Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương Lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH
1. Phương pháp nghiên cứu LSVM:
1.1. Khái niệm cơ bản:

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, nói cách khác là s ự ghi chép l ại quá kh ứ.
- Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh th ần mà con người đã sáng t ạo ra

trong quá trình lịch sử (từ khi con người xuất hiện trên trái đất).

- Văn là đẹp, minh là sáng, văn minh tức là trạng thái được khai hóa làm thoát khỏi tr ạng

thái nguyên thủy, tức là sự tiến bộ của loài người v ề cả vật ch ất và tinh th ần t ừ khi
nhà nước xuất hiện. Có thể nói tiến bộ là một thuộc tính cơ bản của văn minh và văn
minh xuất hiện kể từ khi có nhà nước. Văn hóa có trước, văn minh có sau.
- Thế giới là khái niệm dùng để chỉ không gian mang tính toàn cầu, có quy mô trên trái
đất này. Vì vậy, văn minh thế giới là những tiến bộ nằm trên phạm vi trái đất, không
kể đến những nền văn minh ngoài trái đất.
- Vậy LSVMTG là một phân ngành của khoa học lịch s ử có đ ối tượng nghiên c ứu là nh ững
thành tựu đỉnh cao thể hiện sự tiến bộ của con người và xã h ội loài ng ười k ể t ừ khi
nhà nước xuất hiện đến nay, thể hiện ở cơ sở hạ tầng và ki ến trúc th ượng tầng c ủa
xã hội.
1.2.
Phương pháp luận của chủ nghĩa MLN:
- Phương pháp duy vật biện chứng có đặc trưng là coi một sự vật hay một hiện tượng
trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan h ệ v ới các s ự v ật và
hiện tượng khác.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của ch ủ nghĩa
duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào vi ệc nghiên cứu đ ời s ống xã h ội
và lịch sử nhân loại, nó lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người b ằng s ự phát tri ển
của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khi ến quan h ệ s ản xu ất cũng thay
đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan h ệ s ản xu ất đó


cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã h ội đó cũng thay đ ổi kéo
theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị.
1.3.
Phương pháp của khoa học lịch sử:
LSVM còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử như sau:
- Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của s ự v ật,
hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng di ễn ra (quá
trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự ki ện, hiện tượng lịch
sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc l ộ bản ch ất, tính tất y ếu
và quy luật vận động và phát triển khách quan của s ự ki ện, hi ện t ượng l ịch s ử đang
“ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
 Hai phương pháp này giúp nhà khoa học mô t ả l ịch s ử c ủa các s ự v ật, hi ện t ượng,
từ đó đi đến vạch ra bản chất, quy luật phát triển của chúng. N ếu ph ương pháp
lịch sử có nhiệm vụ khôi phục bức tranh quá khứ sinh đ ộng và phong phú c ủa
hiện thực thì phương pháp logic sẽ có nhiệm v ụ đi tìm cái logic, cái t ất y ếu bên


-

-

o
o
o
o
o

trong “bức tranh quá khứ” đó để vạch ra b ản ch ất, quy lu ật v ận đ ộng, phát tri ển
khách quan của hiện thực.

Phương pháp lịch đại cho phép nghiên cứu quá khứ lần theo các giai đoạn phát
triển trước kia của nó. Đối với mỗi hiện tượng cũng như đối v ới m ỗi h ệ th ống đ ều
chứa đựng những yếu tố của các giai đoạn trước và các giai đoạn ti ếp sau, đã m ở ra
con đường, nhằm vạch ra khuynh hướng phát triển, cũng nh ư hi ểu rõ đ ược nh ững
việc đã qua của nó. Một trong những cách hi ểu quá khứ là d ựa vào nh ững m ối liên
hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
Phương pháp đồng đại mở ra khả năng nhận thức rộng lớn. Thực chất của nó là xác
định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng m ột th ời đi ểm (có liên quan
đến nhau). Phương pháp này giúp chúng ta bao quát được toàn v ẹn và đầy đủ quá
trình lịch sử ; so sánh được cái gì đã xảy ra trong cùng m ột th ời gian, ở các n ước
khác nhau, ở các vùng khác nhau trong m ột nước, ở các tổ ch ức đ ảng khác nhau,
cũng như so sánh các quá trình có tính chất khác nhau x ảy ra trên cùng m ột lãnh
thổ.
1.4.
Cấu trúc của nền văn minh:
 Văn minh trong tiếng Anh là “civilization”, nếu là s ố nhiều thì dùng để ch ỉ các n ền
văn mình khác nhau, còn nếu là số ít thì dùng để chỉ văn minh nói chung.
 Nền văn minh bao gồm những đặc điểm: thành tựu đỉnh cao (ti ến bộ), không
gian (địa bàn hoạt động), chủ nhân của thành tựu (C ư dân), th ời gian (quá trình
hình thành và phát triển); và được cấu tạo bởi 2 yếu tố: cơ sở hình thành và
thành tựu văn minh. CSHT và TTVM có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, CSHT làm
vững chắc TTVM, còn TTVM củng cố thêm CSHT.
 CSHT gồm 5 yếu tố:
Điều kiện tự nhiên: sinh vật (thực vật và động vật), địa hình, khí h ậu, th ổ nh ưỡng,
thủy văn. Trong đó quan trọng nhất là địa hình và khí hậu.
Cư dân: xác nhận chủ nhân của nền văn minh
Lịch sử hình thành và phát triển (trải qua bao nhiêu thời kì/giai đo ạn l ịch s ử và n ội
dung của từng thời kì)
Trình độ tổ chức và sản xuất (kinh tế)
Trình độ quản lí xã hội của nhà nước

