết học và tôn
giáo, mặc dù đây là hai lĩnh vực khác nhau. Ở Ấn Độ, tư tưởng tôn giáo nổi bật hơn triết học.
Ấn Độ là q hương của nhiều tơn giáo, trog đó quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là

đạo Hindu và Phật giáo, ngồi ra cịn có đạo Sikh, đạo Jain. Trung Quốc cổ đại, ngay từ thời
Xuân Thu-Chiến Quốc, các học thuyết tư tưởng lần lượt xuất hiện và nó đã đặt nền móng cho
các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia,
Pháp gia, trong đó quan trọng nhất là phái Nho gia và Pháp gia.
5. Ở p Đông, ngay từ rất sớm đã xuất hiện sự “giao thoa” giữa các nền văn minh lớn
Dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù thời gian hình thành nên xã hội có giai cấp và nhà nước khác
nhau, nhưng ngay từ rất sớm, các quốc gia cổ đại phương Đơng đã có sự giao lưu với nhau
trên nhiều lĩnh vực như kinh tế-văn hóa. Xuất phát từ đặc điểm riêng vơ cùng thuận lợi về vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên của phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Đông đã bắt đầu
có ý thức về việc mở rộng giao lưu buôn bán với nhau, thông qua cả đường thủy lẫn đường bộ.
Qua việc giao lưu kinh tế, sự “giao thoa” về văn hóa cũng bắt đầu xuất hiện, những cái hay cái
đẹp đều được truyền bá cho nhau và rất nhanh chóng, chúng được tiếp nhận và phổ biến ra các
khu vực khác
Câu 4: Hãy phân tích điều kiện ra đời và những đặc điểm cơ bản của nền văn minh Hy
Lạp – La Mã cổ đại.


1. Diều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã
a) Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp
* Địa lý và dân cư:
- Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, nó gồm miền
Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á. Trung
tâm của thế giới Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng.
- Đất đai Hy Lạp khơng được phì nhiêu, khơng thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa
hình lại cịn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều
vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây cịn có nhiều khống sản lại tương
đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc...Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển
về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của
kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cố, nhưng
những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều

điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng
(Acheen), Đôriêng (Dorien)...Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc
của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen
(Hellenes) và gọi đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp .
b) Điều kiện hình thành nền văn minh La Mã.
- Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như một chiếc chân
người chìa ra Địa Trung Hải.
- Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, trong
lịng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại khơng bị
chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng
thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có
điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đơng.
- Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống
trên đồng bằng latium được gọi là người Latinh (Latin), ngồi ra cịn có một số nhỏ người gốc
Gơloa, gốc Hy Lạp.
c) Chính trị-xã hội
Vào thời kì nhà nước sơ khai, cư dân cổ ở vùng đất Hi Lạp đã tạo dựng được nền văn minh cổ
đầu tiên, gọi là Crét - Mi-xen
Từ TKVIII TCN, ở Hi Lạp đã hình thành quốc gia thành bang (còn gọi là thị quốc) phát triển
chế độ dân chủ chủ nô
Đến TK IV TCN, Ma-xê-đô-ni-a xâm chiếm và thống trị Hi Lạp; văn minh Hi Lạp được
truyền bá rộng rãi sang p Đông qua các cuộc chiến tranh
Đến năm 146 TCN, HL bị sáp nhập vào ĐQ La Mã. Nhà nước LM ra đời muộn hơn, không
ngừng mở rộng lãnh thổ, phát triển thành đế chế vào TK I TCN và tồn tại đến TK V.
Về xã hội, Hi Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp trong đó hai giai cấp đối
kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ


-


-

-

-

-

-

Câu 5: Điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
từ thế kỉ XV đến XVI. Kể tên một số cuộc phát kiến tiêu biểu và qua đó làm rõ kết quả,
hệ quả của nó.
1. Điều kiện cần và đủ để tiến hành
Do sự phát triển KH-KT (thuyết TĐ hình cầu đã xh khi đang có thuyết TĐ hình vng)
Sự xuất hiện của la bàn (lần đầu xh ở TQ) sau đó được tiếp thu và phát triển thành la bàn khơ
Trình độ và kĩ thuật đóng tàu của người châu Âu đạt đến bước tiến vĩ đại
Sau khi tranh chấp với Ý, người Ả Rập ở châu Âu xuất hiện thủy thủ gan dạ, hiếu chiến và
kinh nghiệm đặc biệt là đoàn thủy thủ của BĐN và TBN (2 nước này cũng là nước đầu tiên mở
đại học học tập về hàng hải)
Chế độ phong kiến chuyên chế khiến các nhà hàng hải có hậu thuẫn (thường là các ông vua
đứng đầu vừa có đủ tiềm lực vừa đủ tiềm lực vừa có đủ uy quyền để quyết tâm đầu tư cho
những chuyến thám hiểm vĩ đại “đại tốn kém và nhiều bất trắc”)
2. Cuộc phát kiến địa lý
Những cuộc phát kiến địa lý của TBN
+, Năm 1492, C.Côm-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cuba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về TBN, ông được phong làm phó vương Ấn Độ
và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn
Độ. Cuộc hành trình của Cơ-lơm-bơ là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lý
+, Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Đồn tàu đi vịng qua điểm cực nam châu Mĩ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng)
tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ơng bị thổ dân
giết chết. Đồn của ơng tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-dắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít
Những cuộc phát triển của BĐN
+, BĐN là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển
+, Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo
bờ biển châu Phi
+, Năm 1487, B.Đi-a-xơ đi tới mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lại,
đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về
sau được đổi thành mũi Hỏa Vọng
+, Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc với 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi
và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (5/1498). Về sau, ơng được phong phó vương
ẤĐ
3. Kết quả
Tìm ra con đường mới sang p Đơng (2 con đường)
+, Vịng qua phía Tây-Đơng Phi-Ấn Độ
+, Vịng qua ĐTD châu Mĩ-TBD-Đơng Á, ĐNA-tiếp xúc với TQ
Thị trường TG được mở rộng đột ngột có ý nghĩa đặc biệt trong sự kích thích sự phát triển
kinh tế, lần đầu thị trường TG liên kết giữa các khu vực
Tìm đại lục mới, rộng lớn C Mĩ, giàu có và nguyên sơ dẫn đến làn sóng cướp phá, khai thác
Khám phá sâu hơn nữa vào C Phi


-

-

4. Hệ quả
Trung tâm thương mại TG từ ĐTH sang p Đông của ĐTD (Pháp->TBN, BĐN) từ đây mạng
lưới thương mại tỏa khắp TG -> Tây Âu bước lên vũ đài trở thành trung tâm kinh tế-chính trị

TG là điểm tập kết văn minh nhân loại
Bùng nổ trung tâm thành thị, trung tâm thương mại
Trật tự châu Âu thay đổi (các nước ĐTH-> các nước khu vực Tây Âu-> trung tâm TG đi tiên
phong chinh phục thế giới)
Cuộc CM giá cả bùng nổ (định giá bằng vàng, bạc) vàng còn nhiều hơn số lượng sản phẩm
Hệ thống thuộc địa hình thành và ngày càng mở rộng, cuộc chiến tranh giành và cướp phá
thuộc địa ngày càng khốc liệt (châu Mĩ-Phi-Á trở thành đối tượng bị thơn tính, cịn đắm chìm
trong tối tăm lạc hậu) Cuối thế kỉ 19 trên TG khơng cịn mảnh đất trống nào đối với CNTD
Câu 6: Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và dân cư của khu vực Lưỡng Hà cổ đại.
Những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của lịch sử - văn minh
khu vực Lưỡng Hà? 💕
Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, LH phát triển với sự ra đời của
nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên ls LH triền miên những cuộc chiến
tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả cư dân LH cổ đại đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo và có những
đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại
Hai con sơng lớn T (2000) và E (2800km) có vai trị rất quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển các quốc gia tại khu vực này. T&E như 2 chị em song sinh uốn lượn song song trên
đồng bằng Mesopotami. Cung cấp lượng phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng lúa mì,
lúa mạch dẫn đến phát triển kinh tế nơng nghiệp
Lưỡng Hà có địa hình bằng phẳng, ít núi non hiểm trở, khơng có biên giới tự nhiên nên giao
thông thuận lợi đồng thời chiến tranh cũng xảy ra liên miên dẫn đến sự pha trộn giữa các nền
văn hố khác nhau.
Khí hậu khắc nghiệt, hè nắng cháy ở phương Nam, mùa đông lạnh đặc biệt ở phương Bắc. Về
tài nguyên, Lưỡng Hà hiểm đá quý và kim loại, nhưng lại có đất sét rất tốt. Đất sét được dùng
làm gạch sống, gạch nung, gạch men và vách trộn rơm trong nhà dân gian, là nguyên liệu
chính cho ngành kiến trúc và là chất liệu để viết.
Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy nên khi cơng cụ sản xuất cịn tương đối thơ sơ, kinh
tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển do đã sớm bước vào xã hội văn minh.
Dân cư
Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume. Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà

vào khoảng thiên niên ki IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên nhiều thành bang như Ua, Eridu,
Lagat, Uruc...
Thiên niên kỷ III TCN, người Áccat, người Amorit, một nhánh của tộc Xêmit đã lần lượt lập
nên quốc gia Accat, quốc gia cổ Babilon nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Ngoài
ra, nhiều tộc người khác xâm nhập Lưỡng Hà, các tộc người đồng hóa với nhau làm cho thành
phần cư dân ở đây phức tạp.
Câu 7: Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại có đặc điểm gì? Những đặc điểm này có ảnh
hưởng như thế nào tới sự phát triển của lịch sử -văn minh Ai Cập cổ đại? 💕♍


Điều kiện tự nhiên và dân cư
+ Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, là một thung lũng dài, hẹp nằm dọc theo lưu vực sông
Nin. Sông Nin cực kỳ quan trọng đối với đời sống kinh tế và sinh hoạt của cư dân Ai Cập,
cung cấp nước và tạo nên dải đồng bằng phù sa màu mỡ, nhất là vùng tam giác Hạ Ai Cập.
Sông Nin tạo điều kiện cho người Ai Cập sớm bước vào xã hội văn minh và ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sông cư dân, nên người ta nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Ai Cập tương
đối cách biệt với thế giới bên ngoài, sự cách biệt này do biên giới tự nhiên tạo ra. Người Ai
Cập chỉ có thể tới châu Á theo đường bộ qua eo đất hẹp Sinai (sau này kênh đào Xuyê được
xây dựng qua eo đất này)
Đông giáp biển Đỏ, ngăn cách Ai Cập với châu Á
Tây là sa mạc Libi, khơ nóng
Nam là vùng rừng núi Nubi rậm rạp
Bắc: biển Địa Trung Hải
Sự cách biệt với bên ngoài tạo nên đặc trưng riêng của văn hố AC (tương đối đóng kín).
Tài ngun khống sản: Ai Cập có nhiều khống sản như đồng, vàng, bạc và rất nhiều mỏ đá
vơi. Đó là ngun liệu để làm công cụ sản xuất và vật liệu xây dựng. Các Kim tự tháp đều xây
dựng bằng nguồn vật liệu đá sẵn có.
AC nằm trên vùng nhiệt đới nên dọc AC là hệ thống sa mạc bắt đầu từ sa mạc Sahara. Tuy
nhiên, nhờ sông Nile và nguồn nước vào mùa mưa nên khơng khơng bị sa mạc hóa và có khá
nhiều tài nguyên thiên nhiên và động thực vật phong phú, thuận lợi cho nơng, ngư nghiệp

Có nhiều loại đá quý dọc thung lũng sông Nile như hoa cương, huyền vũ,... tao nên đặc trưng
AC tất cả các cơng trình kiến trúc đều bằng đá
Sậy Papyrut để làm nhà ở, làm giấy
Cư dân cổ đại của AC là các bộ lạc Libi. Sau đó là các bộ lạc Ha-mít đến từ Tây Á tràn vào
chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nile tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc
Câu 8: Anh (chị) hãy làm rõ: Hoàn cảnh ra đời, nd tư tưởng cơ bản của Phật giáo.
Hoàn cảnh ra đời
Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dịng tư tưởng chống đạo Bàlamơn.
Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy.
“Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama, sau khi thành Phật được đệ
tử tơn xưng là Thích ca Mâuni, con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân núi Hymalaya,
miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay.
Năm 29 tuổi, Xitđácta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài
người. Đến năm 35 tuổi, Xitđácta nghĩ ra cách giải thích bản chất của mọi khổ đau, cho rằng
tìm được con đường cứu vớt. Từ đó, ơng được gọi là Buddha, ta quen gọi là Phật hoặc Bụt.”
Về niên đại của Phật, hiện nay đang có những ý kiến khác nhau. Có 1 số người cho rằng Phật
sinh năm 563 và mất năm 483 TCN; một số người khác thì cho rằng Phật sinh năm 624 và mất
năm 544 TCN. Tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỉ nguyên Phật giáo.
ND:


Nội dung chủ yếu được tóm tắt trong câu nói của Phật: "Trước đây và ngày nay ta chỉ lí
giải và nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ". "Cũng như
nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt".
Chân lí "tứ diệu đế" nghĩa là 4 chân lí thánh. Đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
- Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Theo Phật, con người có tám nỗi khổ: sinh, lão, bệnh,
tử, gần kẻ mình khơng ưa, xa người mình u, cầu mà không được, giữ lấy 5 uẩn.
- Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Chủ yếu là luân hồi, mà nguyên nhân
của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lịng ham muốn. Ham muốn khơng dứt thì
nghiệp khơng dứt, nghiệp khơng dứt thì luân hồi mãi mãi.

- Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là luân hồi, vì
vậy muốn diệt khổ thì phải chấm dứt luân hồi. Muốn chấm dứt luân hồi thì phải chấm
dứt nghiệp. Đó là một món nợ truyền từ kiếp này sang kiếp khác do lòng ham muốn tạo
nên, do đó nói vắn tắt muốn chấm dứt luân hồi thì phải trừ bỏ hết mọi ham muốn.
Một khi đã chấm dứt được luân hồi thì sẽ được yên tĩnh, thanh thản, sáng suốt và như vậy
đã đạt tới cảnh giới Niết bàn
- Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện việc diệt khổ.
Con đường đó gọi là "bát chính đạo"
Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới). Trong đó, giới luật
"khơng sát sinh" là khơng được giết người, cịn giết các động vật thì luật cấm không khắt
khe lắm.
Về thế giới quan, nội dung cơ bản là thuyết duyên khởi, chữ nói tóm tắt câu "chư pháp do
nhân duyên nhi khởi" nghĩa là "các pháp đều do nhân duyên mà có".
Học thuyết Phật giáo giải thích rằng duyên khởi do tâm mà ra. Tâm là nguồn gốc của duyên
khởi thì cũng là nguồn gốc của vạn vật.
Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật đạo Phật chủ trương "vô tạo giả" tức là khơng có
vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ.
Đạo Phật cịn nêu ra các thuyết "vơ ngã", "vơ thường".
Vơ ngã là khơng có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Vô thường là mọi sự
vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định.
Như vậy, về TG quan, tuy đạo Phật chủ trương vô thần nhưng chung quy vẫn là duy tâm
Về xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp
nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình
đẳng của một Tăng đồn.
Đồng thời đạo Phật mong muốn có một xã hội trong đó vua thì có đạo đức và phải dựa vào
pháp luật để trị nước, khơng được chun quyền độc đốn, cịn nhân dân thì được an cư lạc
nghiệp.
Như vậy, đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh
điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo
hộ, do đó khơng cần nghi thức cúng bái và cũng khơng có tầng lớp thầy cúng.

Câu 9: Hãy phân tích điều kiện ra đời và những đặc điểm cơ bản của nền văn minh Hy
Lạp – La Mã cổ đại.