 TTVM bao gồm 8 yếu tố:
o Chữ viết là một hệ thống kí hiệu ghi lại tiếng nói của con người, được các cư
dân trên thế giới quy định khác nhau nên hình thành những chữ viết khác nhau.
o Văn học: sử thi, thơ, kịch…
o Sử học
o Nghệ thuật: hội họa (màu sắc), điêu khắc (đường nét và ánh sáng) và ki ến trúc
(đường nét, màu sắc và ánh sáng)
o Khoa học tự nhiên: thiên văn học (một chuyên ngành chuyên nghiên cứu các
thiên thể và sự chuyển động của chúng trên bầu tr ời); lịch pháp (ph ương pháp
để tính lịch, đo đếm thời gian theo chu kì thiên văn); toán h ọc (hình h ọc, s ố h ọc,
đại số học); vật lí học; hóa học; y học
o Tín ngưỡng và tôn giáo : xuất phát từ nhu cầu muốn tìm ra, giải thích bản chất
của thế giới


Triết học – tư tưởng
Luật pháp: xuất hiện từ nhu cầu ổn định trong cộng đồng
1.5.
Ý nghĩa: Đây là con đường ngắn nhất nghiên cứu LSVM cũng như nền văn
minh một cách có hệ thống.
2. Ai Cập: Khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu khoa học r ực r ỡ, có 4
thành tựu tiêu biểu là:
2.1. Thiên văn học:
 TVH là ngành học chuyên nghiên cứu về các thiên th ể và quy lu ật chuy ển đ ộng
của các thiên thể.
 TVH của người AC cổ đại xuất phát từ nhu cầu chung nhận bi ết s ự lên xu ống
mực nước do họ là cư dân NN, qua đó họ đã phát hiện được những hiện tượng
thiên văn gắn liền với sự lên xuống của mực nước sông Nile.
 Thiên văn học ở AC phát tri ển thuận lợi là nhờ có đi ều ki ện tự nhiên đ ể quan sát
bầu trời (bầu trời trong xanh, ngày nắng nhiều, ít mưa, độ ẩm thấp, nhiệt độ

cao… ) và có những nơi cao mà những nơi khác không có đ ược (quan sát t ừ KTT)
và AC có một đội ngũ các nhà thiên văn học chuyên nghi ệ, tức là các tăng l ữ làm
công việc về tôn giáo trong các đền thờ (thần mặt trời) quan sát thiên văn, mang
tính cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác.
 Người AC về mặt tôn giáo họ tôn thờ thần Ra – Thần Mặt tr ời, vị th ần này đ ược
thờ cúng trong suốt lịch sử Ai Cập, cúng một ngày 3 lần (bình minh, chính ng ọ,
hoàng hôn).
 Có 4 thành tựu chính về thiên văn học.
o Nhận biết được các chòm sao từ rất s ớm (sao B ắc Đ ẩu), nh ận bi ết đ ược
phương Bắc.
o Trong thời kì Trung VQ người AC đã tìm ra được 12 cung hoàng đ ạo và vẽ b ản
đồ 12 cung hoàng đạo trên các vòm đền đài cổ của mình.
o Nhận biết được 5 hành tinh trong hệ mặt trời (K, M, T, H, T và TĐ quay quanh
hệ mặt trời)
o Chế tạo ra và sử dụng đồng hồ Mặt trời hoạt động bằng cách đo bóng m ặt
trời, là công cụ đơn giản nhất để tính thời gian, và sau đó là đồng hồ nước.
2.2. Lịch pháp
 Xuất phát từ nhu cầu cần nhận biết sự lên xuống của mực nước sông Nile nên
người AC đã quan sát bầu trời rất lâu để tìm ra những hiện tượng báo hi ệu.
 Từ việc quan sát đó, người AC đã phát hiện ra vào sáng mùa thu, nhìn th ấy
một ngôi sao sáng hiện lên ở đường chân trời, đó là sao Sirius – Thiên Lang, thì
nước sông Nile bắt đầu dâng lên. Chu kì của sao Sirius chính là chu kì chuy ển
động của trái đất xung quanh mặt trời. Cũng từ đó họ tính được một năm có
12 tháng, 1 tháng có 30 ngày, cộng với 5 ngày cuối năm tượng tr ưng cho 5 v ị
thần quan trọng trong thần thoại Ai Cập. Người AC còn chia 1 năm làm 3 mùa
tương ứng với nhịp mùa của sông Nile: mùa cát – mùa nước – mùa thu hoạch.
 Có thể nói, người AC là cư dân đầu tiên trên thế gi ới này bi ết t ới l ịch pháp
cũng như dùng dương lịch.
2.3. Về toán học:
2.3.1. Số học:

o
o


Người AC đã biết đến 4 phép tính cơ bản từ rất s ớm (cộng, trừ, nhân, chia),
chủ yếu là phép cộng, trừ.
 Ngoài ra, họ đã biết đến và sử dụng hệ đếm thập phân, nhưng do chưa bi ết
chữ số nên vẫn dùng kí hiệu.
 Thành tựu này đạt được xuất pháp từ nhu cầu đo đạc lại l ượng đ ất sau khi
mực nước sông Nile rút đi, đưa ruộng và đánh thuế…
2.3.2. Hình học:
 Người AC đã biết đến công thức để tính chu vi, diện tích và th ể tích c ủa các
hình cơ bản, diện tích hình tam giác, thể tích hình cầu hay th ể tích c ủa hình
tháp có đáy là hình vuông, để từ đó xây dựng nên kim tự tháp.
 Họ cũng tìm ra số pi = 3.16, đây là một c ống hiến lớn c ủa người AC c ổ đại, th ể
hiện mối tương quan giữa chu vi và chiều cao của kim tự tháp.
2.3.3. Đại số học:
 Bắt đầu phát triển ở thời kì Trung Vương Quốc và Tân Vương Quốc.
 Tìm ra được cấp số nhân, cấp số cộng và giải được các phương trình b ậc
nhất.
2.4. Y học:
 Người AC cổ đại không chỉ biết đến y học mà còn bi ết đến các chuyên khoa y
học (nội khoa, ngoại khoa, mắt, răng, dạ dày…), được ghi nhận lại trên gi ấy
papyrus và trên tường các đền đài.
 Người AC cổ đại bước đầu nêu lên những vấn đề lí luận về y học, từ đó tìm
hiểu những chức năng của các cơ quan nội tạng, ghi chép c ẩn th ận và chú ý
đến những kinh nghiệm và phương pháp chữa trị, chia làm 3 loại: ch ữa đ ược,
có thể chữa được và không thể chữa được.
 Thông qua việc ướp xác, họ đã tiếp cận với phẫu thuật nên có ki ến th ức v ề
giải phẫu học từ rất sớm, biết đến nguyên nhân bệnh tật của con người do sự

hoạt động không bình thường của mạch máu.
 Các thầy thuốc cũng biết dùng phẫu thuật để chữa một s ố bệnh.
 Ngoài ra thành tựu y học rực rỡ của người AC không th ể không k ể đ ến chính
là kỹ thuật ướp xác, tuy nhiên chỉ có người giàu và quyền lực mới được ướp
xác.
3. Ấn Độ: là mảnh đất của tôn giáo và tri ết học, ở đây 2 m ặt trên g ắn bó ch ặt chẽ
với nhau.
*Tôn giáo:
3.1. Tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy:
 Hơn nửa thế kỉ người Aryan di cư xuống bán đảo Ấn Độ do ph ải đ ối di ện v ới
nhiều hiện tượng thiên nhiên dữ dội và hoàn toàn xa l ạ nên người ta nghĩ đ ến
sự hiện diện của các lực lượng siêu nhiên và hình thành tín ng ưỡng “v ạn v ật
hữu linh”, đây là tôn giáo nguyên thủy của Ấn Độ.
 AD có 5 con vật thiêng (totem): khỉ, voi, hổ, rắn, bò.
 Người AD thờ cúng đa thần, ước tính có 333.333 vị thần.
 Trong đó quan trọng nhất là thần Lửa, là vị thần tượng trưng cho ng ười chủ
gia đình (người đàn ông trong gia đình).
3.2. Đạo Bà La Môn:



Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo h ội ch ặt
chẽ, hình thành trên cơ sở tổng hợp các tín ngưỡng dân gian trước đó.
 Đạo Bàlamôn thờ ba vị thần là Brahma (Sáng tạo), Shiva (Phá h ủy) và Vishnu
(Bảo tồn), tuy là ba nhưng vốn là một và sùng bái m ột s ố đ ộng v ật: voi, kh ỉ, đ ặc
biệt là bò.
 Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ cho ch ế đ ộ đẳng c ấp
(Varna). Trong giai đoạn này, tầng lớp tăng lữ Bàlamôn giữ vai trò chủ đ ạo thao
túng xã hội và nhà nước.
 Kinh Veda là bộ kinh chính thức của tôn giáo này.

 Tôn giáo này phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ, nh ưng khi đ ạo Ph ật xu ất hi ện (th ế k ỷ
VI tr.CN) thì đạo Bàlamôn bị suy yếu trong một thời gian dài.
3.3. Đạo Phật:
 Đạo Phật là một sản phẩm của xã hội Ấn Độ khoảng nửa đầu th ế k ỉ I TCN, ra đ ời do
tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.
o Kinh tế: Sản xuất phát triển, xã hội AD bị phân hóa mạnh mẽ, nhân dân lao đ ộng
AD bị phá sản ngày càng nhiều, khiến họ phần lớn bị biến thành nô l ệ, thêm vào
đó là nô lệ chiến tranh, một bộ phận thì gi ữ được v ị trí của mình nh ưng ph ải tr ở
thành những người ăn xin.
o Xã hội: Khi đời sống nhân dân ngày một khốn cùng, đạo BLM được c ủng c ố, giáo lí
luật lệ ngày càng chặt chẽ, nghi lễ cúng bái ngày càng ph ức t ạp. T ầng l ớp BLM
ngày càng được củng cố, đẳng cấp ngày một ăn sâu vào xã h ội AD. Ng ười dân AD
ngày càng oán ghét những kẻ bóc lột họ, trước hết là Brahma và ch ế đ ộ đ ẳng c ấp
của BLM.
 Từ đó, trong xã hội bắt đầu xuất hiện những trào l ưu tư tưởng có đi ểm chung là
chống lại BLM trực tiếp hoặc gián tiếp, PG là một trong những trào lưu tư tưởng
ấy.
 Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Phật là Thái tử T ất Đ ạt Đa (hay còn g ọi là
Phật Thích Ca Mâu Ni) (624 – 544 TCN), thọ 80 tuổi, hoàng tử n ước Kapilavastu,
đông bắc Ấn Độ. Năm 29 tuổi, hoàng tử xuất gia đi tu. Năm 35 tu ổi, ông đã nghĩ ra
được cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn g ốc của m ọi khổ đau và cho r ằng
đã tìm được con đường cứu vớt, giải thoát.
 Phật cho rằng không có gì tồn tại vĩnh viễn, m ọi v ật đ ều v ận đ ộng bi ến đ ổi không
ngừng = “vô thường”, đơn vị chỉ những gì nhỏ nhất là “Sát na”.
 Chính vì không gì tồn tại vĩnh viễn nên không có bản ngã của con ng ười: “vô ngã”.
 Chú trọng nghiệp báo (karma) và luân hồi, nhấn mạnh tính nhân quả.
 Hòn đá tảng của học thuyết của Phật giáo là “Tứ diệu đế” (4 chân lí kì diệu)
o Thứ nhất là khổ đế, xác định thế nào là sự khổ = là những điều mà con người
không được toại nguyện trong cuộc sống.
o Thứ hai là tập đế, chân lý về những nguyên nhân gây nên sự khổ, ch ỉ ra những

nguyên nhân tạo nên sự khổ (tham, sân, si)
o Thứ ba là diệt đế, chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ, là nh ận th ức c ần thi ết ph ải
loại bỏ sự khổ ra khỏi cuộc sống con người, cũng chính là loại tr ừ những
nguyên nhân tạo nên sự khổ.