Điều kiện tự nhiên :
Hi Lạp cổ đại bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng), miền đất ven bờ biển
Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa Hi Lạp có tầm quan trọng nhất trong lịch
sử Hi Lạp, chia làm 3 miền : Bắc, Trung và Nam Hi Lạp.
Miền Bắc gồm vùng rùng núi phía Tây và đồng bằng Tétxali phía Đơng, ngăn cách với miền
Trung bởi đèo Técmôphin hiểm trở
miền Trung có nhiều rừng núi chạy dọc ngang, chia cắt lãnh thổ thành nhiều khu vực địa lý
nhỏ, tách biệt với nhau, nối với miền Nam – bán đảo Pêlôpône bởi eo Côrinh ; bán đảo
Pêlôpône trù phú, với nhiều đồng bằng như Lacơni, Métxêni, Ácgơlít. Vùng đất liền ven bờ
Tiểu Á trù phú, là cầu nối thế giới Hi Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.
Bờ biển Hi lạp : phía Tây gồ ghề, lởm chởm, khơng tiện cho xây cảng, nhưng phía Đơng lại
khúc khuỷu, hình răng cưa, có nhiều vịnh, nhiều cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu
thuyền neo đậu, di chuyển. Bờ biển Tây Tiểu Á cũng thuận lợi cho tàu thuyền như vậy. Hi Lạp
có nhiều đảo trên biển Êgiê, là nơi dừng chân của các tàu thuyền, tạo cầu nối giữa lục địa Hi
Lạp với miền Tiểu Á. Khi các tàu thuyền di chuyển trên biển Êgiê, khoảng cách với đất liền và
đảo luôn không lớn.
Đất đai Hi Lạp nhìn chung kém màu mỡ, chỉ có một số vùng đồng bằng không lớn lắm. Do
vậy, hoạt động trồng trọt cây lương thực khơng có điều kiện như ở phương Đơng, song đất đai
đó hợp với cây Ơliu lấy dầu và cây nho làm rượu. Đất đai một số vùng lại phù hợp cho việc
sản xuất đồ gốm tốt, trong khi khoáng sản phong phú, như đồng, sắt, bạc, vàng…cùng nhiều
rừng gỗ quý.
Điều kiện tự nhiên đó tạo nên khuynh hướng phát triển kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán
bằng đường biển hơn là làm nông nghiệp của cư dân. Khuynh hướng này là cơ sở của nền văn
minh có nhiều điểm khác biệt so với phương Đơng. Mặt khác, điều kiện đất đai cũng khiến
cho việc canh tác gặp khó khăn, nên chỉ tới thời đại đồ sắt, cư dân nơi đây mới tạo được sự
chuyển biến mạnh trong sản xuất. Do vậy, nền văn minh xuất hiện muộn so với phương Đông,

trừ trường hợp văn minh Cret-Myxen, nền văn minh biển – đảo, có nhiều nét giống với văn
minh phương Đông cổ đại.
Dân cư cổ nhất của thế giới Hi Lạp là cư dân đã sáng tạo nên nền văn minh Cret-Myxen,
khoảng thiên niên kỷ III – II TCN, trên đảo Cret, một vài đảo khác và vài vùng đất của lục địa
Hi Lạp.
Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người Hi Lạp thuộc ngữ hệ Ấn – Âu
từ phía Bắc – hạ lưu sông Đanuýp xuống bán đảo Ban Căng và các đảo trên biển Êgiê. Quá
trình này kéo dài hơn 1000 năm, kết thúc với việc cư dân Hi Lạp chinh phục và định cư ở đây
(người Đôrien định cư ở bán đảo Pêlơpơne, đảo Cret và vài hịn đảo nhỏ ở nam Êgiê ; người
Iônien ở vùng đồng bằng Attich, đảo Ôbê và ven bờ tây Tiểu Á ; người Akêen chủ yếu định cư
ở miền Trung Hi Lạp ; người Êôlien ở Bắc Hi Lạp, một số đảo trên biển Êgiê và ven bờ Tiểu
Á). Họ xây dựng nên các thành bang trong lịch sử, cùng tự nhận chung nguồn gốc (thần Hêlen
- Hellene, gọi quốc gia là Henlát - Hellas), cùng chung tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng


Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc cổ trung đại về chữ viết và văn học.
1. Chữ viết
- Đến đời Thương, chữ viết Trung Quốc mới ra đời: văn tự giáp cốt (được khắc trên mai rùa,
xương thú - chủ yếu là xương quạt của bò). Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1899 tại di
chỉ Ân Khư. Đây là loại chữ tượng hình
Trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh (gắn liền
với hình vẽ có một âm tiết để biểu đạt hình vẽ)
Ở di chỉ Ân Khư người ta phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt
(khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ).
Thời Tây Chu, xuất hiện chữ kim văn (chung đỉnh văn) (chữ viết trên chuông đỉnh). Do việc
phân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh
đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.
Thời Tây Chu còn một loại chữ viết nữa gọi là thạch cổ văn (chữ viết trên đá) Ngoài ra, chữ
viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre. Các loại chữ viết này gọi chung là chữ “đại
triện”, hay “cổ văn”.

- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do chiến tranh, đất nước chia cắt nên chữ viết cũng không
thống nhất.
- Tần: Tần Thuỷ Hoàng giao cho Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của
các nước khác tạo thành chữ tiểu triện.
Đây là cơ sở chữ Hán sau này.
- Sang thời Hán, xuất hiện chữ lệ (yếu tố tượng hình ít hơn chữ triện), là giai đoạn quá độ để
phát triển thành chữ chân (tức chữ Hán ngày nay)
2. Văn học
a. Thời cổ đại
Trung Quốc có hai tác phẩm nổi tiếng là Kinh Thi và Sở Từ.
- Kinh Thi: là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học sớm nhất trong lịch sử Trung
Quốc. Đó là cơng trình sáng tác tập thể của rất nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ khác nhau,
trong đó phần lớn là của nhân dân lao động. Kinh Thi là tập thơ gồm nhiều bài thơ được sưu
tầm, do Khổng Tử chỉnh lý (gọi là Thi). Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được
gọi là Kinh Thi. (Tập Thi được đặt vào hàng kinh điển của Nho gia).
Kinh Thi có tất cả 305 bài, chia làm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng. Trong 3 phần đó, Quốc Phong
có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhất. Nó thể hiện tính hiện thực, phản ánh cuộc sống giàu
sang phú quý của quý tộc, đối lập với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động.
Kinh Thi vừa là tác phẩm văn học có giá trị vừa là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội
Trung Quốc đương thời, ngồi ra nó cịn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục
tư tưởng.
Khổng Tử đánh giá rất cao về Kinh Thi: “Các trị sao khơng học Thi? Thi có thể cảm phát tâm
trí làm cho người ta phấn khởi, có thể nhận xét thấy rõ những điều hay dở của bản thân mình,
có thể biết cách sống chung với quần chúng, có thể biết cách xử trí khi gặp cảnh ốn hận. Gần


có thể ăn ở hết lịng hết sức với cha mẹ, xa có thể một lịng một dạ với qn vương. Cịn biết
thêm nhiều tên chim mng cây cỏ” (Luận ngữ, thiên Dương Hố
Về sau Tần Thuỷ Hồng chủ trương pháp trị đã ra lệnh đốt Kinh Thi. Kinh Thi hiện nay còn
gọi là Mao Thi (do họ Mao đứng ra chép lại).

- Sở Từ: là những bài dân ca của nước Sở và những sáng tác của Khuất Nguyên – nhà thơ, nhà
yêu nước sống ở nước Sở vào khoảng thế kỷ IV – III TCN). Đây là tập thơ khá dài gồm 5
chương
b. Thời phong kiến:
Trung Quốc có kho tàng văn học rất phong phú với nhiều thể loại: thơ, phú, từ, kịch, tiểu
thuyết
* Thơ Đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc. Trong gần 30 năm tồn tại, thời
Đường đã để lại tên tuổi của hơn 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
Không những có số lượng rất lớn mà thơ Đường cịn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ
thuật.
Thơ Đường có hai loại chính: thơ ngũ ngơn (mỗi câu 5 chữ) và thơ thất ngôn (mỗi câu 7 chữ)
Trong mỗi loại đó, có 3 thể: cổ phong, luật thi và tứ tuyệt
Cổ phong: thơ tự do, chỉ cần có vần, không giới hạn số chữ số câu
Luật thi: thơ 8 câu, 4 hoặc 5 vần, mỗi câu 5 hoặc 7 chữ, luật bằng trắc đối nhau giữa các chữ
trong câu 3-4, câu 5-6, các câu 3 và 2,5, câu 4 và 6,7 phải đúng niên (cùng một luật bằng
trắc)
Tứ tuyệt: thơ 4 câu, tuân theo luật bằng trắc, nhưng không đối cũng được
Một số tác giả nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật,
phong cách cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng rất
lớn đến thơ ca Việt Nam thời trung đại.Kịch
Hình thức văn học tiêu biểu nhất thời Nguyên, các nhà biên kịch đã sáng tác được khoảng 500
kịch bản, lưu truyền đến nay chỉ còn hơn 100 vở. Những tác giả tiêu biểu: Quan Hán Khanh
với tác phẩm “Đậu Nga oan” (Nỗi oan của nàng Đậu Nga), “Bái nguyệt đình” (Nhà đón trăng)
…; Vương Thực Phủ với tác phẩm “Tây sương ký” (Mái tây) Tiểu thuyết Minh – Thanh
Là thể loại văn học bắt đầu xuất hiện và phát triển nhất ở thời Minh – Thanh. Được hình thành
dựa trên cơ sở những câu chuyện kể rong, sau đó được các nhà văn tập hợp lại viết thành tiểu
thuyết có chương, có hồi. Những tác phẩm nổi tiếng như: Thuỷ Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc
chí (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngơ Kính Tử), Hồng
Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)




×