Thứ tư là đạo đế, chân lý về con đường diệt khổ, con đường đó gọi là Bát chánh
đạo hiểu khái quát là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của sự giác ngộ ấy chính là để vươn đến ni ết bàn (tr ạng thái
hoàn toàn thoát khỏi tham, sân, si) và thành Phật.
Phật giáo cho rằng đẳng cấp xã hội và nguồn gốc xuất thân không phải là đi ều
kiện để cứu vớt con người (tư tưởng bình đẳng).
Học thuyết Phật giáo nguyên thủy chỉ khuyên con người phải biết từ bỏ ham
muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không th ừa nhận th ần
linh hay Thượng đế, do vậy không cần nghi thức cúng bái, hiến sinh và t ầng l ớp
thầy cúng.
Ngoài ra còn có các thuyết quan trọng khác như thuyết duyên khởi, vô tạo gi ả…
Tam Tạng Kinh Điển gồm có 3 phần luật, lệ, hình, là những lời gi ải đáp của Ph ật về
thế giới xung quanh.
Quá trình truyền bá của đạo Phật gắn liền với 4 kì đại hội Phật giáo.
Đạo Phật ra đời trong thời điểm hưng thịnh của BLM và chế độ đẳng cấp nhưng
nhờ giáo lí đề cao lòng từ bi của con người, chống l ại định ki ến đ ẳng c ấp, v ới tinh
thần bác ái, ĐP đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo dân AD (từ vua chúa cho
đến thần dân). Sau khi Phật tịch, giáo lí đạo Phật đã được sưu tập, ch ỉnh lí và h ệ
thống rồi hoàn chỉnh kinh Phật thông qua 4 kết tập kinh đi ển Phật giáo.
o ĐHKT lần thứ I: diễn ra một thời gian ngắn sau khi Đức Ph ật viên t ịch, t ập trung
nhớ và ghi chép lại lời của Phật và cho ra đời phần Kinh tạng, Lu ận T ạng và Lu ật
Tạng, có sự tham gia của 500 vị A La Hán.
o ĐHKT lần thứ II: diễn ra khoảng 100 năm sau đại h ội l ần th ứ nh ất., được tổ

chức để giải quyết một tranh cãi nghiêm tr ọng về “mười đi ều”. Điều này đề cập
đến một số tu sĩ phạm phải mười giới khinh. Vì hội thảo bàn luận về gi ới lu ật
nhiều giờ hơn kinh, luận cho nên thời kết tập Tam Tạng l ần th ứ hai này đ ược
gọi là thời kỳ mang tư tưởng xét lại Luật nghi.
o ĐHKT lần thứ III (253 TCN) dưới sự bảo trợ của vua Ashoka n ằm tr ục xuất
những tu sĩ suy thoái và giả dối, nhưng người theo quan đi ểm dị giáo và hoàn
thành 3 bộ kinh điển. Vua Ashoka đã tuyên bố Phật giáo là quốc giáo, xây d ựng
nhiều chùa, tháp, phái những Tăng sĩ, những người tinh thông Pháp và Lu ật c ủa
Đức Phật đến truyền bá Phật pháp ở chín quốc gia khác nhau (Myanmar, Thái
Lan, Indonesia, Sri Lanca…)
o ĐHKT lần thứ IV tổ chức ở Sri Lanka vào cuối TKI đầu th ế kỉ TK2 SCN dưới s ự
bảo trợ của Vua Vattagamani. Ông tiếp tục khuyến khích mang giáo lí truy ền bá
sang các nước khác. Hội nghị được tổ chức để rút gọn lại toàn bộ Tam tạng
nhằm viết thành văn bản, xem xét lần cuối kho tàng 3 tạng kinh đi ển và cho
khắc vào những lá đồng đỏ, và được cất giữ vào các bảo tháp.
ĐP được truyền bá sang các quốc gia ở phía Bắc và phía Tây Ấn Đ ộ, PG đ ược truy ền
sang Tây Tạng, TQ và các quốc gia Đông Nam Á.
Nội bộ PG đã bắt đầu xuất hiện các giáo lí cải cách của Ph ật Giáo, t ạo nên Ph ật
giáo đại thừa.
o















Từ cuối thế kỉ I đầu thế kỉ II, Phật giáo từ một tôn giáo địa phương thì đ ến nay đã
phát triển ra khỏi Ấn Độ, truyền bá sang các quốc gia ph ương Đông và ph ương Tây
Ấn Độ và thành một tôn giáo của thế giới.
 Sau 1000 năm truyền bá thì từ thế kỉ V trở đi, Phật giáo ở Ấn Độ có nh ững bi ểu hi ện
suy thoái.
o Giáo lí của đạo Phật được phát tri ển trong nhiều bộ kinh khác nhau nên ngày
càng uyên thâm và vượt khỏi sự hiểu biết của quần chúng.
o Đạo BLM sau một thời gian suy thoái đã chỉnh sửa giáo lí đ ể phù h ợp v ới tình
hình xã hội Ấn Độ và từ đó hình thành nên một tôn giáo mới là Hindu Giáo (AD
giáo) phát triển trên nền tảng của đạo BLM.
o Từ thế kỉ 8 trở đi thì Hồi Giáo từ Tây Nam Ấn Độ bắt đầu xâm nh ập vào và gây
ảnh hưởng đến AD.
 Do đó ảnh hưởng của Phật giáo ở Ấn Độ dần bị suy thoái.
4. Trung Hoa:
 Cũng giống như các dân tộc khác trên thế giới, người Trung Hoa cổ đại cũng
thờ cúng tất cả các hiện tượng tự nhiên.
 Sau đó để tưởng nhớ người đi trước, người Trung Hoa bắt đầu thờ cúng tổ
tiên.
 Tư tưởng Trung Hoa hình thành vào thời nhà Thương.
 Khi đó, xuất hiện khái niệm thượng đế và thần linh, cho rằng th ượng đ ế
quyết định tất cả. Vì có những việc con người không th ể gi ải quyết nên đã tìm
cách hỏi thần linh cho nên từ đó xuất hiện bói toán.
 Người TH còn giết súc vật tạ ơn thần linh hay giết người để hiến tế thần linh.
 Vào thời nhà Chu quan niệm mê tín trên vẫn gi ữ nguyên, thay Th ượng đ ế =
“Thiên”, vua là Thiên tử, do đó tội giết vua là không thể dung thứ.
 Bên cạnh đó cũng xuất hiện những học thuyết giải thích về th ế gi ới, không tin

vào trời quyết định tất cả.
o Học thuyết Bát quái ra đời, cho rằng vật chất quyết định thế gi ới.
o Giữa thời Chu, học thuyết Ngũ hành ra đời, giải thích sự hình thành thế
giới. Tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn
trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Th ủy. H ọc
thuyết này diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý c ơ b ản
“Sinh” còn gọi là Tương sinh và “Khắc” hay Tương khắc trong m ối t ương
tác và quan hệ của chúng.
o Cuối thời Chu, học thuyết Âm dương ra đời, cho rằng Âm Dương không
phải là thứ vật chất cụ thể nào mà là thuộc tính nằm trong tất cả mọi sự
vật. Nó giải thích sự biến hóa và phát triển của s ự v ật . Âm Dương chuyển
động và vạn vật xoay chuyển.
 Tất cả các học thuyết trên đều dùng yếu tố vật chất đ ể gi ải thích th ế gi ới, có
thể coi đây là tư tưởng duy vật mang tính thô sơ của người Trung Hoa cổ đại.
 Thời Đông Chu (Xuân Thu) vẫn dựa vào quan điểm “trời” nhưng nh ờ s ự đ ấu
tranh của quần chúng nhân dân thì vai trò con người trở nên quan trọng hơn.
 Thời kì này bắt đầu xem trọng con người cho nên những hành đ ộng nh ư gi ết
người hiến tế và chôn theo người sống (tuẫn táng) bị lên án kịch liệt.



Thời Tây Chu tương đối ổn định, nhưng sang Đông Chu chư hầu nổi lên đánh
nhau giành quyền bá chủ, là thời kỳ loạn lạc với hàng lo ạt các cu ộc thôn tính
giữa các nước chư hầu, hình thành cục diện Thất bá rồi Ngũ bá.
 Trong XH, các hiện tượng bề tôi giết vua, con giết cha, em giết anh… diễn ra
nhiều vô kể. Đạo đức suy đồi, trật tự kỉ cương đảo lộn. Sự suy vi của nhà Đông
Chu kéo theo sự băng hoại của lễ nhạc, điển chương nên xã h ội đ ứng tr ước
câu hỏi phải đi theo con đường nào?
 Nhiều tri thức Trung Hoa đòi ổn định xã hội, tạo nên phong trào “trăm hoa đua
nở” (Bách gia tranh minh)., “nhà nhà đua ti ếng”, từ đó trường phái tri ết h ọc

“Bách gia chi tử” ra đời (xuất hiện trên 100 trường phái tri ết học khác nhau
cùng đòi lên tiếng ổn định xã hội).
 Trong đó, các trường phái Nho, Mặc, Đạo và cả Pháp gia đã đ ể l ại nh ững d ầu
ấn nhất định trong tiến trình trị quốc bình thiên hạ của các nhà hành pháp
Trung Quốc.
o Nho giáo: tập trung vào Nhân và Lễ (học thuyết Khổng – Mạnh), sáng lập
Khổng, người nước Lỗ. Ông đã sưu tập, chỉnh lý các tác phẩm Thi, Th ư, Lễ,
Nhạc, Dịch và Xuân thu (Nhạc đã bị thất truyền). Trong học thuy ết, Khổng
Tử đề cập đến nhiều nội dung, nhưng khái quát gồm bốn mặt chủ yếu, đó là
triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Các thế hệ sau đó cùng
nhiều nhà nho khác đã phát tri ển học thuyết này làm cho Nho h ọc ngày càng
hoàn chỉnh và trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Trung Hoa th ời trung đại.
o Mặc gia: Nhân (không phân biệt giai cấp) – Nghĩa (kiêm ái, làm l ợi cho ng ười
khác), là trường phái đối lập với Nho giáo của Khổng Tử, do Mặc T ử sáng
lập.
o Pháp gia: Pháp gia xuất hiện từ thời Xuân Thu, là trường phái chủ tr ương
dùng pháp luật để trị nước. Người khởi xướng tư tưởng này là Quản Tr ọng,
người nước Tề sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ VII tr.CN. Kế thừa ông có
nhiều nhà pháp gia sau đó, đặc biệt là Hàn Phi, người đã tập h ợp tư tưởng
của các nhà Pháp gia trước đó và viết thành sách Hàn Phi Tử. Theo đó, Hàn
Phi đã đề xuất một hệ thống chính trị lấy Pháp, Thế và Thuật làm n ội dung
cơ bản. Áp dụng đường lối Pháp gia, nhà Tần đã củng cố đất nước, phát tri ển
thành một chư hầu giàu mạnh thời Chiến quốc để rồi sau đó th ống nh ất
Trung Hoa.
 Thế nhưng, trường phái này lại quá nhấn mạnh hình pháp, phủ nhận đạo
đức, tình cảm, thủ tiêu văn hóa giáo dục – đi ngược lại s ự phát tri ển c ủa văn
minh làm cho mâu thuẫn xã hội phát tri ển. Và đây cũng chính là m ột trong
những nguyên nhân quan trọng làm cho nhà Tần sụp đổ nhanh chóng .
o Đạo gia: do Lão Tử sáng lập, khái niệm “đạo” là ngu ồn gốc c ủa v ạn v ật có
trường phái “vô vi”, “xuất thế”, các vua nhà Hán thời đầu, nới l ỏng tư tưởng

xã hội và dùng Đạo gia trị nước. Có ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá
học, vũ thuật và địa lý của Trung Quốc.



Đến thời Hán Vũ đế xây dựng chế độ tập quyền, “bãi truất Bách gia, độc tôn
Nho học”. Trong đó nhà triết học duy tâm Đổng Tr ọng Thư đã phát tri ển Nho
gia về mặt triết học, cũng là người có công tái phát tri ển và xây dựng n ền
móng, khuôn pháp xã hội, đưa ra 3 khuôn mẫu: tam cương, ngũ thường, Tam
tòng tứ đức và cho đó là mô hình chuẩn mực của xã hội.
 Điều này đã làm cho Nho gia nhuốm màu s ắc th ần h ọc và tr ở thành Nho giáo.
Sau đó, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng sử dụng cơ s ở thống trị cho ch ế độ
phong kiến Trung Hoa trong hơn 2000 năm lịch sử, ảnh hưởng l ớn đến các
nước phương Đông trong đó có Việt Nam.
5. Hy – La:
 Hy Lạp và La Mã cổ đại là hai quốc gia thu ộc khu v ực Đ ịa Trung H ải, n ơi giao
nhau của các châu Á, Phi, Âu, biên gi ới có ba m ặt ti ếp giáp v ới bi ển t ạo nên đ ịa
hình mở - văn minh mở.
 Văn minh Hy Lạp – La Mã là những nền văn minh hết s ức phong phú, đa d ạng,
hoàn thiện và rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực, là cội ngu ồn của văn minh
phương Tây.
 Do đó chúng ta chỉ có thể hiểu một cách đầy đ ủ văn minh ph ương Tây ngày
nay với điều kiện là đã tiếp cận qua văn minh Hy – La.
 Nhìn chung, nền văn minh Hy – La cổ đ ại phát tri ển trên n ền t ảng chi ếm h ữu
nô lệ điển hình.
 Trong đó, nô lệ chiếm 90% dân cư, đóng vai trò là l ực lượng chính trong các
lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
 Đồng thời, nền văn minh Hy – La còn được phát tri ển trên nền t ảng có kinh t ế
hàng hóa phát triển hết sức mạnh với cơ cấu kinh tế bao g ồm kinh t ế nông

nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế thương mại (mậu dịch hàng hải) kết hợp
với nền kinh tế chính trị tiên tiến nhất.
 Lao động nô lệ làm cho quý tộc thoát ly khỏi lao động chân tay và có đi ều ki ện
hoạt động và sáng tạo ra các thành tựu văn minh rực r ỡ của hai n ền văn minh
này.
 Nền văn minh Hy – La cổ đại nằm rất gần với nền văn minh c ổ đ ại ph ương
Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà cho nên có điều kiện để kế thừa toàn bộ những
thành tựu của văn minh phương Đông, tạo nên những thành tựu hết s ức r ực
rỡ của văn minh Hy – La.
 Có thể nói, không có chế độ chiếm hữu nô lệ Hy – La thì không có n ền văn
minh Châu Âu hiện đại.
5.1. Khoa học tự nhiên: Người Hy Lạp đã có cống hiến rất lớn trong lĩnh v ực này.
Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để
lại nhiều thành tựu lớn lao trong kho tàng khoa học của nhân lo ại, đ ặc bi ệt là
các lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên văn…
 Thales (642 – 548 TCN):
o Là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. sinh ra trong một gia
đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm



việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa
học Milet.
o Ông từng đi nhiều nơi, kế thừa lại các thành tựu thiên văn h ọc c ủa n ền văn
minh Lưỡng Hà.
o Ông đã chỉ ra rằng: Mọi đường kính thì chia đôi m ột đ ường tròn; Các góc đáy
của một tam giác cân thì bằng nhau; Góc n ội ti ếp trong n ửa hình tròn là m ột
góc vuông…
o Ông cũng là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nh ờ ông tìm
ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức và dự báo một cách chính xác ngày x ảy

ra nguyệt
o Được người đời sau ghi nhận là “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn h ọc
đầu tiên”.
 Hecataeus (550 – 476 TCN) vẽ được bản đồ th ế gi ới đ ầu tiên, v ề m ặt đ ịa lí còn
nhiều sai sót nhưng lại có giá trị lịch sử cao.
 Pythagore (580 – 500 TCN):
o Là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán h ọc th ế gi ới, tổng k ết nh ững
tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lý và ch ứng minh chúng
bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực giác.
o Ông cho rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên và vũ trụ đều có quy luật c ủa
nó, trái đất có hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
o Đóng góp của ông bao gồm định lí Pythagore, định nghĩa v ề đi ểm, đ ường, cho
rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nh ất đ ịnh (Sau này
Copecnic, nhà bác học ngươi Ba lan đã phát triển thành thuy ết "nh ật tâm"
nổi tiếng)…
 Euclite (330 - 275 TCN)
o Ông đã để lại cho hậu thế những công trình nghiên cứu bất hủ
o Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Catropque hay hình h ọc những tia ph ản
chiếu; Những dữ kiện; Phép chia các hình; Quang h ọc; đặc bi ệt là b ộ
Elements và Tiên đề Euclite…
 Eurathosthène (284 - 192 TCN) là người đầu tiên tính đ ược đ ộ dài của
kinh tuyến trái đất bằng 39.000km; là người đầu tiên tính ra khá chính xác
độ nghiêng của trục trái đất là 23 độ 27’.
 Aristarque (310 - 230 TCN) tính toán được thể tích của m ặt tr ời, m ặt
trăng, trái đất và khoảng cách giữa chúng nhưng cho kết qu ả chưa chính
xác. Ông cũng là người khẳng định trái đất quay xung quanh mặt tr ời.
 Archimede (285 – 212 TCN):
o Là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào đòn b ẩy, ròng
rọc...
o Phát minh ra nguyên lý đòn bẩy

o Là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông v ề sức đẩy của n ước bằng
chính trọng lượng của vật ở trong nước
o Là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình c ầu, tính
được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và 3 x 1/7.


Đến thời kì Hy Lạp hóa, khi nền văn minh Hy Lạp tiếp xúc toàn di ện v ới nền
văn minh phương Đông, tầm nhìn của người Hy Lạp được mở rộng hơn.
5.2. Y học
 Y học Hy Lạp cổ đại đã giải phóng y học ra khỏi con đường mê tín d ị đoan,
đặt những cơ sở đầu tiên cho y học.
 Có những danh y mà có thể coi là thủy tổ của y khoa phương Tây sau này.
 Etculatét, người đã đề xuất những phương pháp trị bệnh đ ơn gi ản nh ưng
hiệu nghiệm.
 Đặc biệt Hippocrates (460 – 377 TCN):
o Được coi là ông tổ của khoa học y dược, đã gạt bỏ những quan ni ệm tôn giáo
và mê tín thần bí, đề ra những phương pháp trị bệnh hiệu quả bằng khoa
học.
o Quan điểm của ông về đạo đức, trách nhi ệm của người th ầy thu ốc, tác đ ộng
của môi trường (vệ sinh ăn uống…) đối với cơ thể, về dịch thể, điều trị bệnh
nhi khoa và phụ nữ, bệnh gãy xương… cho đến ngày nay v ẫn còn giá tr ị. Ông
cũng cho rằng đau thì phải dùng thuốc, còn khi cần thi ết thì ph ải dùng đ ến
phẫu thuật để trị bệnh.
o Bộ sách giáo khoa mười tập do ông đ ể l ại cho hậu th ế là kho tàng vô giá v ề
kiến thức y học.
o Để tôn vinh những cống hiến của ông, ở phương Tây, các bác sỹ khi ra tr ường
đều phải đọc “Lời thề Hippocrates”.
5.3. Tôn giáo: Kito giáo
 Đạo Kito xuất hiện ở miền Đông của đế quốc La Mã thế kỉ I, là s ản ph ẩm c ủa
chế độ chiếm hữu nô lệ.

 Vào năm 63 TCN, người La Mã đã đánh chi ếm vùng Palestine và bi ến nó thành
một phần trong lãnh thổ của đế quốc và thiết lập một chế độ cai trị và bóc
lột hết sức hà khắc.
 Vì vậy, cư dân ở nơi này đã nổi dậy đấu tranh nhưng luôn gặp thất bại.
 Đời sống người dân không lối thoát nên họ trông ch ờ vào sự gi ải thoát c ủa
một thế lực siêu nhiên nào đó.
 Trong bối cảnh đó, những tư tưởng của trường phái triết học khắc kỷ tr ở nên
khá thịnh hành.
 Trường phái triết học này cho rằng thể xác con người là gánh nặng của linh
hồn, cuộc đời thế gian đầy tội lỗi này là khúc nhạc dạo đầu cho cu ộc s ống
thực sự ở thế giới bên kia, do đó khi sống con người phải nhẫn nh ục, ch ờ
được cứu vớt.
 Song song đó là ảnh hưởng của Do Thái giáo và sự tiên tri về sự ra đ ời của m ột
Đấng Cứu Thế cứu vớt loài người.
 Trước khi Kito giáo xuất hiện thì đã có một tôn giáo đ ộc th ần đó chính là đ ạo
Do Thái, hình tượng thiêng liêng nhất của những người Do Thái giáo chính là
Thiên Chúa và kinh thánh của Do Thái giáo là Cựu Ước. Kito giáo đã k ế th ừa
những điều đó và biến Cựu Ước trở thành một bộ phận trong kinh thánh c ủa
Kito giáo.




 Như vậy, chính giáo lí của đạo Do Thái, tư tưởng khắc kỉ và đ ời s ống cực kh ổ

không có lối thoát của nhân dân miền Đông La Mã chính là nh ững ti ền đ ề d ẫn
đến sự ra đời của Kito giáo.
 Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Ki-tô giáo là Jesus Christ, t ự x ưng là
Thiên Chúa con của Đức Chúa Trời.
 Năm 29 tuổi, Chúa Jesus bắt đầu đi truy ền đạo và đ ến năm 33 tu ổi ông b ị

chính quyền La Mã hành hình trên cây thập tự.
 Trong buổi đầu Kito giáo là tôn giáo của nh ững nô l ệ, th ợ th ủ công, dân
nghèo… nhân dân bị đế quốc La Mã áp bức thống trị.
 Trong lúc đi thuyết giảng Chúa Jesus kêu gọi và tuyên truy ền s ự bình đ ẳng
giữa người với người, giữa người nô lệ với người tự do, tuyên truyền v ề đạo
đức của Thựong Đế và lòng tin vào Thiên Chúa, đây là yếu tố m ới trong vi ệc
phủ nhận trật tự của chế độ chiếm hữu nô lệ.
 Với nhà nước La Mã ông cho rằng, mặc dù cuộc đời th ế gian đ ầy r ẫy t ội ác
nhưng con người hy vọng rằng mình sẽ được cứu vớt và đế quốc La Mã, con
quái vật khổng lồ độc ác, sẽ bị tiêu diệt, những ai tin vào đi ều đó thì sau này sẽ
được sống sung sướng ở Vương quốc của Chúa, đó chính là niềm an ủi lớn
nhất của những người nghèo khổ.
 Trong buổi ban đầu, Kito giáo không có những nghi lễ phiền toái, không có
những điều kiêng kị nghiêm ngặt và đặc biệt là không phân biệt chủng tộc.
 Các tín đồ Kito giáo trong buổi ban đầu tập trung l ại trong các công xã Kito
giáo, gồm dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ… mà ở đó m ỗi người s ống tương
thân tương ái, duy trì cuộc sống bình đẳng, đồng thời lên án những ng ười giàu
có và kẻ bóc lột.
 Ở buổi đầu, những điều này mang ý nghĩa như một cu ộc v ận đ ộng xã h ội, góp
phần vào việc thu hút và hình thành Ki-tô giáo.
 Giáo lý của đạo Ki-tô thể hiện trong kinh Tân ước và Cựu ước , luật lệ thể hi ện
trong Mười điều răn.
 Quá trình truyền bá đạo Kito giáo có th ể chia làm 2 giai đo ạn.
 Giai đoạn 1: từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ IV, giai đoạn này Kito giáo b ị đàn áp r ất
khốc liệt.
 Lúc sinh thời số lượng tín đồ tin theo Jesus Christ là không nhi ều, ch ỉ có m ột
bộ phận ở miền Đông Palestin.
 Nhưng sau khi JC bị hành hình thì các giáo đ ồ đã mang giáo lí c ủa JC truy ền bá
ra bên ngoài, và nhờ đó trong một thời gian ngắn ở Hy Lạp và Milet ti ểu Á đã
xuất hiện tổ chức của Kito giáo (người có công lớn nhất là thánh Paul Paulo).

 Năm 62, khi thánh Paulo sang Roma truy ền đạo thì ông nh ận ra ở đây đã có
một số lượng lớn các tín đồ.
 Trong buổi đầu, do người La Mã theo đa thần giáo nên hết s ức khoan dung
với Kito giáo.
 Tuy nhiên, do người Kito giáo lên án người giàu và khẳng định La Mã sẽ di ệt
vong. Vì vậy, giới cầm quyền vô cùng căm ghét Kito giáo, k ết lu ận tín đ ồ Kito


giáo là quân phiến loạn mà đàn áp khốc liệt. Mặc dù vậy, s ố l ượng tín đ ồ Ki-tô
giáo không ngừng tăng lên.
 Do khi chế độ chiếm hữu nô lệ phát tri ển, mâu thu ẫn xã h ội gay g ắt, mâu thu ẫn
chủ nô – nô lệ ngày càng trở nên căng thẳng, người nô lệ không tự tìm được
đường giải thoát thì trở thành tín đồ của Kito giáo chính là cứu cánh.
 Các tín đồ sống trong các công xã thực chất là các h ội c ơ tế, giúp đ ỡ ng ười
nghèo tìm công ăn việc làm và nơi sống.
 Cuộc vận động Kito giáo mang ý nghĩa xã hội h ết s ức thi ết th ực, t ập trung
được đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
 Sau hơn 200 năm truyền bá, trên toàn La Mã có kho ảng 1800 giáo đ ường, tín
đồ ở miền Đông chiếm 1/12 dân số, miền Tây chiếm 1/15 dân s ố, đây mới ch ỉ
là một thiểu số trong thành phần dân cư. Nhưng h ọ có hai đi ều không th ể coi
thường.





Thứ nhất, vào thời điểm ấy không có tôn giáo nào đông như vậy.
Thứ hai là sau 200 năm đàn áp không thành, gi ới c ầm quy ền thay đ ổi, mu ốn h ội
nhập với Kito giáo và biến Kito giáo thành một bộ ph ận trong gu ồng máy c ủa giai
cấp thống trị và đã ra lệnh ngưng đàn áp tín đồ của tôn giáo này vào năm 311.


Giai đoạn 2: diễn ra trong thế kỉ IV, là giai đoạn mà Kito giáo được thừa nhận v ề
mặt pháp lí và được thừa nhận là một tôn giáo trong đế quốc La Mã.
 Trong thời kì đầu tiên của thế kỉ IV, Kito giáo vẫn bị đàn áp. Sang th ế k ỉ sau,
chính quyền La Mã bắt đầu thay đổi chính sách.
 Vào năm 311, Hoàng đế Galerius trước khi chết, đã ban chi ếu ch ỉ đình ch ỉ vi ệc
sát hại các tín đồ Kito giáo.
 Đây là lần đầu tiên Kito giáo được thừa nhận về mặt pháp lí và đ ược bình
đẳng với các tôn giáo khác.
 Năm 313, hoàng đế Constantinus I đã ban hành sách luật Milano đ ể xây d ựng
lại lần cuối cùng địa vị hợp pháp của Kito giáo nhằm mục đích l ợi d ụng Kito
giáo, biến nó thành một bộ phận trong guồng máy của giai cấp thống trị.
 Năm 325, Hoàng đế Constantinus I đã triệu tập công đồng đ ầu tiên c ủa Kito
giáo tại Nicea có 300 đại diện thay mặt cho toàn th ể các tổ chức trên toàn La
Mã.
 Trong đại hội giải quyết hai vấn đề: xây dựng lại giáo lí c ủa đ ạo Kito và ch ấn ch ỉnh

lại tổ chức xã hội.

 Kể từ sau khi đại hội Nicea, Kito giáo dần tr ở thành một b ộ ph ận trong giai c ấp

thống trị.

Năm 337, trước khi chết hoàng đế Constantinus đã chịu rửa tội và tr ở thành vị
hoàng đế đầu tiên theo đạo Kito.
 Sau quá trình truyền bá nửa thế kỉ, đến cuối thế kỉ IV, trong kho ảng năm 392 –
394, Kito giáo đã được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
 Đây là một sự kiện lịch sử hết sức lớn lao vì nó có tác đ ộng h ết s ức m ạnh mẽ
đến đời sống chính trị, xã hội, văn hóa và tư tưởng của người Châu Âu.
 Nhưng cũng từ đó tính chất tiến bộ ban đầu của Kito giáo không còn n ữa vì giáo

hội trở thành công cụ của giai cấp thống trị, giáo sĩ trở thành quan lại của Nhà
nước.



 Chính vì vậy về sau này, trong suốt th ời kì trung đ ại, giáo h ội Kito giáo và sau này

là giáo hội Thiên Chúa giáo (năm 1054) đã trở thành ch ỗ dựa h ết s ức v ững ch ắc
cho chế độ phong kiến Châu Âu.



×